Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vì sao nói con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc VN đầu thế kỷ 20 là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu lịch sử của xã hội đầu thế kỷ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.16 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----------   -----------

BÀI TẬP LỚN
Môn học: Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Đề bài:
1. “Vì sao nói con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho
dân tộc VN đầu thế kỷ 20 là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu lịch sử của xã
hội đầu thế kỷ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?”

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện

: Lê Công Tuấn Giang

Mã sinh viên

:

Lớp

:

Giảng đường

:

Hà Nội, 2021
***


1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----------   -----------

BÀI TẬP LỚN
Môn học: Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Đề bài:
1. “Vì sao nói con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn
cho dân tộc VN đầu thế kỷ 20 là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu lịch sử
của xã hội đầu thế kỷ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?”

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện

: Lê Công Tuấn Giang

Mã sinh viên

:

Lớp

:

Giảng đường

:


Hà Nội, 2021
***

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................4
NỘI DUNG.............................................................................................................5
I. Khuynh hướng cứu nước trước Nguyễn Ái Quốc không phù hợp với nhu
cầu của lịch sử xã hội nước ta...............................................................................5
II. Sự phù hợp với nhu cầu lịch sử của con đường cứu nước do Nguyễn Ái
Quốc lựa chọn cho dân tộc VN đầu thế kỷ 20.....................................................6
2.1. Đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam......................................................6
2.2. Phù hợp với xu thế thời đại.........................................................................8
III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, tìm hiểu con đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc...................................................................................................................9
3.1. Đối với dân tộc.............................................................................................9
3.2. Đối với thế hệ trẻ........................................................................................11
3.3. Đối với bản thân.........................................................................................11
KẾT LUẬN...........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................12

3


LỜI CẢM ƠN
“Lời đầu tiên, em xin chân thành tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giáo viên bộ

mơn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam – cô Trần Thị Thu Hoài đã ân cần chỉ bảo,
dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian qua, nhất là trong hoàn cảnh đất nước và xã
hội vẫn đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như hiện nay. Những kiến thức quý
báu mà cơ truyền tải đã góp phần rất lớn vào bài tập lớn này!
Em xin gửi lời cảm ơn đến những anh, chị, những cá nhân đã luôn quan tâm
giúp đỡ, cổ vũ tinh thần, tạo động lực để em hoàn thiện bài tập này !
Bài tập lớn đã giúp em rất nhiều trong việc nâng cao khả năng diễn giải và
phát triển tư duy. Dù vậy, trong quá trình làm bài khó tránh khỏi những thiếu sót
khơng đáng có. Em rất mong có thể nhận được sự thơng cảm, góp ý và chỉ bảo từ
q cơ!
Chúc cơ và gia đình ln bình an!

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện
LÊ CÔNG TUẤN GIANG

4


NỘI DUNG
Nhắc đến cách mạng Ấn Độ, là nghĩ đến lãnh tụ Mahatma Gandhi - “biểu
tượng độc lập của Ấn Độ”, người đã sáng lập phong trào "bất tuân luật pháp và
phản kháng không bạo động" – một phong trào mở đường cho chiến thắng trong
cuộc chiến giành độc lập của Ấn Độ và giải phóng Ấn Độ. Nhắc đến cách mạng
Cuba, là nghĩ đến Chủ tịch Fidel Castro - người đã lựa chọn và đẩy con thuyền
Cách mạng Cuba tiếp tục tiến lên giành độc lập. Nhắc đến cách mạng Việt Nam,
dân tộc ta đời đời ghi nhớ công ơn lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người đã tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn, đường hướng cho dân tộc Việt đi đến độc lập - tự do hạnh phúc. Qua bao năm tháng, con đường đó vẫn chứng minh được sự phù hợp
với nhu cầu lịch sử của xã hội đầu thế kỷ, để lại những bài học quý báu cho các thế
hệ, trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam.

I. Khuynh hướng cứu nước trước Nguyễn Ái Quốc không phù hợp với nhu
cầu của lịch sử xã hội nước ta
Đặt trong bối cảnh Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, lịch sử đã đặt ra cho dân tộc
nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện trước tiên là đánh đuổi thực dân Pháp, giành
lại độc lập dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế, những con đường cứu nước của các tiền
bối cách mạng trước Nguyễn Ái Quốc đã chứng minh sự không phù hợp với nhu
cầu của lịch sử xã hội nước ta.
Cụ thể, là có 2 xu hướng cứu nước cơ bản như sau:
- Khuynh hướng cứu nước theo lập trường phong kiến: từ 1858 đến những năm
cuối thế kỷ XIX, cả dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lược của thực
dân Pháp, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã nổ ra và lan rộng khắp cả nước
với tất cả tinh thần anh dũng. Các cuộc nổi dậy đều được thúc đẩy bởi tinh thần
yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sôi sục, trên thực tế các phong trào đấu
tranh này đã khiến thực dân Pháp không thể thực hiện được âm mưu đánh nhanh
thắng nhanh, nhưng cuối cùng đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối kháng
chiến đúng đắn. Điều này đã chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và tư
tưởng trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.
5


- Khuynh hướng cứu nước theo lập trường tư sản: Đến đầu thế kỷ XX, giai cấp
tư sản Việt Nam đã xuất hiện bộ phận tư sản dân tộc, họ cũng có tinh thần yêu
nước, chống đế quốc, nhưng do địa vị của một giai cấp tư sản ở thuộc địa, họ tỏ ra
yếu đuối, không đủ sức lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh chống Pháp đến thắng lợi. Từ
sau năm 1925, giai cấp tư sản đã lập ra một số đảng chính trị, đã có một số hoạt
động, kể cả phát động khởi nghĩa, nhưng cuối cùng đều thất bại; nguyên nhân một
là do không tập hợp được đông đảo quần chúng; hai là vì yêu cầu cách mạng của
nhân dân đặt ra lại vượt quá giới hạn của giai cấp tư sản.
Như vậy có thể thấy, hai khuynh hướng cứu nước cơ bản đầu thế kỷ XX không
đáp ứng được nhu cầu phát triển của lịch sử xã hội nước ta. Lịch sử đặt ra nhu cầu

bức thiết phải có một hệ tư tưởng mới, một đường lối mới đủ sức soi sáng, dẫn dắt
con đường đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc đi tới thắng lợi. Nhiệm vụ lịch
sử đó đã gọi tên Nguyễn Tất Thành, người sau đó đã được người dân Việt Nam
thân thương gọi bằng nhiều tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hay đơn giản
chỉ bằng một từ thân thương “Bác”.
II. Sự phù hợp với nhu cầu lịch sử của con đường cứu nước do Nguyễn Ái
Quốc lựa chọn cho dân tộc VN đầu thế kỷ 20
Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc bắt đầu với sự
kiện đầy tính biểu tượng - rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây vào ngày
5/6/1911 trên con tàu buôn mang tên Đơ đốc Latouche Tréville. Đó là chuyến ra đi
thế kỷ, là khởi nguồn của những biến đổi không chỉ trong nhận thức của Người mà
còn là điểm bắt đầu cho quá trình lựa chọn con đường cứu nước mới, giải phóng
dân tộc Việt Nam. Q trình tìm đường cứu nước gắn với tìm ra con đường giải
phóng dân tộc của Hồ Chí Minh diễn ra trong khoảng thời gian 10 năm kể từ 1911
và từ đó cho đến tận bây giờ, nó đã chứng minh sự đúng đắn, phù hợp với xã hội
và thời đại. Điều này được thể hiện qua những khía cạnh sau:
2.1. Đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam
Cùng với quá trình thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, xã hội Việt Nam
từ một xã hội phong kiến thuần tuý trở thành xã hội thuộc địa nhưng vẫn còn tàn
dư phong kiến. Trong xã hội đó tồn tại chằng chéo nhiều mâu thuẫn, nhưng nổi bật
6


là hai mâu thuẫn căn bản, thứ nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực
dân Pháp - tức là mâu thuẫn dân tộc, còn trong số những mâu thuẫn giai cấp, gay
gắt nhất là mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến địa chủ với giai cấp nông dân. Để
giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trên, lịch sử dân tộc đòi hỏi phải tiến hành một
cuộc cách mạng bạo động nhằm chống lại đế quốc phong kiến, giành độc lập dân
tộc, thiết lập chính quyền; cịn nhiệm vụ dân chủ tức phải đánh đổ phong kiến, thực
hiện người cày có ruộng, thực hiện dân chủ cho nhân dân. Như vậy mâu thuẫn cơ

bản của cuộc cách mạng đó là độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày. Giải
phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Đó là yêu
cầu của lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Và chính Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên phát hiện ra con đường cứu nước
đúng đắn: Cách mạng vô sản cho dân tộc và chỉ duy nhất con đường cứu nước ấy
mới đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử dân tộc ta lúc bấy giờ.
- Trước hết là trong việc xác định kẻ thù của cách mạng: Người đã vạch rõ tội
ác của thực dân Pháp. Người hiểu rõ nỗi thống khổ nhục nhã của đồng bào mình
dưới áp bức thực dân. Vừa vạch trần tội ác bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân,
Nguyễn Ái Quốc vừa đả kích mạnh mẽ bọn phong kiến tay sai phản dân hại nước.
Người đã chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung, chủ nghĩa thực dân
Pháp nói riêng và hành động ơm chân đế quốc của bọn phong kiến Nam triều, từ
đó Người hướng lịng căm thù vào cả hai đối tượng đế quốc và phong kiến. Đó là
bước đi đầu tiên, hướng nhân dân đến một nhận thức đầy đủ về kẻ thù và đối tượng
cần đánh đổ của cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là cách nhìn nhận kẻ thù hết
sức mới mẻ của Nguyễn Ái Quốc so với các vị tiền bối.
- Thứ hai là trong việc xác định lực lượng làm cách mạng: Hơn hẳn các vị tiền
bối, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
mà quần chúng ở đây chính là người dân lao động. Trong xã hội Việt Nam thì cơng
nhân và nông dân là hai lực lượng lao động đông đảo nhất nhưng cũng bị áp bức
nhiều nhất. Do đó, Nguyễn Ái Quốc luôn coi trọng hai giai cấp này và khẳng định
“công nông là người chủ của cách mệnh. Như vậy con đường cách mạng vô sản mà
Người vạch ra ấy là do công - nông thực hiện. Đây là một điểm sáng tạo rất lớn của
Hồ Chí Minh trong con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Như vậy, với quan
7


điểm cách mạng này, con đường cách mạng vô sản đã lơi kéo được tồn dân tham
gia cách mạng, cơng nơng từ trước vốn bị lãng qn thì nay họ nơ nức tham gia
cuộc cách mạng của mình, con đường cách mạng của Hồ Chí Minh đã đáp ứng

được nguyện vọng của toàn thể tầng lớp bị áp bức.
- Thứ ba là trong việc xác định nhiệm vụ của con đường cách mạng: Lý luận
cách mạng của các nhà kinh điển đã vạch ra là sau khi tiến hành cách mạng tư sản
thì phát triển lên chủ nghĩa tư bản rồi mới tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng Nguyễn Ái Quốc lại khẳng định chúng ta sẽ đi
lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và bỏ qua sự phát triển chủ nghĩa xã hội,
bởi vì điều đó phù hợp với cách mạng Việt Nam. Như vậy, con đường phát triển xã
hội mà Nguyễn Ái Quốc vạch ra đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và quyền lợi
của giai cấp vô sản, quần chúng cần lao: bởi vì xã hội chủ nghĩa là một xã hội tốt
đẹp bảo vệ quyền lợi cho tất cả mọi người.
Như vậy, sự lựa chọn con đường cứu nước và phát triển xã hội của nhân dân ta
chính là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên đường đấu tranh chính trị quyết
liệt ở Việt Nam trong mấy thập kỷ đầu của thế kỉ XX. Con đường cách mạng vô
sản được nhân dân ta chấp nhận và lịch sử dân tộc lựa chọn bởi trước hết đây là
con đường đáp ứng yêu cầu lớn của lịch sử dân tộc ta lúc bấy giờ: giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.
2.2. Phù hợp với xu thế thời đại
Theo Lênin, một giai đoạn lịch sử được gọi là thời đại trong đó nó bao hàm
mọi hiện tượng, mọi sự kiện, thậm chí là mọi cuộc chiến tranh mn hình mn
vẻ. Chúng ta khơng thể biết một phong trào cá biệt nào đó phát triển đến mức độ
nào và thành quả ra sao, nhưng chúng ta có thể biết được giai cấp nào đứng ở vị trí
trung tâm của thời đại, xu thế của thời đại để xác định đúng con đường giải phóng
cho lịch sử dân tộc ta là con đường cách mạng vơ sản.
Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là con đường cách mạng phù hợp với
xu thế phát triển của lịch sử nhân loại. Sự phù hợp đó thể hiện từ những điều nhỏ
nhất đến những điều vĩ đại nhất, nó quy tụ trong ba nhân tố lớn: trước hết đó là ở
cách ra đi tìm đường cứu nước của Người cũng là một quyết định của thời đại,
trong đó, Nguyễn Ái Quốc đã chọn phương Tây trên con đường tìm kiếm chân lí
8



của mình cũng là chuyển biến tư tưởng hợp thời đại. Chỉ khi đặt chân sang phương
Tây, Nguyễn Ái Quốc mới là người phát hiện ra ranh giới bạn – thù một cách rõ
nét nhất; thứ hai là khi Người quyết định đi theo cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tháng Mười Nga và đặt cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách
mạng vô sản và cuối cùng là để đáp ứng được nguyện vọng của nhân loại cũng như
yêu cầu của lịch sử của thời đại, Người đã đưa ra học thuyết về chủ nghĩa thực dân
và cách đánh đổ nó.
Có thể thấy, những luận điểm sáng tạo đó của Hồ Chí Minh mang tính cách
mạng và khoa học, phù hợp với yêu cầu lịch sử, phù hợp với nguyện vọng giải
phóng dân tộc hồ bình cho thế giới của nhân loại, con đường giải phóng thuộc địa
đó đã được thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam minh chứng về tính đúng đắn của
nó. Với hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân ta đã góp phần xố tên
chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên thế giới. Những tên thực dân đầu sỏ trên thế giới
như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều bị đánh bại bởi một dân tộc nhược tiểu, đất
khơng rộng, người khơng đơng, nhưng lịng u nước và tinh thần đồn kết dân tộc
thì vơ bờ bến.
Tóm lại, với những bước đi đúng đắn đầu tiên trên con đường đi tìm chân lí,
cho đến khi xác định một con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc và đề ra
những luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo đã chứng tỏ Hồ Chí Minh
là một con người có tầm nhìn xa trơng rộng của một bậc tiên tri. Chính nhờ sự
nhạy cảm về chính trị, Hồ Chí Minh đã nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại
để đặt cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của lịch sử nhân loại và Người xứng
đáng là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là linh hồn của cách mạng giải phóng dân tộc.
III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, tìm hiểu con đường cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc
3.1. Đối với dân tộc
Với những biến cố lịch sử trong một thế kỉ qua, dựa vào những thắng lợi đã đạt
được trong trong cuộc tranh đấu giành và bảo vệ quyền dân tộc cơ bản, cũng như
trong xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí

Minh lựa chọn, chúng ta càng thấu hiểu thêm ý nghĩa lịch sử và thời đại của sự
9


kiện đi ra thế giới để thu nhận những giá trị văn hóa - văn minh nhân loại, mưu tìm
con đường cho sinh tồn và phát triển của Nguyễn Ái Quốc.
Có thể thấy, con đường cứu nước cứu, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự
kiện mở ra q trình Việt Nam từng bước hội nhập vào dịng tiến hóa theo xu thế
mới của nhân loại dưới sự dân dắt của Người. Trong q trình đó, trên cơ sở tiếp
nhận những giá trị văn hóa – văn minh nhân loại và nắm bắt được xu thế phát triển
của lồi người trong thời đại mới, thơng qua con đường cách mạng mà Người đã
lựa chọn, Việt Nam đã kết hợp thành công sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
tạo nên sức mạnh tổng hợp (cả lực, thế, thời) đưa tới những thắng lợi lịch sử cho
cách mạng Việt Nam trong một thế kỉ qua. Mặt khác, trong q trình đó, dân tộc ta
đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại, thúc đẩy lịch sử loài người
tiến lên theo hướng tiến bộ. Bởi vậy, kiên trì con đường cách mạng độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn khơng chỉ giữ
gìn độc lập, tự do cho dân tộc mà còn giữ vững các nhân tố đảm bảo cho thắng lợi
của cách mạng nước ta để đất nước tiếp tục tiến bước mạnh mẽ nhằm hồn thiện
những mục tiêu vì dân tộc, vì con người Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh
chung của nhân loại tiến vì hịa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các giá trị trên
đây, sự kiện lịch sử Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước càng có ý nghĩa
thực tiễn với đường lối đổi mới của Đảng. Trên thực tế, sự hội nhập quốc tế của
Việt Nam cũng là tiếp tục quá trình dân tộc ta đi ra thế giới trong điều kiện lịch sử
mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp nhận các giá trị văn hóa – văn minh nhân
loại và nắm bắt xu thế phát triển của loài người, nhằm vận dụng và tiến hành công
cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, cần phải nắm vững tư tưởng cốt
lõi trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc để không chỉ nắm bắt được xu
thế phát triển của lồi người mà cịn vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Chỉ có như vậy mới giải quyết tốt các mối quan hệ trong xã hội, phát huy cao độ
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với
thời đại, đưa đất nước phát triển vững chắc, thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội.

10


3.2. Đối với thế hệ trẻ
Có thể thấy, việc nghiên cứu con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc sẽ
mang lại những bài học đắt giá về nghị lực và ý chí quyết tâm của Người trong
hành trình tìm đường cứu nước đối với tuổi trẻ Việt Nam hôm nay.
Bài học ấy nhắc nhở tuổi trẻ rằng, để xây dựng thành công và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, cịn phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đòi
hỏi thanh niên phải phát huy tốt vai trò xung kích, ra sức học tập, rèn luyện, có
được nghị lực và ý chí quyết tâm, khơng ngừng nâng cao giác ngộ lý tưởng cách
mạng, để "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên", hồn thành xuất sắc
sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây
dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc đã để lại cho thanh niên thông điệp về tinh thần tự
tôn và tự hào dân tộc, để trong bất cứ hoàn cảnh nào, thế hệ trẻ, với tinh thần vì tự
do của dân tộc, cần tiếp tục tìm nhiều cách thức để xây dựng và phát triển đất nước
Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ
hằng mong đợi từ khi mới thành lập nước; đồng thời, cần siết tay đồn kết và
khơng ngừng vươn lên để học tập, để rèn luyện và để cống hiến cho Tổ quốc.
3.3. Đối với bản thân
Bản thân là sinh viên năm thứ hai của trường ĐHKTQD, sau khi tìm hiểu sâu
về con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Ái Quốc, tôi nhận thấy, tư tưởng và
nhận thức của mình đã có những biến chuyển tích cực nhất định.
Thứ nhất, thơng qua con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, tôi nhận thấy,

khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết, bên cạnh những cách giải quyết theo lối
mịn và sáo rỗng, khơng cịn phù hợp, cần mạnh dạn tìm ra những lối đi mới chứ
khơng bước trên lối mịn cũ. Do đó, để hành trình trưởng thành thực sự có kết quả
tốt, tôi nhận thấy bản thân không nên chỉ là một sinh viên chỉ biết đi học với điểm
số như phần lớn những sinh viên khác, mà cần có vốn kiến thức thực tiễn, bên cạnh
lý thuyết là nền tảng. Do đó, ngồi việc học trên giảng đường, tơi đã tích cực tham
gia những hoạt động do Lớp – Khoa – Trường và các hoạt động xã hội khác, nhằm
đóng góp cơng sức cho xã hội, cũng như tự hồn thiện kỹ năng mềm của bản thân
mình.
11


Thứ ba, từ ý nghĩa cốt lõi của con đường cứu nước, tơi hình thành nhận thức
học tập các trào lưu, các tiến bộ của nhân loại, đồng thời phải dựa trên năng lực
của bản thân là chủ yếu. Điều này có ý nghĩa vơ cùng với giới trẻ, đặc biệt là lứa
tuổi chuẩn bị ra xã hội. Ví dụ, với bản thân, tơi ln có ý thức hịa mình vào sự
phát triển vượt bậc của công nghệ số, tuy nhiên, từ khi tìm hiểu con đường cứu
nước của dân tộc, tơi nhận thấy, cần có sự tiếp thu chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh
học vấn, kinh tế của cá nhân để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của mình và gia đình mình.
Thứ tư, phải ln luôn nỗ lực, phấn đấu và không được thỏa mãn. Vì cuộc sống
ln ln vận hành đi lên, nếu khơng phấn đấu thay đổi mình cho phù hợp, chúng
ta sẽ bị tụt hậu và bị lệ thuộc, làm ảnh hưởng đến chính chất lượng cuộc sống của
chúng ta. Đặc biệt là lớp trẻ ngày nay, khi cái “đầy đủ” trước mắt làm chúng ta dễ
nhụt chí, bng xi mà thỏa mãn, thì bài học mà Bác để lại, là vơ cùng quý báu.

KẾT LUẬN
Có thể thấy, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc trong tiến trình phát triển đều
phải lựa chọn cho mình một con đường đi phù hợp. Sự lựa chọn con đường phát
triển của đất nước trong mỗi thời kỳ lịch sử thường gắn với tên tuổi của một vĩ

nhân, một anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Hồ Chí Minh cũng là một vĩ nhân như vậy.
Người đã có cơng lớn trong việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi sự
thống trị của chủ nghĩa thực dân, mở đầu cho con đường CNXH của dân tộc. Điều
này khơng chỉ có ý nghĩa với q khứ, hiện tại mà còn cả tương lai của dân tộc,
của giới trẻ qua các giai đoạn phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Đảm (2002), Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc
Việt Nam đầu thế kỉ XX và quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1930 đến nay,
NXB GD, Hà Nội.
[2]. Viện Mác - Lênin (1985), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tóm tắt), NXB ST, Hà
Nội.
[3]. Nguyễn Trọng Văn (2001), Các khuynh hướng chính trị trong phong trào giải
phóng dân tộc ở Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX, Giáo trình dùng cho sinh viên ngành
12


sử - Đại học Vinh.

13



×