Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TAE
YANG VIỆT NAM
1.1Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tae Yang Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong giai đoạn hiện nay với sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, sự đổi
mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế đã tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư nước
ngoài hướng tới Việt Nam. Năm 1999 Công ty Tae Yang Việt Nam đã được
khởi công xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2002. Công ty lấy tên
giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn Tae Yang Việt Nam .Có trụ sở đặt tại
khu Công nghiệp Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.Với ngành
nghề sản xuất kinh doanh các sản phẩm Thìa – Dao – Dĩa inox
Ban đầu với số lượng 200 công nhân viên bao gồm các chuyên gia Hàn Quốc,
Trung Quốc và đội ngũ công nhân kỹ thuật được gửi sang đào tạo tại Hàn Quốc
trở về, cùng với trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại của Hàn Quốc, Đức
công ty đã bắt tay vào sản xuất những mẻ hàng đầu tiên với số lượng thống kê
được trong tháng 3 năm 2002 là 127.589 sản phẩm các loại thìa, dĩa, dao .
Với diện tích 35.000 m
2
sản xuất gồm 3 phân xưởng chính và với số vốn đầu tư
ban đầu là 5.000.000 USD công ty vừa tiến hành xây dựng vừa sản xuất sản
phẩm nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, chủ doanh nghiệp là những
người nước ngoài nên cũng khó khăn trong việc truyền thụ kỹ thuật sản xuất
cho công nhân viên lao động phổ thông người Việt Nam . Nhưng với sự ham
học hỏi , nhanh nhạy của người Việt Nam, kết hợp với tinh thần làm việc
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
3
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
nghiêm túc, hiệu quả nên quá trình sản xuất tiến triển rõ rệt. Cho đến nay với
tổng số 1800 công nhân viên tham gia sản xuất thì tổng số sản phẩm sản xuất
đã tăng gấp 6 lần so với ban đầu . Quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng mở
rộng phát triển với quy mô lớn đã tạo ra nhiều thuận lợi giúp cho người lao
động có thu nhập và việc làm ổn định
Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu từ 2005-2007
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005
(1,000đ)
Năm 2006
(1,000đ)
Năm 2007
(1,000đ)
1
2
3
4
5
6
7
Tổng doanh thu
Giá vốn
Chí phí bán hàng,
QLDN
Thuế nhà nước
Lãi để lại doanh nghiệp
Vốn kinh doanh
Thu nhập bình
quân/đầu người
Đồng
Đồng
/
tháng
179,934,000
170,236,000
3,200,000
1,268,000
5,230,000
28,675,000
680
181,620,000
171,525,000
3,538,000
1,325,000
5,232,000
28,750,000
750
182,000,000
171,558,000
3,600,000
1,542,000
5,300,000
29,100,000
850
Là một công ty đang ở trong những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt
động nên đội ngũ công nhân viên còn rất non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề,
sản phẩm sản xuất ra của công ty mới chỉ là những mặt hàng cơ bản như: dao,
thìa,dĩa, đũa. Để tiếp cận được với máy móc, công nghệ hiện đại và sản xuất
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
4
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
được những mặt hàng cao cấp, mới mẻ này còn là một quá tình dài đối với anh
chị em trong toàn công ty. Nhưng dù sản xuất trên dây truyền công nghệ nào thì
công ty vẫn luôn đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và năng suất lao
động rất cao. Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất sang thị trường Châu Âu
và một số nước trong khu vực Đông Nam Á nên phải đối mặt với sự cạnh tranh
của cơ chế thị trường, thoả mãn tiêu dùng của khách hàng luôn đặt ra cho các
nhà quản lý công ty phải vạch ra những chiến lược, sách lược tối ưu nhất .
Cũng xuất phát từ một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên
người lao động và người sử dụng lao động phải luôn đoàn kết, thống nhất phát
huy sức mạnh tập thể, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tăng năng suất lao động
giúp các chủ doanh nghiệp tạo ra càng nhiều lợi nhuận, có như vậy thì việc
phân phối kết quả lao động mới khả quan.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tae Yang Việt Nam
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều sâu và hiệu quả,
mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo kiểu trực
tuyến chức năng. Với cách tổ chức này có ưu điểm một mặt vừa đảm bảo cho
lãnh có toàn quyền quản lý công ty, mặt khác phát huy khả năng chuyên môn
của các phòng chức năng. Các phòng ban, phân xưởng đều chịu sự quản lý của
Giám đốc.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
Giám đốc là người chỉ huy cao nhất, phụ trách chung tình hình hoạt động
kinh hoach và đầu tư xây dựng của công ty. Là người đại diện và chịu trách
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
6
GIÁM ĐỐC
Phòng
kế
hoạch
Tổ
bảo
vệ
Tổ
nhà
bếp
Văn
phòng 1
Văn
phòng 2
Phân
xưởng 1
Phân
xưởng 2
Phân
xưởng 3
Phân
xưởng 4
Phòng
nhân
sự
Phòng
vật tư
Phòng
kinh
doanh
Phòng
sản
xuất
Phòng
kế
toán
Phó Giám đốc
điều hành
Phó Giám đốc
sản suất
Tạo
phôi,
cán,
cắt
Đóng
gói,
kiểm
tra
Đột,
mài
đánh
bóng
May
lô, cơ
khí
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
nhiệm trước các cổ đông người Hàn Quốc và tập thể người lao động Việt Nam
về tình hình quản lý nhân sự, kết quả kinh doanh của công ty. Giúp việc cho
giám đốc là hai Phó giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban. Trong
đó phó giám đốc người Việt Nam có chức năng điều hành, trực tiếp chỉ đạo
các phòng: phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng kinh doanh. Phó giám đốc
người Hàn Quốc chịu trách nhiệm trong lĩnh vực sản xuất, chỉ đạo quản lý các
phòng: phòng kế hoạch, phòng sản xuất, phòng vật tư.
Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc và quản lý
các công việc sản xuất kinh doanh phù hợp với điều lệ hoạt động của công ty.
Trong đó: Phòng kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo của
công ty về việc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của công ty. Phòng
nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên, đào tạo
và phân loại lao động cho phù hợp với công việc. Phòng vật tư có nhiệm vụ
theo dõi tình hình nhập, sử dụng nguyên vật liệu sản xuất. Cuối tháng tổng hợp
nhập, xuất, tồn và phân tích hiệu quả sử dụng vật tư trước ban giám đốc. Phòng
sản xuất có chức năng theo dõi tiến độ sản xuất, tình hình sản xuất để kịp thời
báo cáo với ban giám đốc khi gặp khó khăn tỏng sản xuất như mẫu mã, vật tư
cung cấp không đảm bảo đúng như kế hoạch đề ra, đồng thời thống kê số lượng
hàng sản xuất được trong ngày và cả tháng. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm
nhập, xuất, vật tư bán thành phẩm nhập từ nước ngoài vào cũng như xuất bán ra
thị trường. Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toán bộ hoạt động
kinh tế tài chính của công ty như: giám sát một cách liên tục, toàn diện và có hệ
thống tất cả các loại vật tư, tài sản, vốn bằng tiền và nguồn vốn kinh doanh của
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
7
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
Doanh nghiệp, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo trước
ban giám đốc công ty, lập báo cáo tài chính nộp cho cấp có thẩm quyền. Dưới
các phòng ban là các phân xưởng, tổ đội sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá
tình sản xuất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.3 Đặc điểm lao động và chế độ tiền lương tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn Tae Yang Việt Nam
Nằm giữa các công ty thuộc khu công nghiệp Hưng Yên, với diện tích đất
sử dụng cho sản xuất là 35.000 m
2
, tổng số cán bộ công nhân viên là 1800
người Trong đó có 52 cán bộ quản lý là người Hàn Quốc, Trung Quốc và anh
chị em đã qua đào tạo ĐH, CĐ và các Trường trung học chuyên nghiệp. Tổng
số công nhân viên tham gia sản xuất gồm 1748 người đều có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật và có tinh thần trách nhiệm cao.
Đây là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nên tổng số lao động trong
công đều là những lao động hợp đồng, bao gồm 2 loại sau:
Hợp đồng lao động ngắn hạn
Hợp đồng lao động dài hạn
Tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đều chịu sự kiểm tra,
giám sát trực tiếp của các nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý văn
phòng thông qua các bảng chấm công và dưới sự chỉ đạo cộng tác của ban giám
đốc công ty. Bộ máy quản lý khá gọn nhẹ, đảm bảo có sự điều tiết trực tiếp từ
trên xuống, có sự liên hệ giữa các phòng ban với nhau nhằm quản lý có hiệu
quả các nguồn lực.
Hàng ngày nhân viên phòng quản lý nhân sự có nhiệm vụ tổng hợp thẻ
ngày công của tất cả công nhân viên dưới xưởng và nhân viên văn phòng thông
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
8
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
qua máy chấm công tự động và tổng hợp danh sách công nhân viên nghỉ có lý
do hoặc không lý do từ các tổ trưởng, đội trưởng để theo dõi số lượng công
nhân viên lao động và làm căn cứ tính công cho người lao động.
Sau thời gian thử việc anh chị em công nhân viên đều được phân công
công việc theo đúng yêu cầu công việc và phù hợp với trình độ, giới tính như:
Bộ phận cán, cắt, mài, đánh bóng đều gồm công nhân nam còn bộ phận đóng
gói phần lớn là công nhân nữ .
Trong quá trình làm việc công nhân viên phải chấp hành đúng nội quy đã
cam kết trong hợp đồng lao động cũng như nội quy công ty. Công ty căn cứ
vào luật lao động Việt Nam ban hành và những nội quy đã thoả thuận với người
lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động như: Công nhân viên được
cấp bảo hộ lao động, nghỉ phép, tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp
và mọi phúc lợi , quyền lợi khác có liên quan.
Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức
khác nhau, tùy theo đặc điểm kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản
lý của doanh nghiệp. Mục đích của việc quy định các hình thức trả lương là
nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế thường áp
dụng các hình thức trả lương như: trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và
tiền lương khoán.
Hiện tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tea Yang Việt Nam đang áp dụng
chế độ trả lương theo thời gian (trả theo ngày công lao động) .
Hình thức trả lương theo thời gian lao động: là hình thức trả lương căn cứ
vào số ngày làm việc thực tế của công nhân viên trong 1 tháng( 26 ngày) và số
giời làm việc thực tế trong một ngày (8 giờ):
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
9
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
Lương Đơn giá Số ngày
cơ bản
=
lương
X
làm việc
Việc trả lương do giám đốc quyết định và trả theo hợp đồng lao động. tiền
lương sẽ được trả 1 lần vào ngày mùng 10 hàng tháng.
1.2Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn Tae Yang Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Nói đến công tác kế toán trước đây là thực hiện việc ghi chép, phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày ghi theo trình tự thời gian vào sổ sách kế
toán một cách hết sức phức tạp, thủ công, tốn nhiều thời gian và cần nhiều nhân
viên kế toán. Nhưng ngày nay nói đến công tác kế toán là phần lớn có sự tham gia,
trợ giúp của máy tính và công tác tổ chức bộ máy kế toán cũng rất gọn nhẹ, hợp lý
mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các
đối tượng sử dụng thông tin.
Do quy mô lớn, nên công ty đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán
tập chung. Theo quy mô này toàn bộ công tác kế toán của công ty từ xử lý chứng
từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, ghi sổ kế toán chi tiết đến việc lập báo cáo tài chính
đều được tập trung của phòng kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, đảm bảo
cung cấp thông tin một cách chính xác; đầy đủ, kịp thời cho nhà quản lý. Bộ máy
kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh với
nhiệm vụ tổ chức kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế, chế độ hạch toán
vá chế độ tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm bốn
người.
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
10
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
Kế toán trưởng (kiêm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương):
Là người bao quát toàn bộ công tác kế toán trong công ty, chịu trách nhiệm
trước ban giám đốc và các cơ quan cấp trên về toàn bộ công việc thuộc phạm
vi, trách nhiệm và quyền hạn của mình. Cuối tháng trên cơ sở các bảng chấm
công, kế toán trưởng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương.
Cuối kỳ, kế toán trưởng, tiến hành kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh
toàn doanh nghiệp rồi lập bản quyết toán thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các báo cáo tài chính gửi cấp trên
theo đúng chế độ qui định. Thủ quỹ (kiêm kế toán thanh toán): Căn cứ vào các
phiếu xin tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, các khoản nợ
phải thu, phải trả và giấy báo nợ, có của ngân hàng có đầy đủ xác nhận của
người có thẩm quyền, thủ quỹ thực hiện việc thu, chi theo đúng chức năng của
mình. Cuối kỳ thủ quỹ tiến hành kiểm kê quỹ để xác định số thu, chi, tồn quỹ
một cách chính xác và báo cáo cho cấp trên. Kế toán vật tư (kiêm kế toán giá
thành): Hàng ngày căn cứ vào hóa đơn kế toán ghi chép, phản ánh, tổng hợp số
liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập, xuất vật liệu, giá thực tế của vật
liệu thu mua vào nhật ký chung, viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Trên cơ
sở các chứng từ gốc như: Phiếu xin lĩnh vật tư, phiếu xuất, bảng phân bổ chi
phí, bảng tập hợp tiền lương, các khoản trích theo lương và các chi phí khác, kế
toán tiến hành phân tích, đánh giá chi phí để tính giá thành chính xác. Kế toán
tiền mặt (kiêm kế toán tiền gửi ngân hàng): Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu,
phiếu chi, giấy báo nợ, báo có, giấy xin tạm ứng, kế toán vào nhật ký chung và
tập hợp chi phí chuyển cho kế toán giá thành tính giá thành. Cuối tháng, tiến
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
11
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
hành đối chiếu sổ sách với ngân hàng để xác định số tiền của doanh nghiệp còn
lại ở ngân hàng, và số chi tiêu thực tế trong tháng của doanh nghiệp qua ngân
hàng.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
1.2.2 Đặc điểm hệ thống sổ sách kế toán
Có 4 hình thức sổ kế toán: Nhật ký sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ,
nhật ký chứng từ. Đối với Công ty tách nhiệm hữu hạn Tae Yang Việt Nam
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ và áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung
trên Excel. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đều được ghi chép vào sổ Nhật kí chung theo trình tự thời gian và
theo nội dung kinh tế. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái
theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
12
Kế toán trưởng
Thủ quỹ,
kế toán
công nợ
Kế toán
vật tư và
giá thành
Kế toán
tiền mặt,
tiền gửi
ngân
hàng
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương theo hình thức Nhật ký chung
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Đối chiếu
13
Báo cáo
tài chính
Chứng từ gốc: Bảng chấm
công, bảng chấm công làm
thêm giờ. Bảng thanh toán
lương Bảng phân bổ tiền
lương vàBHXH, BHYT,
KPCĐ
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
TK338.2,TK338.3,TK338.4
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
TK338
Sổ cái TK334
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TAE YANG VIỆT NAM
2.1 Thực trạng kế toán tiền lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tae
Yang Việt Nam
2.1.1 Phương pháp tính lương và tài khoản sử dụng:
Công ty Tae Yang Việt Nam áp dụng chế độ trả lương theo thời gian (trả
theo ngày công lao động) .
Hình thức trả lương theo thời gian lao động: là hình thức trả lương căn cứ
vào số ngày làm việc thực tế của CNV trong 1 tháng( 26 ngày) và số giời làm
việc thực tế trong một ngày (8 giờ):
Lương Đơn giá Số ngày
cơ bản
=
lương
X
làm việc
Việc trả lương do giám đốc quyết định và trả theo hợp đồng lao động. tiền
lương sẽ được trả 1 lần vào ngày mùng 10 hàng tháng.
Trong trường hợp tạm ứng lương và thanh toán tạm ứng lương quy định
không quá 1/2 mức lương cơ bản trong đó lương cơ bản mức tối thiểu hiện nay
là 520.000
đ
. Mức lương cơ bản nêu trên được tính trong giờ hành chính. Nó là
cơ sở để tính lương cho công nhân làm theo ca, làm thêm giờ và được quy định
như sau:
- Mức lương làm thêm của ca ngày được hưởng 135% lương cơ bản.
- Mức lương làm ca đêm được hưởng 150% lương cơ bản.
- Mức lương làm thêm ca đêm được hưởng 180% lương cơ bản .
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
14
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
- Mức lương làm ngày chủ nhật được hưởng 200% lương cơ bản.
- Mức lương làm thêm ngày chủ nhật được hưởng 230% lương cơ bản.
Công nhân viên làm thêm giờ sử dụng mẫu giấy làm thêm giờ và được sự
đồng ý của trưởng bộ phận:
GIẤY ĐỀ NGHỊ LÀM THÊM GIỜ.
Ngày ........,tổ . .
TT Tổ Họ và Tên Thời gian Mục đích
Trưởng bộ phận Quản lý nhân sự
(kí tên) (kí tên)
Khi công nhân viên nghỉ việc có lý do hoặc nghỉ ngày lễ, tết theo quy
định sẽ được hưởng nguyên lương của ngày làm việc bình thường. Khi nghỉ
công nhân viên phải làm đơn theo mẫu sau:
ĐƠN XIN NGHỈ.
Ngày:………….. Số thẻ:……………..
Tên:………….…Bộ phận:……………
Từ ngày Đến ngày Số ngày Lý do nghỉ Kí tên
Trưởng bộ phận Quản lý nhân sự :
(Kí tên) (Kí tên)
Ngoài chế độ lương cơ bản công nhân viên còn được thưởng 1 ngày lương
làm việc bình thường khi làm việc đủ 26 ngày/ 1 tháng, không đi muộn, về sớm
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
và thưởng khuyến khích sáng kiến sản xuất, thưởng tong quản lý công tác tốt,
thưởng tiến độ sản xuất theo ngày công.
* Như vậy: Trên cơ sở trả lương theo thời gian (ngày công) công ty đã áp
dụng nhiều chế độ trả lương phù hợp, thoả đáng cho người lao động. cơ sở để
tính tổng lương và thưởng thông qua bảng chấm công và các chứng từ liên
quan.
Để hạch toán tiền lương kế toán sử dụng các tài khoản sau:
* Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”: dùng để phản ánh các khoản tiền
doanh nghiệp phải trả công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, tiền chi trả
bảo hiểm xã hội và các khoản khác thuộc thu nhập của người lao động
Bên nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên
- Tiền lương, tiền công đã trả công nhân viên
- Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh
Bên có: -Tiền lương tiền công và các khoản phải trả khác cho công
nhân viên
Dư nợ ( nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên
Dư có: Tiền lương và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên
TK 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp số tiền đã trả vượt quá số tiền
phải
* Tài khoản 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp”: dùng để tập hợp và kết chuyển
số chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp
chi phí sản xuất, giá thành (bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp).
Bên nợ:- Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ phát sinh
Bên có:- Kết chuyển chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
16
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
* Tài khoản 627: “ Chi phí sản xuất chung”: dùng để tập hợp và kết chuyển số
chi phí về tiền lương của cán bộ quản lý các tổ, đội thi công, chi phí điện,
nước... vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất, giá thành.
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh.
Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tính giá thành.
Tiểu khoản TK 627(1): Chi phí về tiền lương của cán bộ quản lý các tổ,
đội thi công.
- Tài khoản 641: “ Chi phí bán hàng”.
Kết cấu Tài khoản 641: “ Chi phí bán hàng”.
Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh.
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, kết chuyển chi phí bán
hàng.
Trong chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán
hàng được hạch toán chi tiết trên tài khoản 641(1).
* Tài khoản 642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Bên nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh.
Bên có: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tính giá thành.
Trong chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ quản lý
doanh nghiệp được hạch toán chi tiết trên tài khoản 642(1).
Các tài khoản 622, 627, 641, 642 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra, kế toán Công ty còn sử dụng một số tài khoản (TK) khác có liên
quan trong quá trình hạch toán:TK111, TK112, TK138…
2.1.2 Nội dung và phương pháp kế toán tiền lương tại công ty
Để thực hiện thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên kế toán tiến
hành các bước sau:
- Kế toán làm thủ tục rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt.
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
17
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
Nợ TK 111.
Có TK 112.
- Khi tạm ứng tiền lương cho cán cán bộ, công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112.
Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính
chất tiền lương phải trả cho công nhân viên bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ
cấp, tiền thưởng trong sản xuất và phân bổ cho các đôí tượng.
Nợ TK 622 ( chi tiết đối tượng ): phải trả cho công nhân.
Nợ TK 627 ( chi tiết các tổ đội): phải trả cho nhân viên quản lý tổ đội.
Nợ TK 641(1): Phải trả nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Nợ TK 642(1): phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý công ty.
Có TK 334: Tổng số thù lao, lao động phải trả.
- Tiền ăn ca phải trả cho lao động trong kỳ.
Nợ TK 622 ( chi tiết đối tượng ): phải trả cho công nhân.
Nợ TK 627 ( chi tiết các tổ đội): phải trả cho nhân viên quản lý tổ đội.
Nợ TK 641(1): Phải trả nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
Nợ TK 642(1): phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý công ty.
Có TK 334: Tổng số thù lao, lao động phải trả.
- Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng.
Nợ TK 431(1):
Có TK 334: Tổng tiền thưởng phải trả
- Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong kỳ.
Nợ TK 338(3):
Có TK 334.
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
18
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên ( theo quy định sau
khi đóng BHXH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) các khoản khấu trừ
không vượt quá 30% số còn lại).
Nợ TK 334: Tổng các khoản khấu trừ.
Có TK 3338,141,138: TTNCN, tạm ứng, các khoản bồi thường
- Thanh toán tiền lương, BHXH, tiền thưởng cho công nhân viên.
Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt.
Có TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Sơ đồ 4: Hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên.
TK 141, 138, 333... TK 334 TK 622
(6) (1)
TK 627(1)
TK 3383, 3384 (2)
(7) TK 641, 642
(3)
TK 431(1)
TK 111, 112 (4)
(8) TK 338(3)
(5)
(1): Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả công nhân sản xuất
(2): Tiền lương, tiền thưởng, BHXH của cán bộ quản lý các tổ, đội thi công.
(3): Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả nhân viên quản lý.
(4): Tiền thưởng.
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
19
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
(5): BHXH phải trả trực tiếp.
(6): Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
(7): Phần đóng góp của người lao động vào BHXH, BHYT.
(8): Thanh toán lương, thưởng, BHXH và các khoản khác cho người lao động.
*Phương pháp kế toán tiền lương áp dụng thực tế tại công ty
Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ,
bảng theo dõi tiến độ sản xuất, kế toán cập nhập vào bảng lương chi tiết toàn
công ty, bảng thanh toán khối tiền lương phòng ban, bộ phận. Trình tự như sau:
CÔNG TY CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TAE YANG VIỆT NAM
Bộ phận: Đóng gói.
BẢNG CHẤM CÔNG
Mã
số
TT
Tổ Họ và tên
Bộ
phận
Ngày trong tháng
Tổng
số
1 2 3 4 5 6 7 8 ....... 28
T600 1 Vũ Đức Trung ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T601 2 Nguyễn Thị Thảo ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T602 3 Nguyễn Như Trà ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T603 4 Nguyễn Thị Loan ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T604 5 PhạmNgọc Khánh ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T605 6 Nguyễn Thị Hạnh ĐG N N N 1 N 1 1 1 ....... 1 21
T606 7 Nguyễn Thị Nga ĐG N N N 1 1 N 1 1 ....... 1 20
T607 8 Trần Tuyết Mai ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 20
T608 9 Nguyễn Thị Hải ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T609 10 Nguyễn Thị Toan ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T610 11 Đỗ Thế Mạnh ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 21
T670 12 Vũ Văn Quân ĐG N N N 1 1 1 1 1 ....... 1 19
Quản lý nhân sự: Tổng giám đốc:
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
20
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khoa kế toán
(kí tên) (kí tên)
Ghi chú: N -nghỉ có lý do, 1 -Đi làm
Mẫu bảng theo dõi tiến độ sản xuất:
CÔNG TY CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TAE YANG VIỆT NAM
Bộ phận: Mài.
BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT.
Ngày 20 tháng 02 năm 2008.
Bộ phận Mài Cổ Mài Cạnh Mài mặt
Thời gian (1) (2) (3)
7 - 8 giờ
+548 -420 -111
11.144 10.800 13.100
8 - 9 giờ
+197 +500 +203
10.470 8.220 10.097
9
h
15 - 11 giờ
+1.000 +250 +1.240
14.000 11.000 14.000
Trưởng bộ phận Trưởng phòng kế hoạch
(ký tên) (ký tên)
Ghi chú:
Ký hiệu +: vượt chỉ tiêu.
- : chưa đạt được
Không có dấu: lượng hàng đạt
Mẫu bảng theo dõi khối lượng sản xuất:
Phạm Thị Hường – A4 K7 Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành
21