Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện ngọc hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.29 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

XIÊNG THANH SANG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
NGỌC HỒI

Kon Tum, tháng 8 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
NGỌC HỒI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: XIÊNG THANH SANG
LỚP
: K915 LHV


Kon Tum, tháng 8 năm 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………………iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1
2. mục đích nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vinghiên cứu .................................................................................2
4. Kết cấu của đề tài ...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI
VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 .................................................5
1.1. Một số khái quát chung về người chưa thành niên .................................................5
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên .........................................................................5
1.1.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội ..........................................................6
1.1.3. Khái niệm quyết định hình phạt ............................................................................7
1.2. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VỀ VẤN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THANH NIÊN PHẠM TỘI ..................................................................8
1.2.1. Nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên .........................9
1.2.2. Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội......................................................................................................................10
1.2.3. Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ...........................17
1.2.4.Những nét đổi mới của Bộ Luật Hình sự năm 2015 so với Bộ Luật Hình sự năm
1999....................................................................................................................................21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGỌC HỒI .......................................................................................................23
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội huyện Ngọc Hồi ............................23

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Ngọc Hồi 23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân huyện Ngọc Hồi .........................................24
2.2. TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGỌC HỒI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NGỌC HỒI .......................................................................................................................24
2.2.1. Tình hình phạm tội của người chưa thành niên trên địa bàn huyện Ngọc Hồi ...25
2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Ngọc Hồi ...................................................28
2.2.3. Một số bất cập của việc áp dụng pháp luật về quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội trên thực tế. ...............................................................................30
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI .........42
i


3.1. Đối với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đồn thể và nhà trường .................42
3.2. Đối với gia đình( bậc phụ huynh) ............................................................................42
3.3. Đối với cơ quan chức năng và tòa án nhân dân .....................................................43
3.4. Đối với cơ quan lập pháp .........................................................................................43
KẾT LUẬN .......................................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG BIỂU

STT


Bảng 2.1.

Bảng tổng hợp bị cáo chưa thành niên trong giai đoạn 5

TRANG

25

năm (2015-2019)
Bảng 2.2.

Loại tội mà người chưa thành niên hay phạm và bị xét xử
trên địa bàn huyện Ngọc Hồi trong 5 năm giai đoạn (20152019)

iii

26


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi các tội phạm xẩy ra
ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi người chưa thành niên. Nhiều loại tội
trạm mà trước đây người chưa thành niên khơng thực hiện, thì nay có xu hướng
tăng nhanh như: Nhóm tội phạm về ma túy, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, cướp
tài sản…làm nhức nhối, hoang mang, lo lắng trong nhân dân với đặc điểm là tính
chất băng, nhóm và có sử dụng bạo lực.
Như chúng ta đều biết, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ
về thể chất, tâm sinh lí, chưa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội

của hành vi mà mình thực hiện. Nhận thức của họ thường non nớt, thiếu chính
chắn và đặc biệt họ dễ bị kích động, lơi kéo bởi những người xung quanh, nếu ở
môi trường xấu và khơng được chăm sóc giáo dục chu đáo, người chưa thành niên
dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu dẫn đến phạm pháp. Bên cạnh đó, so với người đã
thành niên thì ý thức phạm tội của người chưa thành niên nói chungcịn thụ động
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, họ dễ từ bỏ sự giáo dục của xã hội, nhà trường cũng
như gia đình để tham gia vào việc vi phạm pháp luật. Do vậy, không thể coi người
chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm Hình sự giống như người đã thành
niên. Chính vì thế, hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội phải nhẹ
hơn so với người đã thành niên.
Vấn đề ở đây không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm
nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt những hành vi vi
phạm pháp luật mà tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các hành vi đó xảy ra. Vì vậy mà
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự ngày 2015 của Quốc hội đã bổ sung theo hướng nhấn mạnh nội dung “Khi
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng
hình phạt tù”. Rõ ràng, việc bổ sung này mở ra khả năng để cho người chưa thành
niên phạm tội có thể sớm tự cải tạo, giáo dục tại xã hội để trở thành người có ích
cho gia đình và cộng đồng. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để áp dụng khi xử
lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều vướng
mắc và bất cập. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự trong việc quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội, tôi thấy, những người tiến hành tố tụng không những phải
nắm vững các quy định của pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc xử lý đối
với người chưa thành niên phạm tội mà cịn phải có kiến thức hiểu biết nhất định
về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để phục vụ cho việc xử lý
1



đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hơn nữa, xã hội đang trong quá trình quá độ,
nền kinh tế thay đổi nhanh chóng, hiện nay, tình hình người chưa thành niên phạm
tội diễn biến ngày càng phức tạp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày
càng gia tăng. Điều 54 BLHS 2015 Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định
tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt
hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tịa án có thể quyết định
chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải
được ghi rõ trong bản án. Chính vì vậy, trước những địi hỏi của cuộc đấu tranh
phịng ngừa,chống tội phạm và chống vi phạm pháp luật, việc nghiên cứu sâu về
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt
Nam là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng
pháp luật. Vì vậy tôi đi đến quyết định chọn đề tài “quyết định hình phạt đối với n
2. mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và áp dụng thực tiễn của việc quyết định hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong các cơ quan tiến hành tố tụng,
bài này góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự về việc quyết
định hình phạtđối với các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên để áp
dụng vào thực tiễn công tác nghề nghiệp nhằm đạt chất lượngvà hiệu quả cao nhất,
đồng thời đưa ra một số thực trạng đối với việc áp dụng các quy định này và đề
xuất hướng giải quyết.
3. Đối tượng và phạm vinghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu: Trước hết, tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị
quyết số 49/NQ-TW), trong đó Đảng ta đã chỉ rõ, cần phải “Coi trọng việc hồn
thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phịng ngừa
và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng
áp dụng hình phạt tiền, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình…”. BLHS số
100/2015/QH13 (gọi là BLHS năm 2015) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10
thơng qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực toàn phần kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2018 đã kịp thời thể chế hoá chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, bảo

đảm phù hợp với Hiến pháp, trong đó nhấn mạnh phải“tạo ra cơ chế hữu hiệu để
bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước và tổ chức, góp phần bảo vệ trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm và tăng cường
hội nhập quốc tế”1. Đây là những định hướng quan trọng, là cơ sở nền tảng cho
việc xây dựng các chế định khác nhau của BLHS.Tội phạm và hình phạt được quy
2


định phải xuất phát từ tính đặc thù của từng loại tội phạm cũng như các điều kiện
kinh tế - chính trị - xã hội chi phối.Có như vậy, tính chất giáo dục cũng như phịng
ngừa của hình phạt mới đạt được hiệu quả và đảm bảo được sự đồng thuận trong
dự luận trong xã hội. Có thể nhận thấy, tinh thần đổi mới trong nhận thức về chính
sách hình sự mang đầy tính nhân văn mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về tội
phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, về chính sách xử lý đối với
một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội, đảm bảo các quy định của BLHS
không chỉ là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, trấn áp tội phạm
mà còn là cơ sở pháp lý để mọi người dân tự bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, của xã hội; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức chủ động tích cực tham gia
đấu tranh phịng, chống tội phạm. Trong đó, chính sách hình sự tập trung vào việc
phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện khá rõ nét như phân hóa độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, phân hóa loại tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, mức độ
trách nhiệm hình sự cũng như phân hóa đối tượng áp dụng của chính sách hình sự.
Được quy định pháp luật về quyết định hình phạt trong Bộ Luật hình sự 2015
và thực tiễn áp dụng tại địa bàn huyện về mở rộng áp dụng hình phạt tiền là hình
phạt chínhBộ Luật Hình sự 2015 mở rộng áp dụng hình phạt theo hướng phạt tiền
là hình phạt chính. Theo quy định tại Điều 34, ngoài đối tượng áp dụng đối với
người phạm tội ít nghiêm trọng như quy định tại BLHS 1999, Luật mới bổ sung
thêm đối tượng áp dụng đối với cả trường hợp phạm các tội nghiêm trọng.

Riêng đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật
tự công cộng, an tồn cơng cộng thì phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng đối
với cả tội rất nghiêm trọng.Mức phạt tiền đối với cá nhân phạm tội căn cứ vào tính
chất, mức độ phạm tội có xét đến tình hình tài sản nhưng khơng thấp hơn 1 triệu
đồng, với pháp nhân không thấp hơn 50 triệu đồng; cao nhất đối với cá nhân là 5 tỷ
đồng…
* Phạm vi nghiên cứu:Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc
gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục
mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1:Những vấn đề chung về quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam năm 2015
3


Chương 2:Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện
Ngọc Hồivà thực tiễn áp dụng quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội trên địa bàn huyện Ngọc Hồi
Chương 3:Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên trên địa bàn Huyện Ngọc hồi.

4


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
1.1. Một số khái quát chung về người chưa thành niên
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về
nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở
mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thơng qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Cơng ước này, trẻ em có nghĩa
là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định
tuổi thành niên sớm hơn”.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng
về người chưa thành niên, nhưng có thể định nghĩa người chưa thành niên là những
người chưa đủ 18 tuổi. Vì người chưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này
chưa phát triển hồn tồn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định.Theo quy định của Bộ luật dân
sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là
người chưa thành niên. Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên
là những người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do
người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Đối với các giao
dịch dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của
người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo
pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…của người chưa thành
niên.từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự. Còn đối các
giao dịch mà cho người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì hải được những
người chưa thành niên có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự. Trừ các giao
dịch có liên quan đến tài sản mà nhà nước có yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu
thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Đối với người
dưới 18 tuổi nói chung, trẻ em nói riêng, quan điểm của Nhà nước ta là bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục nhằm giúp họ phát triển về thể chất lẫn tinh thần một cách
tốt nhất. Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
xác định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”. Điều 5 Luật trẻ em năm 2016 quy
5


định: “...Không phân biệt đối xử với trẻ em. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em
trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi
ý kiến, nguyện vọng của trẻ em..
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát
triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn
độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định
những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên.
Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi,
chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niên
được Nhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển tốt
nhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có ích cho xã hội.
1.1.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Theo nguyên tắc chung, tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự và
trách nhiệm hình sự chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước. Với ý nghĩa đó, trách
nhiệm hình sự được đặt ra nhằm bảo đảm cho hoạt động xử lý người phạm tội hoặc

pháp nhân thương mại phạm tội một cách kịp thời, nhanh chóng và cơng minh.
Trong phạm vi bài viết này chúng tơi tập trung phân tích, luận giải, đánh giá những
điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách
nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Như vậy, người chưa thành niên phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự có
thể là:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Từ những phân tích trên có thể khái niệm:người chưa thành niên phạm tội là
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ
do sự hạn chế bởi các đặc điểm tâm, sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.
Từ định nghĩa khoa học của khái niệm này cho thấy, người chưa thành niên
phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành mang những dấu hiệu cơ bản
sau:
- Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
6


- Có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do sự hạn chế bởi các đặc
điểm về tâm, sinh lý
- Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi mà người đó thực hiện là hành vi bị luật hình sự cấm
- Có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi đó
1.1.3. Khái niệm quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng trong giai
đoạn xét xử vụ án hình sự. Quyết định hình phạt chính xác, khách quan là cơ sở để
đạt được các mục đích của hình phạt: trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội;
ngăn ngừa họ phạm tội mới; răn đe, ngăn ngừa những người khác trong xã hội. Chỉ
khi hình phạt được quyết định một cách chính xác thì mục đích của hình phạt mới

đạt được, giúp cho người bị kết án tự mình ý thức được sự công bằng của pháp luật
và bản thân họ cũng thấy rõ lỗi lầm, sai phạm mà quyết tâm cải tạo trở thành người
cơng dân có ích cho xã hội. Hình phạt được quyết định q nhẹ so với tính chất và
mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thực hiện sẽ sinh ra ở người phạm tội và
ở những người khác thái độ xem thường pháp luật, còn hình phạt được quyết định
quá nặng sẽ gây ra ở người bị kết án, cũng như những người khác tâm lý oán hận,
mất niềm tin, chống đối Nhà nước và xãhội.
- Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một trường
hợp đặc biệt của quyết định hình phạt, khác với các trường hợp quyết định hình
phạt thơng thường ở chỗ đối tượng áp dụng là người chưa thành niên – những
người chưa phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, luôn được pháp luật bảo
hộ và cho phép hưởng chế độ trách nhiệm pháp lý giảm nhẹ hơn người đã trưởng
thành.
- Do đó, với các khái niệm người chưa thành niên phạm tội và quyết địnhhình
phạt đã thống nhất ở trên, có thể xác định một khái niệm “ Quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên” như sau: “ Quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội là việc tịa án đưa ra biện pháp xử lý thích đáng đối với
người thực hiện phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi trên cơ sở quy định pháp luật hình
sự, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các đặc điểm của
người chưa thành niên và những ưu tiên đặc biệt của pháp luật đối với họ.
Như vậy, quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội có
những đặc điểm của quyết định hình phạt nói chung như: được tiến hành trong hoạt
động xét xử bởi chủ thể là Tòa án; được tiến hành sau khi đã xác định được tội
phạm và định tội danh; phải tuân thủ những nguyên tắc, căn cứ luật định; cho ra
kết quả áp dụng pháp luật đối với người phạm tội cụ thể trong vụ án cụ thể... Bên
cạnh những đặc điểm đó, do đối tượng bị áp dụng đặc biệt nên quyết định hình
7


phạt có các đặc điểm khác so với quyết định hình phạt nói chung như sau:

* Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ được
đặt ra trong xét xử vụ án có người chưa thành niên phạmtội
Theo Bộ luật hình sự Việt Nam phân hóa trách nhiệm hình sự theo lứa tuổi,
quy định người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên vấn đề quyết định
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ đặt ra trong ba trường hợp:
1) Người phạm tội đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện tội phạm; 2)
Người phạm tội đủ14tuổinhưngchưađủ16tuổikhithựchiệntộiphạmđặcbiệtnghiêm
trọng; 3) Người phạm tội đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi khi thực hiện tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý.
* Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được tiến
hành theo hướng giảm nhẹ so với người thành niên phạmtội
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh
thần, dễ bị tác động bởi ngoại cảnh. Do vậy, việc nhận thức và hành vi của họ có
sự lệch chuẩn khơng hẳn đã phản ánh nhân cách nguy hiểm cho xã hội. Vì lẽ đó,
pháp luật hình sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới không chỉ coi người chưa
thành niên phạm tội là đối tượng cần phải trừng trị mà còn là nạn nhân của các yếu
tố xã hội khơng lành mạnh.Việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên luôn được pháp luật đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục họ.Chế độ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên luôn thể hiện yếu tố khoan hồng so với người thành niên. Việc quyết định
hình phạt đối với họ vì vậy cũng được xác định theo hướng giảmnhẹ
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân
thủ đồng thời những căn cứ, nguyên tắc quyết định hình phạt chung và những
yêu cầu riêng thể hiện trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên
phạmtội
Bản thân vẫn là hoạt động quyết định hình phạt nên quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội đương nhiên phải tuân thủ những nguyên tắc,
căn cứ quyết định hình phạt chung. Bên cạnh đó, như đã nêu trên người chưa thành
niên là đối tượng bảo hộ đặc biệt của pháp luật nên trong chính sách hình sự đối

với đối tượng này ln có những ưu tiên riêng.Khi tiến hành quyết định hình phạt
trên cơ sở những nguyên tắc, căn cứ chung không được mâu thuẫn, làm vơ hiệu
hóa chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạmtội.
1.2. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VỀ VẤN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI
VỚI NGƯỜI CHƯA THANH NIÊN PHẠM TỘI
Theo Điều 98 đến Điều 101 BLHS 2015 Quyết định hình phạt với người
8


chưa thành niên phạm tội là trường hợp đặc biệt.Ở đây tính đặc biệt của trường
hợp này là hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định nhẹ
hơn so với người đã thành niên phạm tội có các tình tiết khác tương đương và mức
giảm nhẹ phụ thuộc vào mức tuổi của người phạm tội. Sở dĩ như vậy là do người
chưa thành niên được hưởng những chính sách giảm trách nhiệm Hình sự của Nhà
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi có hành vi phạm tội vì họ có những
đặc điểm đặc biệt về nhân thân, chưa hoàn chỉnh về tâm, sinh lý.
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm tội phải
xác định rõ các yếu tố về tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ
nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và
giáo dục; có hay khơng có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện
phạm tội. Quy định này không những phù hợp với đặc điểm của người chưa thành
niên mà còn phù hợp với thực tế về những nguyên nhân khách quan tác động đến
hành vi phạm tội của các em.
Xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bị can là vấn đề đầu tiên cần xem
xét đến. Theo Điều 60 BLHS 2015 ó quy định tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm
hình sự là đủ 14 tuổi trở lên. Theo Cơng văn số 81/2002/TANDTC của Tịa án
nhân dân tối cao có hướng dẫn cách xác định tuổi của bị can, bị cáo để xem xét
trách nhiệm hình sự đối với họ như sau: nếu xác định được tháng cụ thể nhưng
không xác định được ngày nào trong tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó;
nếu xác định được quý cụ thể của năm nhưng không xác định được ngày, tháng

nào trong quý thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó; nếu xác định
được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm nhưng không xác định được ngày,
tháng nào trong nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày
31 tháng 12 tương ứng của năm đó; nếu khơng xác định được nửa năm nào, q
nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của
bị can, bị cáo để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo.
1.2.1. Nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
Theo Điều 69 của bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 được sửa đổi bổ sung
năm 2009 quy định về nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người chưa thành
niên như sau:
- Việc xử lí hành vi phạm tội của người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo
dục, giúp đỡ họ sữa sai, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã
hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người
chưa thành niên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận

9


thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân
và điều kiện gây ra tội phạm.
- Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn truy cứu trách nhiệm
Hình sự, nếu người đóphạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây thiệt
hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình cơ quan tổ chức nhận
giám sát giáo dục.
- Việc truy cứu trách nhiệm Hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp
dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải
căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và
yêu cầu của việc phịng ngừa tội phạm. Nếu thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì tịa án áp dụng một trong các biện

pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của bộ luật này(là giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng…).
- Đối với người chưa thành niên phạm tội thì khơng xử phạt tù chung thân
hoặc tử hình, khơng áp dụng các hình phạt bổ sung, khơng áp dụng hình phạt tiền
đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Khi xử
phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức
án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên đã phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi
khơng được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Sỏ dĩ nhà nước đưa ra các nguyên tắc như vậy là vì căn cứ vào sự hồn thiện
về thể chất của người chưa thành niên.
1.2.2. Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội
a. Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015 cho phép và chỉ cho phép áp dụng bốn loại
hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội là: Cảnh cáo, phạt tiền, cải
tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Quy định này đã loại bỏ việc áp dụng hình
phạt bổ sung và những hình phạt hà khắc nhất như tù chung thân, tử hình - là
những hình phạt khơng có tác dụng, giáo dục, giúp đỡ, phục hồi đối với người
chưa thành niên phạm tội. Quy định như vậy nhằm đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc
xử lý người chưa thành niên phạm tội, tuy nhiên áp dụng trong thực tiễn lại vẫn
còn điểm bất cập. Vấn đề bất cập ở chỗ Bộ luật khơng cho áp dụng hình phạt trục
xuất đối với người chưa thành niên phạm tội nên thực tế là nếu người chưa thành
niên phạm tội là người nước ngồi thì Tịa án cũng khơng thể trục xuất được họ.
Điểm bất cập này sẽ đặc biệt trở nên lớn lao trong xu hướng tồn cầu hóa và hội
10


nhập khu vực hiệnnay.

Hình phạt cảnh cáo được xem là hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạtchính
vì hình phạt này không gây thiệt hại về tài sản hoặc hạn chế về tự do thân thể của
người phạm tội. Tác dụng cải tạo, giáo dục, phịng ngừa nó thể hiện ở việc gây ra
sự tổn hại nhất định về mặt tinh thần đối với người bị áp dụng thông qua sự khiển
trách công khai của Nhà nước đối với họ.
Chương X Bộ luật hình sự khơng có quy định riêng về hình phạt cảnh cáo
nên việc phạt cảnh cáo người chưa thành niên phạm tội áp dụng theo quy định
chung ở Điều 29: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Theo đó, sẽ
có bốn điều kiện phải thỏa mãn khi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa
thành niên phạm tội: 1) Điều luật quy định về tội mà người đó phạm phải có hình
phạt cảnh cáo; 2) Người đó phạm tội ít nghiêm trọng (đồng thời có nghĩa là người
đó phạm tội khi đủ 16 tuổi trở lên vì người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi
khơng phải chịu trách nhiệm về tội ít nghiêm trọng); 3) Người đó có từ hai tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định ở Điều 46 trở lên; 4) Người đó chưa đến
mức được miễn hình phạt, tức là có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
nhưng chưa đáng được khoan hồng đặc biệt (Điều54).
Hình phạt tiền, như đã nêu trên, được bộ luật hình sự năm 1999 loại trừ áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chưa đủ 16 tuổi. Về điều kiện áp
dụng điều 72 quy định như sau: “ Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với
người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có
thu nhập hoặc có tài sản riêng”, và mức phạt tiền không quá một phần hai mức tiền
phạt mà điều luật quy định
Theo đó, việc áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội
phải thỏa mãn ba điều kiện 1, Điều luật quy định về tội mà người đó phạm phải có
hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính; 2, Người đó phạm tội khi đã đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi; 3, Người đó phải có thu nhập hoặc tài sản riêng như đã phân
tích ở trên. Bộ luật hình sự chỉ cho phép áp dụng hình phạt tiền với người đủ 16
tuổi trở lênvì tương thích với quy định của luật lao động về tuổi tham gia hợp đồng
lao động là đủ 15 tuổi. Tuy nhiên, không phải mọi người đến tuổi này đều thực tế

có lao động, có thu nhập hay tài sản nên bên cạnh điều kiện về độ tuổi, luật cịn
quy định điều kiện “có tài sản, thu nhập riêng”. Chỉ có như vậy thì người chưa
thành niên phạm tội bị tuyên phạt tiền mới có khả năng thi hành hình phạt.
Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt khơng buộc người bị kết án phải cách ly
khỏi xã hội, họ vẫn được chung sống trong gia đình, xã hội nhưng phải chịu sự
quản lý, giám sát rất chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương
11


nơi người đó đang cư trú, học tập và làm việc. Được áp dụng hình phạt này là điều
kiện thuận lợi giúp người phạm tội tự tái hòa nhập cộng đồng. Áp dụng hình phạt
cải tạo khơng giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội còn bảo đảm mục
đích chủ yếu trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sữa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có
ích cho gia đình, xãhội.
Chương X Bộ luật hình sự năm 1999 khơng quy định riêng điều kiện áp dụng
hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, mà Điều
73 chỉ quy định giảm nhẹ thời hạn áp dụng, giới hạn trong mức không quá một
phần hai so với thời hạn luật định. Do đó, điều kiện áp dụng hình phạt này đối với
người chưa thành niên phạm tội cũng tuân thủ quy định chung ở Điều 31 về cải tạo
không giam giữ. Theo đó, việc áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành
niên phạm tội cần đáp ứng ba điều kiện: Thứ nhất,tội mà người chưa thành niên đã
phạm làtội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Vì vậy, nên hình phạt này chỉ áp
dụng đối với người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi (người từ đủ 14
tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít
nghiêm trọng cũng như tội nghiêm trọng).Thứ hai, người chưa thành niên phạm tội
đó có nơi cư trú, học tập và làm việc rõ ràng. Thứ ba, đối với người chưa thành
niên phạm tội này không nhất thiết phải cách ly khỏi xã hội mà vẫn đạt được mục
đích giáo dục và phòng ngừa.
Bên cạnh quy định giảm nhẹ thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người

chưa thành niên phạm tội, Điều 73 cịn quy định khơng khấu trừ thu nhập của người
chưa thành niên như trường hợp người đã thành niên bị ápdụng hình phạt này. Điều
31 quy định người bị cải tạo không giam giữ sẽ bị khấu trừ thunhập từ 5% đến 20%
để sung công quỹ Nhà nước nhưng Điều 73 đã loại trừ việc áp dụng biện pháp này
đối với người chưa thành niên phạm tội. Quy định như vậy là hợp lý vì họ là những
người trong độ tuổi cịn được cấp dưỡng, kinh tế phụ thuộc vào gia đình là chủ yếu,
nếu có tham gia lao động, sản xuất thì chủ yếu do gia cảnh bắt buộc và thu nhập của
họ cũng khơng đáng kể. Do đó, việc khấu trừ thunhập đối với người chưa thành niên
phần lớn là khơngcótínhkhảthihoặctướcđoạtđiềukiệnsốngtốithiểucủahọ.Đây chính là
điểm bất hợp lý trong quy định về cải tạo khơng giam giữ đối với người chưa thành
niên phạm tội.
Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành
hình phạt tại trại giam trong một khoản thời gian nhất định, cách ly người phạm tội
ra khỏi xã hội để trừng phạt, giáo dục họ và ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đây là
hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội. Hình phạt này tước đoạt tự do của người phạm tội, tách họ ra
12


khỏi mơi trường gia đình, xã hội nên có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển, hoàn
thiện nhân cách của người chưa thành niên. Chính vì vậy, theo ngun tắc quy định
ở Điều 69 thì hình phạt tù bị hạn chế áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội. Điều 74 quy định chỉ áp dụng tù có thời hạn trong trường hợp tội mà người
chưa thành niên phạm tội phải bị áp dụng hình phạt này hoặc áp dụng để thay thế
hình phạt tù chung thân, tửhình.
Mức áp dụng hình phạt tù có thời hạn được Điều 74 quy định với chính sách
phân hóa hai nhóm người chưa thành niên phạm tội theo lứa tuổi:
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được
áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt

cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quyđịnh;
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được
áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quyđịnh.
Việc phân hóa mức hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
ở hai lứa tuổi khác nhau như vậy nhất quán với với chính sách hình sự đã thể hiện
ở quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Bộ luật.
Ngườichưa đủ 16 tuổi được coi là trẻ em, có trình độ nhận thức non kém hơn
so với người đủ 16 tuổi trở lên nên cần được áp dụng hình phạt ở mức giảm nhẹ
hơn. Lứa tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên được Bộ luật hình sự xác định phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm nghĩa là luật hình sự coi họ có năng lực Trách
nhiệm hình sự đầy đủ, buộc phải nhận thức được và chịu trách nhiệm hồn tồn về
hành vi của mình. Do họ vẫn là người chưa thành niên nên luật cũng cho họ hưởng
mức hình phạt giảm nhẹ nhưng khơng nhẹ bằng mức đối với người chưa đủ 16
tuổi.
Như vậy, mặc dù chính sách phân hóa hợp lý nhưng cách quy định của Điều 74
Bộ luật hình sự lại chưa thật hợp lý.
Ví dụ: Một bị cáo tròn 15 tuổi khi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều
133 Bộ luật hình sự năm 2015. Tội cướp tài sản có quy định hình phạt tù chung
thân, tử hình. Nếu vận dụng đúng theo cách diễn đạt của đoạn 1 khoản 2 Điều 74
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng cho bị cáo khơng q 12 năm tù trong khi
đó mức cao nhất của khoản 1 Điều 133 chỉ là 10 năm tù. Như vậy, áp dụng quy
định giảm nhẹ lại làm cho mức hình phạt đối với bịcáo cao hơn cả khi không cần
giảm nhẹ. Thực chất các vận dụng đúng ở đây phải là vận dụng đoạn 2 khoản 2
Điều 74 vì bị cáo phạm tội theo Điều 133 khoản 1 và điều 133 khoản 1 quy định
13


hình phạt áp dụng cho bị cáo là tù có thời hạn. Theo đó, mức hình phạt cao nhất

mà Tịa án tuyên cho bị cáo không được quá 5 năm tù - tức là không quá một phần
hai mức cao nhất của khoản 1 Điều 133. Có như vậy thì hình phạt áp dụng cho bị
cáo mới được giảm nhẹ hơn hẳn so với người đã thành niên phạm tội.
Tương tự như vậy, đối với trường hợp điều luật được áp dụng có quy định
hình phạt tù nhưng nhưng nhiều khung khác nhau mà theo quy định của Điều 74
Bộ luật hình sự thì cứ xác định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
không quá ba phần tư hoặc khơng q một phần hai mức hình phạt tù cao nhất mà
điều luật quy định.
Ví dụ: Bị cáo 17 tuổi phạm tội bắt, giữ người trái quy định ở khoản 2 của
Điều 123 Bộ luật hình sự. Hành vi phạm tội ở khoản 2 này phải chỉ phải chịu hình
phạt tù từ 01 đến 5 năm nhưng Điều 123 có quy định hình phạt tù đến 10 năm ở
khoản 3. Nếu áp dụng khoản 1 Điều 74 tuyên người đó “khơng q ba phần tư
mức phạt tù mà điều luật quy định” thì nghĩa là tun phạt khơng quá 7 năm 6
tháng tù - ba phần tư của 10 năm tù. Trong khi không áp dụng quy định giảm nhẹ,
cứ áp dụng đúng khoản 2 Điều 123 thì người đó cũng chỉ chịu tối đa mức phạt 5
năm tù. Trong thực tế, các Tịa án đã khơng áp dụng nội dung quy định đúng như
cách diễn đạt của Điều 74 hiện nay thể hiện mà vẫn vận dụng để quyết định hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng giảm nhẹ so với khung
hình phạt tương ứng được áp dụng. Do vậy, xét về mặt nguyên tắc, Điều 74 có hiệu
lực bắt buộc phải tuân thủ mà nếu tn thủ đúng những gì nó quy định lại khơng
nhất qn với chính sách hình sự riêng dành cho người chưa thành niên phạm tội
và gây thiệt thòi cho họ, mất đi tác dụng giáo dục, cải tạo.
Ngồi ra, về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội,
trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, Bộ luật hình sự năm 2015
có quy định khơng thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1985 về việc tổng hợp hình
phạt. Điều 75 quy định trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, có tội
phạm trước khi đủ 18 tuổi, có tội phạm sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình
phạt áp dụng nhưsau:
1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình
phạt chung khơng được vượt mức hình phạt cao nhất quy định tai điều 74 của bộ

luật này;
2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt
chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.
Theo quy định này kết quả tổng hợp hình phạt phụ thuộc vào thời điểm thực
hiện tội nặng nhất là trước hay sau khi đủ 18 tuổi. Nếu thời điểm đó là trước khi đủ
18 tuổi thì hình phạt chung khơng được vượt q mức hình phạt cao nhất quy định
14


đối với người chưa thành niên phạm tội tại Điều 74. Còn thời điểm thực hiện tội
nặng nhất là khi đã đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như đối với
người đã thành niên phạm tội. Điều này có nghĩa là tổng hợp theo Điều 41: hình
phạt chung khơng được q mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt quy định
đối với tội nặng nhất.
Do đó, về trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội mà tội nặng nhất
thực hiện trước khi đủ 18 tuổi thì hình phạt chung khơng được vượt q mức hình
phạt cao nhất quy định tại Điều74.
Ví dụ: A phạm hai tội, tội giết người với khung hình phạt đến tử hình thực
hiện trước khi đủ 17 tuổi và tội trộm cắp tài sản có mức khung hình phạt đến 7
năm tù thực hiện lúc đã đủ 18 tuổi. Hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt đối
với người này sẽ không được quá 18 năm tù. Giả sử người Bkhác 17 tuổi, cũng
phạm tội giết người với khung hình phạt đến tử hình thì hình phạt tối đa đối với
người này cũng là 18 năm tù. Như vậy, rõ ràng khơng cơng bằng vì lúc chưa thành
niên, A phạm tội giết người với tình tiết tương tự như B, sau đó A phạm thêm một
tội mới (khi đã là người thành niên) vậy mà hai người lại chịu mức hình phạt như
nhau.
Tương tự, việc tổng hợp hình phạt của người chưa thành niên có nhiều bản án
cũng xảy ra hiện tượng không công bằng như vậy. Trường hợp tổng hợp hình phạt
của nhiều bản án đối với người chưa thành niên không được Chương X quy định
riêng nên sẽ tổng hợp theo quy định tại Điều 51 để ra một hình phạt chung. Hình

phạt chung này sau đó được xem xét lại để không quá mức cao nhất được quy định
ở Điều 74. Vì vậy, lại có thể dẫn đến khả năng phạm nhiều tội mà chịu hình phạt
bằng người chỉ phạm một trong các tội đó như ởtrên.
Về trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội nhưng các tội đều thực
hiện trước khi đủ 18 tuổi, Chương X Bộ luật hình sự hiện nay cũng khơng có quy
định riêng nên trường hợp này sẽ áp dụng theo quy định chung của Bộ luật hình
sự. Khi đó, hình phạt sau khi tổng hợp sẽ khơng được vượt quá mức hình phạt cao
nhất dành cho tội nặng nhất mà người chưa thành niên phạm phải. Tương tự, quyết
định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội hoặc
phạm tội chưa đạt cũng được áp dụng theo quy định chung về quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt ở Điều 52, sau đó mức
hình phạt được cân nhắc lại để phù hợp với giới hạn áp dụng quy định cho người
chưa thành niên ở các Điều 72, 73, 74 Bộ luậtnày.
Bộ luật hình sự quy định: Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với
người chưa thành niên phạm tội; Khơng áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa
thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
15


b. các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội
Về các biện pháp tư pháp, quy định hai loại: các biện pháp tư pháp chung và
các biện pháp tư pháp riêng. Các biện pháp tư pháp chung được quy định ở
Chương VI Bộ luật hình sự bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; Buộc công khai xin lỗi;
bắt buộc chữa bệnh. Các biện pháp này được quy định chung nên vẫn có thể được
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nếu có căn cứ áp dụng tại các
Điều 41, 42 và 43 Bộ luật hình sự. Riêng biện pháp sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại khi áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải theo bộ luật Dân sự
năm 2015 quy định tạiĐiều 599 như sau:

Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà
gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xẩy ra.
-Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời
gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác
phải bồi thường thiệt hại xẩy ra.
-Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác qu định tại khoản 1, khoản 2 Điều
này khơng phải bồi thường nếu chứng minh được mình khơng có lỗi trong quản lý;
trong trong trường hợp này cha mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi,
người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường
Như vậy, nếu áp dụng biện pháp sửa chữa, bồi thường thiệt hại đối với người
chưa thành niên phạm tội chưa đủ 15 tuổi hoặc người đủ 15 tuổi chưa đủ 18 tuổi mà
khơng có tài sản riêng thì thực chất người chịu phạt lại là cha mẹ hoặc người giám hộ
của họ. Người gánh chịu hậu quả không phải là người phạm tội, do đó sẽ khơng đạt
được hiệu quả giáo dục thực sự và trái với tinh thần thể hiện trong quy định về khơng
áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội chưa đủ 16 tuổi và
người chưa thành niên phạm tội đủ 16 nhưng khơng có tài sản riêng thể hiện ở các
Điều 69 và72 Bộ luật hình sự.
Các biện pháp tư pháp riêng có mục đích thay thế cho hình phạt được Bộ luật
quy định tại Điều 70 (Chương X) chỉ áp dụng riêng cho người chưa thành niên là:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn được quy định mới thay cho biện pháp buộc phải thử
thách ở Bộ luật hình sự năm 1999. Điều kiện áp dụng chung của các biện pháp tư
pháp này là: “nếu thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt” (khoản 4 Điều 69).
Việc cần thiết hay không cần thiết áp dụng hình phạt lại được xem xét căn cứ trên
các yếu tố: tính chất của hành viphạm tội, đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của
việc phòng ngừa tội phạm (khoản 3 Điều 69).
16


Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Điều 70 Bộ luật hình sự

chỉ quy định thời hạn áp dụng là một đến hai năm với điều kiện áp dụng là người
chưa thành niên phạm vào tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Nếu chỉ dựa trên
điều kiện đó mà quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối
với người chưa thành niên phạm tội thì thực sự chưa đạt yêu cầu. Việc tiến hành
giáo dục, cải tạo người phạm tội ngay tại môi trường sống thân thuộc của họ đúng
là rất tốt cho sự phát triển bình thường của người chưa thành niên nhưng nó chỉ có
hiệu quả thực sự khi kèm theo các điều kiện như: người phạm tội có nhân thân tốt;
có thái độ ăn năn, hối cải, thành khẩn; có nơi cư trú ổn định; có mơi trường sống
thuận lợi cho việc giáo dục và cải tạo; được gia đình, nhà trường hoặc tổ chức xã
hội nhận quản lý, giáo dục. Nếu không đáp ứng những điều kiện này mà vẫn áp
dụng thì có thể khơng thực thi được, thậm chí phản tác dụng, tăng nguy cơ tái
phạm ở người chưa thành niên phạm tội. Do đó, có thể nói rằng điều kiện áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hiện nay trong Bộ luật hình sự quy định
chưa chặtchẽ.
Đối với biện pháp vào trường giáo dưỡng, ngồi điều kiện chung là “thấy
khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt”thì điều kiện áp dụng riêng mà khoản 3
Điều 70 quy định là: “ Do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân
thân và mơi trường sống của người đó mà cần người đó vào một tổ chức giáo dục
có kỷ luật chặt chẽ”.Tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội ở đây khơng
được quy định rõ, cũng khơng có địi hỏi cụ thể là phải thuộc loại tội phạm nào nên
về mặt logic có thể áp dụng tất cả các trường hợp phạm tội nghiêm trọng, ít
nghiêm trọng, hoặc rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên, xét từ
điều kiện chung là áp dụng trong trường hợp “không cần thiết phải áp dụng hình
phạt”.nên có lẽ khơng thể áp dụng người phạm tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt
nghiêm trọng được. Vậy nên, tính nghiêm trọng ở đây phải hiểu là khơng nghiêm
trọng đến mức phải áp dụng hình phạt nhưng đủ nghiêm trọng để phải đưa vào một
tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Ngồi ra, việc cân nhắc áp dụng được xem xét
đồng thời với các điều kiện khác là: nhân thân người phạm tội và mơi trường sống
của họ. Sẽ có căn cứ quyết định đưa người đó vào trường giáo dưỡng nếu những yếu
tố này phản ánh tình trạng khơng thuận lợi cho việc tự giáo dục, cải tạo người chưa

thành niên phạm tội. Tuy nhiên, cả hai biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và
đưa vào trường giáo dưỡng đều được quy định là “có thể” áp dụng chứ khơng nhất
thiết phải áp dụng khi đáp ứng điều kiện luật định.
1.2.3. Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
* Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
Theo Điều 36. Cải tạo không giam giữ Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về
17


quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung như sau:
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46, thì tịa án có
thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật
đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; Trong
trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung
hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Với quy định trên, điều kiện để tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang
một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn đã được xác định là ít nhất phải có từ hai
tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS trở lên. Bở vậy, mặc
dù khoản 2 Điều 46 BLHS có quy định khoản 1 Điều 46 BLHS “ Tịa án cịn có
thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ” song nếu khơng có từ hai tình tiết
giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS thì dù tịa án có viện dẫn nhiều
tình tiết giảm nhẹ khác, cũng khơng thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt mà điều luật quy định hoặc chuyển sang loại hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn.
Điều đáng lưu ý là, ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ là giảm đi mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong phạm vi một khung hình phạt so với
các trường hợp phạm tội tương tự nhưng khơng có tình tiết này; Bởi vậy, nếu hành

vi phạm tội thực tế mặc dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều
46 BLHS nhưng tính chất, mức độ vẫn cần thiết phải áp dụng mới phù hợp thì tịa
án cũng khơng được quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
mà điều luật quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Chỉ có thể quyết định hình phạt mà điều luật quy định hoặc chuyển sang hình
phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nếu khơng có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 46 BLHS quy định, hành vi phạm tội đã có thể xử ở mức thấp nhất
của khung hình phạt mà điều luật quy định, và do có các tình tiết giảm nhẹ nên đã
làm giảm đi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tới mức mà nếu
quyết định hình phạt trong phạm vi điều luật quy định thì vẫn nặng, khơng phù hợp
với tính chát và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, do vậy cần
phải quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật quy định hoặc chuyển
sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn mới phù hợp.
*Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội
chưa đạt:

18


Điều 14 và Điều 15 BLHS đã quy định giới hạn của hình phạt cao nhất được
áp dụng khác nhau cho các trường hợp:
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và người chưa thành niên phạm tội, khi
họ bị xét xử theo khung hình phạt có mức cao nhất là chung thân, tử hình hoặc
theo khung hình phạt tù có thời hạn.
Tuy nhiên do BLHS chưa có quy định riêng về quyết định hình phạt cho
người chưa thành niên khi họ chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Do đó khi
xét xử về hành vi của người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa
đạt, Tịa án khơng chỉ áp dụng quy định tại Điều 74 BLHS mà còn phải áp dụng cả
quy định tại Điều 52 BLHS (như trường hợp người đã thành niên chuẩn bị phạm
tội hoặc phạm tội chưa đạt). Nhưng vì Điều 52 và Điều 74 BLHS lại quy định hình

phạt cao nhất khác nhau trong khi họ chỉ bị áp dụng theo một khung hình phạt nhất
định. Vì vậy đã có những quan điểm khác nhau giải quyết việc trên thực tế phải áp
dụng điều luật nào trong hai điều luật này. Và do đó tùy từng trường hợp cụ thể xét
xử mà Tịa án chọn khung hình phạt cao nhất của điều luật nào để áp dụng theo
hướng có lợi hơn cho người phạm tội.
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội hồn thành:
Khơng phải mọi đối tượng có hành vi phạm tội cũng trở thành tội phạm. Và
điều này cũng không là ngoại lệ đối với người chưa thành niên.Một tội phạm được
cấu thành phải đảm bảo được các điều kiện nhất định của một tội danh riêng biệt.
Quy định này nhằm hạn chế tình trạng nhầm lẫn giữa tội này và tội khác trong
những tội danh cùng nhóm tội, cùng chương mục; loại bỏ những trường hợp bắt
nhầm người do có những hành vi sai luật nhưng khơng đủ cấu thành tội danh. Do
đó khi một người chưa thành niên thực hiện một hành vi sai trái, không những cần
phải xác định điều kiện cấu thành một tội danh mà còn phải xác định điều kiện
phát sinh tội phạm của người chưa thành niên đó thì mới trở thành tội phạm.
Như vậy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra chỉ phát sinh khi có đầy
đủ 3 điều kiện sau đây:
Một là, có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.
Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.
Ba là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có
thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà khơng thể áp dụng
các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục và phòng ngừa
tội phạm.
Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định tội
phạm do người chưa thành niên gây ra bao giờ cũng gắn liền với một người chưa
19


thành niên có hành vi phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một

người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm.
Tội phạm do người chưa thành niên gây ra có những đặc điểm khác biệt riêng
so với tội phạm do người đã thành niên gây ra. Và nó là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội có đủ dấu hiệu tội phạm và đủ yếu tố cấu thành tội phạm; Ngoài những
dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự nhận định, cân nhắc cụ thể
của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và
áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết khi họ
phạm tội hội đủ 3 điều kiện sau đây:
- Người chưa thành niên phạm tội có nhân thân xấu.
- Tội phạm đã thực hiện có tính chất nghiêm trọng.
- Những biện pháp giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã, phường, đưa
vào trường giáo dưỡng khơng có hiệu quả để cải tạo người chưa thành niên phạm
tội mà cần áp dụng hình phạt đối với họ.
* Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình
phạt của nhiều bản án.
. Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi năm 2015 quy định trường
hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, có tội phạm được thực hiện trước khi
đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp
dụng như sau:
1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình
phạt chung khơng được vượt mức hình phạt cao nhất quy định ở Điều74 của Bộ
luật này
2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt
chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạmtội.
Theo quy định này kết quả tổng hợp hình phạt phụ thuộc vào thời điểm thực
hiện tội nặng nhất. Nếu thời điểm đó là trước khi đủ 18 tuổi thì hình phạt chung
khơng được vượt q mức hình phạt cao nhất quy định đối với người chưa thành
niên phạm tội. Còn thời điểm thực hiện tội nặng nhất là khi đã đủ 18 tuổi thì việc

tổng hợp hình phạt áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội, có nghĩa là
tổng hợp theo Điều 50 - hình phạt chung khơng được q mức hình phạt cao nhất
của khung hình phạt quy định đối với tội nặngnhất.
Luật khơng quy định về trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội
nhưng các tội đều thực hiện trước khi đủ 18 nên trường hợp này sẽ ápdụng theo
quy định chung. Khi đó, hình phạt sau khi tổng hợp sẽ khơng được vượt quá mức
20


×