Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học theo hướng tương tác trong dạy học kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.84 KB, 5 trang )

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT
PGS.TS. Nguyễn Văn Khôi,
Khoa Sư phạm Kỹ thuật,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
1.

KHÁI NIỆM
1.1. Thuật ngữ phương tiện dạy học (PTDH) ở đây trước hết là nói đến những

đối tượng vật chất được giáo viên (GV) sử dụng với tư cách là những phương tiện điều
khiển hoạt động nhận thức của học sinh (HS); nó cịn là nguồn tri thức phong phú để
học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Chẳng hạn, các vật thật, mơ hình,
hình vẽ mơ phỏng đối tượng nhận thức.
1.2. Nói đến kỹ thuật dạy học (KTDH) là nói đến những phương tiện, kinh

nghiệm, thủ thuật, hệ thống và trình tự các thao tác của GV được sử dụng trong quá
trình tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS. KTDH phụ thuộc vào phương
tiện, điều kiện dạy học cụ thể và nó thể hiện trình độ tay nghề của GV.
1.3. Nói đến tương tác là nói đến sự hợp tác, cộng tác, tác động qua lại giữa các
thành tố của hệ thống dạy – học; bao gồm: GV, HS, mục tiêu, chương trình - nội dung,
phương pháp dạy học (PPDH), PTDH và kiểm tra - đánh giá (ĐG).

Từ luận điểm của C. Mác khi phân tích lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế
xã hội. Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì,
mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào gợi cho ta
thấy vai trò của PTDH và KTDH đối với nghề nghiệp của GV. Đó chính là các yếu tố
kết nối giữa những thành tố nói trên của hệ thống dạy học; đặc biệt là các thành tố GV
- HS – nội dung và PPDH.
Song PTDH dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng khơng thể thay thế được


vai trị của GV mà trước hết là PPDH, KTDH của họ. Ngược lại, PPDH, KTDH của
GV cũng lại chịu sự quy định của điều kiện, PTDH cụ thể. Thành thử, giữa các yếu tố
nội dung, phương tiện, kỹ thuật dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và
với chủ thể học tập (HS). Mối quan hệ đó chính là sự tương tác chủ yếu giữa các yếu
tố của hệ thống dạy học. Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của
q trình dạy học.
2.

VÌ SAO TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT CẦN SỬ DỤNG PHƯƠNG
TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Từ mục tiêu, chương trình dạy học kỹ thuật (và các mơn học khác nói chung) cho
thấy đối tượng nghiên cứu của môn học là rất rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau: cơ khí, động lực, kỹ thuật điện, điện tử, thông tin, ... Do hạn chế của điều kiện
dạy học (thời gian, không gian, cơ sở vật chất của nhà trường, ...) nên HS khơng có
điều kiện được quan sát, nghiên cứu trực tiếp trên các đối tượng thực của môn học mà
chủ yếu chỉ được nghiên cứu trên những mơ hình của chúng (chẳng hạn, các mơ hình,


sơ đồ, hình vẽ mơ phỏng đối tượng trong giáo trình, ...). Khi xây dựng những mơ hình
thay thế này, người ta đã đơn giản hoá, lược bỏ đi nhiều dấu hiệu và khái quát hoá
những dấu hiệu bản chất cịn lại của đối tượng (đặc điểm chung của mơ hình). Vì thế,
khi sử dụng chúng cần có bước hợp thức hoá những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu
mơ hình (tức gán những kết quả thu được đó cho đối tượng thật) để kiến thức khơng
mang tính phiến diện, sách vở.
Mặc dù có nhược điểm như trên nhưng PTDH lại có tác dụng tốt với việc phát
huy tính tích cực và tương tác của HS; bởi vì khác với lời nói (thơng tin đến với học
sinh chậm, chủ yếu theo con đường thính giác một cách từ từ theo trình tự và ý nghĩa
của từng từ, câu nói), mỗi PTDH thường huy động đồng thời nhiều giác quan của HS,
tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận thức. Nhất là với sự
trợ giúp của máy tính và các phương tiện nghe nhìn khác, cho phép HS có thể quan sát

được, tương tác được với nhiều đối tượng mà trong thực tế không thể quan sát hay
tương tác trực tiếp được (với những đối tượng quá to, quá bé, quá xa, điều kiện nguy
hiểm, những quá trình diễn ra quá nhanh, quá chậm, khơng thể quan sát được trong
điều kiện thực của nó, ...).
Các phương tiện nghe nhìn đa phương tiện, máy tính điện tử, ... được sử dụng kết
hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian trình bày mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực
quan, hấp dẫn đối với HS. Một số phần mềm chuyên dụng dùng trong dạy học kỹ thuật
(được chuyển giao từ nước ngoài hoặc tự xây dựng, cải tiến ở Việt Nam) đang được sử
dụng có hiệu quả.
Mặt khác, cũng cần kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như
Placat, tranh vẽ, mô hình vật chất, các thiết bị thí nghiệm kỹ thuật, máy chiếu bản
trong, ... cũng như các đồ dùng dạy học do GV, HS tự xây dựng cho phù hợp với hoàn
cảnh của từng trường.
3.

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHƯ
THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC
3.1. Khai thác tốt kênh hình trong giáo trình theo tiến trình của phương pháp mơ

hình (như đã nói ở trên). Do tính chất đa chức năng, đa phương án của các đối tượng
kỹ thuật nên trong các giáo trình, tài liệu người ta có thể sử dụng các mơ hình khác
nhau để biểu diễn cùng một đối tượng. Cần phân tích để lựa chọn chúng cho phù hợp
với mục tiêu và điều kiện dạy học cụ thể. Chẳng hạn, khi nào dùng hình chiếu vng
góc (góc chiếu 1 hoặc góc chiếu 3), khi nào dùng hình chiếu trục đo (vng góc, xiên
góc, đều, cân, ...), khi nào dùng hình chiếu phối cảnh, sơ đồ/ký hiệu quy ước, ...
3.2. Thực hiện đúng các nguyên tắc sử dụng PTDH (đúng lúc, đúng chỗ, đủ

cường độ, ...).
3.3. Sử dụng các Graph nội dung dạy học (sơ đồ mô tả một cách trực quan về
cấu trúc nội dung và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức của bài dạy), nhất là các sơ

đồ khối, sơ đồ nguyên lý - chức năng của các đối tượng kỹ thuật, sơ đồ hệ thống hoá
kiến thức ở các bài/chương/phần. Trong các giáo trình, tài liệu mơn học các tác giả
cũng thường cố gắng thể hiện loại sơ đồ này, GV có thể dựa vào đó mà điều chỉnh,


phát triển cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.
Khai thác sự tương tác giữa GV (nói cụ thể hơn là PP và KTDH của GV) PTDH – nội dung dạy học và/với HS tốt nhất là thông qua các hoạt động dạy học cụ
thể; bởi vì hoạt đơng chính là sự tương tác giữa chủ thể với đối tương thông qua
phương tiện. Vậy nên, hoạt động dạy học chính là điều kiện để sự tương tác trên có thể
xảy ra; khơng có hoạt động thì khơng có sự tương tác. Nhưng làm thế nào để thiết kế/
xây dựng được hoạt động dạy học? Luận điểm khoa học ở đây là: Mỗi một nội dung
dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định (đó là những hoạt động
đã được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó). Phát hiện
được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là cụ thể hố được mục tiêu dạy
học nội dung đó, chỉ ra được cách kiểm tra việc thực hiện những mục tiêu này; đồng
thời vạch ra một con đường để HS chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được những mục tiêu
dạy học khác. Cho nên điều căn bản của KTDH là khai thác được những hoạt động
tiềm tàng trong nội dung để đạt được mục tiêu dạy học tương ứng của nội dung đó.
Như vậy, về mặt khách quan có thể phân tích nội dung dạy học theo quan điểm
hoạt động làm cơ sở cho việc xác định KTDH. Quan điểm hoạt động trong KTDH có
thể được triển khai như sau:
3.3.1. Gợi động cơ cho các hoạt động hay hoạt động thành phần/hành động học
tập.
3.3.2. Dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như là
phương tiện và kết quả của hoạt động.
3.3.3. Phân bậc hoạt động/phân tích hoạt động thành các yếu tố thành phần để
làm căn cứ điều khiển quá trình dạy học.
3.3.4. Cho HS thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần
tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học.
Khác với thuyết hành vi trong dạy học, ở đây cần chú ý đến mục đích, động cơ,

đến tri thức PP, đến trải nghiệm thành công; nhờ đó đảm bảo được tính tự giác, tích
cực của chủ thể.
Những dạng hoạt động dạy học thường được sử dụng như: đọc hiểu và trình bày
lại một đoạn văn bản theo cách của mình; quan sát trực tiếp hay qua mơ hình của một
đối tượng để rút ra các dấu hiệu bản chất của nó; suy nghĩ để trả lời câu hỏi/vấn đề có
liên quan đến nội dung học tập; vẽ hình; tính tốn các thơng số của đối tượng; tóm tắt
hoặc rút ra kết luận về bản chất đối tượng; so sánh hoặc phân tích một đối tượng và rút
ra kết luận nào đó; thực hiện và liên kết các động tác, thao tác cụ thể theo yêu cầu cho
trước; thậm chí tương tác theo kiểu thử sai với đối tượng, ... Nghĩa là, cần huy động
được tất cả các giác quan của HS (và cả bộ óc của họ) cùng tham gia hoạt động. Điều
quan trọng nhất là các hoạt động trên phải tương thích với mục tiêu và nội dung của
mỗi đơn vị kiến thức/kỹ năng học tập trong bài dạy.
Như vậy, để tương tác cần kết hợp nhiều loại phương tiện, PPDH khác nhau cho
phù hợp với điều kiện cụ thể. Chẳng hạn: kết hợp hình vẽ, vật thật với sự mơ tả, giải
thích của GV, ... (trong dạy học lý thuyết); kết hợp hành động mẫu và giải thích của
GV với sự quan sát, tự phân tích và thảo luận nhóm của HS, ... (trong dạy học thực


hành). Mơ hình các bước thiết kế bài dạy theo hướng này có thể là:
Lựa chọn bài dạy

1.1. Loại bài dạy lý thuyết
1.2. Loại bài dạy thực hành
1.3. Loại bài dạy tích hợp

Xác định mục tiêu

2.1. Các mục tiêu bộ phận
2.2. Thứ bậc / mức độ của từng mục
tiêu

2.3. Diễn đạt mục tiêu

Thiết kế
các hoạt động học - dạy

Lập kế hoạch đánh giá

3.1. Số ĐVKT trong bài và MLH
3.2. Lựa chọn, thể hiện thơng tin
3.3. Xử lí thơng tin rút ra kết luận
3.4. Phương tiện, kỹ thuật thực hiện
4.1. Học sinh tự đánh giá
4.2. Đánh giá của giáo viên

Các bước thiết kế bài dạy kỹ thuật theo hướng dạy học tích cực và tương tác
4.

NHỮNG KHĨ KHĂN VÀ CÁCH THÁO GỠ
Dạy học theo hướng tích cực và tương tác là một định hướng trung tâm, là vấn đề
cốt lõi của đổi mới dạy - học hiện nay. Để thực hiện được định hướng đó cần có sự hỗ
trợ của PTDH và nhất là KTDH của GV. Đổi mới dạy học theo hướng này cịn đang
gặp một số khó khăn, trở ngại như: cách nghĩ, cách làm của chúng ta hiện nay chưa
phù hợp (quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ dạy học: dạy kiến thức là chính hay dạy
cách học là chính? Nếu coi trọng đồng thời cả hai thì giải quyết tâm lý ngại cháy giáo
án như thế nào? quan niệm về kỷ luật, trật tự trong lớp học với việc tổ chức các hoạt
động nhóm và thảo luận?; cách dạy, cách học phổ biến hiện nay (GV ngại sử dụng
PTDH); cách kiểm tra - đánh giá trong giáo dục; lớp học quá đông; đặc biệt là cơ sở
vật chất chưa đáp ứng mục tiêu, chương trình và nội dung đề ra, ...).
Để giải quyết những khó khăn trên, cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và
tận dụng cơ sở vật chất của các cơ sở nghiên cứu, sản xuất ngoài xã hội. Các cơ sở đào

tạo cần có cơ chế, quy định khuyến khích GV, HS tham gia xây dựng và sử dụng
PTDH cho phù hợp với điều kiện của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hữu Chương (dịch), Phương pháp và kỹ thuật lên lớp - tập 1, NXB
Giáo dục - 1983.
[2] Nguyễn Bá Kim, Dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB Giáo dục 1998.
[3] Nguyễn Văn Khơi - Lê Huy Hồng, Thiết kế bài học mơn Cơng nghệ ở phổ
thơng theo hướng dạy học tích cực và tương tác, TC Giáo dục số 53, 3/ 2003.



×