Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam và thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện đak đoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.22 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

TẠ THỊ KIM LINH

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN TẠI TỊA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN ĐAK ĐOA TỈNH GIA LAI

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KONTUM

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG THEO LUẬT HƠN NHÂN & GIA
ĐÌNH VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAK ĐOA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ ĐÌNH QUANG PHÚC
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: TẠ THỊ KIM LINH

LỚP



: K915LK1

MSSV

: 15152380107019

Kon Tum, tháng 6 năm 2019

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Qua ngành học Luật Kinh Tế tại trường Phân Hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
em đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành mình đang được học. Tuy thời gian thực
tập không phải là dài nhưng với sự tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm ngành nghề
lâu năm của các cô chú,các cán bộ tại Tòa án nhân dân huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai em
luôn cố gắng trau dồi những kỹ năng, học hỏi những kiến thức cơ bản cũng như kinh
nghiệm để phục vụ cho công việc sau này.
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi tới các thầy cô Khoa Sư phạm và dự bị Đại học của
trường Phân Hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tạo điều kiện tổ chức khóa thực tập
năm 4 cho chúng em được đi với thực tế về ngành mà chúng em đang theo học, để chúng
em có thể trang bị kiến thức đầy đủ cho bản thân.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Lê Đình Quang Phúc giảng viên Trường
Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng trong thời gian đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt Đề
tài tốt nghiệp của mình.
Đề tài tốt nghiệp là kết quả của việc áp dụng lý thuyết vào thực tế, mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng em khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vậy em kính
mong các thầy cơ chỉ bảo, góp ý, nhận xét để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .....................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
5. Cấu trúc của đề tài .........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH .................................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG ..............................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng ...........................................................4
1.1.2. Đặc điểm về chế độ tài sản của vợ chồng.............................................................6
1.1.3. Ý nghĩa về chế độ tài sản của vợ chồng ...............................................................6
1.2. CÁC LOẠI CHẾ ĐỘ TÀI SẢN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH....8
1.2.1. Chế độ tài sản pháp định (theo luật định) .............................................................8
1.2.2 . Chế độ tài sản ước định ........................................................................................9
1.3. KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ .................................................................................10
1.3.1. Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ phong kiến ......................................10
1.3.2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hơn nhân và Gia đình từ sau cách mạng
tháng 8 cho đến nay ...........................................................................................................11
Kết chương 1 ....................................................................................................................13
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH ..........................14
2.1. TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ...........14

2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng ........................................................14
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung .....................................16
2.1.3. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ..................................18
2.2. TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN .............20
2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng .........................................................20
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng ......................................22
Kết chương 2 ....................................................................................................................23
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAK
ĐOA TỈNH GIA LAI VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÁC
NĂM QUA ........................................................................................................................24
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................................24
3.1.1. Đặc điểm tình hình chung ...................................................................................24
i


3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tịa án nhân dân huyện Đak Đoa .............24
3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAK ĐOA VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC.
………………………………………………………………………………………...…24
3.2.1. Chức năng ...........................................................................................................24
3.2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................24
3.2.3. Quyền hạn ...........................................................................................................25
3.2.4. Thành tựu đã đạt được trong thời gian qua ........................................................26
3.3. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAK ĐOA 26
CHƯƠNG 4. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG TẠI TÒA
ÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ
TÀI SẢN VỢ CHỒNG HIỆN NAY ...............................................................................27
4.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG TẠI TÒA ÁN .........27
4.1.1. Kết quả đạt được .................................................................................................27
4.1.2. Hạn chế, bất cập..................................................................................................28

4.1.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập .....................................................................29
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI
SẢN VỢ CHỒNG HIỆN NAY .......................................................................................30
4.2.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng .......................30
4.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng .............31
KẾT LUẬN .......................................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


Luật HN & GĐ
BLDS
TAND

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật Hôn nhân và Gia đình
Bộ Luật dân sự
Tịa án nhân dân

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế độ rất quan trọng trong hệ thống pháp luật
chung và pháp luật hơn nhân và gia đình nói riêng. Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay đã
có rất nhiều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Từ chế độ cộng đồng toàn sản, Luật
HN & GĐ năm 1959 khơng thừa nhận vợ chồng có tài sản riêng, đến chế độ cộng đồng

tạo sản của vợ chồng theo Luật HN & GĐ năm 1986 và 2000. Pháp luật điều chỉnh về
chế độ tài sản của vợ chồng vừa mang tính khách quan, vừa thể hiện ý chí chủ quan của
Nhà nước. Kế thừa và phát triển các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp
luật Việt Nam, Luật HN & GĐ năm 2000 của Nhà nước ta đã quy định chế độ công cộng
tạo sản của vợ chồng tương đối cụ thể, có nhiều điểm tiến bộ và khác biệt hơn, đã xóa bỏ
được những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, thừa nhận chế độ tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng, đảm bảo được quyền bình đẳng của vợ chồng. Thực
hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng góp phần vào sự ổn định các quan hệ hơn
nhân và gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ
chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề
tài sản của vợ chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN & GĐ năm 2000 về chế độ
tài sản của vợ chồng cho thấy cịn có những bất cập và vướng mắc, gây khó khăn trong
việc giải quyết các tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn, áp dụng Luật vào thực tế
của các cơ quan có thẩm quyền, q trình áp dụng đã có nhiều quan điểm, nhận thức,
đánh giá khác nhau liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng như vấn đề xác định tài sản
chung và tài sản riêng của vợ chồng để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, vấn đề
đóng góp vào thực hiện các nghĩa vụ, nguyên tắc chia tài sản chung trong thơi kỳ hôn
nhân, xác định tài sản khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà sau đó trở về, việc xác định
nợ chung, nợ riêng.
Các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN & GĐ mới chỉ dừng lại
ở mức định khung, văn bản hướng dẫn còn thiếu, chưa cụ thể, chưa theo kịp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Xuất phát về những lý do nêu trên, với chủ đề “Pháp luật về chế độ tài sản của vợ
chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và thực tiễn tại Tịa án nhân dân
huyện Đak Đoa” sẽ góp phần làm rõ hơn về những quy định của pháp luật điều chỉnh
chế độ tài sản của vợ chồng. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật
hôn nhân và gia đình, cùng với việc tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật
về chế độ tài sản của vợ chồng để đưa ra những điểm hợp lý và khơng hợp lý. Từ đó, đề
tài đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hơn nhân
và Gia đình Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, có nhiều cơng trình nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng,
điển hình như:

1


- Lã Thị Tuyền (2014) Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hơn nhân và Gia đình
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích những vấn
đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng; phân tích nội dung chế độ tài sản của vợ chồng
theo Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành; đánh giá thực trạng áp dụng từ đó đưa ra một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hơn nhân và Gia
đình Việt Nam
- Trương Thị Lan (2016) Chế độ tài sản pháp định theo Luật Hôn nhân và Gia đình
nam 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn khái quát về
chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam; phân tích nội dung chế độ
tài sản vợ chồng pháp định theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; đánh giá thực tiễn
áp dụng và từ đó đưa ra một số kiến nghị hồn thiện chế độ tài sản vợ chồng pháp định.
- Nguyễn Thị Hạnh, Luận văn Thạc sĩ (2012) Chia tài sản chung của vợ chồng theo
pháp luật Việt Nam
Các cơng trình này có cơng trình có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến nhiều
khía cạnh khác nhau, có cơng trình chỉ giải quyết một khía cạnh nhỏ trong vấn đề tài sản
vợ chồng, có cơng trình nghiên cứu riêng và chun sâu về chế độ tài sản của vợ chồng.
Song, các cơng trình nghiên cứu trên cho dù có những nội dung ưu việt, tiên tiến nhưng
cũng còn nhiều vấn đề không bắt kịp nhịp sống xã hội vốn luôn chuyển biến ảnh hưởng
trực tiếp tới cuộc sống vợ chồng, đặc biệt là vấn đề tài sản.
Vấn đề tài sản là một trong những vấn đề rất quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống
gia đình ổn định, phát triển phù hợp với tình hình mới, điều kiện mới, vì vậy luận văn sẽ
đi sâu vào nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt
Nam với hi vọng có thể có một số ý kiến nhỏ của bản thân trước những nhu cầu sửa đổi

Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam trong thời gian sắp tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản của vợ
chồng, đề tài sẽ đưa ra những quan điểm và một số kiến nghị có tính chất khả thi nhằm
hồn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đời
sống đang ngày càng phát triển đa dạng và phong phú hơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nêu trên thì có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đầu tiên, nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng
- Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luận hiện hành về chế độ tài sản của
vợ chồng.
- Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng qua
hoạt động xét xử của ngành Tòa án giải quyết các tranh chấp từ quan hệ HN & GĐ liên
quan trực tiếp về vấn đề tài sản giữa vợ và chồng.

2


- Thứ tư, trên cơ sở phân tích nội dung và thực tiễn áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật định, đề tài kiến nghị một số giải quyết nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật về chế độ tài sản của vợ chồng dưới góc độ pháp luật và áp dụng pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chế độ tài sản của vợ chồng, cụ thể hơn, đề tài sẽ
nghiên cứu lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng, các quy định của Luật định.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Quy định của Pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản của vợ chồng
Trong đó tập trung chủ yếu vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong
Luật Hơn nhân và Gia đình 2014

- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về chế độ tài sản của vợ
chồng.
Theo đó, tập trung vào một số vấn đề khó khăn, vướng mắc, kiến nghị hồn thiện
pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng theo Luật Hơn nhân và Gia đình 2014.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của Đề tài
được kết cấu gồm 4 chương như sau:
 Chương 1: Lý luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hơn nhân và
Gia đình.
 Chương 2: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hơn nhân và Gia đình hiện
hành.
 Chương 3: Giới thiệu vài nét về Tòa án nhân dân huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai và
những thành tựu đã được trong thời gian qua.
 Chương 4: Thực tiễn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng tại Tịa án và một số
kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng.

3


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HƠN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG
1.1.1. Khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng
Có thể nói rằng Gia đình là một tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của
xã hội.
Gia đình có vị trí và vai trị đặc biệt biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hơi, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Để xây dựng nên một gia đình tốt thì nền tảng
hơn nhân phải thật sự bền vững, ngồi việc được hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình

đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều kiện tất yếu để nuôi sống gia
đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hơn nhân tồn tại bền vững. Chính vì vậy, các
nhà làm Luật đã quan tâm xây dựng các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng là một
trong những chế định quan trọng và cơ bản nhất của pháp luật hơn nhân và gia đình.
Trước khi kết hôn và sau khi hôn nhân chấm dứt, vợ, chồng là những người độc
thân có tài sản riêng, cịn lại gọi là cá nhân. Tài sản theo nghĩa từ điển Luật học là “của
cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng”, còn theo Điều 105 Bộ luật dân
sự 2015 thì “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Trước khi kết
hôn, tài sản của vợ, chồng thuộc phạm trù tài sản riêng của cá nhân. Vợ chồng có quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Chỉ sau
khi kết hơn và trong thời kỳ hơn nhân thì vấn đề tài sản mới bị ràng buộc, tài sản, lúc này
tài sản chung mới được hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt đối với khối tài sản này cũng được hình thành, do tính chất đặc biệt của quan hệ hơn
nhân – tính cộng đồng, hai vợ chồng cùng đóng góp cơng sức trong việc tạo dựng tài sản,
xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn phận, trong đó
có những bổn phận có ảnh hưởng nhất định đối với quyền hạn của vợ, chồng trong việc
xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, thậm chí có những bổn phận có tác dụng đặt
cơ sở cho việc xác định tính chất chung hay riêng của một tài sản do vợ hoặc chồng tạo
ra.
Tất cả các tài sản của vợ, chồng, dù là của riêng mỗi người hay là của chung hai
người, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát triển
của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, nghĩa vụ chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục các con,… sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu. Nhân danh lợi
ích của gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập. thực hiện các giao dịch trên tài
sản chung và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy có thể ràng
buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho vợ hoặc chồng, dù không trực
tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ bằng
tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng của mình. Do vậy, tài sản khơng chỉ gắn liền
4



với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt khi
vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại.
Đây là một trong những lý do mà các nhà lập pháp phải dự liệu về chế độ tài sản
của vợ chồng. Nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng được quy định, tạo điều kiện cho vợ,
chồng và người thứ ba tự do tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng
trong khuôn khổ luật định, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Mặt khác, dựa vào các quy định của pháp luật mà quyền và nghĩa vụ về tài sản của
vợ chồng mới được bảo đảm, “vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc
sở hữu tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình, có quyền khai
thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung nhưng phải có nghĩa vụ sử dụng
tài sản đúng mục đích Luật định, vì lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình.
Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc dùng tài sản gia đình thì về
ngun tắc phải có sư thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Hơn nữa, để bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba khi tham gia vào các giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng, pháp
luật cần phải quy định người thứ ba có quyền biết rằng giao dịch đó được bảo đảm thực
hiện từ tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo vệ quyền
lợi chính đáng của mình.
Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lý để các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với
nhau và với người khác.
Ví dụ: Việc giải quyết những món nợ mà vợ chồng vay chung vì lợi ích chung của
gia đình hoặc mỗi bên vợ, chồng vay riêng, sử dụng vào mục đích riêng. Tùy theo trường
hợp cụ thể mà áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng quy kết theo nghĩa vụ chung của vợ
chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng phải thanh tốn trả món nợ đó.
Như vậy, điều kiện hình thành và duy trì chế độ tài sản của vợ chồng là có tồn tại
quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng. Chế độ tài sản vợ chồng được nhà làm Luật
dự liệu do tính chất, mục đích của quan hệ hơn nhân được xác lập, thể hiện như là yếu tố

khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền
thống văn hóa để Nhà nước quy định trong pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng.
Vì vậy, ta có thể khái qt chế độ tài sản của vợ chồng như sau: “Chế độ tài sản của
vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao
gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài
sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng”. Tài sản được
phân loại gồm: tài sản chung và tài sản riêng. Với quan hệ tài sản chung, vợ chồng cùng
tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản mà họ có quyền sỡ hữu chung.
Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập
và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các
quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần
phong, mỹ tục.
5


Riêng đối với việc xác lập tài sản của vợ chồng, pháp luật hơn nhân và gia đình nói
chung quy định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài sản vợ chồng: chế độ tài sản
vợ chồng theo pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa
thuận (chế độ tài sản ước định).
1.1.2. Đặc điểm về chế độ tài sản của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng. Vợ
chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hơn nhân và gia đình, vừa là
chủ thể của quan hệ dân sự khi thự hiện quyền sở hữu của mình, tham gia các giao dịch
dân sự. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hện sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên
phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở
thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể
trong quan hệ pháp luật dân sự còn phải đòi hỏi phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được
quy định trong Pháp luật Hơn nhân và Gia đình.
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát

triển của xã hội, Nhà nước bằng Pháp luật quy định chế độ tài sản của vợ chồng đều xuất
phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó có
lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy định của Pháp luật về chế độ tài sản của vợ
chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình đối với tài sản của vợ chồng.
Thứ ba, căn cứ các lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự kiện phát sinh
và chấm dứt của quan hệ hơn nhân. Hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng chỉ
tồn tại trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ tư, chế độ tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng trong việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đối với tài sản chung của vợ chồng, bắt buộc vợ
chồng khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế phải xuất phát từ lợi ích chung của gia
đình. Thơng thường, khi vợ chồng sử dụng tài sản chung để đáp ứng những như cầu thiết
yếu của gia đình thì pháp luật ln coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ
chồng, trừ những tài sản chung có giá trị lớn. Đối với tài sản riêng, thông thường người
có tài sản có quyền tự mình định đoạt khơng phụ thuộc ý chí của người khác. Tuy nhiên,
đối với chế độ tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp quyền năng này của họ bị
hạn chế (ví dụ: nếu tài sản riêng đang là nguồn sống duy nhất của gia điình, khi định đoạt
liên quan đến tài sản này thì phải có thỏa thuận của hai vợ chồng ).
1.1.3. Ý nghĩa về chế độ tài sản của vợ chồng
Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế. Vì vậy, bên
cạnh việc ban hành việc ban hành pháo luật bắt buộc tất cả mọi công dân phải nghiêm
chỉnh chấp hành, Nhà nước bảo đảm pháp luật phải được thực thi và đi vào cuộc sống.
Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình có những ý
nghĩa thực sự rất quan trọng đối với xã hội:

6


- Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong Pháp luật hôn nhân
và gia đình được Nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã

hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn vào chế
độ tài sản của vợ chồng được quy định trong Pháp luật của nhà nước, người ta có thể
nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của Nhà
nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó. Tương ứng với mỗi chế độ xã hội cụ thể là
một chế độ hơn nhân gia đình, trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.
Trong xã hội phong kiến, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là bất bình đẳng, pháp
luật hầu như khơng bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, ở nhà chồng thì tài sản làm ra
thuộc sở hữu của nhà chồng, khi chồng cịn sống thì người vợ khơng có quyền lợi kinh tế,
khi chồng chết, tài sản không thuộc về họ mà thuộc về con cái và dòng họ nhà chồng,
như vậy vợ và chồng khơng có quan hệ tài sản, càng khơng thể có sự thỏa thuận về tài
sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Dưới thời Pháp thuộc, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định có tiến bộ hơn,
pháp luật thừa nhận cho vợ chồng có quyền xây dựng các quan hệ tài sản theo thỏa thuận,
miễn là các thỏa thuận ấy không có tác dụng tước đi quyền đứng đầu gia đình của người
chồng và không trái với thuần phong mỹ tục; song các quan hệ tài sản theo thỏa thuận
hầu như không được các cặp vợ chồng Việt Nam quan tâm. Đến khi luật Việt Nam đã
hiện đại, ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng là bình đẳng. Vợ chồng bình đẳng
trong việc dạy dỗ con cái, chia sẻ cơng việc gia đình, cùng lao động để tạo dựng khối tài
sản chung của gia đình và cùng nhau quản lý, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung đó.
Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau quản lý khối tài sản chung, có quyền thừa kế tài sản
của nhau khi người kia chết. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ
năm 1945 đến nay đều thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi quy định về chế độ
tài sản của vợ chồng và không bên nào được áp đặt hay phụ thuộc bên nào.
- Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác
định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết
hơn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng được dự liệu với những
thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế
độ tài sản pháp định, dù chế độ tài sản cộng đồng hay theo tiêu chuẩn phân sản thì các
loại tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật quy định rõ.
- Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng của chế độ tài sản còn

nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của
vợ chồng.
- Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải
quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác
trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ, chồng
hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Khi vợ, chồng
tham gia các giao dịch nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình như ăn, mặc, ở,
học hành của con. Những giao dịch đó được xác lập vì lợi ích chung của gia đình nên cả
7


vợ và chồng đều phải liên đới trách nhiệm trong việc thực hiện giao dịch với người khác.
Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng sẽ tham gia rất nhiều các giao dịch vì cuộc sống
chung của gia đình hay vì mục đích riêng của mỗi bên vợ, chồng. Căn cứ vào những quy
định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng mà các cơ quan có thẩm quyền có cơ
sở để giải quyết các tranh chấp liên quan, bảo vệ quyền lợi của các bên, góp phần tạo sự
ổn định trật tự.
1.2. CÁC LOẠI CHẾ ĐỘ TÀI SẢN TRONG LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.2.1 Chế độ tài sản pháp định (theo luật định)
Chế độ tài sản theo luật định quy định cụ thể về căn cứ xác định nguồn gốc, thành
phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của
vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan tới các khoản nợ chung hay riêng của vợ,
chồng trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng với người thứ ba. Xuất phát từ
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hóa, tập quán của mỗi quốc gia mà
thiết lập một chế độ tài sản của vợ chồng cho phù hợp, thông thường chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định được thiết lập theo 2 quan niệm sau:
Quan niệm thứ nhất, đời sống chung của vợ chồng địi hỏi cần thiết phải có khối tài
sản cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng). Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng được
thiết lập theo tiêu chuẩn cộng đồng.

Quan niệm thứ hai, trong đời sống chung của vợ chồng không bắt buộc và khơng
cần thiết phải có một khối tài sản chung. Quan niệm này tôn trọng và bảo vệ quyền sở
hữu riêng của vợ, chồng, tài sản của vợ, chồng phải được độc lập. Theo đó, chế độ tài sản
của vợ chồng được thiết lập theo tiêu chuẩn phân sản (khơng có tài sản chung của vợ
chồng).
a. Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng
Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng bao gồm: chế độ cộng đồng toàn sản; chế
độ cộng đồng động sản và tạo sản; chế độ cộng đồng tạo sản.
Về chế độ cộng đồng toàn sản: là chế độ tài sản của vợ chồng mà theo đó, tất cả tài
sản của vợ chồng có được đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản này
phù hợp với loại hình gia đình truyền thống, ln đặt lợi ích của gia đình lên hàng đầu.
Luật pháp khơng thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tất cả tài sản mà một
bên vợ, chồng có được trước khi kết hơn hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng; những
tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; những tài
sản mà vợ, chồng tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân, không kể nguồn gốc, công sức
đóng góp vợ, chồng đều được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, chế độ tài sản này thường không được phổ thông, không được áp dụng
đối với trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản hôn ước (theo thỏa thuận) bởi: đầu
tiên sẽ là bất cơng nếu một bên vợ, chồng khơng có tài sản, khơng có cơng sức đóng góp,
tạo dựng tài sản chung nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về tài sản; thứ hai sẽ khơng đảm
bảo quyền lợi chính đáng đối với trường hợp một bên có tài sản riêng từ trước khi kết hôn
8


hoặc được tặng, cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; thứ ba sẽ không bảo
đảm sự độc lập về tài sản của mỗi bên vợ, chồng khi tham gia các giao dịch dân sự nhằm
đảm bảo lợi ích cá nhân hoặc nghĩa vụ thanh tốn các món nợ riêng của vợ, chồng đối
với người khác; thứ tư không bảo đảm quyền tự đoạt tài sản của bản thân vợ chồng, mà
tài sản đó thuộc tài sản riêng của mỗi bên; thứ năm một khía cạnh khơng tốt sẽ hạn chế
vợ chồng trong việc tích cực tạo dựng tài sản chung, dẫn đến sự ỷ lại, vì khơng làm vẫn

được hưởng.
Về chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: là chế độ tài sản mà theo đó, thành phần
tài sản chung của vợ chồng đã được luật hóa với phạm vi hẹp hơn so với chế độ cộng
đồng toàn sản. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: các động sản của vợ, chồng có
trước và trong thời kỳ hôn nhân, các hoa lợi và các bất động sản mà vợ, chồng mua lại
bằng tài sản chung. Vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với bất động sản có trước khi
kết hơn và bất động sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời
kỳ hôn nhân.
Chế độ tài sản này được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước với
tính chất là chế độ tài sản theo luật định.
Về chế độ cộng đồng tạo sản: là chế độ tài sản mà theo đó, tài sản chung của vợ
chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản
mà vợ, chồng có được trước khi kết hơn hoặc được tặng cho riêng, được thừa kế riêng
trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Chế độ tài sản này
không phá vỡ chế độ tài sản chung của vợ chồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vợ,
chồng có thể chủ động trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, ngăn
chặn các trường hợp kết hơn với mục đích khơng lành mạnh.
b. Chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn khơng có cộng đồng tài sản hay
cịn gọi là chế độ phân sản
Chế độ phân sản là một hình thức của chế độ tài sản pháp định, theo đó, giữa vợ
chồng khơng tồn tại (khơng có) khối tài sản chung, tất cả tài sản mà mỗi bên vợ, chồng
đã có từ trước khi kết hôn hoặc tạo ra được hoặc có được do được tặng, cho riêng, thừa
kế riêng trong thời kỳ hơn nhân thì đều thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Trong đó, vợ
chồng tùy theo khả năng của mỗi bên có nghĩa vụ phải đóng góp vào việc chi tiêu chung
của gia đình nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình. Trong hệ thống pháp luật của một
số nước trên thế giới như: Anh, Italia từng áp dụng chế độ tài sản này. Tuy nhiên, hiện
nay hầu như các nước không thừa nhận chế độ tài sản này vì q đề cao lợi ích cá nhân
vợ chồng mà xem nhẹ lợi ích chung của gia đình, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích chung của gia đình.
1.2.2 . Chế độ tài sản ước định

Trong nền kinh tế thị trường, ý thức độc lập và tự chủ ngày càng cao của mỗi cá
nhân về lợi ích tài sản trong xu thế sở hữu cá nhân và tự do kinh doanh. Chế độ tài sản vợ
chồng theo thỏa thuận cho phép vợ chồng tự quyết định quyền sở hữu về tài sản trong gia
đình, trong đó, vợ chồng tự giác thực hiện các nghĩa vụ và quyền về tài sản đã thỏa thuận.
9


Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ giúp cho cơ quan tư pháp thuận lợi
trong công tác xét xử và thi hành án nếu có tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Chế độ tài
sản ước định là chế độ tài sản vợ chồng được quyền xác định quan hệ tài sản của mình
trên cơ sở tự thỏa thuận. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó là hơn ước. Trước khi kết
hơn, vợ chồng hồn tồn có quyền tự do lập hơn ước để quy định chế độ tài sản của họ,
pháp luật chỉ can thiệp và quy định chế độ tài sản của vợ chồng khi họ không lập hôn
ước.
Hôn ước là văn bản ghi nhận những thỏa thuận, giao ước tiền hôn nhân do hai
người nam và nữ thống nhất lập trước khi kết hôn về vấn đề điều chỉnh quan hệ tài sản
của họ trong thời kỳ hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kỳ hôn nhân. Nội dung
của hôn ước là sự thỏa thuận về vấn đề sở hữu tài sản, quy định cách thức xác định tài
sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng như xác định quyền và nghĩa vụ về tài sản của
vợ chồng đối với nhau hay trong trường hợp có giao dịch với bên thứ ba. Thỏa thuận
trong hôn ước không được trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Hôn ước chỉ dùng
để thỏa thuận về vấn đề tài sản và không thể thỏa thuận hay làm khác đi trong quan hệ
nhân thân giữa vợ và chồng hay các quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật quy định.
Hôn ước tạo điều kiện cho vợ, chồng tự chủ hơn trong việc quản lý tài chính, hoạch
định tương lai. Hôn ước và chế độ tài sản ước định thực chất cũng là xuất phát từ lợi ích
chung của gia đình và có mục đích góp phần vào sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
Hơn ước được lập bằng văn bản có chữ ký của nam và nữ chuẩn bị kết hơn và phải được
xác nhận tính hợp pháp bởi cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước hoặc cơ quan công chứng
(tùy vào quy định của pháp luật của từng quốc gia). Khi muốn thay đổi hay chấm dứt
hiệu lực của hôn ước phải theo một thể thức nhất định và thường được tiến hành theo

hình thức lập hôn ước.
1.3. KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
1.3.1. Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ phong kiến
Chế độ hôn nhân ở nước ta thời phong kiến rất hạn chế quyền lợi của phụ nữ.
Chẳng hạn như cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và thiếp (trong khi phụ nữ chỉ được phép
lấy một chồng), vợ không được quyền kiện chồng…
Năm 1959, ở nước ta có hai luật về hơn nhân cùng được ban hành. Đó là Luật Hơn
nhân và gia đình của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ở miền Bắc) và Luật
I/59 về gia đình của chính phủ Việt Nam cộng hòa (ở miền Nam). Điểm tiến bộ nổi bật
nhất của hai luật trên là cùng bãi bỏ chế độ đa thê thời phong kiến.
Về tài sản giữa vợ và chồng chế độ hôn nhân xưa quy định như sau:
Hôn ước (cịn gọi là hơn khế) phải được lập trước khi kết hôn và không thể thay đổi
sau khi kết hôn. Hôn ước được ghi rõ ngay trong chứng thư hơn thú. Bản sao hơn ước
phải được đính theo chứng thư hơn thú, viên chức hộ tịch sẽ cấp trích lục cả hai giấy tờ
này cùng lúc cho những ai muốn xin.

10


Nếu khơng có hơn ước, vợ chồng sẽ được đặt dưới chế độ cộng đồng tài sản. Tất cả
những tài sản riêng của vợ và chồng có khi lập hơn thú, hoặc vợ, chồng được hưởng
trong thời gian hôn thú do thừa kế, được tặng cho đều được nhập vào tài sản chung, trừ
khi người để di sản hoặc người cho có quyết định khác. Cịn những kỷ phần, tài sản khác
của vợ, chồng có được trong thời gian hơn thú đều thuộc khối tài sản chung. Vợ và chồng
đều có quyền quản trị tài sản cộng đồng.
Khi vợ hoặc chồng mở tài khoản tại ngân hàng, cơ quan tín dụng hay xí nghiệp phát
hành chi phiếu thì phải khai rõ tên tuổi của người hôn phối, địa chỉ cơ sở của hôn nhân để
các cơ quan trên gởi thông báo về việc mở tài khoản đó cho người hơn phối biết. Bất cứ
lúc nào người hơn phối cũng có thể hỏi các cơ quan trên bảng đối chiếu của tài khoản.

Nếu có lý do chính đáng, vợ hay chồng có thể xin phép tịa án ngăn cản khơng cho người
kia rút tiền ra. Nếu có dun cớ chính đáng, vợ hay chồng có thể xin phép tịa án để
truyền buộc nơi quản lý lương bổng, thù lao, lợi tức hoặc huê lợi của người hôn phối cắt
một phần trong đó để cấp cho vợ hay chồng.
Các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay mượn trước khi lập hôn thú và trong thời kỳ hôn
thú, hoặc do hành vi trái phép của một hoặc hai bên đều là nghĩa vụ chung mà tài sản
cộng đồng phải đài thọ.
1.3.2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình từ sau cách
mạng tháng 8 cho đến nay
Từ sau cách mạng tháng 8 cho đến nay, hệ thống pháp luật về Hơn nhân và Gia đình
ngày càng được cải thiện nhiều hơn, cơng bằng và bình đẳng hơn đối với vợ và chồng.
Có thể nói Gia đình là nền tảng của xã hội, được xác lập trên cơ sở tình u tự
nguyện từ hai phía. Đối với gia đình thì tình cảm, sự u thương gắn bó giữa vợ chồng là
một điều rất quan trọng, tuy nhiên, để có thể hướng tới một cuộc hơn nhân ổn định, lâu
dài, bền vững thì một vấn đề vơ cùng quan trọng cần phải quan tâm đến đó chính là đời
sống vật chất, kinh tế, tiền bạc, tài sản của vợ chồng. Chính vì thế, chế định tài sản của vợ
chồng luôn được các nhà nghiên cứu luật pháp quan tâm, nghiên cứu, xây dựng thành
một chế định riêng, cơ bản, quan trọng nhất được quy định cứng trong Luật Hôn nhân và
Gia đình qua tất cả các thời kỳ, từ Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1959, năm 1986, năm
2000 và gần đây nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Luật Hơn nhân và Gia đình mới nhất hiện nay là năm 2014, Bộ Luật này đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua
ngày 19 tháng 6 năm 2014 .
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ,chồng gồm tài
sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng
thoả thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là
tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng; Ở đây, tác giả sẽ đi

11


sâu phân tích kỹ về tài sản là thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn
nhân thì có thể là khoản tiền thưởng, tiền trúng xổ số, tiền trợ cấp mà không phải là
khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi.
Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo định của Bộ luật Dân sự đối
với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia
cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước và thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp
luật; Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được coi là tài sản tự nhiên mà vợ,
chồng có được từ tài sản riêng của mình; Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Trong chương 2 em sẽ nêu rõ và đi sâu vào chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật
HN & GĐ hiện hành.

12


Kết chương 1
Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật
hôn nhân và gia đình, theo đó quan hệ tài sản của vợ chồng được điều chỉnh bằng pháp
luật của nhà nước. Chế độ xã hội khác nhau dựa trên nền tảng kinh tế khác nhau thì chế
độ tài sản của vợ chồng cũng khác nhau. Chế độ tài sản của vợ chồng phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa, … của mỗi quốc gia.
Giữa các nước khác nhau thường có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng.
Tuy nhiên, về cơ bản chế độ tài sản của vợ chồng dựa trên hai căn cứ: Sự thỏa thuận
bằng văn bản của vợ chồng (hay còn gọi là chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài
sản ước định) và theo các quy định của pháp luật (hay còn gọi là chế độ tài sản theo luật
định hay chế độ tài sản pháp định). Kể từ khi kết hôn thành vợ chồng, chế độ tài sản của
vợ chồng được quy định với những thành phần tài sản của vợ chồng, các lợi ích và các

quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng được hình thành. Trên
cơ sở xác định các loại tài sản này, xác định quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các
loại tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản vợ chồng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với người
khác có liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng và
người thứ ba liên quan đến tài sản của vợ chồng. Căn cứ vào quy định pháp luật về chế
độ tài sản của vợ chồng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để giải quyết các
tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong các trường hợp: vợ chồng ly hôn; một bên vợ,
chồng chết trước cần phải chia tài sản chung; giải quyết các món nợ của vợ chồng đối với
người có liên quan đến tài sản của vợ chồng...

13


CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO
LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH
2.1. TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng
Thứ nhất, về căn cứ xác định và phân chia tài sản chung của vợ, chồng.
 Một là, về căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng.
Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập
hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong
doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Theo đó, khi cơng dân có quyền sở
hữu các tài sản thì các tài sản đó được cơng nhận là tài sản hợp pháp của họ. Vợ, chồng là
những cá nhân và họ đương nhiên có các quyền đó. Khi có quyền sở hữu tài sản thì mới
có thể tạo lập nên khối tài sản dù là tài sản chung hay tài sản riêng của cá nhân trong xã
hội.
Thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật dân sự năm 2015, Điều
213 quy định về sở hữu chung của vợ chồng như sau:

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt
tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết
định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế
độ tài sản này.
Điều 33 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 lại quy định khá cụ thể về chế định
tài sản chung của vợ chồng:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dung để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung cua vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
14


Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ tài sản mang tính
chất hàng hố – tiền tệ nói riêng và các quan hệ nhân thân khác trên cơ sở bình đẳng, độc

lập của chủ thể khi tham gia các quan hệ đó. Luật Dân sự và Luật Hơn nhân Gia đình đều
có chung một đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ nhân thân và tài sản trong quan hệ
hơn nhân và gia đình. Trong đó, Bộ luật Dân sự 2015 có một số quy định cụ thể về vấn
đề sở hữu, chiếm hữu, định đoạt và thừa kế tài sản. Qua đó, các quy định được nêu nhằm
xác định các trường hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng.
Hai là, về căn cứ phân chia tài sản chung của vợ, chồng.
Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “ Trong thời kỳ hơn nhân,
vợ chồng có quyền thoả thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp
quy định tại Điều 42 của Luật này, nếu không thoả thuận được thì có quyền u cầu Tồ
án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có u cầu thì Toà án giải quyết việc chia tài
sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”. Như vậy, việc chia tài
sản chung của vợ chồng có thể được giải quyết theo thoả thuận của vợ chồng hoặc thơng
qua con đường Tồ án. Bên cạnh đó, thoả thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng
phải được lập thành văn bản, có cơng chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu
cầu của vợ chồng.
Tại Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 06/01/2016
của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
(1) Vợ chồng khi ly hơn có quyền tự thoả thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề,
trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng khơng thoả thuận được mà có
u cầu thì Tồ án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
theo thoả thuận hay theo luật định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Tồ án xử lý như sau:
Trường hợp khơng có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận
hay theo luật định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án xử lý như sau: Trường hợp
khơng có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này khơng bị Tồ án tun bố vơ hiệu tồn bộ thì
áp dụng các nội dung của văn bản thoả thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối
với những vấn đề không được vợ chồng thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng hoặc
bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các
Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 để chia tài sản của

vợ chồng khi ly hôn.
(2) Khi giải quyết ly hôn, nếu có yêu cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bị vơ hiệu thì Tồ án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn.
(3) Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn, Tồ án phải xác định vợ, chồng
có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba và tham
gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có
15


u cầu giải quyết thì Tồ án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường
hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba khơng u cầu giải quyết thì
Tồ án hướng dẫn họ để giải quyết bằng một vụ án khác.
(4) Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản
của vợ chồng khi ly hơn thì tài sản chung của vợ chồng về ngun tắc được chia đơi
nhưng có tính đến các yếu tố sau: (i) “Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình
trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra
thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình
mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân
và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so
với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của
họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng; (ii) “Cơng
sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là
sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, cơng việc gia đình và lao động của vợ, chồng
trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà
chăm sóc con, gia đình mà khơng đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương
với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có cơng sức đóng góp nhiều hơn sẽ được
chia nhiều hơn; (iii) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh
và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản
chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp

tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được
sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản
chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng
và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự; (iiii) “Lỗi
của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi
phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân đóng một vai trị
quan trọng trọng trong đời sống gia đình, nó có những nét đặc trưng riêng khác với quyền
nhân thân của vợ chồng.
- Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gắn liền với quan
hệ vợ chồng, chỉ những quan hệ được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng mới có
quyền và nghĩa vụ này. Quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa nam và nữ mà
không đăng ký kết hôn không tồn tại quan hệ này, giữa họ chỉ phát sinh quan hệ tài sản
trong dân sự.
- Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng là những quyền liên quan đến lợi ích tài
sản. Khác với quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng là những quyền liên quan
đến lợi ích tinh thần, tình cảm khơng mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc
vào yếu tố tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sải sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
16


ln gắn với các lợi ích vè tài sản. Đó là các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài
sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng.
- Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ phát sinh
khi quan hệ hôn nhân được xác lập và chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Quyền và nghĩa
vụ tài sản này sẽ chấm dứt khi vợ chồng ly hôn hoặc do vợ, chồng chết hoặc bị Tịa án
tun bố là đã chết. Như vậy có thể thấy sự kiện phát sinh và chấm dứt quan hệ hôn nhân
là căn cứ phát sinh cũng như chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng.

- Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình. Bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn
nhân, tài sản chung của vợ chồng được sử dụng nhằm bảo đảm cho các nhu cầu của gia
đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng. Nếu tài sản chung của vợ chồng khơng
đủ chi dùng thì vợ chồng nếu có tài sản riêng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng để
đảm bảo cho các nhu cầ thiết yếu của gia đình. Đối với các giao dịch do một bên vợ hoặc
chồng thực hiện với người khác nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình thì phát sinh trách nhiệm liên đới của cả vợ và chồng đối với giao dịch đó. Đặc
điểm này xuất phát từ mục đích đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình, gia đình
phát triển bền vững, hạnh phúc là cơ sở để đảm bảo an sinh xã hội.
- Về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng là do pháp luật quy định do
vậy vợ chồng không thể thỏa thuận thay đổi được trừ trường hợp được pháp luật quy
định. Khác với quan hệ tài sản trong dân sự, các bên có thể tự do thỏa thuận các quyền và
nghĩa vụ của mình một cách linh hoạt miễn sao nó khơng trái với quy định của pháp luật,
cịn trong quan hệ hơn nhân và gia đình quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng ln bị
chi phối trước tiên bởi lợi ích chung của gia đình, của các con. Do vậy, các quyền và
nghĩa vụ tài sản của vợ chồng không chỉ liên quan đến bản thân vợ, chồng mà còn liên
quan đến gia đình, đến các con nên vợ chồng khơng thể tự thỏa thuận thay đổi nếu pháp
luật khơng có quy định.
Nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì tài sản chung của vợ chồng theo quy định
của pháp luật về hơn nhân và gia đình hiện nay bao gồm tài sản phát sinh trong thời kì
hơn nhân, tài sản được tặng cho, thừa kế chung và tài sản khác được vợ chồng thỏa thuận
là tài sản chung. Để đảm bảo quyền lợi của bên yếu thế nói chung hay bảo đảm quyền lợi
cho người vợ trong gia đình thì pháp luật quy định về nguyên tắc sử dụng tài sản chung
của vợ chồng tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao
động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình.

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

17


Theo quy định này thì pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc
sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng, kể cả nếu như vợ làm nội trợ khơng tạo
thu nhập cịn chồng là người tạo ra thu nhập chính trong gia đình. Theo đó, pháp luật quy
định chế tài được áp dụng nếu như một trong hai bên vợ chồng khi thực hiện quyền sử
dụng, định đoạt tài sản mà xâm phạm đến phía cịn lại thì phải bồi thường. Vì vậy, với
quy định này thì khi một trong 2 bên có nhu câu sử dụng, định đoạt tài sản để phục vụ
nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như bản thân trong đời sống hằng ngày thì khơng cần
sự cho phép của phía bên kia cũng như phía bên kia khơng có quyền kiểm sốt, cấm đốn
phía cịn lại sử dụng tài sản chung của vợ chồng. Trừ một số trường hợp liên quan đến tài
sản có giá trị lớn thì pháp luật quy định phải có sự thỏa thuận của 2 bên bao gồm:
Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng
trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Quy định này là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho phe yếu trong quan hệ
vợ chồng cũng như đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình.
2.1.3. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Về nguyên tắc, khi hơn nhân cịn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài
sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều
cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có thể
có những mâu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc nhiều lý do khác. Do đó, trong thời kỳ
hơn nhân, vợ, chồng có nhu cầu thì có quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng.
Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

- Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc tồn bộ tài sản chung;
- Vợ, chồng u cầu Tịa án giải quyết.
Căn cứ vào Điều 38 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về “chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân” như sau:
1. Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn
bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận
được thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được
công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tịa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Hình thức của thỏa thuận: Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời
kỳ hôn nhân bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc
theo quy định của pháp luật.
Thời điêm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

18


Theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp như sau:
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do
vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản khơng xác định thời
điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch
liên quan đến tài sản đó phải tn theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của
vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy
định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản
chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời
điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.
Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào Điều 40
của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân như sau:
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản
riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản cịn lại
khơng chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi
quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào
quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định chấm dứt hiệu lực
của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận
chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực
thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định
tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc
sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc
chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân được thực hiện
theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc
chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

19



×