Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các DN chế biến lúa gạo của Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 238 trang )


MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO NGHIÊN CỨU 
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 3,97 triệu ha (chiếm khoảng 12% 
diện tích đất của cả nước), dân số trên 17,7  triệu người, chiếm hơn 20% dân  số cả 
nước, GDP của vùng chiếm khoảng 27% GDP của cả nước. Hàng năm toàn vùng sản 
xuất hơn 50% sản lượng lúa  và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, thu về 
nguồn  ngoại tệ  khoảng 2,7  tỉ USD/năm. Vì vậy, có thể  khẳng định sản xuất và chế 
biến lúa gạo là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Sản xuất và chế biến lúa gạo đã góp phần 
rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là tiền đề cho quá trình 
công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. 
Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ của 
nhiều tuyến giao thông thủy, bộ và hàng không quan trọng. Có hai con sông lớn là 
sông Tiền và sông Hậu trải dài khắp  các tỉnh, thành trong vùng, hệ thống các cảng 
biển lớn nhất vùng như cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ, đặc biệt là có kênh Quan Chánh 
Bố cho tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu đã được khởi công vào năm 2009 và dự kiến 
hoàn thành vào năm 2012. Quốc lộ 1A đi từ TP. HCM đến Cần Thơ và đến tỉnh Cà 
Mau, nơi tận cùng của tổ quốc; các tuyến quốc lộ từ Cần Thơ đi đến các tỉnh Vĩnh 
Long,  Sóc  Trăng,  Đồng  Tháp,  Kiên  Giang,  An  Giang  hướng  về  Phnôm  Pênh 
(Campuchia); cùng với đó là sân bay Cần Thơ được đầu tư nâng cấp để trở thành sân 
bay quốc tế, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011. Với những lợi thế trên, 
thành phố Cần Thơ có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo và trở 
thành trung tâm chế biến lúa gạo của vùng ĐBSCL. 
Trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ 
đã có những bước phát triển đáng khích lệ như: giá trị sản xuất kinh doanh của năm 
sau đều tăng cao  so  với năm trước,  kim ngạch  xuất  khẩu  gạo  tăng trưởng khá  cao 
trong nhiều năm liền, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chất lượng và mẫu mã sản

phẩm ngày càng được cải tiến, qua đó đã góp phần làm nâng cao hiệu quả kinh doanh 
của các doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người trồng lúa. 
Tuy vậy, nếu so với những tiềm năng và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh 


tế quốc tế thì các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ còn rất nhiều 
hạn chế như: quy mô của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo nhỏ, các doanh nghiệp 
còn gặp  khó  khăn  về  vốn,  chất lượng nguồn nhân  lực  chưa cao, trong  khi  trình độ 
công nghệ  còn  thấp;  công  tác nghiên  cứu  thị trường,  quảng  cáo,  xây  dựng  thương 
hiệu chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, tình trạng tranh mua tranh bán 
giữa các doanh nghiệp  với nhau vẫn còn diễn ra; vấn đề ô nhiễm môi trường trong 
sản xuất và chế biến đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái tự nhiên 
và đời sống của người dân. Vì vậy, để hội nhập với kinh tế quốc tế, nhất là sau khi 
Việt Nam đã gia nhập  Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp chế 
biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ cần phải có chiến lược phát triển dài hạn, bền 
vững, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, khắc phục những yếu kém, tồn 
tại của mình nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế xã hội 
phát triển và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đối với người trồng 
lúa. Đây chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất kinh 
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020” 
để làm luận án tiến sĩ nhằm góp phần phát triển bền vững các doanh nghiệp chế biến 
lúa gạo trong thời gian tới và sự phát triển đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công 
nghiệp hóa ­ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thành phố. 
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Mục tiêu chung 
Mục tiêu chung của luận án là khái quát tổng quan về hoạt động sản xuất kinh 
doanh lúa gạo, cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để thấy được vai trò 
của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của thành phố 
Cần Thơ và toàn vùng ĐBSCL hiện nay. Thông qua những kết quả điều tra, luận án 
đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành 
phố Cần Thơ, từ đó đề xuất những định hướng, mục tiêu và xây dựng các giải pháp

nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố 
Cần Thơ đến năm 2020. 
2. Mục tiêu cụ thể 

Để giải quyết mục tiêu chung, luận án nghiên cứu ba mục tiêu cụ thể sau: 
­ Thứ nhất: Khái quát  tổng quan  về hoạt  động  sản xuất kinh doanh  lúa gạo, 
cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để khẳng định việc phát triển sản xuất 
kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là phù hợp với tình hình thực tiễn và 
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ 
chức thương mại thế giới (WTO). 
­  Thứ  hai:  Thông  qua  kết  quả  điều  tra,  phân  tích  thực  trạng  sản  xuất  kinh 
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành phố Cần Thơ. Từ đó, đánh giá những 
thành công và hạn chế của các doanh nghiệp trong thời gian qua. 
­ Thứ ba: Đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh các doanh 
nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 nhằm góp phần vào 
việc thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố và cả vùng phát triển một cách bền vững. 
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là quá trình hình thành và phát triển 
của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ. 
2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là các doanh nghiệp chế biến lúa gạo 
trên địa bàn TP. Cần Thơ. Số liệu nghiên cứu của luận án tập trung từ năm 2000 đến 
năm 2009, các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng từ nay đến năm 2020, giai đoạn mà 
nước ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp để cơ bản trở thành một nước công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa. 
IV. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
Thời gian qua, việc nghiên cứu ngành hàng lúa gạo đã được nhiều tác giả quan 
tâm. Do những hạn chế về thông tin và điều kiện nghiên cứu, dưới đây tác giả xin nêu 
một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án.

­  Tác  giả  Nguyễn  Công  Thành  (2010),  Viện  lúa  ĐBSCL,  trong  công  trình 
nghiên cứu “Đánh giá và phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và tập huấn nâng 
cao nhận  thức  cho các  thành viên  trong hoạt động này tại  tỉnh  Hậu  Giang”, đã 
phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và thực trạng về nhận thức 
của tất cả các thành viên có liên quan. Từ đó tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và sự 

hiểu biết của họ  để đẩy  mạnh hoạt  động sản xuất, xuất  khẩu lúa gạo  của  tỉnh  Hậu 
Giang trong thời gian tới. 
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã điều tra và phân tích chiều 
hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng, sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo; 
hiện  trạng  về  sản  xuất và  xuất  khẩu;  thuận  lợi  và  khó  khăn  của  nông dân,  cán  bộ 
khuyến  nông, thương  lái  và nhà  xuất khẩu;  hiện trạng về  sự nhận thức  của cán bộ 
khuyến  nông, nông  dân  và  các  thành  viên  trong  hệ  thống  thu  mua,  chế biến,  xuất 
khẩu lúa gạo. 
Từ những nội dung nghiên cứu trên đề tài đã xây dựng các giải pháp thiết thực 
nhằm  tham mưu cho  chính quyền  địa phương  trong  việc điều  chỉnh chính  sách  và 
hoạt động để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và cải thiện đời sống 
người nông dân. Đây là đề tài nghiên cứu một cách tổng hợp từ sản xuất đến tiêu thụ 
lúa gạo, đối tượng nghiên cứu bao gồm nông dân, cán bộ khuyến nông, thương lái và 
nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này không có phân tích và không có đưa 
ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [37]. 
­  Tác giả  Cao  Minh  Nghĩa (2005),  Viện  Kinh tế  TP.HCM, trong  công  trình 
nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế 
biến  thực phẩm  trên  địa bàn  TP.HCM”,  đã đánh giá  rõ thực  trạng  phát  triển  của 
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố, phân tích sâu những 
lợi thế và tồn tại trong phát triển của ngành, nguyên nhân của những tồn tại, đặc biệt 
là các nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành chế biến thực phẩm và làm 
giảm tỷ trọng của ngành so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm 2003 
và 2004. Qua đó định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong 
thời gian tới, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành cho

tương xứng với vị trí của ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 
thành phố Hồ Chí Minh. 
Các nội dung được đề cập đến trong đề tài này bao gồm: phân tích thực trạng 
tăng trưởng ngành CNCB thực phẩm của TP. HCM giai đoạn 1995 ­ 2004 và đưa ra 
các so sánh với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phân tích thực trạng 

tăng  trưởng bảy ngành chế biến  thực  phẩm trên địa bàn  thành phố như: ngành chế 
biến thịt, chế biến thủy hải sản, chế biến dầu thực vật, chế biến bơ, sữa, sản xuất sản 
phẩm  từ  tinh  bột  (mì  ăn  liền),  sản  xuất  bánh,  kẹo,  sản  xuất  rượu,  bia,  nước  uống 
không cồn. 
Từ những phân tích đó, tác  giả đã  đề  xuất hệ  thống 9 giải pháp để nâng cao 
năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành để đẩy 
mạnh tăng trưởng bảy ngành chế biến thực phẩm nêu trên. Tuy nhiên, đề tài đã không 
sử dụng phương pháp phân tích SWOT và phương pháp chuyên gia để phân tích, để 
trên cơ sở đó đưa ra các hệ thống giải  pháp. Vì đây là đề tài nghiên cứu về ngành 
CNCB thực phẩm nên trong đề tài không có nghiên cứu về chế biến lúa gạo [20]. 
­ Tác giả  Lê  Văn Gia Nhỏ (2005),  trong công trình nghiên  cứu  “Phân  tích 
ngành  hàng lúa gạo thơm  tỉnh  Long An  và  lúa gạo cao  sản tỉnh  An  Giang”, đã 
phân tích hiệu quả kinh doanh của các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo, phân 
tích tác động chính sách của Chính phủ đến ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, đánh giá 
lợi thế so  sánh của bốn nhóm mặt hàng  gạo xuất khẩu: gạo thơm đặc sản, gạo chất 
lượng cao, gạo chất lượng trung bình và gạo chất lượng thấp, từ đó đề xuất các chính 
sách hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo. 
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, nông dân là đối tượng đạt được lợi 
ích  nhiều nhất  trong  các  tác  nhân  tham gia  ngành  hàng  lúa  gạo. Bên  cạnh  đó,  các 
chính sách của Nhà nước liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo gần như 
không  ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận  của các tác nhân tham  gia trong quá trình 
sản xuất và xuất khẩu gạo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, việc sản xuất và xuất 
khẩu gạo của Việt Nam có lợi thế so sánh cao, đặc biệt là nhóm gạo thơm đặc sản và 
nhóm gạo chất lượng cao.

Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất ba chính sách đối với Chính phủ. 
Một là, tập trung vào việc phát triển vùng nguyên liệu và chế biến xuất khẩu gạo đặc 
sản và gạo chất lượng cao. Hai là,  khuyến khích tư nhân tham gia xuất khẩu nhằm 
làm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường thu mua lúa gạo và tăng khả năng tìm 
kiếm thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới. Ba là, các chính sách liên quan đến vấn 

đề quota xuất khẩu, đó là: tổ chức đấu thầu quota xuất khẩu và Chính phủ sử dụng 
khoản thu từ đấu thầu này để hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sản xuất, chế biến và 
xuất khẩu, đồng thời cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp nhu cầu 
xuất khẩu gạo lớn hơn hạn ngạch nhưng phần xuất khẩu vượt trội này phải chịu thuế 
xuất  khẩu.  Tuy  nhiên,  trong đề  tài  này,  tác  giả  đã  không  phân  tích  thực  trạng  và 
không đưa ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [21]. 
­ Tác giả Nguyễn Ngọc Châu (2008), trong công trình nghiên cứu “Phân tích 
chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần Thơ, đã phân tích về doanh thu, chi phí và hiệu 
quả sản xuất, kinh doanh của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị gạo, gồm có: 
nông dân, thương lái, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ. Đồng thời, 
tác giả đã phân tích kinh tế chuỗi giá trị gạo ở hai trường hợp: gạo tiêu thụ nội địa và 
gạo  xuất  khẩu.  Trong  công  trình  nghiên  cứu  có  sử  dụng  phương  pháp  phân  tích 
SWOT về tình hình sản xuất lúa của nông dân, phân tích mô hình năm áp lực cạnh 
tranh của Michael Porter đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo, phân 
tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Cần Thơ cũng được tác 
giả đề cập đến. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù gạo tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, lợi ích của 
người nông dân đạt được trên mỗi kg gạo nhiều hơn so với những tác nhân còn lại. 
Tuy nhiên, đời sống của bà con nông dân vẫn còn nghèo, nguyên nhân chủ yếu là do 
diện tích đất canh tác ít (bình quân 0,5 ha/hộ). Trong khi đó, thương lái, doanh nghiệp 
chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ có lợi ích đạt được trên mỗi kg gạo thấp hơn 
nông dân nhưng do không bị giới hạn tự nhiên về sản lượng tiêu thụ, năng lực tốt thì 
tiêu thụ nhiều, năng lực không tốt thì tiêu thụ ít cho nên tổng lợi nhuận họ có thể thu 
về  là  rất  lớn.  Bên  cạnh  đó,  nghiên  cứu  cũng chỉ  ra  rằng,  trong  tình  hình hiện  nay

chuỗi giá trị gạo xuất khẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa. Chính vì 
vậy,  các  doanh nghiệp  chế biến,  xuất  khẩu gạo  quan  tâm  tìm  kiếm hợp đồng  xuất 
khẩu nhiều hơn là khai thác thị trường nội địa. 
Từ những phân tích trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị 
gạo của thành phố Cần Thơ, bao gồm: giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, giải 

pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chế biến, phân phối và giải pháp nâng cao giá 
trị tăng thêm cho toàn chuỗi. 
Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố 
Cần Thơ cho nên trong phần phân tích thực trạng tác giả không nghiên cứu sâu vào 
hoạt động chế biến, mà chỉ trình bày khái quát làm cơ sở bổ sung để đề xuất một số 
giải pháp nâng cao chuỗi giá trị gạo [6]. 
­ Tác giả Diệp Hoàng Sơn (2008), trong công trình nghiên cứu “Hoạch định 
chiến  lược  marketing  mặt  hàng gạo  xuất  khẩu  đồng  bằng  sông  Cửu  Long”,  đã 
phân tích, đánh giá các nội dung như: đánh  giá tình hình sản xuất lúa gạo  khu  vực 
ĐBSCL, phân tích hiện trạng chế biến và kinh doanh gạo xuất khẩu của  các doanh 
nghiệp đóng trên địa bàn, tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo trên thế giới và xây 
dựng chiến lược marketing xuất khẩu gạo. 
Kết quả của công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐBSCL có nhiều tiềm năng 
sản xuất  lúa gạo, đủ cung cấp nhu cầu an ninh lương thực trong nước và có dư  để 
xuất  khẩu  từ 4 đến 4,5  triệu  tấn gạo đến năm 2015, Việt  Nam xếp hạng trên trung 
bình so với các nước xuất khẩu gạo, nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong thời gian 
tới rất cao nên sẽ thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam. 
Tuy nhiên, sản xuất lúa ở đây vẫn còn manh mún, nguồn nguyên liệu mang tính thời 
vụ cao, hệ thống kho bãi dự trữ thiếu, hoạt động marketing trong các doanh nghiệp 
kinh doanh xuất khẩu gạo chưa được xây dựng hoàn chỉnh và nghiêm túc, hệ thống 
thông tin chưa hoàn thiện. 
Trên  cơ  sở  của  những  đánh  giá  đó,  tác  giả  tiến  hành  xây  dựng  chiến  lược 
marketing hỗn hợp, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Đồng thời,

kiến nghị một số giải pháp cần phối hợp đồng bộ các thành phần: nông dân sản xuất 
lúa, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, hệ thống tín dụng và Nhà nước [25]. 
Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng chưa có một công trình 
nào nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và đề xuất các giải pháp có tính chiến 
lược nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo. 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Đề tài sẽ được kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên những quy luật phát 
triển khách quan về kinh tế ­ xã hội, các quan điểm và chính sách của Nhà nước về 
lĩnh vực lúa gạo. 
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp thống kê 
mô tả, phân tích thống kê, so sánh tổng hợp, phương pháp điều tra và phương pháp 
chuyên gia. 
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên 
cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học sau: 
­ Một là, rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển sản xuất 
kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong thời gian tới. 
­ Hai  là,  góp  phần đánh giá  thực  trạng phát triển  của các doanh nghiệp chế 
biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009. Qua đó, rút ra 
được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và  thách thức  của các doanh nghiệp chế 
biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước nói chung và TP. Cần Thơ 
nói riêng. 
­ Ba là, đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi để phát triển sản xuất kinh 
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ nhanh và bền vững; trên cơ sở 
khai thác một cách hợp lý các nguồn nguyên liệu của địa phương và vùng ĐBSCL. 
­ Bốn là, xác định được mức độ quan trọng của các giải pháp, nhằm giúp các 
danh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ xây dựng  chiến lược phát triển sản

xuất kinh doanh đến năm 2020. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham 
khảo bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến  lĩnh vực chế biến  của  các 
ngành hàng khác trong vùng ĐBSCL và cả nước. 
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 
Kết cấu của luận án gồm 03 chương ngoài phần mở đầu và kết luận: 
Chương 1: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 
chế biến lúa gạo. 
Chương 2: Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến 

lúa gạo của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua. 
Chương 3: Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến 
lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020. 
Vì thời gian và trình độ của nghiên cứu sinh còn hạn chế nên luận án không 
thể tránh được những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và 
các bạn.
10 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO 
Với phương pháp nghiên  cứu  nêu  ở phần mở đầu, chương 1  sẽ trình bày sự 
hình thành và phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, đặc điểm hoạt động 
sản xuất kinh doanh, vai trò của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, cũng 
như  những  nhân  tố  ảnh  hưởng đến  hoạt  động  sản  xuất  kinh doanh  của  các  doanh 
nghiệp. Trong chương này, cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh 
doanh lúa gạo của một số doanh nghiệp trong nước và trên thế giới nhằm rút ra các 
bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của 
thành phố Cần Thơ trong thời gian tới. 
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với 
xã hội loài người; mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị 
trường  và  đưa  ra  những  chiến  lược  đúng  đắn  nhằm  đạt  được  những  mục  tiêu  mà 
doanh nghiệp đã đề ra. 
Hoạt động sản xuất kinh doanh có các đặc điểm sau: 
­ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh tế, chủ thể kinh tế có thể là 
cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. 
­ Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của 
hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải 
để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận. 
­ Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được, 

đó là sản phẩm hàng hóa để trao đổi trên thị trường. Người chủ thể sản xuất phải chịu 
trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.
11 
­ Hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải hướng tới thị trường. Trong đó, các 
chủ thể kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là: quan hệ với các bạn hàng, 
với chủ thể cung cấp các yếu tố đầu vào, với khách hàng, với các đối thủ cạnh tranh 
và với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản 
xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. 
­  Hoạt  động  sản  xuất  kinh  doanh  phải  luôn nắm  được  các  thông tin  về sản 
phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá 
cả sản phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật 
công nghệ, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên quan đến sản 
phẩm của doanh nghiệp. 
­ Hoạt động  sản xuất kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn  là 
yếu tố có vai trò quyết định rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở đánh 
giá tiềm lực của doanh nghiệp. Không có vốn thì không thể có hoạt động sản xuất 
kinh doanh. Chủ thể kinh tế sử dụng vốn để mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê 
lao động,… 
­ Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng 
xã hội, tạo điều kiện cho tích lũy vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, 
phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hóa, tạo ra sự phân công 
lao động xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế. 
­ Mục đích chủ yếu và bao trùm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đó là 
lợi nhuận. 
Từ những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên, có thể hiểu 
khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh: 
Hoạt động sản xuất kinh doanh là các hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn 
tại nền kinh tế thị trường, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương 
tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao 
gồm  quá trình đầu tư, sản  xuất,  vận  tải, thương mại, dịch vụ,...)  trên  cơ  sở  vận 

dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời 
nhiều nhất [1].
12 
1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ 
BIẾN LÚA GẠO 
Theo chiều dài lịch sử, lúc đầu nền kinh tế của mỗi nước đều là nền kinh tế tự 
nhiên, mang nặng tính tự cấp, tự túc, đa số sống bằng nghề nông. Ngoài việc trồng 
trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác để có sản phẩm, người nông dân đã tự mình bảo 
quản, chế biến, thậm chí tự mình chế tạo ra cả công cụ lao động. Trong dân cư hầu 
như không có hoặc có rất ít sự phân công lao động xã hội và sự trao đổi sản phẩm. 
Dần  dần,  lực  lượng  sản  xuất  và  năng  suất  lao  động  tăng  lên  xuất  hiện  sản 
phẩm thừa và do những  yêu cầu của cuộc sống dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm 
thừa đó với nhau. Trao đổi tác động trở lại sản xuất và thúc đẩy sự phân công xã hội. 
Sự hình thành các loại lao động sản xuất đã làm cho sản phẩm của từng loại lao động 
đó chuyển thành hàng hóa, thành những vật ngang giá với nhau, dùng làm vật phẩm 
trao đổi  với nhau và hình  thành thị  trường. Kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường 
từng bước mở rộng ra, đưa đến chỗ ngày tăng thêm những ngành công nghiệp riêng 
biệt tách ra khỏi nông nghiệp. Theo đó, CNCB tách ra trở thành một ngành kinh tế 
độc lập. Ngành này có mặt ở các hoạt động chế biến khác nhau, tạo ra nhiều loại sản 
phẩm hàng hóa đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau và chính từ đây ngành CNCB các 
sản phẩm  từ nông  nghiệp như:  lúa  gạo,  lúa mì, ngũ  cốc, hoa  quả,…  đã  được  hình 
thành. 
Như vậy, sự hình thành và phát triển của CNCB nói chung, CNCB lúa gạo nói 
riêng là do quá trình phân công lao động xã hội dưới tác động của quá trình phát triển 
lực lượng sản xuất được diễn ra ở một số quốc gia trên thế giới. 
Ngày nay, trong điều kiện thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học công 
nghệ, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa sản xuất và dịch vụ diễn ra mạnh mẽ; trình 
độ lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động ở mức rất cao, mọi lĩnh vực trong nền 
kinh tế của các nước đều chịu tác động sâu sắc bởi các nhân tố quốc tế, thì sự hình 
thành và phát triển CNCB ở mỗi nước cũng không thể tách rời các tác động quốc tế 

đó. Chính nhờ những tác động đó, các nước đi sau có điều kiện “đi tắt”, rút ngắn các 
giai đoạn phát triển CNCB hơn so với các nước đi trước.
13 
Ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ XVIII, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những 
kết quả đáng kể. Lúa gạo làm ra không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mỗi gia 
đình, mỗi địa phương mà còn thừa một khối lượng lớn để bán đi nơi khác. Để phục 
vụ cho việc sản xuất lúa gạo, nghề đóng cối xay ra đời ở khắp các vùng trong cả nước 
và phát triển rất nhanh cho đến khi người Pháp nắm độc quyền ngành xay xát lúa gạo 
với những nhà máy xay xát lúa gạo hiện đại ra đời vào nửa cuối thế kỷ XIX. 
Ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ các nhà 
máy xay xát lúa gạo phát triển rất nhanh, nó không dừng lại ở hoạt động xay xát mà 
còn thêm  vào  đó  các công đoạn  khác  như: đánh  bóng gạo, phân loại hạt gạo, phân 
loại gạo với tấm và cám, đóng gói, bảo quản,… Với sự bổ sung những công đoạn đó 
thì các nhà máy xay xát lúa gạo trở thành các doanh nghiệp chế biến lúa gạo. 
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nhiều ưu thế vượt trội so 
với các quốc gia phát triển nông nghiệp trong khu vực để phát triển mặt hàng lúa gạo, 
mở rộng thị trường, gia tăng tích lũy vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước. Do đó, sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường 
không chỉ có ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn luôn gắn kết với sự ổn định kinh tế, 
chính trị xã hội đối với sự phát triển của đất nước. Để nâng cao sức cạnh tranh của 
mặt hàng lúa gạo, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng. Có 
thể nói sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, thời gian tới sẽ là giai đoạn phát 
triển nhanh chóng của các doanh nghiệp chế biến  lúa gạo, sự phát triển này sẽ theo 
các xu hướng như: 
­ Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo sẽ phát triển theo mô hình khu liên hợp 
chế biến lúa gạo để nâng cao chất lượng sản phẩm sau chế biến. Khu liên hợp sẽ thực 
hiện tất cả các chức năng từ sấy lúa cho đến xay xát, chế biến và tồn trữ lúa gạo. Các 
công nghệ được sử dụng trong  khu liên hợp này là những công nghệ hiện đại, đáp 
ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế. 
­ Các doanh nghiệp sẽ gắn kết với nông dân sản xuất lúa để xây dựng vùng 

nguyên liệu cho doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất kinh doanh và hướng tới phát 
triển một cách bền vững.
14 
­ Các doanh nghiệp phát triển theo hình thức Công ty cổ phần; trong đó, nông 
dân, các hợp tác xã nông nghiệp sẽ là những cổ đông của công ty nhằm góp phần làm 
nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo [28]. 
1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH 
NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO 
1.3.1. Quy trình chế biến lúa gạo 
Quy trình chế biến lúa gạo hiện nay được thể hiện ở biểu đồ 1.1 dưới đây: 
Lúa 
nguyên liệu 
Sàng tạp 
chất 
Bóc vỏ  Thùng rê  Sàng 
phân ly 
Sàng tách 
đá 
Cân, 
Đóng gói 
Máy 
tách màu 
Thùng chứa 
thành phẩm 
Trống 
chọn hạt 
Máy 
đánh 
bóng 
Máy sát 

trắng 
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Công ty Nông nghiệp Sông Hậu, 2009 
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ quy trình chế biến lúa gạo 
Lúa nguyên liệu sau khi qua sàng tạp chất để tách các tạp chất như rác, dây, 
kim loại sẽ qua hệ thống bóc vỏ (vỏ lúa còn gọi là trấu), kế tiếp lúa sau khi bóc vỏ sẽ 
được đưa qua thùng rê rồi đến sàng phân ly và sàng tách đá … Tiếp theo, qua công 
đoạn xát  trắng để tách bớt lượng cám  trước khi  vào hệ thống máy đánh bóng nước 
kiểu phun sương nhằm cải thiện độ bóng bề mặt gạo. Kế tiếp, gạo được đưa vào hệ 
thống trống phân  loại hạt theo chiều dài để phân ly thành từng loại như: gạo thành 
phẩm, tấm 1, tấm 2, tấm 3 và đưa vào các silo chứa riêng biệt. Tại đây, tùy theo yêu 
cầu, gạo được đưa qua máy tách màu điện tử để loại ra các tạp chất màu lẫn trong gạo 
như hạt đen, hạt đỏ, hạt vàng, hạt bạc bụng. Cuối cùng, gạo thành phẩm sẽ vào thiết 
bị cân và đóng gói tự động theo yêu cầu trọng lượng cho trước để xuất kho. 
Quy trình công nghệ nói trên là quy trình điển hình, tiên tiến. Đây là quy trình 
khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận 
hành, thu được gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn có 
khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường thế giới.
15 
Hiện nay, một số doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã 
đầu tư trang bị các thiết bị chế biến lúa gạo tiên tiến của các hãng sản xuất có uy tín 
như Bùi Văn Ngọ, Sinco, Satake,... Thiết bị chế biến lúa gạo của các hãng này có độ 
tin cậy cao, sản phẩm qua chế biến đạt những yêu cầu cơ bản như độ xát trắng, tỷ lệ 
thóc, tỷ lệ tấm, độ  ẩm, hạt màu, độ đồng đều,  vệ sinh và hạn chế tối thiểu tạp chất 
trước khi đóng gói. 
1.3.2. Nguyên liệu sử dụng trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo 
Nguyên  liệu  sử  dụng  trong  các  doanh  nghiệp  chế  biến  lúa  gạo  gồm  có  lúa 
hàng hóa và gạo bán thành phẩm, do đó để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định thì 
vấn đề quy hoạch vùng sản xuất lúa và quy hoạch diện tích đất trồng lúa có ý nghĩa 
rất quan trọng. 
(1)  Nguồn  nguyên  liệu  là  lúa  hàng  hóa:  Lúa  được  người  nông  dân  trồng  ở 

khắp các tỉnh, thành trong cả nước, với sản lượng hàng năm đạt gần 40 triệu tấn và 
vùng ĐBSCL là nơi sản xuất lượng lúa hàng hóa lớn nhất của cả nước, với sản lượng 
hàng năm đạt trên 20 triệu tấn. 
Bảng 1.1: Sản lượng lúa cả năm vùng ĐBSCL và cả nước giai đoạn 2005 ­ 2009 
ĐVT: Tấn 
Nơi sản xuất  2005  2006  2007  2008  2009 
1/ Vùng ĐBSCL 
2/ Cả nước 
19.385.620 
35.832.900 
18.075.036 
35.849.500 
19.221.771 
35.942.700 
21.166.627 
38.729.800 
20.483.400 
38.895.500 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010 [26] 
(2)  Nguồn  nguyên  liệu  là  gạo  bán  thành  phẩm:  Gạo  bán  thành  phẩm  được 
cung cấp bởi các nhà máy xay xát lúa gạo có quy mô nhỏ. Lúa sau khi trãi qua các 
công đoạn như sàng tạp chất và bóc vỏ thì được gọi là gạo bán thành phẩm (hay còn 
gọi là gạo nguyên liệu). Từ gạo nguyên liệu, sẽ qua các nhà máy chế biến có quy mô
16 
lớn hơn để thực hiện các công đoạn tiếp theo cho đến công đoạn cuối cùng là đóng 
gói và được gọi là gạo thành phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. 
1.3.3. Máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo 
Các máy và móc thiết bị chủ yếu của doanh nghiệp chế biến lúa gạo bao gồm: 
­ Máy làm sạch lúa: Đây là máy thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình chế 
biến, nó có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất như: đá, rơm rạ, kim loại,... lẫn trong lúa để 

làm sạch lúa trước khi đi vào chế biến. 
­ Máy bóc vỏ: Lúa sau khi qua công đoạn làm sạch sẽ qua máy bóc vỏ để tách 
lớp thóc bên ngoài của hạt lúa, đây là công đoạn rất quan trọng của quá trình chế biến, 
nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo như ảnh hưởng số lượng hạt bị gãy, số 
lượng tấm sau khi bóc vỏ. 
­ Máy  xát trắng: Lúa sau khi bóc vỏ sẽ qua công đoạn xát  trắng để tách bớt 
lượng cám ở trong hạt gạo trước khi đánh bóng. 
­ Máy đánh bóng: Máy đánh bóng có chức năng làm cho hạt gạo trắng bóng, 
giúp nâng cao chất lượng và giá trị của hạt gạo. 
­ Máy phân loại hạt: Máy phân loại hạt có chức năng phân loại gạo thành các 
loại như gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2, tấm 3. 
­ Máy  tách  màu: Sau  khi phân  loại gạo  với các  loại tấm,  gạo được  đưa qua 
máy tách màu để loại ra các tạp chất màu còn lẫn trong gạo như: hạt đen, hạt đỏ, hạt 
vàng, hạt bạc bụng. 
­ Thiết bị cân và đóng gói: Sau các công đoạn nêu trên, cuối cùng gạo thành 
phẩm sẽ qua  thiết bị cân và đóng gói tự động  theo yêu cầu trọng lượng để tiêu thụ 
trên thị trường. 
Như vậy, máy móc và thiết bị chính của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo gồm 
có: máy sàng tạp chất, máy bóc vỏ, máy xát trắng, máy đánh bóng, máy phân loại hạt, 
máy tách màu, thiết bị cân tự động và đóng gói. 
Hiện nay, các máy móc và thiết bị này có trên thị trường khá đa dạng về mẫu 
mã, tính năng sử dụng và trình độ về công nghệ là khá hiện đại. Do vậy, để tạo ra sản
17 
phẩm gạo đạt chất lượng cao, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc, 
thiết bị và công nghệ một cách hợp lý. 
1.3.4. Lao động trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo 
Lao động  trong  các doanh nghiệp  chế biến  lúa gạo  có  thể  chia làm 03  nhóm 
chính: 
(1) Nhóm cán bộ quản lý và kinh doanh: Do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 
ngày càng cao, do đó  cán bộ quản lý và  kinh doanh phải có trình trình quản lý của 

người CEO, phải có hiểu biết về kinh doanh trong môi trường toàn cầu hóa. Vì vậy, 
các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ 
này mới đáp ứng được yêu cầu của công việc, chứ không thể tuyển dụng mới là có thể 
sử dụng được ngay. 
(2) Nhóm kỹ sư kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao: Đây là các kỹ sư, công 
nhân  kỹ thuật bậc  cao  của  các ngành  cơ  khí,  điện,  công nghệ,…  những  người này 
thường đảm đương công tác tại bộ phận kỹ thuật, chuyên phụ trách các công việc về 
cơ khí, điện, vận hành và sửa chữa các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng chế 
biến.  Ngày  nay,  với  yêu  cầu  đổi  mới  công  nghệ  theo  hướng  hiện  đại,  đòi  hỏi  lực 
lượng lao động này phải thường xuyên được đào tạo để nâng  cao trình độ tay nghề 
nhằm  theo  kịp với xu  hướng  phát triển  rất  nhanh về  khoa học  công nghệ  như hiện 
nay. 
(3) Nhóm công nhân lao động phổ thông: Những lao động này thường làm các 
công việc liên quan nhiều đến chân tay như đóng gói, bốc xếp, quản lý kho tàng, bến 
bãi,… các lao động này thường không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, chỉ yêu 
cầu có sức khỏe tốt, nhiệt tình trong công việc. Công tác đào cho lực lượng lao động 
này khá đơn giản, chỉ là đào tạo nghiệp vụ cho các công việc thường làm hàng ngày 
và trong thời gian ngắn hạn. 
1.3.5. Vốn trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo 
Hoạt  động  sản  xuất  kinh  doanh  của  các  doanh  nghiệp  chế  biến  lúa  gạo  phụ 
thuộc vào thời vụ sản xuất lúa, trong năm có hai mùa vụ lúa chính, đó là: Đông Xuân 
và Hè Thu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lưu động rất lớn để
18 
thu mua lúa nguyên liệu nhằm  giúp  cho  các doanh nghiệp chủ động hơn trong quá 
trình sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp có quy mô sản 
xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới 
máy móc, thiết bị các doanh nghiệp này cần phải có một lượng vốn khá lớn (có thể 
lên đến hàng chục  tỷ đồng), nhưng hiện tại đa phần  các doanh nghiệp đều gặp khó 
khăn về vốn. 
1.3.6. Thị trường của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo 

Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo bao gồm thị trường 
trong nước và nước ngoài. 
1. Đối với thị trường trong nước: Việt Nam có dân số khoảng 87 triệu người, 
hàng năm tiêu dùng ước khoảng 17 triệu tấn gạo, đây là thị trường rất rộng lớn và ổn 
định của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo. Dự báo trong thời gian tới thị trường tiêu 
thụ trong nước sẽ tăng lên rất nhanh, nguyên nhân là do dân số tăng (ước đạt khoảng 
100 triệu người vào năm 2020) và do các ngành CNCB khác phát triển rất nhanh, mà 
các ngành này sử dụng lúa gạo là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. 
Hiện nay, với sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 39 triệu tấn (tương đương 23 
triệu tấn gạo), ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đảm bảo an ninh lương 
thực quốc gia thì chúng ta vẫn còn dư trên dưới 6 triệu tấn gạo cho xuất khẩu. 
2.  Đối  với  thị  trường  nước  ngoài:  Thị  trường  xuất  khẩu  gạo  của  các  doanh 
nghiệp  Việt Nam  gồm nhiều nước  ở nhiều châu  lục khác nhau như: Châu Á,  Châu 
Âu, Châu Phi, Trung Đông (xem bảng 1.2). Trong năm 2009, các doanh nghiệp của 
Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5,95 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất  khẩu gần 2,7 tỷ 
USD, chiếm khoảng 15% thị phần của thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Trong đó, 
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã xuất khẩu được 
557 ngàn tấn, đạt kim ngạch trên 240 triệu USD. 
Dự  báo  trong  thời  gian  tới  thị  trường  xuất  khẩu  gạo  chủ  yếu  của  các  doanh 
nghiệp Việt Nam vẫn là các nước ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và một số 
nước ở khu vực Trung Đông.
19 
Bảng  1.2:  Cơ  cấu  thị  trường  xuất  khẩu  gạo  của  doanh  nghiệp  Việt  Nam  giai 
đoạn 2005 ­ 2009 
ĐVT: % 
Stt  Thị trường 
Năm 
2005  2006  2007  2008  2009 
1  Châu Á  49,8  48,9  56,9  74,4  55,2 
2  Châu Phi  43,9  43,3  27,9  15,2  24,3 

3  Châu Âu  5,2  0,7  5,1  6,3  13,1 
4  Trung Đông  1,1  6,8  7,1  2,1  4,8 
5  Châu Mỹ  0,0  0,0  2,9  0,1  1,4 
6  Châu Đại Dương  0,0  0,2  0,1  1,8  1,2 
Nguồn: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2010 [29] 
1.4. VAI TRÒ CỦA  CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN  LÚA  GẠO ĐỐI VỚI 
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 
1.4.1. Cung cấp và đảm bảo an ninh lương thực 
Tất cả người dân Việt Nam đều sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, từ gạo 
có  thể  chế biến  thành  các  sản  phẩm  khác  như bột, phở, bún  và  rất nhiều  loại  thực 
phẩm  khác được làm từ  gạo.  Vì vậy,  lúa gạo  đã trở  thành nguồn  lương  thực  chính 
trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân. 
Việt Nam trong nhiều năm liền được xếp vào nhóm các nước dẫn đầu về xuất 
khẩu gạo, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quốc 
tế. Có thể nói, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho 
người dân, ngoài ra còn là ngành kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao 
động, đặc biệt là lao động ở những vùng nông thôn, qua đó đã góp phần tích cực vào 
việc  xóa  đói  giảm  nghèo.  Trong  những năm  gần đây  chính sách phát  triển kinh tế 
nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Nhà nước luôn gắn liền với phát triển ngành 
hàng lúa gạo.
20 
1.4.2. Góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiện đại hóa khu vực 
nông thôn 
Chế biến lúa gạo giúp cho giá trị sản phẩm của người nông dân sản xuất ra được 
nâng lên, từ đó lợi nhuận từ sản xuất lúa đạt được cao hơn, người nông dân trồng lúa 
sẽ chuyên tâm đầu tư cho sản xuất tốt hơn làm cho sản lượng và chất lượng lúa ngày 
được nâng cao. Do thu nhập ngày được nâng lên, người dân có điều kiện  cùng với 
Nhà  nước  đầu  tư  xây  dựng  cơ  sở hạ  tầng  khu  vực  nông  thôn như hạ  tầng  về  giao 
thông, điện, nước, thủy lợi,... ngày càng tốt hơn để phục các yêu cầu của sản xuất và 
đời sống người dân. 

Bảng 1.3: Lợi nhuận từ sản xuất lúa của nông dân giai đoạn 2005 ­ 2009 
ĐVT: Triệu đồng 
Lợi nhuận 
Năm 
2005 
Năm 
2006 
Năm 
2007 
Năm 
2008 
Năm 
2009 
Lợi nhuận thu được từ 
01 ha lúa 
19,37  22,47  24,86  26,50  28,26 
Nguồn: Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, 2010 [40] 
Ghi chú: Lợi nhuận này được tính cho hai vụ lúa chính trong năm là Đông Xuân và Hè Thu. 
1.4.3. Góp phần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn 
Các  doanh  nghiệp  chế  biến  lúa gạo  đã  góp  phần  giải  quyết  việc  làm  cho  lao 
động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn. Năm 2009, số lao động đang làm việc trong các 
doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ khoảng 22.000 ngàn người, 
trong đó lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm khoảng 70% tổng số lao động 
(lực lượng lao động này chủ yếu ở khu vực nông thôn), với mức thu nhập bình quân 
khoảng 2,6 triệu đồng/tháng. 
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, 
qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn và làm tăng tỷ trọng 
của khu vực công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ở địa phương.
21 
1.4.4. Góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước 

Trong  nhiều  năm  liền,  sản phẩm  lúa  gạo  Việt  Nam  luôn  giữ  vị  trí  cao  trong 
danh sách các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất đất nước, năm 2009 xuất khẩu 
gạo đứng vị trí thứ 5 (sau dệt may, dầu khí, da giày, thủy sản) với kim ngạch xuất 
khẩu đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai 
thế giới chỉ sau Thái Lan, đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh lương thực 
cho thế giới và làm cho vị thế của Việt Nam trên thế giới ngày càng được nâng cao. 
Bảng 1.4: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2005 ­ 2009 
Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 
2005 
Năm 
2006 
Năm 
2007 
Năm 
2008 
Năm 
2009 
1.  Số  lượng  gạo  xuất 
khẩu 
Triệu 
tấn 
5,25  4,50  4,56  4,83  5,95 
2.  Kim  ngạch  xuất 
khẩu gạo 
Triệu 
USD 
1.407  1.238  1.490  2.910  2.700 
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010 [26] 
1.4.5. Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển 
Lúa gạo là nguồn nguyên liệu  chính  cho  các ngành chế biến  lương thực, thực 

phẩm. Vì vậy, khi các doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển một cách bền vững sẽ 
tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các ngành chế biến này phát triển. 
Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo sẽ tác động 
dây chuyền tới sự phát triển của cơ sở vật chất phục vụ nó như: ngành cung ứng vật 
tư, điện, nước, thương mại, dịch vụ,… Nó cũng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát 
triển như: xây dựng, vận tải, kho bãi, tài chính, tín dụng, bưu chính, viễn thông, khoa 
học công nghệ,… Qua đó, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công 
nghiệp hóa ­ hiện đại hóa. 
1.4.6. Góp phần làm ổn định chính trị xã hội
22 
Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển đã thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa 
phát triển, một khi sản xuất lúa phát triển thì sẽ góp phần vào việc đảm bảo an ninh 
lương thực quốc gia, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người nông dân. 
Chính từ những đóng góp rất quan trọng nêu trên, có thể nói các doanh nghiệp 
chế biến lúa gạo đã góp phần tích cực vào ổn định chính trị ­ xã hội của đất nước. 
1.5.  NHỮNG  YẾU  TỐ  ẢNH HƯỞNG  ĐẾN  SẢN  XUẤT  KINH DOANH  CỦA 
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO 
Có nhiều  yếu  tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến 
lúa gạo, nhưng có thể phân thành hai nhóm yếu tố chủ yếu là: nhóm yếu tố bên ngoài 
và nhóm yếu tố bên trong. 
1.5.1. Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài 
1.5.1.1. Môi trường vĩ mô 
Bất cứ hoạt động sản xuất nào trong quá trình hoạt động của mình cũng chịu 
sự tác động nhất định của môi trường vĩ mô. Đối với các doanh nghiệp chế biến lúa 
gạo,  các  yếu  tố  môi trường  vĩ  mô  có  ảnh  hưởng  lớn đến  sự  phát  triển  của  doanh 
nghiệp bao gồm các yếu tố cơ bản như sau: 
(1) Đường lối, chủ trương phát triển công nghiệp: Chính phủ mỗi nước đều có 
đường lối, chủ trương phát triển công nghiệp riêng phù hợp với bối cảnh kinh tế xã 
hội  và  môi  trường  của  mỗi  nước,  ví dụ như  Singapore  lúc  đầu họ  phát  triển  công 
nghiệp nhẹ, sau đó phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao; Nhật Bản, Hàn Quốc 

ngay từ đầu công nghiệp hóa họ đã đi vào phát triển các ngành công nghiệp nặng, vì 
thế họ  đã có  các ngành  công  nghiệp tầm cỡ quốc  tế như  sản xuất thép, công nghệ 
đóng tàu, công nghệ ô tô, công nghệ điện tử… 
Ở Việt Nam, đường lối phát triển công nghiệp được thực hiện và thay đổi qua 
nhiều thời kỳ. Ở thời kỳ 1975 đến 1986 thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công 
nghiệp nặng. Giai đoạn 1986 đến 1990 đã có  sự điều chỉnh về đường lối phát triển 
công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến là chính. Từ năm 2001 đến nay, 
đang thực hiện đường lối công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội IX 
và  Đại  hội X, nhằm xây dựng nước  ta trở thành nước  công nghiệp  phát triển theo
23 
hướng hiện đại vào năm 2020  [13]; trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp chế 
biến nông ­ lâm ­ thủy sản, các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng công nghệ cao 
như: điện tử, công nghệ phần mềm, công nghệ ô tô,… 
(2) Các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Mỗi một quốc gia đều 
có chính sách về phát triển kinh tế riêng của mình, trong đó có chính sách liên quan 
đến doanh nghiệp. Một số nước trong thời kỳ đầu thực hiện đường lối công nghiệp 
hóa, để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, họ đã thành lập nhiều tổng 
công ty ở nhiều lĩnh vực, mà các lĩnh vực này có ảnh hưởng đến chính sách phát triển 
kinh  tế quốc  gia như năng  lượng, dầu khí, viễn  thông,…  Một số quốc  gia  khác thì 
trong thời kỳ đầu, họ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ  và vừa để khai thác tốt các 
nguồn nguyên liệu  sẵn có trong nước. Chính sách phát triển của Việt Nam hiện nay 
bên cạnh tập trung phát triển các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế lớn ở những lĩnh 
vực kinh  tế then chốt như điện, dầu khí, đóng  tàu,… Việt  Nam còn chú trọng phát 
triển các doanh nghiệp quy mô  nhỏ và vừa nhằm phát huy những lợi thế về  nguồn 
nguyên liệu, lao động ở các địa phương; trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển 
các doanh nghiệp chế biến nông ­ lâm ­ thủy sản, vì Việt Nam có thế mạnh về nguồn 
nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến này. 
(3) Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi 
nước có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của các doanh nghiệp. Với các quốc gia đã 
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì chắc chắn sẽ gặp 

nhiều thách thức trong cạnh tranh quốc tế, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội 
cho các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới. 
(4) Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là tổng thể các công trình 
và là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ 
sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất như: nhà xưởng, hệ thống giao 
thông, điện, nước, bưu chính, viễn thông,… và cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đời sống 
dân cư như nhà ở, trường học, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa, dịch vụ,… 
Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Do đó, để 
phát triển nhanh các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng cần đi trước một bước, cần đầu tư 
hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng như: cảng biển, giao thông thủy,  bộ,  cảng hàng
24 
không, năng lượng,… Trong thời gian qua, Nhà nước đã hết sức quan tâm đến đầu tư 
phát triển cơ sở hạ tầng và bước đầu đã có những cải thiện rất đáng kể. 
(5) Tác động của các khu vực kinh tế khác: Các khu vực kinh tế khác trong cơ 
cấu kinh tế  có ảnh  hưởng quan trọng đến sự phát triển của  các ngành công nghiệp, 
trong  đó  có  các doanh  nghiệp  của  ngành  CNCB  lúa  gạo.  Nông nghiệp giữ  vai  trò 
quan trọng, là ngành cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các doanh nghiệp chế biến lúa 
gạo. Các ngành khác như tài chính, viễn thông, điện,… có tác động lớn đến hoạt động 
của các ngành kinh tế và hỗ trợ cho các ngành này phát triển. Ví dụ như nếu không có 
ngành ngân hàng hay điện lực thì tất cả các ngành khác không thể phát triển. 
1.5.1.2. Môi trường vi mô 
Các yếu tố của môi trường vi mô được thể hiện theo mô hình năm tác lực của 
Michael E. Porter dưới đây: 
Biểu đồ 1.2: Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter (1980) [42] 
Nhà 
cung cấp 
Đối thủ 
mới tiềm 
năng 
Những đối thủ cạnh 

tranh trong ngành 
Cạnh tranh giữa các 
đối thủ hiện hữu 
Sản phẩm 
thay thế 
Khách 
hàng
25 
Mô hình năm tác lực của Michael  E. Porter được  sử dụng để phân  tích  môi 
trường vi mô  của các doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp chế biến lúa gạo năm 
nguồn áp lực thể hiện như sau: 
­ Quyền năng  của nhà cung cấp: Nhà cung cấp thiết bị chính cho các doanh 
nghiệp chế biến lúa gạo là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, còn nhà cung 
cấp nguyên liệu chính cho doanh nghiệp là nông dân, thương lái, các doanh nghiệp 
trong nước, do có nhiều nhà cung cấp nên sự phụ thuộc không cao, vì thế quyền năng 
của họ không lớn. 
­ Khách hàng: Khách hàng của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là các nhà 
phân phối trong nước, các công ty trong nước và nước ngoài, thậm chí là Chính phủ 
một  số nước như Philippine,  Indonesia,…  Do  có  nhiều  khách  hàng  trong và  ngoài 
nước nên áp lực từ khách hàng đối với doanh nghiệp cũng không quá lớn. 
­ Đối thủ hiện tại: Đối thủ hiện tại là các doanh nghiệp của các tỉnh lân cận 
trong vùng và các doanh nghiệp  của các nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, 
Pakistan, nhưng chủ yếu vẫn là Thái Lan. 
­ Đối thủ tiềm năng: Đối thủ tiềm năng của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo 
là  các  doanh  nghiệp  có  thể  gia  nhập  ngành  hàng  lúa  gạo  ở  các  tỉnh  trong  vùng 
ĐBSCL, trong đó đáng chú ý là các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. Đối với 
các doanh nghiệp nước ngoài đối thủ tiềm năng là các doanh nghiệp của Indonesia. 
­ Sản phẩm thay thế: Không có nhiều sản phẩm thay thế chính, vì lúa gạo là 
lương thực chính của nhiều quốc gia nên ít có sản phẩm nào thay thế được lúa gạo 
trong tương lai. 

1.5.2. Nhóm yếu tố bên trong 
Nhóm yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố sau: 
1.5.2.1. Cơ cấu sản phẩm chủ lực 
Sản  phẩm chủ lực có vai trò quan trọng là thế mạnh của mỗi đơn vị để cạnh 
tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việc xác định cơ cấu sản phẩm chủ lực tối ưu sẽ là 
cơ sở giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững cũng như đạt được các mục tiêu đã 
đề ra.

×