Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VIệt nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

ĐỀ TÀI:
“NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG VÀ TỒN CẦU HĨA”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2016
3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................................7
DANH MỤC ĐỒ THỊ.....................................................................................................................8
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, TỒN CẦU HĨA VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.................................................................12
1.1.
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.....................................................................12
1.1.1. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường....................................................................12
1.1.1.1. Độc lập của các chủ thể trong nền kinh tế.................................................................12
1.1.1.2. Hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng............................................13
1.1.1.3. Hệ thống giá cả được xác lập thông qua tương quan cung-cầu quyết định sự vận
hành của nền kinh tế thị trường..............................................................................................13
1.1.1.4. Cơ chế khách quan vận hành cơ bản của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh tự do 14
1.1.1.5. Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước........................................................................14
1.1.2. Các mơ hình phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử...................................................15


1.1.2.1. Mơ hình kinh tế thị trường tự do...............................................................................15
1.1.2.2. Mơ hình kinh tế thị trường - xã hội...........................................................................16
1.1.2.3. Mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.........................................................17
1.2. TỔNG QUAN VỀ TỒN CẦU HĨA...................................................................................17
1.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DN VIỆT NAM...................................................21
1.3.1. Tiêu chí đánh giá NLCT của DN.....................................................................................22
1.3.1.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của DN.........................................................22
1.3.1.2. NLCT của sản phẩm.................................................................................................22
1.3.1.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả KD của DN..................................................24
1.3.1.4. Năng suất các yếu tố sản xuất:..................................................................................24
1.3.1.5. Khả năng thích ứng và đổi mới của DN....................................................................24
1.3.1.6. Khả năng thu hút nguồn lực......................................................................................25
1.3.1.7. Khả năng liên kết và hợp tác của DN........................................................................25
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN...........................................................................25
1.3.2.1. Các nhân tố khách quan :..........................................................................................25
1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan................................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA DN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI......................................................................................................................................34
2.1. NLCT CỦA DN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI...........................................34
2.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 36
2.2.1. Tổng quan về thực trạng trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt nam.................................36
2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................................36
2.2.1.2. Giá cả xuất khẩu........................................................................................................39
4


2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu.................................................................................................40
2.2.2. Đánh giá chung về NLCT của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam................................41
2.2.3. Thực trạng NLCT của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU...............................43
2.2.3.1. Thị phần.....................................................................................................................43

2.2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu.......................................................................................................43
2.2.3.3. Giá cả sản phẩm........................................................................................................44
2.2.3.4. Chất lượng sản phẩm.................................................................................................44
2.2.3.5. Thương hiệu sản phẩm..............................................................................................45
2.2.4. Thực trạng NLCT của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ........................46
2.2.4.1. Hiệp định Thương mại song phương Việt - Hoa Kỳ đã mở hướng đi mới cho xuất
khẩu nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng...................................................................46
2.2.4.2. Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ -thị trường và đối tác quan trọng đối với nơng
sản Việt Nam..........................................................................................................................47
2.2.4.3. Khó khăn...................................................................................................................48
2.2.5. Đánh giá chung về NLCT của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Hoa Kỳ 50
2.2.5.1. Ưu điểm.....................................................................................................................50
2.2.5.2. Hạn chế......................................................................................................................51
2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM........53
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam.......................................................53
2.3.2. Thị trường tiêu thụ...........................................................................................................55
2.3.2.1. Thị trường Hoa Kỳ:...................................................................................................57
2.3.2.2. Thị trường EU...........................................................................................................57
2.3.2.3. Thị trường ASEAN....................................................................................................58
2.3.3. Đánh giá chung về NLCT ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.......................................58
2.3.3.1. Những thành công đạt được......................................................................................58
2.3.3.2. Những vấn đề tồn tại.................................................................................................59
2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DN DA GIẦY VIỆT NAM..................................60
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam.................................................................60
2.3.2. Thị trường tiêu thụ...........................................................................................................62
2.3.2.2.Thị trường Hoa Kỳ....................................................................................................63
2.3.2.3.Thị trường các nước ASEAN.....................................................................................64
2.3.3. Thực trạng về NLCT của ngành da giầy Việt Nam..........................................................65
2.3.3.1. Đánh giá NLCT của ngành........................................................................................65
2.3.4. Nhận xét chung về NLCT của ngành da giày..................................................................68

2.3.4.1. Điểm mạnh về NLCT................................................................................................68
2.3.4.2. Điểm yếu về NLCT...................................................................................................70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC
DN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TOÀN CẦU HÓA. 72

5


3.1. NHỮNG ĐỀ XUẤT VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ TẠO THUẬN LỢI CHO
CÁC DN VIỆT NAM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG BỐI CẢNH NỀN
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TỒN CẦU HĨA...............................................................72
3.1.1. Hồn thiện hệ thống pháp lý có liên quan tới hoạt động kinh doanh của các DN Việt
Nam............................................................................................................................................72
3.1.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng mềm...........................................................................................73
3.1.3. Cải cách hành chính.........................................................................................................74
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DN VIỆT NAM NÂNG CAO CẠNH TRANH TRƯỚC BỐI
CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TỒN CẦU HĨA...................................................74
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với DN nói chung............................................................................74
3.2.1.1. Chính sách chiến lược kinh doanh đúng đắn.............................................................74
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực................................................................76
3.2.1.3. Giữ gìn và quảng bá truyền thơng uy tín, hình ảnh của DN......................................77
3.2.1.4. Cạnh tranh bằng đặc tính sản phẩm và chất lượng sản phẩm...................................78
3.2.1.5. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm............................................................................79
3.2.1.6. Cạnh tranh bằng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm................................................80
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với DN xuất khẩu hàng nông sản....................................................82
3.2.3.1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô.........................................................................................82
3.2.3.2. Giải pháp ở tầm vi mô...............................................................................................86
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với DN xuất khẩu hàng dệt may.....................................................88
3.2.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước......................................................................................88
3.2.4.2. Giải pháp từ phía DN/ ngành Dệt may xuất khẩu.....................................................91

3.3.3. Giải pháp nâng cao NLCT của ngành da giầy Việt Nam.................................................95
3.3.3.1 Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn................................................................95
3.3.3.2 Đổi mới cơng nghệ và thiết bị máy móc....................................................................95
3.3.3.3. Phát triển nguồn nguyên liệu.....................................................................................96
3.3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.........................................................................96
3.3.3.5. Phát triển hệ thống kênh phân phối...........................................................................97
KẾT LUẬN...................................................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................101

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTB

- Chủ nghĩa tư bản

TBCN

- Tư bản chủ nghĩa

XHCN

- Xã hội chủ nghĩa

CNXH

- Chủ nghĩa xa hội


CNCS

- Chủ nghĩa cổng sản

DN

- Doanh nghiệp

NLCT

- Năng lực cạnh tranh

TPP

- Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)

FTA

- Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)

ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

EU

- Liên minh châu Âu (European Union)


WTO

- Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

VCCI

- Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam
(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization)

NA

Not Available

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số liệu Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
(2000 - 2016) ..........................................................................................................34
Bảng 2.2. Trị giá xuất khẩu phân theo một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ
(2012 -2015)............................................................................................................35
Bảng 2.3. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
(2010 – 2015)..........................................................................................................53
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến một số nước (2013 –
2015)........................................................................................................................55

Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam (2010 – 2015).................60

8


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Biểu 2.1. Tỷ trọng xuất khẩu giữa các nước/ khu vực 2015 ............................................35
Biểu 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản (*) (2012- 2016).....................................37
Biểu 2.3. Số liệu xuất khẩu cà phê của Việt Nam (2012-2016)........................................37
Biểu 2.4. Số liệu xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2016..............................................38
Biểu 2.5. So sánh số liệu xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2016 với 2015...................39
Biểu 2.6 Xu hướng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may (2010 -2015).................54
Biểu 2.7. Tỷ trọng XK hàng dệt may một số nước/ khu vực 2013...................................56
Biểu 2.8. Tỷ trọng XK hàng dệt may một số nước/ khu vực 2014...................................56
Biểu 2.9. Tỷ trọng XK hàng dệt may một số nước/ khu vực 2015...................................56
Biểu 2.10. Xu hướng tăng trưởng xuất khẩu hàng da giầy (2010 – 2015).......................60
Bảng 2.11. Kim ngạch XK hàng da giầy Việt Nam đến khu vực (2013 – 2015).............61
Biểu 2.12. Tỷ trọng hàng da giầy Việt Nam xuất khẩu theo khu vực năm 2013..............61
Biểu 2.13. Tỷ trọng hàng da giầy Việt Nam xuất khẩu theo khu vực năm 2014 .............62
Biểu 2.14. Tỷ trọng hàng da giầy Việt Nam xuất khẩu theo khu vực năm 2015..............62
Biểu 2.15. Kim ngạch XK hàng da giầy của Việt Nam sang EU (2013-2015)................63
Biểu 2.16. Kim ngạch XK hàng da giầy của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2013-2015)........64

9


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, quá trình hội nhập sâu rộng đã giúp các quốc gia đưa hàng hố

của mình vượt khỏi biên giới địa lý nhỏ hẹp của một nước để đến tận cùng ngõ
ngách của thế giới. Nhưng cũng chính trong thời kỳ hội nhập, vấn đề cạnh tranh ở
tầm quốc tế của sản phẩm hàng hoá lại càng trở thành một đề tài nóng bỏng và cấp
thiết đối với mọi quốc gia có chính sách kinh tế mở cửa.
Trong bối cảnh như thế, doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với
những thách thức do sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh
doanh cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong và ngoài
nước. Các doanh nghiệp cần tạo dựng các nguồn lực để nhanh chóng thích ứng với
các biến đổi nói trên bằng cách tạo ra năng lực cạnh tranh động với những đặc
trưng như sự khác biệt, khó thay đổi, khó bắt chước, hiếm…
Thực tế chứng minh thời gian qua Việt Nam đã thành công đáng kể trong
việc nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng sản xuất khẩu vào thị trường trên
thế giới. Tuy nhiên, để hàng hóa của Việt Nam thực sự có sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới lại là một vấn đề không đơn giản. Bởi vì:
- Chất lượng và khả năng tổ chức, quản lý yếu kém. Khuynh hướng phổ biến
là các Doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến
lược, thiếu kiến thức Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương
hiệu, công nghệ thông tin.
- Công nghệ và thiết bị lạc hậu khiến năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm thấp. Các doanh nghiệp có khuynh hướng dồn vốn vào đầu tư mặt bằng, nhà
xưởng nhưng lại thiếu quan tâm đầu tư công nghệ, thiết bị. Điều này khiến năng
suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các
nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất
của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần.
- Tài chính yếu kém về quy mô và phương thức quản lý. Năng lực tài chính
của doanh nghiệp Việt Nam rất yếu kém là một hiện thực khơng thể chối cãi. Số
doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%. Vốn bình quân của doanh
nghiệp Việt Nam vào khoản 24 tỷ, thấp hơn gần 13 lần so với doanh nghiệp FDI.
Ngoài ra phương thức huy động vốn quá dựa vào Ngân hàng, cũng như cách thức

10


quản lý tài chính cịn quan liê u, hạn chế càng làm doanh nghiệp Việt đã khó càng
khó.
- Hạn chế đầu tư nghiên cứu thị trường và phát triển thương hiệu. Doanh
nghiệp Việt thiếu đầu tư vào nghiên cứu phát triển thị trường, thiếu chiến lược về
phát triển sản phẩm và thương hiệu. Sự yếu kém về xây dựng và phát triển thương
hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh. Theo VCCI, chỉ có gần 10% số
doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu) là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài.
Như vậy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ở các
thị trường thế giới vẫn là một vấn đề cấp thiết đặt ra không chỉ đối với các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu mà còn đối với nhà nước, các cấp ngành liên quan và
đối với người sản xuất. Chính vì như thế mà người viết quyết định chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế
thị trường và tồn cầu hóa” để nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung
và 3 ngành hàng có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam trong 5 năm trở lại
đây là hàng nông sản, dệt may, da giầy,.. luận văn tìm ra các giải pháp để hàng
nông sản, dệt may, da giầy xuất khẩu có thể có một thị phần đáng kể trên thị các thị
trường trọng điểm là EU, Hoa Kỳ và ASEAN
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận tổng quan về năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói
chung và nơng sản, dệt may, da giầy nói riêng.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản, dệt
may, da giầy xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU, Hoa Kỳ và ASEAN.
- Đề xuất các giải pháp để hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng
nơng sản, dệt may, da giầy ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào phân tích năng lực
cạnh tranh của hàng nông sản, dệt may, da giầy xuất khẩu Việt Nam trên thị trường
EU, Hoa Kỳ, ASEAN.

11


- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng năng lực
cạnh tranh của hàng nông sản, dệt may, da giầy Việt Nam trên thị trường EU, Hoa
Kỳ, ASEAN từ khoảng năm 2010 đến nay để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của các ngành hàng này vào thị trường trên trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng
phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu của luận văn được chia làm
3 chương.
Chương 1: Tổng quan về kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và tồn cầu hóa

12



CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, TOÀN CẦU HÓA VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1.1.

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch
sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên
con đường phát triển và nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trường phát
triển đến trình độ phổ biến và hồn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế
cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc
thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến
trong đời sống kinh tế - xã hội.
Đây là một kết luận lý luận quan trọng. Nó khái qt q trình phát triển của
lịch sử nhân loại, trong đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất
yếu, mang tính phổ biến. Tính phổ biến của kinh tế thị trường thể hiện ở cấu trúc
khung chung cho mọi nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường
1.1.1.1. Độc lập của các chủ thể trong nền kinh tế
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh tế độc lập dưới
nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể này hoàn toàn động lập, tự chủ
trong việc quyết định: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Họ
tự chịu trách nhiệm đối với quyết định sản xuất kinh doanh của bản thân dựa trên
những tín hiệu thị trường.
Về bản chất, nền kinh tế thị trường thị trường có cấu trúc đa sở hữu. Trong
cấu trúc, sở hữu tư nhân luôn luôn là thành tố tất yếu, bắt buộc. Phủ nhận sở hữu tư
nhân có nghĩa là bác bỏ kinh tế thị trường trên thực tế. Bên cạnh sở hữu tư nhân,

cịn có các dạng sở hữu khác là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và dạng đồng sở
hữu của các chủ thể khác, ví dụ sở hữu CTCP, DN tư bản nhà nước, v.v.
Về nguyên tắc, các chủ thể sở hữu và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế
thị trường là độc lập và bình đẳng với nhau trước pháp luật và trong hoạt động kinh
doanh. Nhưng mỗi hình thức sở hữu và mỗi chủ thể sở hữu lại có vai trò, vị thế và
chức năng đặc thù trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường.
13


1.1.1.2. Hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng
Mọi nền kinh tế thị trường đều có các yếu tố cấu thành cơ bản là các thị
trường, bao gồm các thị trường yếu tố [các thị trường đầu vào như thị trường đất
đai, thị trường sức lao động, thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường
vốn, thị trường chứng khoán), thị trường hàng hoá, thị trường khoa học - cơng
nghệ] và thị trường hang hóa và dịch vụ tiêu dùng. Để nền kinh tế thị trường hoạt
động hiệu quả, phải bảo đảm hai yêu cầu.
- Sự hiện diện đầy đủ của tất cả các thị trường nói trên.
- Các thị trường phải vận hành đồng bộ.
Để đáp ứng hai yêu cầu này, việc hình thành và phát triển các thị trường phải
tuân theo một trật tự bước đi xác định. Việc không tuân thủ trật tự đó (ví dụ xây
dựng thị trường vốn, thị trường chứng khốn nhưng hệ thống các quyền tài sản
khơng xác định rõ, thị trường đất đai không được thừa nhận chính thức) thường
dẫn đến sự rối loạn, vận hành kém hiệu quả của từng thị trường chức năng và của
cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, sự vận hành đồng bộ của các thể chế thị trường đòi hỏi phải
thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của thị trường (chủ thể sở hữu độc lập,
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của DN, cơ chế phân bổ nguồn lực do các lực lượng
thị trường quyết định là chính, thơng qua cạnh tranh tự do, v.v.) trên cơ sở dược sự
bảo đảm của luật pháp. Nếu không được bảo vệ bằng các đạo luật cơ sở như luật
cạnh tranh, luật về các quyền sở hữu, luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá

thì nền kinh tế khơng thể hoạt động bình thường.
1.1.1.3. Hệ thống giá cả được xác lập thông qua tương quan cung-cầu quyết
định sự vận hành của nền kinh tế thị trường
Giá cả trên các loại thị trường được xác định dựa trên tương quan cung và
cầu của từng thị trường đó. Tín hiện giá cả là căn cứ khách quan đối với các chủ
thể kinh tế đưa ra các quyết định sản xuất-kinh doanh của mình trong môi trường
cạnh tranh thị trường.
Nền kinh tế thị trường chỉ vận hành được một khi hệ thống giá cả được
quyết định khách quan bởi thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận là động lực chủ yếu thúc đẩy nỗ lực hoạt động và hiệu quả kinh
doanh của các DN. Để phục vụ mục tiêu đó, giá cả phải được thiết định trên các cơ
sở khách quan và được điều tiết bằng cơ chế tự điều tiết (cạnh tranh tự do).
14


1.1.1.4. Cơ chế khách quan vận hành cơ bản của nền kinh tế thị trường là cạnh
tranh tự do
Khơng có cạnh tranh tự do, khơng thể nói đến kinh tế thị trường. Về bản
chất, cơ chế cạnh tranh thị trường là cơ chế tự điều chỉnh. Do vậy, nó cịn được gọi
là “bàn tay vơ hình”. Cơ chế này giúp nền kinh tế tạo lập sự cân bằng mỗi khi bị
trục trặc.
Cạnh tranh là cơ chế chủ yếu phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế thị
trường. Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực được rút ra khỏi những ngành, lĩnh
vực và địa điểm đang hoạt động kém hiệu quả, di chuyển đến những nơi có lợi thế
phát triển và thu được hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận cao hơn. Thực tế xác nhận
rằng cho đến nay, sau khi nền kinh tế đã vượt qua trình độ kinh tế nông dân tự cấp
- tự túc, cạnh tranh là cơ chế phân bổ các nguồn lực hiệu quả nhất.
1.1.1.5. Vai trị điều tiết kinh tế của nhà nước
Thị trường có những khuyết tật và cơ chế thị trường có thể bị thất bại trong
việc giải quyết một số vấn đề phát triển, ví dụ như khủng hoảng, đói nghèo, cơng

bằng xã hội, môi trường, v.v. Để khắc phục chúng và tránh khỏi thất bại thị trường,
nhà nước phải tham gia quản lý, điều tiết sự vận hành nền kinh tế. Nhà nước tham
gia vào các quá trình kinh tế thị trường vừa với tư cách là bộ máy quản lý xã hội,
vừa là một yếu tố nội tại của cơ chế vận hành kinh tế. Với các tư cách đó, nhà nước
thực hiện ba chức năng:
- Quản lý, định hướng và hỗ trợ phát triển;
- Phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Bảo vệ môi trường.
Để thực hiện ba chức năng đó, nhà nước phải giải quyết các nhiệm vụ:
- Cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và phù hợp
với địi hỏi của cơ chế thị trường;
- Kiến tạo và bảo đảm môi trường vĩ mơ ổn định, có tính khuyến khích kinh
doanh;
- Cung cấp kết cấu hạ tầng (gồm hạ tầng "cứng" - giao thông vận tải, cung
cấp điện nước, v.v. và hạ tầng "mềm" - dịch vụ thơng tin, bưu chính - viễn thơng;
tài chính, v.v.) cũng như các dịch vụ và hàng hố cơng cộng (chăm sóc sức khoẻ,
giáo dục - đào tạo, bảo vệ môi trường, v.v.).
15


- Hỗ trợ nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu để tham gia thị trường
bình đẳng.
Năm yếu tố nói trên là 5 yếu tố cấu thành cơ bản khung thể chế chung của
mọi nền kinh tế thị trường. Chúng hình thành một tổng thể, quy định lẫn nhau.
Thiếu bất cứ yếu tố nào trong số đó đều khơng thể có nền kinh tế thị trường bình
thường, vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, trong mỗi nền kinh tế thị trường, tuỳ theo
các điều kiện phát triển cụ thể, vai trò, vị trí và chức năng của từng yếu tố khơng
hồn toàn giống nhau. Điều này tạo nên đặc thù của các mơ hình kinh tế thị trường
và nền kinh tế thị trường ở những quốc gia cụ thể.
1.1.2. Các mô hình phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử

Cho đến cuối thế kỷ XX, kinh tế thị trường hầu như chỉ có một phương án
phát triển duy nhất là biến thành kinh tế TBCN. Song thực tế cho thấy kinh tế thị
trường khơng phát triển theo một mơ hình duy nhất mà được thực hiện dưới nhiều
mơ hình khác nhau (thị trường tự do, thị trường - xã hội, v.v).
Nhằm làm rõ những nét khái quát chung của quá trình phát triển kinh tế thị
trường, có thể trừu tượng hoá một số đặc điểm cụ thể, phản ánh sự giao thoa,
chuyển tiếp và đan xen giữa các mơ hình để quy về ba mơ hình chủ yếu sau:
 Mơ hình kinh tế thị trường tự do;
 Mơ hình kinh tế thị trường - xã hội;
 Mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN (ở Việt Nam) hay kinh
tế thị trường đặc sắc Trung Quốc.
Có thể nói ba mơ hình kinh tế thị trường nói trên là tiêu biểu tất cả các nền
kinh tế trên thế giới, trừ một vài ngoại lệ như Bắc Triều tiên. Điều này xác nhận kết
luận của Mác: kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển tất yếu; là hình thức phổ
biến của mọi nền kinh tế ở một trình độ xác định.
Trong khuôn khổ CNTB, kinh tế thị trường phát triển trong 2 mơ hình là
kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội.
1.1.2.1. Mơ hình kinh tế thị trường tự do
Kinh tế thị trường trong khuôn khổ CNTB chủ yếu phát triển theo mơ hình
thị trường tự do, được thực hiện ở hầu hết các nền kinh tế TBCN ở Tây Âu và Bắc
Hoa Kỳ. Mơ hình này đề cao vai trò của chế độ sở hữu tư nhân, của tự do cá nhân
và cạnh tranh tự do. Trong mơ hình kinh tế thị trường tự do, sự can thiệp điều tiết
của nhà nước vào các quá trình kinh tế được hạn chế ở mức thấp. Quá trình phát
16


triển kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân vận hành dưới sự điều tiết của “bàn tay vơ
hình” (tức cơ chế cạnh tranh tự do). Chức năng chính của nhà nước là bảo vệ chế
độ sở hữu tư nhân và các quyền tự do cá nhân, bảo đảm ổn định vĩ mô, tạo điều
kiện để kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường tự do vận hành thuận lợi nhất. Sự tham

gia của nhà nước vào quá trình phân phối lại, vào hệ thống phúc lợi xã hội nhằm
giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tạo lập công bằng xã hội, ngăn chặn và xử lý
các thất bại thị trường tuy vẫn được coi trọng nhưng không nhiều như ở các mơ
hình khác. Trong mơ hình này, trong khi vai trò động lực phát triển của lợi ích tư
nhân, lợi ích cá nhân (lợi nhuận) được đề cao thì vai trị "bánh lái" của sự điều tiết,
định hướng phát triển của nhà nước (bàn tay hữu hình) lại tương đối bị xem nhẹ so
với các mơ hình khác.
1.1.2.2. Mơ hình kinh tế thị trường - xã hội.
Mơ hình này được thực hiện thành cơng ở khá nhiều nước Tây - Bắc Âu,
điển hình là Đức (quê hương của mơ hình kinh tế thị trường - xã hội), Thuỵ Điển,
Na Uy và Phần Lan. Xét theo tính chất đặc trưng, mơ hình này cịn có mặt ở một
số nước khác như Đan Mạch, Hà Lan, Pháp và Bỉ với những mức độ khác nhau.
Về ngun tắc, mơ hình kinh tế thị trường - xã hội thừa nhận các yếu tố cơ
bản phổ biến của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, so sánh với mơ hình kinh tế thị
trường tự do, mơ hình này có hai đặc trưng nổi bật.
- Coi các mục tiêu xã hội và phát triển con người (công bằng xã hội, phúc lợi
cho người nghèo và cho người lao động, quyền tự do phát triển của mọi người dân,
v.v.) là mục tiêu của chính quá trình phát triển kinh tế thị trường;
- Nhà nước dẫn dắt nền kinh tế thị trường phát triển không chỉ nhằm mục
tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội.
Với những đặc trưng trên, tuy mơ hình kinh tế thị trường - xã hội là một biến
thể của nền kinh tế TBCN, song nó phản ánh một xu thế tất yếu của sự phát triển.
Đó là: đến một trình độ phát triển nhất định, trong những điều kiện cụ thể, tự kinh
tế thị trường khơng thể giải quyết có hiệu quả tất cả các vấn đề phát triển, nhất là
các mục tiêu phát triển xã hội và con người. Để đạt được điều đó, trong cơ chế vận
hành của nền kinh tế thị trường, cần có thêm “bánh lái” để định hướng “động cơ”
thúc đẩy phát triển đi đúng quỹ đạo nhằm phục vụ tốt không chỉ nhiệm vụ tăng
trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả nhiệm vụ phát triển xã hội và con người.
Có thể khái quát rằng quá trình phát triển kinh tế thị trường, để đạt hiệu
quả, cần hướng tới các mục tiêu xã hội và phát triển con người. Cách thức để đạt

17


mục tiêu đó khơng phải là phủ nhận thị trường, xoá bỏ cơ chế thị trường mà là đặt
nhà nước vào vai trò tham gia điều hành và định hướng sự phát triển của kinh tế
thị trường với tư cách là yếu tố cấu thành của cơ chế kinh tế.
Việc triển khai mơ hình kinh tế thị trường - xã hội trên thực tế đã mang lại
những kết quả phát triển tích cực, khơng chỉ ở một vài nước, tại một vài thời điểm
riêng lẻ mà ở hàng loạt nước và kéo dài trong nhiều thập niên. Điều này xác nhận
tính tất yếu của xu hướng phát triển mơ hình kinh tế thị trường - xã hội. Tính tất
yếu đó cũng được thể hiện ở mơ hình kinh tế thị trường đang được triển khai ở
Trung Quốc và Việt Nam.
1.1.2.3. Mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
Loại mơ hình kinh tế thị trường này hiện đang được thực hiện ở Việt Nam.
Thời gian tồn tại của nó cũng chỉ mới hơn 1/4 thế kỷ thử nghiệm. Tuy vậy, các kết
quả thực tế đã chứng tỏ đây là mô hình có sức sống mạnh mẽ và có triển vọng lịch
sử to lớn.
Sự ra đời của mơ hình này gắn liền với sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở
châu Âu, vốn phủ nhận vai trò của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển ở
các nước nghèo, lạc hậu tiến lên CNXH. Sự xuất hiện của mơ hình này chứng
minh sức sống mãnh liệt của xu hướng tiến lên CNCS như một tất yếu khách quan
của thời đại; đồng thời, khẳng định tính tất yếu và phổ biến của kinh tế thị trường
với tư cách là một giai đoạn bắt buộc trong lịch sử phát triển của mọi nền kinh tế.
Tuy nhiên, khác với hai mơ hình kinh tế thị trường nói trên, tồn tại trong
khung khổ CNTB, mơ hình này mới được xác lập chưa lâu và vẫn đang trong quá
trình thử nghiệm, định hình cấu trúc và bản chất. Do vậy, chưa có căn cứ thực tiễn
để xác lập một hệ thống lý luận về nó với nội dung hoàn chỉnh và logic chặt chẽ.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TỒN CẦU HĨA
Thuật ngữ tồn cầu hố (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1961, được đưa vào Từ điển tiếng Anh của Webster, nhưng mãi đến năm 1980s

thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi.
Toàn cầu hóa là một q trình đa phương diện, bao hàm nhiều nhân tố như
kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học - cơng nghệ, văn hóa, xã hội. “Tồn cầu hóa”
là một thuật ngữ địi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành và đa chiều vì nó có liên
quan đến tất cả các hiện tượng xã hội đương đại. Tồn cầu hóa được tiếp cận từ góc
độ kinh tế học, xã hội học, công nghệ học, môi trường, văn hóa, v.v.. Đến nay đã
18


có hàng trăm định nghĩa về tồn cầu hóa được đưa ra từ nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau, thậm chí đối lập nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau hoặc đối lập đó khơng
chỉ do khác nhau về lợi ích, về lập trường quan điểm mà còn do khác nhau về cách
tiếp cận vấn đề, về mục đích tìm hiểu tồn cầu hóa1.
Tồn cầu hóa là kết quả tất yếu từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất. Quan niệm được nhiều học giả tán thành nhất. Chúng là biểu hiện hệ quả của
sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong các nền kinh tế riêng biệt, từ
đó q trình này dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của từng quốc gia, tạo ra mối quan hệ
gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mơ
tồn cầu trong sự vận động phát triển.
Kinh tế thị trường khẳng định được ưu thế của mình và lan tỏa ra nhiều quốc
gia trên thế giới. Nó tạo ra động lực phát triển và mở rộng quan hệ giữa các quốc
gia, trước hết là các quan hệ kinh tế, sau đó tới các quan hệ khác như chính trị, văn
hóa, v.v. Hệ thống kinh tế thị trường càng phát triển theo hướng mở, không bị giới
hạn bởi các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Đó là mơi
trường thuận lợi tạo thuận lợi cho q trình tự nhiên xích lại gần nhau của các cộng
đồng dân cư các thể chế toàn thế giới. Toàn cầu hố phản ánh một q trình mà
thơng qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày
càng phụ thuộc lẫn nhau2.
Tác động của các hành vi kinh tế toàn cầu dẫn tới hệ lụy của hệ thống chính
trị thế giới, ngược lại chính trị lại có tác động to lớn hơn đối với kinh tế. Tồn cầu

hóa ngày nay về bản chất chính là sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế nói chung
đã được vượt khỏi biên giới quốc gia và khu vực. Nói cách khác, tồn cầu hóa
mang một nội dung chủ đạo là tồn cầu hóa kinh tế, phát triển kinh tế vừa là mục
tiêu, vừa là động lực toàn cầu hóa. Đặc trưng phát triển kinh tế là một nhu cầu thực
tế khách quan của nhân loại trong toàn cầu hóa hiện nay.
Làn sóng khoa học cơng nghệ ngày càng trở nên phổ biến, trình độ khoa học
cơng nghệ ngày cao, khả năng ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống.
Việc hợp tác khai thác, sử dụng công nghệ làm cho các nước phụ thuộc vào nhau
nhiều hơn. Các làn sóng phát triển khoa học công nghệ là chất xúc tác làm cho
quan hệ giữa các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Thành tựu khoa học cơng nghệ
dường như xóa nhịa dần biên giới địa lý của từng quốc gia, làm cho khoảng cách
1
2

Đề tài cấp nhà nước KX08.01: Xu thế tồn cầu hóa trong hai thập kỷ đầu thể kỷ XXI.

Grahane Thonpdion: Introduction, Sitmating Globalization, International Social Siences Journal, Unesco,
1999, N.160, P.139-152.
19


không gian trên thế giới càng co hẹp giữa các châu lục. Tồn cầu hố ngụ ý tầm
quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới quốc gia và sự tăng cường
những đặc tính lan toả ra ngồi biên giới bắt nguồn từ một nước, hoặc một khu vực
nhất định3. Tức là, sự phụ thuộc lẫn nhau phải đến mức tồn diện và vai trị của các
đường biên giới quốc gia giảm dần.
Tồn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên
hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực,
các quốc gia, các dân tộc trên tồn thế giới. Tồn cầu hóa thể hiện sự biến đổi
tương quan giữa quan hệ sản xuất nhằm tới sự điều chỉnh thích ứng lực lượng sản

xuất biến thiên liên tục trên quy mơ thế giới.
Tồn cầu hóa làm cho các nền kinh tế quốc gia bị hồ nhập vào và được cấu
trúc lại trên quy mơ quốc tế thơng qua một loạt quy trình, giao lưu, trao đổi 4. Như
vậy, tồn cầu hố khơng chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau, dù là phụ thuộc toàn diện
giữa các nền kinh tế mà là sự hoà nhập các nền kinh tế này để xu thế hình thành
nên một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.
Luận điểm cơ bản chứng minh nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất
trong lịch sử dẫn tới hiện tượng quốc tế hóa, sau nay là tồn cầu hóa thuộc về Mác.
Luận điểm này được giải thích trong tác phẩm “Tun ngơn của Đảng Cộng sản”,
xuất bản vào tháng 2 năm 1848. Trong ‘Tuyên ngôn của Đảng cộng sản’, Mác và
Ăngghen không sử dụng thuật ngữ ‘tồn cầu hóa’ nhưng nhấn mạnh tới ‘tính thế
giới’ trong q trình sản xuất, lưu thơng, ‘thị trường thế giới’ liên kết các nền kinh
tế ở khắp mọi nơi, ‘sự phụ thuộc phổ biến’ giữa các dân tộc về nhiều mặt, như sản
xuất vật chất và văn hóa tinh thần5.
Nhờ có nhiều thành tựu khoa học-kỹ thuật, nhiều phát kiến địa lý và
khai phá các thị trường mới ở các châu lục, các nguồn lực và dịng sản
phẩm được lưu chuyển khắp tồn cầu.“Vì ln ln bị thúc đẩy bởi nhu
cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn
cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những
mối liên hệ ở khắp nơi. Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã
3

Chủ tịch quỹ Ford Berresford, 1997

4

Flie Cohen, Toàn cầu hóa, sự hấp dẫn và cơ chế điều tiết, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia
Pháp, Hội thảo khoa học "Những thách thức về phương diện pháp lý của q trình tồn cầu hóa",
5


Vũ Thanh Sơn. Tun ngơn của Đảng cộng sản: dự báo về xu thế toàn cầu hóa. Hội thảo khoa
học về Tun ngơn Đảng cộng sản
20


làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế
giới” 6 .
Tính chất thế giới của việc sản xuất và tiêu dùng thể hiện rõ trong sự
liên kết quá trình sản xuất, ngành nghề sản xuất, mạng lưới nguyên vật liệu
giữa nhiều quốc gia, dân tộc. “...Những ngành công nghiệp không dùng
những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền
xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không những được tiêu
thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa.
Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong
nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng
những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình
trạng cơ lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp,
ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các
dân tộc”. 7
Một điểm đáng lưu ý nữa mà Mác và Ăngghen đã công bố trong tác
phẩm nổi tiếng này là dự báo về sự liên kết phụ thuộc của các dân tộc
không chỉ về kinh tế mà cả sự hội nhập nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn về
tinh thần.“...Sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng
khơng kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân
tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương
và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những
nền văn học dân tộc và địa phương, mn hình mn vẻ, đang nảy nở ra
một nền văn học tồn thế giới.” 8
Như phân tích ở trên theo quan điểm Mác xít, bản chất của tồn cầu hóa có
tính hai mặt. Cụ thể như sau:

- Một mặt, Tồn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát triển của
nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Bản chất
khách quan của tồn cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách quan của q
trình quốc tế hóa. Những phát kiến địa lý, giao thông vận tải đã mở ra cơ hội cho
q trình quốc tế hóa kinh tế vào thế kỷ XV, nhưng tiến trình này chỉ thực sự tăng
tốc sau khi cách mạng công nghiệp ở Anh. Quá trình quốc tế hóa mang tính tất yếu
khách quan, do đòi hỏi của bản thân nền sản xuất, đặc biệt là do sự phát triển của
6

Mác, C. và Ăngghen, F. (1995), Toàn tập, Tập IV, Nxb CTQG, Hà Nội tr. 601

7

Sđd tr. 601-602
Sđd tr. 602

8

21


lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học-công nghệ tạo tiền đề cho bước quá độ từ
cơ sở vật chất-kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn toàn mới về
chất ở một số nước kinh tế phát triển.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, loài người đang
từng bước tiến vào kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa
cao độ, phân cơng lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa nền kinh tế và
đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, đồng thời tạo ra những
phương tiện có hiệu quả đẩy nhanh q trình tồn cầu hóa.
- Mặt khác, tồn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay gắn liền với chủ nghĩa tư

bản và hiện đang bị chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển chi phối,
lợi dụng để phục vụ cho mục đích của họ. Hay nói cách khác, tồn cầu hóa hiện
nay đang trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Theo logic của C.Mác, quá trình quốc tế hóa kinh tế dù mang trong nó yếu
tố khách quan, nhưng bên trong nó và thúc đẩy nó ln là ý muốn áp đặt chủ quan
của những thể lực nắm giữ sức mạnh kinh tế. Nói cách khác, tồn cầu hóa khơng
phải là cái gì khác ngồi kết quả của tính tất yếu khách quan của sản xuất và ý đồ
chủ quan của chủ nghĩa tư bản vì mục tiêu lợi nhuận.

1.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DN VIỆT NAM
Theo C. Mác: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà Tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch".
Theo Fafchams, khả năng cạnh tranh của một DN là khả năng DN đó có thể
sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị
trường. Theo cách hiểu này DN nào sản xuất ra các sản phẩm tương tự như của các
DN khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh.
Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với
DN, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng
thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu
quả hơn các DN khác”.
Theo Buckley (1988), NLCT của DN cần được gắn kết với việc thực hiện
mục tiêu của DN với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của DN, mục đích chính của DN
và các mục tiêu giúp các DN thực hiện chức năng của mình.
22


Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao NLCT của DN thời
hội nhập: “NLCT của DN được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu
lợi nhuận cho DN trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngồi nước”.

Như vậy, chúng ta có thể khái quát rằng NLCT là khả năng mà DN cố gắng
giành được và duy trì thị trường để có lợi nhuận nhất định. Thực chất khi đề cập
đến khả năng cạnh tranh thì cũng đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị trường và tạo
ra lợi nhuận.
1.3.1. Tiêu chí đánh giá NLCT của DN
1.3.1.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của DN
Tiêu chí này gồm 2 thành phần là:
(1) Thị phần: DN nào có thị phần lớn hơn thì NLCT của DN đó cũng lớn
hơn. Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu
thụ trên thị trường
(2) Tốc độ tăng thị phần của DN: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi đầu ra
của DN theo thời gian.
1.3.1.2. NLCT của sản phẩm
Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của DN. NLCT của sản phẩm
dựa trên các yếu tố cơ bản như:
(1) Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn
kinh tế kỹ thuật hoặc là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Chất
lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả
sau khi tiêu thụ hàng hóa. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố:
công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình
độ quản lý…
Khi đời sống của con người được cải thiện thì việc nâng cao chất lượng sản
phẩm trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi DN. Thêm vào đó là việc nâng cao
chất lượng sản phẩm giúp DN tham gia vào tiến trình hội nhập vớ nền kinh tế tồn
cầu.
Khi nền kinh tế càng phát triển thì quan niệm về chất lượng sản phẩm không
dùng lại ở những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt,
bền, đẹp mà chất lượng sản phẩm còn do khách hàng quyết định. Ở đây sự đánh
23



giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm mang tính khách quan nhưng yếu tố
này lại có tác động chi phối đến những yếu tố chủ quan.
Chất lượng sản phẩm có tác động đến khả năng cạnh tranh của DN được thể
hiện ở chỗ: Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,
tăng khối lượng hàng hóa bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Sản phẩm có
chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của DN, kích thích khách hàng mua hàng và mở
rộng thị trường. Chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời,
cải thiện tình hình tài chính của DN.
(2) Giá cả sản phẩm:
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của
DN và khả năng sinh lời. Đồng thời, giá cả cịn là một cơng cụ linh hoạt nhất, mềm
dẻo nhất trong cạnh tranh.
Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thơng qua thỏa thuận giữa
người bán và người mua. Nó đóng vai trị quan trọng trong quyết định mua hay
không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các
DN, khách hàng là thượng đế, họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt
nhất. Với cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ
sẽ lựa chọn mức giá bán thấp hơn đối với sản phẩm mà họ cần mua.
Khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kỹ thuật phát triển
thì việc DN định giá thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đôi khi cịn bị đánh đồng
với việc suy giảm chất lượng. Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trường hay
định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tùy thc
vào chiến lược marketing của DN cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong
chu kỳ sản phẩm hay tùy thuôc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
(3) Nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự phối
hợp giữa chúng được dùng để xác nhận hàng hoa hay dịch vụ của DN và để phân
biệt với hàng hóa của DN với các đối thủ cạnh tranh.

Nhãn hiệu sản phẩm có hai chức năng cơ bản đó là cho biết xuất xứ hàng
hóa và phân biệt với hàng hóa của các DN khác.
Nhãn hiệu sản phẩm gồm các bộ phận cơ bản là: tên nhãn hiệu, dấu hiệu của
nhãn hiệu (biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù…), dấu hiệu hàng
24


hóa (nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và được bảo vệ về mặt
pháp luật), quyền tác giả.
Nhãn hiệu sản phẩm cũng được xem là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh
trang của sản phẩm. Khách hàng sẽ yên tâm hơn khi lựa chọn và mua những sản
phẩm nếu họ biết đầy đủ về sản phẩm. Nhãn hiệu sản phẩm là những yếu tố phi vật
chất gắn liền với sản phẩm nhằm giúp cho khách hàng có được cái nhìn tổng quan
về sản phẩm mà mình cần mua. Sản phẩm có khả năng cạnh tranh là sản phẩm với
nhãn hiệu được khách hàng lựa chọn, có uy tín, để lại ấn tượng trong tâm trí khách
hàng.
1.3.1.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả KD của DN
Tiêu chí này thể hiện qua một số chỉ tiêu như:
(1) tỷ suất lợi nhuận: là một chỉ tiêu tổng hợp, được tính bằng trị số tuyệt đối
(ví dụ, bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào) hoặc số tương đối (tỷ
suất lợi nhuận của DN so với tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành);
(2) chi phí trên một đơn vị sản phẩm…
1.3.1.4. Năng suất các yếu tố sản xuất:
Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất gồm có: năng suất lao động, hiệu suất
sử dụng vốn, năng suất yếu tố tổng hợp… Năng suất phản ánh lượng sản phẩm đầu
ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng
các yếu tố sản xuất của DN. Đồng thời, chỉ tiêu này còn phản ánh năng lực đáp
ứng yêu cầu của khách hàng, chi phí trên đơn vị sản phẩm và đơn vị thời gian.
1.3.1.5. Khả năng thích ứng và đổi mới của DN
Đây là chỉ tiêu đánh giá NLCT “động” của DN. DN phải thích ứng với sự

thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế (sở thích, nhu cầu, chất lượng, mẫu
mã…) và mơi trường KD như chính sách của Nhà nước, sự thay đổi của đối tác
KD, đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này được xác định bởi một số chỉ tiêu thành phần
như: số lượng cải tiến, sáng tạo sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến kỹ
thuật…

25


1.3.1.6. Khả năng thu hút nguồn lực
Khả năng thu hút nguồn lực không chỉ nhằm đảm bảo cho điều kiện để hoạt
động sản xuất KD được tiến hành bình thường mà còn thể hiện NLCT thu hút đầu
vào của DN. Đây là điều kiện để đảm bảo NLCT trong dài hạn.
1.3.1.7. Khả năng liên kết và hợp tác của DN
Cạnh tranh trong điều kiện hiện nay không phải là tiêu diệt lẫn nhau mà phải
là hợp tác lẫn nhau để cạnh tranh tốt hơn. Do vậy, khả năng liên kết hợp tác là tiền
đề cho hoạt động KD hiệu quả, đồng thời đây cũng là một tiêu chí định tính của
NLCT của DN. Tiêu chí này thể hiện qua chất lượng và số lượng các mối quan hệ
với đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lưới KD theo lãnh thổ.
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN
1.3.2.1. Các nhân tố khách quan :
a. Môi trường Kinh tế quốc dân :
(1) Nhóm nhân tố kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng cao của nước sở tại luôn tạo điều kiện cho các DN hoạt
động trên các lĩnh vực sự tăng lên về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
khi tăng trưởng cao khả năng tích tụ tập trung tư bản cao do đó khả năng sản xuất
kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các DN ngày càng cao.
- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN. Khi tỷ giá hối
đoái giảm, khả năng cạnh tranh của các DN sẽ tăng lên trên thị trường quốc tế vì
khi đó giá bán của DN thấp hơn hoá bán của đối thủ cạnh tranh của nước khác, và

ngược lại tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm cho giá bán hàng hoá cao hơn đối thủ cạnh
tranh đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường quốc tế
giảm.
- Lãi suất Ngân hàng ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của các DN.
Khi các DN vay vốn ngân hàng với lãi suất cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng
lên từ đó giá tăng lên, do đó khả năng cạnh tranh của DN sẽ giảm so với các đối
thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ có tiềm lực về vốn
(2) Nhân tố chính trị, pháp luật
Chính trị và pháp luật là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DN, đặc biệt là đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
bởi các DN này hoạt động trên thị trường quốc tế với lợi thế mạnh trong cạnh tranh
26


là lợi thế so sánh giữa các nước. Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho các DN khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.
Chẳng hạn bất kỳ một sự ưu đãi về thuế xuất khẩu nào cũng ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh của các DN trong nước.
(3) Nhóm nhân tố về khoa học kỹ thuật cơng nghệ
Nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất
tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là chất lượng và giá cả.
Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các DN giảm, chất
lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao, khoa học kỹ thuật, công
nghệ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của DN theo hướng sau:
- Tạo ra những thế hệ công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và trang bị lại toàn
bộ cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Giúp các DN trong qúa trình thu nhập, xử lý, lưu trữ và truyền thơng tin
một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo vệ mơi trường sinh thái, nâng
cao uy tín của DN

(4) Các nhân tố về văn hoá xã hội
Phong tục tập quán thị hiếu lối sống, thói quen tiêu dùng, tơn giáo tín
ngưỡng ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu của thị trường DN tham gia và từ đó ảnh
hưởng đến chính sách kinh doanh của DN khi tham gia vào các thị trường khác
nhau.
Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết
các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một hay nhiều
yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập
qn thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Các yếu tố văn
hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đơi khi thường khó nhận biết.
Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày
càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản phẩm.
Đây là yếu tố khơng những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùng
hàng hóa của người tiêu dùng mà cịn tác động lớn đến các quyết định của doanh
nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…

27


×