ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
TRÂU BÒ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA HUYỆN SÌN HỒ VÀ
THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
Nguyễn Văn Quang, Hoàng Đình Hiếu, Nguyễn Duy Linh, Chung Tuấn Anh,
Bùi Việt Phong, Hồ Văn Núng,
1
Nguyễn Duy Phương,
1
Ngô Đức Minh
Viện Chăn nuôi;
1
Viện Nông hóa Thổ nhưỡng
Tóm tắt
Than Uyên và Sìn Hồ là hai huyện miền núi khó khăn của tỉnh Lai Châu. Điều tra khảo sát tập trung vào
các yếu tố hạn chế liên quan đến nguồn thức ăn và tình hình chăn nuôi gia súc tại các huyện này. Phương pháp PRA
(có sự tham gia thẩm định nông thôn), RRA (Rapid nông thôn thẩm định), phương pháp SWOT sẽ được áp dụng.
RRA và PRA nhấn mạnh phương pháp thảo luận nhóm và biểu đồ và chú ý đặc biệt để người ngoài 'hành vi, thái độ
và tương tác với người dân địa phương. Các bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn sàng sẽ tập trung vào thảo luận nhóm, đặc
biệt là cách làm thế nào để yêu cầu thông tin từ nông dân và giao tiếp tốt giữa người phỏng vấn và người phỏng vấn.
Kết quả cho thấy, chăn nuôi gia súc tại ThanUyên và Sìn Hồ vẫn là quy mô chăn nuôi nhỏ chủ yếu, trình độ dân trí
của nông dân tại Sìn Hồ thấp hơn nhiều so với Than Uyên do vậy mà mức độ nhận thức và áp dụng tiến bộ kỹ thuật
trong chăn nuôi còn rất hạn chế. Hạn chế lớn nhất trong cả 2 huyện hiện nay để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là
thiếu thức ăn thô xanh, đặc biệt trong vụ đông.
1. Đặt vấn đề
Theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Lai Châu, chăn nuôi gia súc ăn cỏ được xác
định là một trong những thế mạnh của tỉnh, đặc biệt đối với 2 huyện Than Uyên, và Sìn Hồ vì
đây là một trong những hoạt động phát triển sinh kế chính của người dân vùng nông thôn. Do
vậy để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ thì việc đảm bảo đủ thức ăn thô xanh cho gia
súc trong năm đặc biệt là các tháng mùa đông là hết sức quan trọng. Đề tài sẽ tiến hành tập trung
nghiên cứu tuyển chọn một số giống cỏ tốt, thích hợp với điều kiện của địa phương phục vụ cho
chăn nuôi trâu bò thịt, sẽ tạo ra tiềm năng mới về thức ăn chăn nuôi theo 2 nghĩa đủ cả về số
lượng và chất lượng. Đây là điều kiện kiên quyết đảm bảo cho chăn nuôi mang tính bền vững và
hiệu quả cao.
Sìn Hồ và Than Uyên là 2 huyện miền núi khó khăn của tỉnh Lai Châu. Người dân ở đây
chủ yếu là dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn theo
phương pháp truyền thống, thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên năng suất cây trồng vật nuôi vẫn
còn thấp. Để phát triển cuộc sống của người dân một cách bền vững, cần phải phát triển hệ thống
nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế-xã hội của huyện Sìn Hồ và Than
Uyên. Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, đảm bảo an ninh
lương thực và góp phần vào xóa đói, giảm nghèo. Chính vì vậy việc đánh giá hệ thống chăn nuôi
trên địa bàn huyện Sìn Hồ và Than Uyên và đề xuất các giải pháp trên cơ sở tiềm năng của địa
phương là việc làm hết sức cần thiết .
Mục tiêu:
Nhằm đánh giá hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố hạn chế chính, liên quan đến
chăn nuôi đại gia súc của, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm phát triển chăn nuôi trâu,
bò tại huyện Than Uyên và Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập và phân tích số liệu về tổng sản lượng, sản phẩm của ngành chăn nuôi ở quy
mô cấp huyện.
- Kết quả thu được từ nghiên cứu được tổng hợp từ các báo cáo của các ban ngành liên
quan.
2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được tiến hành tại 02 xã của huyện Sìn Hồ và Than Uyên có số lượng
trâu bò nhiều nhất.
Các câu hỏi phỏng vấn chính thức và phiếu điều tra được thiết kế phù hợp cho việc đánh
giá hệ thống chăn nuôi ở 3 cấp: cấp xã, cấp thôn/bản và cấp hộ. Mỗi xã, 3 thôn đại diện được
chọn lựa. Tại mỗi thôn, 33 hộ đại diện được lựa chọn để phỏng vấn cấp hộ. Thời gian khảo sát
nghiên cứu từ 15 đến 30 tháng 12 năm 2009. Các thông tin được thu thập trực tiếp bằng cách
phỏng vấn các hộ nông dân qua phiếu điều tra.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn trên nguyên tắc có sự tham gia (PRA, RRA và
SWOT) sẽ được triển khai tại 2 xã và các thôn bản trong xã. Ngoài ra, phỏng vấn kỹ nông dân,
kết hợp với tham vấn cộng đồng, các cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Sở nông nghiệp
và PTNT, Trung tâm khuyến nông tỉnh. Kết quả tham vấn sẽ là cơ sở cho xác định các yếu tố
hạn chế liên quan đến sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thông tin phỏng vấn được quản lý bằng EXCEL 2003 và được xử lý thống kê bằng phần
mềm Statistic for Windows (SWX) 12. Hai phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả và kiểm tra
khi bình phương.
3. Kết quả và đánh giá điều tra
3.1. Tình hình chung về nông hộ và sản xuất nông nghiệp ở huyện Sìn Hồ và Than Uyên
3.1.1. Trình độ văn hóa
Bảng 1. Trình độ văn hóa của nông dân (trong độ tuổi lao động)
Trình độ
Sìn Hồ
Than Uyên
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
Không học
253
78
135
43
Tiểu học cơ sở
47
14
75
24
Trung học cơ sở
22
7
50
16
Trung học PT
3
1
37
12
Cao đẳng, đại học
0
0
18
6
Từ kết quả điều tra (bảng 1), có thể thấy trình độ học vấn ở huyện vùng cao Sìn Hồ rất
thấp: có tới 78% số người dân trong tuổi lao động (>18 tuổi) thuộc các hộ được điều tra không
được đi học. Trong 22% còn lại thì tới 14% học hết tiểu học, 7% tốt nghiệp THCS và chỉ có 3%
tốt nghiệp THPT. Đây thực sự là một trở ngại trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp
nói riêng.
Đối với huyện Than Uyên, nơi có nhiều người kinh sinh sống, trình độ văn hóa cũng
được nâng lên đáng kể: tuy vẫn còn 43% số người trong tuổi lao động không đi học; nhưng đã có
tới 24% học hết tiểu học, 16% tốt nghiệp THCS, 12% tốt nghiệp THPT và đã có 6% vào cao
đẳng đại học.
3.1.2. Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp cấp nông hộ ở Sìn Hồ
Với đặc điểm địa hình cao, dốc, phân cắt mạnh, nên các nông hộ ở Sìn Hồ chủ yếu phát
triển loại đất lúa 1 vụ (95/100 hộ) với trung bình hơn 3000 m
2
/hộ; đất lúa 2 vụ rất hạn chế và
diện tích cũng rất nhỏ chỉ đạt trung bình gần 790 m
2
/hộ. Bên cạnh lúa 1 vụ, đất trồng màu ở Sìn
Hồ cũng khá nhiều với 55% số hộ điều tra có đất trồng màu với diện tích trung bình gần 2000
m
2
/hộ. Diện tích vườn tạp khá tập trung nhưng diện tích nhỏ với trung bình hơn 400 m
2
/hộ. Đất
lâm nghiệp thì tương đối lớn với khoảng 4200 m
2
/hộ. Nhìn chung, với diện tích đất nông lâm
nghiệp trung bình 5872 m
2
/hộ thì các hộ nông dân hoàn toàn có thể tận dụng để phát triển chăn
nuôi gia súc một cách có hiệu quả.
Bảng 2. Diện tích đất đai sản xuất nông – lâm nghiệp quy mô nông hộ ở Sìn Hồ
Loại đất
% hộ có
đất
Diện tích/hộ (m
2
)
Khoảng dao động
Trung bình
1. Đất canh tác
- Đất lúa 1 vụ (nương)
95
720-10.000
3.121
- Đất lúa 2 vụ
5
500-1200
789
- Đất trồng màu
55
100-3.000
1.936
- Đất trồng cỏ/cây TAGS
0
0
0
- Đất vườn đồi
93
50-2.570
403
2.Mặt nước
52
50-4.000
360
3. Đất rừng
22
1000-20.000
4.277
4. Tổng diện tích đất SX nông - lâm nghiệp
100
1000-23.300
5.872
Xuất phát từ đặc điểm không thuận lợi về địa hình, thổ nhưỡng, việc phát triển trồng trọt
ở Sìn Hồ cũng gặp nhiều khó khăn với cơ cấu cây trồng nghèo nàn và năng suất thấp. Lúa 1 vụ
được coi là cây lương thực chính nhưng năng suất ở mức rất thấp với 1,3 tấn/ha/vụ. Cây thức ăn
chăn nuôi như ngô và sắn cũng chỉ đạt năng suất lần lượt là 1,3 và 9,0 tấn/ha, thấp hơn nhiều so
với mức trung bình của cả nước cũng như của vùng Tây Bắc Bộ.
Bảng 3. Sản lượng một số cây trồng chính quy mô nông hộ tại huyện Sìn Hồ
Cây trồng
Năng suất (tấn/ha/vụ)
Mức độ sử dụng (%)
Khoảng
Trung bình
Gia đình ăn
Chăn nuôi
Bán
Lúa nương (1 vụ)
0,8-1,8
1,3 (±0,42)
100
0
0
Lúa 2 vụ
3,0-5,0
3,7 (±0,61)
100
0
0
Ngô
1,0-1,6
1,3 (±0,35)
0
100
0
Sắn
5,0-13,0
9,0 (±2,82)
0
100
0
Đậu tương
-
-
-
-
-
Mía
-
-
-
-
-
Cỏ
-
-
-
-
-
3.1.3. Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp cấp nông hộ ở Than Uyên
Không giống như ở Sìn Hồ, diện tích đất lúa 1 vụ, đất lúa 2 vụ, đất trồng màu của các hộ
ở Than Uyên khá đều nhau, với diện tích trung bình từng loại đất hơn 2300 m
2
/hộ. Diện tích
vườn tạp và đất lâm nghiệp cũng cao gấp hai lần so với Sìn Hồ với trung bình hơn 900 m
2
đất
vườn/hộ và 8.700 m
2
đất rừng/hộ. Với những thuận lợi về diện tích đất, cùng với sự bằng phẳng
về địa hình, Than Uyên đang có những lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc nói chung và trâu
bò nói riêng một cách toàn diện. Tuy nhiên, cũng giống như tại Sìn Hồ, không có hộ điều tra nào
tại Than Uyên có diện tích trồng cỏ chăn nuôi chuyên canh. Qua tìm hiểu thực tế, đã có một số
hộ trồng một số loại cỏ như VA 06, Cỏ Voi theo các chương trình của khuyến nông huyện nhưng
đều trồng xen trong vườn tạp với mục đích tận dụng đất trống là chủ yếu.
Bảng 4. Diện tích đất đai sản xuất nông - lâm nghiệp quy mô nông hộ ở Than Uyên
Loại đất
% hộ có
đất
Diện tích (m
2
)
Khoảng dao động
Trung bình
1. Đất canh tác
- Đất lúa 1 vụ
68
700-9.000
2590
- Đất lúa 2 vụ
85
500-7.000
2573
- Đất trồng màu
59
500-10.000
2303
- Đất trồng cỏ/cây TAGS
0
0
0
- Đất vườn đồi
97
50-4.000
921
2.Mặt nước
70
50-3.000
436
3. Đất rừng
10
2.000-20.000
8.700
4. Tổng diện tích đất SX nông - lâm nghiệp
100
1.120-28.550
7.472
Từ lợi thế về đất đai, trồng trọt tại Than Uyên cũng có những kết quả khả quan hơn so
với Sìn Hồ. Cơ cấu cây trồng đa dạng: ngoài việc phát triển lúa 2 vụ bên cạnh lúa 1 vụ truyên
thống, nông dân còn tiến hành thâm canh ngô, sắn; xen canh lạc, đậu tương với ngô. Năng suất
lúa nương 1 vụ đạt 1,5 tấn/ha/năm và lúa 2 vụ đạt 4,3 tấn/ha/vụ. Năng suất ngô hạt đạt gần 4
tấn/ha/vụ tuy không cao so với trung bình các vùng chuyên canh ngô nhưng đạt mức khá so với
điều kiện đất đai của tỉnh Lai Châu. Năng suất sắn đạt mức khá cao trung bình là 10,3
tấn/ha/năm.
Bảng 5. Sản lượng một số cây trồng chính quy mô nông hộ tại Than Uyên
Cây trồng
Năng suất (tấn/ha/vụ)
Mức độ sử dụng (%)
Khoảng
Trung bình
(± ĐLC)
Gia đình
ăn
Chăn nuôi
Bán
Lúa nương (1 vụ)
0,8-2,0
1,5 (±0,63)
100
0
0
Lúa 2 vụ
4,0-5,1
4,3 (±0,92)
80
20
0
Ngô
3,0-4,5
3,9 (±0,98)
0
70
30
Sắn
5,0-14,5
10,3 (±2,9)
0
100
0
Đậu tương
-
-
-
-
-
Mía
-
-
-
-
Cỏ
-
-
-
-
-
3.2. Tình hình chung về chăn nuôi ở huyện Sìn Hồ và Than Uyên
Bảng 6. Số lượng gia súc, gia cầm huyện Sìn Hồ và Than Uyên giai đoạn 2004-2008 (con)
Vật nuôi
2004
2005
2006
2007
2008
Tăng/giảm %
so với 2004
Huyện Sìn Hồ
Trâu
20.056
21.203
22.410
23.799
22.040
9.9
Bò
1.087
1.149
1.302
1.302
1.165
7.2
Ngựa
3.341
3.433
3.535
2.925
2.925
-12.5
Dê
4.554
4.974
5.345
5.710
5.710
25.4
Lợn
36.485
38.209
40.770
40.630
42.856
17.5
Gia cầm
145.446
159.270
166.850
169.820
179.073
23.1
Tổng cộng
210.969
228.238
240.212
244.186
253.769
20.3
Huyện Than Uyên (chưa tách huyện)
Vật nuôi
2004
2005
2006
2007
2008
0.2
Trâu
26.125
26.841
25.706
26.473
24.035
-8.0
Bò
4.177
5.245
4.685
4.781
5.192
24.3
Ngựa
2.466
2.056
1.956
1.956
1.180
-52.1
Dê
7.547
9.522
9.722
11.348
13.771
82.5
Lợn
42.084
47.772
45.456
49.100
49.858
18.5
Gia cầm
139.868
140.290
296.802
320.084
330.184
136.1
Tổng cộng
222.267
231.726
384.327
413.742
424.220
90.9
(Nguồn: Thống kê tỉnh Lai Châu, 2008 [1]; Báo cáo KTXH năm 2008-2009 huyện Sìn Hồ và Than Uyên [2-3])
Trong sự phát triển của đàn gia súc, tỷ lệ đàn trâu tăng đều đến năm 2007 thì giảm mạnh
ở cả hai huyện do hậu quả của đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008 trong đó huyện Sìn Hồ có hơn
1759 con trâu và Than Uyên có hơn 2438 con trâu bị chết rét. Tổng số trâu chết rét của 2 huyện
Sìn Hồ và Than Uyên chiếm tới 52,3% số trâu chết do rét năm 2008 của cả tỉnh Lai Châu (8023
con) (số liệu Sở NN&PTNT Lai Châu, [2,3]).
Trong khi đàn ngựa có xu hướng giảm dần ở cả hai huyện, đặc biệt có nơi giảm tới hơn
50% (huyện Than Uyên) thì số lượng đầu dê tăng nhanh. Số đầu dê tại huyện Sìn Hồ tăng 25%
và tại Than Uyên tăng đến 82%. Nguyên nhân là do Lai Châu đã có các chương trình/dự án hỗ
trợ chăn nuôi dê tại địa phương trong những năm qua; nên nông dân ở huyện Sìn Hồ và Than
Uyên đã nhận thức được vai trò của con dê trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Số lượng đàn lợn phát triển ổn định trong những năm qua. Đàn lợn năm 2008 của cả hai
huyện chỉ tăng 17-18% so với năm 2004, thấp nhất so với những loại vật nuôi khác. Thực tế,
người dân nơi đây nuôi lợn chủ yếu bằng phương thức quảng canh và khoảng 50% giống địa
phương; lợn thịt xuất chuồng đạt 50 kg trong 6 tháng nuôi.
Đàn gia cầm vẫn tăng mạnh trong 5 năm vừa qua mặc dù dịch cúm gia cầm xảy ra nhiều
nơi ở trong nước và ngay tỉnh Lai Châu: số lượng gia cầm năm 2008 ở huyện Sìn Hồ tăng 23%
so với năm 2004 và đặc biệt đàn gia cầm ở huyện Than Uyên tăng đến 136%. Do Sìn Hồ và
Than Uyên là một huyện vùng cao nên không bị ảnh hưởng lớn của dịch cúm gia cầm, đó là cơ
hội để phát triển chăn nuôi gia cầm trong khi số lượng gia cầm ở các địa phương khác trong
nước đang giảm [5].
Bảng 7. Số lượng đại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê) của tỉnh Lai Châu - phân theo huyện/thị xã
Huyện/TX
2004
2005
2006
2007
2008
TX Lai Châu
17.840
2.238
2.617
2.800
2.712
Huyện Tam Đường
16.932
18.598
19.180
18.382
Huyện Mường Tè
13.782
15.937
15.505
16.211
21.205
Huyện Sìn Hồ
29.038
30.759
32.592
33.736
31.840
Huyện Phong Thổ
15.242
16.168
16.144
21.662
22.251
Huyện Than Uyên
40.315
43.664
42.069
44.558
44.178
Tổng cộng
116.217
125.698
127.525
138.147
140.568
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lai Châu năm 2008
Đánh giá một cách tổng quát, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, thời
tiết và dịch bệnh, số lượng đàn gia súc, gia cầm nuôi ở Lai Châu nói chung và 2 huyện Sìn Hồ
và Than Uyên nói riêng vẫn tăng đếu trong những năm qua. Theo số liệu thống kê của Cục thống
kê tỉnh (năm 2008-bảng 3), tổng đàn đại gia súc nói chung và trâu, bò nói riêng ở 2 huyện Sìn Hồ
và Than Uyên luôn dẫn đầu tỉnh về số lượng trong 5 năm (2004-2008). Mặc dù ảnh hưởng nặng
nề bợt đợt rét đầu năm 2008, nhưng số lượng gia súc nhai lại ở hai huyện tính đến tháng 12 năm
2008 tăng gần 10% so với năm 2004. Như vậy, Sìn Hồ và Than Uyên có tiềm năng và điều kiện
cần để phát triển chăn nuôi đại gia súc, vừa giúp xóa đói giảm nghèo, vừa tạo ra công ăn việc
làm cho nông dân, đồng thời là tiền đề để phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn
trong tương lai.
3.3. Tình hình chăn nuôi trâu bò ở các nông hộ
3.3.1. Qui mô chăn nuôi trâu bò cấp nông hộ
Kết quả khảo sát về tình hình chăn nuôi ở cấp nông hộ của huyện Sìn Hồ và Than Uyên
được trình bày ở bảng 8.
Bảng 8. Quy mô chăn nuôi trâu bò ở các hộ điều tra của huyện Sìn Hồ và Than Uyên
Quy mô
(con/hộ)
Sìn Hồ (n=100)
Than Uyên (n=100)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
1
16
16
24
24
2
34
34
24
24
3-4
39
39
36
36
≥ 5
11
11
16
16
Kết quả điều tra 100 hộ chăn nuôi trâu, bò ở Sìn Hồ cho thấy chăn nuôi trâu, bò phổ biến
là qui mô nhỏ (bảng 1). Số hộ nuôi qui mô 2 và 3-4 con chiếm tỉ lệ cao nhất (đều trên 30%), rất ít
hộ nuôi với qui mô 1 con hoặc lớn hơn 5 con. Những hộ nuôi 1 con thường là những hộ nghèo
bắt đầu nuôi bò từ các nguồn vốn ưu đãi. Chăn nuôi qui mô lớn (> 5 con) chỉ thấy ở một số hộ có
điều kiện kinh tế.
Kết quả điều tra 100 hộ chăn nuôi trâu, bò ở Than Uyên cũng cho thấy quy mô tương tự:
phổ biến là qui mô nhỏ và vừa (bảng 8). Số hộ nuôi qui mô 3-4 con chiếm tỉ lệ cao nhất (hơn
35%), số hộ nuôi với qui mô 1 hoặc 2 con là tương đương nhau với 24%. Chăn nuôi qui mô lớn
(> 5) có tỷ lệ lớn hơn 15%.
Các nông hộ ở Lai Châu nói chung va 2 huyện Sìn Hồ, Than Uyên nói riêng thì đa số đều
khó có đủ điều kiện về vốn để mở rộng qui mô chăn nuôi gia súc nhai lại. Vì thế, sự tồn tại của
hình thức chăn nuôi qui mô nhỏ là tất yếu: vừa sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng công lao
động, tạo nguồn phân bón hữu cơ và tăng thu nhập cho gia đình.
Số liệu điều tra (bảng 9) đánh giá về chăn nuôi trâu của các hộ điều tra cho thấy: Tỷ lệ hộ
gia đình nuôi trâu ở hai huyện là tương đương nhau nhưng khác biệt đáng kể về quy mô: ở Sìn
Hồ có 89% hộ nuôi trâu và qui mô 2,87 con/hộ trong khi Than Uyên có 88% hộ nuôi trâu nhưng
qui mô 3,27 con/hộ. Trâu nuôi tại các nông hộ của huyện Sìn Hồ và Than Uyên 100% là giống
địa phương.
Bảng 9. Giống trâu, bò ở các hộ điều tra của huyện Sìn Hồ và Than Uyên
Loại vật nuôi
Sìn Hồ (n=100)
Than Uyên (n=100)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Trâu địa phương
89
89
88
88
Trâu lai
0
0
0
0
Bò địa phương
9
9
5
7
Bò (vàng) lai SIND
2
2
7
5
Về hiện trạng giống bò: chỉ có tổng số 11% nông hộ được điều tra ở huyện Sìn Hồ nuôi
bò trong đó chủ yếu là bò địa phương (9% trong tổng số 11%) với quy mô 2,43 con/hộ và tỷ lệ
bò lai Sind thấp hơn nhiều (chỉ 2%) với quy mô 3 con/hộ. Đối với huyện Than Uyên, tỷ lệ người
dân nuôi bò cũng cho kết quả tương tự (khoảng 12%) và giống bò địa phương được nuôi có tỷ lệ
cao hơn bò lai Sind tuy không quá lớn (chiếm 7% so với 5%). Tuy nhiên, số đầu bò lai Sind ở
những hộ nuôi tại Than Uyên đạt trung bình 11 con/hộ so với trung bình 3,29 con/hộ đối với
giống bò địa phương.
Như vậy, có thể thấy xu hướng nuôi trâu và bò lai sind với quy mô vừa đang bắt đầu hình
thành tại Than Uyên, vì đây là vùng khá bằng và phát triển, lại có nhiều người Kinh sinh sống,
lên khả năng tiếp cân và nhận thức về tầm quan trọng của chăn nuôi trâu bò lai sind đang dần
được cải thiện.
3.3.2. Mục đích và phương thức chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi trâu bò tại Sìn Hồ và Than Uyên với đa mục đích vẫn chiếm ưu thế. Phần
đông nông hộ chăn nuôi tận dụng sẽ là một trở ngại lớn cho các hoạt động nhằm mục tiêu tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Vì thế, cần có phương pháp tiếp cận phù hợp để lựa
chọn những kỹ thuật thích ứng với khả năng đầu tư, áp dụng và đáp ứng nhu cầu của nông hộ.
Kết quả điều tra bảng 10 cho thấy: 74% số hộ ở Sìn Hồ và 88% số hộ ở Than Uyên nuôi
trâu, bò với từ 2 mục đích trở lên. Trong đó, với 99% số hộ tại Sìn Hồ và 81% số hộ tại Than
Uyên nuôi trâu bò để nhằm mục đích lấy sức kéo. Bên cạnh đó, mục đích nuôi trâu bò để sinh
sản cũng chiếm tỷ lệ khá cao: đạt 69% tại Sìn Hồ và 77% tại Than Uyên.
Bảng 10: Mục đích chăn nuôi trâu, bò của các nông hộ điều tra
Mục đích
Sìn Hồ
Than Uyên
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Sinh sản
69
69
77
77
Bán thịt
0
0
6
6
Cày kéo
99
99
81
81
Lấy phân
19
19
51
51
Khác
0
0
1
1
Trong chăn nuôi gia súc, phương thức chăn thả tự do truyền thông vẫn chiếm ưu thế. Cụ
thể về tỉ lệ hộ lựa chọn các phương thức chăn nuôi khác nhau được trình bày ở bảng 11.
Bảng 11. Phương thức chăn nuôi đàn trâu, bò của các hộ điều tra
Phương thức chăn nuôi
Sìn Hồ
Than Uyên
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Thả rông
(bãi chăn thả công cộng)
81
81
94
94
Chăn thả ở đồi rừng
(của gia đình)
19
19
6
6
Chăn thả ở trong vườn
(của gia đình)
0
0
0
0
Nuôi nhốt trong chuồng
0
0
0
0
Kết quả bảng 11 cho thấy có hơn 80% số hộ ở Sìn Hồ và hơn 90% số hộ ở Than Uyên
nuôi trân bò theo phương thức nuôi thả rông ở các bãi chăn thả công cộng; nuôi chăn thả trong
vườn/đồi của gia đình chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (tại Sìn Hồ là 19% và Than Uyên là 6%). Với tình
trạng hiện nay, khi các bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp, sự khan hiếm dần nguồn thức ăn tự
nhiên thì việc chăn nuôi trâu, bò với dù ở qui mô nhỏ cấp nông hộ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn.Trên một góc độ khác, phương thức nuôi chăn thả rông không
đồng nghĩa với giảm công lao động phục vụ cho nuôi trâu bò. Điều đáng quan tâm là lực lượng
lao động thực hiện chăn dắt trâu bò chủ yếu là lao động phụ, trong đó có nhiều em là học sinh
phổ thông. Vì thế, chiến lược thúc đẩy sự phát triển của phương thức nuôi nhốt trong tương lai
còn có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhằm góp phần giảm lao động trẻ em và nâng cao chất lượng
học tập. Thực hiện chăn nuôi trâu, bò theo phương thức nụôi nhốt sẽ tiện lợi cho việc lai tạo
giống, kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc; nhưng chắc rằng cần nhiều hơn về lượng thức ăn để
cung cấp cho gia súc và khi không đảm bảo khẩu phần ăn thì tất yếu sẽ dẫn đến những kết quả
ngoài mong muốn. Vì vậy, cần tìm ra giải pháp để vừa giải quyết đủ số lượng và chất lượng thức
ăn thoả mãn nhu cầu của gia súc, đồng thời chi phí cho một đơn vị sản phẩm có thể chấp nhận
được.
3.3.3. Nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi trâu bò quy mô nông hộ
3.3.3.1. Thức ăn thô xanh (cỏ cắt, cây thức ăn xanh )
Nguồn thức ăn thô xanh dùng cho chăn nuôi rất quan trọng đối với chăn nuôi trâu bò vì
loại thức ăn này bổ sung đáng kể lượng chất dinh dưỡng để tăng trưởng.
Bảng 12. Tỷ lệ sử dụng nguồn thức ăn thô xanh (bổ sung) trong chăn nuôi của các hộ điều tra
(Sìn Hồ)
Loại TA xanh
Hộ ND sử dụng
Lượng TA
Nguồn cung cấp (%)
Số hộ
(%)
Kg/con/ngày
(TB±ĐLC)
Vườn đồi
của GĐ
Tự
nhiên
Cả hai
Cỏ cắt
77
77
4,6 (±2,0)
22
70
8
Cây thức ăn xanh
23
23
4,3 (±1,3)
65
35
0
Không dùng
0
0
-
-
-
-
(Ghi chú: Lượng thức ăn này là lượng thức ăn được gia đình tìm kiếm bổ sung thêm cho trâu bò ngoài việc
chăn thả tự nhiên).
Theo kết quả điều tra tại Sìn Hồ, nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cỏ
tự nhiên khi có tới 77% số hộ nông dân cắt thêm cỏ (70% có nguồn gốc tự nhiên) để làm thức ăn
bổ sung cho trâu bò. Chỉ có 23% hộ nông dân sử dụng các cây thức ăn xanh nguồn làm thức ăn
bổ sung cho trâu bò với 65% lượng thức ăn này cắt từ vườn nhà và 25% tìm kiếm ngoài tự nhiên.
Lượng thức xanh được các hộ bổ sung vào khẩu phân ăn cho gia súc nhai lại đạt mức thấp, trung
bình từ 4,3-4,6 kg/con/ngày.
Bảng 13. Tỷ lệ sử dụng nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi của các hộ điều tra
(Than Uyên)
Loại TA xanh
Hộ ND sử dụng
Lượng TA
Nguồn lấy (%)
Số hộ
(%)
Kg/con/ngày
(TB±ĐLC)
Vườn đồi
của GĐ
Tự nhiên
Cả hai
Cỏ cắt
62
62
6,2 (±2,4)
24
74
2
Cây thức ăn xanh
35
35
7,4 (±3,3)
63
34
3
Không dùng
13
13
0
-
-
-
Đối với huyện Than Uyên, kết quả bảng 13 cho nhận xét: Mặc dù lượng thức ăn thô xanh
của trâu bò ở huyện cao hơn hẳn so với ở Sìn Hồ (trung bình 6,2-7,4 kg/con/ngày) nhưng 62% là
cỏ (với 74% lượng cỏ lấy từ tự nhiên) và 35% là cây thức ăn xanh (với 63% lượng lấy từ vườn
đồi của gia đình). Như vậy, những ưu thế về đất đai, địa hình giúp tăng lượng TA tươi xanh
đáng kể cho chăn nuôi ở Than Uyên.
Bảng 14. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của thức ăn tươi xanh các tháng trong năm cấp
nông hộ
Tháng
Mức độ đáp ứng (% hộ)
Sìn Hồ
Than Uyên
Thiếu (1)
Đủ (2)
Thừa (3)
Thiếu (1)
Đủ (2)
Thừa (3)
1
92
8
0
95
5
0
2
94
6
0
86
14
0
3
53
36
8
58
41
1
4
19
62
19
3
86
11
5
17
53
30
2
50
48
6
15
49
36
6
48
46
7
15
57
28
12
58
40
8
16
63
21
9
67
24
9
22
66
12
28
58
14
10
77
23
0
68
28
4
11
94
6
0
70
20
10
12
95
5
0
89
7
4
Theo số liệu bảng 14, thức ăn tươi xanh cho trâu bò đặc thiếu vào các tháng 10, 11, 12, 1
và 2: Số hộ thiếu thức ăn tươi xanh cho trâu bò vào giai đoạn này ở Sìn Hồ là từ 77 - 95% và ở
Than Uyên là 68 - 95%. Đây là cũng là những tháng lanh nhất trong năm nên hậu quả của vấn đề
thiếu thức ăn gây ra cho trâu bò sẽ rất lớn nếu như công tác dự trữ thức ăn và chống rét không
được quan tâm đúng mức. Kết quả điều tra cũng cho thấy các tháng mùa mưa (tháng 4-9) thì
mức nguồn thức cho trâu bò được cải thiện đáng kể: chỉ có 19-22% hộ ở Sìn Hồ và ở 3-12% hộ ở
Than Uyên thiếu thức ăn chăn nuôi tươi xanh; còn lại là đủ và thừa ăn tươi xanh cho trâu bò.
3.3.3.2. Thức ăn từ phế phụ phẩm nông nghiệp
Với đặc thù của vùng Sìn Hồ là địa hình cao dốc, khó canh tác nên bình quân diện tích
canh tác/hộ thấp, cơ cấu cây trồng cây trồng ở nông hộ không đa dạng trong đó các cây chủ lực
là lúa, ngô. Phụ phẩm của các cây trồng (lúa, ngô) này đã tạo nên nguồn thức ăn đáng kể cho
trâu, bò. Tuy nhiên, kết quả điều tra về tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong
chăn nuôi được trình bày ở bảng 15 cho thấy số lượng sẵn có ít và tỷ lệ sử dụng nó vào chăn nuôi
rất thấp: chỉ có 17% số hộ dùng rơm và 16% số hộ dùng thân lá ngô làm thức ăn cho trâu bò;
ngoài ra có tới 83% không dùng bất cứ loại phụ phẩm kể trên làm thức ăn chăn nuôi.
Bảng 15. Tỷ lệ sử dụng nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp (bổ sung) trong chăn nuôi trâu
bò của các hộ điều tra (Sìn Hồ)
Loại TA
Hộ ND sử dụng
Lượng TA
Nguồn cung cấp (%)
Số hộ
(%)
Kg/con/ngày
(TB±ĐLC)
Vườn đồi
của GĐ
Tự nhiên
Cả hai
Rơm
17
17
10,7 (±3,1)
100
-
-
Dây khoai
-
-
-
-
-
-
Ngọn mía
-
-
-
-
-
-
Thân lá ngô
16
16
8,1 (±1,9)
100
-
-
Thân lá lạc
-
-
-
-
-
-
Thân lá sắn
-
-
-
-
-
-
Không dùng
83
83
-
-
-
-
(Ghi chú: Lượng thức ăn này là lượng thức ăn được gia đình bổ sung thêm cho trâu bò trong những ngày mưa,
không đi cắt cỏ hoặc chăn thả được hoặc tận dụng sau mỗi mùa vụ)
Theo tìm hiểu thực tế, do nông dân chủ yếu canh tác 1 vụ nên nguồn phế phụ phẩm nông
nghiệp không nhiều nhưng các nông hộ cũng không triệt để tận dụng nguồn phụ phẩm nông
nghiệp có sẵn làm thức ăn cho trâu, bò. Các loại phụ phẩm cây trồng tuy có tính mùa vụ và kích
thước cồng kềnh, nhưng nếu nông hộ triệt để thực hiện các biện pháp chế biến, dự trữ thì chắc
rằng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu thức ăn thô cho gia súc trong mùa khô.
Than Uyên có địa hình không quá dốc, có nơi tương đối bằng phẳng nên tuy bình quân
diện tích canh tác/hộ khá cao và cơ cấu cây trồng ở nông hộ cũng khá đa dạng; trong đó, các cây
chủ lực là lúa, ngô. Ngoài ra người còn trồng thêm khoai lang, sắn, mía. Phụ phẩm của các cây
trồng này đã tạo nên nguồn thức ăn đáng kể cho gia súc nhai lại. Số lượng sẵn có và sử dụng nó
vào chăn nuôi có sự khác nhau, kết quả điều tra về tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông
nghiệp trong chăn nuôi được trình bày ở bảng
Bảng 16: Tỷ lệ sử dụng nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp (bổ sung) trong chăn nuôi của
các hộ điều tra (Than Uyên)
Loại TA
Hộ ND sử dụng
Lượng TĂ
Nguồn cung cấp (%)
Số hộ
(%)
Kg/con/ngày
(TB±ĐLC)
Vườn đồi
của GĐ
Mua
Cả hai
Rơm
95
95
7,5 (±2,4)
100
-
-
Dây khoai
7
7
4,1 (±0,8)
100
-
-
Ngọn mía
-
-
-
-
-
Thân lá ngô
19
19
8,9 (±2,6)
100
-
-
Thân lá lạc
-
-
-
-
-
Thân lá sắn
6
6
5,6 (±1,0)
100
-
-
Không dùng
5
5
-
-
-
-
(Ghi chú: Lượng thức ăn này là lượng thức ăn được gia đình bổ sung thêm cho trâu bò trong những ngày mưa
rét không đi cắt cỏ hoặc chăn thả được hoặc tận dụng sau mỗi mùa vụ)
Khối lượng sẵn có và việc sử dụng các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho trâu, bò ở
nông hộ có sự khác biệt lớn. Chỉ trừ ngọn mía không được sử dụng, các loại phụ phẩm cây trồng
khác đều được nông hộ sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Rơm lúa được nhiều hộ sử dụng làm
loại thức ăn gia súc nhất (95% hộ nông dân được điều tra). Thân lá ngô tuy khối lượng xếp vị trí
thứ 1, nhưng số hộ có sử dụng và tỉ lệ sử dụng làm thức ăn là thấp (19%) Dây khoai và lá sắn
được sủ dụng nhưng tỉ lệ hộ sử dụng chưa nhiều (<10%).
Các loại phụ phẩm cây trồng ngoài lúa (thân lá cây ngô sau thu hoạch, ngọn lá sắn và dây
lá khoai) được các nông hộ ở sử dụng chủ yếu là cho gia súc ăn dạng tươi. Chỉ có riêng cây ngô
được thu hoạch dần nên tỉ lệ sử dụng cao, còn ngọn lá sắn và dây lá khoai thì thu hoạch đồng
loạt.
3.3.3.3. Thức ăn tinh
Theo kết quả điều tra tại Sìn Hồ, chỉ có 2/100 hộ có sử dụng thức ăn tinh. Với số mẫu quá
ít để đưa ra kết luận đầy đủ về vấn đề thức ăn tinh cho chăn nuôi trâu bò ở huyện Sìn Hồ.
Theo kết quả điều tra tại Than Uyên (bảng 17) cho thấy:
Bảng 17. Tỷ lệ sử dụng nguồn thức ăn tinh (bổ sung) trong chăn nuôi trâu bò của các hộ điều
tra (Than Uyên)
Loại TA
Hộ ND sử dụng
Lượng TA
Nguồn cung cấp (%)
Số hộ
(%)
Kg/con/ngày
(TB±ĐLC)
GĐ
Mua
Cả hai
TA hỗn hợp
-
-
-
-
-
-
Cám
29
29
0,83 (±0,54)
100
-
-
Gạo
38
38
0,67 (±0,42)
100
-
-
Ngô
8
8
0,88 (±0,56)
100
-
-
Khoai
4
4
0,92 (±0,44)
100
-
-
Sắn
8
8
0,75 (±0,48)
100
-
-
Không dùng
13
13
-
-
-
-
(Ghi chú: Lượng thức ăn này là lượng thức ăn được gia đình bổ sung thêm cho trâu bò ngoài việc chăn thả tự
nhiên)
Lượng thức ăn tinh sử dụng cho chăn nuôi trâu bò ở đây khá đa dạng tuy nhiên chỉ tập
trung vào các phụ phẩm từ chế biến gạo: Có gần 30% số hộ sử dụng cám gạo (với lượng trung
bình 0,83 kg/con/ngày) và 38% số hộ dùng gạo tấm (với lượng trung bình 0,67 kg/con/ngày) để
làm thức ăn bổ sung cho trâu bò, và sử dụng phổ biến trong mùa khô và rét. Ngoài ra, tỷ lệ hộ sử
dụng ngô, khoai, sắn trong chăn nuôi đại gia súc rất thấp, đều dưới <10% do các hộ thường dùng
những loại này trong chăn nuôi lợn và gia cầm.
3.3.3.4. Tình trạng thiếu thức ăn cho trâu bò và phương thức giải quyết quy mô nông hộ
Trong thực tế sản xuất, không phải tất cả các nông hộ đều giải quyết tốt việc cung cấp
thức ăn cho đàn gia súc của mình. Kết quả điều tra trong bảng cho thấy có tới 70% số hộ ở Sìn
Hồ thiếu thức ăn cung cấp cho trâu bò trong cả 12 tháng, trong đó đặc biệt là những tháng mùa
khô mức độ thiếu hụt nguồn thức ăn lên đến 60-80%; còn trong mùa mưa mức độ thiếu hụt chỉ
khoảng 20-40%. Đáng chú ý là 100% số hộ được điều tra thiếu TACN trâu bò ít nhất 6
tháng/năm đặc biệt vào mùa khô lạnh.
Bảng 18: Tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò ở các hộ điều tra (Sìn Hồ)
Số tháng
thiếu TA
(tháng/năm)
Số hộ
(hộ)
Trong đó số hộ
Tỉ lệ
(%)
Thiếu vào mùa
khô (tháng 10-3)
Thiếu vào mùa
mưa (tháng 4-9)
Thiếu vào
cả 2 mùa
1-5
0
-
-
-
0
6-7
10
8
2
0
10
8-9
18
0
0
18
18
10-11
2
0
0
2
2
12
70
0
0
70
70
Tổng
100
19
2
79
100
Bảng 19: Tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò ở các hộ điều tra (Than Uyên)
Số tháng
thiếu TA
(tháng/năm)
Số hộ
(hộ)
Trong đó số hộ
Tỉ lệ
(%)
Thiếu vào mùa khô
(tháng 10-3)
Thiếu vào mùa mưa
(tháng 4-9)
Thiếu vào
cả 2 mùa
1-5
2
2
0
0
2
6-7
20
20
0
0
20
8-9
30
0
0
30
30
10-11
5
0
0
5
5
12
33
-
-
33
33
Tổng
100
52
0
38
100
Cũng giống như tại Sìn Hồ, các nông hộ ở Than Uyên cũng đang gặp vấn đề về việc cung
cấp thức ăn cho đàn gia súc của mình tuy mức độ có thấp hơn. Kết quả điều tra cho thấy có 33%
số hộ ở Than Uyên thiếu thức ăn cung cấp cho trâu bò trong cả 12 tháng; 30% số hộ thiếu TACN
trong 8-9 và 20% số hộ thiếu TACN trong 5-6 tháng/năm.
Phần đông các hộ ở Sìn Hồ và Than Uyên thiếu thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò trong
khoảng thời gian từ tháng 10-3 năm sau và mùa thiếu thức ăn chủ yếu là mùa khô (chiếm 95%).
Những thời điểm này đối với sản xuất ngành trồng trọt là giai đoạn đã thu hoạch xong và gieo
trồng cho vụ tới, và không có các phụ phẩm (ngọn lá) hoặc sản phẩm kết hợp (cỏ tự nhiên ngoài
đồng bãi) có thể tận dụng để chăn nuôi gia súc nhai lại (trâu, bò). Mặt khác, vào mua khô thì sản
lượng cỏ tự nhiên cũng giảm đáng kể do khắc nghiệt thời tiết.
Đối với nông hộ, trong tình trạng thiếu thức ăn cho trâu bò đã có những cách giải quyết
khác nhau nhằm duy trì đàn đại gia súc. Các biện pháp thực hiện của các nông hộ thiếu thức ăn
chăn nuôi được mô tả ở bảng 20
Bảng 20. Phương thức giải quyết thiếu thức ăn thô cho đàn trâu, bò quy mô nông hộ
Cách giải quyết
Sìn Hồ
Than Uyên
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Trồng cỏ
-
-
-
-
Cắt thêm cỏ tự nhiên
100
100
100
100
Mua thêm
-
-
-
-
Dự trữ rơm khô
7
7
90
90
Cho ăn ít đi
-
-
-
-
Khi thiếu thức ăn thô bình quân mỗi nông hộ ở Sìn Hồ và Than Uyên thường có hơn 2
cách giải quyết chính: cắt thêm cỏ tự nhiên (là cách được 100% nông hộ thực hiện), và dự trữ
thêm thức ăn (7% nông hộ ở Sìn Hồ thực hiện, và 90% hộ ở Than Uyên). Do Than Uyên có diện
tích đất 2 lúa khá lớn nên thức ăn chăn nuôi dự trữ của 90% nông dân được điều tra ở đây chính
là rơm khô.
3.3.4. Công tác thú y - phòng trừ dịch bệnh, phối giống và tập huấn kỹ thuật cho chăn nuôi
trâu bò quy mô nông hộ
3.3.4.1. Công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh
Bảng 21. Tình hình phòng chống bệnh cho trâu bò
Nội dung
Sìn Hồ (n=100)
Than Uyên (n=100)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
1. Các bệnh được tiêm phòng
Lở mồm long móng
56
56
58
58
Nhiệt thán
25
25
32
32
Tụ huyết trùng
10
10
10
10
2. Số lần tiêm
Không tiêm
9
9
0
0
1 lần
73
73
83
83
2 lần trở lên
18
18
17
17
3. Tổ chức tiêm
Thú y xã
91/91 hộ
100
70
70
Tự tiêm
0
0
14
14
Các tổ chức khác
0
0
16
16
Bên cạnh thức ăn, vấn đề thú y phòng trừ dịch bênh cho trâu bò đóng vai trò quan trọng
trong duy trì và phát triển đàn gia súc nhai lại. Theo kết quả điều tra (bảng 21), bệnh lở mồm
long móng là bệnh mà trâu bò ở Sìn Hồ và Than uyên hay mắc nhất; vì vậy có đến trên 55% số
hộ ở 2 huyện tiêm phòng bệnh này cho trâu bò. Bệnh nhiệt thán cũng được người dân quan tâm
khi có 25% số hộ ở Sìn Hồ và 32% hộ nông dân ở Than Uyên tiêm phòng cho trâu bò. Số hộ
tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho gia súc ở cả hai huyện đều là 10% và thấp nhất.
Đối với công tác tổ chức tiêm phòng, trâu bò của 73% hộ tại Sìn Hồ và 83% hộ tại Than
Uyên được tiêm phòng dịch bệnh 1 lần/năm. Có 17-18% số hộ nông dân được điều tra tổ chức
tiêm 2 lần/năm cho trâu bò. Có một thực tế là vẫn có 9% số hộ tại Sìn Hồ không tiêm phòng cho
gia súc của họ. Nguyên nhân chủ yếu không phải vì vấn đề kinh tế mà xuất phát từ sự thiếu hiểu
biết về tầm quan trọng của công tác thú y đến gia súc.
Tại Sìn Hồ, một huyện nghèo của tỉnh Lai Châu, 100% số hộ nông dân có trâu bò đều
được thú y xã tổ chức tiêm phòng. Trong khi chỉ 70% số trâu bò ở Than Uyên được tiêm phòng
trừ dịch bởi thú y xã, ngoài ra 14% hộ gia đình tự tiêm và 16% là thuê tư nhân hay các tổ chức
dịch vụ khác tiêm phòng. Nhưvậy, với mức dân trí khá cao, sự hiểu biết về kĩ thuật chăn nuôi gia
súc lại; người dân ở Than Uyên rất chủ động trong công tác thú y - phòng dịch cho trâu bò.
3.3.4.2. Công tác phối giống và tập huấn kỹ thuật
Mặc dù chăn nuôi trâu bò ở Sìn Hồ và Lai Châu phát triển mạnh nhất ở Lai Châu, tuy
nhiên cũng giống như các vùng khác ở Tây Bắc, công tác phối giống vẫn chủ yếu theo phương
thức truyền thống: hơn 60% hộ nông dân ở cả hai huyện vẫn tiến hành phối giống cho trâu bò
bằng phương pháp nhảy trực tiếp. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo mặc dù hiệu quả cao nhưng mới chỉ
có 28% hộ ở Sìn Hồ và 35% hộ ở Than Uyên áp dụng. Chính trình độ hiểu biết thấp và quy mô
chăn nuôi nhỏ lẻ đã hạn chế việc áp dụng phối giống bằng thu tinh nhân tạo. Qua tìm hiểu thực
tế, phần lớn các hộ phối giống trâu bò bằng thụ tinh nhân tạo là những hộ có quy mô nuôi từ 4
trở lên. Đây là những hộ ngoài những điều kiện về kinh tế còn có hiểu biết sâu về các kỹ thuật
trong chăn nuôi gia súc.
Bảng 22. Phối giống và tập huấn kỹ thuật
Nội dung
Sìn Hồ (n=100)
Than Uyên (n=100)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
1. Phối giống
Thụ tinh nhân tạo
28
28
35
35
Nhảy trực tiếp
62
62
63
63
Không có trâu bò sinh sản
10
10
2
2
2. Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi
Được tập huấn
44
44
64
64
Không tập huấn
56
56
36
36
Kết quả bảng 22 cho thấy có sự khác biệt rất lớn trong vấn đề tham gia tập huấn cho nông
dân ở hai huyện Sìn Hồ và Than Uyên: Chỉ có 44% số hộ được điều tra ở Sìn Hồ là có tham gia
các lớp tập huấn về chăn nuôi trâu bò, hơn 56% không tham dự các lớp tập huấn tổ chức tại địa
phương. Một trong những nguyên nhân quan trọng chính là do hộ dân chăn nuôi nhỏ và trình độ
hiểu biết thấp nên họ không thấy có nhu cầu phải tiếp nhận kiến thức về chăn nuôi. Trong khi đó
tại Than Uyên, có tới 64% hộ nông dân được/có tham gia các chương trình tập huấn chăn nuôi
trâu bò, chỉ có 36% là không tham gia. Hầu hết những hộ tham gia là những hộ có quy mô chăn
nuôi trâu bò từ 3 con trở lên.
3.3.5. Thị trường và cơ cấu thu nhập từ chăn nuôi
Kết quả điều tra cho thấy, thị trường tiêu thụ trâu bò thịt khá đơn điệu, hầu hết (90%) số
hộ điều tra bán trâu bò tại nhà, chỉ có 10 % đem trâu bò đi bán ở nơi khác. Việc tiếp cận thị
trường còn rất hạn chế, hệ thống dịch vụ đầu ra hầu như không có. Vì chỉ có một kênh tiêu thụ
duy nhất là bán tại nhà và cho lái buôn, nhiều khi phải bán qua nhiều khâu trung gian nên tình
trạng mua rẻ, ép giá khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người chăn nuôi vì
vậy chưa tạo động lực kích thích phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng hàng hóa.
Bảng 23. Thu nhập và cơ cấu thu nhập từ chăn nuôi
Nguồn thu
Sìn Hồ (n=100)
Than Uyên (n=100)
Tr. đồng
%
Tr. đồng
%
Tổng thu trong năm 2009
7,91
100
14,70
100
TN từ trồng trọt
2,60
32,9
4,25
28,9
TN từ chăn nuôi
3,56
45,0
6,75
45,9
TN từ lâm nghiệp
1,00
12,6
1,50
10,2
TN từ ngành nghề
0,50
6,3
1,20
8,2
TN từ nguồn khác
0,25
3,2
1,00
6,8
Trong đó:
TN từ nuôi trâu bò
2,63
5,11
- % so với tổng thu
33
35
- % so với chăn nuôi
74
76
Kết quả điều tra thu nhập của người dân trình bày tại bảng 23, cho nhận xét: Nếu trong cơ
cấu thu nhập của tỉnh Lai Châu và các huyện khác thì chăn nuôi chỉ góp khoảng 20% và trồng
trọt đóng góp 60-70% tổng thu nhập từ nông nghiệp; thì theo điều tra của đề tài, chăn nuôi mang
lại 45% thu nhập cho các hộ dân tại huyện Sìn Hồ và Than Uyên, còn trong khi thu nhập từ trồng
trọt chỉ đóng góp 25-30% thu nhập nông hộ. Điều này là hoàn toàn tương quan thuận với hiện
trạng phát triển của ngành chăn nuôi đây với số đầu gia súc, gia cầm của hai huyện luôn chiếm
60-70% tổng đàn vật nuôi toàn tỉnh trong 5 năm trở lại đây.
Thu nhập từ chăn nuôi trâu bò mang lại các hộ nông dân của 2 huyện Sìn Hồ và Than
Uyên từ 2,63 – 5,11 triệu đồng/năm, chiếm đến 74-76% thu nhập từ chăn nuôi và đóng góp 33-
35% tổng thu nhập của hộ nông dân.
3.3.6. Mét sè khã kh¨n vµ lîi thÕ trong ph¸t triÓn ch¨n nu«i tr©u bß ë S×n Hå vµ Than Uyªn
3.3.6.1. Những trở ngại chính trong chăn nuôi trâu bò ở Sìn Hồ và Than Uyên
Những khó khăn khách quan trong phát triển chăn nuôi trâu bò quy mô nông hộ ở Sìn Hồ và
Than Uyên
Qua thông tin thu thập được điều tra tại Sìn Hồ, phần lớn (hơn 60%) các hộ đều coi
nguồn thức ăn là trở ngại đầu tiên trong chăn nuôi trâu bò ở địa phương, tiếp đến là vốn khi có
29% hộ coi là trở ngại chính và 33% hộ coi là trở ngại thứ hai. Nhân tố kỹ thuật chăn nuôi được
coi là trở ngại tiếp với gần 90% hộ nông dân xếp ở mức 2 – 4. Các yếu tố về giống, thú ý được
phần lớn các hộ nông dân xếp sau các yếu tố trên. Các yếu tố về thị trường và nhân lực không
được coi là trở ngại đối với chăn nuôi ở Sìn Hồ khi có tới hơn 80% số hộ xếp 2 yếu tố này ở mức
6-7. Chính phương thức và quy mô nuôi nhỏ lẻ, tận dụng đã quyết định quan điểm của người dân
trong đánh giá mức độ khó khăn.
Bảng 24. Mức độ khó khăn trong chăn nuôi trâu, bò ở huyện Sìn Hồ
Yếu tố
Phân mức khó khăn (% hộ)
(Mức độ khó khăn giảm dần từ 1-7)
1
2
3
4
5
6
7
Giống
3
12
36
16
21
9
3
Vốn
29
33
14
17
6
0
1
Thức ăn
63
25
7
3
2
0
0
Kỹ thuật chăn nuôi
3
21
29
37
9
0
0
Dịch vụ thú y
3
9
13
18
40
8
9
Thị trường
0
0
1
4
17
44
34
Nhân lực
0
0
3
5
5
35
52
Cũng tương tự như tại Sìn Hồ, số liệu điều tra về các yếu tố gây khó khăn cho chăn nuôi
trâu bò tại Than Uyên (bảng 24) cho thấy: hơn 60% các hộ điều tra đều coi nguồn thức ăn là trở
ngại chủ yếu và đầu tiên. Vốn đầu tư là trở ngại tiếp theo với tổng 57% hộ coi vốn đầu tư đang là
hạn chế mức 1 và 2. Nhân tố kỹ thuật chăn nuôi được coi là khó khăn kết tiếp với gần 90% hộ
nông dân xếp ở mức 2 – 4. Giống, thú ý được các hộ nông dân xếp sau KTCN. Các yếu tố về thị
trường và nhân lực cũng không được coi là trở ngại quá lớn đối với chăn nuôi ở Than Uyên khi
có tới hơn 70% số hộ xếp 2 yếu tố này ở mức 6-7 (thấp nhất).
Bảng 25. Mức độ khó khăn trong chăn nuôi trâu, bò ở huyện Than Uyên
Yếu tố
Phân mức khó khăn (%)
(Mức độ khó khăn giảm dần từ 1-7)
1
2
3
4
5
6
7
Giống
2
10
35
14
14
16
9
Vốn
30
27
14
19
5
3
2
Thức ăn
63
26
11
0
0
0
0
Kỹ thuật chăn nuôi
4
34
23
32
7
0
0
Dịch vụ thú y
0
7
14
11
50
18
0
Thị trường
0
0
8
15
17
52
18
Nhân lực
7
7
3
7
7
9
60
Như vậy, vấn đề thức ăn cho chăn nuôi trâu bò thực sự là khó khăn lớn nhất và là vấn đề
chung cho cả hai huyện. Kết quả này tương quan thuận với các đánh giá về lượng thức ăn cho
trâu bò, mức độ đáp ứng của nguồn thức ăn và thể trạng vật nuôi đã được trình ở trên. Đây thực
sự đang là vấn đề cấp thiết đối với không chỉ bà con nông dân mà còn đối với chính quyền 2 địa
phương trên, nơi có lượng trâu bò lớn nhất tỉnh Lai Châu và đang có xu hướng phát triển chăn
nuôi đại gia súc với quy mô lớn hơn.
Những khó khăn chủ quan (nội tại) trong phát triển chăn nuôi trâu bò quy mô nông hộ ở Sìn Hồ
và Than Uyên
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên, qua tìm hiểu thực tế có thể chỉ ra một
số nguyên nhân chủ quan gây ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trâu bò ở Sìn Hồ và Than
Uyên như sau:
*Trình độ học vấn:
Trình độ học vấn liên quan đến khả năng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động của
mỗi con người. Do trình độ học vấn của nông dân ở 2 huyện rất thấp (với 43-70% số người trong
tuổi lao động không đi học) nên khả năng tiếp cận thông tin và các kỹ thuật liên quan đến chăn
nuôi bị hạn chế rất nhiều.
*Phương thức chăn thả truyền thống:
- Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly giữa các
đàn gia súc nên dễ lây lan dịch bệnh.
- Do chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do nên việc bình tuyển, chọn giống chưa
được quan tâm, chú ý nên đã xảy ra tình trạng giao phối cận huyết làm giảm tầm vóc và sức sản
xuất của đàn trâu.
- Chăn thả tự do phụ thuộc nhiều vào đồi bãi trong khi diện tích đồi bãi chăn thả ngày
càng thu hẹp nên đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn cho trâu bò đặc biệt vào mùa rét.
Thực trạng đó dẫn đến tỷ lệ gia súc chết đói trong mùa khô nhiều hơn chết rét và dịch bệnh.
* Quy mô chăn nuôi
Nông dân ở hai huyện nhất là ở Sìn Hồ đều ở diện nghèo, nuôi trâu bò chủ yếu là giống
địa phương với quy mô nhỏ lẻ (2-3 con). Đa phần nông dân chăn nuôi theo cách truyền thống,
lạc hậu; chuồng trại tạm bợ, không đảm bảo giữ ấm cho gia súc khi thời tiết khắc nghiệt nên tốc
độ sinh trưởng chậm, dễ bị mắc bệnh hay chết vì đói rét.
* Thời tiết và dịch bệnh:
- Thời tiết ở Sìn Hồ và Than Uyên rất khắc nghiệt: quá nóng về mùa hè và rất rét về mùa
đông là khó khăn rất lớn trong chăn nuôi trâu bò. Thời gian rét kéo dài cộng thêm mưa gió, nhiệt
độ xuống quá thấp vào mùa đông nên làm cho sức đề kháng của gia súc giảm mạnh.
- Ngoài ra, dịch bệnh (lở mồm long móng, nhiệt than, cước chân ) chưa được kiểm soát
chặt chẽ nên dễ lây lan và ảnh hưởng đáng kể đến phát triển chăn nuôi trâu bò ở ở Sìn Hồ và
Than Uyên.
* Chất lượng đội ngũ cán bộ tại địa phương:
- Nhiều cán bộ địa phương còn thiếu kỹ năng tập huấn, đặc biệt là kỹ năng tập huấn tại
hiện trường (FFS); thiếu kỹ năng thực hiện mô hình trình diễn; kỹ năng giao tiếp và hướng dẫn
nông dân phát triển chăn nuôi nên hiệu quả tập huấn không cao.
- Lãnh đạo xã và cán bộ nông nghiệp xã bận việc hành chính, thiếu kinh nghiệm và ít có
thời gian để giúp đỡ nông dân phát triển chăn nuôi
3.3.6.2. Các lợi thế và cơ hội cho phát triển chăn nuôi ở Sìn Hồ và Than Uyên
Bên cạnh những hạn chế trong chăn nuôi trâu bò quy mô nhỏ ở Sìn Hồ và Than Uyên,
vẫn có thể thấy những lợi thế rõ ràng của chăn nuôi quy mô nhỏ ở vùng nghiên cứu:
1. Lợi thế lớn nhất của chăn nuôi nông hộ ở Sìn Hồ và Than Uyên là: Phần lớn nông hộ
tại 2 địa phương có quỹ đất vườn tạp, vườn đồi đáng kể nhưng sức sản xuất thấp, sủ dụng kém
hiệu quả. Nếu có chính sách chuyển đổi sang trồng cỏ chăn nuôi một cách hợp lý sẽ là tiền đề tốt
để phát triển chăn nuôi.
2. Chăn nuôi có thể kết hợp với trồng trọt: phát triển chăn nuôi trâu bò giúp sử dụng tốt
hơn các nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, tạo ra sự quay vòng về năng lượng. Qua chăn nuôi,
các sản phẩm có giá trị thấp (như ngũ cốc và phụ phẩm của nó) đã trở thành các sản phẩm
protein động vật có giá trị cao.
3. Chăn nuôi quy mô nhỏ đòi hỏi đầu tư thấp và là ngành sản xuất đa dạng có thể hạn chế
tối đa sự rủi ro, phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông hộ ở 2 địa phương
nhất là Sìn Hồ
4. Chăn nuôi nông hộ do tính chất kết hợp của nó đã góp phần quan trọng trong gìn giữ
tính đa dạng sinh học. Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ cho phép sử dụng tốt hơn các giống địa
phương săn có với đặc điểm là năng suất thấp nhưng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái.
5. Đã bước đầu hình thành trang trại chăn nuôi trâu bò với quy mô vừa và áp dụng tiến bộ
KHKT (đưa bò lai Sínd…) vào trong chăn nuôi ở 2 địa phương.
6. Chăn nuôi có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn, đóng góp
lớn lao vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
4. Kết luận và đề xuất giải pháp
4.1. Kết luận
- Các nông hộ ở Sìn Hồ và Than Uyên có diện tích đất nông-lâm nghiệp tương đối lớn
tuy nhiên sức sản xuất thấp, hiệu quả sử dụng kém. 95-100% các hộ điều tra ở hai huyện không
có diện tích đất trồng cỏ cho chăn nuôi.
- Lượng trâu bò ở Sìn Hồ và Than Uyên luôn dẫn đầu tỉnh Lai Châu trong 5 năm trở lại
đây (với số lượng trâu chiếm 82-96% tổng đàn trâu bò) tuy nhiên những thiệt hại do nguồn thức
ăn và thời tiết đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển chăn nuôi trâu bò tại 2 địa phương.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chăn nuôi trâu bò ở Sìn Hồ và Than Uyên chủ yếu là
chăn nuôi qui mô nhỏ với hơn 70% số hộ có quy mô 2-4 con; trong đó 100% giống trâu và gần
90% giống bò là giống địa phương.
- Phần lớn các hộ nuôi trâu bò với nhiều mục đích: 74% số hộ ở Sìn Hồ và 88% số hộ ở
Than Uyên nuôi trâu, bò với từ 2 mục đích trở lên. Trong đó, mục đích lấy sức kéo và để sinh
sản chiếm tỷ lệ khá cao: đạt 70-99%. Phương thức chăn nuôi truyền thống (chăn thả tự do) chiếm
tỷ lệ hơn 90%.
- Nguồn thức ăn cho trâu bò rất hạn chế, đặc biệt là thức ăn tươi xanh và thức ăn tinh. 62-
77% hộ dân ở hai huyện tận dụng nguồn cỏ tự nhiên làm thức ăn tươi xanh cho trâu bò. Lượng
phụ phẩm nông nghiệp sử dụng cho trâu bò rất hạn chế ở Sìn Hồ với 83% số hộ không sử dụng
phụ phẩm làm TAGS. Tỷ lệ hộ sử dụng ngô, khoai, sắn trong chăn nuôi đại gia súc rất thấp, đều
dưới <10% do các hộ thường dùng những loại này trong chăn nuôi lợn và gia cầm
- 95% các hộ ở Sìn Hồ và Than Uyên thiếu thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò trong khoảng
thời gian từ tháng 10-3 năm sau và mùa thiếu thức ăn chủ yếu là mùa khô. Số hộ dân thiếu nguồn
thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò trong cả 12 tháng chiếm hơn 30% ở Sìn Hồ và 70% ở Than Uyên.
- Thể trạng trâu bò của 51-72% hộ điều tra ở Sìn Hồ và 36-74% hộ điều tra ở Than Uyên
ở mức kém trong các tháng mùa khô (tháng 10-3), khi nguồn thức ăn bị hạn chế và thời tiết rất
lạnh.
- Công tác phối giống vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống: hơn 60% hộ nông dân
ở cả hai huyện vẫn tiến hành phối giống cho trâu bò bằng phương pháp nhảy trực tiếp. Kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo mặc dù hiệu quả cao nhưng mới chỉ có 28% hộ ở Sìn Hồ và 35% hộ ở Than
Uyên áp dụng
- Yếu tố thức ăn và vốn đầu tư cho chăn nuôi được coi là hai trở ngại hàng đầu trong chăn
nuôi ở hai huyện, trong đó nguồn thức ăn cho trâu bò được gần 65% số hộ ở cả Sìn Hồ và Than
Uyên đánh giá là trở ngại lớn nhất (mức 1)
4.2. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp
4.2.1. Giải pháp về nguồn thức ăn
Do điều kiện địa hình nên diện tích trồng cỏ của 2 huyện không tập trung, chủ yếu là
trồng nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy nên:
- Khuyến khích người dân đã tận dụng những vị trí đồi thấp, ven suối, chân đồi để trồng.
- Chuyển đổi một phần diện tích đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn
nuôi.
- Tiếp tục vận động người dân tận dụng các sản phẩm nông nghiệp như: rơm, thân cây
ngô, lạc… để chế biến, bảo quản làm thức ăn chăn nuôi trâu bò trong mùa đông.
- Tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng cỏ
và cây thức ăn gia súc ở địa phương.
- Lồng ghép các chương trình/dự án đang triển khai trên địa bàn để nâng cao hiệu quả
thực hiện các mô hình trình diễn.
4.2.2. Giải pháp về giống
- Tiến tới xây dựng các trung tâm nuôi trâu bò giống của huyện nhằm nuôi dưỡng và
cung cấp các giống trâu bò tốt cho nhân dân.
- Sử dụng các giống bò Sind… lai tạo với giống địa phương để tạo ra con giống có năng
suất cao nhưng vẫn thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương.
-Tiến hành thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu bò…
4.2.3. Giải pháp về công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh
- Ưu tiên phát triển và nâng cao năng lực cho dodọi ngũ cán bộ thú y xã và thôn bản.
- Đầu tư trang thiết bị và tăng cường các dịch vụ thú y.
- Hỗ trợ kinh phí cho công tác tiêm phòng dịch.
- Tăng cường tập huấn về KT chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại
4.2.4. Giải pháp về nâng cao năng lực cho công tác khuyến nông cơ sở và nông dân
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông,
thú y và nông dân về quy trình kỹ thuật trồng cỏ, dự trữ và chế biến thức ăn gia súc, chăm sóc và
phòng bệnh cho trâu bò…
- Cần ưu tiên tạo điều kiện cho các đề tài dự án liên quan đến phát triển các giống cây
thức ăn gia súc thích nghi với điều kiện địa phương, kĩ thuật chế biến và bảo quản thức ăn cho
trâu bò từ phụ phẩm nông nghiệp…
4.2.5. Giải pháp về thị trường
- Khuyến khích duy trì và phát triển các chợ đầu mối, chợ trâu bò truyền thống, gắn vùng
sản xuất với thị trường
4.2.6. Giải pháp về chính sách
- Chính quyền địa phương lập quy hoạch chi tiết trồng cỏ.
- Nên có chính sách hỗ trợ về giống, ưu tiên tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ, thú y,
phòng dịch… đối với các hộ phát triển chăn nuôi trâu bò thâm canh và bán thâm canh.
- Cho nông dân vay vốn lãi suất thấp, kéo dài thời gian cho vay.
Tài liệu tham khảo
1. Cục thống kê tỉnh Lai Châu (2008). Niên giám thống kê 2008.
2. Sở Nông nghiệp & PTNT Lai Châu (2008). Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp năm 2008. Triển
khai sản xuất vụ đông xuân 2008-2009. tháng 11/2008.
3. Sở Nông nghiệp & PTNT Lai Châu (2009). Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp năm 2009 Triển
khai sản xuất vụ đông xuân 2009-2010. Số 358/BC-SNN ngày 10/11/2009.
4. UBND huyện Sìn Hồ (2008). Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH năm 2009 huyện
Sìn Hồ - Lai Châu. Số 10/2008/QĐ-UBND, ngày 14/10/2008.
5. UBND huyện Sìn Hồ - Phòng NN & PTNT (2009). Báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất từ 2006 đến
6/2009. Tháng 7/2009.
6. UBND huyện Sìn Hồ - Phòng NN & PTNT (2009). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và
phương hướng nhiệm vụ 2010. Số 230/BC-NN ngày 17/11/2009.
7. UBND huyện Than Uyên (2008). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH, an ninh-quốc phòng năm
2008 và phương hướng nhiệm vụ trong tâm công tác 2009. Số 112/BC-UBND ngày 24/11/2008.
8. UBND huyện Than Uyên (2009). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH, an ninh-quốc phòng năm
2009 và phương hướng nhiệm vụ trong tâm công tác 2010. Số 113/BC-UBND ngày 17/11/2009.