Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.05 KB, 107 trang )

Bộ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Trí Tuệ Và Phát Triển

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

GIÃI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỒ VÀ VỪA VIỆT NAM
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Tiến Long

Sinh viên thực hiện

: Đới Thị Thu Hương

Mã sinh viên

:5024011011

Khóa

: II

Ngành

: Kinh tế



Chuyên ngành

: Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI - NÃM 2015

1


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
độc lập và nghiêm túc của bản thân tác giả. Các số liệu trong khóa luận là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đuợc trích dẫn và có tính kế thừa từ các
sách, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu.

Tác giả

Đới Thị Thu Huơng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm cm tới các quý thầy cô
trong khoa Kinh tế đối ngoại - Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo điều
kiện cho phép em được thực tập tại Trung tâm Thông Tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như sự trợ giúp nhiệt tình
của các thầy cơ trong lúc em làm khóa luận tốt nghiệp. Các thầy cô đã cho em
những kiến thức quý báu nhất để em có thể làm tốt bài khóa luận này.
Với tư cách là một sinh viên chưa tốt nghiệp mang trong mình rất nhiều

kiến thức học tập được tại mơi trường đại học, chúng em vẫn chưa có được
nhiều kinh nghiệm cũng như tiếp xúc được với thực tế công việc. Chúng em
xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các anh chị trong Trung tâm Thông Tin và Dự
báo Kinh tế - Xã hội quốc gia đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em được thực
tập tại quý cơ quan cũng như việc hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS.Hạ Thị Thu Thủy - Nghiên cứu viên
Ban Thông tin Doanh nghiệp và Thị Trường - Trung tâm Thông Tin và Dự
báo Kinh tế - Xã hội quốc gia cùng các anh chị trong ban đã nhiệt tình, tạo cơ
hội tốt nhất cho em hoàn thành kỳ thực tập một cách hiệu quả nhất cùng
những chia sẽ kinh nghiệm và trợ giúp kiến thức cho em trong q trình làm
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo Nguyễn Tiến Long đã
tận tình hướng dẫn em trong q trình hồn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp
và Khóa luận tốt nghiệp. Em cám ơn sự chỉ dẫn tận tình của thầy cũng những
góp ý q báu để bài khóa luận của em được hồn thiện nhất.
Trong q trình thực tập và hồn thiện khóa luận chắc chắn khơng tránh
khỏi những sai sót, kính mong q cơ quan và thầy cơ nhiệt tình đóng góp ý
kiến để chúng em có thể hồn thiện được kỹ năng của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC


V


DANH MỤC BANG

Bảng 2.3: sổ DNphân theo quy mô lao động tỉnh đến này 01/01/2013 36

Bảng 2.4: sổ doanh nghiệp phân theo quy mô vốn giai đoạn 2008-2012 37
Bảng 2.5: sổ lượng lao động làm việc trong các DNN&V trong giai đoạn
2008-2012...................................................................................................
42

6


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Duơng

ASEAN
ASEM
DN
DNN&V
EFTA

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
Hội nghị Á - Âu
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu

EU


Liên minh châu Âu

FDI

Đầu tu trực tiếp nuớc ngoài

FTA

Hiệp định thuơng mại tự do

GCI

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

KTXH

Kinh tế xã hội

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


ppp

Ngang giá sức mua
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến luợc xuyên Thái Bình

TPP
UNCTAD
VJEAP

Duơng
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thuơng mại và Phát triển
Hiệp định đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

WB

Ngân hàng Thế giới

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WIR

Báo cáo Đầu tu Thế giới

WTO

Tổ chức Thuơng mại Thế giới


7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nay gọi tắt là DNN&V), có vai trò hết
sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia thế giới.
Không chỉ chiếm số luợng đông đảo với khoảng hơn 90% tổng số doanh
nghiệp (DN) đang hoạt động tại Việt Nam, các DNN&V cịn tạo ra cơng ăn
việc làm cho hàng triệu lao động, giúp cân bằng nền kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, hỗ trợ cho sự phát triển của các DN lớn và duy trì các ngành nghề
truyền thống... Có thể nói, các DNN&V ngày nay càng khẳng định vị thế và
vai trị đặc biệt quan trọng của mình trong quá trình phát triển của đất nuớc.
Việt Nam đang đứng truớc sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng với việc gia nhập Tổ chức Thuơng mại Thế giới (WT0), xây dựng Cộng
đồng chung ASEAN, tham gia vào các Khu vực mậu dịch tự do (FTA), đàm
phám gia nhập TPP.... Sự hội nhập sâu rộng đã và đang tạo ra khơng ít cơ hội
cũng nhu thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của kinh tế nói chung và
các DN nói riêng, đặc biệt là các DNN&V. Không chỉ thế, sức ép cạnh tranh
ngày càng gay gắt, áp lực thay đổi và phát triển ngày càng đuợc nâng cao đã
khiến hàng ngàn DNN&V lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, địi hỏi các
DNN&V phải nghĩ cách cứu chính mình thơng qua việc đổi mới mạnh mẽ và
nhận sự trợ giúp tích cực từ phía Chính phủ. Nâng cao đuợc khả năng cạnh
tranh của chính DN, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia, mang đuợc sản
phẩm của DN Việt Nam vuơn ra thế giới chính là mục đích huớng tới của
khơng chỉ quốc gia mà còn của riêng mỗi DN.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: "Giảipháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong xu thế hội nhập
kỉnh tế quốc tế " đã đuợc lựa chọn để nghiên cứu nhằm có cái nhìn tổng qt

nhất về khả năng cạnh tranh của các DNN&V cùng với những định huớng
giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhóm DN này trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế nhu hiện nay.

8


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1.

Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài nhằm vận dụng những kiến thức
đã học và kinh nghiệm thực tiễn để đua đuợc ra những giải pháp thiết thực
nhất nhằm hỗ trợ các DNN&V nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội
nhập ngày càng mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng gắt gao nhu hiện nay.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

Đề tài huớng tới 4 mục tiêu cụ thể nhu sau:
Một là, nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung liên quan đến hội nhập,
các DNN&V và năng lực cạnh tranh của nhóm DN này trong xu thế chung
tồn cầu;
Hai là, hiểu rõ về các DNN&V, vai trò và vị thế cũng nhu hoạt động
của các DNN&V trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng;
Ba là, nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các DN Việt
Nam đặc biệt là các DNN&V trong xu thế hội nhập; từ đó thấy đuợc xu thế
phát triển của các DNN&V Việt Nam trong những đầu sau hội nhập.

Bốn là, tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và
vận dụng lý thuyết để đua ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của DNN&V Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của các
DNN&V nói chung và các DNN&V Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hội
nhập kinh tế. Trong đó, đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trang hoạt động
và năng lực cạnh tranh của các DNN&V ở Việt Nam, qua đó đề ra giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNN&V trong xu thế hội nhập.

9


3.2.

Phạm vi nghiên cứu

về thời gian, đề tài giới hạn trong giai đoạn 2007 đến nay, do hạn chế
về mặt số liệu nên nhiều lúc đề tài chỉ đua đuợc ra số liệu đến năm 2012,
2013 để phân tích.
về khơng gian, đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
nhóm các DNN&V ở Việt Nam trong đó tập trung nghiên cứu phân tích năng
lực cạnh tranh về vốn, công nghệ, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm của các DNN&V Việt Nam. Qua đó thấy đuợc bức tranh chung
nhất về năng lực cạnh tranh của các DNN&V ở Việt Nam hiện nay.

về nội dung, đề tài huớng tới:
(i) , Đua ra đuợc thực trạng của các DNN&V trong giai đoạn 20072014, giai đoạn đuợc coi là bắt đầu quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh
tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
(ii) , Đua ra nhận định về khả năng cạnh tranh của các DNN&V Việt
Nam sau khi gia nhập WTO nói riêng và hội nhập sâu rộng nói chung trên các
phuơng diện nhu vốn, lao động, công nghệ, thị truờng và sản phẩm.
(iii)

, Đánh giá đuợc cơ hội cũng nhu thách thức đặt ra đối với các

DNN&V Việt Nam trong việc cạnh tranh với các DN lớn trong nuớc và các
DN nuớc ngồi đặc biệt là các cơng ty xun quốc gia và đa quốc gia trong
bối cảnh hiện nay.
(iv)

, Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế để có một số giải pháp nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh của các DNN&V Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
(v) , Tìm hiểu hoạt động hỗ trợ của Chỉnh phủ hiện nay đối với các
DNN&V nhằm huớng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNN&V Việt Nam hiện nay. Đồng thời kiến nghị đua ra một số giải pháp
giúp thực hiện mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNN&V Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

10


4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học chung cho
kinh tế như biện pháp thống kê mơ tả, phân tích, so sánh và tổng hợp. Đồng
thời dựa trên phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích và đưa
ra nhận định cũng như đánh giá dựa trên những lý luận và cơ sở dữ liệu thu
thập được. Trong đó:
Thu thập thông tin và số liệu, đề tài sử dụng bộ số liệu được tổng hợp
và điều tra từ Tổng cục Thống kê, Cục Phát triển Doanh nghiệp, các nguồn số
liệu từ các tổ chức quốc tế như WTO, WEF, UNCTAD... để phân tích và so
sánh. Đây các nguồn dữ liệu chính mà đề tài sử dụng để nghiên cứu, đồng
thời dựa trên bộ số liệu trên, tác giả còn phát triển để tạo ra bộ số liệu đầy đủ,
chi tiết hơn, phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích.
Đề tài sử dụng các bảng excel, kết hợp với các biểu đồ, hình vẽ minh
họa, kết hợp với phương pháp mơ tả phân tích, so sánh giữa các năm, các giai
đoạn để đưa ra kết luận.
Bên cạnh đó, đề tài cịn sử dụng phương pháp phân tích chính sách kết
hợp với bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới để đưa ra kiến nghị
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNN&V Việt Nam.
5. Ket cấu của đề tài

Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương chính
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của DNN&V trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNN&V Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNN&V Việt
Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

11



Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VẺ NÃNG Lực CẠNH TRANH CỦA DNN&V
TRONG XU THÉ HỘI NHẬP KINH TÉ QUỐC TÉ
1.1.

Cơ sở lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1.

Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển của thế giới đang phát triển những xu
thế mới, đó là những xu thế về khoa học cơng nghệ, quốc tế hóa, tồn cầu hóa
kinh tế thế giới và xu thế chuyển từ đối đầu vũ trang sang cạnh tranh về kinh
tế. Khi toàn cầu hóa trở thành xu thế khách quan thì hội nhập kinh tế quốc tế
lại trở thành vấn đề cấp bách và thiết yếu. Có thể nói, trong thế kỷ XXI, tồn
cầu hóa kinh tế sẽ là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thế giới,
một sự vận động khách quan, phản ánh sự phân công lao động quốc tế ở cấp
độ toàn cầu và chuyên mơn hóa sản xuất trở nên phổ biến.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, trong
cuốn giáo trình Kinh tế Quốc tế của truờng Đại học Kinh tế Quốc dân xuất
bản năm 2008 do GS.TS Đỗ Đức Bình và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng làm
chủ biên thì định nghĩa hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu như sau: "Hội
nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ
chức hợp tác kinh tế khu vực và tồn cầu trong đó các nước thành viên chịu
sự ràng buộc theo như những quy định chung của các khối. Nói một cách khái
quát, hội nhập kinh tế quốc tế là q trình các quốc gia thực hiện mơ hình
kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế và tài chỉnh quốc tế, thực
hiện lợi nhuận hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế
đổi ngoại khác".

Hay trong cuốn giáo trình Kinh tế Quốc tế của Học viện Chính sách và
Phát triển do TS. Bùi Thúy Vân làm chủ biên xuất bản năm 2013 thì: "Hội
nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế từng quốc gia
với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thơng qua các nỗ lực thúc đẩy tự do
hóa thương mại và mở cửa thị trường".

12


Có thể thấy, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng giữ vai trò quan trọng
trong việc gắn kết nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Thuong mại
quốc tế, đầu tu quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và giữ vai trị quan trọng
trong kích thích tăng truởng kinh tế thế giới. Các công ty xuyên quốc gia và
đa quốc gia ngày càng phát triển lớn mạnh hơn và có sức ảnh huởng bao trùm
mạnh mẽ hơn tới nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển của các công ty này kéo
theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quốc tế hóa sản xuất, quốc
tế hóa sản phẩm kéo theo quốc tế hóa nền kinh tế quốc gia phát triển nhanh
chóng. Thế giới đang đón chào kỷ ngun mới với những chính sách hợp tác,
hội nhập sâu rộng và đặc biệt chú trọng đến hiệu quả và nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
Chính vì thế, việc bắt kịp xu thế hội nhập đang trở thành vấn đề đuợc
quan tâm nhất tại các quốc gia, vì chỉ có bắt kịp đuợc dịng chảy của kinh tế
thế giới, quốc gia đó mới chiếm đuợc lợi thế kinh tế, hịa mình vào nền kinh
tế tồn cầu và giữ cho mình chỗ đứng trên truờng quốc tế. Có thể nói rằng,
quốc gia nào giữ trong tay nền kinh tế thế giới, quốc gia đó sẽ bá chủ toàn
cầu. Do vậy, việc cạnh tranh về kinh tế đã thay cho cạnh tranh chính trị truớc
đây.
1.1.2.

Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam


13


Mở cửa kinh tế từ năm 1986, Việt Nam đã và đang truởng thành hơn,
nền kinh tế dần đi vào quỹ đạo và phát triển nhanh chóng sau gần 30 năm mở
của hội nhập, về hội nhập quốc tế, Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam
chuyển từ chủ truơng “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng
thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” đuợc thông qua tại
Đại hội X sang “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” . Với chủ truơng này,
hội nhập quốc tế khơng cịn bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất
cả các lĩnh vực khác, kể cả chính trị, quốc phịng, an ninh và văn hóa-xã
hội.... Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều
cơ hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài.Cùng với
hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn
hơn trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen
lợi ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và
thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa
tồn cầu. Hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng
tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng
lĩnh vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng
đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việt Nam thực sự đẩy
mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham gia
ASEAN (1995) và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN
như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN; ký
Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)
năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ
(2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WT0 và năm 2007 đã chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của WT0.

Ngoài ra, Việt Nam tham gia 08 Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
khu vực và song phương như Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN
với các đối tác như Trung Quốc vào năm 2004, với Hàn Quốc vào năm 2006,
với Nhật Bản năm 2008, với Ôt-xtrây-lia và Niu-Di-lân vào năm 2009, với
14


Ân Độ năm 2009. Ngoài ra, ta đã ký 2 FTA song phương là FTA Việt Nam Nhật Bản năm 2008 và FTA Việt Nam - Chi-lê năm 2011. Bên cạnh đó, Việt
Nam đang tích cực tham gia đàm phán 6 FTA khác là: Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh châu Âu (EU), với Liên
minh thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan, với Khối thương mại tự do
châu Âu (EFTA) gồm các nước Thụy Sỹ, Na-uy, Lích-tân-xten và Ai-xơ-len,
FTA với Hàn Quốc và FTA giữa khối ASEAN với Hồng Công (Trung Quốc),
(xem tại bảng 1.1).

15


Bảng 1.1: Quá trình hội nhập của Việt Nam
Năm

Tiến trình hội nhập

1986

Mở cửa kinh tế trong nuớc, chính thức hội nhập vào kinh tế thế giới

1992

Trở thành quan sát viên của ASEAN


1995

Trở thành thành viên chính thức của ASEAN

1996-

Thực hiện lộ trình AFTA (ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn

2009

Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Úc, Niu Di Lân, ASEAN-Ấn
Độ)

1998

Thành viên của APEC

2000

Ký kết hiệp định thuơng mại Việt - Mỹ

2007

Trở thành thành viên chính thức của WTO

2008

Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VTEAP)


2011

Hiệp định FTA song phuơng Việt Nam - Chi lê

Đang

Hiệp định thuơng mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU),

đàm

Liên minh thuế quan, Hiệp định hợp tác kinh tế chiếm luợc xuyên

phán

Thái Bình Duơng (TPP)
Nguồn: Tác giả tự thu thập
Việt Nam đã trải qua gần 30 năm đổi mới với nhiều khó khăn và thách

thức. Trên con đuờng hội nhập, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế, vai trị
của mình trên truờng quốc tế và ngày càng truởng thành hcm, huớng tới nền
kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa.

16


Nói đến hội nhập là nói đến sự gắn kết kinh tế của một nuớc vào các
nuớc khác, các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, tuân thủ theo những ràngbuộc
của các quy định chung duới sự chấp thuận của các quốc gia tham gia.
Việc thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia vào các hiệp định kinh tế đã
giúp thuơng mại quốc tế và đầu tu quốc tế phát triển nhanh chóng. Hội nhập

kinh tế quốc tế đang dần xóa bỏ những rào cản về thuơng mại và đầu tu,
huớng các nuớc theo huớng tự do hóa kinh tế.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu chiếm 65,5 % GDP, năm 2013 đã vuợt
qua mốc 77,5%, cao nhất từ truớc đến nay và thuộc loại cao trên thế giới. Tỷ
lệ xuất khẩu /GDP thể hiện xuất khẩu là động lực tăng truởng chính của nền
kinh tế Việt Nam. Nếu nhu các năm truớc, Việt Nam đuờng nhu chỉ nhập siêu
thì từ năm 2012 Việt Nam chính thức gia nhập vào hàng ngũ các nuớc xuất
siêu. Tỷ trong xuất khẩu đóng góp vào GDP trong suốt giai đoạn 2007-2013
chua năm nào xuống duới 50%, cao nhất là năm 2012 đặt 82,5%, bất chấp
những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu và sự chững lại của thuơng mại
quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đang ra đòn bẩy giúp cho thuơng mại Việt
Nam tăng trương mạnh mẽ.
Gia nhập WTO và hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông
qua các hiệp định song phương, đa phương, các FTA với các nước và khu vực
khác nhau, Việt Nam mong muốn kích thích thương mại, tham gia vào chuỗi
sản xuất toàn cầu, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, tận dụng lợi thế giá nhân
công rẻ thu hút nhà đầu tư. Hội nhập kinh tế quốc tế đang mang lại điều kiện
thuận lợi cho sự phát tiển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế, khởi đậy
nguồn lực bên trong và thu hút nguồn lực bên ngoài nhằm mở rộng thị trưởng,
chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư. Qua đó đặt ra thách thức khơng
nhỏ lên bộ máy quản lý nhà nước và trự tiếp ảnh hưởng đến các DN (trong đó
có các DNN&V) đang tham gia vào nền kinh tế, buộc các DN này phải thích
ứng nhanh với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, dần nâng cao sức cạnh
tranh của từng DN. Đối với các DNN&V do bị hạn chế bởi quy mơ, vốn, trình
độ lao động, cơng nghệ và trình độ quản lý họ rất khó đứng vững trước những
17


thách thức của quá trình hội nhập. Do vậy việc nâng cao sức cạnh tranh của
nhóm DN này là rất cần thiết.


18


1.2.

Những vấn đề chung về DNN&V

1.2.1.

Khái niệm và tiêu chí xác định DNN&V

Hiện nay trên thế giới, việc quy định về DNN&V cịn mang tính chất
tương đối, được quy định khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Nguyên nhân
chủ yếu của hiện thực trên là do các tác động của các yếu tố như trình độ phát
triển của một nước, tính chất ngành nghề hay điều kiện phát triển của từng
vùng lãnh thổ. Do vậy, mỗi quốc gia đều đưa ra định nghĩa về DNN&V cho
riêng quốc gia mình sao cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế tại chính
quốc gia đó. Điều làm nên sự khác biệt trong khái niệm về DNN&V giữa các
quốc gia chính là việc lựa trọn tiêu thức đánh giá quy mô DN. Khái niệm
chung nhất về DNN&V được nhận định như sau: DNV&N là những cơ sở sản
xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có
quy mơ DN trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức về vốn, lao
động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định
của từng quốc gia.
Tựu chung lại, việc xác định DNN&V trên thế giới hiện nay đều dựa
trên hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Tiêu chí định tính hiện đang được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ
bản của các DNN&V bao gồm trình độ chun mơn hóa cao hay thấp, mức độ
quản lý đơn giản hay phức tạp... Các tiêu chi này có ưu thế phản ánh đúng bản

chất của các DN, nhưng trên thực tế chúng rất khó xác định nên ít được áp
dụng. Chúng chỉ được sử dụng để tham khảo và kiểm chứng và thường không
được sử dụng để xác định quy mô DN, đặc biệt là trong việc xác định
DNN&V.
Tiêu chí định lượng được xây dựng trên các tiêu chí như số lượng lao
động, tổng giá trị tài sản (còn hiểu là tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của
DN, số lao động...trong đó dựa trên một số tiêu chí cụ thể như sau:
+ Số lao động thường xuyên và không thường xuyên hàng năm: lao
động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế;

19


+ vốn hay giá trị tài sản của DN: Tổng giá trị tài sản hay nguồn vốn, tài
sản hoặc vốn cố định, giá trị tài sản còn lại;
+ Doanh số bán hàng hoặc doanh thu: tổng doanh thu/năm, tổng giá trị
gia tăng/ năm (hiện nay các nuớc có xu huớng sử dụng nhiều hơn chỉ số này).
Nếu xét về số lao động và số vốn, nó phản ánh quy mơ sử dụng các yếu
tố đầu vào, còn nếu nhận định dựa trên doanh thu, lợi nhận lại đánh giá quy
mô theo kết quả đầu ra. Do vậy để nhận định các DNN&V có thể sử dụng các
yếu tố đầu vào hoặc đầu ra của DN hoặc có thể áp dụng cả hai phuơng pháp
trên.
Ngân hàng thế giới (WTO) cũng đua ra tiêu chí xác định các DNN&V
tại đó quy định: DN siêu nhỏ là DN có số luợng lao động duới 10 nguời, DN
nhỏ là DN có số luợng lao động từ 10 đến 50 nguời, cịn DN vừa có từ 50 đến
300 lao động.
Có thể thấy sự khác nhau trong việc nhận định các DNN&V của các
nuớc với sự kết họp của hai hay nhiều tiêu thức, tuy nhiên có thể thấy các
quốc gia thuờng phân loại dựa trên tiêu thức số lao động. Đây là tiêu thức
đuợc sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là ở các quốc gia tham gia Diễn đàn Họp

tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Duơng.
Rất dễ dàng nhận thấy, phần lớn các nuớc sử dụng tiêu thức quy mô
vốn và lao động là các tiêu thức đầu vào, các tiêu thức đầu ra nhu doanh số
bán hàng ít đuợc sử dụng hơn. Cùng với đó số luợng tiêu thức đuợc sử dụng
cũng khác nhau có nuớc sử dụng một tiêu thức nhung có nuớc sử dụng đồng
thời hai hay nhiều tiêu thức nhu Hàn Quốc (sử dụng tiêu thức về quy mô nhu:
số lao động, Tổng vốn và doanh thu bán hàng và phân khu vực với từng chỉ
tiêu khác nhau), Phi-líp-pin hay Việt Nam.
Có thể thấy rõ điều đó tại bảng 1.2:

20


Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNN&V của một số nước châu Á
TÊN

\ Quy
\ mô

NƯỚ
C

DN siêu nhỏ

DN nhỏ

DN vừa

Khu VựCỵ


HÀN

Tổng vốn

QUỐ

Số lao động

C

Số lao động

Số lao động

và doanh
số bán
hàng

Duới 30

Duới 50

Duới 300

nguời

nguời

nguời


Vốn duới 8
triệu USD

Khai thác
mỏ, xây
dựng và
vận tải

Duới 10
nguời

Duới 50
nguời

Duới 300
nguời

Vốn duới 8
triệu USD

Cửa
hàng,
bán lẻ, ...

Duới 10
nguời

Duới 10
nguời


Duới 300
nguời

Doanh số
bán hàng
duới 30
triệu USD

Duới 5 nguời

Duới 10
nguời

Duới 200
nguời

Doanh số
bán hàng
duới 20
triệu USD

Duới 5 nguời

Duới 10
nguời

Duới 100
nguời

Doanh số

bán hàng
duới 10
triệu USD

Sản xuất

Bán
bn,...

Th máy
móc

Những
khu
vực khác

Duới 5 nguời

Duới 10
nguời

21

Doanh số
bán hàng
duới 5 triệu
USD


THÁI

LAN

Số lao động

Tổng tài sản

Sản xuất

Dưới 200 người

Dưới 200 triệu Bath

Bán buôn

Dưới 50 người

Dưới 100 triệu Bath

Bán lẻ

Dưới 30 người

Dưới 50 triệu Bath

PHILÍPPIN

Số lao

Tổng


Số lao

Tổng tài

Số lao

Tổng

động

tài

động

sản

động

tài

sản

Dưới
9
người
NHẬ
T
BẢN

Dưới

3
triệu
Peso

sản

Dưới 99
người

Dưới 15
triệu Peso

Dưới
199
người

Dưới
100
triệu
Peso

Số lao động

Tổng vốn

Dưới 300 người

Dưới 300 triệu Yên

Dưới 100 người


Dưới 100 triệu Yên

Bán lẻ

Dưới 50 người

Dưới 50 triệu Yên

Dịch vụ

Dưới 100 người

Dưới 50 triệu Yên

Sản xuất

ngành
Bán buôn

Nguồn: Dữ liệu từ Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội
Quốc gia
Các nước chủ yếu dựa vào sự phát triển kinh tế, định hướng chính sách
và khả năng giúp đỡ cho DNN&V của mỗi nước để phân nhóm các DN. Nó
có thể làm cho số lượng DNN&V chiếm phần đa số lượng DN của một quốc
gia cũng có thể chiếm tỷ lệ nhỏ tùy theo giới hạn độ lớn của khối lượng vốn
và lao động sử dụng mà mỗi quốc gia hướng tới. Việc sử dụng nhiều tiêu thức
sẽ giúp cho việc xác định một DN là DNN&V trở nên dễ dàng hơn, trợ giúp
đắc lực cho việc hỗ trợ của Chính phủ đối với nhóm DN này. Tuy nhiên nó
cũng mang lại nhiều bất cập khi khiến cho lượng lớn các DN trong một quốc

gia là DNN&V và việc trở thành một DN lớn sẽ trở nên khó khăn hơn.

22


Khái niệm về DNN&V chỉ mang tính chất tương đối và thay đổi theo
từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội nhất định. Nó phụ thuộc vào ba yếu tố
sau:
Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của từng nước: các
nước có trình độ phát triển cao thì giới hạn quy định chỉ chỉ tiêu quy mơ lớn
hơn so với nước có trình độ phát triển thấp. Ví như Nhật Bản một DN trong
ngành sản xuất nếu có số lao động dưới 300 người và tổng vốn dưới 300 triệu
Yên thì được coi là một DNN&V thì ở Thái Lan chỉ tiêu này ít hơn khi số lao
động chỉ là dưới 200 và số vốn dưới 200 triệu Bath (xem tại bảng 1.2);
Thứ hai, các giới hạn tiêu chuẩn này được quy định trong từng thời kỳ
cụ thể và có sự thay đổi theo thời giạn để phù hợp với trình độ phát triển của
kinh tế, xã hội của quốc gia đó;
Thứ ba, giới hạn chỉ tiêu quy mô của DNN&V được quy định khác
nhau cho những ngành nghề khác nhau. Phần lớn các nước có sự phân biệt
quy mô vốn, lao động riêng cho từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, thương mại hoặc dịch vụ. Một số ít quốc gia khách lại sử dụng chung
tiêu thức cho tất cả các ngành như Phi-líp-pin (xem tại bảngl .2).
Ở Việt Nam định nghĩa về DNN&V được quy định trong Nghị định số
90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ theo đó quy định DNN&V
là DN có cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 lao động.

23



Tuy nhiên đứng trước sự phát triển của kinh tế, sự thay đối của đường
lối, chính sách và hướng tới sự hỗ trợ tốt hơn đối với các DN, việc đưa ra một
định nghĩa mới là rất cần thiết. Do đó Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính
phủ về Trợ giúp phát triển DNN&V đã quy định rõ định nghĩa của loại hình
DN này như sau: ”DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng kỷ kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác địnhtrong
bảng cân đổi kế tốn của DN) hoặc sổ lao động bình qn năm (tổng
nguồn vốn là tiêu chỉ ưu tiên) Qua đó, tiêu chí xác định một DNN&V đuợc
cụ thể hóa ở bảng sau:
Bảng 1.3: Tiêu chí xác định DNN&V ở Việt Nam
Quy mô

DN siêu
nhỏ

Khu vực

Số lao
động

Tổng
nguồn
vốn

Số lao
động

I. Nông,

lâm nghiệp
và thủy sản

10 nguời
trở
xuống

20 tỷ
đồng trở
xuống

Từ trên 10
đến 200
nguời

Từ trên 20
Từ trên 200
tỷ
đồng
nguời đến
đến 100 tỷ
300 nguời
đồng

II. Công
nghiệp và
xây dựng

10 nguời
trở

xuống

20 tỷ
đồng trở
xuống

Từ trên 10
đến 200
nguời

Từ trên 20
Từ trên 200
tỷ
đồng
nguời đến
đến 100 tỷ
300 nguời
đồng

III. Thương
mại và dịch
vụ

10 nguời
trở
xuống

10 tỷ
đồng trở
xuống


Từ trên 10
đến 50
nguời

Từ trên 10
Từ trên5
tỷ
đồng
nguời đến
đến 50 tỷ
100 nguời
đồng

DN nhỏ

DN vừa

Tổng
nguồn vốn

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP

24

Số lao động


Việc quy định chi tiết hơn các tiêu thức và tiêu chuẩn giới hạn tại Nghị
định 56/2009/NĐ-CP có ý nghĩa rất lớn trong việc làm sơ sở để xác định có

chế quản lý và để đua ra những chính sách uu tiêu cho phù hợp nhằm hỗ trợ
phát triển tốt nhất cho nhóm DN này. Cùng với đó, việc Việt Nam chuyển
sang sử dụng hai tiêu chí lao động và vốn sẽ khuyến khích các DN sử dụng
nhiều lao động hơn và đầu tu vốn để phát triển nhằm huởng sự hỗ trợ từ
Chính phủ dành cho nhóm các DNN&V. Việc phân định rõ từng loại hình
DN: DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa giúp cho sự quản lý đuợc rõ ràng,
minh bạch hơn cùng với đó là sự hỗ trợ đúng đối tuợng, không dàn trải. Nghị
định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ cũng phân rõ theo 3 khu vực chính: Khuvực
nơng, lâm nghiệp và thủy sản; Khu vực cơng nghiệp và xây dựng; Khu
vực thuơng mại và dịch vụ. Tính đến năm 2014 Việt Nam có khoảng trên
93% số DN là các DNN&V theo quy chuẩn.
1.2.2.

Đặc điểm của cácDNN&V

Do đặc trung riêng của nền kinh tế của mỗi quốc gia, do vậy các
DNN&V cũng mang những đặc trung khác nhau, nhung tựu chung lại các
DNN&V có những điểm mạnh tuơng đồng nhu sau:
Một là, các DNN&V thuờng có số vốn hạn chế, sử dụng nhiều lao động
nên rất dễ thành lập và thuờng tập trung ở các lĩnh vực chế biến, dịch vụ. Đây
là những lĩnh vực gần nhất với nguời tiêu dùng nhằm hạn chế rủi ro;
Hai là, các DNN&V có số luợng lớn, hoạt động đa dạng, phong phú với
nhiều ngành nghề khác nhau trong đó chiếm phần đa trong lĩnh vực dịch vụ
nhu phân phối, dịch vụ giải trí, tu vấn, hỗ trợ;
Ba là, các DNN&V có tính linh hoạt cao khí hoạt động với quy mơ nhỏ,
dễ thành lập và thích ứng với sự thay đổi của mơi truờng kinh doanh. Cùng
với đó thị truờng của DNN&V rất rộng, việc gia nhập và rút lui cũng dễ dàng
hơn so với các DN lớn;
Tuy nhiên cũng khơng thể kể đến những mặt hạn chế cịn tồn tại trong
các DNN&V cần đuợc khắc phục nhu: số vốn hạn chế nên DNN&V thuờng

tập trung nhỏ lẻ, rất khó thực hiện các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và
25


×