Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch miệt vườn tại cù lao an bình huyện long hồ tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỒNG PHÚ HẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU
LỊCH MIỆT VƯỜN TẠI CÙ LAO AN BÌNH
HUYỆN LONG HỒ - TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: SỬ DỤNG & BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Mã Ngành: 60.85.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGÔ THANH LOAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2008


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Ngô Thanh
Loan, người đã hướng dẫn tận tình chu đáo, cung cấp nhiều kiến thức
bổ ích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả qúy thầy cô trường Đại Học Khoa
Học Xã Hội Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn phòng Quản lý du lịch - Sở Thương Mại
Du Lịch Vónh Long, Uỷ Ban Nhân Dân huyện Long Hồ, Ban Giám Đốc
công ty du lịch Cửu Long, các chủ nhà vườn tại cù lao An Bình đã cung


cấp những tài liệu, thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gởi lời cảm ơn gia đình tôi cùng với các anh chị và các bạn
học viên cao học ngành Sử Dụng và Bảo Vệ Tài Nguyên Môi Trường,
khoá 2005-2008, trường ĐH KHXHNV-Tp. Hồ Chí Minh đã quan tâm
giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình tôi thực hiện luận
văn.
Trân trọng cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2008.
ĐỒNG PHÚ HẢO


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................7

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................8
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................8
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................9
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................10
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................11
V. SƠ LƯC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................12
VI. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................13
VII. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .........................................................................................14
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG...........15
I.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH .............................................................................15
I.2. MỐI TƯƠNG TÁC CỦA DU LỊCH VỚI CÁC NGÀNH KHÁC .....................18
I.2.1. DU LỊCH VÀ KINH TẾ ..........................................................................18
I.2.1.1. Vai trò của kinh tế đối với sự phát triển du lịch ................................................ 18
I.2.1.2. Tác động của du lịch đến nền kinh tế ...................................................................... 20

I.2.2. DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ XÃ HỘI..........................................................21
I.2.2.1. Vai trò của văn hoá xã hội đối với sự phát triển du lịch .............................. 21
I.2.2.2. Tác động của du lịch đến văn hoá xã hội .............................................................. 23
I.2.3. DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ........................................24
I.2.3.1. Vai trò của tài nguyên môi trường đối với sự phát triển du lịch ............. 24
I.2.3.1. Tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường ............................................ 26
I.3. PHÂN LOẠI DU LÒCH ..................................................................................28
1


I.3.1. Phân loại dựa vào phạm vi lãnh thổ .........................................................28
I.3.2. Phân loại dựa vào môi trường tài nguyên ................................................29
I.3.3. Phân loại dựa vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch................................30
I.3.4. Phân loại dựa vào mục đích của chuyến đi ..............................................31
I.4. DU LỊCH SINH THÁI ....................................................................................34
I.5. DU LỊCH MIỆT VƯỜN..................................................................................37
I.6. DU LỊCH BỀN VỮNG ...................................................................................40
I.6.1. Khái niệm du lịch bền vững.....................................................................40
I.6.2. Mục tiêu của du lịch bền vững.................................................................42
I.6.3. Nguyên tắc của du lịch bền vững.............................................................45
I.6.3.1. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững.............................................45
I.6.3.2. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải ....................................45
I.6.3.3. Duy trì tính đa dạng của tài nguyên tự nhiên và nhân văn ................46
I.6.3.4. Hỗ trợ kinh tế địa phương..................................................................47
I.6.3.5. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương.......................47
I.6.3.6. Nâng cao ý thức cho những người làm việc trong lónh vực du lịch ....48
I.6.3.7. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm ..........................................48
I.6.3.8. Tiến hành nghiên cứu........................................................................48
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĨNH LONG ...................49
II.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH ..........50

II.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................50
II.1.2.Vị trí địa lí...............................................................................................50
II.1.3. Phân chia hành chính .............................................................................51
II.2. TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN ...........................................................................52
II.2.1. Tài nguyên địa hình và đất .....................................................................52
II.2.2. Tài nguyên khí hậu ................................................................................55
2


II.2.3. Tài nguyên thuỷ văn ..............................................................................56
II.2.5. Tài nguyên sinh vật ................................................................................57
II.3. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN .........................................................................58
II.3.1. Các di tích lịch sử văn hoá.....................................................................58
II.3.2. Các lễ hội ...............................................................................................61
II.3.3. Làng nghề truyền thống .........................................................................63
II.3.4. Văn hoá ẩm thực ....................................................................................64
II.3.5. Âm nhạc cổ truyền .................................................................................64
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MIỆT VƯỜN TẠI CÙ
LAO AN BÌNH..........................................................................................................66
IV.1. KHÁI QUÁT CÙ LAO AN BÌNH ........................................................................66
III.2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN..........................................................................69
III.3. HIỆN TRẠNG KHÁCH DU LỊCH ........................................................................70
III.4. HIỆN TRẠNG SỐ NGÀY LƯU TRÚ ....................................................................72
III.5. HIỆN TRẠNG DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ....................73
III.6. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT .......................................................74
III.7. HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH .......................................................78
III.8. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH ...............................79
III.9. MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH MIỆT VƯỜN TẠI CÙ LAO AN BÌNH ...............................80
III.9.1. Vườn du lịch Sáu Giáo ..........................................................................80
III.9.2. Vườn du lịch Mười Hưởng.....................................................................83

III.9.3. Khu du lịch sinh thái Mai Quốc Nam ....................................................85
III.9.4. Vườn du lịch Sông Tiền - Tám Tiền......................................................87
3


III.9.5. Vườn du lịch An Bình ...........................................................................89
III.9.6. Khu du lịch trang trại Vinh Sang...........................................................91
III.10. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH ....................95
III.10.1. Điểm mạnh .........................................................................................96
III.10.2. Điểm yếu ............................................................................................97
III.10.3. Cơ hội ............................................................................................... 100
III.10.4. Thách thức ........................................................................................ 102
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH MIỆT VƯỜN
TẠI CÙ LAO AN BÌNH .........................................................................................104
IV.1. GIẢI PHÁP NÂNG CẤP ................................................................................. 110
IV.2. KÊU GỌI ĐẦU TƯ ........................................................................................ 112
IV.3. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ...................................................................... 113
IV.4. TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ DU LỊCH MIỆT VƯỜN .......................................... 115
IV.5. ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHÙ HP ............................................. 116
IV.6. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH .............................................. 117
IV.7. ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỪ VÀ AN TOÀN XÃ HỘI....................................... 118
VI.8. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔN TẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH……………118
IV.9. VÍ DU CỤ THỂ VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TẠI ĐIỂM DU LỊCH CAI CƯỜNG ........................................................... 120

IV.9.1. Khái quát điểm du lịch nhà xưa Cai Cường ........................................ 120
IV.9.2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức....................... 1224
IV.9.3. Giải pháp phát triển bền vững du lịch Cai Cường ............................... 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................134
I. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 134

4


II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 137
II.1. Đối với các công ty du lịch ...................................................................... 137
II.2. Đối với chủ vườn ..................................................................................... 138
II.3. Đối với chủ phương tiện vận chuyển tàu thuyền ..................................... 138
II.4. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ............................................................... 139
II.5. Đối với Sở Thương Mại Du Lịch và Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh ..... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................141
PHỤ LỤC ...............................................................................................................143
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ TOUR THAM QUAN DO CÔNG TY DU LỊCH CỬU LONG TỔ
CHỨC ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………143
PHỤ LỤC 2: QUY HOẠCH MỘT SỐ KHU KHU DU LỊCH TRÊN CÙ LAO AN BÌNH
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 146

I. QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU DU LỊCH AN BÌNH ....................................... 146
II. QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU DU LỊCH ĐỒNG PHÚ .................................. 149

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch……………………………………………………44
Bảng 2: Diện tích, dân số, đơn vị hành chính tỉnh Vónh Long năm 2003 ……………………52
Bảng 3: Các điểm du lịch tại cù lao An Bình………………………………………………………………………… 67
Bảng 4: Số lượng khách đến Vónh Long qua các năm…………………………………………………………71
Bảng 5: Ước lượng lượng khách đến cù lao An Bình qua các năm…………………………………72
Bảng 6: Kết quả doanh thu từ ngành du lịch tỉnh Vónh Long …………………………………………74
Bảng 7: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ hoạt động du lịch

tại cù lao An Bình………………………………………………………………………………………………………………………………95
Bảng 8: Chiến lược phát triển bền vững về mặt kinh tế .........................................105
Bảng 9: Chiến lược phát triển bền vững về mặt xã hội .........................................106
Bảng 10: Chiến lược phát triển bền vững về mặt môi trường ................................ 108
Bảng 11 : Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại điểm du lịch Cai
Cường... ..................................................................................................................124
Bảng 12: Hiện trạng sử dụng đất khu An Bình đến năm 2010 …………………………………… 146
Bảng 13: Hiện trạng sử dụng đất khu Đồng Phú ………………………………………………………………150
Bảng 14: Quy hoạch sử dụng đất khu Đồng Phú đến năm 2010……………………………………154

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Công Thần Miếu………………………………………………………………………………………………………………58
Hình 2: Văn Thánh Miếu………………………………………………………………………………………………………………59
Hình 3: Thất Phủ Miếu …………………………………………………………………………………………………………………59
Hình 4: Hoàng phi “quan thánh phụ tử” …………………………………………………………………………………59
Hình 5: Chùa Tiên Châu ………………………………………………………………………………………………………………60
Hình 6: Đình Long Thanh………………………………………………………………………………………………………………60
Hình 7: Thả đèn gió ………………………………………………………………………………………………………………………61
Hình 8: Lễ hội đua Ghe Ngo…………………………………………………………………………………………………………62
Hình 9: Làng trồng rau xã Thuận An ……………………………………………………………………………………… 63
Hình 10: Làng gốm ven sông Cổ Chiên ………………………………………………………………………………… 63
Hình 11: Điểm du lịch Sáu Giáo ……………………………………………………………………………………………… 82
Hình 12: Điểm du lịch Mười Hưởng ………………………………………………………………………………………… 84
Hình 13: Điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam …………………………………………………………………86
Hình 14: Điểm du lịch Sông Tiền ………………………………………………………………………………………………88
Hình 15: Điểm du lịch An Bình……………………………………………………………………………………………………90
Hình 16 a: Điểm du lịch trang trại Vinh Sang…………………………………………………………………………93

Hình 16 b: Điểm du lịch trang trai Vinh Sang…………………………………………………………………………94
Hình 17 a: Điểm du lịch Cai Cường…………………………………………………………………………………………122
Hình 17 b: Điểm du lịch Cai Cường ……………………………………………………………………………………… 123

7


MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, nhờ chính sách chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đất nước,
cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch có những bước phát
triển đáng kể và ngày càng chứng tỏ vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu nền
kinh tế chung. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hằng năm tăng một cách
đáng kể. Năm 1995 Việt Nam đón được 1,35 triệu khách, đến năm 2000 đón 2,14
triệu khách quốc tế và dự báo đến năm 2010 là 6,5 triệu khách, chứng tỏ Việt Nam
là một thị trường du lịch hấp dẫn có sức hút trong khu vực. Còn thị trường trong nước
năm 1995 có khoảng 6,9 triệu lượt khách, năm 2000 là 11 triệu khách và dự báo đến
năm 2010 là 25 triệu khách1.
Vónh Long là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí thuận lợi cho sự
phát triển du lịch. Vónh Long cũng nằm trong vùng ảnh hưởng của trung tâm du lịch
phát triển khá mạnh là Tp. Hồ Chí Minh và của trung tâm tiểu vùng du lịch Tây
Nam Bộ là thành phố Cần Thơ. Tại đây có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt,
có khí hậu mát mẻ với nhiều vườn cây ăn trái đang thực sự hấp dẫn du khách với
nhiều loại hình du lịch khác nhau, trong đó loại hình du lịch miệt vườn đang được
chú trọng phát triển.
Một điểm nhấn rất quan trọng của ngành du lịch Vónh Long là các điểm du lịch
tại cù lao An Bình, một cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên. Đến với cù
lao này chúng ta sẽ được cảm nhận một không khí trong lành của những vườn cây

1


Số liệu của www.vietnamtoursim.com.vn.

8


trái tróu quả, thả mình theo những con nước trên sông trên những chiếc xuồng ba lá
xinh xắn để ngắm cảnh vật thiên nhiên cũng như các làng nghề truyền thống ven
sông, thưởng thức các món ăn Nam Bộ dân dã mà tinh tế, hoà nhập vào đời sống
sinh hoạt hằng ngày của cư dân địa phương…
Tuy nhiên, du lịch miệt vườn ở cù lao An Bình vẫn chưa phát triển tương xứng
với tiềm năng vốn có. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch miệt vườn
tại cù lao An Bình từ đó đề ra những giải pháp thích hợp thúc đẩy du lịch phát triển
bền vững là một việc rất cần thiết. Xuất phát từ những ý tưởng trên, đề tài “Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch miệt vườn tại cù lao An
Bình” được chúng tôi chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
ƒ Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch miệt vườn tại cù lao An Bình thuộc
huyện Long Hồ, tỉnh Vónh Long.
ƒ Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch và du lịch bền vững. Nghiên cứu mối quan
hệ của du lịch với các ngành có liên quan.

-

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch miệt vườn, những thành tựu đạt được và
những mặt hạn chế.


-

Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch miệt vườn tại
cù lao An Bình.

9


III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch bền vững
Đây là chương đầu tiên của đề tài, nội dung bao gồm các khái niệm về du lịch,
mối tương tác của du lịch với các ngành khác, cách phân loại du lịch dựa vào các
tiêu chí phân loại khác nhau. Nội dung quan trọng trong chương này là khái niệm du
lịch bền vững và du lịch miệt vườn, đây là nền tảng cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Khát quát tài nguyên du lịch Vónh Long và cù lao An Bình
Giới thiệu khái quát tài nguyên du lịch Vónh Long và cù lao An Bình, từ đó thấy
được các loại tài nguyên du lịch tự nhiên với hệ thống kênh rạch chằng chịt, khí hậu
ôn hoà, nhiều vườn cây trái xanh tươi. Không những thế, tài nguyên du lịch nhân văn
cũng phong phú và đa dạng góp phần tạo nên bức tranh đẹp cho vùng đất này. Đặc
biệt, các nguồn tài nguyên này góp phần tạo nên những giá trị đặc biệt cho sự phát
triển du lịch miệt vườn ở Vónh Long nói chung và tại cù lao An Bình nói riêng.
Chương 3: Hiện trạng hoạt động du lịch miệt vườn tại cù lao An Bình
Chương này đi sâu vào hiện trạng hoạt động du lịch miệt vườn tại cù lao An
Bình. Cụ thể là tìm hiểu về số lượng khách du lịch, số ngày lưu trú, doanh thu từ du
lịch và hiện trạng về cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,
vận chuyển hành khách từ đó phân tích các điểm mạnh, những cơ hội mà hoạt động
du lịch miệt vườn có được cũng như những thách thức và hạn chế đang tồn tại.
Chương 4: Giải pháp phát triển bền vững du lịch miệt vườn cù lao An Bình

Thông qua việc phân tích hiện trạng du lịch miệt vườn tại cù lao từ đó đề ra một
số giải pháp khắc phục những vướng mắc và một số kiến nghị đến các cô quan, ban

10


ngành có liên quan để kêu gọi sự hổ trợ từ nhiều phía nhằm giúp du lịch miệt vườn
Vónh Long nói chung và cù lao An Bình nói riêng phát triển theo hướng bền vững.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ƒ Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài từ các nguồn như sách tham khảo, báo du
lịch, các đề tài nghiên cứu, các trang thông tin điện tử… các tài liệu này có nội dung
về du lịch bền vững, tổng quan về địa lý Vónh Long, du lịch Vónh Long, một số điểm
du lịch vườn…
Thu thập các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết tại các cơ quan như Sở
Thương Mại và Du Lịch Vónh Long, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Vónh Long, Chi
cục Thống Kê Vónh Long, Uỷ ban Nhân dân huyện Long Hồ.
ƒ Phương pháp khảo sát thực tế
Đi thực tế tại vùng nghiên cứu để quan sát, chụp ảnh… đây là phương pháp thu
được thông tin nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả. Trong quá trình
khảo sát thực tế có điều kiện kiểm chứng và đối chiếu giữa các thông tin đã có để
xác định độ tin cậy của nội dung thông tin thu được, phát hiện các vấn đề thực tế
mới phát sinh. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát thực tế có thể trực tiếp tiếp xúc và
trao đổi với các cơ quan cũng như người dân địa phương đặc biệt là chủ vườn du lịch
về những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
ƒ Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Dựa vào các nguồn tài liệu đã thu thập được, tiến hành chọn lọc, phân tích và
tổng hợp hiện trạng hoạt động du lịch trên địa bàn cù lao An Bình, trong quá trình
thực hiện chúng tôi sử dụng công cụ phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, ñieåm


11


yếu, những cơ hội và thách thức mà du lịch cù lao An Bình gặp phải, từ đó đề xuất
một số giải pháp góp phần phát triển bền vững.
V. SƠ LƯC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tìm hiểu một số ấn phẩm về du lịch và
một số đề tài nghiên cứu trước đó có liên quan đến du lịch tại cù lao An Bình như :
“Nhập môn khoa học du lịch” của tác giả Trần Đức Thanh, nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2005. Trong giáo trình tác giả đã đề cập đến một số vấn
đề khái quát về khoa học du lịch như những khái niệm du lịch, các giai đoạn phát
triển du lịch, loại hình du lịch, điều kiện phát triển du lịch, mối tương tác của du lịch,
bộ máy quản lý du lịch, khoa học du lịch
“Tổng quan du lịch” của tác giả Trần Văn Thông, tài liệu lưu hành nội bộ thuộc
Khoa Du Lịch trường Đại Học Dân Lập Văn Lang, năm 2002. Giáo trình này có nội
dung khá đầy đủ, bao quát được những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động du
lịch từ những khái niệm cơ bản về du lịch, các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch,
tính thời vụ trong du lịch đến những nội dung có tính chuyên sâu như tác động của
du lịch, kinh doanh du lịch, tổ chức quản lý ngành du lịch, du lịch bền vững,…
Công trình nghiên cứu “Tài nguyên du lịch” của hai tác giả Bùi Thị Hải Yến và
Phạm Hồng Long, nhà xuất bản Giáo Dục, năm 20007. Các tác giả đã cung cấp
những vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch cũng như khái quát về tài nguyên du lịch
Việt Nam thông qua các chương như dẫn luận tài nguyên du lịch, đánh giá tài
nguyên du lịch, đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường,
quản lý và tôn tạo tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch Việt Nam và giới thiệu các
vườn quốc gia của Việt Nam.

12



Đề tài “Tiềm năng và định hướng khai thác du lịch miệt vườn tại Vónh Long” của
tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lal sinh viên khoa Du Lịch trường Đại Học Dân Lập Văn
Hiến. Trong đề tài, tác giả nêu lên một số khái niệm về du lịch sinh thái, các loại
hình du lịch sinh thái ở Việt Nam, phân tích tiềm năng du lịch miệt vườn trên địa
bàn toàn tỉnh từ đó nêu lên định hướng khai thác và phát triển.
Đề tài “Đánh giá tiềm năng và định hướng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
Vónh Long” của Nguyễn Huỳnh Quang, sinh viên ngành Quản Trị Du Lịch trường
Đại Học Dân Lập Cửu Long. Qua đề tài, tác giả nêu lên một số khái niệm về quy
hoạch du lịch, các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, đánh giá tiềm năng du
lịch sinh thái Vónh Long, định hướng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái trong giai
đoạn 2006-2020 từ đó đề ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Vónh Long.
Nhìn chung, các đề tài nêu trên đều nghiên cứu về hoạt động du lịch tại Vónh
Long trên nhiều lónh vực khác nhau nhưng hầu hết đều chưa làm rõ khái niệm du
lịch bền vững và du lịch miệt vườn, chưa phân tích hiện trạng hoạt động du lịch miệt
vườn tại cù lao, vì thế chưa cho chúng ta cái nhìn chung về hoạt động du lịch tại cù
lao An bình và những định hướng phát triển du lịch miệt vườn tại đây.
VI. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được giới hạn trong phạm vi 4 xã cù lao đó là xã An Bình, Bình Hoà
Phước, Hoà Ninh và Đồng Phú. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu chỉ tập trung tại
một số nhà vườn tiêu biểu trên địa bàn 4 xã cù lao bao gồm các điểm vườn như điểm
du lịch Sáu Giáo, du lịch Mười Hưởng, du lịch Tám Tiền, du lịch nhà xưa Cai Cường
và một số điểm du lịch tư nhân như du lịch trang trại Vinh Sang, du lịch sinh thái
Mai Quốc Nam. Trên cơ sở các điểm du lịch khảo sát chúng tôi chọn điểm du lịch

13


Cai Cường làm ví dụ cụ thể để đưa ra giải pháp phát triển bền vững du lịch miệt
vườn.
VII. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

ƒ Ý nghóa khoa học
Đề tài tiến hành nghiên cứu các khái niệm cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái, du
lịch bền vững và du lịch miệt vườn. Từ đó làm rõ ý nghóa của du lịch sinh thái bởi
thuật ngữ du lịch sinh thái hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhưng còn khá tuỳ
tiện. Bên cạnh đó, đề tài bước đầu nghiên cứu tổng quát về du lịch Vónh Long, đặc
biệt đi sâu nghiên cứu du lịch miệt vườn tại cù lao An Bình, đánh giá hoạt động du
lịch miệt vườn tại cù lao này. Đề tài hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào quá trình
nghiên cứu phát triển du lịch tại Vónh Long. Ngoài ra, đề tài cũng có thể là tài liệu
tham khảo cho những ai quan tâm đến du lịch Vónh Long.
ƒ Ý nghóa thực tiễn
Quá trình thực hiện đề tài chính cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về vùng đất Vónh
Long, đặc biệt là vùng miệt vường sông nước của các cù lao, hiểu sâu hơn về cuộc
sống và sinh hoạt của người dân địa phương, biết thêm những di tích lịch sử - văn
hoá và cảnh quan thiên nhiên đặc thù tại miệt vườn Nam Bộ. Bên cạnh đó, việc thực
hiện đề tài còn giúp chúng tôi có được những kinh nghiệm bổ ích trong việc tiến
hành nghiên cứu thực tế tại địa phương.

14


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
I.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
(

) với ý nghóa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hoá thành

“tornus” và sau đó thành “tour” trong tiếng Pháp nghóa là đi vòng quanh, một cuộc
dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Theo Robert Lanquar, thuật ngữ du

lịch “tourist” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 18002. Người
Trung Quốc gọi tourism là du lãm với ý nghóa là đi chơi để nâng cao nhận thức3.
Trong tiếng Việt, tourism được dịch thông qua tiếng Hán, “du” có nghóa là đi chơi,
“lịch” có nghóa là từng trải và được hiểu là một cuộc đi chơi cho biết xứ người4. Tuy
nhiên, khái niệm về du lịch cho đến hiện tại vẫn còn nhiều tranh luận, dưới mỗi góc
độ nghiên cứu khác nhau của mỗi tổ chức, cá nhân thì có một cách hiểu khác nhau.
Theo Liên hiệp Quốc tế các Tổ chức Lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO) thì “Du lịch được hiểu là hành động du khách
đến nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Du lịch họp tại Rôma-Ý (21/8 - 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghóa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
Robert Lanquar. Kinh tế du lịch. Nxb thế giới. Hà Nội 1993. Người dịch Phạm Ngọc Uyển và Bùi
Ngọc Chưởng.

2

3

Từ điển Anh - Việt, Hoa Việt.

4

Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội. Hà Noäi 1995

15


tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú

không phải là nơi làm việc của họ”.
Trong giáo trình “Thống Kê Du Lịch” Nguyễn Cao Thường 5 cho rằng: “Du lịch
là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải
trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên
cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch ở các lónh vực
khác như địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu được trong khái niệm về
du lịch. Theo nhà địa lý học Michaud: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất
và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường
ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo 6”.
Theo các chuyên gia biên soạn từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đã nêu lên
khái niệm du lịch với hai ý nghóa. Nghóa thứ nhất là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham
quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật,… Nghóa thứ hai,
du lịch được xem là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt:
nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp
phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với
dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lónh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất
lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu tại chỗ.

5

Nguyễn Cao Thường, Thống kê du lịch, Nxb Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, 1990.

6

Trích trong “Nhập môn du lịch” của tác giả Trần Đức Thanh. Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội, 2005.

16



Trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ
thường có khá nhiều nghóa, đặc biệt trong tiếng Việt, nghóa của từ ngữ rất phong phú
và đa dạng. Như vậy, cố gắng giải thích một đơn vị từ đa nghóa như “du lịch” bằng
cách gộp các nội dung khác nhau vào chung một khái niệm sẽ làm cho khái niệm trở
nên không rõ ràng vì du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là một hiện
tượng xã hội, góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẽ cho cộng đồng, giáo dục
lòng yêu nước, tình đoàn kết,… Cho đến nay, có không ít người cho du lịch chỉ là một
ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu quan tâm hàng đầu là phải mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất. Điều đó cũng đồng nghóa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên,
mọi cơ hội để kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận.
Dựa vào cách tiếp cận các khái niệm về du lịch của các chuyên gia, các tổ chức
nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi hiểu khái niệm du lịch ở hai
khía cạnh như sau:
Thứ nhất, du lịch là sự di chuyển và lưu trú trong ngày hoặc qua đêm của các cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú trong thời gian rỗi của mình nhằm mục đích phục
hồi sức khoẽ, giải trí, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh,… có hoặc không
kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở
chuyên nghiệp cung ứng.
Thứ hai, du lịch cũng là một lónh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú của các cá nhân hay tập thể trong
thời gian rỗi với mục đích phục hồi sức khoẻ, giải trí, nâng cao nhận thức về thế giới
xung quanh,…
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách thì du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự
phát triển kinh tế xã hội của loài người khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định.
17


Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, sự gia tăng thu nhập bình quân đầu
người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao

thông và thông tin ngày càng phát triển, làm gia tăng nhu cầu nghỉ ngơi, tham gia du
lịch của con người. Bản chất thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị
vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.
Nhìn từ góc độ các chính sách phát triển du lịch, các nhà quản lý dựa trên nền
tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định các chiến lược phát triển du lịch, định
hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch
độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng
quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương
ứng.
Nhìn từ góc độ sản phẩm du lịch thì có thể hiểu sản phẩm đặc trưng của du lịch là
các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử,
di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật
như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
I.2. MỐI TƯƠNG TÁC CỦA DU LỊCH VỚI CÁC NGÀNH KHÁC
Do bản thân du lịch là một khoa học liên ngành nên trong quá trình tồn tại và
phát triển nó cũng có các mối quan hệ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lónh
vực khác nhau như kinh tế, văn hoá - xã hội, tài nguyên môi trường…
I.2.1. DU LỊCH VÀ KINH TẾ
I.2.1.1. Vai trò của kinh tế đối với sự phát triển du lịch
Nền kinh tế tác động trực tiếp và nhiều mặt đến đến hoạt động du lịch. Một khi
kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao thu nhập. Số
tiền dư thừa có ý nghóa quan trọng trong việc quyết định tham gia du lịch của du
18


khách tiềm năng. Những tiến bộ của công nghệ và sự phân công chuyên môn hoá
lao động trong xã hội cũng làm cho thời gian rỗi nhiều hơn. Mặt khác, kinh tế phát
triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng các nhu cầu của du khách một cách
tốt hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều ngành kinh tế tham gia vào việc thúc
đẩy sự phát triển của du lịch.

Nông nghiệp là một ngành có ảnh hưởng quan trọng đến du lịch. Sản phẩm nông
nghiệp được cung cấp làm thực phẩm cho du khách. Du lịch cũng dựa vào nông
nghiệp để phát triển thành các loại hình du lịch khác nhau thông việc đưa du khách
đến các vùng chuyên canh nông nghiệp về trồng trọt hoặc chăn nuôi với mục đích
tham quan, tìm hiểu. Những hệ thống nông nghiệp điển hình là những điểm du lịch
hấp dẫn đối với dạng du khách là nông dân.
Đi đôi với nông nghiệp là công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngành du lịch không
chỉ tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm tươi sống mà còn tiêu thụ khá
nhiều loại thực phẩm chế biến. Các ngành công nghiệp khác cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc cung ứng những vật tư và thiết bị cho ngành du lịch.
Trong thời gian xây dựng ban đầu, ngành xây dựng và vật liệu xây dựng có vai
trò rất quan trọng đối với du khách. Những công trình kiến trúc đẹp, được xây dựng
công phu, tốn kém là nguồn tài nguyên góp phần hấp dẫn du khách đến và lưu trú lại
lâu hơn. Mặc dù có nhiều du khách là những người rời khỏi nơi ở tiện nghi của mình
tìm đến những nơi còn hoang sơ, xa lạ nhưng họ vẫn đòi hỏi có điều kiện ăn nghỉ
đàng hoàng, tiện nghi. Nghóa là nếu ngành xây dựng có trình độ thấp kém sẽ không
đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật do du lịch đặt ra.
Thông tin liên lạc phát triển cũng ảnh hưởng sâu sắc đến du lịch. Các phương
tiện truyền tin nhanh chóng sẽ giúp cho việc quảng bá du lịch một cách hữu hiệu.
19


Thông tin hiện đại cũng hổ trợ ngành du lịch, đưa những thông tin cần thiết về một
sản phẩm du lịch độc đáo nào đó cho hàng triệu khách hàng tiềm năng từ khắp mọi
nơi, tạo cho họ có nhu cầu du lịch và quyết định mua sản phẩm du lịch của mình.
Tuy chưa có một khái niệm thống nhất về du lịch nhưng không ai phủ nhận nội
dung “sự di chuyển” trong khái niệm này. Do vậy, có thể thấy rằng hoạt động có vai
trò quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc nhất đến du lịch là giao thông vận tải. Mạng
lưới giao thông dày đặc góp phần thúc đẩy “sự di chuyển” trong du lịch có hiệu quả
hơn, khoảng thời gian được rút ngắn lại làm cho du khách đỡ mệt mõi, tiết kiệm

được nhiều thời gian và lưu lại lâu hơn ở điểm du lịch.
I.2.1.2. Tác động của du lịch đến nền kinh tế
Du lịch là một hoạt động mang tính thời vụ rõ nét. Chính vì vậy mà các doanh
nghiệp du lịch chịu áp lực phải kiếm đủ doanh thu trong mùa du lịch chính để trang
trải mọi chi phí cho doanh nghiệp vào ngoài mùa du lịch. Để thực hiện chiến lược
kinh doanh trong mùa du lịch cao điểm, các doanh nghiệp đã giảm bớt chất lượng
dịch vụ hay chặn lại số cung ở mức thấp hơn cao điểm. Chiến lược này cũng gồm
các biện pháp như khuyến mãi, hạ giá để gia tăng số cầu vào ngoài mùa du lịch
chính trong khi số cung vẫn giữ nguyên. Số cầu bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên
ngoài và không dự báo được.
Du lịch được xem là lónh vực kinh doanh quan trọng nhất trong nền kinh tế thế
giới, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho
quốc gia. Theo khảo sát ở 150 nước của World Tourism Organization (2004): 4/5 số
nước được khảo sát có du lịch là một trong 5 ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao
nhất, trong đó 60/150 nước có du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao nhất.
Du lịch cũng là ngành kinh tế chính mang lại ngoại tệ cho 83% các nước đang phát
20


triển. 1/3 các nước nghèo nhất có du lịch là ngành kinh tế chính mang lại ngoại tệ,
40 nước trong số còn lại có du lịch là ngành kinh tế quan trọng thứ hai (sau dầu mỏ).
Du lịch thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương. Xuất khẩu bằng con
đường du lịch được gọi là xuất khẩu tại chổ như các mặt hàng ăn uống, hàng lưu
niệm. Việc xuất khẩu bằng du lịch có lợi là tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn
nhiều nếu cùng những hàng hoá đó đem xuất khẩu theo đường ngoại thương. Mặt
khác, hàng hoá du lịch được xuất khẩu với giá bán lẻ có giá trị cao hơn giá xuất theo
con đường ngoại thương là giá bán buôn và có thể tiết kiệm được chi phí đóng gói,
bảo quản cũng như phí vận chuyển quốc tế.
Du lịch tác động đến cán cân thu chi. Các quốc gia đều muốn cán cân thu chi là
dương nhưng vì nhiều quốc gia khó thực hiện được điều này nên họ khuyến khích

việc thu hút du khách, được xem như “xuất khẩu” để đóng góp vào cán cân thanh
toán thông qua hoạt động của du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước mình du
lịch. Ngược lại, khi người cư trú trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài thì được
xem là “nhập khẩu” vì tiền bạc rời khỏi quốc gia mình.
Nhìn chung, du lịch có tác động tích cực là làm thay đổi bộ mặt kinh tế của một
khu vực, một quốc gia. Nhiều nước trên thế giới xem du lịch là cứu cánh với mong
muốn vực dậy nền kinh tế non yếu của mình. Tuy nhiên, về mặt kinh tế, du lịch
cũng có một số tác động tiêu cực. Rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá
cả hàng hoá tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của địa phương, nhất là
những người mà thu nhập của họ không có liên quan gì đến du lịch.
I.2.2. DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ XÃ HỘI
I.2.2.1. Vai trò của văn hoá xã hội đối với sự phát triển du lòch

21


Nhận thức của cộng đồng xã hội về thế giới xung quanh nói chung và hoạt động
du lịch nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến du lịch. Ở nhiều nước trên thế giới, số lần
đi du lịch là một trong những tiêu chí để đánh giá mức sống của người dân, trong khi
đó ở một số nước khác du khách được nhìn như những kẻ vô công rỗi nghề. Trong xã
hội công nghiệp, việc có các trang thiết bị phục vụ cho đời sống thường ngày không
phải là một vấn đề khó khăn đối với những người có công ăn việc làm. Giá các mặt
hàng, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp ngày càng rẻ do áp dụng công nghệ tiên
tiến và do cạnh tranh. Trong khi đó việc đi du lịch để tận hưởng một bầu không khí
trong lành đang là nhu cầu cao cấp. Do vậy, việc đi du lịch không chỉ thỏa mãn mục
đích, nhu cầu của chuyến đi mà còn phần nào thoả mãn nhu cầu thể hiện mình trong
xã hội của con người. Trái lại, ở một số nơi trên thế giới, do không muốn chấp nhận
sự thâm nhập của lối sống khác vào cộng đồng, du lịch được xem là một trong những
hiểm hoạ cần ngăn chặn. Hai cách nhìn du lịch như vậy sẽ dẫn đến hai thái độ khác
nhau, có ảnh hưởng trái ngược đến sự phát triển du lịch.

Song song đó, các đối tượng văn hoá cũng có những ảnh hưởng nhất định đến du
lịch. Các đối tượng văn hóa được xem là nguồn tài nguyên nhân văn hấp dẫn du
khách bởi tính đa dạng, tính truyền thống của các đối tượng văn hoá này, chúng cũng
được xem là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa đặc sắc. Như vậy, xét
dưới góc độ thị trường thì văn hoá vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành yếu
tố cầu của hoạt động du lịch. Trong một chừng mực nào đó, có thể xét mối quan hệ
giữa du lịch và văn hoá thông qua một số phương tiện và sản phẩm văn hoá cụ thể.
Các sản phẩm văn hoá như tranh vẽ, điêu khắc, các đồ thủ công mỹ nghệ,… tạo
nên một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Việc đến xem và
mua các mặt hàng lưu niệm cũng là một hình thức giải trí của du khách. Sự trình
diễn dân ca và các loại hình văn nghệ truyền thống cũng như hiện đại là một trong
22


những biểu hiện của văn hoá. Thực tế ở một số nước, âm nhạc là nguồn chủ yếu mua
vui và làm hài lòng du khách trong các cơ sở lưu trú. Đặc biệt, các khách sạn, các
nơi nghỉ mát là nơi du khách có thể thưởng thức các buổi hoà nhạc, biểu diễn lễ hội
truyền thống.
I.2.2.2. Tác động của du lịch đến văn hoá xã hội
Đối với xã hội du lịch có vai trò gìn giữ, phục hồi sức khoẽ và tăng cường sức
sống cho người dân. Ở một khía cạnh nào đó du lịch có tác dụng hạn chế được một
số bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động của con người. Theo công
trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin (1981), nhờ chế độ nghỉ ngơi và
du lịch tối ưu, bệnh tật của du khách giảm trung bình khoảng 30%. Đặc biệt, đối với
bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30% 7.
Phát triển du lịch có tác dụng thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần. Thông qua
việc khai thác du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở rộng tầm mắt, tăng
cường sự hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hoá của quốc gia. Vì vậy,
hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, qua đó tinh thần
yêu quê hương đất nước được tăng lên, ý thức trách nhiệm gìn giữ,ø bảo tồn các giá

trị văn hoá tinh thần cũng như có ý thức bảo vệ thiên nhiên và các di tích lịch sử.
Du lịch cũng góp phần cho việc phục hồi và phát triển các giá trị văn hoá dân
tộc. Nhu cầu nâng cao nhận thức về văn hoá truyền thống của du khách sẽ thúc đẩy
các nhà cung cấp các sản phầm du lịch phải khôi phục, duy trì và tôn tạo các di tích,
lễ hội, các sản phẩm làng nghề,…
Trên đây là một số những lợi ích do sự phát triển du lịch mang lại. Tuy vây, hoạt
động du lịch phát triển cũng kéo theo những tác động tiêu cực đến văn hoá xã hội.
7

Trần Đức Thanh, Nhập môn du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Noäi, 2005.

23


×