Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường của phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐẶNG VĂN LÂM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHÁM NGHIỆM
HIỆN TRƯỜNG CỦA PHỊNG KỸ THUẬT
HÌNH SỰ - CƠNG AN TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 8 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHÁM NGHIỆM
HIỆN TRƯỜNG CỦA PHỊNG KỸ THUẬT
HÌNH SỰ - CƠNG AN TỈNH KON TUM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: ĐẶNG VĂN LÂM
LỚP
: K915-LHV-KT

Kon Tum, tháng 8 năm 2019




MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................................1
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ...............................................................................2
4. Nội dung cần nghiên cứu của đề tài .............................................................................3
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .....................................................................3
6. Cấu trúc nội dung đề tài ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KHÁM NGHIỆM HIỆN
TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG KỸ THUẬT HÌNH SỰ ................................................5
1.1. Nhận thức chung về cơng tác khám nghiệm hiện trường .......................................5
1.1.1. Khái niệm và cơ sở pháp lý của công tác khám nghiệm hiện trường ...................5
1.1.2. Mục đích, u cầu, nhiệm vụ của cơng tác khám nghiệm hiện trường .................6
1.2. Chủ thể, mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong công tác khám nghiệm
hiện trường .........................................................................................................................9
1.2.1. Chủ thể tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường ..........................................9
1.2.2. Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong công tác khám nghiệm hiện trường
............................................................................................................................................10
1.3. Quy trình khám nghiệm hiện trường ......................................................................11
1.3.1. Chuẩn bị khám nghiệm ........................................................................................11
1.3.2. Tiến hành khám nghiệm hiện trường ..................................................................12
1.3.3. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường .........................................................................16
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CĨ LIÊN QUAN VÀ THỰC TRẠNG CƠNG
TÁC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CỦA PHỊNG KỸ THUẬT HÌNH SỰ
CƠNG AN TỈNH KON TUM .........................................................................................21
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến cơng tác khám nghiệm hiện trường của

Phịng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Kon Tum .......................................................21
2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư ..................................................................................21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội ...................................................................21
2.1.3. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Kon Tum ...................................................22
2.2. Thực trạng công tác khám nghiệm hiện trường của Phịng Kỹ thuật hình sự Công
an tỉnh Kon Tum ..............................................................................................................23
2.2.1. Chủ thể tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường ........................................23
2.2.2. Công tác khám nghiệm hiện trường của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon
Tum ....................................................................................................................................25
2.2.3. Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong công tác khám nghiệm hiện trường
............................................................................................................................................25
2.3. Nhận xét, đánh giá chung .........................................................................................26
i


2.3.1. Những ưu điểm ....................................................................................................26
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................26
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CỦA PHỊNG KỸ THUẬT HÌNH SỰ CƠNG
AN TỈNH KON TUM ......................................................................................................29
3.1. Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến công tác khám nghiệm hiện trường của
Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum ..........................................................29
3.1.1. Cơ sở dự báo ........................................................................................................29
3.1.2. Nội dung dự báo ..................................................................................................29
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường của Phịng Kỹ
thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum. ...........................................................................30
3.2.1. Tiếp tục kiện tồn công tác tổ chức, cán bộ đối với lực lượng Kỹ thuật hình sự 30
3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác khám nghiệm
hiện trường .........................................................................................................................30
3.2.3. Đảm bảo chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác khám nghiệm hiện trường

............................................................................................................................................30
3.2.4. Đảm bảo thực hiện tốt các nội dung của quy trình khám nghiệm hiện trường ...31
KẾT LUẬN .......................................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CAND

Công an nhân dân

BCA

Bộ Công an

KTHS

Kỹ thuật hình sự



Giám định

DVVC

Dấu vết vật chứng

ANCT


An ninh chính trị

ANQG

An ninh quốc gia

ANTQ

An ninh Tổ quốc

ANTT

An ninh trật tự

DTTS

Dân tộc thiểu số

KTXH

Kinh tế - xã hội

TCKK

Tranh chấp khiếu kiện

TTATXH

Trật tự an tồn xã hội


TTCC

Trật tự cơng cộng

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng 2.1

Tên bảng
Số liệu khám nghiệm hiện trường từ 2015-2019

Trang
24

STT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1

Số liệu khám nghiệm hiện trường từ 2015-2019


24

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra ban đầu được quy định
trong Bộ Luật Tố tụng hình sự đồng thời cũng là một hoạt động nghiệp vụ của lực lượng
Công an nhân dân. Bộ Công an cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm nâng cao hiệu quả
công tác khám nghiệm hiện trường, như: Chỉ thị 02/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an
về công tác khám nghiệm hiện trường; Quyết định 57/QĐ-BCA ban hành quy chế phân
công giữa các lực lượng Công an trong công tác khám nghiệm hiện trường; Quyết định
994/2008/QĐ-BCA của Bộ Công an về việc củng cố tăng cường công tác KTHS Công an
cấp huyện... Điều đó cho thấy sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Cơng an đối với cơng tác Kỹ
thuật hình sự nói chung và khám nghiệm hiện trường nói riêng.
Hàng năm lực lượng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum tiến hành khám nghiệm
hiện trường hàng trăm vụ việc với nhiều tính chất khác nhau, như: giết người, cố ý gây
thương tích, hiếp dâm, tai nạn giao thơng, các vụ chết người chưa rõ nguyên nhân, trộm
cắp tài sản, hủy hoại tài sản, hủy hoại rừng, cháy…. Qua công tác khám nghiệm hiện trường
đã thu thập được nhiều dấu vết, vật chứng có giá trị quan trọng đối với hoạt động điều tra,
truy tố và xét xử. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng
kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum, nhất là lực lượng kỹ thuật hình sự Cơng an cấp
huyện còn nhiều bất cập, hoạt động thu thập dấu vết, vật chứng cịn hạn chế…
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp,
thủ đoạn phạm tội tinh vi đòi hỏi yêu cầu phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác khám
nghiệm hiện trường, phát hiện, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng phục vụ
cho công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật.
Trong thời gian qua, số lượng đề tài khoa học nghiên cứu về công tác khám nghiệm

hiện trường của Cơng an tỉnh Kon Tum cịn hạn chế, chưa có đề tài nghiên cứu mang tính
chun sâu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác khám nghiệm hiện trường của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon
Tum” là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu đáp ứng
yêu cầu yêu cầu về lý luận và địi hỏi của thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, bài viết về hoạt
động khám nghiệm hiện trường của lực lượng kỹ thuật hình sự Công an nhân dân. Các
nghiên cứu này được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các sách, báo, trong các luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đáng chú ý một số cơng trình như:
- Hà Lương Tín (2013), Hoạt động khám nghiệm hiện trường của lực lượng Cảnh sát
nhân dân, Luận án Tiến sỹ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.
- PGS.TS Ngô Tiến Quý (2007), Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội.
1


- TS. Ngơ Sỹ Hiền (2007), Tìm hiểu về kỹ thuật điều tra hình sự, Nhà xuất bản Cơng
an nhân dân, Hà Nội.
- Thiếu tá, ThS. Lưu Quang Huy (2012), “Kinh nghiệm khám nghiệm hiện trường
các vụ trộm két sắt trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, Tạp chí cảnh sát phịng chống tội phạm,
Số 27(174)/8/2012, Trang 32.
- Ngơ Sỹ Hiền (2016), “Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
khám nghiệm hiện trường các vụ án, vụ việc có người chết”, Tạp chí cảnh sát phịng chống
tội phạm, Số 71(218)/9/2016, Trang 03.
- Đào Quốc Tuấn (2016), “Kinh nghiệm rút ra qua công tác khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi các vụ thảm án”, Tạp chí cảnh sát phòng chống tội phạm, Số
71(218)/9/2016, Trang 10.
- Đồng Đắc Thọ (2016), “Cơ sở pháp lý của hoạt động khám nghiệm hiện trường các
vụ án, vụ việc có người chết”, Tạp chí cảnh sát phịng chống tội phạm, Số 71(218)/9/2016,

Trang 14.
- Lê Quốc Huy (2016), “Một số đặc điểm của hiện trường các vụ việc có người chết
và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hiện trường của lực lượng CAND”, Tạp
chí cảnh sát phịng chống tội phạm, Số 71(218)/9/2016, Trang 19.
- Phạm Thị Én (2016), “Công tác phát hiện, thu lượm dấu vết đường vân trong khám
nghiệm hiện trường các vụ án giết người”, Tạp chí cảnh sát phịng chống tội phạm, Số
71(218)/9/2016, Trang 22.
- Ngơ Sỹ Hiền (2016), “Vai trị của cơng tác kỹ thuật hình sự trong điều tra, xử lý tội
phạm giết người”, Tạp chí Cơng an nhân dân, Kỳ 1-tháng 5/2016, Trang 49.
- Đặng Văn Đoàn (2016), Một số kinh nghiệm trong công tác khám nghiệm hiện
trường và thu mẫu giám định các vụ ngộ độc khí, hơi độc, Tạp chí Cảnh sát, Số 73(220)11/2016, Trang 81.
Những cơng trình nghiên cứu trên đã vạch ra được cơ sở lý luận, thực tiễn, kinh
nghiệm trong công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng kỹ thuật hình sự ở các mức
độ và phạm vi nhất định; giúp lực lượng kỹ thuật hình sự Công an nhân dân định hướng
tốt trong công tác chuyên môn nghiệp vụ khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên cơng trình
nghiên cứu chun sâu về cơng tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng kỹ thuật hình
sự trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn hạn chế.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa lý luận:
- Tổng hợp và đi sâu phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của lực lượng làm
công tác khám nghiệm hiện trường của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum.
Trên cơ sở thống kê, phân tích, tổng hợp có hệ thống các số liệu và tài liệu liên quan để
tìm ra nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác khám nghiệm
hiện trường của lực lượng kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum, đề tài đưa ra một số
giải pháp góp phần làm phong phú thêm lý luận về công tác khám nghiệm trường, xây
2


dựng lực lượng làm công tác khám nghiệm hiện trường ngày càng vững mạnh, đáp ứng
yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở giúp cho Cơng an tỉnh Kon Tum điều chỉnh các
chính sách, phát hiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong cơng tác khám nghiệm
hiện trường, có các biện pháp củng cố, kiện tồn lực lượng kỹ thuật hình sự, nhất là lực
lượng kỹ thuật hình sự Cơng an cấp huyện ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để lực lượng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh
Kon Tum vận dụng nâng cao nhận thức và hiệu quả hoạt động khám nghiệm hiện trường
trong thực tiễn công tác.
4. Nội dung cần nghiên cứu của đề tài
- Những vấn đề lý luận về công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng Kỹ thuật
hình sự Cơng an nhân dân.
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác khám nghiệm hiện trường của Phịng Kỹ thuật hình
sự Cơng an tỉnh Kon Tum từ năm 2011 đến 2015.
- Dự báo và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm
hiện trường của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận duy vật - lịch sử và hệ thống cấu trúc,
đồng thời dựa trên các luận cứ sau:
- Luận cứ về lý luận:
+ Các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác xây
dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Kỹ thuật hình sự nói riêng đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới.
+ Các quy định của pháp luật trong công tác khám nghiệm hiện trường.
- Luận cứ thực tiễn:
Điều tra, phân tích, tổng hợp các số liệu về cơng tác khám nghiệm hiện trường của
Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum nhằm nắm được thực trạng, xác định ưu
điểm, hạn chế của vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật
Nhà nước.
- Đề tài sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
+ Phương pháp phân tích tài liệu.
+ Phương pháp thống kê, so sánh.
+ Phương pháp chuyên gia.
3


Ngồi ra đề tài có tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các cán
bộ hoạt động thực tiễn, các tài liệu đã được công bố.
6. Cấu trúc nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài được cấu trúc thành 03 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận về công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng
Kỹ thuật hình sự.
Chương II: Tình hình, đặc điểm có liên quan và thực trạng cơng tác khám nghiệm hiện
trường của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Kon Tum.
Chương III: Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện
trường của Phịng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Kon Tum.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KHÁM NGHIỆM HIỆN
TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG KỸ THUẬT HÌNH SỰ
1.1. Nhận thức chung về công tác khám nghiệm hiện trường
1.1.1. Khái niệm và cơ sở pháp lý của công tác khám nghiệm hiện trường

a. Khái niệm
- Khái niệm hiện trường theo quan điểm của Khoa học hình sự:
Trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hiện trường được hiểu là nơi xảy
ra, nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự. Vụ việc mang tính hình sự là những vụ việc
xảy ra làm phương hại đến những khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ, gây những hậu
quả tác hại nhất định, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội, đó là
hiện tượng vật chất, tồn tại khách quan luôn diễn ra tại địa điểm, phạm vi không gian, trong
một khoảng thời gian xác định. Những vụ việc mang tính hình sự trong đó bao hàm những
vụ án (giết người, vụ cướp tài sản...), những vụ tai nạn, tệ nạn xã hội, ở đó có hoặc khơng
có tội phạm. Đó là nơi mà cơ quan thực thi pháp luật cần tiến hành khám nghiệm để phát
hiện, thu thập dấu vết, vật chứng, cũng như những thơng tin làm sáng tỏ các tình tiết của
vụ việc đã xảy ra. Nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự là phạm vi khơng gian mà ở đó
trực tiếp diễn ra sự tác động giữa các đối tượng vật chất liên quan đến vụ việc mang tính
hình sự. Nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự là địa điểm tồn tại những dấu vết, vật
chứng phản ánh có vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra. Trong nhiều trường hợp, nơi phát
hiện vụ việc có khi khơng phải là nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự. Có những vụ việc
xảy ra chỉ xác định được nơi phát hiện, không thể xác định được nơi trực tiếp xảy ra vụ
việc đó. Ví dụ như phát hiện tử thi trôi trên sông, trong trường hợp này đó là nơi phát hiện
vụ việc mang tính hình sự, chưa xác định được nơi xảy ra vụ việc là ở đâu (nơi nạn nhân
nhảy, bị ngã hoặc bị vứt xuống sông).
Bất kỳ một vụ việc mang tính hình sự nào đã hoặc đang xảy ra chúng ta đều có thể
xác định được địa điểm, thời gian xảy ra, ở đó tồn tại những thơng tin phản ánh về vụ việc.
Vụ việc mang tính hình sự xảy ra thực chất là quá trình tác động giữa các đối tượng vật
chất, trong đó mỗi đối tượng vừa là đối tượng tác động, vừa là đối tượng bị tác động, đối
tượng bị tác động mang những thông tin phản ánh về đối tượng tác động. Quá trình tác
động của các đối tượng vật chất, con người có thể nhận biết, lưu giữ và tái hiện lại thông
qua tư duy trừu tượng, được gọi là phản ánh nhận thức. Mặt khác, sự tác động giữa các
đối tượng vật chất còn làm xuất hiện hay mất đi một phần vật thể, các dấu hiệu, đặc điểm
của vật thể; gây ra sự biến đổi ở các sự vật có liên quan hoặc trong môi trường vật chất
xung quanh và tồn tại dưới các dạng vật chất cụ thể, được gọi là phản ánh vật chất. Cả hai

dạng phản ánh nêu trên đều phản ánh về một sự việc, hiện tượng đã xảy ra. Những phản
ánh này cung cấp thông tin về diễn biến của vụ việc mang tính hình sự và rất có ý nghĩa
cho q trình phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm. Mặt khác, giữa đối tượng tác
động, đối tượng bị tác động và môi trường xung quanh có mối quan hệ với nhau, chúng tác
động lẫn nhau và phản ánh lẫn nhau. Khi nhận thức đầy đủ các đối tượng vật chất tham gia
5


trong q trình xảy ra vụ việc mang tính hình sự, nhận thức được mối quan hệ giữa chúng,
xác định được các phản ánh hình thành thì chúng ta mới xác định một cách tồn diện ý
nghĩa hình sự của hiện trường, đây là cơ sở khoa học để thu thập dấu vết, vật chứng tại
hiện trường và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh các tình tiết, diễn biến
vụ việc trong quá trình điều tra.
- Khái niệm khám nghiệm hiện trường theo quan điểm của Khoa học hình sự:
Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự là hoạt động điều tra nơi xảy ra, nơi
phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình
tiết có ý nghĩa đối với vụ án (Điều 150 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).
- Khám nghiệm hiện trường trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Công an: là hoạt
động điều tra nơi xảy ra, nơi phát hiện sự việc mang tính chất hình sự nhằm phát hiện dấu
vết của sự việc, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với sự việc.
Như vậy, khám nghiệm hiện trường vừa là một hoạt động điều tra theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời cũng là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Công an,
nhằm thu thập chứng cứ, xác định có tội phạm hay khơng có tội phạm xảy ra, để từ đó cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật.
Khám nghiệm hiện trường được xác định là một bộ phận trọng yếu của công tác điều tra
tại hiện trường, góp phần thu thập chứng cứ cũng như giúp cho việc xây dựng kế hoạch
điều tra, tiến hành các biện pháp điều tra khác phù hợp, đúng hướng.
b. Cơ sở pháp lý
- Điều 150, 151 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 201, 202 Bộ Luật Tố tụng
hình sự năm 2015);

Phân tích cụ thể các văn bản pháp lý trên như sau:
- Điều 150 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003:
+ Thành phần bắt buộc:
* Điều tra viên: tham gia với tư cách là người tiến hành;
* Kiểm sát viên: giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình khám nghiệm hiện
trường;
* Người chứng kiến: là những công dân tốt, được mời để chứng kiến cuộc khám
nghiệm hiện trường;
+ Thành phần có thể tham gia: có thể cho bị can, người bị hại, người làm chứng và
nhà chun mơn tham dự khám nghiệm.
1.1.2. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường
a. Mục đích
Khám nghiệm hiện trường là nhằm phát hiện, thu lượm tối đa dấu vết, vật chứng của
vụ việc, vụ án và nghiên cứu, đánh giá chúng nhằm làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối
với vụ việc, vụ án theo đúng trình tự và thủ tục luật định.
Nếu trong hoạt động khám nghiệm hiện trường có sai sót hoặc thiếu việc thu thập các
chứng cứ, dấu vết ban đầu trên các phương tiện, hiện trường rất dễ dẫn đến việc bỏ lọt dấu
6


vết, chứng cứ khó có thể tìm lại, phục hồi được và gây khó khăn nhiều cho việc lập kế hoạch
điều tra, định hướng điều tra tội phạm.
b. Yêu cầu
- Đảm bảo yêu cầu pháp lý: Khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự
là hoạt động điều tra tố tụng, do đó q trình tổ chức khám nghiệm hiện trường phải tuân
thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể dựa vào các văn bản sau:
+ Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
+ Các quy định của ngành Cơng an.
- Khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời: Ở hiện trường vụ việc mang tính hình sự,

các dấu vết vật chứng luôn chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan nên dễ
bị thay đổi, phá huỷ, hiện trường dễ bị xáo trộn. Vì thế khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi cần triển khai kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các biến đổi có thể
xảy ra đối với hiện trường, dấu vết, vật chứng. Mặt khác, kết quả khám nghiệm hiện trường
vụ việc mang tính hình sự là cơ sở để quyết định nội dung các biện pháp tố tụng hình sự ở
giai đoạn tiếp theo, do đó khám nghiệm hiện trường cần được tiến hành một cách khẩn
trương nhằm thu thập, phân tích các thơng tin để định hướng xây dựng kế hoạch điều tra
tiếp theo.
- Đảm bảo yêu cầu kế hoạch hóa: Q trình khám nghiệm phải được lập kế hoạch
và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Việc lập kế hoạch đối với khám nghiệm hiện trường
là một yếu tố quan trọng, vừa đảm bảo yêu cầu về tính cấp bách, vừa thể hiện sự phối hợp
có hiệu quả của các lực lượng nghiệp vụ. Tính kế hoạch trong khám nghiệm hiện trường
thể hiện trong việc chuẩn bị nhân lực, phương tiện kỹ thuật và trình tự giải quyết các công
việc ở hiện trường của từng lực lượng tham dự khám nghiệm. Đồng thời còn thể hiện ở sự
phối hợp điều động phương tiện giao thông để đưa lực lượng đến hiện trường.
- Đảm bảo yêu cầu bí mật: Khám nghiệm hiện trường là hoạt động trong tố tụng
hình sự đồng thời cũng là công tác nghiệp vụ điều tra, trong quá trình thực hiện sử dụng
rất nhiều phương pháp, biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu, và kết quả khám nghiệm hiện
trường giúp định hướng quá trình điều tra, do vậy yêu cầu đặt ra là phải giữ bí mật tuyệt
đối. Những người tham gia, tham dự khám nghiệm hiện trường không được cung cấp thông
tin về hiện trường cho bất cứ ai khơng có trách nhiệm. Người chủ trì khám nghiệm phải
quán triệt để người tham gia, tham dự khám nghiệm biết, trước khi triển khai khám nghiệm
hiện trường.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ: Khi tiến hành khám
nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng nghiệp vụ như Điều tra
viên, cán bộ Kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y, các nhà chun mơn và các lực lượng khác
có liên quan, mỗi lực lượng tham gia khám nghiệm phải thực hiện đúng, đầy đủ chức năng
nhiệm vụ đã quy định. Đồng thời, tổ chức khám nghiệm phải khoa học và phải có người
chủ trì điều hành có bản lĩnh, am hiểu nghiệp vụ, pháp luật. Người chủ trì khám nghiệm
phải qn xuyến được cơng việc, phân công nhiệm vụ một cách hợp lý. Chỉ khi tiến hành

7


đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ mới có điều kiện để đạt kết quả cao trong hoạt động khám
nghiệm hiện trường.
c. Nhiệm vụ
- Điều tra thu thập, phân tích chọn lọc những tin tức, tài liệu có liên quan đến hiện
trường và sự việc xảy ra nhằm phục vụ cho việc đánh giá về hiện trường, định hướng cho
các hoạt động chiến thuật xuất phát từ hiện trường. Những thông tin cần thu thập: thông
tin phản ánh về thời gian xảy ra vụ việc, về người phát hiện, về tung tích lai lịch và mối
quan hệ của nạn nhân, đặc điểm nhận dạng nạn nhân, những thay đổi của các dấu vết, vật
chứng trong quá trình bảo vệ hiện trường...
- Ghi nhận vị trí, trạng thái và quang cảnh chung của hiện trường bằng cách mô tả
vào biên bản khám nghiệm hiện trường, vẽ sơ đồ hiện trường và quay phim, chụp ảnh hiện
trường. Hiện trường với các hệ thống dấu vết, vật chứng chỉ tồn tại trong một thời gian
nhất định, nhưng việc nghiên cứu địa điểm, phạm vi không gian, trạng thái và quang cảnh
hiện trường phải thực hiện suốt trong q trình điều tra. Do đó, cần phải ghi nhận vị trí,
trạng thái, quang cảnh của hiện trường và mối tương quan giữa phạm vi hiện trường với
vùng lân cận.
- Áp dụng các biện pháp, phương pháp khoa học và sử dụng phương tiện kỹ thuật
chuyên dùng hỗ trợ nhằm phát hiện, thu lượm và bảo quản tồn bộ dấu vết, vật chứng có ở
hiện trường. Hiện trường vụ việc mang tính hình sự ln tồn tại các phản ánh vật chất, đó
là các dấu vết, vật chứng. Các dấu vết, vật chứng chứa đựng những thông tin phản ánh về
diễn biến hành động của con người, quá trình tác động giữa các đối tượng vật chất. Dấu
vết, vật chứng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó có nhiều loại rất khó phát hiện,
nên cần có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ nhằm phát hiện được tất cả các dấu vết, vật chứng.
Nếu không phát hiện được dấu vết, vật chứng thì khơng thể nghiên cứu đánh giá xác định
cơ chế hình thành và khai thác các thông tin để làm rõ diễn biến và tình tiết của vụ việc.
- Nghiên cứu, đánh giá tất cả các dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu thu thập
được nhằm xác lập chứng cứ pháp lý và định hướng cho các hoạt động điều tra tiếp theo.

- Lập hồ sơ khám nghiệm hiện trường theo đúng yêu cầu pháp luật và yêu cầu nghiệp
vụ của ngành Công an. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường bao gồm: Biên bản khám nghiệm
hiện trưởng, bản ảnh hiện trường, sơ đồ hiện trường, báo cáo khám nghiệm hiện trường (và
biên bản khám nghiệm tử thi, bản ảnh khám nghiệm tử thi đối với hiện trường có người
chết). Khi xây dựng các tài liệu này phải theo mẫu quy định, nội dung của từng loại tài liệu
phải đáp ứng chính xác, khách quan, tồn diện, đúng luật nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của
hoạt động khám nghiệm hiện trường.
- Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơng tác phòng ngừa tội phạm, những nguyên
nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm, xác định phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội
phạm, từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp để phịng ngừa, ngăn chặn một cách tích cực
và đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm.

8


1.2. Chủ thể, mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong công tác khám nghiệm
hiện trường
1.2.1. Chủ thể tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường
Căn cứ Điều 150, 151 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều
tra hình sự năm 2004, Thơng tư 01/2006/TT-BCA (C11) ngày 12/01/2006 Hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, thành phần khám nghiệm
hiện trường bao gồm:
- Người chủ trì khám nghiệm hiện trường:
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc An ninh điều tra các cấp
(đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp);
Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án;
Cục Trưởng (hoặc Phó Cục Trưởng được ủy quyền); Trưởng phịng cấp tỉnh (hoặc
Phó Trưởng phịng được ủy quyền) thuộc các đơn vị: Cảnh sát giao thông đường bộ, đường
sắt; Cảnh sát đường thủy; Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; Cảnh sát
bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Giám thị trại giam,

trại tạm giam.
- Lực lượng tham gia, tham dự khám nghiệm:
Điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra, An ninh điều tra các cấp.
Cán bộ Kỹ thuật hình sự.
Cán bộ Cảnh sát giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy (đối với hiện trường
các vụ tai nạn giao thơng).
Cán bộ Cảnh sát phịng cháy chữa cháy (đối với hiện trường các vụ cháy, nổ).
Cán bộ Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, cán bộ Cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự xã hội (đối với các hiện trường do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng các cơ quan này
chủ trì khám nghiệm hiện trường).
Cán bộ Cảnh sát điều khiển chó nghiệp vụ (khi có yêu cầu của chủ trì lực lượng khám
nghiệm hiện trường).
Bác sỹ pháp y trong Công an nhân dân (đối với hiện trường có người chết).
Cán bộ chun mơn thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu khám
nghiệm từng loại vụ việc, như: Bác sỹ pháp y thuộc y tế, quân đội; kỹ sư cháy, nổ; kỹ sư
xây dựng...
Kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát cùng cấp.
Người chứng kiến.
Bị can, người bị hại (nếu cần thiết).
Đối với lực lượng trinh sát trong các Cơ quan Cảnh sát điều tra:
Tùy theo chức năng nhiệm vụ và tính chất của từng loại hiện trường mà Thủ trưởng
hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc lãnh đạo của Ban Chuyên án chủ
động và khẩn trương cử cán bộ xuống ngay hiện trường để phối hợp nắm tình hình hiện
trường, tình hình có liên quan đến cơng tác trinh sát phục vụ yêu cầu điều tra vụ án và yêu
cầu nghiệp vụ.
9


Khi tham gia khám nghiệm hiện trường, thông qua công tác nghiệp vụ trinh sát phải
chủ động kết hợp việc xem xét, phát hiện dấu vết, vật chứng và các tài liệu có liên quan

phục vụ yêu cầu điều tra tiếp theo. Đồng thời phát hiện các dấu vết, tài liệu có giá trị phục
vụ yêu cầu nghiệp vụ, mở rộng vụ án, yêu cầu trinh sát phục vụ công tác phòng chống tội
phạm.
1.2.2. Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong công tác khám nghiệm hiện
trường
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tố tụng hình sự, đồng thời cũng là hoạt động
mang tính nghiệp vụ sâu sắc, địi hỏi phải sử dụng đồng bộ các lực lượng, áp dụng nhiều
biện pháp kỹ thuật, chiến thuật, phương tiện nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo tập trung, thống
nhất. Do đó, khi tiến hành sẽ xuất hiện yêu cầu thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa các
lực lượng nghiệp vụ tham gia khám nghiệm hiện trường dưới sự chủ trì của Cơ quan điều
tra.
Để đảm bảo công tác khám nghiệm hiện trường đạt hiệu quả cao nhất, lực lượng kỹ
thuật hình sự phải chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong đó đầu tiên phải kể đến là sự phối hợp để nắm thông tin ban đầu từ cơ quan trưng
cầu khám nghiệm, cụ thể đó là Cơ quan điều tra các cấp mà trực tiếp là điều tra viên, cán
bộ điều tra thụ lý vụ án. Bởi vì đây là đầu mối đầu tiên mà lực lượng kỹ thuật hình sự có
thể tìm hiểu thơng tin về tình hình, tính chất, địa bàn xảy ra vụ việc... để chuẩn bị phương
tiện, con người và lên kế hoạch tổ chức khám nghiệm. Cơ quan điều tra cũng là đơn vị chủ
trì khám nghiệm, do vậy mối quan hệ phối hợp này kéo dài từ trước, trong và kể cả sau
khám nghiệm.
Bên cạnh đó, khi đến hiện trường, cán bộ kỹ thuật hình sự phải chủ động phối hợp với
lực lượng bảo vệ hiện trường, chính quyền địa phương, Cơng an cơ sở, người chứng kiến...
để bổ sung thơng tin về tình hình vụ việc, đối chiếu với thông tin ban đầu do Cơ quan điều
tra cung cấp để có được đánh giá cụ thể, chính xác nhất về vụ việc trước khi tiến hành khám
nghiệm. Sự phối hợp với lực lượng bảo vệ hiện trường cịn giúp cán bộ kỹ thuật hình sự xác
định hiện trường cịn ngun vẹn hay đã có thay đổi, và thay đổi như thế nào, những ai đã
vào ra hiện trường... để xác định chính xác những khu vực có thể thu thập dấu vết, những
dấu vết, vật chứng cần thu lượm. Đồng thời, trong quá trình khám nghiệm hiện trường, lực
lượng bảo vệ hiện trường còn có nhiệm vụ đảm bảo an tồn cho cán bộ khám nghiệm hiện
trường bằng các công việc cụ thể như điều tiết giao thông, giải tỏa những người hiếu kỳ,

không có trách nhiệm tập trung đơng gây khó khăn cho cơng tác khám nghiệm...
Đối với các hiện trường có người chết, cán bộ kỹ thuật hình sự cịn phải phối hợp với
bác sĩ, giám định viên pháp y để làm rõ cơ chế hình thành thương tích, ngun nhân chết
của nạn nhân, giúp đưa ra những nhận định đúng đắn về hung khí, đối tượng gây án...
Trong khám nghiệm hiện trường bất cứ vụ việc mang tính hình sự ln có sự kiểm tra,
giám sát hoạt động khám nghiệm hiện trường của Kiểm sát viên cùng cấp. Do đó, lực lượng
khám nghiệm hiện trường cũng phải chủ động phối hợp trao đổi thông tin với cán bộ Kiểm
sát viên để hồn thành hồ sơ đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất, khách quan và đúng quy
định của pháp luật.
10


1.3. Quy trình khám nghiệm hiện trường
1.3.1. Chuẩn bị khám nghiệm
a. Chuẩn bị trước khi đến hiện trường
- Chuẩn bị về lực lượng khám nghiệm: Sau khi tiếp nhận thông tin và xác định vụ
việc mang tính hình sự đã xảy ra thuộc thẩm quyền điều tra của đơn vị mình, Thủ trưởng
đơn vị xem xét cần huy động những lực lượng nào tham gia, Thủ trưởng đơn vị tham gia
chịu trách nhiệm phân công cán bộ thuộc đơn vị mình quản lý tham gia khám nghiệm hiện
trường và giao việc cụ thể cho từng người. Cá nhân được giao tham gia khám nghiệm phải
chuẩn bị tinh thần, cơ sở vật chất cần thiết và có mặt đúng thời gian tại địa điểm tập kết đã
thống nhất. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý của lực lượng Công an nhân dân.
Khi thực hiện khám nghiệm, lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường được thành lập
theo quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thụ lý loại vụ việc đó. Tuỳ thuộc vào loại,
tính chất của vụ việc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc An ninh điều tra sẽ điều
động, phân công lực lượng phối hợp để thực hiện khám nghiệm hiện trường.
- Chuẩn bị phương tiện cho khám nghiệm hiện trường: Trên cơ sở các thông tin ban đầu
về loại vụ việc xảy ra, tình hình ở hiện trường mà các lực lượng được phân cơng có trách
nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết.
b. Những việc cần làm khi đến hiện trường

- Khi đến hiện trường, cán bộ khám nghiệm phải nhanh chóng tham gia giải quyết
các cơng việc khẩn cấp, như: Cấp cứu, cứu chữa người và tài sản có nguy cơ thiệt hại tiếp
diễn; lấy sinh cung nạn nhân; kịp thời, ưu tiên nghiên cứu xử lý các dấu vết, vật chứng có
nguy cơ bị phá huỷ tại hiện trường; tiến hành bắt giữ thủ phạm nếu đã rõ và còn ở khu vực
hiện trường; triển khai các biện pháp ổn định trật tự ở khu vực hiện trường và vùng lân cận,
hạn chế những ảnh hưởng xấu về mặt chính trị, trấn an tư tưởng cho những người xung
quanh.
- Nghe người chỉ huy bảo vệ hiện trường báo cáo về công tác bảo vệ hiện trường.
Kiểm tra tồn bộ cơng tác bảo vệ hiện trường, nếu phát hiện có những vấn đề chưa phù
hợp hoặc khơng đúng thì phải yêu cầu người chỉ huy bảo vệ hiện trường tìm biện pháp giải
quyết khắc phục ngay.
- Gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo chính quyền địa phương (phường, xã, thị trấn), lãnh
đạo cơ quan chủ quản (nếu vụ việc xảy ra ở các cơ quan, xí nghiệp, nơng lâm, ngư trường)
để nắm tình hình về an ninh trật tự ở địa bàn xảy ra vụ việc. Trao đổi những vấn đề liên
quan cần phải phối hợp giải quyết hoặc nêu ra yêu cầu đề nghị lãnh đạo chính quyền địa
phương, lãnh đạo cơ quan có vụ việc xảy ra giúp đỡ trong quá trình khám nghiệm hiện
trường.
- Nắm thơng tin về tình hình hiện trường: ai phát hiện vụ việc, phát hiện khi nào;
người, cơ quan bị hại mức độ thiệt hại; diễn biến tình tiết sự việc, ai là người chứng kiến;
những người liên quan đến vụ việc; thời tiết khí hậu đã ảnh hưởng đến hiện trường, những
yếu tố tác động làm thay đổi dấu vết vật chứng. Xác định rõ những khu vực nào của hiện
11


trường đã xáo trộn; những dấu vết, vật chứng, đồ vật nào đã thay đổi, nguyên nhân thay
đổi, thay đổi như thế nào?…
- Lựa chọn người chứng kiến, mời và giải thích quyền, nghĩa vụ cho người chứng
kiến.
- Thu thập những hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc xảy ra. Đặc biệt đối với các
vụ cháy, nổ, sự cố kỹ thuật, tai nạn, lừa đảo, buôn lậu, giết người, trộm cắp tài sản… Đó là

những tài liệu như sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật, các tài liệu về chỉ tiêu kỹ thuật, hướng dẫn sử
dụng, vận hành, quy định về việc phòng ngừa cháy nổ, sự cố, chức năng nhiệm vụ của
những người liên quan, hệ thống sổ sách, hóa đơn chứng từ, tài liệu kiểm kê, kiểm tra…..
Sau khi tiến hành các công việc trên, lực lượng khám nghiệm rút ra những kết luận sơ bộ
về tình hình hiện trường, diễn biến vụ việc. Sau đó, hội ý lực lượng tham gia, tham dự
khám nghiệm để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.
1.3.2. Tiến hành khám nghiệm hiện trường
Cán bộ kỹ thuật hình sự tùy vào mỗi hiện trường cụ thể để lựa chọn phương pháp tiến
hành khám nghiệm phù hợp, tuy vậy đối với bất cứ hiện trường nào chúng ta cũng phải
tiến hành các bước theo trình tự sau:
a. Quan sát hiện trường
Quan sát hiện trường là hoạt động đầu tiên của quá trình khám nghiệm, kết quả của
quan sát là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo ở hiện trường. Quan sát hiện trường là việc
nắm bao quát vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường và những dấu vết, vật
chứng, đồ vật, tử thi có ở hiện trường. Trên cơ sở kết quả quan sát hiện trường để chọn
chiến thuật, phương tiện phục vụ khám nghiệm và phương pháp phát hiện, thu thập dấu
vết, vật chứng và các tin tức, tài liệu khác nằm trong mối quan hệ với vụ việc mang tính
hình sự khi khám tỉ mỉ hiện trường. Khi quan sát hiện trường, lực lượng khám nghiệm
nghiên cứu, phân tích, so sánh, khái quát để đi đến nhận thức ban đầu về tình trạng hiện
trường, hệ thống dấu vết, vật chứng và diễn biến vụ việc xảy ra. Đây là hoạt động bao quát
tổng thể và nhận thức về hiện trường. Mục đích của quan sát hiện trường là nhằm hiểu
được toàn bộ trạng thái chung của hiện trường; vị trí tồn tại của các dấu vết, vật chứng đã
nhìn thấy rõ; vị trí, cách sắp xếp các đồ vật ở hiện trường; vị trí, tình trạng của tử thi;…và
nhận thức những khu vực có khả năng tồn tại dấu vết; xác định phạm vi cụ thể của hiện
trường để bảo vệ, khám nghiệm; xác định phương pháp tìm thu dấu vết, vật chứng, các tài
liệu có liên quan đến vụ việc xảy ra… Từ đó lựa chọn phương pháp khám nghiệm hiện
trường phù hợp với điều kiện cụ thể của hiện trường. Đối tượng của quan sát hiện trường
là cấu trúc địa hình, trạng thái của hiện trường, sự sắp xếp các đồ vật, các dấu vết, vật
chứng xuất hiện và tồn tại ở hiện trường. Khi tiến hành quan sát, để bao quát được phạm
vi không gian hiện trường, khi thực hiện quan sát hiện trường cần phải lựa chọn vị trí và

phương pháp quan sát thích hợp. Thường lựa chọn vị trí cao, có tầm nhìn rộng để bao qt
được hiện trường. Thực hiện quan sát từ xa đến gần, từ chung đến riêng, có trọng tâm,
trọng điểm, vừa quan sát vừa phải phân tích đánh giá xác định nơi có thể tồn tại dấu vết,
vật chứng. Đối với hiện trường rộng, hoặc hiện trường bị che khuất tự nhiên có thể đi vào
12


trong hiện trường để quan sát. Nhưng khi vào hiện trường, cán bộ khám nghiệm phải đi
theo một lối nhất định, lối đó được đánh giá là khơng tồn tại dấu vết, vật chứng, đánh dấu
vị trí đã đi vào. Cùng với quá trình quan sát hiện trường, phải thực hiện một số việc sau:
Chụp ảnh, quay phim, vẽ phác họa sơ đồ và ghi nhận mô tả những vấn đề chung nhất về
hiện trường. Tiến hành đặt số cho những dấu vết, vật chứng, tử thi… đã nhìn thấy (Lưu ý:
Khi đặt hướng mặt số về một phía, đặt cạnh dấu vết, không đặt lên trên dấu vết, để tránh
phá hủy dấu vết). Các lực lượng trực tiếp tiến hành khám nghiệm cùng quan sát hiện trường.
Kết thúc quá trình quan sát hiện trường phải thống nhất các vấn đề cần giải quyết sau đây:
- Cần thay đổi hay bổ sung những việc gì đối với cơng tác bảo vệ hiện trường. Có cần
tăng cường lực lượng bảo vệ và phương tiện hỗ trợ cho công tác bảo vệ và khám nghiệm
hiện trường hay khơng, nếu có thì phương án cụ thể như thế nào.
- Nhận định đánh giá xác định lối vào và lối ra của thủ phạm, khu vực dấu vết vật
chứng thấy rõ cũng như khu vực nghi có dấu vết, vật chứng, nhận định về diễn biến của vụ
việc.
- Đánh giá chất lượng dấu vết nguồn hơi, trên cơ sở đó quyết định áp dụng phương
pháp, phương tiện để xử lý thu thập nguồn hơi phục vụ giám biệt hoặc sử dụng chó nghiệp
vụ để truy vết ngay tại hiện trường.
- Chú trọng, kịp thời phát hiện dấu vết nóng, nhanh chóng ưu tiên thu thập, khai thác
dấu vết nóng để xác định và truy tìm thủ phạm tại hiện trường.
- Quyết định phương pháp khám nghiệm, phương tiện sử dụng trong giai đoạn khám
nghiệm tỉ mỉ. Thống nhất xác định trình tự các việc cần làm ở giai đoạn khám tỉ mỉ và xác
định nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng.
b. Khám nghiệm tỉ mỉ

Khám nghiệm tỉ mỉ là bước tiếp theo sau quan sát hiện trường. Khám nghiệm tỷ mỉ
là giai đoạn vận dụng tổng hợp những tri thức về kỹ thuật nghiệp vụ, chiến thuật, phương
pháp với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, phân tích
đánh giá tồn bộ những phản ánh vật chất có trong phạm vi hiện trường. Trên cơ sở khai
thác dấu vết, vật chứng rút ra thông tin chứng minh tình tiết của vụ việc mang tính hình sự,
đồng thời quyết định thu mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ của vụ việc. Mục đích của
khám nghiệm tỉ mỉ là trên cơ sở sử dụng các phương pháp khoa học, chiến thuật, kỹ thuật
và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản và đánh
giá tất cả các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, tạo cơ sở cho việc thu các mẫu so
sánh và các tin tức tài liệu khác xuất phát từ hiện trường, phục vụ cho quá trình điều tra
tiếp theo. Để đảm bảo chất lượng của dấu vết tại hiện trường mà chúng ta có thể thu thập
được, trong quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Khẩn trương tiến hành các các biện pháp, phương pháp nhằm loại trừ những yếu tố
tác động vào dấu vết;
- Phát hiện và thu lượm dấu vết một cách nhanh nhất để rút ngắn thời gian dấu vết
chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài;
13


- Áp dụng các phương pháp, sử dụng các phương tiện phát hiện, thu lượm phù hợp
với từng loại dấu vết;
- Khám nghiệm khách quan, tồn diện, chính xác. Phải chú ý phát hiện tất cả dấu vết
vật chứng tồn tại ở hiện trường, không coi trọng dấu vết này, hoặc lời khai kia…mà bỏ qua
các dấu vết, vật chứng khác, vì ở thời điểm này chưa thể xác định được giá trị của từng dấu
vết, vật chứng;
- Đảm bảo theo đúng trình tự: Phát hiện dấu vết; đặt số; đánh giá mối liên quan giữa
các dấu vết đã phát hiện; chụp ảnh, mô tả, vẽ sơ đồ hiện trường và dấu vết vật chứng;
nghiên cứu đánh giá nhằm khai thác các thông tin chứa đựng trong dấu vết, vật chứng; thu
lượm dấu vết, vật chứng; đóng gói những dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh theo đúng quy
định.

Quá trình khám nghiệm tỉ mỉ, phải đảm bảo tổ chức thực hiện những hoạt động cụ
thể sau:
- Phát hiện dấu vết, vật chứng: Sử dụng phương pháp khoa học, phương tiện kỹ thuật
hỗ trợ thích hợp, nghiên cứu chi tiết từng khu vực, từng đồ vật ở hiện trường nhằm phát
hiện tất cả các dấu vết, vật chứng trong phạm vi hiện trường đã khoanh vùng. Đây là hoạt
động rất quan trọng, tạo cơ sở cho các hoạt động tiếp theo. Nếu khơng phát hiện được dấu
vết, vật chứng thì khơng có hoạt động thu thập, đánh giá khai thác dấu vết, vật chứng. Giai
đoạn này cán bộ khám nghiệm vận dụng tri thức về khoa học dấu vết trong công tác thu
thập chứng cứ, phương pháp tiến hành tương ứng với từng loại dấu vết. Để phát hiện hết
dấu vết, vật chứng trên hiện trường, cán bộ khám nghiệm cần phải nắm được: Dấu vết, vật
chứng được hình thành và tồn tại ở hiện trường mang tính đặc trưng cho từng hành vi, từng
đối tượng tác động và từng loại vụ việc. Do vậy, trước khi khám nghiệm tỉ mỉ cần phải xác
định đối với hiện trường đang khám nghiệm sẽ tồn tại loại dấu vết, vật chứng gì, ở đâu. Từ
đó định hướng cho việc khám nghiệm tỉ mỉ vào khu vực trọng tâm, trọng điểm nhằm phát
hiện dấu vết. Dấu vết, vật chứng hình thành có tính quy luật và mang tính hệ thống, do vậy
khi phát hiện được một dấu vết, vật chứng nào đó thì phải suy luận, phán đoán để xác định
quan hệ giữa chúng nhằm tìm dấu vết, vật chứng khác. Mối quan hệ lơ-gíc này được thực
hiện xun suốt trong q trình khám nghiệm tỉ mỉ. Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thường
được sử dụng: Dùng đèn chiếu xiên quan sát từ nhiều góc độ khác nhau để phát hiện dấu
vết như: dấu vết xước, các dấu vết in không màu như dấu vết chân, giày, dép, dấu vết
đường vân… Dùng kính phóng địa để phát hiện vi vết, các loại bột hoá học để phát hiện
và làm rõ dấu vết như: bột nhơm, bột đồng, bột than chì… Các loại hoá chất để phát hiện
làm rõ dấu vết đường vân như iốt, nitrat bạc- đối với dấu vết vân tay trên vải, trên giấy; để
phát hiện dấu vết vân tay dính máu thường sử dụng hố chất như luminol, benzidin… Dùng
đèn tử ngoại (UV) để phát hiện những dấu vết có tính phát quang như dấu vết máu, dấu vết
tinh dịch… Dùng động vật để phát hiện dấu vết ẩn, dấu vết nguồn hơi. Khi đến hiện trường
thường sử dụng các phương pháp phát hiện sau: Đối với loại dấu vết có màu và kích thước
lớn, bằng mắt thường có thể nhận biết được thì việc phát hiện chủ yếu sử dụng phương
pháp quan sát, cùng với việc kết hợp với việc suy đoán để phát hiện dấu vết. Đối với các
14



dấu vết mờ hoặc dấu vết là vi vết tiến hành quan sát kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ
khám nghiệm để phát hiện ra dấu vết như: Phán đốn về diễn biến q trình hành động của
thủ phạm; phát hiện dấu vết theo dấu vết chân của thủ phạm; thu dấu vết trước khi phát
hiện. Từ dấu vết thu được trên hiện trường, suy luận để tìm thu cơng cụ gây án để từ đó
phát hiện các dấu vết khác như dấu vết vân tay, dấu vết máu trên đó…
- Ghi nhận dấu vết: Đây là cách thức để ghi nhận các thơng tin tài liệu có thật được
phát hiện trong quá trình khám nghiệm hiện trường theo đúng trình tự thủ tục và phương
pháp được quy định tại các Điều 77, 95, 150, 154 Bộ luật TTHS năm 2003. Trong mọi
trường hợp, trước khi thu lượm dấu vết, vật chứng đều phải tiến hành ghi nhận dấu vết, vật
chứng bằng cách chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, mô tả trong biên bản khám nghiệm hiện
trường, nhằm ghi nhận lại tồn bộ vị trí dấu vết, vật chứng đã phát hiện. Chú ý ghi nhận và
mô tả về vị trí, số lượng, loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái, … của toàn bộ
dấu vết, vật chứng vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
- Nghiên cứu phân tích đánh giá dấu vết, vật chứng phát hiện được: Đánh giá dấu vết,
vật chứng là xác định cơ chế hình thành dấu vết, vật chứng và tìm ra các thông tin chứa
đựng trong từng dấu vết, vật chứng. Khi đánh giá dấu vết, vật chứng cần lưu ý: Không
những phải đánh giá từng dấu vết, vật chứng, mà đòi hỏi khai thác chúng trong mối quan
hệ với nhau; Khi phát hiện được dấu vết, vật chứng tiến hành khai thác ngay và tiếp tục
khai thác sau khi phát hiện được tất cả dấu vết, vật chứng.
- Sử dụng phương tiện kỹ thuật thích hợp và phương pháp khoa học để thu thập dấu
vết, vật chứng và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh tình tiết của vụ việc:
Phải đánh giá dấu vết, vật chứng trước khi quyết định thu. Thu thập dấu vết, vật chứng,
mẫu so sánh là hoạt động thu thập chứng cứ, cho nên đối với dấu vết, vật chứng cần thu
phải áp dụng phương pháp khoa học và dùng phương tiện, thiết bị thích hợp để thu, nhằm
đảm bảo tính kịp thời, tính khách quan, tính khoa học và tính pháp lý. Riêng đối với mẫu
so sánh, khi thu ngoài các yêu cầu trên phải đảm bảo tương ứng với dấu vết đã thu và tính
đại diện. Khi thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi người cán bộ khám nghiệm phải nắm vững
tính năng tác dụng và sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật chuyên dùng trong việc thu

dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh. Khám nghiệm tỉ mỉ có nhiều u cầu địi hỏi tính chun
nghiệp cao, muốn thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ nêu trên, cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Đối với hiện trường mà dấu vết, đồ vật xuất hiện ở nơi không phù hợp với quy luật
hình thành hoặc mâu thuẫn với phương thức gây án thì có thể đây là hiện trường giả tạo hoặc
dấu vết, vật thể đó khơng liên quan đến sự việc.
+ Đối với dấu vết, vật chứng khi đã được phát hiện, phải đánh giá để quyết định việc
thu giữ. Quá trình thu lượm dấu vết, vật chứng chỉ được áp dụng những phương pháp khoa
học tương ứng và sử dụng phương tiện kỹ thuật thích hợp đối với loại dấu vết, vật chứng
đó. Q trình thu lượm phải đúng theo quy định của pháp luật.
+ Căn cứ vào những dấu vết, vật chứng đã phát hiện được người cán bộ khám nghiệm
luôn chú ý thu mẫu so sánh nhằm khai thác đầy đủ giá trị thông tin của dấu vết, vật chứng
và phục vụ giám định xác định chứng cứ chứng minh tình tiết của vụ việc.
15


+ Thu thập dấu vết, vật chứng bao gồm các hoạt động ghi nhận và thu lượm. Phải
thực hiện ghi nhận dấu vết, vật chứng trước khi thu lượm.
c. Kết thúc khám nghiệm
Tất cả các lực lượng tham gia, tham dự khám nghiệm hiện trường họp rút kinh nghiệm,
tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Kiểm tra toàn bộ cơng tác khám nghiệm hiện trường, xác định tính tồn diện của
hoạt động khám nghiệm. Trường hợp, nếu còn nơi, khu vực nào chưa khám nghiệm để
phát hiện dấu vết, vật chứng thì tiếp tục triển khai khám nghiệm. Hồn chỉnh và thông qua
biên bản khám nghiệm hiện trường. Quyết định việc kết thúc hay tiếp tục bảo vệ hiện
trường.
- Đánh giá kết luận vụ việc: Trên cơ sở khai thác dấu vết, vật chứng, tin tức tài liệu
thu thập được, phân tích, tổng hợp để kết luận, nhận định về vụ việc đã khám nghiệm về:
Thời gian xảy ra, thời gian phát hiện vụ việc; tính chất sự việc: vụ án, tai nạn, tệ nạn…;
hậu quả tác hại do hành vi nguy hiểm gây ra về người, tài sản; diễn biến sự việc, phương
thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm; loại và đặc điểm của công cụ, phương tiện sử dụng

trong quá trình xảy ra sự việc. Nếu là vụ án, cần đánh giá về: Động cơ, mục đích gây án,
trạng thái tâm lý, thói quen của thủ phạm; số lượng thủ phạm; thủ đoạn che giấu hành vi
phạm tội…
- Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh về Cơ quan
điều tra. Khi bảo quản, đóng gói dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh cần đảm bảo các yêu
cầu sau: Bảo quản theo đúng luật định; tránh mọi tác động bên ngoài làm hư hỏng dấu vết,
vật chứng và mẫu so sánh; dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh phải được đóng gói trong
những dụng cụ phù hợp; phải giữ nguyên trạng thái của dấu vết, vật chứng khi đóng gói;
đóng gói riêng lẻ, tách rời nhau; để khơ tự nhiên những vật ẩm ướt trước khi đóng gói;
đóng gói an tồn các loại chất độc, dễ cháy, dễ nổ,…; ngồi các bao gói phải ghi tên vụ
việc, loại dấu vết, ngày thu để tránh nhầm lẫn với vụ việc khác. Thực hiện niêm phong theo
quy định của pháp luật, các dấu vết vật chứng khi thu phải ghi trong biên bản.
- Giải quyết những công việc sau khám nghiệm: Sau khi thực hiện khám nghiệm hiện
trường, giai đoạn cuối cần phải làm những việc sau đây: Báo cáo lãnh đạo đơn vị về vụ
việc đã khám nghiệm, trong đó nêu quan điểm kết luận, nhận định và các đề xuất giải quyết
tiếp theo; triển khai xử lý dấu vết, vật chứng đã thu theo yêu cầu điều tra và theo quy định
của pháp luật; hoàn chỉnh hồ sơ khám nghiệm hiện trường: Biên bản khám nghiệm hiện
trường, biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có khám tử thi); vẽ hoàn thiện các sơ đồ hiện
trường; tráng phim, in phóng ảnh và hồn chỉnh bản ảnh hiện trường; soạn thảo, trình duyệt,
đánh máy hồn chỉnh báo cáo khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (đối với hiện
trường có người chết).
1.3.3. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường
a. Biên bản khám nghiệm hiện trường
Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải lập biên bản theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự. Biên bản khám nghiệm hiện trường là tài liệu pháp lý, ghi nhận tình hình
16


thực tế khách quan ở hiện trường và kết quả khám nghiệm hiện trường bằng hình thức mơ
tả. Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phản ánh trung thực thực tế khách quan

quá trình, kết quả khám nghiệm hiện trường và phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm
các dấu vết, vật chứng ở hiện trường. Không ghi nhận những nhận định, nhận xét chủ quan.
Biên bản khám nghiệm hiện trường được coi nguồn là chứng cứ chỉ khi được xác lập theo
trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Biên bản khám nghiệm hiện trường là kết quả của
khám nghiệm hiện trường, đồng thời là một phần kết quả của hoạt động điều tra tại hiện
trường, do đó biên bản khám nghiệm hiện trường có thể được sử dụng làm căn cứ khi khởi
tố vụ án hình sự.
Yêu cầu của biên bản khám nghiệm hiện trường:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường phải được xác lập theo đúng thủ tục pháp luật.
- Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phải đầy đủ, chính xác, khách quan và
tồn diện. Ghi nhận đúng thực tế, không ghi nhận theo ý chủ quan.
- Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phải trình bày theo trình tự có hệ thống
lơgíc.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường phải đảm bảo yêu cầu liên kết với các tài liệu
khác.
- Biên bản trình bày sạch đẹp, văn phong ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thuật ngữ trong
biên bản mang tính phổ thơng và ngữ pháp tiếng Việt. Khơng dùng từ địa phương, tiếng
lóng, tiếng bồi, từ nước ngồi. Trong biên bản khơng được viết tắt, không dùng ký hiệu
riêng.
Cấu trúc biên bản khám nghiệm hiện trường: Cấu trúc nội dung biên bản khám
nghiệm hiện trường được thực hiện theo mẫu biên bản do Bộ Công an ban hành. Biên bản
khám nghiệm hiện trường có cấu trúc gồm 3 phần, với yêu cầu nội dung của từng phần như
sau:
- Phần mở đầu: Trình bày các nội dung: tên cơ quan thụ lý; thời điểm ngày tháng năm
và địa điểm tiến hành khám nghiệm; họ, tên, chức vụ của những người tham dự khám
nghiệm (người chủ trì, người tiến hành, người giám sát, người chứng kiến); thời tiết, khí
hậu, ánh sáng và tình trạng hiện trường khi tiến hành khám nghiệm; tên vụ việc được tiến
hành khám nghiệm hiện trường.
- Phần nội dung: Được cơ cấu thành 2 phần: Phần 1: Hiện trường và quá trình khám
nghiệm. Phần 2: Dấu vết, tài liệu mẫu vật thu được.

Phần 1: Thể hiện được quá trình, phương pháp, kết quả nghiên cứu quang cảnh chung
của hiện trường và phát hiện, thu thập các dấu vết, vật chứng; Khi mô tả dấu vết, vật chứng
phát hiện được phải thể hiện được vị trí, hình dạng, kích thước, chiều hướng, màu sắc,
trạng thái, đặc điểm, số lượng và mối liên hệ giữa chúng.
Phần 2: Thống kê tổng quát loại, số lượng các dấu vết, vật chứng, tài liệu, mẫu vật
thu được.
- Phần kết luận: Ghi rõ các công việc và biện pháp đã tiến hành trong quá trình khám
nghiệm: số lượng sơ đồ và loại sơ đồ hiện trường; số lượng các kiểu ảnh đã chụp; Những
17


ý kiến bổ sung, thêm, bớt, sửa chữa, điều chỉnh; thời điểm kết thúc cuộc khám nghiệm; lời
kết của biên bản và chữ ký, họ tên của các thành viên tham dự khám nghiệm hiện trường.
b. Sơ đồ hiện trường
Sơ đồ hiện trường là bản vẽ kỹ thuật nhằm mô tả quang cảnh hiện trường, vị trí của
đồ vật, dấu vết, vật chứng, tử thi ở hiện trường. Sơ đồ hiện trường đồng thời là tài liệu minh
hoạ, bổ sung cho biên bản khám nghiệm hiện trường. Nội dung của sơ đồ hiện trường phản
ánh đúng thực tế vị trí, trạng thái của đồ vật, cảnh vật, dấu vết, vật chứng ở hiện trường.
Trên cơ sở các sơ đồ hiện trường sẽ giúp nhận thức về vị trí quang cảnh hiện trường và
diễn biến sự việc.
Yêu cầu:
- Sơ đồ hiện trường được vẽ theo đúng mẫu quy định.
- Sơ đồ hiện trường phải đảm bảo đúng kỹ thuật vẽ: Xác định phương hướng trên bản
vẽ thống nhất theo quy ước quốc tế (phía Bắc phải hướng về phía trên); phải có vật chuẩn
để xác định vị trí của dấu vết, vật chứng. Vật chuẩn là vật có tính cố định, nổi bật ở hiện
trường.
- Sử dụng thống nhất đơn vị đo trên một bản vẽ và ký hiệu vẽ. Phải dùng các ký hiệu
đã quy định đối với từng loại đồ vật để thể hiện trong bản vẽ.
- Sơ đồ hiện trường được vẽ theo tỷ lệ nhất định: Vẽ theo tỷ lệ xích (các số đo chiều
dài trên sơ đồ với vật thực ở hiện trường thống nhất theo một tỷ lệ tương ứng). Vẽ tự do

(số đo của vật thể hiện trên sơ đồ và vật thực ở hiện trường không theo tỷ lệ). Vẽ tự do tuy
không theo tỷ lệ nhất định nhưng giữa các vật thể phải thể hiện mối tương thích nhất định.
Các loại sơ đồ hiện trường:
- Sơ đồ chung về hiện trường: Đây là loại sơ đồ có giới hạn khơng gian tương đối
rộng, bao quát toàn bộ quang cảnh chung của hiện trường.
- Sơ đồ trung tâm của hiện trường: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí, trạng thái của các đồ
vật, dấu vết, vật chứng ở nơi xảy ra diễn biến chính của sự việc (nơi tồn tại nhiều dấu vết,
vật chứng và tử thi) hoặc nơi phát hiện sự việc.
- Sơ đồ từng phần của hiện trường: Là loại sơ đồ dùng ghi nhận vị trí, trạng thái, cấu
trúc của từng phần, từng khu vực cụ thể trong phạm vi hiện trường đã khoanh vùng, hoặc
để ghi nhận cấu trúc, trạng thái đồ vật ở hiện trường và đồ vật có dấu vết.
- Sơ đồ chi tiết: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí, trạng thái, đặc điểm từng dấu vết, vật
chứng hoặc một hệ thống dấu vết, vật chứng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phương pháp vẽ sơ đồ hiện trường:
- Phương pháp vẽ mặt phẳng: Là phương pháp thể hiện hình chiếu của các vật thể ở
hiện trường. Trên cơ sở quan sát mọi vật ở hiện trường thẳng góc từ trên xuống và vẽ theo
hình chiếu của các vật đó. Trên sơ đồ các hình chiếu thu nhỏ theo tỷ lệ và theo ký hiệu vẽ
sơ đồ đã được quy định thống nhất.
- Phương pháp vẽ mở: Là phương pháp vẽ trải rộng mặt đáy và các mặt khác của một
khối đa diện trên một mặt phẳng. Phương pháp này thường được dùng để thể hiện vị trí đồ
vật, dấu vết ở trên tường, trần của một căn nhà…
18


- Phương pháp vẽ cắt: Là phương pháp vẽ mặt cắt bổ dọc hoặc bổ ngang một vật hình
khối kín. Phương pháp này thường được dùng để mô tả những phần bị khuất của vật hoặc
vị trí, hình dáng rãnh xuyên của vết đạn qua vách tường một căn nhà… Phương pháp vẽ
cắt được sử dụng để vẽ các sơ đồ chi tiết sẽ thuận lợi khi đặc tả đặc điểm của dấu vết.
- Phương pháp vẽ phối cảnh: Là phương pháp thể hiện đối tượng vẽ theo không gian
3 chiều. Phương pháp này được dùng để thể hiện hệ thống các dấu vết liên quan trên nhiều

vật thể khác nhau ở hiện trường. Phương pháp vẽ phối cảnh thường được sử dụng để vẽ sơ
đồ từng phần hiện trường. Thể hiện quan hệ giữa các dấu vết vật chứng trên các vật khác
nhau trong không gian đa chiều.
c. Bản ảnh hiện trường
Bản ảnh hiện trường là tập hợp các ảnh chụp ở hiện trường ghi nhận khách quan
quang cảnh hiện trường, vị trí, trạng thái, đặc điểm của dấu vết, vật chứng, đồ vật, tử thi ở
hiện trường. Đây là tài liệu minh họa cho biên bản khám nghiệm hiện trường. Khám nghiệm
hiện trường một vụ việc mang tính hình sự có thể chụp nhiều loại ảnh, mỗi loại ảnh chụp
nhiều kiểu và các góc độ khác nhau.
Yêu cầu:
- Từng bức ảnh phải rõ nét, khơng mờ nhịe.
- Ảnh ghi nhận trung thực, khách quan, đúng thực tế. Không được sửa phim, chỉnh
sửa ảnh.
- Nội dung, bố cục của từng bức ảnh phải đáp ứng được mục đích cần mơ tả.
- Hệ thống các bức ảnh trình bày trong bản ảnh phải theo trình tự: Từ chung đến riêng;
từ quang cảnh hiện trường đến dấu vết, vật chứng; từ hiện trường đến tử thi và dấu vết trên
tử thi.
Các loại ảnh hiện trường: Ảnh định hướng hiện trường, ảnh trung tâm hiện trường,
ảnh từng phần hiện trường, ảnh chi tiết.
- Phương pháp trình bày bản ảnh: Mỗi kiểu ảnh cắt bỏ viền trắng, có khổ (9x15)cm,
trừ ảnh định hướng có thể chụp ghép. Các kiểu ảnh nêu trên sắp xếp theo trình tự: Ảnh
định hướng, ảnh trung tâm hiện trường, ảnh từng phần hiện trường, ảnh chi tiết. Dưới các
ảnh có chú thích kèm theo. Hệ thống các kiểu ảnh đó được dán trên mặt giấy bìa cứng, màu
trắng, theo một trong hai cách: Các ảnh dán trên băng giấy dài và gấp lại thành tập có khổ
(24x36)cm; hoặc ảnh dán trên một mặt giấy và đóng lại thành cuốn có khổ (24x36) cm.
d. Báo cáo khám nghiệm hiện trường
Báo cáo khám nghiệm hiện trường là một loại tài liệu nghiệp vụ, nhằm phản ánh kết
quả khám nghiệm hiện trường; những biện pháp, phương pháp nghiệp vụ và những phương
tiện kỹ thuật đã áp dụng; những nhận định, đề xuất biện pháp giải quyết tiếp theo. Báo cáo
khám nghiệm hiện trường được xây dựng bằng văn bản để thông tin về kết quả khám

nghiệm cho lãnh đạo cấp trên và cho các đơn vị tham gia khám nghiệm hiện trường. Báo
cáo khám nghiệm hiện trường do người trực tiếp tiến hành khám nghiệm lập, cịn các lực
lượng khác có báo cáo riêng. Báo cáo khám nghiệm hiện trường được trình bày theo hệ
thống logic. Thơng qua báo cáo khám nghiệm hiện trường các cấp lãnh đạo biết được kết
19


luận về vụ việc, kết quả các biện pháp, phương pháp đã áp dụng trong khám nghiệm, nắm
được những đề xuất để chỉ đạo điều tra tiếp theo.
Báo cáo khám nghiệm hiện trường là văn bản thơng báo chính thức của cơ quan,
người tiến hành khám nghiệm hiện trường về kết quả khám nghiệm hiện trường, được trình
bày theo đúng quy định về soạn thảo văn bản, phải có chữ ký, con dấu của người, cấp có
thẩm quyền. Phải đảm bảo lơgíc giữa nội dung phân tích khai thác dấu vết vật chứng với
các vấn đề rút ra kết luận, nhận định, đề xuất làm rõ cơ sở của các kết luận. Cấu trúc báo
cáo khám nghiệm hiện trường phải hợp lý không sao chép biên bản. Nội dung từng vấn đề
đề cập trong báo cáo khám nghiệm hiện trường phải chọn lọc, trình bày ngắn gọn, rõ ràng.
Cấu trúc của báo cáo khám nghiệm hiện trường gồm:
- Phần mở đầu: Phải thể hiện được tên cơ quan báo cáo, nơi nhận hoặc người nhận
báo cáo; thời gian viết; tên loại vụ việc báo cáo.
- Phần nội dung: Thể hiện được các vấn đề sau: Trình bày tóm tắt tình hình sự việc
xảy ra; tình hình phát hiện vụ việc và cơng tác bảo vệ hiện trường; tóm tắt q trình và kết
quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; Phân tích đánh giá những dấu vết, vật
chứng quan trọng có liên quan trực tiếp đối với việc nhận định, kết luận về tính chất vụ
việc, loại đối tượng, hung khí …
- Phần kết luận: Nêu các kết luận, nhận định về vụ việc đã khám nghiệm; các đề xuất
và biện pháp kỹ thuật cần giải quyết tiếp theo; đề xuất sự phối kết hợp giữa cơ quan điều
tra, kỹ thuật hình sự và các lực lượng có liên quan đến quá trình điều tra tiếp theo; chữ ký
của thủ trưởng cơ quan báo cáo và hình dấu.

20



×