Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Pháp luật tội cướp giật tài sản thực tiễn trên địa bàn thành phố kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.43 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

PHÙNG LÊ TIỂU TRÂN

ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỚP GIẬT
TÀI SẢN – THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ KON TUM

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT TỘI CƯỚP GIẬT
TÀI SẢN – THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: PHÙNG LÊ TIỂU TRÂN

LỚP

: K915LK1



MSSV

: 15152380107051

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trường Phân hiệu Đại Học
Đà Nẵng tại Kon Tum vì đã tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập tốt nghiệp để có
được hành trang tốt và vững vàng hơn trong tương lai.
Để hoàn thành được thời gian tốt nghiệp này, em cũng xin cảm ơn đến các thầy các
cô trong khoa sư phạm và dự bị đại học trường phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
cũng đã giúp em rất nhiều trong việc chọn đơn vị cũng như nơi phù hợp với khả năng của
mình.
Đặc biệt, em xin cảm ơn cơ Trương Thị Hồng Nhung đã tận tình giúp đỡ em rất
nhiều trong việc hướng dẫn để em có thể hồn thành đề tài của mình một cách tốt nhất.
Nhân đây em cũng xin chân thành cảm ơn Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, phịng
tổ chức cán bộ và tồn thể các anh chị trong Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Kon
Tum, đặc biệt các cô chú kiểm sát viên, chuyên viên đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành kỳ thực tập này
Thời gian thực tập tuy không dài, nhưng nhờ có được sự giúp đỡ tận tình của những
người xung quanh đã giúp em rất nhiều cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm. Song, vì kiến
thức và kỹ năng của em còn hạn chế nên khi làm đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Do vậy, em kính mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ phía thầy cơ để em hồn thành
đề tài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài......................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài....................................................................................2
5. Bố cục của đề tài ............................................................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON
TUM ....................................................................................................................................3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON
TUM ....................................................................................................................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Kon Tum ....................................3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VKSND Thành phố Kon Tum ....................4
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VKSND
THÀNH PHỐ KON TUM .................................................................................................5
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND Thành phố Kon Tum ..............5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của VKSND Thành phố Kon Tum ...............................................7
1.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CỦA VKSND
THÀNH PHỐ KON TUM .................................................................................................9
KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................................11
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN .............................................12
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM .....................................................................................................12
2.1.1. Lược sử hình thành pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản ...........12
2.1.2. Khái niệm về tội cướp giật tài sản .......................................................................15
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI CƯỚP
GIẬT TÀI SẢN ................................................................................................................16
2.2.1. Mặt khách quan ...................................................................................................17

2.2.2. Mặt chủ quan .......................................................................................................18
2.2.3. Mặt chủ thể ..........................................................................................................19
2.2.4. Mặt khách thể ......................................................................................................19
2.2.5. Khung hình phạt của tội cướp giật tài sản ...........................................................19
2.3. SO SÁNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI KHÁC ...................21
2.3.1. Phân biệt tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản ...............................................21
2.3.2. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản .................21
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM – MỘT SỐ
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..............................................................23
i


3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM ........................................................23
3.1.1. Thực trạng thực hiện pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Kon Tum .....................................................................................................................23
3.1.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Kon Tum .....................................................................................................................25
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật
về tội tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Kon Tum ............................................29
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỚP
GIẬT TÀI SẢN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM .....................................................30
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật
tài sản. ................................................................................................................................30
3.2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tội cướp giật tài sản
trên địa bàn thành phố Kon Tum. ......................................................................................31
KẾT LUẬN .......................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam, chúng ta đã đạt
được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế lẫn xã hội, đưa nước Việt Nam hội nhập trên
thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì việc đất nước ngày càng phát
triển cũng kéo theo đó là những tệ nạn của xã hội ngày một tăng cao do những tha hóa,
biến chất về đạo đức cũng như ý thức của con người. Dẫn đến tình hình an ninh xã hội
chuyển biến theo một chiều hướng xấu. Mật độ tội phạm ngày càng tăng cao, ảnh hưởng
khơng ít đến đời sống của xã hội. Theo đó, sự tinh vi, gian xảo của tội phạm cũng ngày
một chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt là tội cướp giật tài sản ngày càng phức tạp và khó kiểm
soát.
Hiện nay, ở nước ta, tội phạm cướp giật tài sản đang diễn biến khá phức tạp và trở
thành vấn đề nhức nhối ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các thành
phố lớn. Theo thống kê của Tổng Cục Cảnh sát, mỗi năm, trung bình trên cả nước xảy ra
gần 3.000 vụ cướp giật tài sản, chiếm tỷ lệ dao động trên dưới 9% số vụ xâm phạm sở
hữu và khoảng 5% tổng số vụ phạm pháp hình sự. Điển hình như năm 2017, cả nước xảy
ra 52.947 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 2.572 vụ cướp giật tài sản, chiếm tỷ lệ
4,87%.
Thực tiễn xử lý hình sự đối với tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Kon
Tum đã và đang cịn có những vướng mắc, hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu một cách
tồn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Kon Tum, xác định các nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để từ
đó có những yêu cầu và bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng là rất cần
thiết. Đó chính là lý do em chọn: "Pháp luật về tội cướp giật tài sản – Thực tiễn trên
địa bàn thành phố Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp năm 4.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản,
đường lối xử lý, một số biện pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định tội cướp giật tài
sản. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu sâu sắc vấn đề lý luận cũng như thực tiễn tội cướp
giật tài sản trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố Kon Tum từ đó tìm ra những
biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội cướp giật tài sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội cướp
giật tài sản và thực tiễn thực hiện trên địa bàn Thành phố Kon Tum về tình hình, nguyên
nhân và điều kiện cũng như các giải pháp hoàn thiện các quy định về Tội cướp giật tài
sản.

1


3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về tội cướp giật
tài sản được quy định tại Điều 171 Bô luật hình sự 2015, các văn bản pháp lý liên quan
và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Kon Tum giai đoạn từ 2015-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng kết hợp
các phương pháp như: Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh, Phương pháp tổng
hợp, Phân tích, bình luận các quy định của pháp luật, Khảo sát thực tế, so sánh đối chiếu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài
gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về Viện Kiểm Sát Nhâ Dân Thành phố Kon Tum
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội
cướp giật tài sản

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản
trên địa bàn thành phố Kon Tum – Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ KON TUM
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON
TUM
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Kon Tum
a. Vị trí địa lý
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng hồ
Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260
km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp
tỉnh Gia Lai; có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi
Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa
khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngồi ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết
sức quan trọng về quốc phịng, bảo vệ mơi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao
lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
b. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, bao
gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ
yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đơng tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi, núi,
cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú,
đa dạng.
Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam
Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến

tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm dao
động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C.
Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như cẩm lai, dáng
hương, pơ mu, thông… Tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 lồi thực vật, thuộc hơn 180
chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng, trong có
nhiều lồi hiếm, bao gồm chim có 165 lồi, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim. Thú
có 88 lồi, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% lồi thú ở Tây Nguyên. Bên cạnh các loài thú, Kon
Tum cịn có nhiều loại chim q cần được bảo vệ như cơng, trĩ sao, gà lơi lơng tía và gà
lơi vằn.
c. Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa
Tiềm năng du lịch. Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông
Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tơ và các
khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch
cảnh quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử
cách mạng như: di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng
3


Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá
truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.
Những lĩnh vực kinh tế lợi thế. Kon Tum có tiềm năng về thuỷ điện vào loại lớn
nhất cả nước (2.790 MW). Ngồi các cơng trình thuỷ điện đã và đang xây dựng. Kon
Tum cịn có thể xây dựng các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Hiện nay, có rất nhiều nhà
đầu tư đang điều tra, khảo sát các cơng trình thuỷ điện trên địa bàn. Với việc đầu tư các
cơng trình thuỷ điện hiện nay, trong tương lai, Kon Tum có thể sẽ là một trung tâm điều
phối nguồn điện quan trọng của cả nước thông qua đường dây 500 KV.
Bên cạnh đó, Kon Tum có diện tích nơng nghiệp và có khả năng nơng - lâm nghiệp
bình quân vào loại cao so với cả nước, đất đai địa hình sinh thái đa dạng, có khả năng
hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn, nhất là cây ngun liệu giấy…
Kon Tum cịn là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, các khu

rừng ngun sinh, di tích đường mịn Hồ Chí Minh, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tơ –
Tân Cảnh, ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch
Về xã hội. Dân số hiện nay hơn 507.800 người mật độ dân số đạt 52 người/km2
trong đó dân số sống tại thành thị đạt 175,200 người, dân số sống tại nông thôn đạt
332.600 người, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 21,6%. Trong đó:
Dân tộc kinh 246.153 người, người Xơ đăng 104.759 người, người Ba na 53.997 người,
người Giẻ triêng 31.644 người... Trong quá trình sinh sống và phát triển, những đồng bào
và các dân tộc này mang trong mình ngơn ngữ, văn hóa, lối sống, tơn giáo cùng tồn tại
dung hòa với nhau tạo nên nét đẹp truyền thống của con người vùng đất Tây Nguyên.
Về tín ngưỡng tơn giáo: Kon Tum có 05 tơn giáo chủ đạo: Phật giáo, Công giáo,
Cao đài, Tin lành, Hồi giáo và một số tơn giáo khác. Nhìn chung, hoạt động và sinh hoạt
của các tơn giáo diễn ra bình thường, đúng lễ nghi thuần túy về tôn giáo, đúng pháp luật.
các chức sắc, chức việc và tín đồ đã có những đóng góp tích cực trong các phong trào
cách mạng của địa phương, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo và mối đồn kết của các
tơn giáo.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VKSND Thành phố Kon Tum
Viện Kiểm Sát Nhân Dân (VKSND) Thành Phố Kon Tum thành lập ngày 18-062009. Việc phát triển kinh tế xã hội làm cho trình độ dân trí được nâng cao, tăng thu nhập
cho người dân, đảm bảo cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội, văn
hóa giáo dục, an ninh quốc phịng được giữ vững. Tuy nhiên bên cạnh việc phát triển
kinh tế xã hội cịn có nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm, diễn biến tương đối phức tạp, hành
vi phạm tội và tính chất hậu quả nghiêm trọng của tội phạm, các băng nhóm, bảo kê và
rửa tiền, đặc biệt là loại tội phạm mới như tội phạm công nghệ cao, tội liên quan đến tín
dụng đen… làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Kon Tum không ổn
định.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Kon Tum đối với các cơ quan, ban ngành
của thành phố Kon Tum, trong đó có Viện Kiểm Sát nhân dân thành phố Kon Tum đã
4



triển khai phòng, chống tội phạm và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát
nhân dân tiến hành kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự kịp
thời và đúng pháp luật, hạn chế các tội phạm xảy ra trên địa bàn thành phố Kon Tum.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VKSND
THÀNH PHỐ KON TUM
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND Thành phố Kon Tum
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành
chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các
cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và
tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự
khu vực).
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam1. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm
vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
VKSND có chức năng thực hiện quyền cơng tố2, đây là hoạt động của Viện kiểm
sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người
phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum thực hành quyền công tố nhằm bảo
đảm:
Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan
người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con

người, quyền công dân trái luật.
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân3 là hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải
quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và

1

Luật tổ chức VKSND năm 2014, điều 2
Luật tổ chức VKSND năm 2014, điều 3
3
Luật tổ chức VKSND năm 2014, điều 4
2

5


gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo
đảm:
Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải
quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con
người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người
chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;

Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm
chỉnh;
Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời,
nghiêm minh.
Nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND thành phố Kon Tum
Theo quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ
và quyền hạn sau đây:
Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay
đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;
Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến
hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp
luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện
pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra
theo quy định của pháp luật;
Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra;
Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, đình
chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Điều 17 Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết
vụ án tại phiên toà;
Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về
việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những
người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;
6



Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên
toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện
kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các
hoạt động tư pháp. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm sát cụ
thể như sau:
Thứ nhất, công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra
và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thứ hai, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án và quyết định của Toà
án nhân dân theo quy định của pháp luật; yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới
chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Thứ ba, kiểm sát việc giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh tế, lao động, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của
pháp luật.
Thứ tư, kiểm sát thi hành án, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị
và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định về hình sự, dân sự đã có
hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của
pháp luật
Thứ năm kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án
phạt tù, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị
và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của VKSND Thành phố Kon Tum
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum là cơ quan có dự tốn kinh phí độc lập,

có quyết định thành lập, có con dấu và tài khoản riêng, có biên chế riêng. Cơ cấu tổ chức
của Viện kiểm sát có Ban lãnh đạo và bộ máy giúp việc.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum hiện có 23 cán bộ, cơng chức. Trong
đó có 11 Kiểm sát viên, 01 Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng, 7 chuyên viên; 01 cán sự
và 02 nhân viên ( tạp vụ và lái xe ). Về trình độ học vấn gồm 19 người có trình độ Đại
học Luật chiếm 82,6%, Đại học chun ngành khác chiếm 8,7%.
Chi bộ hiện có 15 Đảng viên chiếm 65%, trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 2 đồng
chí, trung cấp 2 đồng chí, đang đi học trung cấp 4 đồng chí. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên,
nhân viên có lập trường chính trị, vững vàng, đạo đức cách mạng, nhiệt tình và đồn kết
nội bộ tốt.

7


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Viện trưởng
Đ/c: Nguyễn Văn Ngà

Phó viện trưởng

Bộ phận
văn phịng
tổng hợp.
Gồm 6 cán
bộ.

Bộ phận
thực hành
quyền
cơng tố,

Kiểm sát
điều tra,
Kiếm sát
xét xử sơ
thẩm án
hình sự.
Gồm 4
KSV và 1
chuyên
viên.

Bộ phận
Kiểm sát
việc tạm
giữ, tạm
giam và thi
hành án
hình sự.
Gồm 1
KSV và 1
chuyên
viên.

Bộ phận
Kiểm sát và
giải quyết
đơn khiếu
nại, tố cáo
trong hoạt
động tư

pháp.

Bộ phận
Kiểm sát
việc giải
quyết các
vụ, việc dân
sự, hơn
nhân và gia
đình.
Gồm 3
KSV và 1
chuyên
viên.

Thực hành quyền công tố gồm các hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực
hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt
quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong
việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động
tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Phòng thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự thực hiện
đúng và đầy đủ chức năng và nhiệm vụ được quy định tại Điều 107 Hiến pháp Nước
8


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 và Điều 2; 3; 4; 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát

nhân dân 2014.
1.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CỦA VKSND
THÀNH PHỐ KON TUM
Trong những năm gần đây (2017 - 2018), dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, lãnh đạo
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum đã chỉ đạo, lãnh đạo các mặt công tác và đã
đạt được kết quả nhất định:
Về công tác kiểm sát nguồn tin về tội phạm: Với chức năng và nhiệm vụ của ngành
kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum đã tiến hành kiểm sát
hoạt động tư pháp về tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan CSĐT
Công an thành phố Kon Tum, Hạt kiểm lâm thành phố Kon Tum và Công an xã phường
trên địa bàn thành phố Kon Tum. Qua công tác nghiệp vụ đảm bảo trực nghiệp vụ 24/24h
để tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đơn vị đặt hộp thư nhận tố
giác về tội phạm, tiếp nhận nguồn tin về tội phạm thông qua các kênh công tác tiếp cơng
dân, các cơ quan, ban ngành đồn thể và phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian gần
đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật cịn diễn biến phức tạp, do đó việc kiểm sát
tin bào tội phạm tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum qua nhiều nguồn khác
nhau.
Năm 2017 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum thụ lý kiểm sát 173 tin và
đã giải quyết được 168 tin. Đạt 97,1% trên tổng số tin.
Năm 2018 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum thụ lý 172 tin và đã giải
quyết được 154 tin. Đạt 90% trên tổng số tin
Đạt được kết quả về kiểm sát tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố nêu
trên là có sự lãnh đạo của Chi bộ, lãnh đạo Viện Kiểm sát các cấp cùng với sự nổ lực của
cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát án hình sự, do đó đã hồn thành tốt nhiệm vụ
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tổ giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Thường xuyên yêu cầu kiểm tra về tội phạm là vô cùng quan trọng , hạn chế tình trạng
oan sai, bỏ lọt tội phạm của các vụ án hình sự.
Về cơng tác kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố vụ án hình sự: Kiểm sát viên khi
được phân cơng giải quyết vụ án hình sự, có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm
sát về chức năng, quyền hạn của cơ quan điều tra, người tiến hành tố tụng như Điều tra

viên, cán bộ điều tra, người tham gia tố tụng. Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra, yêu
cầu cơ quan điều tra Công an thành phố Kon Tum thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật. Lãnh đạo Viện thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra các vụ án hình sự của
Kiểm sát viên được phân cơng thụ lý vụ án, qua đó phát hiện và khắc phục sai sót nếu có
trong việc kiểm sát các vụ án hình sự. Kiểm sát viên chủ động với điều tra viên rà sốt
các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án, để khi kết thúc điều tra đề nghị truy tố vụ án
hình sự có đủ căn cứ và đúng pháp luật. Việc truy tố của Viện kiểm sát nhân dân thành
phố Kon Tum phải đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không để oan người vô tội,
đồng thời không để lọt tội phạm.
9


Năm 2017 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum thụ lý kiểm sát điều tra 158
vụ với 178 bị can. Cơ quan điều tra công an thành phố Kon Tum đã giải quyết được 141
vụ với 178 bị can, đạt 89,2%. Trong đó kết thúc điều tra đề nghị truy tố 93 vụ với 161 bị
can, đỉnh chỉ điều tra 6 vụ với 6 bị can, tạm đình chỉ điều tra 35 vụ với 12 bị can, hết hạn
điều tra chưa phát hiện được bị can và bị can bỏ trốn.
Năm 2018 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum thụ lý kiểm sát điều tra 176
vụ với 205 bị can. Cơ quan điều tra công an an thành phố Kon Tum đã giải quyết được
127 vụ với 141 bị can, đạt 72,1%. Trong đó kết thúc điều tra đề nghị truy tố 115 vụ với
121 bị can, đỉnh chỉ điều tra 3 vụ với 3 bị can, tạm đình chỉ điều tra 13 vụ với 9 bị can,
hết hạn điều tra chưa phát hiện được bị can và bị can bỏ trốn.
Về các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum phái xử lý:
Năm 2017 số vụ án Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum phải giải quyết
gồm 88 vụ với 126 bị can. Đã giải quyết 88 vụ với 126 bị can., đạt 100%. Viện Kiểm sát
nhân dân thành phố Kon Tum quyết định truy tố 78 vụ với 111 bị can, đình chỉ truy tố 9
vụ với 10 bị can, trong đó người bị hại rút đơn 3 vụ với 4 bị can, miễn trách nhiệm hình
sự 6 vụ với 6 bị can, tạm đình chỉ truy tố 1 vụ với 5 bị can, các bị can bị cơ quan cảnh sát
điều tra Công an thành phố Kon Tum bắt bị can để tạm giam nhưng chưa bắt được, hiện
05 bị can này đã bỏ trốn khỏi địa phương, Cơ quan điều tra Công an thành phố Kon Tum

đã ra quyết định truy nã bị can.
Qua công tác kiểm sát điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon
Tum đã thụ lý, khởi tố và điều tra vụ án hình sự đúng theo quy định của pháp luật. Các
vụ án Cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum đề nghị truy
tố đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Tuy nhiên cịn có một số vi phạm của Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum trong việc tiếp nhận, thụ lý điều tra
vụ án hình sự như để quá hạn điều tra, không giao các biên bản cho bị can, người bị hại
và đương sự…
Về công tác kiểm sát xét xử: Kiểm sát việc xét xử nhằm kiểm sát tính hợp pháp của
các hành vi, quyết định của tòa án, cơ qaan, tổ chức, các nhân trong hoạt động xét xử,
bảo đảm việc xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Năm 2017 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum thụ lý kiểm sát xét xử 88
vụ với 90 bị can. Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum đã giải quyết 88 vụ với 90 bị can,
dạt 100%.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum phối hợp với Tòa án nhân dân thành
phố Kon Tum xét xử lưu động 12 vụ với 14 bị can trong 2 năm 2017 và 2018; tổ chức
phiên tòa rút kinh nghiệm 6 vụ với 12 bị can. Các vụ án đưa ra xét xử đúng người, đúng
tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm được nhân dân
đồng tình ủng hộ. Kiểm sát viên khi được phân công thụ lý kiểm sát nguồn tin về tội
phạm, đảm bảo có căn cứ khởi tố đúng quy định của pháp luật. Quá trình truy tố, xét xử
vụ án hình sự đúng quy định của pháp luật, khơng có vụ án nào phải đình chỉ điều tra vì
hành vi khơng cấu thành tội phạm, khơng có trường hợp nào oan sai, bỏ lọt tội phạm.
10


Về cơng tác kiểm sát thi hành án hình sự: Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon
Tum kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc quản lý người chấp hành hình phạt tù có
thời hạn trong án treo, án cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, phạt tiền. Năm 2017 tổng số
thụ lý kiểm sát thi hành án hình sự là 122 người. Trong đó hình phạt tù có thời hạn là 105
người, hình phạt cải tạo khơng giam giữ là 2 người, hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo

là 15 người.
Năm 2018 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum thi hành án hình sự là 139
người, tăng 17 người so với năm 2017, trong đó về hình phạt tù có thời hạn là 127 người,
hình phạt cải tạo khơng giam giữ là 2 người, phạt tù nhưng cho hưởng án treo là 10
người.
Qua công tác kiểm sát thi hành án hình sự đối với cơ quan thi hành án hình sự thành
phố Kon Tum và người phải thi hành án đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
một cách công minh và minh bạch.
Về cơ sở vật chất. Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động điều tra của Cơ quan
điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), theo lộ trình cải cách tư pháp đến
năm 2020. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum luôn đổi mới đáp ứng phù hợp
với nhiệm vụ, môi trường làm việc, đảm bảo trang thiết bị phương tiện làm việc đầy đủ,
hiện đại, phù hợp cho hoạt động điều tra, đáp ứng với yêu cầu đổi mới và yêu cầu hội
nhập quốc tế như: Đảm bảo về trụ sở làm việc riêng, có phịng tiếp dân, phịng nghiệp vụ,
kho lưu trữ, nhà ở tập thể cho cán bộ, nhà khách; thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ (máy
ghi âm, ghi hình, điện thoại, vi tính, máy in, máy fax...); phương tiện đi lại để phục vụ
cho hoạt động điều tra xác minh, sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp cùng một lúc phải
tiến hành điều tra nhiều vụ án, kiểm tra xác minh nhiều tố giác, tin báo về tội
phạm trên nhiều địa bàn khác nhau; có kế hoạch kinh phí dài hạn để xây dựng cơ sở vật
chất, phương tiện phục vụ hoạt động điều tra.
KẾT CHƯƠNG 1
Sự thành lập của Ngành Kiểm sát đã đánh dấu bước phát triển của việc thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp tại địa phương. VKSND có nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp
phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

11



CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1.1. Lược sử hình thành pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản
a. Giai đoạn trước năm 1999
Ngay từ những ngày đầu mới giành độc lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa
ta vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vừa từng bước quản lý, xây dựng đất nước.
Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động ổn định trật tự, an ninh chính trị, Chủ tịch Hồ Chí
Minh với tư cách là người đứng đầu nhà nước đó ký Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945
cho phép áp dụng một số văn bản của pháp luật cũ không trái với nguyên tắc độc lập của
nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hịa. Như vậy, pháp luật của chế độ cũ được áp
dụng theo tinh thần của nhà nước dân chủ mới, Hoàng Việt hình luật được áp dụng ở Bắc
Kỳ và luật pháp tu chính được áp dụng ở Nam Kỳ. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đó
từng bước ban hành những văn bản pháp luật mới quy định những hành vi nguy hiểm cho
xã hội và các chế tài áp dụng đặc biệt là những hành vi xâm phạm đến sở hữu của nhà
nước và sở hữu của cơng dân, góp phần bảo vệ các quan hệ xã hội tiến bộ trong xã hội
mới. Trong giai đoạn này, tội cướp giật tài sản được quy định thành hai tội riêng biệt căn
cứ vào đối tượng bị xâm hại là tài sản thuộc sở hữu XHCN hay tài sản thuộc sở hữu riêng
của công dân. Cụ thể, tội cướp giật tài sản đã được quy định trong hai Pháp lệnh ngày
21/10/1970 của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến lần pháp điển hóa BLHS năm 1985,
quy định về tội cướp giật tài sản như sau:
Điều 131 quy định:
Người nào cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu
khơng thuộc trường hợp quy định ở Điều 129, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12
năm: Có tổ chức hoặc có tính chun nghiệp; Dùng thủ đoạn nguy hiểm; hành hung để
tẩu thốt; Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; Tái
phạm nguy hiểm

Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.
Điều 154 quy định:
Người nào cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác, nếu không
thuộc trường hợp quy định ở Điều 151, thì bị phạt tù từ ba 3 tháng đến 3 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10
năm: Có tổ chức hoặc có tính chun nghiệp; Dùng thủ đoạn nguy hiểm; hành hung để
tẩu thoát; Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; Tái
phạm nguy hiểm.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15
năm. Về hình phạt:
12


Tư tưởng chỉ đạo giai đoạn này là chú trọng bảo vệ tài sản chung (tài sản XHCN)
hơn tài sản riêng (tài sản tư nhân). Trước khi có BLHS năm 1985, các hình phạt khơng
được quy định tập trung, sắp xếp theo một trật tự nhất định và cũng không có tiêu chí
đánh giá, áp dụng thống nhất. Đến khi BLHS năm 1985 ra đời, một hệ thống hình phạt và
tiêu chí áp dụng nó tương đối đầy đủ mới được quy định tập trung, thống nhất. Điều này
đã thể hiện được mục đích của Nhà nước ta khơng chỉ dùng hình phạt về hình sự để trừng
trị, mà cịn nhằm giáo dục, cải tạo và răn đe người khác. So với hai Pháp lệnh trừng trị
các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của
cơng dân thì BLHS năm 1985 có mức phạt tối đa cao hơn. Ở BLHS năm 1985, mức phạt
tối đa là 15 năm tù với tội cướp giật tài sản riêng công dân và 20 năm tù với tội cướp giật
tài sản XHCN. Mức hình phạt tối thiểu là một năm tù với tội cướp giật tài sản XHCN và
3 tháng tù với tội cướp giật tài sản riêng của công dân là tương đương với hai Pháp lệnh
năm 1970. Điều này thể hiện đường lối xử lý nghiêm khắc hơn của Nhà nước 26 ta với
tội cướp giật tài sản so với giai đoạn trước. Thay vì có 2 khung hình phạt ở hai pháp lệnh
năm 1970, BLHS năm 1985 quy định 3 khung hình phạt và đối với các tình tiết định
khung tăng nặng, thì tại hai Điều 131 và Điều 154 cịn quy định thêm hai tình tiết mới là
"dùng thủ đoạn nguy hiểm" và "chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm

trọng khác". Khung 3 quy định chung các trường hợp phạm tội có tính chất đặc biệt
nghiêm trọng.
Đối với tội cướp giật tài sản ngồi hình phạt chính cịn có thể áp dụng hình phạt bổ
sung quy định tại khoản 2 và 3 Điều 142; khoản 2, 3 Điều 163 BLHS năm 1985 bao gồm
hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm hay bị tịch thu một phần
hoặc tồn bộ tài sản.
Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: Cùng với sự ra đời của BLHS năm 1985, các quy
định về tình tiết tăng nặng (Điều 39), tình tiết giảm nhẹ (Điều 38) cũng lần đầu tiên được
quy định tập hợp và tương đối đầy đủ làm tiêu chí khi quyết định hình phạt. Đây là một
cố gắng lớn của nhà làm luật nước ta để tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật
hình sự, tránh sự tùy tiện hoặc áp đặt ý chí chủ quan của người Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân khi xét xử. Hầu hết các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong hai Pháp lệnh năm
1970 đã được giữ lại và bổ sung thêm rất nhiều tình tiết mới. Ngồi ra TANDTC cịn có
các hướng dẫn nghiệp vụ về một số tình tiết khác cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ như:
người phạm tội đầu thú, gia đình bị cáo đã bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thay
cho bị cáo...
Ngày 28/12/1989, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS
năm 1985, trong đó bổ sung thêm một tình tiết định khung tăng nặng TNHS đối với
người "phạm tội có tính chất chun nghiệp" vào điểm a khoản 2 của các điều luật quy
định về tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, thời điểm này chưa có hướng dẫn cụ thể về tình tiết này mà chỉ có lời
kết luận của Chánh án TANDTC tại hội nghị tổng kết công tác ngành Tịa án năm 1991
hướng dẫn về "phạm tội có tính chuyên nghiệp" là 27 trường hợp: Ngoài bọn lưu manh
13


chuyên nghiệp ra, người thực hiện một hay nhiều tội cùng loại (thuộc nhóm khách thể)
những tội phạm lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc phạm rất nhiều tội (không kể là loại tội gì)
lấy đó làm nguồn thu nhập chính hoặc nghề sống chính thì đều coi là "có tính chất
chun nghiệp". Đến nay, khái niệm "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" đã được

hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC. Theo đó, người phạm tội phải có đủ hai điều kiện: cố ý phạm tội từ 5 lần trở
lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu
TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích và họ lấy các
lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Nguyên tắc xử lý quy định trong BLHS năm 1985 nói chung khơng có gì thay đổi
so với Pháp lệnh năm 1970. Theo Điều 3 BLHS năm 1985 thì mọi hành vi phạm tội nói
chung và hành vi xâm phạm sở hữu phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng,
cơng minh theo đúng pháp luật. Cơ sở của TNHS là chỉ người nào phạm một tội đã được
luật hình sự quy định mới phải chịu TNHS. Như vậy, chúng ta không thể truy cứu TNHS
một người nếu hành vi của họ khơng được luật hình sự quy định là tội phạm. Khi phát
hiện hành vi xâm phạm sở hữu phải được xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, bất kỳ
ai có hành vi xâm phạm sở hữu đều bị xử lý. Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,
kẻ ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm, kẻ biến chất sa đọa, lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để phạm tội, kẻ phạm tội có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan
hồng với người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối
cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra.
b. Giai đoạn sau năm 1999 đến nay
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội, cùng sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của tội
phạm khi đất nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển
theo cơ chế thị trường 28 có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Để đảm
bảo và thực hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế đòi hỏi Nhà nước ta phải có
quan niệm bình đẳng về vấn đề sở hữu chung và sở hữu riêng. Chính sách hình sự và
pháp luật hình sự cũng phải đổi mới tư duy bảo vệ sở hữu chung và sở hữu riêng như
nhau, không phân biệt, thiên vị dựa trên quan điểm nào. Bên cạnh đó, việc phân định hai
hình thức sở hữu để quy định thành hai khách thể bảo vệ độc lập là tài sản thuộc sở hữu
thuộc sở hữu XHCN và tài sản thuộc sở hữu của công dân dẫn đến việc xác định chính
xác tội danh là rất khó khăn, thiếu chính xác. Việc duy trì BLHS năm 1985 khơng đạt
hiệu quả cao, cần có một sự thay đổi lớn về mọi mặt và BLHS năm 1999 ra đời. BLHS
năm 1999 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng

thành của luật pháp Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Đây là sự đúc kết
thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung trong gần 44 năm Nhà nước Việt
Nam lãnh đạo đất nước, thể hiện đường lối, chính sách hình sự của Đảng ta trong giai
đoạn phát triển mới của đất nước cũng như đòi hỏi của xã hội trước xu thế hội nhập quốc
tế.

14


Khi xây dựng BLHS năm 1999, các nhà lập pháp đã nhập hai khách thể riêng được
quy định tại hai chương IV và VI của BLHS năm 1985 vào thành một chương (Chương
XIV) trong BLHS năm 1999 với 13 tội danh. Như vậy, tội cướp giật tài sản XHCN và tội
cướp giật tài sản riêng của công dân nay chỉ còn quy định chung là tội cướp giật tài sản
được quy định tại Điều 136 BLHS năm 1999. Ngoài ra, tội cướp giật được quy định riêng
thành một điều luật mà không chung với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay một tội
phạm khác. Với một chính sách hình sự trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN, tội cướp giật tài sản trong Bộ luật mới có chế tài nặng hơn BLHS năm 1985.
Khung hình phạt cao nhất của tội này là chung thân trong khi khung hình phạt cao nhất
trước kia là 20 năm đối với tội Cướp giật tài sản XHCN và 15 năm đối với tội Cướp giật
tài sản của công dân.
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Bộ luật hình
sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật; ngày
18/12/2015, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 33/2015/LCTN công bố Bộ luật và Nghị quyết
này. Tội cướp giật tài sản tiếp tục được quy định tại Điều 171 BLHS năm 2015 vừa có sự
kế thừa, vừa có sự sửa đổi, bổ sung đảm bảo sự phù hợp, chính xác.
2.1.2. Khái niệm về tội cướp giật tài sản
Cướp giật tài sản là hành vi cơng khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người
khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm về tài sản rồi tẩu thốt mà
khơng dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp
tinh thần của người quản lý tài sản. Vì vậy, có thể định nghĩa tội cướp giật tài sản như

sau: Cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách cơng
khai rồi tìm cách tẩu thốt.
Đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản là người phạm tội lợi dụng sơ hở của
người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản mà người quản lý khó có thể giữ
được hoặc giằng lại được. Tính chất cơng khai, trắng trợn của hành vi cướp giật tài sản
thể hiện ở chỗ người phạm tội khơng giấu giếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong
hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người giật tài sản của mình.
Tội phạm cướp giật tài sản thường diễn ra nhanh, bất ngờ và rất khó ngăn chặn.
Tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này thể hiện ở chỗ các đối tượng có thể gây án
liên tục, thậm chí trong một ngày gây nhiều án, đặc biệt là trên các tuyến giao thơng, tại
các khu vui chơi, giải trí, nơi cơng cộng… Đối tượng phạm tội đa số là những đối tượng
lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự, đối tượng đang bị truy nã, nghiện ma túy;
phần tử có nhân thân xấu, lối sống không lành mạnh, côn đồ, hung hãn, lười lao động.
Đáng chú ý hiện nay, số đối tượng phạm tội cướp giật tài sản là học sinh, sinh viên có xu
hướng tăng, thường tập trung vào những trường hợp lười học, bỏ học, nghiện game
online, nghiện ma túy, thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình và Nhà trường. Thực tế
cho thấy, người bị hại phần lớn là phụ nữ bởi phụ nữ thường mang theo những loại tài
sản có giá trị, khả năng phản kháng, chống cự yếu và ít nhớ đặc điểm nhân dạng của đối
tượng thực hiện hành vi khi bị tấn công bất ngờ.
15


Đa số các vụ cướp giật tài sản do 2 đối tượng là nam giới gây ra, chúng sử dụng xe
mô tô di chuyển trên các tuyến giao thông để theo dõi, quan sát, lựa chọn “mục tiêu”
(những người có tài sản và lơ là trong việc quản lý tài sản) để cướp giật tài sản. Khi đã
xác định được “mục tiêu”, đối tượng cầm lái điều khiển xe máy cùng chiều, đi gần tới bị
hại (đang đi xe máy hoặc đi bộ). Khi đi đến đoạn đường vắng người qua lại, đối tượng
cầm lái điều khiển xe sát với xe máy của bị hại để đối tượng ngồi sau giật tài sản rồi
nhanh chóng tăng ga xe máy tẩu thoát.
Đối với trường hợp người bị hại đi bộ hoặc đã dừng xe để nghe điện thoại, tìm đồ

dùng trong túi xách, bóp, ví…thì 2 đối tượng dừng xe gần bị hại. Một đối tượng xuống xe
đi bộ tiến đến từ phía sau, sát bị hại, bất ngờ giật tài sản rồi bỏ chạy lên xe máy với đối
tượng thứ nhất cùng tẩu thoát. Trường hợp đối tượng cướp giật tài sản nhằm vào trẻ em,
khi phát hiện trẻ đang cầm điện thoại di động hoặc tài sản khác mà khơng có người lớn ở
gần, đối tượng vào nhà người bị hại, giả vờ mua hàng (đối với nhà có bán hàng) hoặc hỏi
chuyện, bất ngờ giật tài sản rồi bỏ chạy.
Nguyên nhân nảy sinh tội phạm cướp giật tài sản xuất phát từ nhiều vấn đề khác
nhau, song ý thức bảo vệ tài sản của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, đặc
biệt là phụ nữ. Các loại tài sản như dây chuyền, túi xách, ví bóp cầm tay… được xem là
những cơng cụ làm đẹp thường được phụ nữ ưa chuộng và đem theo khi đi đường hoặc
đến những nơi đông người. Tuy nhiên, việc vừa đeo túi sách một bên vai vừa lái xe, hay
đeo dây chuyền trang sức nhưng không che chắn lại là điều kiện thuận lợi cho đối tượng
xấu thực hiện hành vi cướp giật. Một số người thường có thói quen vừa đi đường vừa
nghe điện thoại, hoặc dừng ở ven đường nghe điện thoại cũng trở thành mục tiêu nhắm
tới của bọn tội phạm cướp giật. Chính những hành động hớ hênh, ý thức mất cảnh giác
của người dân đã tạo điều kiện cho tội phạm cướp giật có cơ hội hoạt động.
Có thể thấy, hành vi cướp giật tài sản không chỉ gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe
của các nạn nhân mà còn gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, ảnh hưởng tiêu
cực đến trật tự an tồn xã hội và khơng ít những hệ lụy khác. Không những vậy, ở các
thành phố lớn cịn xảy ra tình trạng cướp giật tài sản của khách du lịch, của người nước
ngoài gây ảnh hưởng xấu về hình ảnh con người, đất nước Việt Nam, nhiều vụ gây dư
luận xấu, tâm lý bất bình, bất an đối người dân và người nước ngoài đến Việt Nam.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI CƯỚP
GIẬT TÀI SẢN
Điều 171 BLHS 2015 quy định về tội cướp giật tài sản như sau:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
10 năm:
a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
16


e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu
hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng.”
2.2.1. Mặt khách quan

Về hành vi phạm tội: Hành vi cướp giật tài sản xét về bản chất là cách xử sự trái
pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã hội. Trong các tội xâm phạm sở hữu quy định tại
chương XVI của BLHS 2015, mỗi một tội phạm với các cấu thành tội phạm khác nhau có
các dấu hiệu tội phạm được phản ánh trong mặt khách quan khác nhau. Hành vi cướp giật
tài sản là hành vi của chủ thể nhất định với ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác. Dấu
hiệu chiếm đoạt trong tội cướp giật tài sản là một dấu hiệu bắt buộc dù tài sản là đối
tượng của hành vi cướp giật tài sản đã bị chiếm đoạt hoàn toàn (thuộc chiếm hữu của
người phạm tội) hay chưa. Nghĩa là với hành vi chiếm đoạt đó, người phạm tội có thể là
chưa chiếm hữu được tài sản hoặc là đã chiếm hữu được tài sản.
Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số
trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa
sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ
dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người
bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để
giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.
Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt của tội phạm này là được thực hiện một cách bất
ngờ và nhanh chóng (trong một khoản thời gian rất ngắn, thường chỉ trong một vài giây
là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Đồng
thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng
tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thơng thường thì người phạm
17


tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân khối lớn để cướp
giật…)
Lưu ý:
Đối tượng của hành vi cướp giật tài sản (tương tự như đối tượng của tội cướp tài
sản). Tuy nhiên thông thường là nữ trang, tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền, là những
vật nhẹ, gọn, dễ lấy và cất giấu một cách dễ dàng.
Nhiều trường hợp người phạm tội cũng sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo sơ hở mất

cảnh giác của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản để thực hiện hành vi cướp giật.
Tội cướp giật tài sản là tội có cấu thành hình thức, có nghĩa tội hồn thành ngay khi
người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản mà không cần đến dấu hiệu hậu quả và
mối quan hệ nhân quả để định tội.
2.2.2. Mặt chủ quan
Cũng như đối với tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng
đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích của người
phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực
hiện hành vi giật tài sản, khác với các tội cướp, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc
tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội cướp giật tài sản khơng thể có mục đích chiếm
đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi giật tài sản, vì hành vi giật tài sản đã bao
hàm mục đích chiếm đoạt.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Tuy nhiên,
ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội cịn có thể có những mục đích khác cùng với
mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì
người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản.
Đối với tội cướp giật tài sản, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình, thực
hiện hành vi đó một cách cơng khai và hồn tồn khơng có ý định che giấu hành vi đó.
Người phạm tội mong muốn bằng hành động của mình làm chủ tài sản khơng kịp có phản
ứng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản nên không cần dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để
đối phó trực tiếp với chủ tài sản để chiếm đoạt thành công tài sản của họ. Người phạm tội
biết tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác nhưng vẫn muốn chiếm đoạt bằng được.
Như vậy, người phạm tội đã có dấu hiệu cố ý để hậu quả thực tế xảy ra là chiếm được tài
sản từ người khác. Để đạt được mục đích của mình (để hậu quả nêu trên xảy ra), người
phạm tội đã phải lựa chọn cách hành động không được pháp luật cho phép là nhanh
chóng giật lấy tài sản rồi bỏ chạy. Như vậy, người thực hiện tội phạm đã có sự cố ý đối
với hành động bất hợp pháp của mình. Khi đó, người thực hiện hành vi đã có lỗi trong
việc thực hiện tội phạm tội cướp giật tài sản.
Động cơ phạm tội khơng được pháp luật hình sự quy định cụ thể nhưng có thể hiểu

là động lực (nhu cầu và lợi ích) bên trong thúc đẩy quyết tâm của người phạm tội thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm [9, tr. 381] . Trong điều luật quy
định về tội cướp giật tài sản không quy định dấu hiệu động cơ của tội phạm này. Căn cứ
18


vào mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội thì ở tội cướp giật tài sản, người
phạm tội phải có động cơ tư lợi. Người phạm tội mong muốn chiếm hữu tài sản của
người khác để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của bản thân. Chính động cơ tư lợi này đã
thúc đẩy, tạo quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng người phạm tội tội cướp giật tài sản.
Như vậy, tội cướp giật tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, với mục đích chiếm
đoạt tài sản với động cơ tư lợi.
2.2.3. Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm nói chung và của các tội xâm phạm sở hữu nói riêng là người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm mà chỉ những người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mới là chủ thể của tội phạm. Trong các tội xâm
phạm sở hữu có một tội địi hỏi chủ thể ngồi những dấu hiệu của chủ thể thường phải có
thêm đặc điểm đặc biệt khác. Chủ thể đặc biệt đó có đặc điểm là người có chức vụ, quyền
hạn trong việc quản lý tài sản hoặc có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản
Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4
Điều 171 Bộ luật hình sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải
chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 170 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm
hình sự.
2.2.4. Mặt khách thể
Khách thể của tội cướp giật tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở
hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Tuy nhiên, trong tình hình
hiện nay nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến tính

mạng, sức khỏe của người bị hại như các vụ cướp giật của người đang điều khiển xe đạp,
xe máy làm cho những người này ngã xe gây tai nạn. Mặc dù những thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe khơng phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm vào, nhưng trước khi
thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của
hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện, muốn ra sao thì ra. Cũng
chính vì vậy Bộ luật hình sự năm 2015 khi quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào
trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và coi đây là những tình
tiết định khung hình phạt.
Khẳng định khách thể của tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân
thân không chỉ đúng với lý luận mà còn phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống loại
tội phạm này trong tình hình hiện nay.
2.2.5. Khung hình phạt của tội cướp giật tài sản
Khung 1 (khoản 1 Điều 171 BLHS 2015)
Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm
tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nếu ở mặt khách quan.
Khung 2 (khoản 2 Điều 171 BLHS 2015)
19


Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các
trường hợp phạm tội sau đây:
Có tổ chức. Được hiểu là trường hợp phạm tội cướp giật tài sản mà có sự cấu kết
chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.
Có tính chất chun nghiệp. Được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện tội
cướp giật tài sản một cách thường xuyên, như là một công việc là nguồn sống chính.
Thơng thường người phạm tội phải là khơng có nghề nghiệp, hoặc có nghề nghiệp nhưng
thu nhập từ hoạt động cướp tài sản mới là nguồn thu nhập chính để sinh sống.
Dùng thủ đoạn nguy hiểm. Được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện hành
vi cướp giật tài sản rất táo bạo, có thể gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của chủ sở
hữu tài sản, hoặc người quản lý tài sản như cướp giật tài sản của người đang đi xe gắn

máy trên đường phố rồi đạp người bị hại ngã để tẩu thoát.
Hành hung để tẩu thoát. Được hiểu là hành vi của người phạm tội dùng vũ lực (như
đấm, đá, dùng gậy đánh…) chống trả lại việc đuổi bắt nhằm mục đích tẩu thốt khỏi sự
truy đuổi của người bị hại hoặc những người khác.
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ
11% đến 30%.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
Gây hậu quả nghiêm trọng. Được hiểu là những hậu quả gián tiếp mà nguyên nhân
phát sinh từ hành vi cướp giật tài sản.
Khung 3 (khoản 3 Điều 171 BLHS 2015)
Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các
trường hợp phạm tội sau đây:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ
31% đến 60%.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Giống như hậu quả nghiêm trọng nhưng tính chất,
mức độ lớn hơn, nghiêm trọng hơn.
Khung 4 (khoản 4 Điều 171 BLHS 2015)
Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp
dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ
61% trở lên hoặc làm chết người.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Giống như hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm
trọng nhưng mức độ đặc biệt lớn cả về tính chất nghiêm trọng, hậu quả xảy ra.
Hình phạt bổ sung (khoản 5 Điều 171 BLHS 2015)
Ngồi việc chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể,
người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng)

20



×