Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA đối với giao thông vận tải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.42 KB, 81 trang )

Bộ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU Tư
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT
TRIẺN

Trí Tuệ Và Phát Triển

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

MỘT SĨ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ sử DỤNG
HIỆU QUẲ NGUỒN VỐN ODA ĐỐI VỚI GIAO
THÔNG VẬN TẲI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Viết Khang
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên

: Nguyễn Thị Tuyết Mai
: 5024011088


Khóa

: II
: Kinh tế

Ngành
Chuyên ngành

: Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI, NÃM 2015




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình theo học tại Học viện Chính sách và Phát triển
cũng nhu trong q trình làm Khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận đuợc rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, Ban Giám hiệu nhà truờng, gia đình và
bạn bè. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sự tri ân đặc biệt tới:
Ban Giám hiệu Học viện, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế đối ngoại
truờng Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Tiến sĩ Hoàng Viết Khang - Vụ truởng Vụ Kinh tế đối ngoại, điều
phối viên quốc gia GMS. Một nguời đáng kính trong cơng việc và cuộc sống.
Thầy đã ln tận tình huớng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực tập cũng nhu hồn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Chun viên Đào Xn Năng- truởng phịng Phịng các tổ chức tài
chính quốc tế, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tu. Nguời chú kính
mến đã hết lịng giúp đỡ, dạy bảo, động viên tơi khơng chỉ trong cuộc sống
mà cịn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hồn thành
Khóa luận tốt nghiệp.
Do trình độ lý luận cũng nhu thực tiễn còn nhiều hạn chế nên trong q
trình hồn thành Khóa luận, khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
đuợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của q thầy cơ để Khóa luận đuợc hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Mai

1



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “ Một số giải pháp nhằm thu
hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA đối vói giao thơng vận tải Việt
Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và có sự
hỗ trợ của giáo viên huớng dẫn TS. Hoàng Viết Khang. Các số liệu trong
khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đuợc trích dẫn, có tính kế thừa
từ các sách, tạp chí và các cơng trình nghiên cứu khác nhau.
Neu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin chịu trách nhiệm hồn
tồn truớc Hội đồng, cũng nhu kết quả khóa luận của mình.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU..........................................................................ix
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM
.................................................................................................................................. 4

1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA)...........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn ODA...............................................................4
1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA..............................................................5
1.1.3. Phân loại nguồn vốn ODA....................................................................8
1.2. Nguyên tắc cơ bản và lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA.........................9
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản.................................................................................9
1.2.2. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA....................................10
1.3. Hỗ trợ phát triển chính thức đối với giao thơng vận tải Việt Nam... 12
1.3.1 Vai trò và đặc điểm của ngành giao thơng vận tải ở Việt Nam..............12
1.3.2. Vai trị của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chỉnh thức đổi với giao
thông vận tải ở Việt Nam.................................................................................12
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng nguồn vốn ODA
đối với giao thông vận tải...................................................................................14
1.4.1. Kinh nghiệm của các quốc gia thành công.........................................14
1.4.2. Kinh nghiệm của các quốc gia không thành công..............................16
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................19


Chương 2. THựC TRẠNG THU HÚT VÀ sử DỤNG ODA ĐỐI VỚI
GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2014...................20
2.1. Tổng quan hệ thống giao thông Việt Nam................................................20
2.1.1.

Hệ thống giao thông đường bộ............................................................20

2.1.2.

Hệ thống giao thông đường sắt...........................................................21


2.1.3.

Hệ thống giao thông đường thủy nội địa.............................................21

2.1.4.

Hệ thống giao thông đường biển.........................................................21

2.1.5.

Hệ thống giao thông hàng không........................................................22

2.1.6.

Hệ thống giao thông đô thị..................................................................22

2.1.7.

Hệ thống giao thơng nơng thơn...........................................................23

2.2. Tình hình thu hút và sử dụng ODAtại Việt Nam giai đoạn 19932014................................................................................................................... 24
2.2.1.

ODA phân bổ theo đổi tác tài trợ........................................................24

2.2.2.

ODA phân bổ theo lãnh thổ................................................................25

2.2.3.


ODA phân bổ theo cam kết, kỷ kết và giải ngân..................................25

2.2.4.

ODA phân bổ theo ngành, lĩnh vực.....................................................27

2.3. Tình hình thu hút và sử dụng ODA đối với giao thông vận tải Việt
Nam giai đoạn 1993 đến 2014...........................................................................29
2.3.1.
Tổ chức thu hút và quản lý thực hiện nguồn vốn ODA trong ngành
giao thơng vận tải ở Việt Nam...............................................................................29
2.3.2.
Tĩnh hình thu hút ODA đổi với giao thông vận tải Việt Nam giai
đoạn 1993-2014.....................................................................................................30
2.3.3.
Tỉnh hình sử dụng ODA đổi với giao thơng vận tải Việt Nam giai
đoạn 1993 đến 2014...............................................................................................33
2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn ODA trong giao thơng vận tải Việt
Nam..................................................................................................................... 42
2.4.1.

Những mặt đạt được............................................................................42

2.4.2.

Những hạn chế và nguyên nhân..........................................................45

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................51


VI


Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ sử DỤNG
HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA ĐỐI VỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI
VIỆT NAM............................................................................................................52
3.1. Định hưởng phát triển ngành giao thông vận tải đến năm 2020 52
3.1.1.

Quan điểm phát triển ngành giao thông vận tải đến năm 2020.... 52

3.1.2.

Mục tiêu phát triển giao thơng vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030...............................................................................................................53
3.1.3.

Dự báo nhu cầu sử dụng vốn ODA đổi với giao thông vận tải Việt

Nam đến năm 2020................................................................................................55
3.2. Định hưởng thu hút, sử dụng vốn ODA trong ngành giao thông vận
tải đến năm 2020............................................................................................... 56
3.2.1.
Quan điểm thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành giao thông
vận tải Việt Nam.....................................................................................................56
3.2.2.
Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giao
thông vận tải Việt Nam...........................................................................................57
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn

vốn ODA đối với giao thông vận tải Việt Nam..................................................59
3.3.1.

Nhóm giải pháp về thể chế, chỉnh sách và tổ chức bộ máy..................59

3.3.2.

Nhóm giải pháp về tăng cường huy động vốn đổi ứng........................60

3.3.3.

Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng và tái định cư......................61

3.3.4.

Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực.............................................61

3.3.5............................................................................................................................. Nh
óm các giải pháp khác...........................................................................................62
KÉT UUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................64
KÉT UUẬN............................................................................................................ 65
DANH MỤC TÀI UIỆU THAM KHẢO.............................................................66

VI


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
Từ viết
tắt


Tiếng nước ngoài

ADB

Asian Development Bank

BOT

Built-Operation-Transfer

BT

Tiếng Việt

Ngân hàng phát triển Châu Á

Xây dựng - kinh doanh chuyển giao

Built - Transfer

Xây dựng - chuyển giao

BTA

Bilateral Trade Agreement

BTO

Built -Transfer - Operation


Hiệp định thuong mại song
phuong

Xây dựng - chuyển giao kinh doanh

DAC

Development Assistance

ủy ban hỗ trợ phát triển

Committee

EC

European Community

ETI

Enabling Trade Index

EU

European Union

Cộng đồng Châu Âu

Báo cáo xúc tiến thucmg mại
toàn cầu


Liên minh Châu Âu

Food and Agriculture
FAO

Organization of the United
Nations

VI

Tổ chức nông nghiệp và
luông thực


FDI

GDP

IFAD

ILO

IMF

JBIC

NICs

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập nội địa

International Fund for

Quỹ quốc tế phát triển nông

Agricultural Development

nghiệp

International Labour

Tổ chức lao động quốc tế

Organization
International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

Japan Bank for International

Ngân hàng Hợp tác quốc tế

Cooperation

Nhật Bản


New Industrial Countries

Những nước công nghiệp
mới nổi

Organization for Economic
OECD

Cooperation and

phát triển

Development

ODA

UN

Tổ chức hợp tác kinh tế và

Offcial Development

Viện trợ phát triển chính thức

Assistance

The United Nations

Liên hiệp quốc


Chương trình phối hợp của
UNAIDS

United Nations Programme
on HIV/AIDS

7

Liên hiệp quốc về HIV/AIDS


UNDP

UNFPA

UNHCR

UNICEF

UNIDO

UNODC

WB

United Nations Development

Chương trình phát triển Liên


Programme

Hiệp Quốc

UN Fund for Population

Quỹ dân số Liên hiệp quốc

Activities
United Nations High

Cao ủy Liên hiệp quốc tế về

Commissioner for Refugees

người tị nạn

United Nations Children's

Quỹ đầu tư phát triển Liên

Fund

hiệp quốc

United Nations Industrial

Chương trình phát triển công

Development Organization


nghiệp của Liên hiệp quốc

United Nations Office on
Drug and Crime

Cơ quan phòng chống ma túy
và tội phạm của Liên hiệp
quốc

World Bank

Ngân hàng thế giới

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


WEF

8


9


Ký hiệu

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 2.1

Vốn ODA ký kết theo vùng, lãnh thổ ( 1993-2014)

25

Bảng 2.2

Biểu cam kết, ký kết, giải ngân 1993 -2014

26

Biểu 2.3

Biểu đồ cam kết, ký kết, giải ngân từ 1993-2014


27

Biểu 2.4

Cơ cấu ODA phân theo ngành ( 1993 - 2014 )

29

Bảng 2.5

Các nhà tài trợ ODA cho GTVT ở Việt Nam
(1993-2014)

32

Bảng 2.6

Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA trong Giao thông

34

vận tải ở Việt Nam 1993- 2015 (lũy kế đến
30/03/2015)
Bảng 2.7

Các dự án ODA giao thông vận tải ở Việt Nam (1993 2014)

36


Bảng 2.8

Phân bổ vốn ODA theo lĩnh vực giao thông vận tải

37

( 1993-2014)
Bảng 2.9

Các nhà tài trợ ODA cho giao thông vận tải đuờng bộ

38

Bảng 2.10

Các nhà tài trợ ODA cho giao thông vận tải đuờng sắt

39

Bảng 2.11

Các nhà tài trợ ODA cho lĩnh vực đuờng thủy nội địa

40

Bảng 2.12

Các nhà tài trợ ODA cho giao thông đuờng biển

41


Bảng 2.13

Mức hữu dụng và chất luợng cơ sở hạ tầng Giao thông

43

vận tải (2009 - 2014)
Biểu 3.1

Định huớng phát triển kết cấu giao thông vận tải

54

(2016- 2020)
Bảng 3.2

Dự báo nhu cầu sử dụng vốn ODA trong Giao thông
vận tải ở Việt Nam thời kỳ 2016- 2020

10

57


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các quốc gia đang phát triển, vốn có vai trị đặc biệt quan trọng
và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế, cũng nhu giải quyết các vấn đề
văn hóa, chính trị, xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, viện trợ ODA hay

hỗ trợ phát triển chính thức ra đời nhằm giúp các nuớc nghèo giải quyết tình
trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu đuợc đầu tu vào những lĩnh vực đầu
tàu của nền kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành khác.
Trên thực tế vai trò của ODA hết sức quan trọng, có thể thấy qua thực
tế ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của
Mỹ mà EU đạt đuợc sự tăng truởng ngoạn mục, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng
là hai nuớc đuợc nhận nhiều viện trợ từ Mỹ. Kết quả sau một thời gian nhất
định, Nhật Bản trở thành cuờng quốc kinh tế sau Mỹ, còn Hàn Quốc cũng
vuơn lên thuộc nhóm các nuớc cơng nghiệp mới NICs.
Đối với Việt Nam, trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt kéo dài, những
cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam vốn đã lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, do đó, kể từ khi Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA từ năm 1993.
Nguồn vốn ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng giúp cải thiện
một phần đáng kể tình trạng thiếu vốn cho phát triển, đáp ứng nhu cầu vốn
cho đầu tu thúc đẩy kinh tế nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Trải qua hơn 20 năm, nhờ có nguồn vốn ODA mà cho đến nay hệ thống
kết cấu hạ tầng ở Việt Nam đã đuợc phát triển tuơng đối hiện đại với nhiều
tuyến đuờng giao thông đuợc làm mới, nâng cấp, nhiều cảng biển, cụm cảng
hàng không cũng đuợc xây mới, mở rộng và đặc biệt là sự ra đời của các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã tạo ra một môi truờng hết
sức thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngồi nuớc.
Do đó, việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn để đầu tu cho hệ thống
cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nhất là nguồn vốn ODA, rất đuợc Việt Nam
quan tâm.

1


Trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế đang diễn ra sâu rộng trên khắp thế
giới, nhu cầu về ODA của các nuớc đang phát triển ngày càng tăng trong khi

luợng cung cấp ODA của các nhà tài trợ đang có xu huớng giảm.
Thực trạng này đặt ra nhiều câu hỏi: tình hình thu hút và sử dụng ODA
của ngành giao thông giao thông vận tải thời gian qua nhu thế nào? đã đạt
đuợc thành tựu gì? có hạn chế gì? cần những giải pháp gì để nâng cao khả
năng thu hút và sử dụng ODA trong ngành giao thông vận tải trong thời gian
tới?
Việc tìm ra giải đáp cho các câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng và góp
phần tăng cuờng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đối với ngành giao
thông vận tải. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn
đề tài: “ Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
ODA đối vói giao thơng vận tải Việt Nam ” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA
trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2014.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA đối với các dự án ngành
giao thơng vận tải, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu
hút và sử dụng ODA cho giao thông vận tải ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
về không gian: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn
vốn ODA đối với giao thông vận tải ở Việt Nam.
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn ODA đối với giao thơng vận tải ở Việt Nam.
về thịi gian: Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập
trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2014.
5. Phưong pháp nghiên cứu

2



Luận văn có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học
như phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê.
Bên cạnh đó, luận văn dùng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân
tích so sánh làm phương pháp chủ đạo trong khi tiếp cận đề tài.
Nguồn thông tin và số liệu trong bài viết được thu thập từ các cơng
trình nghiên cứu các báo cáo, thống kê từ Vụ kinh tế đối ngoại- Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Vụ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Giao thơng vận tải.
6. Ket cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hỗ trợ phát triển chính thức
đối với giao thơng vận tải Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA đối với giao thông vận
tải Việt Nam giai đoạn 1993-2014
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy thu hút và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn ODA đối với giao thông vận tải Việt Nam

3


Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI GIAO THƠNG VẬN TẢI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA)
1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức nguyên
gốc tiếng Anh là Official Development Assistance (sau đây gọi tắt là ODA).
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ODA, các cách hiểu về ODA cũng
thay đổi cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới.
Thuật ngữ ODA lần đầu tiên được ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) của

tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sử dụng vào năm 1969 với ý
nghĩa là sự trợ giúp có ưu đãi về mặt tài chính của các nước giàu, các tổ chức
quốc tế cho các nước nghèo. Với quan điểm này, ODA mang tính tài trợ là
chủ yếu. Từ sau những năm 70 trở lại đây, quan niệm về ODA đã có nhiều
thay đổi
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “ODA là một phần của tài chính phát
triển chính thức (ODF) mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa
phương dành cho các nước đang phát triển, trong đó có yếu tố viện trợ khơng
hồn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện
trợ”.1
Theo Liên hợp quốc (UNDP ): “ ODA bao gồm các khoản viện trợ
khơng hồn lại và các khoản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụ thể
là: do khu vực tư nhân chính thức thực hiện, chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế
và phúc lợi, cung cấp với các điều khoản ưu đãi về mặt tài chính ( nếu là vốn
vay thì có phần khơng hồn lại ít nhất là 25% )”.
Tại Việt Nam, trong nghị định 38/2013/NĐCP được ban hành ngày 23
tháng 4 năm 2013 về “Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ ”, cụ thể: “Hỗ trợ phát triển chính

1 Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB) xuất
bản vào tháng 6 năm 1999


thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính
phủ
Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngồi, các tổ chức
quốc
tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia cung cấp cho nhà nước
hoặc

Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hình thức cung cấp
ODA bao gồm: ODA khơng hồn lại; ODA vốn vay có yếu tố khơng hồn
lại
đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các
khoản
vay không ràng buộc”.

Từ các góc độ nhìn nhận khác nhau, các tổ chức kinh tế đã đưa ra rất
nhiều định nghĩa về ODA, nhưng khái quát nhất có thể hiểu như sau:
Nguồn vốn ODA là luồng vốn đầu tư ưu đãi với thành tố ưu đãi ít nhất
là 25%, tính theo tỷ lệ chiết khấu 10%, đây là nguồn vốn do các tổ chức chính
thức cung cấp (chính phủ và các chính quyền địa phương hoặc đại diện của
các tổ chức đó ) đến các nước đang và kém phát triển nhằm mục tiêu hàng
đầu là thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các nước đó.
1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn quan trọng, đóng góp vào sự phát triển
của các nước đang và chậm phát triển, khác với nguồn vốn vay thương mại thì
vốn ODA mang những nét đặc điểm cơ bản như sau:
a/ về chủ thể tài trợ và đổi tượng tiếp nhận vốn vay ODA.
Các nhà tài trợ chính là chính phủ các nước phát triển, tổ chức liên
chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế, các
ngân hàng phát triển khu vực và các tổ chức phi chính phủ.
Đối tượng tiếp nhận vốn ODA là chính phủ các nước đang và kém phát
triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính. Đối với các cá nhân và
doanh nghiệp không được trực tiếp nhận ODA. Bởi vì việc đứng ra tiếp nhận
ODA ln đi kèm với trách nhiệm trả nợ trước khoản nợ này.
Hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển nhận
được ODA là:



- Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) bình qn đầu
nguời thấp. Nuớc có GDP bình quân đầu nguời càng thấp thì thuờng tỷ lệ
viện trợ khơng hồn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp
và thời hạn uu đãi càng lớn. Khi trình độ phát triển các nuớc này qua nguỡng
đói nghèo thì sự uu đãi này sẽ giảm đi.
- Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nuớc này phải
phù hợp với chính sách và phuơng huớng uu tiên xem xét trong mối quan hệ
giữa bên cấp và bên nhận ODA.
b/ về tỉnh ưu đãi của nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn của các nuớc phát triển, các tổ chức
quốc tế đối với các nuớc đang và chậm phát triển, với mục tiêu hàng đầu là
trợ giúp phát triển kinh tế xã hội. Do đó, khác với nguồn vốn vay thuơng mại
thì nguồn vốn ODA có tính uu đãi đặc biệt dành cho nuớc vay.
Khối luợng vốn lớn từ hàng trăm đến hàng triệu USD mà thời gian cho
vay, hoàn trả vốn hay chi trả lãi dài. Ví dụ nhu vốn ODA của WB, ADB,
ngân hàng Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JBIC) có thời gian hồn trả là 40 năm
và thời gian ân hạn là 10 năm.
Nguồn vốn ODA có một phần viện trợ khơng hồn lại, phần này duới
25% tổng số vốn vay. Thành tố cho không đuợc xác định dựa vào thời gian
cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín
dụng thuơng mại.
Các khoản vay thuờng có mức lãi suất rất thấp, khoảng từ 0,5% đến 5%
/năm (trong khi lãi suất vay trên thị truờng tài chính quốc tế là trên 7% /năm
và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ, lãi suất của
ADB là 1%/năm, của WB là 0,75% /năm, Nhật Bản dành mức lãi suất cho
vay vốn ODA uu đãi từ 0,75- 1,3% /năm dành cho các nuớc đang phát triển.
c/ về các điều kiện ràng buộc kèm theo khi tiếp nhận nguồn vốn ODA
Tuỳ theo khối luợng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có
thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng
6



buộc có thể là ràng buộc một phần hay ràng buộc tồn bộ về kinh tế, xã hội và
chính trị. Ngoài ra, mỗi nuớc cung cấp viện trợ khác nhau đều có những ràng
buộc khác nhau và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nuớc
nhận. Thông thuờng, các ràng buộc kèm theo thuờng là các điều kiện về mua
sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nuớc tài trợ đối với nuớc nhận
tài trợ.
Ví dụ: Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua
hàng hóa và dịch vụ của nuớc mình. Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy
Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan 2,2%, hai nuớc này đuợc coi là những nuớc có
tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài trợ thấp. Nhìn
chung, 22% viện trợ của DAC phải đuợc sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ
của các quốc gia viện trợ.
Nguồn vốn ODA luôn bao gồm cả tính uu đãi cho nuớc tiếp nhận và lợi
ích của nuớc viện trợ. Các nuớc viện trợ cũng vừa quan tâm đến lợi ích cho
mình, vừa gây ảnh huởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ tu vấn vào nuớc tiếp nhận viện trợ.
Ngoài ra, những nuớc cấp viện trợ đòi hỏi các nuớc tiếp nhận phải thay
đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Do đó, khi
nhận viện trợ, các nuớc tiếp nhận cần cân nhắc kỹ luỡng những điều kiện của
các nhà tài trợ, khơng vì lợi truớc mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài.
d/ về tác động nợ công của nguồn vốn ODA
Những uu đãi đặc biệt mà nguồn vốn ODA đem lại cho nuớc tiếp nhận,
không đồng nghĩa với quan niệm ODA là nguồn vốn cho không mà giữa bên
tài trợ và bên tiếp nhận tài trợ thuờng xuất hiện mối quan hệ có cho, có nhận;
có vay và có trả.
Vì tính chất uu đãi về lãi suất và gia hạn dài nên trong thời gian đầu tiếp
nhận nguồn vốn ODA thì gánh nặng nợ nần thuờng chua xuất hiện. Sự phức
tạp chính là ở chỗ vốn ODA khơng có khả năng đầu tu trực tiếp cho sản xuất,

nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ.

7


Việc tính tốn để sử dụng có hiệu quả vốn ODA là công cụ hữu hiệu
thúc đẩy tăng truởng nhanh chóng của nền kinh tế, nguợc lại nếu sử dụng
khơng hiệu quả sau một thời gian dài vốn ODA có thể đẩy nuớc tiếp nhận vào
vịng nợ nần thậm chí là vỡ nợ.
1.1.3. Phân loại nguồn vốn ODA
Dựa theo từng tiêu chí cụ thể mà có các cách để phân loại nguồn vốn
ODA khác nhau
a/ Theo đổi tác tài trợ
- ODA song phuơng: nuớc này viện trợ, tài trợ cho nuớc khác, đuợc ký
kết giữa hai Chính phủ. Ví dụ nhu Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch,...
- ODA đa phuơng: nhiều nuớc hình thành một quỹ (hoặc tổ chức) để
viện trợ, tài trợ cho một nuớc. Ví dụ nhu: ADB, JICA, IMF, UN, UNDP.
b/ Theo tỉnh chất
- Viện trợ không hồn lại: Các khoản cho khơng, khơng phải trả lại.
- Viện trợ có hồn lại: Các khoản vay uu đãi (tín dụng với điều kiện “mềm”).
- Viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần cho khơng, phần cịn lại thực hiện
theo hình thức tín dụng (có thể là uu đãi hoặc thuơng mại).
c/ Theo mục đích
- Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực đuợc cung cấp để đầu tu xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi truờng. Đây là những khoản cho vay uu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức,
công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu
tiền đầu tu, phát triển thể chế và nguồn nhân lực... loại hỗ trợ này chủ yếu là
viện trợ khơng hồn lại.
d/ Theo điều kiện

- ODA không ràng buộc nuớc nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ không
bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
- ODA ràng buộc nuớc nhận:

8


+ Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị
hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nuớc
tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phuơng), hoặc các công ty
của các nuớc thành viên (đối với viện trợ đa phuơng).
+ Bởi mục đích sử dụng: Chỉ đuợc sử dụng cho một số lĩnh vực nhất
định hoặc một số dự án cụ thể.
- ODA có thể ràng buộc một phần: Một phần chi ở nuớc viện trợ, phần
còn lại chi ở bất cứ nơi nào.
e/ Theo đổi tượng sử dụng
- Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án
cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không
hoặc cho vay uu đãi.
- Hỗ trợ phi dự án: Bao gồm các loại hình nhu sau:
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thuờng là hỗ trợ tài chính trực tiếp
(chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu. Ngoại tệ
hoặc hàng hóa đuợc chuyển qua hình thức này có thể đuợc sử dụng để hỗ trợ
ngân sách.
+ Hỗ trợ trả nợ.
+ Viện trợ chuơng trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng
qt với thời gian nhất định mà khơng phải xác định một cách chính xác nó sẽ
đuợc sử dụng nhu thế nào.
1.2. Nguyên tắc cơ bản và lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
được nêu tại Điều 6, chương 1, nghị định 38/2013/NĐCP được ban hành ngày
23/ 04/2013 đó là:
ODA và vốn vay ưu đãi là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước được
sử dụng để thực hiện các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của đất

9


của
luật.

nước và được phản ánh trong ngân sách Nhà nước theo quy định
pháp

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên
cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ
động của các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối họp quản lý, kiểm tra và giám
sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan.
Việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi phải được
xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển
nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bền vững, bảo đảm ngun tắc
bình đẳng, cơng bằng, khả năng hấp thụ vốn, khả năng trả nợ và an toàn nợ
cơng, trong đó ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi cho các chương trình,
dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Bảo đảm tính cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc
cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi và trong việc sử dụng nguồn vốn này.
Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam và hài hịa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ về ODA và
vốn vay ưu đãi.

Tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân tiếp cận vốn ODA và vốn
vay ưu đãi trên cơ sở chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nhà nước và tư nhân.
Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các điều
ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà Chính phủ hoặc Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường họp có sự khác biệt giữa điều ước quốc tế về ODA và vốn
vay ưu đãi với quy định của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế.
1.2.2. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA
Lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi được nêu tại Điều 7,
chương 1, nghị định 38/2013/NĐCP được ban hành ngày 23 tháng 4 năm
2013. Cụ thể bao gồm các lĩnh vực sau:

1
0


Thứ nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô
lớn và hiện đại, bao gồm hạ tầng giao thông ( đuờng bộ, đuờng sắt, sân bay,
cảng biển và đuờng thủy nội bộ ); hạ tầng, đơ thị ( giao thơng đơ thị, cấp thốt
nuớc và vệ sinh môi truờng đô thị, hạ tầng cấp điện đô thị ); hạ tầng công
nghệ - thông tin và truyền thông; hạ tầng năng luợng ( uu tiên phát triển năng
luợng tái tạo và năng luợng mới), hạ tầng thủy lợi và đê điều.
Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm văn hóa, y tế, giáo
dục và đào tạo, dạy nghề, an sinh xã hội, giảm nghèo, dân số và phát triển.
Thứ ba, phát triển khoa học công nghệ cao, công nghệ nguồn và phát
triển khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực uu tiên, trọng điểm, kinh tế tri
thức và nguồn nhân lực chất luợng cao.
Thứ tu, phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm chuyển dịch cơ
cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, xây

dựng nông thôn mới.
Thứ năm, bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát
triển bền vững và tăng truởng xanh.
Thứ sáu, tăng cuờng năng lực thể chế và cải cách hành chính.
Thứ bảy, hỗ trợ thực hiện các chuơng trình mục tiêu quốc gia.
Thứ tám, bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát
triển bền vững và tăng truởng xanh.
Thứ chín, hỗ trợ thúc đẩy thuơng mại, đầu tu, tài chính, ngân hàng, du
lịch và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cuờng năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế.
Thứ muời, một số lĩnh vực uu tiên khác theo quyết định của Thủ tuớng
Chính phủ.

1
1


1.3. Hỗ trợ phát triển chính thức đối với giao thơng vận tải Việt Nam
1.3.1 Vai trị và đặc điểm của ngành giao thông vận tải ở Việt Nam
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng
vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản
phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra
liên tục và bình thường.
Với nhiệm vụ chủ yếu của mình, ngành giao thơng vận tải đáp ứng mọi
nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hóa trong q trình
lưu thơng, đáp ứng mọi nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Giao thơng vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tái sản
xuất của các ngành khác, từ việc vận chuyển nguyên nhiên liệu của các vùng,

miền trong cả nước và giao thương quốc tế. Cũng chính trong q trình xây
dựng và bảo vệ đất nước, ngành giao thơng vận tải giữ vai trị quan trọng
trong việc củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc
phịng.
Ngành giao thơng vận tải, tuy không tạo ra các sản phẩm vật chất mới
cho xã hội như các ngành kinh tế khác song nó lại tạo ra khả năng sử dụng
các sản phẩm xã hội, bằng cách đưa ra các sản phẩm đó từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu dùng, làm cho giá trị của sản phẩm được tăng lên.
Sản phẩm vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa. Được đo chủ
yếu bằng các chỉ tiêu như: khối lượng vận chuyển (số hành khách; số tấn hàng
hóa), khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km ), cự li vận chuyển trung
bình (km). Đó là đặc điểm mà các ngành kinh tế khác không có.
1.3.2. Vai trị của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đối với giao thơng
vận tải ở Việt Nam
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có vai trị quan trọng đối với sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với lĩnh vực giao thơng
vận tải nói riêng, cụ thể là:
Thứ nhất, Nguồn vốn ODA giúp bổ sung vốn cho đầu tư phát triển

1
2


Trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt, những cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải của Việt Nam vốn đã lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hơn
nữa, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc, nhu cầu vốn là
rất lớn, nếu chỉ huy động nguồn lực trong nuớc thì khơng thể đáp ứng đuợc
nhu cầu phát triển. Do đó, ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng
để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tu phát triển nhất là trong lĩnh vực giao
thông vận tải.

Thứ hai, nguồn vốn ODA giúp cải thiện giao thông vận tải Việt Nam
Với những uu đãi mà nguốn vốn này mang lại đã giúp nuớc nhận viện
trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những cơng trình địi hỏi vốn lớn, mức
sinh lời thấp nhu đuờng xá, cầu, cảng, sân bay... những dự án này có ý nghĩa
xã hội lớn, tạo điều kiện thu hút cùng một lúc cả hai nguồn vốn ODA và vốn
đầu tu trực tiếp nuớc ngoài (FDI) cho phát triển kinh tế.
Đến nay hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam đã đuợc phát triển
tuơng đối hiện đại với nhiều tuyến đuờng đuợc làm mới, nâng cấp, nhiều
cảng biển, cụm cảng hàng không cũng đuợc xây mới, mở rộng và đặc biệt là
sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã tạo ra
một môi truờng hết sức thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp
trong và ngoài nuớc.
Thứ ba, nguồn vốn ODA đầu tư cho giao thông vận tải giúp Việt Nam
đào tạo nguồn nhân lực.
Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm
giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ và phát triển nguồn
nhân lực nhu: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự
tham gia của những chuyên gia nuớc ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở
nuớc ngoài, tổ chức các chuơng trình tham quan học tập kinh nghiệm ở
những nuớc phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ dự án và
trực tiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ hiện đại cho
các chuơng trình, dự án. Thơng qua những hoạt động này các nhà tài trợ sẽ

1
3


×