Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH logistics MLC ITL chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.38 KB, 75 trang )

Bộ KÉ HOẠCH VÀ ĐẦU TU
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT
TRIỂN
- ----------------------------

TRÍ TUỆ VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÈ TÀI

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY
TNHH LOGISTICS MLC-ITL CHI NHÁNH HÀ NỘI:
THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Khóa
Ngành
Chuyên ngành

: TS. Đào Hồng Quyên
: Đào Duy Anh
: 5073106076
:7
: Kinh tế quốc tế
: Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Dịch vụ giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu bằng
đuờng hàng khơng của công ty TNHH logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội: Thục
trạng và giải pháp” là kết quả nghiên cứu trung thục từ nỗ lục của bản thân trong quá
trình học tập ở Học viện cũng nhu thục tập tại Công ty TNHH Logistics MLC-ITL chi
nhánh Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu, em có tham khảo một số tài liệu đã đuợc liệt kê rõ
ràng, duới sụ góp ý, huớng dẫn của cô Đào Hồng Quyên - Giảng viên Khoa Kinh tế
quốc tế Học viện Chính sách và Phát triển để hoàn thành đề tài này.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đào Duy Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Trải qua gần bốn năm là một sinh viên khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Chính
sách và Phát triển - một ngôi truờng chỉ với hon 10 năm hình thành và phát triển,
nhung trong em ln tụ hào và tụ tin khẳng định rằng mình là sinh viên của APD, em
luôn muốn gửi lời cảm on chân thành nhất tới Ban giám đốc, cán bộ, giảng viên nói
chung và đặc biệt là các thầy cơ trong khoa Kinh tế Quốc tế. Đe em có sụ tụ tin và
vốn kiến thức đuợc tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình
kiến tập mà cịn là hành trang q báu để em buớc vào đời một cách vững chắc và tụ
tin hon.
Đe hoàn thành đề tài khóa luận này một cách hồn chỉnh, em xin gửi lời cảm ơn
tới cô Đào Hồng Quyên đã tận tình huớng dẫn và tạo điều kiện cho em có thể hồn

thành tốt nhất bài khóa luận tốt ngiệp.
Đặc biệt xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Công ty TNHH
Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện, tin tuởng giao việc và tận tình
huớng dẫn em khắc phục những thiếu sót trong q trình làm khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thục hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do
những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định mà bản thân em chua thấy đuợc. Em rất mong nhận đuợc sụ góp ý của q
thầy cơ giáo và những nguời quan tâm đề tài đuợc hoàn chỉnh hon.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng trong
sụ nghiệp cao q. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị đang công tác tại công ty
TNHH Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội luôn dồi dào sức khỏe, đạt đuợc nhiều
thành công trong công việc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đào Duy Anh

1
1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TÃT........................................................V
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 7: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HĨA
XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG....................................................4

1.1. Khái niệm giao nhận và vai trò của giao nhận trong thưong mại quốc te4
1.1.1. Khái niệm và phạm vỉ hoạt động............................................................4
1.1.2. Vai trò và trách nhiệm của người giao nhận..........................................5
1.2. Phạm vi các dịch vụ giao nhận.......................................................................9
1.2.1. Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)........................................10
1.2.2. Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)...................................11
1.2.3. Những dịch vụ khác...............................................................................11
1.3. Dịch vụ giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu chun chở bằng đường
hàng khơng......................................................................................................................12
1.3.1. Khái niệm về giao nhận hàng không.....................................................12
1.3.2. Các bước thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng không.............................................................................................13
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng
hóa quốc tế bằng đường hàng không.........................................................................14
Chương 2: THựC TRẠNG DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HĨA XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG TẠI CƠNG TY TNHH
LOGISTICS MLC ITL - CHI NHÁNH HÀ NỘI................................................................19
2.1. Giói thiệu chung về MLC ITL - chi nhánh Hà Nội......................................19
2.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển củaMLC ITL - chỉ nhánh Hà Nội
19
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.........................................................20
2.1.3. Cơ cẩu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH logỉstỉcs MLC
ITL - chỉ nhánh Hà Nội..............................................................................................21
2.1.4. Tình hình hoạt động của Cơng ty TNHH logỉcstỉc MLCITL - chỉ
nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019.................................................................25


2.2. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng khơng của Công ty Logictics MLC
ITL - chi nhánh Hà Nội........................................................................................................27

2.2.1. Quy trình của dịch vụ giao nhận hàng khơng của Cơng ty Logictics
MLC ITL - chi nhánh Hà Nội.....................................................................................27
2.2.2. Các chứng từ dịch vụ giao nhận hàng không của Công ty logỉctỉcs
MLCITL - chi nhánh Hà Nội.....................................................................................29
2.3. Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
hàng khơng tại Công ty TNHH logistics MLC ITL chi nhánh Hà Nội..............................31
2.4. Đánh giá dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
hàng không của Công ty Logistics MLC ITL - chi nhánh Hà Nội......................................38
2.4.1. ưu điểm.................................................................................................38
2.4.2 Hạn chế....................................................................................................39
2.4.3. Nguyên nhân.........................................................................................40
Chương 3'. MỘT SÔ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH DỊCH
VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG TẠI MLC ITL - CHI NHÁNH HÀ NỘI..............................................................43
3.1. Mục tiêu và phưong hướng phát triển của MLC ITL chi nhánh Hà
Nội trong những thịi gian tói..............................................................................................43
3.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường
hàng không ở Việt Nam...............................................................................................43
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của MLC ITL - chi nhánh
Hà Nội trong thời gian tới...........................................................................................47
3.2. Một số biện pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận
hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của MLC ITL chi nhánh
Hà Nội.............................................................................................................................48
3.2.1. Các biện pháp về thị trường.................................................................48
3.2.2. Các biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật............................................52
3.2.3. Các biện pháp về tổ chức quản lý........................................................53
3.2.4. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Hiệp hội........................................55
KẾT LUẬN................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................61


4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIÉT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa tiếng anh

Giải nghĩa tiếng việt

AMS

Automated Manifest System

Case by case

Case by case

CBM

Cubic Meter

Mét khối

CFS

Container Freight Station fee

Phí thu hàng lẻ


Chargeable

Chargeable

Tính phí

CIC

Container Imbalance Charge

Phụ phí mất cân đối vỏ
Container

CIF

Cost, Insurance and Freight

Tiền hàng, bảo hiểm, cuớc phí

Cont FR

Container Hat rack

Cont chở hàng siêu truờng
siêu trọng

DC

Dry Container


Container khơ

DO

Delivery Order fee

Phí lệnh giao hàng

EBS/BAK

Emergency Bunker Surcharge/
Bulker Adjustment Factor

Phụ phí xăng dầu cho tuyến
châu Á/ châu Âu

United Nations Economic and

Hội đồng kinh tế xã hội Liên
hiệp Quốc

ECOSOC

Phí khai báo hàng hóa
Giá tuỳ vào từng mức cân của
lô hàng

Social Council

EXW


EX Works

Giao hàng tại xuởng nguời
bán

FAST

Fast Accounting

Phần mềm kế toán FAST

FCL

Full Container Load

Hàng full cont

5


Fédération Internationale des
FIATA

Associations de Transitaires et
Assimilés

Liên đoàn các hiệp hội giao
nhận quốc tế


FOB

Free On Board

Giao lên tàu

Forwarder

Forwarder

Giao nhận vận tải

HAWB

House Air Waybill

HQ

Vận đơn do đơn vị Forwarder
cấp

General Department of Vietnam
Customs

Hải quan

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã
hóa hàng hóa

HS Code


Harmonized System Codes

IATA

International Air Trans port
Association

Hiệp hội vận tải hàng không

ICAO

International Civil Aviation
Organization

Tổ chức hàng không dân dụng

LCL

Less than Container load

Hàng lẻ

Local charges

Local charges

Phí địa phuơng

Mitsubishi Logistics Corp &

Indo Trans Crop

Tập đoàn Mitsubishi Logistics
và tập đoàn Indo Tran

MTO

Multimodal Transport Operator

Vận tải đa phuơng thức

THC

Terminal Handling Charge

Phụ phí xếp dỡ tại cảng

TNHH

Limited Liability Company

Trách nhiệm hữu hạn

United Nations Conference on

Hội nghị của Liên Hiệp Quốc
về thuơng mại và phát triển

MLC ITL


UNCTAD

quốc tế

quốc tế

Trade and Development

6


VNĐ
Freight
forwarding
Door to door

VNĐ

Việt Nam đồng

Freight forwarding

Giao nhận hàng hóa

Door to door

Giao nhận từ cửa đến cửa

viii



DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Hình

Trang

1

Hình 2.1: Hình ảnh văn phịng cơng ty tại Hà Nội

19

2

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc tổ chức Cơng ty MLC ITL - chi nhánh
Hà Nội

22

3

Hình 2.3: Biến động doanh thu và chi phí của MLC ITL - chi
nhánh Hà Nội từ năm 2017 - 2019

26

4


Hình 2.4: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đuờng hàng không của MLC ITL chi nhánh Hà Nội

27

5

Hình 2.5: Tỉ lệ % lợi nhuận trên doanh thu từ dịch vụ giao nhận
hàng không tại MLC - ITL chi nhánh Hà Nội

33

6

Hình 3.1: Khối luợng hàng hóa ln chuyển bằng đuờng hàng
không

44


DANH MỤC BANG
STT

Bảng

Trang

1

Bảng 1.1: Những dịch vụ được người giao nhận thực hiện


2

Bảng 2.1: Thống kê tình hình tài chính của công ty TNHH
logicstic MLC - ITL chi nhánh Hà Nội

25

3

Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển

32

4

Bảng 2.3 Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không
tại MLC - ITL chi nhánh Hà Nội

32

5

Bảng 2.4 Tổng sản lượng hàng hố giao nhận hàng khơng tại
MLC - ITL chi nhánh Hà Nội

33

6


Bảng 2.5 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng khơng
tại cơng ty MLC - ITL chi nhánh Hà Nội

34

7

Bảng 2.6 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khơng
tại cơng ty MLC - ITL chi nhánh Hà Nội

35

8

Bảng 2.7 Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
hàng khơng tại cơng ty MLC - ITL chi nhánh Hà Nội

36

9

Bảng 3.1 Khối lượng hành khách và hàng hóa ln bằng
đường hàng khơng giai đoạn 2016 -2019

43

10

Bảng 3.2 Trị giá xuất nhập khẩu sơ bộ mặt hàng linh kiện điện
tử giai đoạn 2016- 2019 của Việt Nam


45

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế và hoạt động kinh doanh của
Công ty MLC ITL chi nhánh Hà Nội

48

11

9

12


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thương mại và vận tải là hai lĩnh vực có mối quan hệ khăng khít và tương hỗ
lẫn nhau. Vận tải đẩy nhanh quá trình trao đổi giao lưu hàng hoá giữa các khu vực và
trên phạm vi thế giới còn thương mại là điều kiện để vận tải ra đời phát triển.
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng với
các ngành kinh tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải hàng khơng nói riêng đã
có những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải hàng không nội địa được phủ kín,
nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ đó khối lượng hàng hố
xuất nhập khẩu bằng đường không đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa
Việt Nam và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại
quốc tế ngày càng phát triển.
Là một trong những Cơng ty có uy tín trong lĩnh vực giao nhận hàng hố xuất
nhập khẩu bằng đường không, MLC-ITL chi nhánh Hà Nội đã và đang từng bước
củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể đáp ứng tốt nhất những

yêu cầu của khách hàng, cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong nền kinh tế thị trường
và góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hố xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở MLC-ITL chi nhánh Hà Nội vẫn chưa
thực sự đạt hiệu quả tối ưu. Vậy nguyên nhân là do đâu ? Và phải có biện pháp khắc
phục, rút kinh nghiệm như thế nào trong những lô hàng tới ? Nhận thức được tầm
quan trọng của hoạt động giao nhận đường hàng không đối với sự phát triển của
nền kinh tế đất nước nói chung và ở MLC ITL - chi nhánh Hà Nội nói riêng, qua
một thời gian trực tiếp tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
không tại công ty nên em chọn đề tài:”Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH logistics MLC-ITL chi
nhánh Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH logistics MLC
ITL - chi nhánh Hà Nội.

1


Đe đạt được mục tiêu nghiên cứu tiên, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng khơng.
- Phân tích thực trạng thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng không tại Công ty TNHH logistics MLC ITL - chi nhánh Hà Nội.
- Đe xuất giải pháp với công ty nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng tại Công ty TNHH logistics MLC ITL - chi
nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
hàng không tại Công ty TNHH logistics MLC ITL - chi nhánh Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
về không gian nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về dịch vụ giao nhận
hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH logistics MLC ITL
- chi nhánh Hà Nội.
về thời gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2017
đến năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đe hồn thiện khóa luận, trong q trình thực tập để khảo sát thực tế, thu thập
thông tin, số liệu liên quan tại Công ty TNHH logistics MLCITL - chi nhánh Hà Nội,
tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp
nêu khái niệm, phương pháp tổng họp. Các phương pháp đã được sử dụng cụ thể
trong các chương như sau:
Tại chương 1, tác giả sử dụng phương pháp nêu khái niệm, phương pháp phân
tích, phương pháp hệ thống hóa nhằm hệ thống hóa và phân tích một số lý luận cơ
bản về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không; phạm vi các dịch vụ và
sự cần thiết của dịch vụ giao nhận hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa.

2


Tại chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh để phân tích được thực trạng thực tế trong dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng tại Cơng ty và từ đó đánh giá được
những điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn hiện tại ở
công ty.
Tại chương 3, người viết sử

pháp hệ thống hóa để đưa ra những
đồng thời đề xuất những giải pháp
nhập khẩu bằng đường hàng không
Hà Nội trong thời gian tới.

dụng phương pháp phân tích, tổng họp, phương
định hướng, dự đoán những cơ hội và thách thức,
nhằm thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
tại Cơng ty TNHH logistics MLCITL - chi nhánh

6. Ket cấu của khóa luận
Với mong muốn tự hoàn thiện kiến thức thực tế cho bản thân đồng thời đóng
góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của chi nhánh.Ngồi phần nói đầu và kết
luận, khóa luận tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng khơng
Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng không ở công ty
TNHH logistics MLC ITL - chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở MLC-ITL chi nhánh
Hà Nội

3


Chương 7: Cơ SỞ LÝ LUẬN VẺ DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG
HĨA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
1.1. Khái niệm giao nhận và vai trò của giao nhận trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm và phạm vi hoạt động
1.1.1.1. Khái niệm “giao nhận ”

Cỏ rất nhiều định nghĩa, khái niệm về giao nhận được các tổ chức, các quốc
gia đưa ra.
Tại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa cịn được gọi là dịch vụ logicstics.
Điều 233, Luật Thương mại 2005, quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư
vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ
logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lơ-gi-stíc.”
Theo Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Te (FIATA) về dịch vụ giao
nhận là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hố cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến
các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu
thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.
Ngày nay, với sự phát triển của thương mại quốc tế và ngành vận tải, khái niệm
“dịch vụ giao nhận” (Freight forwarding Service) đã được hiểu theo một nghĩa rộng
hơn là “dịch vụ Logistics”. “Logistics” là một hệ thống cung ứng, phân phối vật chất
bao gồm bốn yếu tố: vận tải, marketing, phân phối, quản lý; trong đó, vận tải chiếm
vai trị quan trọng nhất. Nói cách khác, “logistics” là nghệ thuật quản lý dòng lưu
chuyển của hàng hoá, nguyên vật liệu kể từ khi mua sắm qua các quá trình lun kho,
sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Tóm lại, giao nhận hàng hóa (freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng
hóa từ người xuất khẩu đến người nhập khẩu, trong đó người giao nhận hoặc cơng ty
giao nhận (freight forwarder) có thể trực tiếp thực hiện dịch vụ hoặc thông qua dịch
vụ của bên thứ ba khác.
ỉ. 1.1.2. Phạm vỉ hoạt động
Khi mà khái niệm “dịch vụ giao nhận” được hiểu theo một nghĩa rộng hơn thì
phạm vi hoạt động của người giao nhận cũng được mở rộng. Tuỳ theo sự uỷ nhiệm
của người gửi hàng (hay người nhận hàng), người giao nhận có thể tham gia nhiều



tác nghiệp trong quy trình thực hiện họp đồng. Thơng thường, người
giao
nhận

thể
trực tiếp hồn thành các cơng việc đó hoặc cũng có thể uỷ thác cho
người
thứ
ba
hay
đại lý thực hiện. Trong những năm gần đây, người giao nhận còn cung
cấp
cả
dịch
vụ
vận tải đa phương thức, họ đóng vai trị là MTO (Multimodal Transport
Operator)

phát hành chứng từ vận tải đa phương thức. Những dịch vụ mà người
giao
nhận
thường đảm nhận là:
- Chuẩn bị hàng hoá như: gom hàng; nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người
chuyên chở; nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng; làm các
thủ tục gửi hàng, nhận hàng; đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hoá; lưu kho,
bảo quản hàng hoá, nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động
của hàng hoá,...
- Tổ chức chuyên chở hàng hoá trong phạm vi ga, cảng; làm tư vấn cho chủ
hàng trong việc chuyên chở hàng hoá; lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức

vận tải và người chuyên chở thích họp; ký kết họp đồng vận tải với người chuyên
chở, th tàu lưu cước; thơng báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải,...
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán,
- Tổ chức xếp dỡ hàng hoá,
- Làm thủ tục Hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch,
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa,
- Thu xếp chuyển tải hàng hố,
- Thanh tốn cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi, thu đổi ngoại tệ,...
- Thông báo tổn thất với người chuyên chở,
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại địi bồi thường,
Ngồi ra, người giao nhận cịn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của
chủ hàng như vận chuyển máy móc thiết bị cho các cơng trình xây dựng lớn, vận
chuyển quần áo may sẵn treo trong các Container đến thẳng các cửa hàng, vận chuyển
hàng triển lãm ra nước ngồi...
1.1.2. Vai trị và trách nhiệm của người giao nhận
1.1.2.1. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngày nay do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phương thức, người
giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận uỷ thác mà cịn cung cấp dịch vụ vận tải
và đóng vai trị như một bên chính (Principal) - người chun chở (Carrier). Người
giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:


- Môi giới Hải quan
Thuở ban đầu nguời giao nhận chỉ hoạt động trong nuớc. Nhiệm vụ của nguời
giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu và giành chỗ
chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc hru cuớc với các hãng tàu theo sụ uỷ thác của
nguời xuất khẩu hoặc nguời nhập khẩu tuỳ thuộc vào quy định của họp đồng mua
bán. Trên cơ sở Nhà nuớc cho phép, nguời giao nhận thay mặt nguời xuất khẩu để
khai báo, làm thủ tục hải quan nhu một môi giới hải quan.
- Đại lý

Truớc đây nguời giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của nguời chuyên chở.
Nguời giao nhận chỉ hoạt động nhu một cầu nối giữa nguời gửi hàng và nguời chuyên
chở, nhu là một đại lý của nguời chuyên chở để thục hiện các công việc khác nhau
nhu nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, luu kho... trên cơ sở
họp đồng uỷ thác.
- Nguời gom hàng
Ở Châu Âu, nguời giao nhận đã từ lâu cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ
cho vận tải đuờng sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hoá bằng Container dịch vụ gom
hàng là không thể thiếu đuợc nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) để
tận dụng sức chở của Container và giảm cuớc phí vận tải. Khi là nguời gom hàng,
nguời giao nhận có thể đóng vai trị là nguời chuyên chở hoặc đại lý.
- Nguời chuyên chở (Carrier)
Ngày nay trong nhiều truờng họp nguời giao nhận đóng vai trò là nguời chuyên
chở, tức là nguời giao nhận trục tiếp ký họp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách
nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác. Nguời giao nhận đóng
vai trị là nguời thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu nguời giao nhận ký họp
đồng mà không trục tiếp chuyên chở. Neu nguời giao nhận trục tiếp chuyên chở thì
nguời giao nhận là nguời chuyên chở thục tế (Performing Carrier). Trong truờng họp
nguời giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ cửa đến
cửa thì nguời giao nhận đã đóng vai trị nhu là nguời kinh doanh vận tải đa phuơng
thức (MTO). Khi đó MTO cũng là nguời chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối
với hàng hố. Nguời giao nhận cịn gọi là “kiến trúc su của vận tải” (Architect of
Transport) vì nguời giao nhận có khả năng tổ chức q trình vận tải một cách tốt nhất,
an toàn nhất, tiết kiệm nhất để đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận trong giao nhận quốc tế


Người giao nhận là người tiến hành các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng
hoá nhằm giao nhận hàng hoá theo sự uỷ thác của khách hàng. Người giao nhận dù
hoạt động với danh nghĩa là đại lý hay với tư cách là người chuyên chở đều phải chịu

trách nhiệm về những hành vi sơ suất của mình. Khi hoạt động với tư cách là người
chuyên chở, người gom hàng hay người kinh doanh vận tải đa phương thức, người
giao nhận không những phải chịu trách nhiệm về hành vi, thiếu sót của mình mà cịn
phải chịu trách nhiệm về những hành vi, sơ suất hay lỗi lầm của người làm cơng cho
mình hay người mà người giao nhận sử dụng dịch vụ. Do đó với mọi tư cách, đảm
nhận mọi vai trò, người giao nhận sẽ chịu các trách nhiệm sau đây:
• Trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trị là đại lý
Khi đóng vai trị người đại lý, người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với
các bên sau đây:
- Trách nhiệm đối với khách hàng
+ Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về những mất mát
hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá nếu mất mát hoặc hư hỏng là do lỗi của người
giao nhận hoặc người làm người làm công của người giao nhận. Mặc dù theo những
điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giao nhận không phải chịu chách nhiệm về
những tổn thất hoặc hậu quả gián tiếp nhưng người giao nhận nên bảo hiểm cả những
rủi ro đó vì khách hàng vẫn có thể khiếu nại.
+ Người giao nhận phải chịu chách nhiệm đối với khách hàng về những lỗi
lầm về dịch vụ: người giao nhận hoặc người làm cơng của người giao nhận có thể có
lỗi lầm hoặc sơ suất không phải do cố ý nhưng gây thiệt hại về tài chính cho khách
hàng của mình.
Ví dụ:
+ Giao hàng trái với chỉ dẫn: giao hàng không đúng như chỉ dẫn của khách hàng.
+ Quên mua bảo hiểm bảo hiểm mà khách hàng đã có chỉ thị mua.
+ Sai sót khi làm thủ tục hải quan gây nên chậm trễ về khai hải quan hặc gây
tổn thất cho khách hàng.
+ Gửi hàng sai địa chỉ: chuyển hàng đến sai địa điểm.
+ Tái xuất hàng mà không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế
gây thiệt hại cho khách hàng, không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho
người nhận hàng về thời gian giao hàng, giao hàng mà không thu tiền của chủ hàng.
+ Giao hàng thiếu mà khơng có giám định của hải quan hoặc của MLC-ITL.



Đối với việc giao hàng chậm mặc dù người giao nhận thường khơng ràng buộc
mình phải giao hàng vào một ngày nhất định tại nơi đến và không nhận trách nhiệm
về việc giao hàng chậm song xu hướng hiện nay là chấp nhận một mức độ trách nhiệm
vừa phải về sự chậm trễ quá đáng; giới hạn bằng số tiền cước phải trả cho hàng hóa
chậm giao.
- Trách nhiệm đối với hải quan
Hầu hết ở tất cả các quốc gia người giao nhận có giấy phép được tiến hành cơng
việc khai hải quan, phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về sự tuân những
qui định hải quan về sự khai báo đúng về trị giá số lượng và tên hàng nhằm tránh thất
thu cho chính phủ. Neu vi phạm những qui định này người giao nhận có thể sẽ phải
chịu phạt tiền mà tiền phạt đó khơng địi lại được từ phía khách hàng.
- Trách nhiệm đối với bên thứ ba
Người giao nhận dễ bị bên thứ ba chẳng hạn như công ty bốc xếp, cơ quan
cảng.... Là những người có liên quan đến hàng hố trong q trình chuyên chở, khiếu
nại về:
+ Tổn thất vật chất về tài sản của bên thứ ba và hậu quả của tổn thất đó.
+ Người của bên thứ ba bị chết, bị thương hoặc ốm đau và hậu quả của việc đó.
+ về chi phí, người giao nhận phải ghánh chịu mọi chi phí trong q trình điều
tra, khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho mình và hạn chế tổn thất như chi phí giám định,
chi phí pháp lý, phí lưu kho thậm chí nếu người giao nhận khơng phải chịu trách
nhiệm người giao nhận cũng khơng thể được phía bên kia bồi thường lại.
- Trường họp miễn trách
Như đã nói ở trên, người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi hoặc
sơ suất của bản thân hoặc của người làm cơng của mình. Người giao nhận khơng chịu
trách nhiệm đối với những hành vi hay sơ suất của bên thứ ba, chẳng hạn như người
chuyên chở, người nhận lại dịch vụ dao nhận miễn là người giao nhận đã biểu hiện
một sự cần mẫn họp lý trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.
• Trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trị là mơi giới

Với vai trị mơi giới, người giao nhận chỉ là một trung gian giữa các khách hàng
là chủ hàng hặc chuyên chở. Người giao nhận chỉ thực hiện nhiệm vụ như một chiếc
cầu nối giữa các khách hàng là chủ hàng hoặc người chuyên chở với nhau và nhờ đó
người giao nhận được hưởng phí mơi giới hoặc tiền thưởng của khách hàng. Trách
nhiệm của người giao nhận trong vai trò mơi giới này nói chung rất thấp và hầu như
khơng đáng kể.


Tuy nhiên, trong nhiều truờng hợp, nguời giao nhận làm môi giới nhung lại
nhận đuợc sụ uỷ thác của khách hàng để hành động thay mặt họ trong một giới hạn nhất
định. Khi đó nguời giao nhận trở thành nhu một đại lý có quyền hạn nghĩa vụ và trách
nhiệm của nguời đại lý đã đề cập ở phần trên.
• Trách nhiệm của nguời giao nhận khi đóng vai trị là nguời chuyên chở chính.
Khi là nguời chuyên chở chính, nguời giao nhận đóng vai trị là một nhà thầu
độc lập, trục tiếp ký kết họp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên
chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác. Nguời giao nhận đóng vai trị là nguời
chun chở khơng chỉ trong truờng họp nguời giao nhận tụ vận chuyển hàng hoá
bằng phuơng tiện của chính mình mà cịn trong truờng họp nguời giao nhận, bằng
việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách
nhiệm của nguời chuyên chở. Khi nguời giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan
đến vận tải nhu đóng gói, luu kho, bốc xếp hay phân phối,... thì nguời giao nhận sẽ
chịu trách nhiệm nhu nguời chuyên chở nếu thục hiện các dịch vụ trên bằng phuơng
tiện và nguời của mình; hoặc đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách
nhiệm nhu nguời chuyên chở. Khi đóng vai trị là nguời chun chở, nguời giao nhận
phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của nguời chuyên chở, của nguời
giao nhận khác,... mà nguời giao nhận thuê để thục hiện họp đồng vận tải nhu thể là
hành vi và thiếu sót của mình. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nguời giao nhận
nhu thế nào là do luật lệ của các phuơng tiện vận tải liên quan quy định. Tuy nhiên,
nguời giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát, hu hỏng của hàng hoá
phát sinh từ những truờng họp sau đây:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của nguời đuợc khách hàng uỷ thác,
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù họp,
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá,
- Do các truờng họp bất khả kháng nhu: chiến tranh, đình cơng,...
Ngồi ra, nguời giao nhận cũng không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng
lẽ khách hàng đuợc huởng, về sụ chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà khơng phải
do lỗi của mình.
1.2.
Phạm vi các dịch vụ giao nhận
Trừ một số truờng họp bản thân nguời gửi hàng/nguời nhận hàng muốn tụ mình
tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, cịn thơng thuờng, nguời giao nhận
thay mặt nguời gửi hàng/nguời nhận hàng lo liệu quá trình vận chuyển hàng hố qua
các cơng đoạn. Nguời giao nhận có thể làm các dịch vụ trục tiếp hay thông qua những


người kí hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê, người giao nhận
cũng
sử
dụng
những đại lý của họ ở nước ngoài. Những dịch vụ này bao gồm :
- Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu),
- Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu),
- Những dịch vụ khác.
1.2.1. Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích họp,
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc,
- Nhận hàng và cấp chứng từ thích họp như :giấy chứng nhận hàng của người
giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận ...
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của

chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như ở
bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết,
- Đóng gói hàng hố (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao
nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hố và những
luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến,
- Lo liệu việc lưu kho hàng hoá nếu cần,
- Cân đo hàng hoá,
- Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu
thì mua bảo hiểm cho hàng,
- Vận chuyển hàng hố đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục chứng
từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở,
- Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có),
- Thanh tốn phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước,
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng,
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần),
- Giám sát việc vận chuyển hàng hố trên đường đưa tới người nhận hàng thơng
qua nhưng mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài,
- Ghi nhận những tổn thất của hàng hố nếu có,
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn
thất của hàng hố (nếu có)


1.2.2. Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hoá từ khi người
nhận hàng lo liệu vận tải hàng,
- Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá,
- Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước(nếu cần),
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí thức và những chi phí khác cho
hải quan và những nhà đương cục khác,

- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần),
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng,
- Neu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chun
chở về những tổn thất của hàng hố nếu có,
- Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
1.2.3. Những dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ đã nêu ở trên, người giao nhận cũng có thể làm một số
những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt
khác như gom hàng (tập họp những lô hàng lẻ lại) có liên quan đến hàng cơng trình:
cơng trình chìa khoá trao tay (cung cấp thiết bị, xưởng ... sẵn sàng vận hành)...
Người giao nhận cũng có thể thơng báo khách hàng của mình về nhu cầu tiêu
dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều
khoản thích họp cần đưa vào họp đồng mua bán ngoại thương và tóm lại tất cả những
vấn đề có liên quan đến cơng việc kinh doanh của người giao nhận.
Bảng 1.1: Những dịch vụ được người giao nhận thực hiện
- Người giao nhận tư vấn/ cố vấn về :
+ Đóng gói (Lựa chọn nguyên liệu để sử dụng)
+ Tuyến đường( Chọn hành trình và phương tiện vận chuyển)
+ Bảo hiểm( Loại bảo hiểm cần cho hàng hoá)
+ Thủ tục hải quan( Khai báo hàng xuất nhập khẩu)
+ Chứng từ vận tải( Những chứng từ đi kèm - người chuyên chở)
+ Những quy định của L/C( Yêu cầu của Ngân hàng)
- Người giao nhận tổ chức về:
+ Những lô hàng xuất nhập khẩu và quá cảnh


+ Gom hàng, vận tải hàng nặng và đặc biệt - hàng cơng trình
- Người giao nhận về hàng nhập:
+ Dỡ hàng ra khỏi phương tiện của người vận vận tải
+ Tháo dỡ hàng thu gom. Khai báo hải quan.

- Người giao nhận về hàng xuất:
+ Lấy hàng
+ Đóng gói và đánh ký mã hiệu hàng hoá
+ Lưu cước, lưu khoang với người chuyên chở
+ Giao hàng cho người chuyên chở
+ Cấp chứng từ vận tải chứng từ cước phí đi kèm
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
1.3. Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
hàng không
1.3.1. Khái niệm về giao nhận hàng không
Giao nhận hàng không là tập họp các dịch vụ liên quan đến q trình vận tải
hàng khơng nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng tới nơi nhận
hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết
các thủ tục Hội đồng kinh tế xã hội Liên hiệp Quốc liên quan đến q trình chun
chở hàng hố bằng đường hàng khơng.
Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng khơng có thể là chủ hàng, các hãng
hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác.
Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hố bằng đường hàng khơng thường do đại lý
hàng hố hàng khơng và người giao nhận hàng khơng thực hiện.
- Đại lý hàng hố hàng khơng là bên trung gian giữa một bên là người chuyên
chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc người nhập
khẩu). Nói đến đại lý hàng hố hàng khơng, người ta thường gọi là đại lý IATA vì
đây là đại lý tiêu chuẩn nhất.
Đại lý hàng hoá IATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệp hội vận
tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của IATA chỉ định
và cho phép thay mặt họ.
Các điều kiện để trở thành một đại lý hàng hoá IATA ?


Đe có thể được đăng ký làm đại lý hàng hoá IATA, người giao nhận hoặc tổ

chức giao nhận phải gửi đon xin gia nhập, trong đó phải đưa ra các bằng chứng chứng
minh người giao nhận có đủ các khả năng sau đây :
- Chứng minh được khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hố
khơng mà người giao nhận đang đảm nhiệm.
- Có đội ngũ nhân viên có trình độ, trong đó có ít nhất 2 chun viên đủ
độ làm hàng nguy hiểm, đã tốt nghiệp lóp học do IATA tổ chức.
- Có nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết kể cả cơ sở làm việc thích họp.
- Có tiềm lực tài chính cần thiết để tiến hành các hoạt động tiếp thị, xử lý
hoá và cấp các chứng từ tài liệu kèm theo.
Đơn xin gia nhập IATA được gửi trực tiếp đến ban quản lý IATA.
- Người giao nhận hàng không: Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận

hàng
trình
hàng
hàng

khơng. Người giao nhận hàng khơng có thể là đại lý IATA hoặc khơng phải là đại lý
IATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng.
1.3.2.
Các bước thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường hàng khơng
• Chuẩn bị các chứng từ
Chứng từ thường dùng trong vận chuyển hàng không là :
- Vận đơn hàng không
- Vận đơn "chủ'7 Vận đơn nhà
- Thư chỉ dẫn của người gửi hàng,
- Hoá đơn thương mại,
- Tờ khai của người gửi hàng về hàng nguy hiểm,
- Giấy chứng nhận về súc vật sống,

- Giấy chứng nhận về vũ khí đạn dược.
• Quy trình làm giao nhận của người giao nhận hàng khơng
• Đối với hàng xuất khẩu :
- Gom hàng : Là việc tập họp những lô hàng nhỏ, lẻ từ nhiều người gửi hàng
thành những lô hàng lớn và gửi nguyên đi theo cùng một vận đơn tới cùng một nơi
đến cho một hay nhiều người nhận. Việc gom hàng sẽ làm giảm cước phí, tăng khả
năng vận chuyển của phương tiện, đặc biệt là vận chuyển bằng đường hàng không


- bởi trong hệ thống giá cước của các hãng hàng không, những lô
hàng
lớn
thường
được hưởng giá cước thấp hon những lô hàng nhỏ.
- Giám sát việc di chuyển hàng của khách bao gồm việc chuyển tải và chuyển
tiếp đến địa điểm giao hàng cuối cùng.
- Cung cấp chuyến hàng lớn để thuê toàn bộ, thuê một phần hay thuê từng phần
nhỏ của máy bay.
- Dán nhãn cho hàng hoá
- xếp hàng vào Container của máy bay để giao cho hãng hàng khơng nhận chở.
- Thu xếp việc thu hồn lại các khoản thuế, phí trước đã thanh tốn cho hàng
nhập, nay tái xuất.
* Đối với hàng nhập khẩu.
- Thu xếp dỡ hàng, chia hàng lẻ
- Thu xếp việc khai báo hải quan
- Giao hàng
- ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phí cho khách hàng
- Thực hiện lập lại chứng từ về hàng tái xuất
- Thực hiện việc chu chuyển hàng hoá trong nước đến địa điểm khai báo cuối cùng.
- Lo thu xếp xin giảm các khoản thuế phí cho hàng tái nhập.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế bằng đường hàng không
- 1.3.3.1 Các yếu tố khách quan
• Mơi trường luật pháp
- Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không liên
quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây là môi trường
luật pháp của quốc gia có hàng hố được gửi đi và của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc
gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế.
- Năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật hàng không dân dụng và các
văn bản có liên quan khác xác định mơi trường pháp lý cho ngành hàng không dân
dụng Việt Nam. Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam là cơ quan quản lý, chịu trách
nhiệm với các hoạt động có liên quan tới vận tải hàng không. Quan hệ giữa các hãng
hàng không khác nhau của các quốc gia dựa trên các hiệp định song phương được ký
kết giữa hai Chính phủ mà đại diện thường là Cục Hàng không Dân dụng của các
quốc gia. Tính cho đến nay, Cục Hàng khơng Dân dụng Việt Nam đã chính thức ký


- hiệp định chuyên chở hàng không tới 65 quốc gia và lãnh thổ. Việc

kết
các
hiệp
định nhằm trao đổi thuơng quyền (quyền đuợc chuyên chở hành khách,
hàng
hoá

buu kiện giữa các quốc gia), tải cung ứng, chỉ định các hãng hàng không
khai
thác
dụ

trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, phù họp với các cơng uớc quốc tế về
hàng
khơng
dân dụng, có tính đến nhân tố về địa lý, kinh tế, chính trị và nhu cầu.
- Việc Luật Đầu tu nuớc ngoài đuợc thông qua sửa đổi bổ sung vào năm 2019
cũng đua ra những điều kiện thuận lợi, hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tu, tạo điều kiện
cho ngành hàng không phát triển theo.
• Mơi truờng chính trị, xã hội
- Sụ ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia khơng chỉ tạo điều kiện thuận lợi
cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và
thuơng nhân nguời nuớc ngoài giao dịch và họp tác với quốc gia đó.
- Hiện nay những biến động trong mơi truờng chính trị, xã hội ở những quốc gia
có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh huởng rất lớn đến quy trình giao nhận
hàng xuất nhập khẩu bằng đuờng hàng không. Chẳng hạn nhu ở một quốc gia có xảy
ra xung đột vũ trang thì sẽ khơng thể tiến hành nhận và giao hàng cho hãng hàng
khơng (nếu đó là nuớc gửi hàng) hoặc giao và nhận hàng đến tay nguời nhận hàng
(nếu đó là nuớc nhận hàng) hoặc máy bay phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nuớc đi
qua),... Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dụng những truờng
họp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho nguời giao nhận cũng nhu nguời
chun chở.
• Mơi truờng cơng nghệ
- Sụ đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải hàng không đã
không ngừng nâng cao chất luợng dịch vụ hàng khơng, giảm chi phí khai thác và xuất
hiện nhu cầu tài trợ để mua máy bay mới. Việc áp dụng những vật liệu mới trong chế
tạo máy bay, cải tiến cách thức thiết kế khoang hành khách, giảm tiếng ồn khi vận
hành máy bay, tiết kiệm nhiên liệu... cùng với việc áp dụng công nghệ tin học mới
trong việc chế tạo, khai thác và bảo duỡng máy bay đã đua lại cho ngành vận tải hàng
không một bộ mặt mới trong ngành vận tải thế giới.
• Thời tiết
- Thời tiết ảnh huởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và q trình chun

chở hàng hố bằng đuờng hàng khơng. Điều này sẽ ảnh huởng đến tốc độ làm hàng
và thời gian giao nhận hàng hố. Ngồi ra, q trình chuyên chở trên không cũng chịu
nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hồn tồn cho chuyến bay hoặc


×