Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực trạng tuân thủ nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tại huyện đak tô, tỉnh kon tum một số yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.96 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

NGUYỄN VĂN KHOA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC THẨM
PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ
TUÂN THEO PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM - MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI
PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
NGUYÊN TẮC

Kon Tum, tháng 8 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC THẨM
PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ
TUÂN THEO PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM - MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI
PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
NGUYÊN TẮC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ ANH THƯ
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: NGUYỄN VĂN KHOA
LỚP


: K915 LHV

Kon Tum, tháng 8 năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..................................................................................................2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................2
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................................2
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ
CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT .....................................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN XÉT XỬ ĐỘC LẬP ............................................4
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ
ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT ........................................................................... 5
1.3. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT ................................................................................................................. 7
1.3.1. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập………………………………................9
1.3.2. Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật…………………....10
1.3.3. Mối quan hệ giữa độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của
Thẩm phán và Hội thẩm .....................................................................................................11
1.4. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC NGUYÊN TẮC KHÁC .................................... 11
1.5. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI
THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT ................................................. 13
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG, HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ

TUÂN THEO PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ - TỈNH KON TUM .................17
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐĂK TÔ - TỈNH KON TUM..........17
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ
CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK TƠ – TỈNH KON TUM ............. 20
2.2.1.Tình hình xét xử các vụ án trong năm 2018 (Số liệu được tính từ ngày
01/01/2018 đến 31/12/2018) ..............................................................................................20
2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét
xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật tại huyện Đăk Tô – tỉnh Kon Tum ............................23
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC THẨM
PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT Ở HUYỆN ĐĂK TÔ –
TỈNH KON TUM .................................................................................................................. 26
2.3.1. Nguyên nhân đến từ những bất cập trong quy định của pháp luật
............................................................................................................................................26
2.3.2. Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở Đăk Tơ cho thấy ngun nhân nằm ở sự tác
động từ nhiều phía tới Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử ...............................................30

i


2.3.3. Nguyên nhân từ yếu tố chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một số Thẩm
phán, Hội thẩm trên địa bàn huyện Đăk Tô - tỉnh Kon Tum .............................................30
2.3.4. Nguyên nhân từ cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán chưa thật sự khiến cho nguyên tắc
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được vận hành trôi chảy ..............................................31
2.3.5. Một số nguyên nhân khác……………………………………………………………..31
2.4. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC
THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP, CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT ...................32
2.4.1. Những yêu cầu cải cách tư pháp về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ......................................................................................32
2.4.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc Thẩm phán và Hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật .................................................................34

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN VỀ TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC THẨM
PHÁN TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ – TỈNH KON TUM .....................................................39
3.1. NHỮNG YẾU TỐ GÂY ÁP LỰC CHO CÔNG TÁC XÉT XỬ ĐỘC LẬP TẠI TỊA ÁN NHÂN
HUYỆN ĐĂK TƠ................................................................................................................. 39
3.2. YẾU TỐ TRONG CƠNG TÁC XÉT XỬ HỘI THẨM NHÂN DÂN ........................................39
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC XÉT XỬ ĐỘC LẬP ......................41
3.4. NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ.................................................................................42
KẾT LUẬN .......................................................................................................................44

ii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tòa án là cơ quan đặc biệt trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và chỉ Tịa án mới có quyền phán quyết một
người có tội hay khơng có tội. Tịa án giải quyết những vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân
và gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính và giaỉ quyết những việc khác theo quy
định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Tịa án có trách nhiệm bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản
của nhà nước của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân. Bằng chính hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục công dân trung
thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của
cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật khác. Để tịa án thực hiện tốt chức năng của mình, Hiến pháp cùng nhiều văn
bản luật có quy định những nguyên tắc cơ bản cho cơ quan đặc biệt này.
Theo quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan thì Tịa án cần
phải thực sự độc lập trong hoạt động xét xử. Đã có rất nhiều các quy định pháp luật đã
được ban hành trong thời gian qua nhằm giúp cho Tòa án thực hiện yêu cầu này. Tuy

nhiên, trong thực tế hoạt động của mình Tịa án vẫn cịn phải chịu sự tác động của rất
nhiều yếu tố, từ sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan khác đến những bất cập trong
quy định của pháp luật khiến cho Tịa án đơi khi không thực sự khách quan khi xét xử.
Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là
một trong những nguyên tắc cơ bản để Tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử. Thẩm phán và
Hội thẩm có quyền đưa ra phán quyết dựa trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết
vụ án một cách khách quan mà không phải phụ thuộc vào bất cứ một tác động nào khác.
“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là một nguyên tắc hiến
định, có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu. Mặc dù đã được quy định trong Hiến pháp
và nhiều văn bản pháp luật khác nhưng trên thực tế việc áp dụng nguyên tắc này vẫn còn
nhiều bất cập, chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết thực trong q trình Tịa án xét xử các
vụ án hình sự. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hoạt động xét xử, Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành nhiều chính sách pháp luật, đề ra phương hướng, mục tiêu và quy định cụ thể
về hoạt động xét xử của Tòa án. Trước yêu cầu của Đảng, Nhà nước và thực tiễn trong
hoạt động xét xử của Tịa án đảm bảo tính khách quan, độc lập, đúng pháp luật, việc cần
phải nghiên cứu và đánh giá thực trạng tại một số địa phương một cách tồn diện, có hệ
thống những vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là cần thiết. Xuất phát từ những lý luận và thực
tiễn trên, học viên chọn đề tài: “Thực trạng tuân thủ nguyên tắc Thẩm phán, Hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tại huyện Đăk Tô - tỉnh Kon Tum Một số yêu cầu và giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc” làm đề tài tốt
nghiệp.

1


2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc xét xử theo hiến pháp và pháp luật .
- Tìm hiểu cơng tác quản lý nhà nước về tuân thủ nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân hun Đăk Tơ, tỉnh Kon
Tum.

- Tìm hiểu ngun nhân gây khó khăn đến cơng tác quản lý, xét xử và đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và tuân thủ nguyên tắc thẩm phán.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến phạm vị nguyên tắc thẩm phán hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu.
+ Thông tin thu thập được chủ yếu về cơ sở lý luận về nguyên tắc thẩm phán, hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguồn thông tin này chủ yếu thu thập từ
các trang wed của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cáo của Tịa án nhân dân huyện
Đăk Tô.
+ Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số liệu thực
tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật. Qua đó, bài báo cáo được chính xác
hơn về số liệu thực tiễn tại địa phương.
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, phân bổ và phân tích các quy định của
pháp luật về thực hiện các nguyên tắc của thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập về thực
tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này. Ngoài ra, phương pháp tổng
hợp và phân tích thơng tin cũng được sử dụng để có được kết quả tổng hợp, có được các
đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong báo cáo.
Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế về tình hình quản lý và tuân
thủ pháp luật trong hoạt động xét xử. Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật Việt
Nam với quy định của pháp luật một số nước khác từ đó chỉ ra các quy định tương thích,
các quy định khơng tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước đó;
thấy được nguyên nhân của những thành công và hạn chế của việc thực hiện các quy định
của pháp luật Việt Nam về quản lý và tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử của thẩm
phán.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành 3 chương

Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật về nguyên
tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng, hạn chế và phương hướng hoàn thiện các quy định
tuân thủ nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tại
huyện Đăk Tô – Tỉnh Kon Tum.

2


Chương 3. Giải pháp kiện toàn về tuân thủ nguyên tắc thẩm phán tại huyện Đăk Tô
– tỉnh Kon Tum.

3


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập
Theo hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao,
tòa án nhân dân địa phương các tóa án qn sự và các tịa khác do luật định là các cơ
quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân có vai trị quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, tật tự
an tồn xã hội, tạo môi trường ổn định trong phát triển kinh tế, xã hội chủ động hội nhập
kinh tế và khu vực, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tòa án nhân dân là chỗ dựa của nhân
dân trong việc bảo vệ công lý quyền của con người và đồng thời là công hiệu hữu hiệu
bảo vệ pháp luật và phaps chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội
phạm.
Tịa án xét xử những vụ án hình sự, những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp

dân sự những tranh chấp về hơn nhân và gia đình; những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại, những tranh chấp về lao động) giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, xem xét và kết luận việc đình cơng hợp pháp hay khơng hợp pháp. Tịa án giải
quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (giảm hình phạt, miễn hình phạt, ra
quyết định thi hành án hình sự, ra quyết định xóa án tích...)
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trị của Tịa án lại càng
được khẳng định. Vì Tịa án là cơ quan thực thi quyền tư pháp trong bộ máy nhà nước và
việc thực thi này ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và các giá trị của công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Tòa án là cơ quan có quyền duy nhất xét xử và tun
có tội hay khơng có tội, quyết định mức hình phạt và các vấn đề khác liên quan đến các
quyền khác của công dân như bồi thường, biện pháp ngăn chặn, án phí...Chủ thể được
nhà nước trao quyền nhân danh nhà nước để thực hiện việc xét xử đó là Thẩm phán và
Hội thẩm. Do tính chất quan trọng của hoạt động xét xử nên pháp luật quy định xét xử
phải tuân theo những tình tự thủ tục và những nguyên tắc nhất định. Một trong những
nguyên tắc đó là “Thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Hiện nay, khái niệm “xét xử” vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Xét xử hiểu
theo nghĩa rộng là chức năng của Tòa án. Cũng như bất kỳ cơ quan nhà nước nào khác,
Tòa án cũng phải quản lý cán bộ, quản lý ngân sách và cơ sở vật chất của đơn vị, Tòa án
phối hợp với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trong việc tuyên truyền và
bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của Tòa án vẫn là xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của
pháp luật. Đó chính là sự tổng hợp một chuổi hoạt động của Toà án kể từ thời điểm thụ lý
vụ án cho đến khi ra bản án, ra quyết định thi hành án (đối với vụ án hình sự) hoặc ra
quyết định nhằm giải quyết vụ án. Như vậy, hoạt động xét xử là xem xét và giải quyết vụ
án.

4


Hiểu theo nghĩa hẹp thì xét xử là hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm taị phiên

tòa mà kết quả của hoạt động này, là ra bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ án. Với
cánh hiểu này có ý kiến cho rằng. “Độc lập xét xử là một ngun tắc có tính đặc thù, chỉ
có thể được áp dụng đối với Thẩm phán và Hội thẩm trong khi xét xử”.
“Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập vơí nhau và chỉ tuân theo pháp luật” là
nguyên tắc được đề cao trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên “xét xử” trong nguyên tắc trên
hiểu theo nghĩa thứ nhất hoặc thứ hai đều chưa chuẩn xác bởi lẻ:
Theo nghĩa thứ nhất, hoạt động xét xử kể từ thời điểm thụ lý, khi đó mới phát sinh
vị trí pháp lý cuả Thẩm phán được giải quyết vụ án, vị trí pháp lý của Hội thẩm lại xuất
hiện muộn hơn, đó là thời điểm có quyết định phân cơng xét xử của Chánh án và Thẩm
phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu theo nghĩa thứ hai, hoạt động xét xử chir xảy ra tại phiên tòa, trong khi đó vị trí
pháp lý của Thẩm phán và Hội thẩm lại xuất hiện sớm hơn. Hoạt động xét xử của Thẩm
phán và Hội thẩm chủ yếu diễn ra tại phien tòa, song trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán
và Hội thẩm củng có những hoạt động tác nghiệp khác bổ trợ cho hoạt động xét xử tại
phiên tòa như nghiên cứu hồ sơ, xác minh, thu thập chứng cứ và các cơng việc khác cần
thiết.
Vì vậy , có thể hiểu, xét xưr của Thẩn phán và Hội thẩm là các hoạt động kể từ thời
điểm họ được giao nhiệm vụ xét xử vụ án khi có quết định đưa vụ án ra xét xử cho đến
khi kết thúc phiên tòa (đối với vụ án hình sự, Chánh án cịn phải ra quyết định thi hành án
hình sự) bao gồm hoạt động xem xét đánh giá chứng cứ tại phiên tòa và các hoạt động bổ
trợ khác để đưa ra quyết định, bản án giải quyết vụ án.
Độc lập chỉ tuân theo pháp luật nghĩa là phải tự mình đưa ra kết luận gải quyết vấn
đề trên cơ sở quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác. Đó
là những tư tưởng chủ đạo, định hướng trở thành xử sự bắt buộc chung đối với Thẩm
phán và Hội thẩm khi được phân công xét xử vụ án.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể đưa ra nguyên tắc khái niệm như sau: Nguyên tắc
thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là những tư tưởng
chủ đạo có tính bắt buộc thể hiện quan điểm của nhà nước trong hoạt động xét xử, được
quy định trong pháp luật tố tụng theo đó Thẩm phán và Hội thẩm (Hơị đồng xét xử) mới
có quyền đưa ra phán quyết trên cơ sở quy đinh của pháp luật để giải quyết vụ án một

cách khác quan, chính xác (mà khơng chịu chi phối của bất kỳ một hình thức nào).
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật
Thứ nhất: Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước ở Việt
Nam. Tiếp thu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức bộ máy Nhà nức ta hiện nay
theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các
cơ quan trong việc thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là cơ sở lý
luận của nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án.

5


Thứ hai: Xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án thực hiện. Tòa án
là cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp – hoạt động nhân danh cơng lý và dựa vào cơng
lý thì Tịa án phải xét xử như một người đứng giữa, trung lập, không phụ thuộc vào bên
nào, chỉ xét xử độc lập và tn theo pháp luật thì Tịa án mới tồn tại theo đúng bản chất
của mình là một cơ quan bảo vệ công lý.
Thứ ba: Xuất phát từ chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta. Việc xé xử của Tịa án có
Hội thẩm nhân dân tham gia đã được Hiến pháp và pháp luật quy định, đó là một trong
những nguyên tắc thể hiện rõ tư tưởng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” và chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Pháp luật giao trọng trách cho Hội thẩm nhân dân thay mặt
nhân dân tham gia xét xử, giám sát, chế ước, hạn chế tiêu cực trong hoạt động của Tịa
án, bảo vệ cơng lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Giúp cho việc xét xử của Tịa án
được rõ ràng, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng được nguyên vọng
chính đáng của nhân dân.
Nguyên tắc khi xét xử “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” được quy định trong các bản Hiến pháp của Việt Nam kể từ Hiến pháp năm 1946.
Lịch sử phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn
với 5 bản Hiến pháp được ban hành tại những thời điểm lịch sử khác nhau nhưng đều ghi
nhận và khẳng định đây là một nguyên tắc xuyên suốt trong ngành tư pháp của nước ta.

Nguyên tắc này khẳng định trong hoạt động xét xử, Thẩm phán không phụ thuộc vào bất
kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi đưa ra các nhận định đánh giá và phán quyết của mình về
vụ án. Mọi cá nhân, tổ chức không được can thiệp vào các hoạt động xét xử của Tòa án.
Hiện nay đang có những quan niệm khác nhau về nguyên tắc cơ bản của luật TTHS,
như định nghĩa, tiêu chí, cách phân loại cũng như xác định giá trị các nguyên tắc cơ bản
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên quan niệm chung nguyên tắc của
TTHS là “những tư tưởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động TTHS hoặc đối với một loại
hoạt động nhất định; Là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ các chế
định pháp luật, các quy phạm pháp luật cụ thể về TTHS”; Hoặc đó là “những phương
châm, định hướng chi phối toàn bộ hoạt động TTHS và được các văn bản pháp luật
TTHS ghi nhận”.
Tuy nhiên, những quan niệm trên đây đều nhấn mạnh tính chỉ đạo của các nguyên
tắc mà chưa nhấn mạnh một tính chất khác của ngun tắc - đó là tính địi hỏi khách quan
là yêu cầu khách quan đảm bảo cho hoạt động TTHS đạt được mục đích, được phản ánh
trong pháp luật, trở thành nhưng bảo đảm pháp lý. Nếu khơng nhấn mạnh tính địi hỏi
khách quan này của ngun tắc thì việc xây dựng pháp luật TTHS khơng thể đảm bảo
tính khoa học và những đổi mới sẽ ít nhiều dễ bị tùy tiện, chủ quan, duy ý chí.
Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là
một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam; Là những tư tưởng chỉ
đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động xây dựng, thực thi, kiểm soát pháp luật tố tụng hình sự;
trở thành những xử sự bắt buộc chung đối với Thẩm phán và Hội thẩm khi được phân
công xét xử vụ án; Là hướng tới mục đích giải quyết vụ án khách quan, công bằng, dân

6


chủ đảm bảo công bằng, công lý trong giải quyết vụ án hình sự. Từ sự phân tích và thừa
nhận những quan điểm của những người nghiên cứu trước đó về khái niệm nguyên tắc
Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, tác giả đề tài đưa ra
khái niệm về nguyên tắc này như sau: Với vị trí là một trong những nguyên tắc cơ bản

của luật TTHS, nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật đòi hỏi trong hoạt động xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải tự mình đưa ra quyết
định để giải quyết vụ án, không lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào khác. Hoạt động xét xử
phải đảm bảo đúng pháp luật về trình tự thủ tục cũng như các quyết định đưa ra phải
chính xác, có căn cứ pháp lý. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can
thiệp vào hoạt động xét xử.
1.3. Nội dung nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật
Theo từ điển tiếng Việt: “Độc lập là đứng một mình, khơng dựa vào ai, không nhờ
cậy ai, không bị ai kiềm chế”. Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật” được thể hiện dưới hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố
bên ngồi và độc lập với các yếu tố bên trong:
Thứ nhất: Độc lập với các yếu tố bên ngoài được hiểu là, khi xét xử bất kỳ một vụ
án nào, ở bất kỳ cấp xét xử nào, khi được phân công làm chủ toạ hay tham gia Hội đồng
xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức
nào trong việc đưa ra ý kiến hay phán quyết đối với nội dung vụ án. Tuy Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, của bất kỳ cá
nhân, cơ quan, tổ chức nào hay có thể nắm bắt dư luận xã hội, nhưng khi ban hành các
quyết định tố tụng hoặc bản án thì Thẩm phán và Hội thẩm phải thể hiện bản lĩnh nghề
nghiệp của mình, xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, khơng được để cho ý kiến bên
ngồi làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án.
Nguyên tắc độc lập khi xét xử còn thể hiện trong quan hệ giữa các cấp Toà án với
nhau. Hiện nay, Toà án cấp trên quản lý Toà án cấp dưới cả về tổ chức, tài chính và
chun mơn nghiệp vụ. Tuy nhiên, phải tách bạch từng mối quan hệ. Trong hoạt động
nghiệp vụ, mối quan hệ giữa Toà án cấp trên và Toà án cấp dưới là mối quan hệ tố tụng,
chứ không phải là mối quan hệ quản lý hành chính. Tồ án cấp trên hướng dẫn Tồ án
cấp dưới về áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử, nhưng không được quyết
định hoặc gợi ý cho Toà án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể.
Thứ hai: Độc lập với các yếu tố bên trong được hiểu là căn cứ duy nhất mà Thẩm
phán, Hội thẩm dựa vào để ra phán quyết trong vụ án là các căn cứ pháp luật. Nghĩa

là khi xét xử, các thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc nghiên cứu
hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ mà không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành
viên khác trong Hội đồng xét xử. Chỉ có thành viên của Hội đồng xét xử mới được tham
gia nghị án. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng. Các
vấn đề cần giải quyết của vụ án phải được thảo luận và biểu quyết theo đa số. Người có ý

7


kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ
vụ án.
Ngồi ra, độc lập xét xử khơng có nghĩa là khơng có sự kiểm sát và giám sát. Hoạt
động xét xử của Tồ án ln chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát và sự giám sát
của Toà án cấp trên.
Hai nội dung của nguyên tắc này có quan hệ biện chứng với nhau. Chỉ khi Thẩm
phán và Hội thẩm khơng bị phụ thuộc thì họ mới có điều kiện để tuyệt đối tuân thủ pháp
luật và ngược lại, chỉ khi Thẩm phán và Hội thẩm tuyệt đối tuân thủ pháp luật, lấy pháp
luật là căn cứ duy nhất để xét xử thì họ mới độc lập, khơng bị phụ thuộc vào ai.
Có thể nói: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của các hình thức tố tụng, nó cũng
là một trong những điều kiện bảo đảm công tác xét xử đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong hoạt
động xét xử của các cấp Toà án ở nước ta trong thời gian qua đã tồn tại khơng ít các yếu
tố gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc thực hiện nguyên tắc nêu trên. Nhận diện các yếu tố
ảnh hưởng tới nguyên tắc “Khi xét xử,Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật” và hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của chúng sẽ có tác dụng góp phần
nâng cao hiệu quả của cơng tác xét xử của Tồ án.
Qua các thời kỳ phát triển lịch sử của đất nước, tuy có sự thay đổi rất nhiều thể chế,
hệ thống tổ chức bộ máy song nguyên tắc “khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và
chỉ tuân theo quy định của pháp luật” đều được quy định trong các bản Hiến pháp và các
đạo luật khác được ban hành như BLTTHS, Bộ luật Tố tụng dân sự.

Kế thừa những quy định của pháp luật TTHS trước đó và tiếp nhận những tư tưởng,
quan điểm mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta, nguyên
tắc này được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: “Thẩm phán, Hội thẩm
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Bên cạnh đó, nguyên tắc này còn được
quy định cụ thể hơn tại khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức TAND năm 2014 “Thẩm phán, Hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân
can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào”.
Trong BLTTHS có những quy định liên quan đến độc lập xét xử của Tòa án. Cụ
thể:
Thứ nhất: Các quy định mang tính nền tảng, định hướng cho việc đảm bảo Thẩm
phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, như: Điều 1, Điều 3, Điều 14
BLTTHS. Nội dung những quy định này mang tính định hướng đóng vai trị quan trọng,
làm nền tảng cho quá trình xây dựng và thực thi pháp luật TTHS trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự.
Thứ hai: Các quy định cụ thể đảm bảo Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật, như: Quy định Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử
hoặc bị thay đổi (Điều 46 BLTTHS), quy định về trình tự tố tụng (Điều 207, Điều 222

8


BLTTHS), quy định về giới hạn thẩm quyền (Điều 102 Hiến pháp năm 2013, Điều 196
BLTTHS).
Ngoài những quy định nêu trên trong BLTTHS cịn có những quy định khác nhằm
góp phần thực hiện hiệu quả nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật. Cụ thể: quy định về chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuyên
chuyển, kỷ luật, cách chức, khen thưởng ... đối với Thẩm phán, Hội thẩm; quy định về
kinh phí hoạt động của Tịa án nhân dân.
Trong q trình cải cách tư pháp ở nước ta, nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét

xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã và đang từng bước được bảo đảm bằng những
chủ trương về đổi mới tổ chức hệ thống Tịa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc
vào đơn vị hành chính; về quy chế Thẩm phán và các quy định của Hiến pháp và pháp
luật tố tụng.
1.3.1. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập
Nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật được thể hiện ở hai yêu cầu:
Xét xử độc lập và tuân theo pháp luật. Muốn vậy, Tòa án phải độc lập với cơ quan lập
pháp, cơ quan hành pháp, khơng bị giám sát, kiểm sốt, lệ thuộc về quan điểm, tổ chức,
nhân sự… Các cơ quan Nhà nước khác không được can thiệp vào việc xét xử của Tịa án
vì Tịa án là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao cho thực hiện chức năng xét xử.
Ngoài ra, khi xét xử, HĐXX phải độc lập với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã
hội và cá nhân. Thẩm phán, Hội thẩm không bị ràng buộc, chi phối bởi bất kỳ quan điểm,
ý kiến nào. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức không được can thiệp, tác động tới các thành
viên của Hội đồng xét xử để buộc họ phải xét xử theo ý chí của mình. Mọi hành vi can
thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án đều bị coi là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng tới
tính khách quan của hoạt động xét xử. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm có
thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt dư luận xã hội. Nhưng khi
quyết định, Thẩm phán và Hội thẩm phải thể hiện năng lực chun mơn, bản lĩnh nghề
nghiệp của mình, xem xét các vấn đề của vụ án một cách độc lập, không ảnh hởi bởi các
quan điểm, ý kiến bên ngồi của vụ án.
Q trình thụ lý hồ sơ, xét xử vụ án, Thẩm phán và Hội thẩm không bị phụ thuộc
vào kết quả giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn tố tụng
trước. Hội đồng xét xử phải xem xét, thẩm tra, đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác
của vụ án một cách thận trọng, tỉ mỉ, khoa học, tồn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án và tại phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ
đã được xem xét, thẩm tra tại phiên tòa.
Nguyên tắc xét xử độc lập còn thể hiện ở việc: Khi xét xử, các thành viên Hội đồng
xét xử phải độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và đưa ra
kết luận về các tình tiết trong vụ án mà không phụ thuộc vào quan điểm của các thành
viên khác trong Hội đồng xét xử. Chỉ các thành viên của Hội đồng xét xử mới được tham

gia nghị án, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Các vấn đề của
vụ án được quyết định bằng hình thức biểu quyết và lấy kết quả theo đa số. Người có ý

9


kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ
vụ án.
Xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án là trung tâm của việc thực
hiện và xét xử là hoạt động trọng tâm, đòi hỏi việc xét xử phải bảo đảm tính độc lập.
Chính vì vậy, nguyên tắc độc lập xét xử được coi là tiền đề nền tảng của hoạt động tư
pháp trong Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quan trọng cho việc xét xử được bình đẳng,
dân chủ, khách quan. Theo tác giả đề tài, nếu lấy chủ thể của hoạt động xét xử để nghiên
cứu thì sự độc lập được biểu hiện trên hai khía cạnh, đó là: Độc lập với các yếu tố khách
quan và độc lập với các yếu tố chủ quan.
Thứ nhất: Độc lập với các yếu tố khách quan.
- Độc lập với sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng: Đối với các cơ quan Đảng thì mặc dù, về
nguyên tắc, trong hoạt động của mình Tịa án phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nhưng
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền hoạt động theo nguyên tắc pháp chế và mọi hoạt
động của Đảng, kể cả hoạt động lãnh đạo, cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Vì
lẽ đó, trong hoạt động xét xử, Tịa án chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các quy
định của pháp luật; nghĩa là: khi xét xử Tòa án chỉ thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật, không bị bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào chỉ đạo.
- Độc lập với các cơ quan Nhà nước khác: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án
đều là cơng cụ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên mỗi cơ quan đều có chức năng,
nhiệm vụ riêng khi tham gia vào quá trình tố tụng. Tại phiên tịa, Kiểm sát viên đưa ra
chính kiến của mình nhưng khơng buộc HĐXX phải thực hiện theo.
- Sự độc lập của Tòa án với yêu cầu của bị can, bị cáo, người bào chữa và những
người tham gia tố tụng khác.

Thứ hai: Độc lập với các yếu tố chủ quan.
- Sự độc lập giữa các cấp xét xử trong hệ thống Tòa án, độc lập trong một Tòa án.
- Thẩm phán, Hội thẩm độc lập với nhau trong HĐXX.
- Độc lập trong việc đưa ra quyết định dựa trên những chứng cứ và quy định của
pháp luật để kết luận về vụ án.
1.3.2. Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật
Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập khơng có nghĩa là xét xử tùy tiện mà độc lập
trong khuôn khổ pháp luật. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật,
nhằm hạn chế tối đa oan sai, tiêu cực, tránh bỏ lọt tội phạm. Khi xét xử, Thẩm phán và
Hội thẩm cần phải nắm vững các quy định của pháp luật TTHS và thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật. Các giai đoạn TTHS phải có nội dung là thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật TTHS nhằm giải quyết vụ án hình sự một
cách cơng minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế
và trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình
sự.

10


Tịa án là cơ quan duy nhất có quyền quyết định bị cáo có tội hay khơng có tội. Vì
vậy, quyết định của Tòa án phải là quyết định khách quan, chính xác và độc lập xét xử
phải là một nguyên tắc hoạt động của Tòa án. Khi xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán và
Hội thẩm căn cứ vào các tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra cơng khai tại
phiên tịa và căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định tội phạm cũng như hình phạt
đối với người phạm tội.
1.3.3. Mối quan hệ giữa độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét
xử của Thẩm phán và Hội thẩm
Độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật ln có mối quan hệ gắn bó, bổ sung cho
nhau. Trong đó “độc lập” là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ
tuân theo pháp luật và chỉ “tuân theo pháp luật” là cơ sở cần thiết để Thẩm phán và Hội

thẩm độc lập khi xét xử. Yếu tố độc lập và tuân theo pháp luật không thể tách rời nhau.
Độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật và tuân theo pháp luật nhưng phải đảm bảo sự
độc lập, tránh tình trạng áp đặt. Chính vì mối quan hệ này mà Thẩm phán và Hội thẩm
phải tuân thủ cả hai nội dung “độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật” như đã nêu. Như
vậy, có thể nhận thấy “Độc lập và tuân theo pháp luật” là hai nội dung có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Chỉ khi nào đảm bảo Thẩm phán và Hội thẩm độc lập thì họ mới tuân
thủ theo pháp luật và ngược lại.
1.4. Ý nghĩa của nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật và mối liên hệ với các nguyên tắc khác
Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của Tòa án gắn liền với hoạt động xét xử và xét
xử là đặc điểm quan trọng nhất khi nói đến Tịa án. Hiến pháp mới được Quốc hội thơng
qua ngày 28/11/2013 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) đã khẳng định Tòa án - với chức
năng xét xử - là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Hoạt động xét xử của Tòa án là biểu
hiện tập trung nhất của quyền lực tư pháp. Kết quả xét xử thể hiện nền cơng lý, sự đối xử
bình đẳng, cơng bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng là thể hiện chất lượng hoạt
động và uy tín của hệ thống tư pháp. Xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa
án là trung tâm của việc thực hiện và xét xử là hoạt động trọng tâm, đòi hỏi việc xét xử
phải bảo đảm tính độc lập. Chính vì vậy, nguyên tắc độc lập xét xử được coi là tiền đề
nền tảng của hoạt động tư pháp trong nhà nước pháp quyền, là bảo đảm quan trọng cho
việc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét
xử và quyết định về việc giải quyết vụ án, vụ việc. Trong lĩnh vực hình sự, Tịa án là cơ
quan duy nhất có quyền quyết định bị cáo có tội hay khơng có tội. Vì thế, quyết định của
Tịa án phải là quyết định khách quan, chính xác và độc lập xét xử phải là một nguyên tắc
hoạt động của Tòa án. Khi xét xử vụ án hình sự, Hội đồng xét xử căn cứ vào các tình tiết
của vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra cơng khai tại phiên tịa và căn cứ vào quy định
của pháp luật để xác định tội phạm cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Các thành
viên Hội đồng xét xử (Thẩm phán và Hội thẩm) khơng được để cho bất cứ ai, vì bất cứ lý
do gì chi phối mà xử lý vụ án không đúng pháp luật. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm


11


phải tự mình nghiên cứu tồn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp với những chứng cứ đã được thu
thập và đánh giá, thẩm tra để đưa ra kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề của vụ
án mà không bị động, lệ thuộc vào quyết định, kết luận của cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát. Tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án thể hiện trên các phương diện
cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, các cơ quan nhà nước khác không được can thiệp vào việc xét xử của
Tịa án, vì chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao cho thực hiện chức
năng xét xử;
- Thứ hai, hoạt động xét xử của Tịa án khơng lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát. Nếu qua phiên tòa xét xử, Tòa án xét thấy cần thiết xử lý khác với ý
kiến của các cơ quan đó thì Tịa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra
quyết định xử lý.
- Thứ ba, trong nội bộ ngành Tòa án, Tòa án cấp trên hướng dẫn Tòa án cấp dưới về
áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử, nhưng Tòa án cấp trên không quyết định
trước về chủ trương xét xử cụ thể một vụ án buộc Tòa án cấp dưới phải tuân theo. Khi xét
xử, thẩm phán và hội thẩm không chỉ độc lập với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà
cịn độc lập với chính các thành viên của Hội đồng xét xử với nhau. Cá nhân mỗi thẩm
phán, hội thẩm phải độc lập trong suy nghĩ, phán xét. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc
xét xử tập thế và quyết định theo đa số.
Tuy nhiên, thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập không có nghĩa là việc xét xử của
họ khơng chịu sự kiểm tra, giám sát. Theo quy định của pháp luật, Tịa án cấp trên có
quyền thẩm tra những bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới và hủy bỏ chứng cứ trong
trường hợp trái pháp luật hoặc khơng có cơ sở đúng đắn. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử
độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật, không được xét xử tùy tiện. Hoạt động của thẩm
phán và hội thẩm có mối liên hệ thống nhất với nhau. “Độc lập” và “Chỉ tuân theo pháp
luật” là hai nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. “Độc lập” là điều kiện cần thiết
để thẩm phán và hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật, còn “tuân theo pháp luật” là

cơ sở không thể thiếu để thẩm phán và hội thẩm độc lập khi xét xử. Mối quan hệ này có
tính chất chi phối, ràng buộc lẫn nhau. Nếu chỉ “độc lập” mà không “tuân theo pháp
luật” thì dễ dẫn đến xét xử tùy tiện, chủ quan, độc đoán.
Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật xác định
vai trò, vị trí của cơ quan Tịa án trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan
tiến hành tố tụng nói riêng. Ngun tắc này cịn có ý nghĩa trong việc đảm bảo công bằng
xã hội. Mọi cá nhân dù ở địa vị xã hội nào, nếu vi phạm pháp luật đều bị xét xử như
nhau. Thẩm phán độc lập là một trong các yếu tố để thực hiện công bằng xã hội, xây
dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một Nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Ngun tắc này có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với lý luận cũng như thực tiễn áp
dụng.
Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối
quan hệ mật thiết với một số nguyên tắc trong luật TTHS như: nguyên tắc bảo đảm sự vô

12


tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng, ngun tắc suy đốn vơ tội,
ngun tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tồ
án.Việc nghiên cứu và tìm hiểu nội dung của ngun tắc này khơng chỉ có ý nghĩa với
các cơ quan và cán bộ làm công tác pháp luật mà còn cần thiết đối với các cơ quan nhà
nước khác, các tổ chức xã hội và mọi cơng dân vì nó đảm bảo cho Thẩm phán và Hội
thẩm trong q trình xét xử khơng bị ràng buộc bởi bất cứ yếu tố nào khác ngoài pháp
luật đồng thời loại trừ mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động xét xử của Tòa án.
Mặt khác việc tìm hiểu và nắm vững nguyên tắc này tạo điều kiện cho việc xét xử được
khách quan, trung thực, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và là một cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa; đảm bảo cho Tòa án giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chống
được các biểu hiện tiêu cực nhằm từng bước thực hiện công bằng xã hội trong TTHS.
1.5. Các quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét

xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Qua các thời kỳ phát triển lịch sử của đất nước, tuy có sự thay đổi rất nhiều thể chế,
hệ thống tổ chức bộ máy song nguyên tắc khi xét xử “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo quy định của pháp luật” đều được quy định trong các bản Hiến pháp
và các đạo luật khác được ban hành như: BLTTHS, BLTTDS…
Kế thừa những quy định của pháp luật TTHS trước đó và tiếp nhận những tư tưởng,
quan điểm mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta, nguyên
tắc này được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: “Thẩm phán, Hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân
can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Bên cạnh đó, ngun tắc này cịn
được quy định cụ thể hơn tại khoản 1, Điều 9 Luật Tổ chức TAND năm 2014: “Thẩm
phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,
cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào”.
Trong BLTTDS có những quy định liên quan đến độc lập xét xử của Tòa án. Cụ
thể:
Thứ nhất: Các quy định mang tính nền tảng, định hướng cho việc đảm bảo Thẩm
phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật như: Bộ luật tố tụng dân sự
cần có những quy định cụ thể hơn về nghị án. Cụ thể (Khoản 2 Điều 236) Bộ luật tố tụng
dân sự quy định Bộ luật tố tụng dân sự quy định lại như sau: Chỉ có các thành viên của
Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử
phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn
đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý
kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ
án.” Điều đó có nghĩa là, việc nghị án là bí mật, trong q trình nghị án, khơng được ai
vào phịng nghị án, đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập và tuân theo pháp luật, đảm bảo
cho các thành viên Hội đồng xét xử khi nghị án được tập trung, tránh sự chi phối tác động
của các cá nhân, tổ chức khác đối với việc ra phán quyết. Khi nghị án, các thành viên

13



trong Hội đồng xét xử độc lập, có quyền ngang nhau trong việc thảo luận và biểu quyết
giải quyết vụ án. Quyết định giải quyết vụ án được thông qua theo đa số các ý kiến.
Thứ hai: Về căn cứ nghị án được quy định tại (Khoản 3 Điều 236) Bộ luật tố tụng
dân sự 2015, theo đó Khi nghị án các thành viên Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài
liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả hỏi tại phiên tòa và xem
xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên” Như vậy, có thể hiểu
cơ sở của nghị án dựa trên kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của thủ tục
hỏi và tranh luận.
Thứ ba, về nội dung nghị án: (Khoản 2 Điều 236) có quy định: “Khi nghị án, các
thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án.” Đối với
phiên tịa xét xử phúc thẩm thì các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết các vấn đề
trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề có liên quan đến kháng cáo, kháng
nghị (Khoản 4 Điều 236) Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định: “Nghị án phải có biên
bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải
được các thành viên của Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi quyên án.”
Thứ tư, về thời gian nghị án, (khoản 5 Điều 236) có quy định: “Trong trường hợp
vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án địi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng
xét xử có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng khơng quá 5 ngày làm việc kể từ khi kết
thúc tranh luận tại phiên tòa.” Đây là điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự so với các
quy định trước đây.
Ngồi những quy định nêu trên trong BLTTHS cịn có những quy định khác nhằm
góp phần thực hiện hiệu quả nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật. Cụ thể: về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hội thẩm quy
định tại ( Điều 46), Tại (Điều 23) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm
cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới
bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta, nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã và đang từng bước được bảo đảm bằng những
chủ trương về đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc
vào đơn vị hành chính; về quy chế Thẩm phán và các quy định của Hiến pháp và pháp
luật tố tụng. Trong Nhà nước pháp quyền, tính độc lập của tư pháp là một trong những
đặc trưng cơ bản. Tầm quan trọng của tư pháp độc lập từ lâu đã được ghi nhận tại Điều
10 Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948 (UDHR) ghi nhận, mọi người đều có
“quyền được xét xử cơng bằng và cơng khai bởi một Tịa án độc lập và khách quan”.
Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) thì mọi
người có “quyền được xét xử cơng bằng, cơng khai bởi một Tịa án có thẩm quyền, độc
lập, cơng minh được thiết lập theo pháp luật”. Ở nước ta, tính độc lập khi xét xử của

14


Thẩm phán và Hội thẩm từ lâu đã là một nguyên tắc Hiến định (được ghi nhận trong các
bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013), được cụ thể hóa trong các đạo luật
quan trọng như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành
chính, Luật Tổ chức Tịa án nhân dân.
+ Nội dung cơ bản chủ yếu về nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm là tổng hợp các phương tiện, biện pháp về
xã hội, pháp luật, kinh tế, tổ chức nhằm hạn chế và ngăn chặn những tác động vào hoạt
động xét xử. Sự độc lập đó được xem là sự độc lập trên thực tế đối với các yếu tố bên
ngoài và những yếu tố chủ quan của Hội thẩm và Thẩm phán trong thực hiện nhiệm vụ
xét xử. Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử độc lập có nội dung mới là
Thẩm phán, Hội thẩm độc lập trong mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật
tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án cho tới khi kết thúc phiên tịa chứ khơng chỉ giới hạn bởi
“khi xét xử” như quy định của Hiến pháp năm 1992. Việc quy định nghiên cấm cơ quan,
tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm trong công tác xét
xử là đảm bảo cho nguyên tắc này phải được thực thi trong thực tiễn xét xử của Thẩm

phán và Hội thẩm.
Khi nghiên cứu hồ sơ cũng như khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm không bị phụ
thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện
kiểm sát, không phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác hay của Tòa án cấp trên.
Trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập từ việc nhận định vụ án, diễn
giải pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật và ra bản án. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức
không được can thiệp, tác động tới các thành viên của Hội đồng xét xử để buộc họ phải
xét xử theo ý chí của mình. Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án đều bị
coi là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng tới tính khách quan của hoạt động xét xử.
Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm có thể tham khảo ý kiến
của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt dư luận xã hội nhưng khi ra quyết định về vụ án,
Thẩm phán và Hội thẩm phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét các vấn đề
của vụ án một cách độc lập, khách quan, không bị ảnh hưởng, bị ràng buộc bởi các quan
điểm, ý kiến bên ngoài của vụ án. Hội đồng xét xử phải xem xét, thẩm tra, đánh giá
chứng cứ và các tình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, khoa học, toàn diện các
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa. Quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ
vào những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa.
Khi xét xử, Thẩm phán độc lập với Hội thẩm trong việc xem xét và đánh giá chứng
cứ để đưa ra các kết luận của mình mà khơng lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của các
thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Đối với Hội thẩm, không một yêu cầu hay đề
nghị nào của những người khác có thể làm ảnh hưởng tới việc Hội thẩm áp dụng đúng
pháp luật, theo đúng nội dung và tinh thần của điều luật đối với các tình tiết của vụ án cụ
thể. Về nguyên tắc, Thẩm phán không được áp đặt ý kiến đối với Hội thẩm khi xét xử.
Chỉ có thành viên Hội đồng xét xử mới được tham gia nghị án, khi nghị án, Hội thẩm
biểu quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng. Các vấn đề của vụ án đều

15


phải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số. Người có ý kiến thiểu số

có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án.
Xét xử độc lập khơng có nghĩa là xét xử tùy tiện mà việc xét xử phải tuân thủ các quy
định của pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật.
Khi nghiên cứu hồ sơ, q trình xét xử tại phiên tịa và khi nghị án, Thẩm phán và
Hội thẩm phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, khơng được tùy
tiện, áp đặt ý chí chủ quan trong việc áp dụng pháp luật. Khi thực hiện hoạt động xét xử,
hoạt động gắn liền với việc củng cố pháp chế và trật tự pháp luật thì Thẩm phán và Hội
thẩm càng phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật. Khi xét xử các vụ án hình sự, pháp luật
hình sự và pháp luật tố tụng hình sự là những chuẩn mực, căn cứ để Thẩm phán và Hội
thẩm xem xét, đối chiếu với sự việc xảy ra, với hành vi được đưa ra xét xử và trên cơ sở
các quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử đưa ra các phán quyết về hành vi phạm tội
của bị cáo, về tội danh và hình phạt được áp dụng đối với bị cáo một cách khách quan,
chính xác phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án. Khi tiến hành giải quyết các vụ án dân
sự và hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm phải căn cứ vào các quy định của pháp luật
dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính, từ đó đối chiếu với các tình tiết của
vụ án để xác định thực tế có hành vi vi phạm pháp luật hay khơng, trách nhiệm pháp lý
của các bên, vấn đề bồi thường…
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là hai mặt thống nhất của một nguyên tắc cơ bản
trong tố tụng. Độc lập tức là tuân theo pháp luật và tuân theo pháp luật để được độc lập.
Nếu chỉ tuân theo pháp luật mà khơng có sự độc lập thì chỉ là sự tn theo một cách hình
thức, khơng có hiệu quả. Điều đó thể hiện là các phán quyết trong bản án, quyết định của
hội đồng xét xử phải phù hợp với mọi tình tiết khách quan của vụ án, việc xét xử phải
đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân…; không được kết luận dựa trên ý chí chủ quan, cảm tính của cá nhân mỗi thành
viên của Hội đồng xét xử.

16


CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG, HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ - TỈNH KON TUM
2.1. Giới thiệu sơ lược Tòa án nhân dân huyện Đăk Tơ - tỉnh Kon Tum
Địa hình tỉnh Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh,
bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa hình núi cao liền dải phân bố
chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đơng tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi,
núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong
phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hồ nhập,
Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 m đến 700 m, riêng phía Bắc có độ cao từ 800 m 1.200 m, đặc biệt có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.596 m.
Tỉnh Kon Tum hiện có 1 thành phố và 9 Huyện, Trong đó có với 97 đơn vị hành
chính cấp xã, gồm có 6 thị trấn, 10 phường và 86 xã. Trong số các huyện trên địa bàn tỉnh
thì Đăk Tơ được xem là huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cao thứ 3
của tỉnh Kon Tum.
Huyện Đăk Tô nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum. Trung tâm huyện là thị trấn Đăk Tơ,
cách trung tâm hành chính tỉnh Kon Tum khoảng 42 km về phía bắc theo quốc lộ 14.
Huyện Đăk Tơ hiện có 1 thị trấn: thị trấn Đắk Tô, 8 xã: Ngọk Tụ, Đắk Rơ Nga, Đắk
Trăm, Pơ Kơ, Kon Đào, Văn Lem, Diên Bình, Tân Cảnh trong đó có 5 xã đặc biệt khó
khăn và 68 thơn bản. Diện tích tự nhiên của Đắk Tơ hiện nay là 50.924,09 ha. Dân số tính
tới năm 2018 là 50.000 người. có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm trên 66%, theo tơn giáo chiếm 20% dân số tồn huyện; nhiều nơi
mặt bằng dân trí cịn thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống kinh tế khó khăn. Thị
trấn Đắk Tô, là huyện lỵ của huyện Đắk Tô, được tách ra từ xã Tân Cảnh theo quyết định
ngày 30 tháng 5 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
Về ranh giới hành chính: Phía đơng giáp huyện Đăk Hà và huyện Tu Mơ Rơng;
phía tây giáp huyện Ngọc Hồi và huyện Sa Thầy; phía nam giáp huyện Sa Thầy và huyện
Đăk Hà; phía bắc giáp huyện Tu Mơ Rơng.
Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh chạy qua, nối Đăk Tô với các huyện trong tỉnh,
các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung và Nam Lào, đông bắc Cam Pu Chia. Đường
Tam Kỳ-Trà My-Đăk Tơ hồn thành sẽ tạo điều kiện thông thương gần hơn với cảng Đà

Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất... Đây là điều kiện thuận lợi
cho sự giao lưu và chịu ảnh hưởng lớn của những khu vực này trong q trình phát triển
của huyện.
Đăk Tơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình
năm phổ biến các nơi đạt 22 – 23 độ C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78 - 87%. Lượng
mưa trung bình 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và khơng gian. Khí hậu
chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4, 5 đến
tháng 10, 11, tập trung đến 85 - 90% lượng mưa cả năm.

17


Do đặc điểm biến động của thời tiết, khí hậu trên địa bàn huyện, nên ảnh hưởng
khơng ít đến tình hình bệnh tật; mơ hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh nhiểm khuẩn hô
hấp cấp và tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi; các dịch bệnh phát sinh hàng năm vào các
tháng giao mùa, như bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng xảy trên địa bàn nhưng không
lớn.
Mặc dù phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trên cơ sở quán triệt,
thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, với sự chỉ đạo của
Toà án nhân dân tối cao, Thường trực Tỉnh uỷ và Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân
dân các cấp và sự hợp tác hiệu quả của các cơ quan chức năng cùng với những cố gắng,
nỗ lực của cán bộ, cơng chức, người lao động Tồ án nhân dân huyện Đăk Tơ đã hồn
thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần vào thành tích chung cho tồn ngành.
Trong hơn 20 năm (kể từ ngày thành lập), Tòa án nhân dân huyện đã nỗ lực, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, ln bám sát đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ kỷ cương, phép nước, góp phần vào phát
triển kinh tế xã hội và sự ổn định trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Chỉ trong 5 năm
trở lại đây, Tịa án nhân dân huyện Đăk Tơ đã thụ lý 4970 vụ án các loại, đã giải quyết
4.930 vụ, đạt tỷ lệ 99,1%. Các vụ án được giải quyết, xét xử đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án chặt chẽ, khách quan, bảo đảm tính

nghiêm của pháp luật. Nhiều vụ án nghiêm trọng được xét xử nghiêm khắc, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật được nhân dân đồng tỉnh ủng hộ, góp phần tích cực vào cơng tác
đấu tranh, phòng chống tội phạm và giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và đấu
tranh phóng chống tội phạm trong nhân dân. Trong khoảng 15 năm (từ năm 1999 đến
nay), công tác thi hành án dân sự được thực khá tốt, đã ra quyết định thi hành án đối với
3.835 người bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 100%...
Với đội ngũ 16 cán bộ, công chức, người lao động (trong đó có 5 Thẩm phán), trong
những năm qua TAND huyện Đăk Tô đã nỗ lực phấn đấu trong công tác, đạt kết quả cao,
đi đầu trong các phong trào thi đua, đạt nhiều thành tích, được Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng của TANDTC, TAND tỉnh Kon Tum ghi nhận và trao tặng những phần thưởng
cao quý. Nhìn chung cán bộ, cơng chức, người lao động Tồ án nhân dân huyện Đăk Tơ
có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong đúng mực, lối sống
lành mạnh, trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của ngành.
Chức năng và nhiệm vụ của tòa án được quy định tại (điều 2 luật tổ chức nhân dân
năm 2014) quy định như sau:
“ 1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.

18


Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ
quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý
thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn

diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả
tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp
dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền
nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều
tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và
những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu
Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ
sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn
đề có liên quan đến vụ án tại phiên tịa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt
tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
4. Tịa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền
hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và
quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người,
quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hỗn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm

nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn
khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân
sự.

19


Ra quyết định hỗn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính
do Tịa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi
phạm hành chính.
7. Trong quá trình xét xử vụ án, Tịa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có
thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm trả lời Tịa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy
định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.”
+ Tổ chức Tòa án nhân dân được quy định tại (điều 3 luật tổ chức tòa án năm
2014) quy đinh:
“1. Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Tòa án quân sự.”
2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật trên địa bàn huyện Đăk Tơ – tỉnh Kon Tum
2.2.1. Tình hình xét xử các vụ án trong năm 2018 (Số liệu được tính từ ngày
01/01/2018 đến 31/12/2018)
Tổng số các loại án đã thụ lý: 934 vụ, việc; đã giải quyết, xét xử 910 vụ, việc; đạt tỷ

lệ 99,1%.
Án do lỗi chủ quan của Thẩm phán là 02 vụ/910 vụ, việc đã giải quyết, xét xử;
chiếm tỷ lệ 0,21%. Chưa vượt quan giới hạn theo quy định của Tòa án nhân dân 1.16%.
Qua số liệu trên cho thấy năm 2018 Tòa án nhân dân huyện phải giải quyết số vụ án
tăng hơn 11% so với năm 2017; mặt khác tính chất vụ việc cũng phức tạp hơn, song số
vụ án đã giải quyết cũng tăng hơn 10,7%. Đạt được kết quả này là sự nổ lực phấn đấu
khơng ngừng. Bởi vì so với tiêu chí chung thì các Thẩm phán đã phải xử lý một lượng án
hơn gấp đơi mức bình qn chung của cả nước. Cũng chính từ sự q tải đó nên có loại
án tỷ lệ giải quyết cịn thấp, số lượng án còn lại chưa giải quyết khá nhiều, chất lượng xét
xử, nhất là án dân sự có mặt chưa đảm bảo.
Án hình sự:
Tịa án nhân dân cấp huyện: Thụ lý 934 vụ (năm 2017 là 900 vụ), tăng 34 vụ; giải
quyết 910 vụ (năm 2017 là 858), tăng 52 vụ, trong đó có 47 vụ trả hồ sơ điều tra bổ sung;
tỷ lệ giải quyết đạt 97,43% (năm 2014 là 95,33%).
Tòa án đã phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xác định các vụ án điểm,
kịp thời đưa ra xét xử và tăng cường tổ chức nhiều phiên tòa xét xử lưu động (Tòa án

20


nhân dân cấp huyện xử 70 phiên) góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật và răn đe,
phòng ngừa tội phạm.
* Về tình hình một số loại án hình sự đã thụ lý: Tòa án nhân dân cấp huyện cũng
thụ lý số vụ án hình sự nhiều hơn (năm 2017 là 900 vụ), có loại tội tuy giảm hoặc tương
đương năm trước như tội Cố ý gây thương tích thụ lý 77 vụ (năm 2017 là 96 vụ), tội
Trộm cắp tài sản thụ lý 252 vụ (năm 2017 là 256 vụ), tội phạm về ma túy thụ lý 155 vụ
(năm 2017 là 167 vụ), tội phạm về trật tự an tồn giao thơng thụ lý 95 vụ (năm 2017 là
106 vụ), tội Cướp giật tài sản thụ lý 36 vụ (năm 2017 là 59 vụ), tội Cướp tài sản thụ lý
mới bằng cùng kỳ là 33 vụ; đồng thời có loại tội lại thụ lý nhiều hơn như tội Giao cấu với
trẻ em 21 vụ (năm 2017 là 9 vụ), tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 46 vụ (năm 2017 là 31

vụ), tội Vận chuyển, buôn bán hàng cấm 20 vụ (năm 2017 là 8 vụ), tội Đánh bạc, Tổ
chức đánh bạc 108 vụ (năm 2017 là 64 vụ), tội Chống người thi hành công vụ 17 vụ (năm
2017 là 9 vụ).
* Qua cơng tác xét xử, Tịa án nhân dân huyện thấy rằng tình hình tội phạm cịn
diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, phạm tội có dự mưu
hoặc bộc phát; trong nhiều vụ án có sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc vũ khí tự chế; thủ
đoạn tinh vi; hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh, quyết liệt và bất chấp pháp luật.
Trong đó tình trạng tội phạm giết người đối với người thân, phạm tội do mâu thuẫn về
quyền lợi, xích mích từ rượu chè dẫn đến xơ xát, đâm chém, lôi kéo nhau trả thù xảy ra
khá phổ biến, có vụ mang tính chất băng nhóm của các phần tử xấu. Các tội xâm phạm
tài sản có biểu hiện chuyên nghiệp, lộng hành; nhiều vụ lừa đảo thông qua hợp đồng thế
chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền Ngân hàng gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng… Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh tội phạm rất đa dạng
nhưng tựu trung xuất phát từ sự sa sút đạo đức, lối sống, ý thức xem thường pháp luật của
người phạm tội. Bên cạnh đó sự cảnh giác, khả năng ứng phó, phịng vệ của nạn nhân còn
nhiều sơ hở và sự quản lý lõng lẻo của gia đình, sự kiểm tra, quản lý khơng chặt chẽ của
cơ quan, tổ chức, cùng với thái độ thờ ơ, lo sợ của người dân cũng gián tiếp giúp cho tình
hình tội phạm chưa được ngăn chặn, kiềm chế có hiệu quả.
Quán triệt phương châm “trừng trị kết hợp với khoan hồng”, Tòa án huyện đã xử
nghiêm các bị cáo gây trọng án và chiếu cố, giảm nhẹ đối với những người nhất thời
phạm tội ít nghiêm trọng và tỏ ra ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả. Nhìn chung cơng tác
xét xử án hình sự của ngành Tịa án nhân dân huyện Đăk Tơ ln đạt tỷ lệ cao, xử phạt
nghiêm minh, đúng người, đúng tội, phục vụ kịp thời yêu cầu chính trị của địa phương và
các Chương trình mục tiêu quốc gia về phịng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, đối với Tòa án nhân dân cấp huyện tuy số bị cáo bị phạt tù giam nhiều
hơn năm trước gần 2% nhưng vẫn cịn tình trạng xử phạt nhẹ một số bị cáo hoặc cho
hưởng án treo khơng đúng nên đã bị Tịa án nhân dân thành phố xử phúc thẩm sửa án
hoặc giám đốc thẩm hủy án (Tòa án thành phố hủy của cấp huyện 2 vụ). Một số vụ án trả
hồ sơ để điều tra bổ sung là có căn cứ nhưng cơ quan điều tra khơng bổ sung được theo
u cầu của Tịa án, Viện kiểm sát giữ nguyên cáo trạng truy tố.


21


×