Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại tòa án nhân dân huyện chư pưh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.41 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

DƯƠNG VIẾT THANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH

KonTum, Tháng 8 năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :
SINH VIÊN THỰC HIỆN
:
LỚP
:
MSSV
:

NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG


DƯƠNG VIẾT THANH
K814LK2
141502091

KonTum, Tháng 8 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon
Tum, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô đã truyền đạt cho em
những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và trong
thời gian thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh em đã có cơ hội áp dụng những
kiến thức đã học ở trường vào thực tế tại tòa án. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi
đến quý thầy cô Khoa Sư phạm và dự bị đại học đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức qubáu cho chúng em suốt thời gian học tập tại trường.
Kế tiếp, em xin cảm ơn đến Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh đã cho em có cơ hội
thực tập tại đơn vị, cảm ơn các cô, chú, anh, chị làm việc tại cơ quan đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong thờ gian em tiến hành thực tập và cho em những lời khuyên để hoàn
thành bài báo cáo thực tập này.
Với kiến thức và kinh nghiệm bản thân cịn hạn chế trong q trình thực tập để hồn
thiện bài thu hoạch này khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ q thầy cơ để em có thể rút kinh nghiệm hơn cho bản thân.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Sư phạm và dự bị Đai học, dồi
dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến
thức cho thế hệ mai sau.
Em xin trân thành cảm ơn!

i



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết................................................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 1
3. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu. ............................................................................. 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................................... 2
4. Bố cục .............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN . 3
1.1.KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN ............................................................... 3
1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG ........................................... 4
1.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN ......................................................................... 5
1.3.1. Đối với bên cho vay............................................................................................... 5
1.3.2. Đối với bên vay ..................................................................................................... 6
1.4. CHỦ THỂ, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI HẠN TRONG HỢP ĐỒNG
VAY TÀI SẢN .................................................................................................................... 7
1.4.1. Chủ thể trong hợp đồng vay tài sản ....................................................................... 7
1.4.2. Hình thức hợp đồng vay tài sản ........................................................................... 10
1.4.3. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản .................................................................... 10
1.4.4. Thời hạn trong hợp đồng vay tài sản ................................................................... 11
1.5. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP
ĐỒNG VAY TÀI SẢN ..................................................................................................... 11
1.6. TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY
TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN ................................................................................................... 12
1.6.1 Thủ tục nhận đơn khởi kiện .................................................................................. 12
1.6.2. Xem xét đơn khởi kiện ........................................................................................ 13
1.6.3 Vào sổ thụ lý án .................................................................................................... 13
1.6.4 Thông báo thụ lý vụ án ......................................................................................... 13
1.6.5 Viết bản khai ......................................................................................................... 13
1.6.7 Hòa giải................................................................................................................. 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 14
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 15

ii


THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................. 15
2.1.TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH .................................................................. 15
2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY
TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH ......................................... 16
2.3 NHẬN XÉT VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC
TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN CHƯ PƯH ......................................................................................................... 17
2.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN ...................................................... 20
2.4.1 Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết tranh
chấp trong hợp đồng vay tài sản ........................................................................................ 20
2.4.2 Kiến nghị một số giải pháp cụ thể ........................................................................ 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 22
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GVHD

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự

Hợp đồng
Tòa án nhân dân
Dân sự - sơ thẩm

BLDS

TAND
DS-ST

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu biểu bảng

Tên biểu bảng

Trang

Bảng thống kê 2.1

Bảng thống kê thụ lý và giải quyết vụ án về hợp đồng vay
tài sản tại huyện Chư Pưh từ năm 2016 đến sáu tháng đầu
năm 2018.

15

v



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết
Chúng ta khơng thể phủ nhận vai trò đặc biệt của hợp đồng trong đời sống hiện tại,
bởi hợp đồng tạo ra những tiền đề pháp lý cho sự vận động linh hoạt các giá trị vật chất
trong xã hội. Hợp đồng vay tài sản có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt
trong đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, các giao lưu
dân sự, thương mại ngày càng đa dạng. Các quy định về hợp đồng vay tài sản được quy
định trong bộ luật dân sự đã góp phần sự ổn định của xã hội
Tuy nhiên các quy định trong pháp luật dân sự quy định về hợp đồng vay tài sản có
nhiều vấn đề cần giải quyết và thực tiễn áp dụng pháp luật không tránh khỏi những vướn
mắc. Trong thực tế tranh chấp vay hơp đồng vay tài sản ngày càng tăng, trong bối cảnh
kinh tế xã hội ngày càng phát triển yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng
vay tài sản nhằm đảm bảo lợi ích cho các chủ thể được đề ra một cách cấp thiết hơn.
Vì vậy, đề tài : “Thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án
nhân dân huyện Chư Pưh” không chỉ ý nghĩa về mặt lý luận mà còn ý nghĩa rất thiết thực
trong thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về các quy định của BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn về những vấn
đề chung về hợp đồng vay tài sản.
Làm sáng tỏ thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án nhân
dân huyện Chư Pưh. Chỉ ra những mặc tích cực và tiêu cực để từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết án tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
Tìm hiểu thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại TAND cấp
huyện, qua đó chỉ ra những hạn chế áp dụng quy định pháp luật và giải pháp nhằm hoàn
thiện về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án.
3. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất: Thời gian và phương pháp thu thập thông tin.
Trong một thời gian ngắn, từ ngày 19/03/2018 đến ngày 19/07/2018, được thực tập
tại Toà án nhân dân huyện Chư Pưh, với lượng kiến thức còn hạn chế của mình để nghiên
cứu, tìm hiểu về thực tiễn về giải quyết trang chấp phát sinh trong hợp đồng vay tài sản
tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh, em đã gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm, chỉ
bảo và giúp đỡ tận tình của các bác, các cô chú, các anh chị trong TAND huyện Chư Pưh
cùng với sự cố gắng của bản thân,bằng các phương pháp thu thập thông tin biện chứng
như: phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích…
em đã từng bước tìm hiểu và thu được một số kết quả.
1


Phương pháp tổng hợp thống kê: bằng phương pháp này em đã tổng hợp thống kê
các số liệu liên quan đến thực tiễn về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vay
tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh
Phương pháp so sánh: sau khi đã tổng hợp thống kê được các số liệu về giải quyết
tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vay tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh,
bằng phương pháp so sánh số liệu báo cáo từng tháng, từng năm để thấy được xu hướng
tăng giảm của các vụ tranh chấp về hợp đồng vay tài sản.
Bên cạnh đó cịn có phương pháp phân tích: phương pháp này giúp ta phân
tích tình hình về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vay tài sản tại Tòa án
nhân dân huyện Chư Pưh, để thấy được được những mặt kết quả đã đạt được, chưa đạt
được, nguyên nhân nào làm gia tăng tranh chấp, để từ đó kịp thời đưa ra những biện
pháp khắc phục và đề ra những biện pháp thực hiện khả thi với tình hình của địa
phương mình.
Thứ hai: Nguồn thu thập thông tin.
Được sự quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ của các bác , cơ chú, anh
chị trong tồ án nhân dân huyện Chư Pưh, em đã được tiếp xúc, tìm hiểu và nghiên cứu
thực tiễn về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vay tài sản tại Tòa án nhân
dân huyện Chư Pưh thơng qua tìm hiểu và nghiên cứu những văn bản, tài liệu có liên

quan đến tội trộm cắp tài sản như:
Bản tổng kết, khoá sổ DS - ST năm 2016, 2017,2018.
Sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án dân sự của Toà án nhân dân huyện Chư Pưh.
Báo cáo thống kê hằng năm của Toà án nhân dân huyện Chư Pưh từ năm 2016 đến
6 tháng đầu năm 2018.
Trên đây là những nguồn cung cấp thông tin mà em sử dụng để hoàn thành
chuyên đề thực tập “Thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án
nhân dân huyện Chư Pưh”.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu em nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh
chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh.
4. Bố cục
Được chia làm 2 chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
Chương II: Thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tòa án nhân dân
huyện Chư Pưh và một số kiến nghị.

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI
SẢN
1.1.KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Dưới góc độ quan hệ xã hội, quan hệ vay tài sản phải có ít nhất hai chủ thể tham gia
được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, đối tượng của quan hệ là tiền hoặc vật
bất kỳ. Qua tiến trình phát triển của xã hội đã chứng minh sự vận động và phát triển của
quan hệ vay tài sản luôn chịu sự tác động và chi phối bởi các hình thái kinh tế - xã hội.
Ở hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ và hình thái kinh tế - xã hội phong kiến,
quan hệ vay tài sản tồn tại dưới hình thức cho vay nặng lãi. Đây là thời kỳ nền kinh tế

kém phát triển, phụ thuộc vào nhiều điều kiện thiên nhiên, tác động tới sự phân chia giai
cấp. Các chủ thể tham gia quan hệ chủ yếu hai tầng lớp giai cấp thống trị người cho vay
và giai cấp bị trị người vay. Dưới thời này, quan hệ tài sản không còn được xác lập trên
cơ sở sự thỏa thuận. Người vay bị phụ thuộc hồn tồn vào ý chí và các điều kiện của
người cho vay.
Dưới hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa do sự phát triển của nền kinh tế công
nghiệp với nhu cầu số lượng lớn nên quan hệ vay tài sản với mức lãi suất cao bị đẩy lùi
và được thay thế bởi quan hệ vay tài sản với lãi xuất thấp. Tuy nhiên, việc cho vay nặng
lãi khơng bị thủ tiêu hồn tồn, nó vẫn tồn tại bởi người đi vay khơng vị mục đích sản
xuất, kinh doanh, mà nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Từ khi xã hội phân chia giai cấp, nhà nước xuất hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo ý chí giai cấp thống trị. Xuất phát từ tính chất phổ biến và phức tạp của quan hệ vay
tài sản nên nhà nước đã tác động và điều chỉnh quan hệ này bằng các quy định pháp luật.
Từ thời La Mã cỗ đại, hợp đồng vay tài sản đã trở thành một trong những hợp đồng thông
dụng nhất của pháp luật về hợp đồng. Ở pháp luật các nước trên thế giới cũng rất chú
trọng tới việc điều chỉnh quan hệ pháp luật này. Bộ luật dân sự Pháp, Bộ luật dân sự và
Thương mại Thái Lan quy định hợp đồng vay tài sản: vay mượn dưới góc độ pháp luật,
khái niệm hợp đồng vay tài sản được nhìn ở nhiều phương diện khác nhau. Về phương
diện khách quan, hợp đồng vay tài sản được hiểu là tập hợp các quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ vay tài sản phát
sinh giữa các chủ thể với nhau trong giao dịch dân sự. Về phương diện chủ quan, hợp
đồng vay tài sản là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chý với nhau
nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất
định. C.Mác đã nói “Tự nó, hàng hóa khơng thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau
được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử
với nhau như những người mà ý chý nằm trong các vật đó”, chính vì quan hệ vay tài sản
được hình thành từ những hành vi có ý chí của các chủ thể, cho nên yếu tố thỏa thuận
thông qua việc bày tỏ và thống nhất ý chí giữa các bên là nền tản đầu tiên hình thành nên
một hợp đồng dân sự. Vì vậy để hiểu được bản chất của hợp đồng vay tài sản cần nghiên
cứu khái niệm hợp đồng vay tài sản ở các phương diện chủ quan. Hợp đồng vay tài sản

3


trước hết là một giao dịch dân sự, vì vậy khi giao bất cứ một hợp đồng dân sự nào, các
bên đều phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự, đó là nguyên tắc “tự nguyện
cam kết, thỏa thuận” ( Điều 4 Bộ luật dân sự 2005) và tuân thủ các điều kiện có hiệu lực
của một giao dịch dân sự nói chung được quy định tai Điều 122 Bộ luật dân sự 2005.
Xuất phát từ nguyên tắc này mà khái niệm hợp đồng vay tài sản được hình thành trên cơ
sở “thỏa thuận”. Thỏa thuận ở đây là thỏa thuận giữa các chủ thể trong hợp đồng, đó là
bên vay và bên cho vay. Hợp đồng có được xác lập hay khơng là do sự thỏa thuận của
các bên, tức là phải có sự thống nhất ý chí của các bên trong việc làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ nhất định. Bởi vì ý chí là khả năng tự xác định múc đích cho
hành động và hướng hoạt động của mình tới việc đạt được mục đích đó. Tuy nhiên sự
thỏa thuận phải nằm trong hành lang quy định của pháp luật và chuẩn mực xã hội. Nội
dung của sự thỏa không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ngồi ra, sự thỏa thuận
cịn phải được hình thành trên cơ sở sự tự nguyện, nếu một trong các bên bị lừa dối, đe
dọa, ép buộc khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó sẽ khơng được nhà nước cơng nhận
và bảo hộ, giao dịch đó vơ hiệu.
Như vây, hợp đồng vay tài sản trước tiên phải sự thống nhất ý chí và sự thể hiện ý
chí của các chủ thể tham gia quan hệ, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hợp đồng vay
tài sản được quy định tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 “ Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên”, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên
vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ
phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc luật pháp có quy định1. Theo đó hợp đồng vay tài sản
hợp đồng vay tài sản được quy định tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015.
Vậy, có thể định nghĩa về hợp đồng vay tài sản như sau: Hợp đồng vay tài sản là
sự thỏa thuận giữa các bên cho vay chuyển giao cho bên vay tài sản và quyền sở hữu với
tài sản vay, khi đến hạn bên vay có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cho vay khoản tiền hoặc
vật cùng loại đã vay đúng số lượng, chất lượng vã lãi tương ứng với thời hạn vay theo
thỏa thuận.

1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Cũng như hợp đồng dân sự, hợp đồng vay tài sản muốn có hiệu lực pháp luật thì
phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Căn cứ vào quy
định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 và các quy định có liên quan, có thể xác định một
hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng vay tài sản phải có năng lực giao kết
Năng lực chủ thể của hợp đồng vay tài sản phải thỏa mãn đầy đủ về độ tuổi và năng
lực hành vi theo quy định của pháp luật. Hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên, do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả
năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp

1

/>
4


đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân, tổ chức giao kết hợp
đồng phải đúng thẩm quyền.
Thứ hai: Phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa bên vay và bên cho vay
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ giao kết, sự thỏa
thuận giữa các bên phải hồn tồn tự nguyện, khơng có bất kỳ một sự ép buộc nào. Việc
thể hiện ý chí của các bên phù hợp vói nguyện vọng của họ, hướng đến những lợi ích
chính đáng của các bên, đồng thời khơng xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo
vệ.
Việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng phải tuân theo
nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, tự nguyện, bình
đẳng, thiện chí. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng và lý do
dẫn đến hợp đồng bị coi là vơ hiệu.
Thứ ba: Mục đích và nội dung của hợp đồng vay tài sản không vi phạm các

điều cấm của pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội.
Mục đích của hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được
khi giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản mà các bên đã
thỏa thuận, thống nhất. Để hợp đồng có hiệu lực và có khả năng thực hiện, pháp luật quy
định mục đích, nội dung của hợp đồng khơng được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trong thực tiễn có những tranh chấp về vay hợp đồng vay tài sản với lãi xuất cao
vượt quá quy định của nhà nước (lãi xuất do Ngân hàng nhà nước quy định) hoặc có
những hợp đồng vay tài sản nhằm mục đích lừa dối hay che dấu mối quan hệ pháp luật
khác. Hậu quả pháp lý của hợp đồng không hợp pháp đó là việc Tịa án tun bố hủy một
phần hoặc toàn bộ hợp đồng vay tài sản giữa các bên đã giao kết.
Thứ tư: Hình thức của hợp đồng phải tuân theo quy định của pháp luật
Tùy từng đối tượng giá trị của tài sản cho vay mà sự thỏa thuận thống nhất ý chí của
các bên có thể bằng miệng, bằng văn bản hoặc văn bản phải được công chứng.
Hiện nay, hình thức giao kết trong hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng vay tài sản
nói riêng chủ yếu bằng hai hình thức chính, là bằng miệng đối với những hợp đồng có giá
trị tài sản khơng lớn và bằng văn bản đối với những hợp đồng có giá trị tài sản tương đối
lớn.
1.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN
1.3.1. Đối với bên cho vay
a. Có quyền
Đối với hợp đồng vay tài sản khơng kì hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên
vay trả tài sản và lãi suất nếu có thỏa thuận bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên
vay một thời gian hợp lý.
Đối với hợp đồng vay tài sản có kì hạn, khi hết hạn hợp đồng bên cho vay có quyền
yêu cầu bên vay phải trả cho mình số tài sản tương ứng với tiền, tài sản đã cho vay. Nếu
có thỏa thuận lãi suất thì bên cho vay có quyền yêu cầu thanh toán đầy đủ.
5


Nếu hợp đồng cho vay tài sản đảm bảo khi hết hợp đồng mà bên vay không thực

hiện đúng thời hạn thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản để đảm bảo thực hiện đúng
nghĩa vụ. Hoặc buộc bên vay bồi thường nếu tài sản đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho
bên cho vay.
Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay
trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích nếu trong
hợp đồng vay có thỏa thuận.
b. Nghĩa vụ
Theo điều 465 BLDS 2015 quy định rõ ràng Nghĩa vụ của bên cho vay:
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa
điểm đã thoả thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm
chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài
sản đó.
3. Khơng được u cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Nghĩa vụ này của bên cho vay được thực hiện trên cơ sở những nội dung cơ bản của
hợp đồng vay đã được các bên cam kết, thỏa thuận. Trong hợp đồng vay, các bên thỏa
thuận rõ ràng tài sản vay là gì, số lượng của tài sản là bao nhiêu. Vì vậy, pháp luật
quy định nghĩa vụ của bên cho vay phải "giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất
lượng" thực chất chỉ nhằm đảm bảo cho những cam kết, thỏa thuận của các bên được
thực hiện.
Bên cho vay có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu biết rằng tài sản
không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết
mà vẫn nhận tài sản.
Không phải bất cứ khi nào bên cho vay thực hiện xong nghĩa vụ giao tài sản cho
bên vay là lợi ích của bên vay đã được bảo đảm, quyền lợi của bên vay chỉ được bảo đảm
nếu bên cho vay chuyển giao cho bên vay tài sản đúng chất lượng. Xuất phát từ nguyên
tắc thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực, pháp luật quy định bên cho vay phải bồi
thường thiệt hại cho bên vay, nếu biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo
cho bên vay biết. Tuy nhiên, nếu bên vay biết bên cho vay giao cho mình tài sản khơng

đảm bảo chất mà vẫn nhận tài sản đó, chứng tỏ bên vay hồn tồn chấp nhận sự bất lợi
này, thì bên cho vay lại được giải phóng khỏi nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
1.3.2. Đối với bên vay
a. Có quyền
Bên vay được hiểu là bên cần được sự giúp đỡ từ bên cho vay để đảm bảo cho nhu
cầu, khó khăn trước mắt của mình và bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời
điểm nhận được tài sản đó và cũng từ thời điểm đó đã phát sinh các quyền năng bao gồm
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó miễn sao bên vay sử dụng tài
sản đó đúng mục đích và không trái các quy định của pháp luật.
6


Đối với hợp đồng vay khơng kỳ hạn thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất kỳ lúc
nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian cụ thể và hợp lý.
Đối với hợp đồng vay có kì hạn thì nếu vay khơng có lãi thì bên vay cũng có quyền
trả tài sản bất kỳ lúc nào nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian cụ thể
và hợp lý; cịn nếu vay có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải
trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn nếu khơng có thỏa thuận khác được quy định tại điều 470 Bộ
luật dân sự 2015.
b. Có nghĩa vụ
Khi hết hạn hợp đồng, bên vay phải tư giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình
phát sinh từ hợp đồng đã kí kết. Phải trả đủ tiền hoặc tài sản đã vay và tiền lãi nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.Nếu đối tượng hợp đồng là tài sản thì phải trả bằng tài
sản cùng loại.
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu tài sản là vật thì phải trả
vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Trong trường
hợp bên vay khơng thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa
điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý
Theo quy định tại điều 466 BLDS 2015
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạ; nếu tài sản là vật thì phải trả

vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật
đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.
4. Trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc trả
khơng đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định
tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm
trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ
thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn
vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo mức lãi suất quy
định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương
ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1.4. CHỦ THỂ, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI HẠN TRONG HỢP ĐỒNG
VAY TÀI SẢN
1.4.1. Chủ thể trong hợp đồng vay tài sản
Chủ thể trong hợp đồng vay tài sản là những cá nhân, tổ chức, có đầy đủ năng lực
pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật chủ thể trong hợp đồng vay tài
sản gồm: Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác.
7


a. Cá nhân
Đây là chủ thể nguyên sinh của các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ vay tài sản
nói riêng. Các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ dân sự cũng đều phải thông qua
hành vi của con người cụ thể. Vì vậy, để tham gia vào quan hệ vay tài sản, cá nhân phải
có tư cách chủ thể theo quy định tại điều 16 BLDS 2015

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự
và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.
Như vậy, năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau, không bị hạn chế bởi bất
cứ lý do gì, mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật.
Tuy nhiên, để cá nhân có đầy đủ tư cách tham gia giao kết dân sự thì cá nhân phải
thỏa mãn điều kiện về năng lực hành vi dân sự quy định tại điều 19 BLDS 2015:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, năng lực hành vi dân sự là
khơng giống nhau, mỗi cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khác nhau”.
Đối với cá nhân là người nước ngoài theo quy định tại điều 674 BLDS 2015
1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt
Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngồi đó được xác định theo pháp luật
Việt Nam.
3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp
luật Việt Nam.
Như vậy, chủ thể là cá nhân tham gia quan hệ vay tài sản phải thỏa mãn điều kiện
về năng lực hành vi dân sự đầy đủ, khi đó họ có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền cho người
khác hoặc người đại diện theo pháp luật tham gia vào quan hệ vay tài sản.
b. Pháp nhân
Theo quy định tại điều 74 BLDS 2015 về pháp nhân như sau:
1. Một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài

sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
8


Mọi hoạt động của pháp nhân được thực hiện thông qua các hành vi của cá nhân đó
là người đại diện hợp pháp của pháp nhân và hành vi của người đại diện hợp pháp phải
phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân “Người đại diện theo pháp luật hoặc
người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”
( Điều 86 Bộ luật dân 2015). Như vậy, đại diện hợp pháp của pháp nhân có hai dạng: đại
diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là
người đứng đầu các tổ chức đó trên cơ sở quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể
là một thành viên bất kỳ của pháp nhân hay một cá nhân bất kỳ có đầy đủ năng lực pháp
luật dân sự và năng lực theo quy định của pháp luật, trên cơ sở một văn bản ủy quyền.
Việc ủy quyền chỉ có giá trị pháp lý khi người được ủy quyền thực hiện đúng nội dung
của việc ủy quyền và trong thời hạn được ủy quyền.
Hiện nay, loại hình pháp nhân phổ biến tham gia vào các quan hệ vay tài sản là các
tổ chức kinh tế, trong đó phải kể đến các tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 4 Luật
tổ chức các tín dụng.
c. Các chủ thể khác
Ngồi các chủ thể là cá nhân, pháp nhân, trong quan hệ vay tài sản cịn phải kể đến
các chủ thể khác, đó là Hộ gia đình và Tổ hợp tác. Hai chủ thể này khi tham gia vào quan
hệ vay tài sản cũng phải thông qua hành vi của người đại diện.
Người đại diện của hộ gia đình là chủ hộ hoặc người đã thành niên trong hộ được
chủ hộ ủy quyền. Hộ gia đình chỉ được tham gia giao kết hợp đồng vay tài sản vì lợi ích
chung của hộ như hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Các gia dích dân sự nói

chung và quan hệ vay tài sản nói riêng do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực
hiện vì lợi ích của hộ thì mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình, cịn nếu
khơng thì người phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi đó.
Người đại diện của tổ hợp tác là tổ trưởng do các tổ viên cử ra hoặc người được tổ
trưởng ủy quyền trên cơ sở văn bản. Đối với hành vi của người đại diện theo ủy quyền
của tổ hợp tác, phải thực hiện đúng nội dung cơng việc, vì mục đích của tổ hợp tác theo
quyết định của đa số tổ viên và phù hợp với quy định pháp luật thì hành vi đó mới có gia
trị pháp lý và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác.
Như vậy, các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng vay tài sản dù là cá nhân, pháp
nhân, hộ gia đình hay tổ hợp tác thì cũng đều phải thông qua hành vi của cá nhân với các
điều kiện về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và cá nhân đó phải
thỏa mãn điều kiện về đại diện theo quy định của pháp luật, việc giao kết phải phù hợp
theo chức năng, nhiệm vụ và mục đích hoạt động của chính chủ thể đó thì hợp đồng vay
tài sản đó mới có hiệu lực pháp luật và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó.
Điều kiện về chủ thể là một trong những điều kiện để khi tranh chấp tòa án xác định giá
trị hiệu lực pháp luật của hợp đồng vay tài sản đó.
9


1.4.2. Hình thức hợp đồng vay tài sản
Là cách các chủ thể thể hiện ý chí của mình, là mơt trong những căn cứ xác định
hợp đồng có hiệu lực của pháp luật hay không, là chứng cứ quan trọng để Tịa án giải
quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra. Qua đó giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể khi tham gia hợp đồng.
Hình thức họp đồng là phương tiện để ghi nhận, truyền tải, lưu trữ nọi dung của hợp
đồng. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ
tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao
kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Để phù hợp với xu thế phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, pháp luật cũng ghi nhận hình thức của hợp đồng có thể được thể

hiện thơng qua phương tiện điện tử dưới mọi hình thức thơng điệp dữ liệu và hình thức
này được coi là hợp đồng bằng văn bản. Hình thức hợp đồng này ngày càng phổ biến và
trở nên thơng dụng bởi những tích cực của nó mang lại như tiết kiệm được thời gian,
cơng sức, hiệu quả.
Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có
cơng chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định
đó. Đối với hợp đồng vay tài sản thơng thường thì các bên có quyền lựa chọn hình thưc
của hợp đồng và hợp đồng khơng bị coi là vơ hiệu nếu có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp hợp đồng vay tài sản gắn với một trong các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thị
trường phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức.
1.4.3. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản
Đây là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng vay tài sản, đó là cơ sở để
thực hiện các điều khoản khác. Tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Hợp đồng
vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay
khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,
chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thực tiễn xét xử tranh chấp về hợp đồng vay tài sản cho thấy, đối tượng hợp đồng
vay tài sản thường là tiền , vì tiền là vật trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hóa, tiện
lợi cho việc trao đổi và thuận tiện cho việc thanh toán khi trả nợ. Tiền giấy, tiền kim loại
và các loại giấy tờ có giá khác như ngân phiếu, cổ phiếu, trái phiếu... theo định nghĩa của
Luật ngân hàng nhà nước thì điều là tiền. Nếu đối tượng của hợp đồng là vật, thì vật đó
phải đảm bảo các điều kiện sau:
Vật đó phải là vật cùng loại, tồn tại hiện hữu, vật nhất thiết không phải tồn tại ở thời
điểm giao kết hợp đồng, mà có thể thực hiện đối với những vật sẽ được hình thành trong
tương lai, miễn là tại thời điểm giao kết hợp đồng các bên có ý thức xác nhận về nó.Vật
phải lưu thơng được, các bên không thể thỏa thuận cho vay những vật cấm lưu thông một
cách tuyệt đối theo quy định của pháp luật.

10



Vật phải xác định được, nghĩa là các bên không thể thỏa thuận một cách chung
chung mà phải xác định rõ về chủng loại, về chất lượng và số lượng.Vật phải thuộc sở
hữu của bên cho vay, bởi người vay sẽ trở thành chủ sở hữu với tài sản này.
Khi bên vay và bên cho vay thỏa thuận với nhau về điều kiện đối tượng của hợp
đồng vay tài sản, thì ngồi yếu tố loại tài sản vay như vừa phân tích cịn có một yếu tố
ln đi kèm theo đó là số lượng tài sản vay. Nếu đối tượng là tiền thì số lượng thể hiện
bằng đồng Việt Nam. Nếu đối tượng là vàng thì số lượng thể hiện bằng chỉ, cây. Nếu đối
tượng là vật, thì số lượng là đơn vị đo lường như mét, kilôgam...
1.4.4. Thời hạn trong hợp đồng vay tài sản
Thời hạn cho vay có ý nghĩa rất quan trọng, đó là một trong những cơ sở để tính lãi
xuất, nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay không trả nợ hoặc trả nợ khơng đúng hạn, thì
số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và bên vay phải chịu lãi xuất nợ quá hạn đối
với số tiền chậm trả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, thời hạn cho vay có ý
nghãi trong việc xử lý tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự mà khi hết thời
hạn vay bên vay không trả nợ đúng hạn.
Theo quy định tại Điều 469 Bộ luật dân sự 2015: “Thực hiện hợp đồng vay không
kỳ hạn” và Điều 470 Bộ luật dân sự 2015: “Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn”, thì ngồi
khái niệm thời hạn cần cần hiểu thêm khái niệm kỳ hạn. Theo quy định trên pháp luật đã
đồng nhất thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ là một.
Đối với hợp đồng vay tài sản khơng kỳ hạn “bên cho vay có thể địi lại tài sản và
bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cáo cho bên kia trước
một thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận khác”.
Đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn “bên cho vay có quyền địi lại tài sản trước
kỳ hạn nếu được bên vay đồng ý, cịn bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn”. Tuy
nhiên việc bên vay trả nợ trước kỳ hạn cho bên cho vay cũng là một hình thức vi phạm
hợp đồng do vậy có thể phát sinh phí trả nợ trước hạn nếu hai bên có thỏa thuận.
1.5. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP
ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Tịa án có thẩm quyền giải quyết đầu tiên và trước hết là Tòa án theo hợp đồng theo

thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng các quy định
về thẩm quyền của Tòa án được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự.2 Cụ thể:
Tại Điều 40, Bộ luật Tố tụng dân sự đã ghi nhận về thẩm quyền của Toà án theo sự
lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hơn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

2

/>
11


a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể u
cầu Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải
quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì ngun đơn có
thể u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh
chấp việc cấp dưỡng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có
trụ sở giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì ngun đơn có thể u
cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải
quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động,
bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc
làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì
nguyên đơn là người lao động có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người
có vai trị trung gian thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi người sử dụng lao động là

chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian
cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể u cầu Tịa
án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì ngun đơn
có thể u cầu Tịa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau
thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
1.6. TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY
TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN
1.6.1 Thủ tục nhận đơn khởi kiện
Khi được phân công tham gia nhận đơn khởi kiện, Thư ký Tịa án có những nhiệm
vụ chính sau đây:
Nếu đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, ghi vào sổ nhận đơn: ngày, tháng, năm
người khởi kiện nộp đơn.
Nếu nhận đơn qua đường bưu điện: ghi vào sổ nhận đơn ngày, tháng, năm do bưu
điện chuyển đến và ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện nơi gửi.
Nếu dấu bưu điện không rõ “ngày, tháng, năm”, cần ghi chú vào sổ nhận đơn:
“không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện”.
Đóng dấu nhận đơn (nếu khơng có dấu thì ghi) ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc
trên bên trái của đơn khởi kiện.
Cấp (hoặc gửi qua bưu điện) “Giấy báo nhận đơn khởi kiện” cho người khởi kiện.
12


Nếu người khởi kiện nộp tài liệu, chứng cứ cùng với đơn khởi kiện thì phải ghi đầy
đủ tài liệu chứng cứ vào sổ nhận đơn (phải đối chiếu danh mục tài liệu, chứng cứ ghi
trong đơn khởi kiện).
Lập “Biên bản giao nhận chứng cứ” cấp (hoặc gửi qua đường bưu điện) cho người
khởi kiện.

1.6.2. Xem xét đơn khởi kiện
Theo chỉ đạo của Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện, Thư ký Tòa
án thực hiện xem xét đơn khởi kiện nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện thì phải:
a.Thơng báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Soạn thảo “Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện” giao hoặc gửi cho
người khởi kiện.
Nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện biết để họ thực hiện
trong thời hạn do Tòa án ấn định.
Vào sổ theo dõi việc giao hoặc gửi văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
b. Thơng báo nộp tiền tạm ứng án phí
Sau khi thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện đáp ứng đủ điều kiện thì thơng
báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí hoặc gửi qua đường bưu điện cho người
khởi kiện đến tại Thi hành án dân sự để nộp tiền tạm ứng án phí.
1.6.3 Vào sổ thụ lý án
Sau khi đương sự đã nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí (trong thời hạn quy định)
thì Thư ký ghi vào sổ thụ lý vụ án theo trình tự số, ngày tháng, theo từng loại án riêng
biệt, ghi cụ thể quan hệ pháp luật.
Đối với những trường hợp khơng phải nộp án phí hoặc được miễn án phí thì thụ lý
ngay sau khi hồ sơ khởi kiện đủ căn cứ thụ lý.
1.6.4 Thông báo thụ lý vụ án
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thư ký làm “Thông báo thụ lý
vụ án, trình Thẩm phán ký và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, bị đơn và những
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án và lưu trong hồ sơ 01 bản.
1.6.5 Viết bản khai
Sau khi thụ lý vụ án thì Tịa án mời các đương sự lên Tòa án để viết bản khai:
Thẩm phán là người lấy lời khai, Thư ký ghi chép nội dung lời khai của đương sự vào
biên bản. Việc ghi lời khai bảo đảm ngắn gọn, chính xác, trung thực, rõ ràng. Biên bản lấy
lời khai có mẫu do Tòa án nhân dân tối cao phát hành. Sau khi ghi biên bản xong, đưa cho
đương sự đọc lại hoặc Thư ký đọc lại cho các đương sự nghe bản ghi, đề nghị các đương sự
ký hoặc điểm chỉ (nếu khơng ký được), Thẩm phán và Thư ký Tịa án phải ký vào biên bản,

đóng dấu và lưu vào hồ sơ.
Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như lấy lời khai của
đương sự. Ghi biên bản đối chất, phải có chữ ký của tất cả những người tham gia đối
chất.
1.6.7 Hòa giải
13


Sau khi lấy lời khai của các đương sự thì Tòa án tổ chức hòa giải cho các bên:
Khi Thẩm phán đã ấn định ngày mở phiên hòa giải, Thư ký giúp Thẩm phán soạn
thảo thơng báo hịa giải trình Thẩm phán ký, phát hành.
Tống đạt thơng báo hịa giải cho tất cả các đương sự tham gia hòa giải (Thủ tục tống
đạt thông báo xem phần tống đạt các văn bản tố tụng).
Nếu như các bên đương sự đồng ý với nhau cùng một quyết định thì hịa giải thành
và Thẩm phán ra quyết định cơng nhận hịa giải thành.
Nếu như các bên đương sự không đồng ý với quyết định của nhau thì hịa giải
khơng thành lần 1 và Thẩm phán sẽ cho hòa giải lần 2 để các đương sự thống nhất ý kiến
với nhau hoặc Thẩm phán có thể đưa vụ án ra xét xử và ra bản án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận, nội dung quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là vấn đề cần thiết và
có ý nghĩa quan trọng. Đây là loại hợp đồng thơng dụng, phổ biến trong đời sống dân sự,
có vai trị quan trọng trong việc lưu thơng nguồn vốn, gớp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển, đồng thời thể hiện tinh thần thân ái, giúp đỡ nhau trong nhân dân. Việc giải
quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên, bảo vệ sự lành mạnh trong giao lưu dân sự, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

14



CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1.TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH
Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản trong thời gian
qua đã có nhiều chuyển biến. Tranh chấp hợp đồng vay tài sản chiếm tỷ lệ cao trong số
các vụ án đã thụ lý và giải quyết tại Tòa dân sự. Dưới đây là thống kê cụ thể về việc thụ
lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh:
Giải quyết
Cơng nhận
sự thỏa
Đình chỉ
thuận

Năm

Thụ lý

2016

65

9

27

2017


79

27

Sáu tháng
đầu năm
2018

59

16

Xét xử

Chuyển hồ


Còn lại

23

1

5

24

16

0


12

25

13

0

5

Bảng thống kê thụ lý và giải quyết vụ án về hợp đồng vay tài sản tại huyện Chư
Pưh từ năm 2016 đến sáu tháng đầu năm 2018.
Như vậy, qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ ở trên ta thấy hàng năm các vụ tranh
chấp về hợp đồng vay tài sản xảy ra ngày càng nhiều và chiếm tỷ lệ lớn trong số các vụ
án dân sự mà Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh đã thụ lý và giải quyết.
Cụ thể là: Tổng số án thụ lý, giải quyết vụ án về hợp đồng vay tài sản năm 2016
(giải quyết/thụ lý) là 60/65 vụ ( đạt 92,3% ), trong đó ( Hịa giải thành 27 vụ - đạt 45%;
Xét xử 9 vụ; Đình chỉ 23 vụ ).Tổng số án thụ lý, giải quyết vụ án về hợp đồng vay tài sản
năm 2017 (giải quyết/thụ lý) là 67/79 vụ ( đạt 84,8% ), trong đó ( Hịa giải thành 24 vụ đạt 35%; Xét xử 27 vụ ; Đình chỉ 16 vụ). Tức là: tổng số án thụ lý và giải quyết vụ án
hợp đồng vay tài sản năm 2017 tăng 1,11%/1,2% so với năm 2016 ( trong đó: Hịa giải
thành giảm 0,9%).
Tổng án thụ lý, giải quyết vụ án về hợp đồng vay tài sản (giải quyết/thụ lý) 06 tháng
đầu năm 2018 là 59/54 vụ (đạt 91,5%), trong đó: Hịa giải thành 25 vụ - đạt 42,3%; Xét
xử 16 vụ;Đình chỉ 13 vụ. Tuy mới là 06 tháng đầu năm 2018 nhưng so với tổng số án thụ
lý, giải quyết năm 2017 (giải quyết/thụ lý) là 67/79 vụ (đạt 84,8%) ta có thể nhận định
15


tổng số án thụ lý,giải quyết vụ án về hợp đồng vay tài sản (giải quyết/thụ lý) 06 tháng đầu

năm 2018 tiếp tục tăng.
Ta có thể thấy, qua cơng tác giải quyết án dân sự, đảm bảo khách quan, bảo vệ được
quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, tỷ lệ án hoà giải thành đạt cao. Hầu hết các vụ
án đều được giải quyết trong hạn luật định.
Từ giai đoạn từ 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018, Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh
đã thụ lý 203 vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản; giải quyết 181 vụ, trong đó đưa ra xét
xử 52 vụ, cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự 76 vụ, đình chỉ giải quyết 52 vụ.
Khơng có trường hợp kháng nghị nào khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
Như vậy qua những số liệu trên cho thấy rằng tình trạng tranh chấp hợp đồng vay
tài sản đang ở mức báo động, từ năm 2016 trở lại đây số vụ án tranh chấp hợp đồng vay
tài sản mà Tòa án thụ lý và giải quyết tăng dần qua các năm.
2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY
TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯ PƯH
Trong số các vụ án về tranh chấp dân sự thì tranh chấp hợp đồng vay tài sản chiếm
tỷ lệ lớn và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tranh chấp trong hợp đồng vay tài sản
diễn ra có thể do hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng. Hành
vi vi phạm nghĩa vụ này, có thể là hành vi của bên cho vay hoặc có thể xuất phát từ việc
vi phạm nghĩa vụ trả lãi, thậm chí cả gốc và lãi của bên vay. Trên thực tế, có trường hợp
hai bên không thoả thuận rõ ràng về lãi suất và thời hạn vay, hoặc ban đầu do cần tiền đế
thực hiện kế hoạch của mình nên bên vay chấp nhận mức lãi suất đó nhưng sau một thời
gian thực hiện hợp đồng bên vay nhận thấy lãi suất đó cao q nên khơng đồng ý.
Tồ án nhân dân các cấp đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, làm rõ những
yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng khác
để giải quyết vụ án. Công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các
quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh
chấp. Mặt khác, tình trạng sai phạm của các cán bộ ngành Toà án đã bước đầu được xử lý
và tiến hành bồi thường cho các đối tượng bị xử oan sai, đảm bảo thực hiện nguyên tăc
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động của Toà án đối với giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản vẫn
còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến q trình giải quyết cịn chưa thực sự có hiệu quả.

Những hạn chế tồn tại trên do nhiều nguyên nhân trong đó các nguyên nhân chủ quan là
chủ yếu. Tinh thần trách nhiệm trong công tác xét xử, năng lực quản lý và điều hành của
các cán bộ ngành Tồ án, trình độ của các thẩm phán cịn chưa đáp ứng được yêu cầu về
chuyên môn. Ở nhiều Tồ án, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm nguồn bổ nhiệm
thẩm phán còn chưa được chú trọng đúng mức.
Như vậy, tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản đã đạt được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên trong cơng tác xét xử vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập. Vấn
đề đặt ra hiện nay là cần đưa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế những vấn đề vướng
mắc nêu trên.
16


2.3 NHẬN XÉT VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC
TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN CHƯ PƯH
a. Ưu điểm
Về cơ bản Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh đã áp dụng đúng đắn, thống nhất các
quy định của Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về hợp đồng vay tài sản trong
công tác xét xử các vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Đường lối xét xử về các
tranh chấp hợp đồng vay tài sản được Tòa án nhân dân tuân thủ và thực hiện tương đối
tốt. Chất lượng giải quyết ngày một nâng cao, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm
quyền lợi giữa các bên tham gia hợp đồng, bảo vệ các giao dịch dân sự hợp pháp trong
đời sống xã hội…Phần lớn các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân huyện xét xử các
loại tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành. Từ khi
thành lập cho đến nay, Tịa án nhân dân huyện Chư Pưh đã hồn thành tốt nhiệm vụ xét
xử, thực hiện tốt công tác áp dụng pháp luật.
Thứ nhất, hầu hết các án sơ thẩm về hợp đồng vay tài sản đã được Tòa án thụ lý
đều được đưa ra xét xử kịp thời, đúng hạn luật định, quá trình tố tụng tuân thủ nghiêm túc
các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, không bỏ qua hay thêm bớt một giai đoạn nào

trong thủ tục tố tụng tại phiên tòa. Các thư ký được phân công phụ trách các vụ án đã
thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo luật định, mọi đề xuất của thư ký đều phải được sự
phê chuẩn của chánh án nên việc giải quyết vụ án được chặt chẽ và đúng pháp luật. Chất
lượng bản án ngày càng được nâng cao, các bản án đều viết đúng theo hướng dẫn của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thứ hai, khi tiếp nhận hồ sơ bất kì vụ việc nào, Thẩm phán đều nghiên cứu một
cách kỹ càng và đầy đủ, xem xét kỹ lưỡng các đặc điểm, tình tiết và nguyên nhân của vụ
việc. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đảm bảo đúng người đúng tội, đúng
pháp luật
Thứ ba, Tòa án đã thực hiện tương đối tốt công tác phối hợp với các ngành, các cơ
quan trong quá trình thực hiện giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng vay tài
sản.
Thứ tư, nhiều vụ án đã được tòa án xét xử theo đúng nguyên tắc công khai khi xét
xử từ đó cũng thực hiện tốt việc giáo dục răn đe phòng ngừa chung, tuyên truyền, phổ
biến pháp luật trong nhân dân. Bên cạnh đó, Tịa án hết sức tạo điều kiện để phóng viên
đến tác nghiệp, đưa tin phiên tịa.
Thứ năm, Đa số các Thẩm phán đều có trình độ nghiệp vụ xét xử và kinh nghiệm
từ thực tiễn nên ln thực hiện tốt vai trị, trách nhiệm của mình ngồi ra họ cũng khơng
ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao kĩ năng hòa giải và tiếp cận những qui định mới của
pháp luật. Các cán bộ nhân viên tại Tòa án đã cập nhật, nghiên cứu và tham gia các cuộc
họp phổ biến những điểm mới để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.
17


Thứ sáu, Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đã được thường xuyên quan tâm,
đảm bảo hoạt động xét xử. Năm 2018 mới đây Tòa án được quan tâm cấp vốn để nâng
cấp sửa chữa phòng xét xử, sơn lại và trang bị các đồ dùng cần thiết như máy in, máy
tính. Ngồi ra cịn được cấp thêm xe ô tô để tiện cho việc công tác và xét xử ở các xã lân
cận.
Những yếu tố thuận lợi trên đã giúp Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh giải quyết

tranh chấp hợp đồng vay tài sản được dễ dàng và đạt được nhiều kết quả.
b. Hạn chế, vướng mắc
Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, công tác xét xử về hợp đồng vay tài sản
tại Tòa án nhân dân huyện Chư Pưh cũng bộc lộ những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, có một số ít bản án, quyết định của Tòa án thể hiện chất lượng xét xử
chưa tốt, xét xử không đúng thẩm quyền, khơng đúng trình tự tố tụng, ra phán quyết
khơng dựa trên cơ sở của pháp luật, xác định sai quan hệ tranh chấp. Mặc dù Bộ luật tố
tụng dân sự đã quy định rất rõ việc hịa giải phải có sự tham gia của thẩm phán và thư kí
phiên tịa, trong đó thẩm phán làm nhiệm vụ hịa giải và thư ký ghi biên bản hòa giải.
Nhưng thực tế, nhiều trường hợp hịa giải (trong đó có hịa giải tranh chấp hợp đồng vay
tài sản), do bận nhiều công việc hoặc có lý do dột xuất mà thư ký khơng thể có mặt tại
phiên hịa giải nhưng thẩm phán vẫn cho tiến hành hịa giải. Cũng có trường hợp, khi tiến
hành phiên hịa giải, khơng có mặt của thẩm phán vì nhiều lí do, thư ký Tịa án cũng đã
tiến hành hịa giải rồi ghi biên bản lại.Bên cạnh đó, có một số trường hợp biên bản hịa
giải khơng được các bên ký vào thời diểm lập biên bản do một bên vợ hoặc chồng vắng
mặt mà khơng có giấy ủy quyền, vì vậy thư ký vẫn ghi biên bản nhưng không đưa cho
các bên ký mà sau vài ngày khi các bên đã có mặt đầy đủ thì mới đưa cho các bên ký vào.
Điều này không đúng với nguyên tắc lập biên bản phiên tòa.
Thứ hai, chất lượng tranh tụng trong các phiên xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng
vay tài sản chưa cao do trình độ hiểu biết của người dân còn kém, nhiều người dân không
biết tranh tụng thế nào nên chất lượng xét xử khơng được đảm bảo. Địa bàn huyện có
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số kém hiểu biết về pháp luật nên trong q trình giải quyết
cũng gặp nhiều khó khăn do các đương sự không hiểu biết về pháp luật, không biết
chữ...v.v.
Thứ ba, pháp luật của Việt Nam đang trong q trình sửa đổi, bổ sung để dần dần
hồn thiện. Vì thế, nhiều bộ luật, luật được ban hành mà chưa có văn bản dưới luật hướng
dẫn chi tiết thi hành, nhiều quy định chồng chéo không thực hiện được trên thực tế hoặc
được áp dụng không thống nhất trong hệ thống cơ quan tư pháp. Những quy định trong
các luật, bộ luật mới dừng lại ở việc quy định những nguyên tắc chung mang tính định
hướng cho từng lĩnh vực chuyên ngành đó. Trong thực tế, có nhiều vụ án tranh chấp về

hợp đồng vay tài sản rất phức tạp nhưng các quy định luật còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng
nên có nhiều cách hiểu khác nhau của đội ngũ thẩm phán các Tòa.
Thứ tư, quan hệ phối hợp giữa Tòa án huyện Chư Pưh và Viện Kiểm Sát huyện
Chư Pưh chưa đạt hiệu quả cao, chưa thực sự gắn kết giữa nhiệm vụ xét xử với hoạt động
18


×