BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT
TIỂU LUẬN
Mơn: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
ĐỀ TÀI:
Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
trong quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn : Mai Quốc Dũng
Trưởng nhóm: Nguyễn Minh Khiêm
Thành viên:
Mã số sinh viên:
1. Nguyễn Minh Khiêm
2.Trần Thị Minh Loan
2001190611
2027190265
TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 4 năm 2021
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên,em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.Mai Quốc Dung.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ mơn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt
Nam,em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ,hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của
thầy.Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và
hoàn thiện hơn trong cuộc sống Lịch Sử Đảng . Thơng qua bài tiểu luận này, em
xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề vai trò của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam gửi đến thầy.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại những hạn chế nhất định.Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận,
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được
những góp ý đến từ thầy để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
2
Muc luc.
ĐỀ TÀI: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc .................................................................................... 1
trong quá trình thành lập Đảng cộng sản ............................................................................................ 1
Việt Nam............................................................................................................................................. 1
PHẦN I: Khái quát xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ..................... 4
PHẦN II :Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời. ................................. 6
Phần III: Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . ........................................................... 9
Phần IV: Kết luận. ..................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 13
3
LỜI MỞ ĐẦU
Gần bảy thập kỷ vừa qua, dân tộc ta đã vượt qua mét chặng đường đấu tranh cực kỳ
khó khăn, gian khổ, giành được những thắng lợi vẻ vang, từ thân phận người dân mất nước,
nhân dân ta đã anh dũng vùng lên, lần lượt đánh bại sự xâm lược của nhiều đế quốc lớn
mạnh, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
Chủ nghĩa xã hội. Lực lượng lãnh đạo nhân dân ta dành được những thắng lợi vĩ đại đó là
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhìn lại quá trình lịch sử của Cách mạng Việt Nam chúng ta thấy Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo, tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc khi
thắng lợi cũng như lúc khó khăn, khi thành công cũng như lúc sai lầm, khuyết điểm. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời là một điều tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng
giai cấp và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới, là kết quả của một quá trình
lựa chọn con đường cứu nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng , chính trị và tổ chức của một
tập thể cách mạng, là mét sù sàng lọc và lựa chọn nghiêm khắc của lịch sử cách mạng Việt
Nam tự khi mất nước vào tay để quốc thực dân Pháp. Đảng ra đời là một bước ngoặt trọng
đại trong lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam .
Trước khi Đảng ra đời đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng chúng đều bị thất
bại trước sự đàn áp dã man của bọn thực dân Pháp. Chỉ đến năm 1924 Nguyễn Ai Quốc trở
về thống nhất ba Đảng lúc bấy giờ thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam
thì cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng mới được giải quyết. Sù ra đời của Đảng gắn
liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh – người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của
dân tộc Việt Nam. Người là người Việt Nam đầu tiên nắm bắt Chủ nghĩa Mác – Lênin và
vận dụng sáng tạo vào đặc điểm lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam. Vai trò quan trọng
của Người được thể hiện rõ nét trong quá trình thành lập Đảng cũng như trong q trình đấu
tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Nội dung tiểu luận gồm có các phần sau:
Phần I :Khái quát về xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời .
Phần II: Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời.
Phần III: Qúa trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
Phần IV: Kết luận.
PHẦN I: Khái quát xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời
Vào đầu thế kỷ XIX, tình hình thế giới có nhiều biến động, bức tranh phân chia thế
giới của chủ nghĩa đế quốc ngày càng được phác hoạ cơ bản và rõ nét. Sự áp bức và xu
hướng thơn tính dân tộc của Chủ nghĩa đế quốc đã tăng lên rõ rệt. Sự xuất khẩu tư bản vào
4
các nước thuộc địa đã làm cho các dan tộc thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tự bản thực
dân Chủ nghĩa. Cịng từ đó sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh tù giải
phóng khỏi ách áp bức cuả thực dân tăng lên một cách mạnh mẽ. Việt Nam đã chịu sự tác
động của bối cảnh lịch sử đó.
Tới năm 1858, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến
công vào cảng Đà Nẵng. Chúng tag bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của
chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Sau khi hồn thành việc xâm lược và bình định và
trang, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài ngun
thiên nhiên, bóc lột nhân cơng rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hành
hố của chính quốc.
Chính sách “khai hố văn minh”, “khai hoá và cải tạo theo kiều phương Tây” của bọn
thực dân Pháp được Hồ Chí Minh vạch rõ: “Khi người ta là một nhà khai hố thì người ta
có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là văn minh nhất” và nếu dân bản xứ không nhịn
nhục chịu đựng mà đứng dậy đấu tranh thì các nhà khai hoá sẽ đưa quân đội, súng liên
thanh và tàu chiến đến. Trên tất cả mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hố tư tưởng
chúng đều tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của dân tộc ta.
1. Tình hình chính trị :
Thực dân Pháp ra sức thi hành chính sách “chia để trị”; chúng trực tiếp nắm giữ các
chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, bên cạnh đó là một hệ thống chính quyền tay sai
bù nhìn người Việt: chủng lập ra những đội quân thuộc địa người ngoại quốc và những đội
lính cơ giới người Việt, những toà án Tây và toà án Nam, nhiều nhà tù để đàn áp các cuộc
nổi dậy. Chóng thi hành chính sách cai trị chun chế, thực hiện chính sách đàn áp, khủng
bố hết sức dã man, tàn bạo, chia rẽ dân tộc tôn giáo.... làm cho nhân dân mất hết quyền độc
lập, quyền tự do dân chủ, mọi phong trào đấu tranh của nhân dân đều bị chúng đàn áp dã
man.
2. Tình hình kinh tế:
Trong thời kỳ này thực dân Pháp đã không tõ mét thủ đoạn nào để bóc lột nhân dân ta,
thu lợi nhuận tối đa, thẳng tay cướp đoạt và bần cùng hố nơng dân, chiếm đoạt tài ngun
thiên nhiên, nắm các mạch máu kinh tế ở Việt Nam, nắm độc quyền trong cơng nghiệp khai
thống và cơng nghiệp chế rượu, kìm hãm công nghiệp nặng, hạn chế công nghiệp nhẹ, độc
chiếm thị trường Việt Nam, tăng cường cho vay nặng lãi; đồng hố lãnh thổ kinh tế Việt
Nam vào trong tồn bộ lãnh thổ của đế quốc Pháp và biến Việt Nam thành khâu khăng khít
trong sợi dây chuyền của kinh tế thế giới Tư bản chủ nghĩa.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, q trình tập trung hố ruộng đất diễn ra với quy
mô lớn và tốc độ nhanh hơn trước. Chúng đã trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của nông dân
để lập ra các đồn điền trồng cao su, cà phê, ...và bắt dân ta lao động khơng cơng cho chóng
hoặc th với giá rất rẻ mạt. Khơng những thế, thực dân Pháp cịn tạo điều kiện để bọn địa
chỉ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nơng dân. Ngồi ra bọn chúng cịn đặt ra nhiều thứ
thuế vụ lý bắt nhân dân phải đóng. Bọn thực dân và địa chủ đã kìm hãm nơng nghiệp Việt
Nam trong vòng lạc hậu để làm lợi cho chúng thực dân Pháp chưa bao giờ đặt vấn đề kĩ
nghệ hoá nông nghiệp ở Việt Nam nên công cụ lao động sản xuất rất thô sơ. Thiên tại xảy
5
ra liên miên, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Chúng cịn duy trì lối bóc lét phong
kiến, kết hợp với lối cướp bóc của đế quốc (đây là đặc điểm của phương pháp bóc lột thuộc
địa), làm nơng dân phá sản, kìm hãm sản xuất.
Vì muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp Ô thừa của Pháp,
nên chúng đã ra sức kìm hãm sự phát triển của công nghiệp nước ta. Do sù kìm hãm đó nên
cơng nghiệp Việt Nam rất nhỏ bé, què quặt. Điều đó thể hiện rõ rệt ở chỗ trong hoạt động
công nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng vào việc khai thác mỏ mà không hề quan tâm đến
những ngành nghề khác. Không chỉ trên lĩnh vực công nghiệp mà trên tất cả mọi phương
diện kinh tế, thực dân Pháp đều tìm mọi cách đưa nước ta vào trong quỹ đạo phát triển của
Chủ nghĩa tư bản theo kiểu thực dân và biến chuyển theo quá trình.
2. Tình hình văn hố - xã hội :
Từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, chống thực hiện chính sách ngư dân,
khuyến khích văn hố nơ địch, vong bản, tự ti, sùng Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong vòng
tối tăm, dốt nát, lạc hậu, phục tùng và cai trị của chúng. Với chính sách khai thác thuộc địa
triệt để của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời:
giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa
nửa phong kiến, xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn: mâu thuẫn cơ bản vốn có trong
lịng xã hội Việt Nam phong kiến cũ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta, trước hết là nông dân,
với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi, mà vẫn tiếp tục tồn tại, tuy khơng cịn hồn
tồn giống như trước. Bên cạch mẫu thuẫn này, xuất hiện mâu thuẫn với bao trùm lên tất
cả, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc thực dân Pháp. Mâu thuẫn này ngày càng
mở rộng và gay gắt hơn. Hai mâu thuẫn đó quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn
giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược vừa là mâu thuẫn cơ bản đồng thời là mâu thuẫn
chủ yếu của xã hội Việt Nam – mét xã hội thuộc địa của Pháp. Vì vậy, nhiệm vụ chống đế
quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu
tranh giành độc lập dân tộc phải gắn liền với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là
yêu cầu của Cách mạng Việt Nam đặt ra cần được giải quyết.
PHẦN II :Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời.
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài gian khổ ác liệt, dân tộc ta
sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấutranh anh dũng kiên cường
bất khuất. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống lại
chúng. ở khắp nơi trong nước, nhân dân ta đã tham gia đấu tranh dưới ngọn cờ cảu các sĩ
phu yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Tõ những phong trào tự
phát đến những phong trào có tổ chức, lãnh đạo, các phong trào diễn ra ngày càng một hoàn
thiện hơn. Tuy rằng các phong trào đều bị đàn áp dã man nên đã bị thất bại nhưng tất cả
những cuộc khởi nghĩa đó đã để lại tiếng vang lớn, gây cho địch nỗi hoang mang lo sợ.
1. Phong trào Cần Vương :
6
Sau khi thực dân Pháp căn bản hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam với hoà ước
1884, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống xâm lược đã chuyền qua mét giai đoạn
mới. Mở đầu là cuộc tấn công trại lính Pháp mằn cạnh kinh thành Huế, dưới sự chỉ huy của
Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa nhà vua yêu nước trẻ tuổi Hàm Nghi. Bị thất bại, Tôn Thất
Thuyết đã phò vua Hàm Nghi lánh vào vùng rừng núi, thảo chiếu Cần Vương, kêu gọi các
sĩ phu văn thân cùng tồn dân tiếp tục chiến đấu. Từ đó phong trào Cần Vương đã phát triển
trong nhiều địa phương ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, cho đến những năm cuối của thế kỷ XIX.
Trong phong trào Cần Vương, các thủ lĩnh sĩ phu văn thận, liên kết với các thổ hào
địa phương, đã tập hợp đông đảo quần chúng nơng dân trong vùng, dùng vũ khí thơ sơ nổi
dậy chống lại cuộc bình định của thực dân Pháp. Các sĩ phu muốn khơi phục một vương
triều phong kiến có chủ quyền, các thổ hào muốn dành lại những thế lực bị tước đoạt, nơng
dân chống lại sự bóc lột thuế má và cướp đoạt động đất, tất cả gắn bó lại trên danh nghĩa
của mét phong trào yêu nước chống xâm lược mang tính chất truyền thống. Nhưng cuối
cùng phong trào Cần Vương đã thất bại vì rời rạc, lẻ tẻ, thiếu sự chỉ huy thống nhất.
2. Phong trào dân tộc - dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước.
2. 1 Si chuyển biển của xã hội Việt Nam và những ảnh hưởng của tác động bên ngoài.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến, trước những
chính sách cai trị của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội truền thống Vệt Nam biến đổi. Giai cấp
công nhân Việt Nam (chủ yếu là trong các cơng trường và hầm mỏ) hình thành ở đô thị xuất
hiện một tầng lớp công thương và tiểu tư sản thành thị. Tầng lớp sĩ phu nho học bên cạch
đọc các kinh sách nho giáo, các nho sĩ này cũng đã đọc ngũng cuốn sách mới của các tác
giả châu Âu và Trung Quốc. Vì vậy phong trào cải cách chính trị - văn hố ở Trung Quốc,
cùng với những tư tưởng cách mạng Pháp được dịch qua chữ Hán đã tác động vào Việt
Nam. Giới sĩ phu lúc này thấy được thế suy tàn của các chế độ phong kiến châu á và sự cần
thiết phải cải cách xã hội.
2.2. Trào lưu dân tộc chủ nghĩa:
Những nhận thức chính trị đó đã làm nảy sinh mét khuynh hướng chính trị mới trào
lưu dân tộc chủ nghĩa. Trào lưu chính trị này kế tục phong trào Cần Vương yêu nước chống
Pháp nhưng đồng thời đã mang nhiều nét mới khác trước. Tầng lớp khởi xướng trào lưu
này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Lòng u nước của họ khơng cịn bám giữ vào
những tư tưởng “trung quân” mà đã chuyển sang ý thức về một chủ nghĩa quốc gia – dân
tộc, vì lợi ích chung của nhiều triệu đồng bào trong cả nước. Những sĩ phu yêu nước tiến
bộ.
Việt Nam lúc bấy giờ cho rằng, muốn đánh đuổi thực dân Pháp, không thể chỉ hạn chế
trong những hình thức khởi nghĩa vị trang như trước đây, mà còn phải kết hợp cả với nhiều
biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành nét phong trào cải cách xã hội sâu rộng
trong đông đảo quần chúng nhân dân. Hai gương mặt nổi bật cho trào lưu dân tộc dân chủ là
các nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
7
Phan Bội Châu là một sĩ phu sớm có lịng yêu nước, chủ trương vận động quảng
chóng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài, tổ chức bạo động để đánh đuổi thực
dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nền chế độ chính trị dựa vào dân. Ông đã lập hội
Duy Tân, vượt biển sang Nhật mu cầu ngoại viên, tổ chức phong trào Đông Du đưa các
thanh thiếu niên Việt Nam sang học ở Nhật để chuẩn bị lực lượng chống Pháp và dùng văn
thơ yêu nước để thức tỉnh quốc dân . Cuộc vận động Đông du chỉ diễn ra được mấy năm và
đã bị thực dân Pháp bóp chết . Những du học sinh Việt Nam bị trục xuất ra khái Nhật và cả
cơ Phan cịng phải rời khỏi đất nước này. Sau cách mạng Tân Họi, ông lu lạc ở Trung Quốc,
lại lập ra tổ chức Việt Nam Quang Phục hội, chuẩn bị đưa quân về nước khởi nghĩa, nhưng
cũng không tránh khỏi bị thất bại. Phan Bội Châu là một người anh hùng đầy nhiệt huyết
nhưng không gặp thời thế.
Phan Châu Trinh gần đồng thời với Phan Bội Châu, là một sĩ phu ở Quảng Nam đã
giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội. Ơng đã từng bơn ba ở nhiều nước, sớm tiếp
thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân
quyền. Ơng vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, địi Pháp phải sửa đổi chính
sách cai trị ở thuộc địa. Chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh,
nhiều phong trào cải cách xã hội lúc đó đã nổi lên như việc thành lập nhà trường kiểu mới
Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, phong trào Duy Tân. Tư tưởng dân chủ của Phan Châu
Trinh thể hiện nét tinh thần dân tộc yêu nước sâu sắc, nhưng chủ trường dùng cải cách để
cứu nước của ơng có phần khơng hợp thời thế.
2.3. Phong trào đấu tranh của quần chúng cơng, nơng, bình:
Các phong trào chính trị của giới sĩ phu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
phong trào đấu tranh của quần chúng công nông binh trong thời kỳ này. ở đây những cuộc
đấu tranh so với phong trào của giới sĩ phu thường là thiếu đường lối, tổ chức nhưng lại
đông đảo, quyết liệt hơn. Năm 1908, do ảnh hưởng của những tư tưởng cải cách của Phan
Châu Trinh và phong trào Duy Tân hô hào đời sống mới, mét phong trào chống sau thuế
của nông dân đã lan rộng ra ở nhiều tỉnh. Hàng ngàn nông dân nổi dậy biểu tình, bao vây
huyện lị địi giảm sưu thuế. Đáng chú ý là khởi nghĩa của nông dân Yên Thế của Hoàng
Hoa Thám, họ đã liên lạc với tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu trong mét kế hoạch tấn
công vào Hà Nội.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy mới ra đời, số lượng còn Ýt những bước đầu đã
tham gia đấu tranh, điển hình có những cuộc bãi công bạo động của công nhân các công
trường đường sắt(Yên Bái), học sinh trường Bách Nghệ (Sài Gòn) và mét sè cơng nhân tàu
biển. Ngồi ra cịn có những cuộc bạo động khởi nghĩa chống Pháp của dân tộc ít người.
Ngồi tầng lớp sĩ phu và quần chúng cơng nơng, đầu thế kỷ XX cịn có một lực lượng
xã hộ mới tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp. Đó là các binh lính người Việt trong
qn đội Pháp. Do thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt nên qua những
cuộc càn quét những binh lính Việt đã thấy được tận mắt những tội ác của giặc, lòng căm
thù giặc được khai dậy. Hơn nữa do sù đối xử của thực dân Pháp đối với họ là khinh miệt,
bạc đãi nên đã dẫn tới việc họ nổi dậy bạo động khởi nghĩa.
8
Phần IIIQuá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
1. Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến
chuyển sâu sắc. Trên thế giới mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân
ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước
thuộc địa. Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, trở thành nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp
bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Ở trong nước, năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập
bộ máy thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân
ta là vong quốc nơ, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính sách
thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới
là công nhân và tư sản Việt Nam.
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất
nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội
Việt Nam lúc này, không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai
cấp địa chủ và phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân
dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
Trong bối cảnh đó, các phong trào yêu nước của nhân dân ta theo khuynh hướng tư
tưởng phong kiến và dân chủ tư sản diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên, do thiếu
đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt
thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu
nước.
2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà
yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người
thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm
đường cứu nước theo phương hướng mới.
Trải qua quá trình bôn ba đến nhiều nước, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu nhiều
cuộc cách mạng, nghiên cứu nhiều lý thuyết cách mạng trên thế giới và tháng 7/1920,
9
khi được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo, người đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc đó là con đường cách mạng vơ sản. Người khẳng định: “Bây giờ
học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mạng nhất chính là chủ nghĩa Lênin”
Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp với
tư cách đại biểu Đông Dương, người bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và
trở thành người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Từ năm 1921-1930, Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản
Pháp, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Người tập
trung chuẩn bị về tổ chức và cán bộ, lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925),
tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, Trung Quốc, đồng thời gửi cán bộ đi
học tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục qn Hồng Phố (Trung
Quốc).
Nhờ hoạt động khơng mệt mỏi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách
mạng tiền bối mà đến cuối năm 1929, đầu năm 1930, những điều kiện cho sự ra đời của
một Đảng vơ sản ở Việt Nam đã chín muồi.
3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, từ tháng 6/1929 đến tháng 1/1930,
ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ,
An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung kỳ. Sự
ra đời của 3 tổ chức cộng sản diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 là bước tiến nhảy vọt
của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, phù hợp với xu thế và nhu
cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên
không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng
và hành động.
Trong bối cảnh đó, nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản duy
nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam, ngày 23-12-1929,
Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến Trung Quốc. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương
Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng)
để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18 -21930 của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị diễn ra vào ngày 6-1, các đại biểu trở về An Nam
ngày 8-2-1930.
Trong Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5 điểm lớn cần
thảo luận và thống nhất, trước hết là tự phê bình và phê bình, “Bỏ mọi thành kiến xung
đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đơng Dương”. Hội nghị đã
nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản
10
Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến cơng nhân, nơng
dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành
lập Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng.
Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng có giá trị như
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3
tháng 2 dương lịch mỗi năm làm Ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì mới
cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung cơ bản nhất
của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử
và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng
cách mạng và toàn thể dân tộc.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng
của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng
hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong
cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết
nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở Việt Nam;
chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của
cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những
thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc
lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.
Với ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng:
Thực tiễn 90 năm qua đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam
thật sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân; đồng thời, là đội tiên phong của nhân dân
lao động và toàn dân tộc Việt Nam. Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta vơ cùng tự hào vì đất nước ta có
11
một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích
vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và cơng nhân
quốc tế, vì hồ bình và tiến bộ của nhân loại.
Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi đảng viên, cơng
chức, viên chức và người lao động tồn cơ quan, Chi bộ Sở Khoa học và Cơng nghệ Ninh
Bình càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày
càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phần IV: Kết luận.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành
công của phong trào Cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Với đường lối
Cách mạng đúng đắn, Đảng đẫ xùng nhân dân xây dựng nên một lượng cách mạng to lớn và
rộng khắp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Đẳng đã lãnh đạo nhân dân cả nước dấy lên cao trào cách mạng 1930-1931 mà
đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cao trào đấu tranh chính trị 1936-1939..Với khí thế cách
mạng, nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổng khởi nghĩa tài chính,
Đảng ta đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn, khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Quá trình thực tế lịch sử đẫ chứng minh rằng: Lựa chọn con đường cách mạng vô
sản, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lạnh đạo của Đảng Cộng sản là sự lựa chọn
hoàn toàn đúng đắn, sangs suốt của Cách mạng Việt Nam, mà người tiên phong là Nguyễn
Ái Quốc-Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam,người thầy vĩ đại của
Đảng. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ Cộng sản trọn đời vì nước, vì
dân, là biểu tượng của khí phách anh hùng, ý chí độc lập tự cường, kiên trì lý tưởng sáng
tạo và quyết thắng.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chí Hồ Chí Minh.
2. Nhà xuất bản thanh niên Hà Nội-1985
3. Giáo trình :Lịch Sử Đảng cộng sản Việt Nam” –Nhà xuất bản
giáo dục.
4. Tài liều học tập chính trị-nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
13