SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
NGUYỄN VĂN TUẾ (Tổng Chủ biên) – ĐOÀN THỊ THUÝ HẠNH (Chủ biên)
NGUYỄN THỊ THANH NGA – NGUYỄN THỊ THU – ĐẶNG THỊ PHƯƠNG
HỒ THỊ HỒNG VÂN – DƯƠNG THỊ OANH
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NINH
Lớ p
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
6
2
MỤC LỤC
STT
TÊN BÀI
Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu
PHẦN 1
HƯỚNG DẪN CHUNG
PHẦN 2 HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Trang
4
5
14
Bài 1
Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938 (3 tiết)
15
Bài 2
Âm nhạc với người dân Quảng Ninh (3 tiết)
19
Bài 3
Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (2 tiết)
22
Bài 4
Vịnh Hạ Long với giá trị văn hóa và danh lam thắng cảnh (2 tiết)
25
Bài 5
Văn hóa lễ hội ở Quảng Ninh (3 tiết)
30
Bài 6
Thực hành trải nghiệm văn hóa Hạ Long (4 tiết)
34
Ôn tập - Kiểm tra (1 tiết)
38
Bài 7
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh (2 tiết)
41
Bài 8
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh (2 tiết)
46
Ôn tập - Kiểm tra (1 tiết)
52
Bài 9
Nghề truyền thống ở Quảng Ninh (2 tiết)
54
Bài 10
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh (2 tiết)
58
Bài 11
Mái trường mến yêu (2 tiết)
62
Bài 12
Tấm gương học sinh tiêu biểu (2 tiết)
65
Ôn tập - Kiểm tra (1 tiết)
69
Bảo vệ môi trường nơi em sống (2 tiết)
71
Ôn tập - Kiểm tra (1 tiết)
74
Bài 13
3
GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Tài liệu hướng dẫn dạy học giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 6 được
biên soạn bám sát chương trình Giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 và chương trình giáo dục địa phương do
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành năm 2020.
Tài liệu nhằm: cung cấp cho giáo viên các kiến thức cơ bản về nội dung giáo
dục địa phương (GDĐP) của tỉnh; gợi ý, định hướng cho giáo viên phương pháp,
cách thức tổ chức các hoạt hoạt động dạy học GDĐP một cách có hiệu quả; cung
cấp cho giáo viên các thiết kế tổ chức hoạt động dạy học cụ thể; tăng cường áp
dụng và chia sẻ các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội
dung GDĐP.
Cuốn tài liệu gồm hai phần chính:
Phần 1: Hướng dẫn chung
– Cung cấp các kiến thức cơ bản, khái quát về nội dung GDĐP;
– Cung cấp nội dung, yêu cầu GDĐP cấp Trung học cơ sở của tỉnh;
– Một số phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy học, cách đánh giá
GDĐP cấp Trung học cơ sở.
Phần 2: Hướng dẫn cụ thể
– Các thiết kế hoạt động dạy học cụ thể cho từng lĩnh vực (bài học).
Để sử dụng hiệu quả tài liệu này, các thầy/ cô cần lưu ý:
– Đọc nhanh từng phần của tài liệu để có cái nhìn tổng qt về cấu trúc, nội
dung của tồn bộ tài liệu.
– Đọc và tìm hiểu kĩ từng phần về nội dung kiến thức, phương pháp và hình
thức tổ chức hoạt động dạy học.
– Nghiên cứu kĩ thiết kế của từng bài học, nắm vững quy trình tổ chức hoạt
động trước khi tổ chức từng hoạt động dạy học.
4
PHẦN 1
hướng dẫn CHUNG
I – CĂN CỨ XÂY DỰNG NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
1. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi mới căn bản, tồn diện giáo
dục và đào tạo.
2. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng.
3. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
4. Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/1/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng.
5. Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong
Chương trình giáo dục phổ thông.
6. Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học trong
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 – 2021.
II – QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
1. Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân
cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của
chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, nội dung giáo dục địa phương
hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nội dung giáo dục địa phương; bản
sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá
chung của thời đại.
2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua
các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa
tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung thống nhất của địa
phương mang tính thống nhất, gồm các lĩnh vực: văn hóa, lịch sử truyền thống; địa
lí, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị – xã hội, mơi trường; chính sách an sinh xã hội,
đạo đức;...
3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ
động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp
với hồn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và
các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. Mỗi nhà
6
trường triển khai Chương trình nội dung giáo dục địa phương trong khuôn khổ kế
hoạch giáo dục nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
4. Đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm, vừa sức, phù
hợp với các đặc điểm tâm, sinh lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không
gây quá tải cho học sinh, tránh trùng lặp với Chương trình giáo dục phổ thơng các
mơn học và các hoạt động giáo dục khác.
III – MỤC TIÊU CHUNG
1. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh
tế, xã hội, mơi trường, hướng nghiệp,... của địa phương.
2. Hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi trong Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, khả năng tự định hướng nghề
nghiệp, khả năng thích ứng cuộc sống,…
3. Phát triển tình u, niềm tự hào và gắn bó với quê hương, với cộng đồng địa
phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của sự gắn kết, hòa nhập với
cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng q hương và cộng đồng; có ý
thức giữ gìn truyền thống quê hương, phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương,
vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề
của địa phương; chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.
4. Góp phần đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển của địa phương (về con
người, văn hóa, kinh tế – xã hội,…), đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực
địa phương, sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan tại địa phương trong công
tác giáo dục.
IV – YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Chương trình giáo dục địa phương góp phần hình thành và phát triển các phẩm
chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong
Chương trình tổng thể. Các phẩm chất chủ yếu sau:
– Yêu quê hương, đất nước; trân trọng những đóng góp của thế hệ trước.
– Có tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa,
lịch sử, truyền thống địa phương.
– Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân và với địa
phương mình.
7
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
Chương trình giáo dục của địa phương góp phần hình thành và phát triển các
năng lực sau:
– Các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
– Các năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học;
+ Năng lực tìm hiểu, khám phá;
+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động;
+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.
V – NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
1. Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh là thành phần của CTGDPT
2018 bắt buộc, tuân thủ các quy định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời
xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư của tỉnh Quảng Ninh,
nhấn mạnh một số quan điểm sau:
– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở các
vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hố, nghệ thuật, kinh tế – xã hội của
tỉnh Quảng Ninh; các vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn;
gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn.
– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở kế
thừa và kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác, như: Lịch sử, Địa lí,
Ngữ văn, Giáo dục cơng dân, Hoạt động trải nghiệm,... giúp học sinh vận dụng tích
hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các
vấn đề trong học tập và đời sống, phù hợp với lứa tuổi.
– Lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm
chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập,
hoạt động giáo dục trải nghiệm tích cực.
– Thiết kế nội dung theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp
với điều kiện kinh tế – xã hội của các vùng khác nhau trong tỉnh nhưng không tách
rời chương trình giáo dục tổng thể; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các
nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo
đảm trình độ chung của giáo dục phổ thơng trên cả nước.
8
2. Nội dung Giáo dục địa phương lớp 6
NỘI DUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Khái quát chung về
nội dung giáo dục địa
phương Quảng Ninh cấp
THCS.
Xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp học tập, cách
đánh giá kết quả học tập và khái quát được các nội dung
chính sẽ được học về giáo dục địa phương Quảng Ninh cấp
THCS.
Văn hóa, lịch sử truyền thống
– Xác định được phạm vi không gian, thời gian hình thành
vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ.
Quảng Ninh thời kì tiền
– Kể lại được một số truyền thuyết về quá trình lao động
sử đến năm 938.
sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên
vùng đất Quảng Ninh.
– Trình bày được vai trị của âm nhạc với đời sống của người
dân Quảng Ninh.
Âm nhạc với người dân
– Giới thiệu được một số bài hát tiêu biểu và các nghệ sĩ/ca
Quảng Ninh.
sĩ nổi tiếng của Quảng Ninh.
– Hát/giới thiệu được một số bài hát ca ngợi quê hương.
– Giới thiệu được nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc
Các dân tộc trên địa bàn ở Quảng Ninh.
tỉnh Quảng Ninh.
– Trình bày một số giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc
văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
– Giới thiệu được vị trí trên bản đồ, phạm vi, giá trị thiên
Vịnh Hạ Long với giá trị nhiên của Vịnh Hạ Long.
văn hóa và danh lam
– Giới thiệu được lịch sử hình thành nền văn hóa Hạ Long.
thắng cảnh.
– Kể lại được một vài truyền thuyết về vịnh Hạ Long.
9
– Giới thiệu khái quát về lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền).
Văn hóa lễ hội (lễ hội của – Trình bày được nguồn gốc và những hoạt động của các
làng, lễ hội đình, lễ hội lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) ở
chùa, lễ hội đền).
Quảng Ninh.
– Giới thiệu được một số lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình,
lễ hội chùa, lễ hội đền) ở Quảng Ninh.
– Tham gia các hoạt động giáo dục tái hiện lễ hội (lễ hội của
làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) tại thực địa hoặc tại
sân trường.
– Xây dựng được kế hoạch/dự án để giới thiệu về lễ hội (lễ
Thực hành lịch sử – Tái
hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) trên quê
hiện lịch sử
hương Quảng Ninh.
– Nêu được các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát triển các
giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình,
lễ hội chùa, lễ hội đền) trên quê hương Quảng Ninh.
Địa lí địa phương
Vị trí địa lí, đặc điểm lãnh
thổ, sự phân chia hành
chính tỉnh Quảng Ninh
và các huyện/thị xã/
thành phố.
– Trình bày và xác định được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ,
sự phân chia hành chính của tỉnh trên bản đồ. Xác định
được trên bản đồ của tỉnh các cửa khẩu và các địa phương
có chung đường biên giới với Trung Quốc.
– Xác định được trên bản đồ vị trí, sự phân chia hành chính
của huyện/thị xã/thành phố nơi học sinh đang sống, học tập.
– Biết tìm đường đi, tính được khoảng cách thực tế giữa hai
địa điểm trên bản đồ của tỉnh hoặc huyện/thị xã/thành phố
nơi học sinh đang sống (bản đồ in hoặc bản đồ số, bản đồ
trực tuyến,...)
10
Điều kiện tự nhiên và tài
– Trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nguyên thiên nhiên tỉnh
nhiên (địa hình, khí hậu, đất, sinh vật, thủy văn, khoáng sản) của
Quảng Ninh.
tỉnh Quảng Ninh.
– Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên, khai thác thông
minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững của tỉnh.
– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và một số
nguồn tài nguyên tiêu biểu của tỉnh. Đọc được biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa của một số trạm khí hậu trên địa bàn tỉnh.
– Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên của tỉnh qua tài
liệu và hoạt động trải nghiệm thực tế.
Kinh tế, hướng nghiệp
Nghề truyền thống.
– Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Quảng Ninh.
Các vấn đề ở làng nghề
truyền thống.
– Xây dựng được kế hoạch/dự án quảng bá, giới thiệu công
việc, sản phẩm của làng nghề.
Chính trị - xã hội
Ngơi trường của em.
– Giới thiệu được vị trí địa lí, q trình thành lập, phát triển,
truyền thống của ngôi trường học sinh đang học tập.
– Biết cách giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng
những việc làm cụ thể.
Những tấm gương tiêu – Giới thiệu được tấm gương tiêu biểu của học sinh
biểu của học sinh Quảng tỉnh Quảng Ninh trong các lĩnh vực giáo dục, thể thao,
Ninh trong học tập và nghệ thuật,...
rèn luyện.
– Trân trọng, tự hào và học tập những tấm gương tiêu
biểu đó.
Mơi trường
Thực trạng mơi trường
tại các khu dân cư của
tỉnh Quảng Ninh và nơi
học sinh sống, học tập;
biện pháp phịng chống
ơ nhiễm mơi trường.
– Tìm hiểu thực trạng môi trường tại các khu dân cư của
Quảng Ninh và nơi học sinh đang sống, học tập.
– Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các
biện pháp phịng chống ơ nhiễm mơi trường.
11
VI – ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
DẠY HỌC
1. Cấp THCS, nội dung giáo dục địa phương được dành thời lượng riêng 35
tiết/ năm học. Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục địa
phương, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách
linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đảm
bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.
2. Kết hợp những phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp và kĩ
thuật dạy học hiện đại tùy theo tình huống dạy học cụ thể nhằm tích cực hóa hoạt
động của người học. Chú trọng những phương pháp: Dạy học nhóm, dạy học theo
dự án, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,... Đây là những phương pháp dạy
học phổ biến để phát triển năng lực cho học sinh như năng lực tự chủ, tự học; giao
tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo… đáp ứng mục tiêu của chương trình
tổng thể.
3. Kết hợp học tập trên lớp với tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham
quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng
đồng, hoạt động tình nguyện,… nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học
tập, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hoá, lịch sử, kinh tế – xã hội,… địa phương
cho học sinh.
4. Cần chú ý tới những đặc điểm riêng của lứa tuổi để có những phương pháp dạy
học phù hợp.
VII – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Mục đích đánh giá là thu thập thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ
đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng
để phát triển chương trình nội dung giáo dục của địa phương theo hướng điều chỉnh
nâng cao tính khả thi.
2. Nhà trường và giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số
58/2011/TT – BGDĐT ngày 12/12/2011 và Thông tư số 26/ 2020/TT- BGDĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT và
các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Cơ quan quản lí giáo dục các cấp tổ chức đánh giá việc thực hiện nội dung giáo
dục địa phương cũng như kết quả thực hiện chương trình giáo dục địa phương nhằm
quản lí chất lượng các hoạt động dạy học nói chung và chất lượng chương trình giáo
dục địa phương nói riêng ở nhà trường.
12
4. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá: giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh tự
đánh giá, đánh giá sản phẩm của học sinh,... Hình thức tổ chức đánh giá, phương
thức đánh giá phải bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng
cấp học, không gây áp lực cho học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước,
gia đình học sinh và xã hội.
5. Kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương được ghi vào hồ sơ của học sinh
phù hợp với yêu cầu đề ra của từng nội dung chủ đề: nêu nhận xét hoặc cho điểm.
Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và
định kì về phẩm chất, năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại.
13
PHẦN 2
hướng dẫn cụ thể
VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
BÀI 1: QUẢNG NINH THỜI KÌ TIỀN SỬ ĐẾN NĂM 938 (3 tiết)
1. Mục tiêu:
• Xác định được phạm vi lãnh thổ, niên đại hình thành vùng đất, con người của
tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ.
• Kể lại được một số truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và
phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
• Thể hiện sự trân trọng q trình lao động sáng tạo, có ý thức bảo vệ và phát huy
những thành quả của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
2. Thời gian: 3 tiết
3. Địa điểm: lớp học
4. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của giáo viên (GV):
– Bản đồ thể hiện vị trí tỉnh Quảng Ninh trong lãnh thổ Việt Nam (hoạt động
Khởi động).
– Bài đọc "Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938" (hoạt động Khám phá).
– Ảnh vòng chuỗi nhuyễn thể phát lộ tại hang Đông Trong (hoạt động Khám phá).
– Ảnh rìu, vịng đeo tay, hạt chuỗi bằng đá ngọc và tàn tích thức ăn của người cổ
Hạ Long (hoạt động Khám phá).
– Ảnh Vịnh Hạ Long (hoạt động Khám phá).
* Chuẩn bị của học sinh (HS):
Tìm hiểu trước thơng tin liên quan đến nội dung bài học: Phạm vi lãnh thổ, niên
đại hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ; tìm hiểu một số
truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người
trên vùng đất Quảng Ninh.
5. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
GV yêu cầu HS quan sát hình vị trí Quảng Ninh trên bản đồ Việt Nam trong SGK.
15
Cách 1: GV đặt câu hỏi 1:
– Em có nhận xét gì về vị trí tỉnh Quảng Ninh trong lãnh thổ Việt Nam?
Sau khi HS trả lời câu 1, GV gợi ý câu tiếp theo:
– Em hãy giới thiệu sơ lược một số điểm về vùng đất Quảng Ninh?
– HS thảo luận và trả lời.
Cách 2: GV có thể tổ chức cho HS đóng vai với yêu cầu: Em hãy đóng vai hướng
dẫn viên và giới thiệu sơ lược một số điểm về vùng đất Quảng Ninh?
Qua việc giới thiệu về Quảng Ninh các em sẽ nêu lên những nhận định của mình
về vị trí cũng như đặc điểm của Quảng Ninh.
– HS thuyết trình.
– GV dẫn dắt: Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng đông bắc Việt Nam.
Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung
du, đồi núi, biên giới. Quảng Ninh là vùng đất được ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc
với văn hóa Hạ Long – nền văn hóa được coi như mốc tiến hóa của nền văn minh
người Việt cách ngày nay 4500 năm đến 4000 năm. Dấu tích của văn hóa Hạ Long
khơng chỉ được tìm thấy trên địa bàn miền Bắc mà cịn xuất hiện ở cả các khu vực
miền Trung, miền Nam Việt Nam và nhiều nơi thuộc Nam Trung Quốc, Đông Nam
Á. Nơi đây còn được gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân
tộc và là một điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Vậy phạm vi không gian, thời gian hình thành vùng đất, con người của tỉnh
Quảng Ninh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Khám phá (30 phút)
– GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn đoạn ngữ liệu phần Khám phá trong sách giáo khoa
(SGK) kết hợp quan sát hình ảnh và sơ đồ để hoàn thiện bài tập trong phần Khám phá.
– HS đọc thông tin bài đọc và quan sát bản đồ theo yêu cầu của GV.
1. Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ và thời gian hình thành vùng đất, con người của tỉnh
Quảng Ninh thời tiền sử đến năm 938.
a) Vùng đất Quảng Ninh thời tiền sử
GV yêu cầu HS đọc đoạn ngữ liệu trong SGK kết hợp quan sát bản đồ để trả lời
các câu hỏi:
– Quảng Ninh được biết sớm nhất vào thời gian nào? Ở đâu?
16
– Dấu vết đầu tiên của con người trên đất Quảng Ninh được tìm thấy ở đâu? Có
niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?
– Khi nào cư dân trên vùng đất Quảng Ninh biết sử dụng vỏ sò làm trang sức và
tiền trao đổi?
b) Quảng Ninh thời Văn Lang – Âu Lạc
GV yêu cầu HS đọc và quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra những cơ
sở chứng tỏ Quảng Ninh là một bộ phận của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc?
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c) Quảng Ninh thời Bắc thuộc
GV yêu cầu HS đọc thông tin về Quảng Ninh thời Bắc thuộc và trả lời câu
hỏi: Vùng đất Quảng Ninh thời Bắc thuộc được gọi bằng những địa danh nào?
2. Tìm hiểu truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển
của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
– GV yêu cầu HS tìm hiểu trước thông tin về truyền thuyết vịnh Hạ Long và trả
lời các câu hỏi trong SGK
Hoạt động 3: Thực hành (30 phút)
Sau khi học xong tiết 1 (phần Khám phá). GV nêu nội dung yêu cầu bài học ở
tiết 2:
3. Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và thuyết trình về tên gọi, lãnh thổ của
Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938 theo gợi ý trong SGK.
– HS dựa vào hình ảnh được cung cấp và thơng tin về Quảng Ninh thời kì tiền
sử đến năm 938 để trả lời các câu hỏi trong SGK và lên kế hoạch phân vai cùng
các bạn.
4. Lựa chọn một truyền thuyết về quá trình hình thành và phát triển của con người
trên vùng đất Quảng Ninh.
– GV nêu yêu cầu bài tập và yêu cầu HS hoàn thiện bài tập theo gợi ý trong SGK.
– HS hoàn thiện bài tập theo gợi ý.
17
5. Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân em khi được trải nghiêm tại vịnh
Hạ Long – nơi gắn với truyền thuyết nổi tiếng.
GV nêu yêu cầu bài tập, HS kể lại kỉ niệm đáng nhớ khi đến Hạ Long.
Hoạt động 4: Vận dụng (20 phút)
6. Làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về
vùng đất và con người Quảng Ninh.
7. Sưu tầm tư liệu về tên gọi của tỉnh Quảng Ninh qua các thời kì.
GV cung cấp một số trang Web, địa chỉ truy cập để HS tìm kiếm thông tin.
8. Chia sẻ với thầy, cô giáo và các bạn những việc em đã và đang làm để giữ gìn và
phát huy những thành quả của con người trên vùng đất Quảng Ninh theo mẫu.
HS chia sẻ những việc đã và đang làm để giữ gìn và phát huy những thành của
con người trên vùng đất Quảng Ninh.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (5 phút)
– GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Kể tên của Quảng Ninh qua các thời kì
lịch sử. Em cần có hành động gì để thể hiện sự trân trọng, quá trình lao động sáng
tạo và phát huy những thành quả của con người trên vùng đất Quảng Ninh?
– Một số HS chia sẻ trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá.
18
BÀI 2: ÂM NHẠC VỚI NGƯỜI DÂN QUẢNG NINH (3 tiết)
1. Mục tiêu:
• Trình bày được vai trị của âm nhạc với đời sống của người dân Quảng Ninh.
• Giới thiệu được một số bài hát tiêu biểu và các nghệ sĩ/ca sĩ nổi tiếng của
Quảng Ninh.
• Hát/giới thiệu được một số bài hát ca ngợi quê hương.
2. Thời gian: 3 tiết
3. Địa điểm: lớp học
4. Chuẩn bị: Giấy A1, bút dạ, bút màu, tài liệu tranh ảnh về các ca sĩ, nhạc sĩ,
hoạt động âm nhạc ở Quảng Ninh.
5. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
GV cho HS nghe/xem video về một bài hát tiêu biểu của quê hương Quảng Ninh.
GV cũng có thể tự hát hoặc yêu cầu HS hát tùy điều kiện. GV yêu cầu HS nói về nội
dung và nêu cảm xúc sau khi nghe bài hát.
Hoạt động 2: Khám phá (35 phút)
– GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc ngữ liệu ở phần Khám phá trong SGK.
1. HS hoạt động cặp đôi để lựa chọn tên các ca khúc về Quảng Ninh và nhạc sĩ
tương ứng.
– GV yêu cầu HS làm việc cặp đơi.
– GV gọi 2 – 3 nhóm HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Gợi ý trả lời:
STT
1
2
3
4
5
Bài hát
Trên biển trời Đông Bắc
Những ngơi sao ca đêm
Tơi là người thợ lị
Bình minh Hạ Long
Đêm ca ba
Nhạc sĩ sáng tác
Trần Chung
Phạm Tuyên
Hoàng Vân
Xuân Giao
Vũ Việt Hồng
19
2. Em hãy kể tên một số ca sĩ tiêu biểu của quê hương Quảng Ninh.
Gợi ý trả lời:
– Ca sĩ đã thành danh: NSND Trần Khánh, Dương Phú, Lê Dung, Quang Thọ.
– Ca sĩ trẻ: Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Tuấn Anh, Hoàng Thái, Hà Hoài Thu,
Hoàng Tùng, Hồ Quỳnh Tâm, Xuân Hương, Lương Ngọc Diệp, Đức Lương, Quang
Thắng, Lệ Quyên, Phương Điệp,…
3. Nêu một số hoạt động, sự kiện âm nhạc nổi bật ở Quảng Ninh mà em biết?
– GV cho HS thảo luận.
– HS làm việc nhóm 5 – 6 HS.
– GV nhận xét, tổng kết.
Gợi ý trả lời:
– Lễ hội Carnaval Hạ Long.
– Lễ hội âm nhạc Countdown,...
4. HS làm việc nhóm thảo luận về vai trò của âm nhạc với đời sống của người
dân Quảng Ninh?
– GV chia lớp thành các nhóm 5 – 6 HS.
– HS làm việc nhóm.
– GV yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
– GV nhận xét, tổng kết.
Gợi ý trả lời:
– Âm nhạc giúp những người lao động (những người thợ mỏ, những lao động
khác) quên đi những vất vả, cực nhọc của cuộc sống.
– Âm nhạc giúp con người vui vẻ, lạc quan, hướng tới những điều tốt đẹp.
– Âm nhạc có vai trị giải tỏa căng thẳng, stress trong học tập, công việc.
– Âm nhạc khiến đời sống tinh thần phong phú hơn.
– Âm nhạc khiến con người trân trọng những giá trị của cuộc sống (gia đình,
người thân, bè bạn,…).
– Âm nhạc khiến người dân Quảng Ninh tự hào, yêu thêm quê hương, xứ sở của mình.
Hoạt động 3: Thực hành (45 phút)
5. HS làm việc cá nhân hoặc nhóm. Các em có thể hát một ca khúc yêu thích về
Quảng Ninh hoặc giới thiệu về ca khúc yêu thích bằng cách nêu cảm nhận về ca từ,
giai điệu, ý nghĩa, cảm xúc do ca khúc gợi lên.
HS có thể đóng vai phóng viên và nhạc sĩ, sử dụng hình thức ghế nóng, phỏng vấn
về ca khúc: về hoàn cảnh ra đời, ca từ, nội dung, ý nghĩa của ca khúc.
– GV gọi một số HS trình bày. Các khác HS nhận xét, góp ý.
20
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
6. Trò chơi: "Ai nhanh hơn"
Cách chơi: Chọn đội chơi: Hai nhóm tham gia chơi, mỗi nhóm khoảng 5 bạn. Từng
thành viên của mỗi nhóm luân phiên lên ghi tên của các ca khúc viết về Quảng Ninh.
Mỗi lần chỉ ghi một ca khúc (khơng ghi trùng). Nhóm nào khơng ghi được thêm (sau
khi đếm đến 10) thì thua cuộc.
7. HS làm việc nhóm đưa ra lí do tại sao Quảng Ninh có nhiều ca khúc “đi cùng
năm tháng” đến như vậy.
– Các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
– GV mời các nhóm đứng dậy trình bày và các nhóm khác góp ý.
Gợi ý trả lời:
+ Quảng Ninh có nhiều nhạc sĩ gạo cội, tài năng và lứa nhạc sĩ trẻ với đội ngũ
vững vàng.
+ Quảng Ninh là nơi mảnh đất nên thơ, nên nhạc trở thành nguồn cảm hứng cho
sáng tạo âm nhạc.
+ Con người Quảng Ninh đặc biệt là những người thợ vùng mỏ miệt mài lao động
và yêu âm nhạc cũng là nguồn cảm hứng lớn cho các nhạc sĩ.
Hoạt động 4: Vận dụng (35 phút)
8. Tìm hiểu và giới thiệu về một ca sĩ/nhạc sĩ Quảng Ninh mà em yêu thích.
– GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà.
– GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm. HS có thể viết thành bài cảm nhận/
trình chiếu/ giới thiệu qua tranh ảnh về ca sĩ/ nhạc sĩ của Quảng Ninh.
– HS góp ý về phần trình bày của bạn.
– GV đánh giá, tổng kết.
9. HS phỏng vấn người dân địa phương.
– GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà.
– GV yêu cầu một số HS đóng vai trực tiếp tại lớp dựa vào phiếu phỏng vấn đã có.
– GV và HS nhận xét, góp ý.
– HS nộp lại các phiếu phỏng vấn cho GV.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Theo em, âm nhạc có vai trị như thế nào với
đời sống của người dân Quảng Ninh?
Gợi ý:
GV có thể cho HS nghe bài hát hoặc sử dụng hoạt động khởi động khác tùy đối
tượng và điều kiện của nhà trường.
21
BÀI 3: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (2 tiết)
1. Mục tiêu:
• Nêu được khái quát đặc điểm các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
• Giới thiệu được nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc ở Quảng Ninh.
• Trình bày được một số giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các
dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Thời gian: 2 tiết
3. Địa điểm: lớp học
4. Chuẩn bị: giấy A1, bút dạ, bút màu, tranh ảnh về trang phục, lễ hội của các dân
tộc ở Quảng Ninh, bản đồ phân bố các dân tộc.
5. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng"
Cách chơi: Chọn đội chơi: Hai nhóm tham gia chơi, mỗi nhóm khoảng 3 bạn.
Từng thành viên của mỗi nhóm luân phiên lên ghi tên của các dân tộc có ở tỉnh
Quảng Ninh. Mỗi lần chỉ ghi một dân tộc (khơng ghi trùng). Nhóm nào khơng ghi
được thêm (sau khi đếm đến 10) thì coi như thua.
Hoạt động 2: Khám phá (15 phút)
GV yêu cầu HS đọc đoạn ngữ liệu phần Khám phá trong SGK.
1. HS hoạt động cá nhân để kể tên một số dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kể tên các dân tộc thiểu số trên địa bàn Quảng
Ninh được nhắc đến trong bài đọc.
– GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
2. HS hoạt động cặp đôi để lựa chọn thông tin đúng.
Đáp án: 1 – Đ; 2 – S; 3 – Đ; 4 – S
3. HS hoạt động cá nhân để lựa chọn dân tộc và lễ hội phù hợp.
Đáp án: 1– C; 2 – D; 3 – A; 4 – B
22
GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả và chốt đáp án đúng, giới thiệu thêm cho
HS về một số lễ hội của các dân tộc trên.
4. Xác định trang phục của các dân tộc với hình ảnh tương ứng.
HS làm việc cá nhân để xác định trang phục của các dân tộc và đưa ra nhận xét
khái quát.
Gợi ý trả lời:
A. Dân tộc: Dao
B. Dân tộc: Tày
C. Dân tộc: Sán Chỉ
Nhận xét: Mỗi dân tộc có một trang phục riêng, thể hiện nét văn hóa, thẩm mĩ
riêng. Trang phục dân tộc Tày có màu đen đơn giản. Trang phục dân tộc Sán Chỉ và
dân tộc Dao rực rỡ hơn với nhiều sắc màu và phụ kiện đi kèm,…
– GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Hoạt động 3: Thực hành (20 phút)
5. HS làm việc nhóm đôi, đề xuất ý tưởng tại sao cần phải bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
– HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
– GV mời các nhóm đứng dậy trình bày và các nhóm khác góp ý.
Gợi ý trả lời: Cần phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc vì:
– Bối cảnh hiện nay, giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc có xu hướng mai một
do sự hội nhập văn hóa từ bên ngồi.
– Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc tạo nên sự đa dạng trong đời sống văn hóa
của cộng đồng các dân tộc.
– Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc giúp làm giàu đời sống tinh thần, tăng
cường tình đồn kết trong cộng đồng dân tộc, hướng về cội nguồn,…
6. HS làm việc nhóm lập sơ đồ tư duy nêu ý tưởng về giải pháp để bảo tồn, phát
huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.
– GV chia lớp thành các nhóm.
– HS làm việc nhóm và nêu ý tưởng về giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hóa của các dân tộc qua sơ đồ tư duy.
23
– GV u cầu một số nhóm trình bày sản phẩm.
Gợi ý trả lời:
– Tuyên truyền, quảng bá qua các kênh khác nhau về văn hóa của các dân tộc
nhằm nâng cao ý thức người dân (tổ chức lễ hội, hội diễn văn nghệ,…).
– Tích cực tham gia các hoạt động nhằm phát triển văn hóa truyền thống của dân
tộc (giữ gìn vệ sinh mơi trường, tham gia trực tiếp vào các hoạt động,…).
– Tìm hiểu về văn hóa truyền thống của các dân tộc (phong tục, lễ hội, trang
phục,…).
– Thực hành những nét văn hóa truyền thống của dân tộc (mặc trang phục truyền
thống vào dịp phù hợp, tham gia các lễ hội, sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong một số
ngữ cảnh phù hợp để không bị lãng quên,…).
Hoạt động 4: Vận dụng (35 phút)
7. Thực hiện dự án tìm hiểu về một dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh.
– GV cho HS chuẩn bị ở nhà.
– Các nhóm thực hiện dự án, tìm hiểu về một dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh. Các em có thể giới thiệu bằng bài viết, bằng trình chiếu; bằng tranh, ảnh...
– GV u cầu một số nhóm HS trình bày sản phẩm.
– HS góp ý.
– GV đánh giá, tổng kết.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Kể tên các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc?
Gợi ý:
GV có thể sử dụng trò chơi khác hoặc hoạt động khởi động khác như: xem một
đoạn clip có nội dung liên quan,...
24
BÀI 4: VỊNH HẠ LONG VỚI GIÁ TRỊ VĂN HÓA
VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH (2 tiết)
1. Mục tiêu:
• Giới thiệu được vị trí trên bản đồ, phạm vi, giá trị cảnh quan thiên nhiên của
vịnh Hạ Long.
• Giới thiệu được lịch sử hình thành nền văn hóa Hạ Long.
• Kể lại được một vài truyền thuyết về vịnh Hạ Long.
2. Thời gian: 2 tiết
3. Địa điểm: lớp học
4. Chuẩn bị: Bản đồ giấy khổ to về vịnh Hạ Long, tranh về vịnh Hạ Long, tranh
về các hang động như: hòn Đầu Người, hịn Gà Chọi,… đồng hồ bấm thời gian,
thơng tin bài học (trò chơi), giấy màu, giấy A0, bút dạ.
5. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
– GV tổ chức trò chơi thi giải đố, trong 1 phút HS nào tìm ra đáp án nhanh và
đúng sẽ được tuyên dương.
– Mỗi HS viết đáp án ra giấy màu.
– Hết giờ, HS đính giấy màu lên bảng.
– GV nhận xét.
Đáp án:
a. Vịnh Hạ Long
b. Đảo Tuần Châu
– GV chiếu clip sau để liên hệ với bài học: />Hoạt động 2: Khám phá (15 phút)
– GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu phần Khám phá trong SGK.
1. HS hoạt động cá nhân để tìm ra các vị trí tiếp giáp của vịnh Hạ Long.
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: xác định các vị trí tiếp giáp của vịnh Hạ Long.
25