Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Dự án sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trầm hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.68 KB, 7 trang )

Bài thuyết trình đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Dự án sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trầm hương

Sinh viên: Lê Thị Cẩm Vân
Lớp 48 B1 - QTKD

Lời mở đầu
Trong bối cảnh đất nước hội nhập WTO, sự nỗ lực của các cấp, các
ngành để phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết và cấp bách. Đứng trong
dịng chảy của tư duy đổi mới tồn diện về cả hình thức và nội dung. Nơng
nghiệp – nông thôn – nông dân(gọi tắt là tam nông) cũng đang từng bước hồn
thiện mình để góp phần vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên tam nông của nước ta đang đối mặt với hàng loạt thách thức:
Đói nghèo, việc làm, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích sử
dụng khác. Khoảng cách thu nhập giữa nơng thôn – Thành phố ngày càng giãn
ra. Sau luỹ tre làng xanh biếc kia là thực trạng của những người nông dân với
mệnh danh là “một nắng hai sương”. Thanh niên rời xa mái trường từ rất sớm
để lên thành phố làm thuê và tương lai của họ vẫn còn đang là ẩn số gửi lại trên
đồng quê bao nỗi nhọc nhằn cho chị em phụ nữ với cường độ làm việc rất cao.
Chương trình VTV1 đưa tin phụ nữ nông thôn làm việc từ 8 – 17 tiếng/ngày
với những cơng việc nặng nhọc.
Bên cạnh đó Tam nơng cịn phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh... Đã
bao lần Tam nơng gạt nước mắt vì sản phẩm làm ra bằng mồ hôi nước mắt mà
không thể tiêu thụ được. Việt Nam vẫn đang có tới khoảng 70 % sản xuất nơng
nghiệp và phần lớn vẫn đang trong tình trạng “ Trồng - chặt, chặt - trồng”. Do

1


vậy, bức tranh của nông ngiệp Việt Nam vẫn chưa có dáng dấp của “ Cơng
nghiệp hố - Hiện đại hố Nơng thơn”.


Đứng trước những vấn đề này, tơi đã trăn trở rất nhiều và mong muốn
đóng góp một phần bé nhỏ trong công cuộc xây dựng và quảng bá sản phẩm
nông sản Việt Nam. Đặc biệt là huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh với lợi thế là
cây trầm hương. Góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị thương mại trên thị
trường.

Phần 1 - Giới thiệu về Trầm hương
Trầm hương là một loại gỗ-nhựa rất đặc biệt và quí nằm trong phần gỗ
và lõi của một số cây thuộc chi Dó Trầm (Aquilaria Lam.). Trầm hương được
hình thành từ quá trình phản ứng tự vệ, do bị tổn thương hoặc nhiễm bệnh. Lâu
ngày phần bị tổn thương ấy sẽ tích tụ thành một chất đặc và bao bọc quanh
vùng bị thương ấy, làm những phần gỗ xung quanh biến thành màu đen, tinh
dầu trầm được kết tinh tại đây, có tên thương mại quốc tế là: Agarwood hay
Eaglwood.
Tinh dầu Trầm hương (agarwood oil) được biết đến trên thế giới như một
loại hương liệu quý dùng để chế tạo nước hoa cao cấp, chất định hương bền
mùi. Giá trị của tinh dầu Trầm hương rất cao, đắt giá, thị trường tiêu thụ trực
tiếp là các nước Ả Rập, Nhật Bản, khu vực Hồi giáo, Phật giáo, các nghành
công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm.
Trầm hương có giá trị thương mại rất cao trong chiến lược phát triển các
loại cây sinh trầm và các mặt hàng trầm hương.
Đồng thời giúp thực hiện được 3 mục tiêu lớn nhờ loài cây này: Giúp
tạo ra các sản phẩm Trầm hương tốt nhất, chất lượng cao; Bảo tồn đa dạng sinh
học đối với loài cây đặc biệt quý này tại Việt Nam và cuối cùng góp phần xóa
đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho nông dân, đồng
thời phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ môi trường.

2



1 Các ứng dụng Trầm hương
1.1 Nghành công nghiệp hương thơm:
Nước hoa, mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm, xà bơng, hương liệu, nhang
thơm…
1.2 Trong Y- dược:
Trầm hương dùng làm thuốc chữa bệnh trong cả đơng y và tây y. Trong
đó có y học Việt Nam, y học Tây Tạng …
1.3 Xơng hương và cải thiện chất lượng khơng khí:
Chế phẩm làm tươi mát khơng khí, tỏa hương thơm và ion âm giúp cải
thiện chất lượng môi trường trong nhà và trong phịng làm việc
1.4 Lễ nghi tơn giáo và đời sống tâm linh:
Các tín ngưỡng Phật Giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo,
Ấn Độ Giáo, Thiền, Yoga, …
2. Các sản phẩm Trầm hương và giá trị thương mại của Trầm hương
2.1 Trầm khúc, Trầm mảnh, Trầm vụn và bột Trầm
Xét trong giai đoạn 8 năm (1991-1998), hàng Trầm hương của Việt Nam
chiếm thị phần lớn nhất tại Nhật Bản, đứng trên cả Indonesia và Singapore. Về
số lượng xuất khẩu vào Nhật Bản, Việt Nam chiếm 46% về thị phần nhưng lại
chiếm gần 58% tổng giá trị nhập khẩu vào Nhật Bản.
Trong 5 năm (1999-2003), Việt Nam chiếm 18,52% số lượng Trầm khúc,
Trầm mảnh và Trầm vụn nhập khẩu vào Đài Loan.

2.2 Nhang Trầm và Nến Trầm
3


Xét thị trường nhang nói chung, nhu cầu tiêu thụ nhang trên thế giới tăng
đều một cách rõ rệt từ năm 2002 đến 2006. Trong 4 năm 2002-2005 nhập khẩu
nhang tồn cầu tăng trung bình 27,21%/ năm về số lượng và 16,65%/năm về
giá trị. Việt Nam mới chỉ bán nhang đến 17 trong 163 nước có nhập khẩu

nhang, chỉ chiếm 6,92% thị phần nhang toàn cầu về số lượng và 1,51% thị phần
nhang toàn cầu giá trị với đơn giá bán chỉ bằng khoảng 1/5 đơn giá trung bình
tồn cầu.
Nhu cầu tiêu thụ nến trên thế giới cũng tăng một cách rõ rệt từ 2002 đến
2006. Trong 4 năm này, nhập khẩu nến tồn cầu tăng trung bình 6,34%/năm và
13,25% về giá trị. Việt Nam mới chỉ bán nến đến 25 trong 206 nước có nhập
khẩu nến, chỉ chiếm 1,43% thị phần nến toàn cầu về số lượng và 1,78% thị
phần nến toàn cầu về giá trị.
2.3 Tinh dầu Trầm hương
Theo Tổ Chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) thì giá tinh dầu
Trầm hương dao động trong khoảng 5.000USD/lít đến 10.000USD/lít. Theo
một tài liệu khác của FAO thì cho biết giá cụ thể hơn: giá tinh dầu Trầm trong
khoảng 956USD/lít – 7059USD.
Phần 2. Tổng quan về dự án
“Dự án sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trầm hương”
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty TNHH
Tên cơng ty: Cơng ty TNHH Trầm hương Trường Sơn
Địa điểm thực hiện: Hương Khê – Hà Tĩnh
Tổng số vốn đầu tư: 1 tỷ VNĐ
Sản phẩm và dịch vụ: Trầm hương và các sản phẩm từ Trầm

Tầm nhìn:
4


Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các
sản phẩm liên quan đến Trầm hương. Những sản phẩm của chúng tôi sẽ được
khẳng định về chất lượng bởi khách hàng trong nước và quốc tế.
Sứ mệnh:
Xây dụng và phát triển thương hiệu “Trầm hương trường Sơn” dựa trên

sự kết tinh của những giá trị cơ bản: con người – công nghệ - tri thức. Sản
phẩm luôn được đổi mới và đạt chất lượng hàng đầu.
Slogan: hoàn hảo hơn bạn nghĩ
*ý tưởng kinh doanh
1. Thu mua Trầm Hơng của bà con nông dân
2. Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ Trầm Hơng
3. Hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên nông thôn và lao động
nông thôn
4. Hình thành kênh dẫn chính sách về với nông dân và
nông thôn, đầu t phát triển nông nghiệp.
*Túm tt th trường
- Nhu cầu tiêu thụ tinh dầu trầm đang được đẩy mạnh ở các nước
trên thế giới như: Đức, Pháp, Mĩ, Nhật Bản …
- Mỗi năm ngành mĩ phẩm cao cấp cần 5000 lít tinh dầu Trầm loại
tốt, thị trường mới đáp ứng được khoảng 100 lít tương đương 0,2 %
- Nhu cầu tiêu thụ nhang trên thế giới cũng tăng nhanh từ năm 2002
– 2006
Thị trường trong nước đang có nhiều triển vọng về cây giống

5


* Nhóm khách hàng mục tiêu:
TT

Sản phẩm
Giống cây

Khách hàng
Chủ vờn ơm, chủ trang trại trong và


2
3

trồng
Trầm thô
Trầm cảnh

ngoài nớc
Cơ sở chiết suất tinh dầu Trầm
Gia đình có thu nhập cao
Công ty sản xuất mĩ phẩm cao cấp,

4

Tinh dầu trầm

thị trờng nh Mĩ, Nhật, Eu,

1

5

Trầm mảnh

6

Nhang Trầm

Singapore

Thị trờng nớc ngoài nh: Nhật Bản,
Hàn Quốc, ấn Độ, các nớc ả Rập
Mọi khách hàng trong và ngoài nớc

D ỏn thnh lp công ty TNHH Trầm hương Trường sơn nhằm giải quyết
các mục tiêu sau:
- sản phẩm trầm hương do nông dân sản xuất phải được doanh nghiệp
định hướng, quy hoạch và bao tiêu sản phẩm.
- Công ty TNHH Trầm hương Trường Sơn thực hiện sản xuất kinh doanh
các sản phẩm từ Trầm hương tại Hương Khê, Hà tĩnh.
- Nhanh chóng tổ chức dạy nghề cho thanh niên và lao động nông thôn
để tuyển họ vào công ty, đồng thời kết hợp với dự án làng thanh niên lập
nghiệp Phúc Trạch.
- Công ty sẽ đóng vai trị là kênh dẫn chính sách về với Tam nơng. Đó là
nghị định 151/ 2007/ N Đ-CP của chính phủ về sự hình thành “tổ hợp tác” và
quyết định số 147/2007/QĐ-TTg về “Một số chính sách phát triển rừng sản
xuất giai đoạn “2007- 2015”.
- Sản phẩm trầm hương phải trở thành trở thành một ngành sản xuất hàng
hoá đặc thù tại Việt Nam.

6


- Kết hợp đồng bộ giữa 4 nhà: Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa
học - Nhà nông.
- Doanh nghiệp nông thôn phải gắn chặt chẽ với doanh nghiệp thành phố
ngay từ đầu. Từ việc tiếp thu công nghệ, chuyển giao kỹ thuật, vốn.
Để thực hiện dự án này tôi cần số vốn là 1 tỷ đồng và chi tiêu cụ thể như
sau:
Ngoài những hiệu quả phi kinh tế như: tạo công ăn việc làm cho nông

dân, và giúp nông dân “li nông bất li hương”. Lợi nhuận trung bình hàng năm
tạo ra (tính trung bình trong 4 năm đầu): 833. 255. 000. Sau gần 2 năm hồ
vốn.
Vì vậy tơi khẳng định dự án này mang tính thực tiễn, tính khả thi cao.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

7



×