Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cát lòng sông tỉnh bình dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tp.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---oOo---

DƯƠNG THỊ MỘNG THUỶ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC CÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ, SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN NHIÊN NHIÊN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

1


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài :
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ
VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến Hội đồng chấm luận văn Thạc só ngày 30/6/2008)

Ý kiến xác nhận của Thầy hướng dẫn

..........................................................................
..........................................................................


..........................................................................

Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng

..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tp.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---oOo---

DƯƠNG THỊ MỘNG THUỶ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC CÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành
BẢO VỆ, SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số : 01-07-04
GVHD : PGS.TS VŨ CHÍ HIẾU


TP. HCM - 2008

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

3


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lịng chân thành nhất, tơi xin cảm ơn:
* Tất cả các thầy cơ đã hết lịng giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm về chun ngành mơi
trường cho tơi trong suốt q trình học tập.

* Thầy hướng dẫn - Phó giáo sư - Tiến sĩ Vũ Chí Hiếu, đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học cho đề tài luận văn
của tôi. Những chỉ dẫn của thầy góp phần làm nên thành cơng mà tơi có thể có được trong luận văn này.

* Các cán bộ của Phòng Quản lý và Đào tạo sau Đại học, các thầy cô Khoa Địa lý của trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn;

* Các anh chị lãnh đạo ở Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban
quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Bình Dương và Bộ mơn ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM;

* Các anh, chị và bạn bè của Lớp bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, khóa 2003-2006;

* Các anh, chị lãnh đạo, các bạn bè và đồng nghiệp ở UBND huyện Dĩ An đã giúp đỡ, động viên và khích lệ
tơi hồn thành tốt luận văn này.

DƯƠNG THỊ MỘNG THỦY


Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

4


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Bình Dương là một tỉnh phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên nhu
cầu về vật liệu xây dựng nói chung và cát nói riêng phục vụ cho nhu cầu này rất lớn.
Kết quả điều tra khảo sát đánh giá, Bình Dương có tiềm năng về cát xây dựng khá lớn, được phân bố ở 03 sông
lớn là sông Đồng Nai(tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai) , sông Sài Gòn (tiếp giáp với Tp.HCM và tỉnh Tây Ninh) và sơng Thị
Tính (một nhánh của sơng SàiGịn , nằm hồn tồn trên địa bàn tỉnh Bình Dương ). Theo tài liệu đánh giá đến năm 1995
3
3
là khoảng 3,4 triệu m và tài liệu gần đây là khoảng 5,2 triệu m .
Đến nay (2008), nguồn tài nguyên này đã khai thác gần hết, sự thiếu hụt so với nhu cầu ngày càng lớn, cần
khẩn trương tìm các nguồn mới bổ sung trên địa bàn trong và ngồi tỉnh, tìm vật liệu nhân tạo thay thế.
Hoạt động khai thác cát gây biến động môi trường rất lớn, làm hạ thấp đáy sông, biến động dòng chảy, biến
động đường bờ gây sạt lở .v.v…cần phải có những giải pháp hữu hiệu để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường.

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

5


SUMMARY

Binh Duong is one of the provinces which has the developed industry and is located in the main economic zone
in the south region of the country. As a result the demand for construction materials in general and construction sand in

particular for construction is very huge (based on the 1995-2005 report).
Based on investigated results, Binh Duong has a huge potential on the construction sand sources, which are
located in 03 big river basins: Dong Nai river (bounded by Dong Nai province), Saigon river (bounded by Ho Chi Minh
city and Tay Ninh province) and Thi Tinh river (a branch of Sai Gon river. Based on the survey result carried out in 1995,
3
3
the construction sand source is about 3,4 million m and based on the recent result; it is about 5,2 million m .
So far we almost exhaust this resource. Therefore the shortage of this resource is serious in comparison with the
demand. It is necessary to hurry up to find out the new sources inside and outside the province area and other artificial
materials.
The exploitation of the sand resource has caused a lot of bad effects to the environmental conditions such as:
lowering the river bottom, changing the river flow, river bank collapse, etc.. So effective methodologies for
reasonable using of resources as well as protection of environment should be considered and carried out.

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

6


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình
Danh mục ảnh
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................trang 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của .............................................................. 1

3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
5. Nội dung thực hiện...................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
7. Hạn chế của luận văn ................................................................................. 3
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH DƯƠNG
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .......................................................................... 4
I.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 4
I.1.2. Địa hình - Địa mạo ............................................................................ 4
I.1.3. Địa chất .............................................................................................. 5
I.1.4. Khoáng sản ......................................................................................... 6
I.1.5. Điều kiện khí hậu................................................................................ 7
I.1.6. Điều kiện thổ nhưỡng ......................................................................... 7
I.1.7. Điều kiện thủy văn.............................................................................. 7
I.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI ............................................................. 8
CHƯƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG
II.1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG .......................... 9
II.1.1. Tài ngun cát lịng sơng .................................................................. 9
II.1.2. Mỏ cát lịng sơng .............................................................................10
II.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG .
TỈNH BÌNH DƯƠNG............................................................................11
II.2.1. Phương pháp đánh giá ......................................................................11
II.2.2. Đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng Sàigịn
Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

7



- Đoạn từ Km05-Km36 - Khu vực 1...............................................12
II.2.2.1. Khái quát về khu vực sơng Sàigịn...........................................12
II.2.2.2. Khảo sát thăm dị, đánh giá tài ngun cát trên đoạn sơng
Sàigịn đoạn từ Km05- Km36 ..................................................14
II.2.3. Đánh giá tiềm năng cát tận thu trong dự án thuỷ lợi nạo vét
sơng Thị Tính - Khu vực 2..............................................................20
II.2.3.1.Khái qt chung sơng Thị Tính ................................................20
II.2.3.2. Dự án thủy lợi nạo vét sơng Thị Tính ......................................22
II.2.4. Đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng Đồng Nai Đoạn từ Tân Un đến rạch Ơng Tích- Khu vực 3..........................29
II.2.4.1. Khái quát về sông Đồng Nai ...................................................29
II.2.4.2. Khảo sát thăm dị, đánh giá tài ngun cát lịng sơng
trên đoạn sơng Đồng Nai ........................................................32
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN CÁT SƠNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG
III.1. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ...............................................................37
III.1.1. Cơng nghệ khai thác.......................................................................37
III.1.1.1.Sơ đồ công nghệ khai thác ..................................................37
III.1.1.2. Thiết bị khai thác ................................................................37
III.1.2.Quá trình quản lý khai thác, cấp phép khai thác và
đóng cửa mỏ ...................................................................................39
III.1.2.1.Trên sơng Sàigịn .....................................................................39
III.1.2.2.Trên sơng Đồng Nai .................................................................40
III.1.3.Hiện trạng .......................................................................................47
III.1.4. Dự báo về trữ lượng cát trên địa bàn ............................................48
III.2. NHU CẦU CÁT LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA
TỈNH BÌNH DƯƠNG ...........................................................................49
III.3. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CẠN KIỆT ....................................................49

CHƯƠNG 4
CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
CÁT LỊNG SƠNG
IV.1.MA TRẬN TÁC ĐỘNG .......................................................................51
IV.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT.................................51
IV.2.1. Hạ thấp mực xâm thực cơ sở địa phương ......................................53
IV.2.2. Xâm thực bờ sơng ..........................................................................55
IV.2.3.Sự biến đổi hình thái trắc diện sơng ...............................................59
IV.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC ........................................66
IV.4. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ................................68
IV.5.CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC ....................................................................68
CHƯƠNG 5
Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài nguyên cát lòng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

8


X ÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT LỊNG SƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
V.1.Khai thác, tận thu và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cát ...................69
V.2.Tìm nguồn cung cấp thay thế .................................................................69
V.3. Bảo vệ môi trường ................................................................................72
KẾT LUẬN
1.Về tiềm năng ..............................................................................................74
2.Về nhu cầu và sự cạn kiệt ...........................................................................74
3.Về tác động môi trường .............................................................................74
4.Những giải pháp cho hoạt động khai thác tài nguyên cát
lòng sơng tỉnh Bình Dương........................................................................75
PHỤ LỤC
I. Một số ảnh về sạt lở trên sông Đồng Nai và phiếu điều tra hộ gia đình

II. Một số ảnh về hoạt động khai thác
III. Các bản đồ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

9


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 01: Tiêu chuẩn phân loại cát dùng cho bêtông nặng …………trang 09
Biểu 02 : Tiêu chuẩn phân loại cát theo mác bêtông ………………………..10
Biểu 03 : Tiêu chuẩn phân loại dùng làm vữa tính theo mác……………...12
Biểu 04: Bảng thống kê trữ lượng cát, đất phủ trên lòng sơng Sàigịn ……..17
Biểu 05: Thành phần cỡ hạt cát lịng sơng Sàigịn ………………………..18
Biểu 06: Thành phần khống vật cát lịng sơng Sàigịn …………….………18
Biểu 07: Mực nước max dọc sơng Thị Tính ……………………………...…24
Biểu 08: Thống kê thành phần các nhóm hạt từ các hố khoan sơng Thị tính 27
Biểu 09: Mực nước cực đại, cực tiểu và trung bình tại các trạm quan
trắc trên sông Đồng Nai………………………………………….31
Biểu 10: Mô tả sự phân bố, đặc điểm và trữ lượng các bãi cát trên
sông Đồng Nai………. ………………………………………….35
Biểu 11:Các giấy phép Bộ Công nghiệp nặng cấp năm 1993………………41
Biểu 12: Khối lượng khai thác đến tháng 9/1995.……..…………………….41
Biểu 13: Trữ lượng phê duyệt của Hội đồng xét duyệt trữ lượng nhà
nước tháng 11/1995………………………………………….….43
Biểu 14: Các giấy phép được Bộ Công nghiệp nặng cấp năm 1996….….44
Biểu 15: Tình hình khai thác theo báo cáo của các đơn vị năm 1998………44
Biểu 16: Kết quả khảo sát khối lượng cát đã khai thác trong giai đoạn
từ 1995 - 1999 và 1999-2004……………………………….…..45

Biểu 17: So sánh khối lượng cát khai thác tại các khu vực…………………46
Biểu 18: Ước tính nhu cầu về tài nguyên cát xây dựng …………………..49
Biểu 19: Kết quả quan trắc mức độ sạt lở trên sông Đồng Nai ……………..57
Biểu 20: Số liệu về chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu ……………….66
Biểu 21: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu kim lọai và dầu trong nước ……67
Biểu 22: Sự phân bố các diện tích có cát trên bờ biển Việt Nam …………...70

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

10


DANH MỤC HÌNH
Hình 01: Mặt cắt dọc -Mực nước max sơng Thị tính

Trang 24

Hình 02: Cấu tạo xáng cạp …....38
Hình 03: Biến động lịng sơng năm 1986-2000……………………...……53
Hình 04: Mặt cắt ngang lịng sơng MC.93 cù lao Rùa……...………............54
Hình 05: Mặt cắt ngang lịng sơng MC.45 cù lao Bình Chánh ……...……...55
Hình 06: Mặt cắt ngang lịng sơng MC.03 ở Tân Un ..………...……...….59
Hình 07: Mặt cắt ngang lịng sơng MC.127 ở gần rạch Ơng Tích .......60
Hình 08: Mặt cắt ngang tại điểm sạt lở……………………………...…........61
Hình 09: Bình đồ tại điểm sạt lở ……………………………………….....62
Hình 10: Tác động của dòng chảy nơi khúc uốn ở khu vực ……….…......64
Hình 11: Các giai đọan hình thành khúc uốn của dịng sơng…….....…........65
Hình 12: Sự xâm thực và bồi tụ của sông uốn khúc…………...……....….65

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát


11


DANH MỤC ẢNH
I) MỘT SỐ ẢNH VỀ SẠT LỞ TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI

Ảnh 01: Vách sạt trước nhà bà Nguyễn Thị Sưủ và Phiếu điều tra hộ gia
đình về thực trạng sạt lở ;
Ảnh 02: Đoạn bờ sạt sau nhà bà Nguyễn Thị Chống và Phiếu điều tra hộ gia
đình về thực trạng sạt lở ;
Ảnh 03: Đoạn bờ trước nhà ông Nguyễn Văn Đỏ và Phiếu điều tra hộ gia
đình về thực trạng sạt lở ;
Hình 04: Đường bờ sạt lở dạng hàm ếch bên bờ sông Đồng Nai ;
Hình 05: Bờ sạt nghiêm trọng được người dân gia cố bằng cọc cừ -đoạn giữa
cù lao Bình Chánh .
II) MỘT SỐ ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT

Ảnh 06: Một bãi tập kết cát trên bờ sơng SàiGịn thuộc điạ phận xã Thanh
Tuyền, huyện Bến Cát,tỉnh Bình Dương;
Ảnh 07: Đội ghe hút gia cơng cho cơng ty VLXD Bình Dương trên sơng
SàiGịn;
Ảnh 08: Thiết bị hút cát trang bị trên một ghe hút của dân trên sơng SàiGịn ;
Ảnh 09: Một máy đào đang múc cát đổ lên xe tải tại bãi tập kết cát;
Ảnh 10: Bãi tập kết cát trên sơng SàiGịn- Cầu Bến Súc, xã Thanh An, huyện
Bến Cát, tỉnh Bình Dương;
Ảnh 11: Xáng cạp đang hoạt động tại điểm cách cầu Đò 200m;
Ảnh 12: Các ghe đang chuyển cát lên bãi tập kết số 3-cầu Đò;
Ảnh 13: Mặt cắt ngang sơng Thị Tính cơng bố tại cầu ông Cộ;
Ảnh 14: Ruộng năng , lát phổ biến ven sơng Thị Tính .


Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

12


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ khu vực nghiên cưú tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình
Dương
Bản đồ 2: Bản đồ phân bố mỏ cát lịng sơng SàiGịn -Khu vực 1
Bản đồ 3: Bản đồ khu vực thực hiện dự án nạo thuỷ lợi nạo vét sơng Thị
Tính
Bản đồ 4: Bản đồ phân bố mỏ cát lịng sơng Đồng Nai -Khu vực 3
Bản đồ 5: Bản đồ trạng thái đường bờ sông Đồng Nai - Đoạn từ Tân Un
đến rạch Ơng Tích năm 1995
Bản đồ 6: Bản đồ Trạng thái đường bờ sông Đồng Nai -Đoạn từ Tân Un
đến rạch Ơng Tích năm 1995 năm 1999

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

13


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Khai thác cát là hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người. Cát được dùng làm vật liệu xây dựng,
không thể thiếu trong các cơng trình xây dựng đa dạng.
Hiện nay, nguồn cát chủ yếu vẫn là các trầm tích lịng sơng hiện đại.
Nếu việc khai thác được tổ chức thực hiện tốt thì khơng những thu được

nguồn tài ngun phục vụ nhu cầu xã hội mà cịn có thể chỉnh trị dòng chảy,
hạn chế tác hại xâm thực do dòng chảy gây ra, ngược lại sẽ làm phá vỡ cân
bằng tự nhiên của dòng chảy, tăng cường mức độ xâm thực. Thực tế, người
khai thác thường đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, thiếu hiểu biết một cách
toàn diện về quy luật dịng chảy, xem nhẹ việc bảo vệ mơi trường nên luôn
khai thác quá mức cho phép và khai thác khơng đúng quy trình nên đã gây ra
những thiệt hại to lớn cho mơi trường và xã hội.
Bình Dương là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, nằm giữa hai con sông
lớn mang nhiều tiềm năng về tài nguyên cát, những năm qua Bình Dương đã
góp phần cung cấp cho khu vực phía nam một lượng cát lớn phục vụ nhu cầu
xây dựng các đô thị và khu công nghiệp mới. Hiện nay, để đáp ứng chương
trình phát triển cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, bản thân tỉnh Bình Dương hàng
năm cũng cần có một lượng cát rất lớn mà tài ngun cát trên sơng Đồng Nai
thì đã cạn kiệt, hơn nữa nhiều nhà máy sản xuất và hộ dân sống ven bờ sông
đang hứng chịu hậu quả của những việc khai thác quá mức và vi phạm quy
luật dòng chảy.
Vậy phải làm gì để vừa khai thác nguồn tài ngun cát lịng sơng phục
vụ phát triển kinh tế một cách lâu dài, vừa duy trì được sự ổn định của dịng
chảy, giảm thiểu những tác động đến mơi trường cần phải được nghiên cứu
kịp thời và đầy đủ.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá lại tiềm năng và quá trình quản lý khai thác tài nguyên cát
một cách đầy đủ nhằm dự báo tình hình thiếu hụt trong tương lai, làm cơ sở
cho các cấp quản lý ra quyết định;
- Giúp cho các đơn vị khai thác, những hộ dân sống và sản xuất nhờ
vào tài ngun cát lịng sơng hiểu được rằng : Tài nguyên cát sông rất quý và
không thể phục hồi nên cần phải được khai thác đúng quy trình, phù hợp với
quy luật dịng chảy và có ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác;

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát


14


3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng trên địa bàn tỉnh Bình
Dương nhằm có biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ dịng sơng và cảnh quan mơi trường một cách
bền vững.
3.2.Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá tiềm năng tài ngun cát sơng tỉnh Bình Dương;
+ Đánh giá hoạt động khai thác và công tác quản lý khai thác của
tỉnh trong thời gian qua;
+ Dự báo vấn đề mất cân đối giữa tiềm năng và nhu cầu thực tế;
+ Đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội nhằm xây
dựng biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chọn các khu vực có tiềm năng khống sản cát lịng sơng trên
điạ bàn tỉnh Bình Dương nghiên cưú:
- Khu vực 1: Sơng Sài Gịn, đoạn từ Km36 đến Km05 .
- Khu vực 2: Sơng Thị Tính, đoạn từ đập Thị Tính đến cầu Ơng Cộ và
08 nhánh suối.
- Khu vực 3: Sông Đồng Nai, đoạn từ Tân Un đến rạch Ơng Tích.
Thời gian nghiên cứu : giới hạn từ năm 1995- nay
5. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương, cụ thể
là sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn và sơng Thị Tính;
- Ước tính nhu cầu và nguy cơ cạn kiệt tài ngun cát lịng sơng;
- Đánh giá các tác động môi trường do hoạt động khai thác cát gây ra;

- Các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác.
6. Các phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu và thống kê: thu thập các số liệu thống
kê của địa phương, các tài liệu nghiên cứu đã thực hiện trước đây;
+ Phương pháp điều tra khảo sát: trên cơ sở các tài liệu sẵn có, tiến
hành điều tra khảo sát thực tế khu vực nghiên cứu để cập nhật, bổ sung thông
tin;
+ Phương pháp dùng hệ thống thông tin địa lý GIS : sử dụng để vẽ các
bản đồ;

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

15


+ Phương pháp so sánh đối chiếu: áp dụng trong việc đánh giá họat
động khai thác, tác động xâm thực trong vùng nghiên cứu ;
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: dùng để hỏi ý kiến các chuyên
gia trong ngành địa chất, các cán bộ quản lý chuyên ngành, cán bộ quản lý dự
án của Bình Dương đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý, khảo sát,
quan trắc và lập báo cáo về tài nguyên cát trên địa bàn;
+ Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến cộng đồng: dùng để phòng vấn
những người dân chuyên hành nghề khai thác cát trên sông từ những năm
1960, những người dân sống trên hai cù lao sông Đồng Nai từ rất lâu đã
chứng kiến tất cả những biến đổi của dòng sông;
7. Hạn chế của luận văn
Luận văn chỉ nghiên cứu các con sơng được đánh giá có tiềm năng và
đã được nhà nước cho phép nghiên cứu, thăm dò.
Vấn đề nghiên cứu chỉ xảy ra trong thời gian gần đây nên khơng có
nhiều dữ liệu mang tính chất lịch sử, đa số các thông tin đều thu thập được từ

thực tế.

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài nguyên cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

16


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH DƯƠNG
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1.1. Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng đơng nam bộ, với tổng
diện tích tự nhiên 2.695,54km2, chiếm 11% diện tích khu vực và 0,83% diện
tích cả nước, tổng dân số 925.318 người (cục Thống kê Bình Dương năm
2004).
Tọa độ địa lý: từ 11o52’-12o18’ vĩ độ bắc và từ 106o45’-107o67’30”
kinh độ đơng .
Ranh giới hành chính :

Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước
Phía đơng giáp tỉnh Đồng Nai
Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và Tp.HCM
Phía nam giáp Tp.HCM

Đơn vị hành chính : Bình Dương có 01 thị xã và 06 huyện : Thị xã Thủ
Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An, huyện Bến Cát, huyện Dầu Tiếng,
huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát và huyện Phú Giáo.
Địa bàn có nguồn tài ngun cát trên sơng Đồng Nai là huyện Tân
Uyên với các xã Lạc An, Thường Tân, Uyên Hưng, Bạch Đằng, Thạnh

Phước, Thái Hịa.
Địa bàn có nguồn tài ngun cát sơng Thị tính là huyện Bến Cát với
các xã An Điền, An Tây, Phú An, Thới Hòa.
Địa bàn có nguồn tài ngun cát sơng Sàigịn là huyện Dầu Tiếng với
các xã Thanh An, Thanh Tuyền.
I.1.2.Địa hình - Địa mạo
I.1.2.1. Địa hình
Địa hình Bình Dương là địa hình đồng bằng thềm cao và đồng bằng
thềm thấp bị phân cắt bởi các con suối nhỏ.
- Địa hình đồng bằng thềm cao : Phân bố rộng rãi trong vùng, có dạng
đồi thoải, lượn sóng, cao độ 15-35m, sườn dốc có độ dốc trung bình 3-6 o.
- Địa hình đồng bằng thềm thấp: phân bố phần phía đơng ven sơng
Đồng Nai và phía tây ven sơng Sgịn, độ cao địa hình từ 13-15m, bề mặt
bằng phẳng có vài nơi nghiêng trũng dốc 2-3o.
- Địa hình núi sót: Núi sót ở khu vực Châu Thới, Bình An, Tân Đơng
Hiệp có các khối cao từ 45-100m trên địa hình nhỏ phía đơng nam của tỉnh.
Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài nguyên cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

17


I.1.2.2. Địa mạo
Địa mạo tỉnh Bình Dương thể hiện nét cơ bản là cấu trúc địa hình lãnh
thổ, quá trình nội sinh và ngọai sinh được phản ảnh rõ qua lịch sử phát triển
địa hình và tân kiến tạo. Đó là kiểu kiến trúc hình thái đồi, đồng bằng bóc
mịn, đồng bằng tích tụ. Bình Dương thuộc vùng nâng yếu, xâm thực khe rãnh
phát triển, bóc mịn trên hầu hết các kiến trúc hình thái. Tích tụ xảy ra trên
diện hẹp trong các trũng hoặc thung lũng. Đặc tính của kiến trúc hình thái
Bình Dương là kiến trúc hình thái phá hủy và trung gian, bề mặt địa hình kiến
trúc này là đồng bằng có nguốn gốc tích tụ aluvi cổ có thể chia địa mạo Bình

Dương thành 13 kiến trúc hình th như sau:
- Đồng bằng bóc mịn vịm Phước Vĩnh
- Đồng bằng phân bậc - bóc mịn Minh Phước
- Đồng bằng bóc mịn Minh Tân
- Đồng bằng bóc mòn đơn nghiêng Thala
- Đồng bằng xâm thực Tân Uyên
- Đồng bằng Phước Hòa
- Đồng bằng Bến Cát, Thuận An
- Đồng bằng Thuận An -Phú An
- Thung lũng kiến tạo xâm thực Sông Bé
- Thung lũng kiến tạo xâm thực, tích tụ sơng SàiGịn
- Thung lũng kiến tạo xâm thực, tích tụ sơng Đồng Nai
I.1.3. Địa chất
I.1.3.1.Hê Jura
- Hệ tầng Draylinh (j1dl): các trầm tích này lộ ra ở phía bắc Tân Uyên,
Bình An, Châu Thới, nam Đồng Phú. Thành phần thạch học gồm cuội kết cơ
sở dầy khoảng 15m và các đá trầm tích gồm có cát kết, bột kết, sét kết vôi,
phiến sét vôi xen kẻ nhau dạng nhịp. Bề dày chung của hệ tầng này khoảng
500-600m. Về quan hệ địa tầng thì các trầm tích này phủ bất chỉnh hợp lên
các thành tạo hệ tầng Châu Thới và bị phun trào andezit Long Bình, phun trào
bazan lên hệ tầng Phú Riềng phủ bất chỉnh hợp lên trên.
- Hệ tầng Long Bình (J3lb): các đá của hệ tầng này lộ ra ở xung quanh
khu đồi Châu Thới. Thành phần thạch học chủ yếu là andezit, andeittobazan,
bazanfoocphyrit. Hệ tầng Long Bình phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng
Draylinh, phía trên chúng bị phủ bất chỉnh hợp bởi các thành tạo Kainozoi.
I.1.3.2.Hệ Kreta
- Hệ tầng Dầu Tiếng (K1dt) : Phân bố ở phía núi Ơng ( Dầu Tiếng ) và
núi Đất (Giáp Minh). Thành phần gồm nhiều tập cát kết, cát bột kết, đá silic.
Bề dày chung của hệ tầng này lớn hơn 200m.
- Hệ tầng Phú Quốc (K2pq): Phân bố ở vùng cao của núi ThaLa (Dầu

Tiếng). Thành phần gồm cát kết, cuội kết, phân lớp dày xen chéo. Bề dày của
hệ tầng này khoảng 110m.
Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

18


I.1.3.3. Hệ Neogen
- Hệ tầng Bình Trưng (N13bt): chỉ phân bố ở Thủ Dầu Một, Phú An
,Bến Súc ở độ sâu khoảng 100m trở xuống. Thành phần gồm sét bột kết, cát
kết lẫn sạn, cuội sỏi kết .
- Hệ tầng Nhà Bè (N21nb): trong phạm vi tỉnh Bình Dương hệ tầng Nhà
Bè chỉ gặp trong một số lỗ khoan ở độ sâu 60m trở xuống, thành phần gồm sét
bột kết, cát kết lẫn sạn, cuội sỏi kết .
- Hệ tầng Bà Miêu (N22bm): các trầm tích của hệ tầng Bà Miêu phân
bố khá rộng rãi. Chúng lộ ra trên mặt từ thượng nguồn sơng SàiGịn kéo
xuống Minh Hưng, Chơn Thành ở bề mặt địa hình 70- 90m. Ngồi ra chúng
cịn lộ ở dạng vách sườn xâm thực tại Bến Cát, Thủ Dầu Một, Tân Uyên.
Thành phần thạch học bao gồm: cát, sét, sạn, sét bột nâu vàng loang lổ gắn
kết dạng khối, cát cuội sạn lẫn ít bột sét.
I.1.3.4.Hệ đệ tứ
- Thống Pleitocen
+ Hệ tầng Đất Cuốc (aQ13đc): Phân bố ở bậc địa hình 30-70m (thềm
bậc III). Thành phần gồm cuội sỏi lẫn cát bột màu nâu vàng, cát - sét - cuội,
cát trung đến thô lẫn Kaolin, đôi khi xen ít sạn sỏi.
+ Hệ tầng Thủ Đức (aQII-IIItđ): Hệ tầng Thủ Đức phân bố dạng kéo
dài theo phương tây bắc - đông nam, từ khu vực Dầu Tiếng qua Bến Cát về
đến Dĩ An. Thành phần gồm cát, sạn, cuội trên là cát sét Kaolin lẫn ít sạn
cuội. Chúng có kết cấu bở rời hoặc gắn kết yếu, phân lớp thô hoặc không
phân lớp.

+ Hệ tầng Củ Chi (aQIIIcc): Phân bố hạn chế dưới dạng thềm bậc I
của các con sơng sàiGịn, Đồng Nai, sơng Bé, sơng Thị Tính … có mặt phổ
biến ở Tân Uyên, Bến Cát, nam Thủ Dầu Một. Thành phần chủ yếu lá cát hạt
thô lẫn cuội, bột sét. Bề dày tầng này khoảng 10-11m.
- Thống Holocen
+ Trầm tích Holocen hạ - trung(aQIV1-2): Phổ biến ở dạng bãi bồi
cao của các sông, phân bố dạng dải hẹp nền rìa thung lũng. Thành phần trầm
tích phía dưới là cát cuội sỏi, chuyển lên trên là cát, cuội nâu vàng. Bề dày
trung bình 1-5m
+ Trầm tích Holocen thượng (QIV3): Nguồn gốc sông hồ, đầm lầy.
Thành phần gồm cát, sạn, sét, bột, than bùn. Bề dày 1-4m.
I.1.4.Khống sản
Bình Dương có tiềm năng tài ngun khống sản khá phong phú, chủ
yêú là khoáng sản phi kim loại, nhờ các điều kiện kiến tạo, cấu trúc địa chất
thuận lợi. Tính đến năm 2000 đã phát hiện 78 vùng mỏ, tập trung ở các huyện
Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

19


phía bắc, gồm: 23 mỏ sét, 09 mỏ than bùn, 04 mở laterit, 06 mỏ cuội sỏi xây
dựng, 8 mỏ đá xây dựng và 07 mỏ cát xây dựng .
I.1.5. Điều kiện khí hậu
Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm
có 02 mùa, mùa mưa từ tháng 5-10, mùa nắng từ tháng 11- 4 năm sau.
- Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng là 26,5oC, nhiệt độ trong
năm tương đối điều hoà, dao động từ 25-280C.
- Chế độ khơng khí ẩm năm qua tương đối cao, trung bình 80-90%
và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam
trong mùa mưa, độ ẩm quanh năm tương đối đồng nhất.

- Tổng lượng mưa bình quân năm là 2.441,2mm , chủ yếu là mưa
dơng nhiệt, ít có bão. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 91% tổng
lượng mưa cả năm.
- Số giờ nắng trung bình ngày là 5-7 giờ, tháng có số giờ nắng cao
nhất là tháng 3 (khỏang 211 giờ), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 10
(khỏang 106 giờ).
- Chế độ gió khơng lớn và khơng thường xun, tần suất lặng gió là
67,8%. Về mùa khơ gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về
mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình
qn khoảng 0,7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là
Tây, Tây - Nam.
I.1.6. Điều kiện thổ nhưỡng
Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương là 269.554 ha, đất hầu hết
có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát cao, nhất là loại đất phát sinh trên phù sa
cổ, khả năng giữ nước kém, dễ bị rửa trôi cả theo chiều ngang và chiều dọc.
Riêng loại đất phù sa có thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt trung bình, cịn đất
phèn và đất dốc tụ có tỉ lệ sét 44-51%, đa số diện tích là đất nghèo chất dinh
dưỡng (N, P, K), chỉ có đất phù sa và đất phèn tiềm tàng sâu có tỉ lệ mùn cao
từ 2,1-8,5%, đạm tổng số: 0,17- 0,28%, lân: 0,098- 0,120%, Kali: 0,981,65%. Cịn trên đất xám và trên đất đỏ vàng thì rất nghèo lân và kali (0,060,08%).
I.1.7.Điều kiện thủy văn
Bình Dương có mật độ sơng suối vào loại trung bình (0,5km/km2)
có 03 con sơng lớn: Phía đơng là sơng Đồng Nai, phía tây là sơng Sàigịn,
sơng Bé ở phía bắc, ngồi ra cịn có một hệ thống các sơng nhỏ, suối, rạch đổ
vào các sơng lớn như: sơng Thị Tính, suối Cái, suối nước vàng, suối rạch Rạt,
suối Mã Đà .
- Sông Đồng Nai: bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang chảy qua 09
tỉnh, đọan chảy qua tỉnh Bình Dương dài 90km, sơng có giá trị về mặt giao
Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

20



thơng, vận tải, thủy sản, khống sản, du lịch và sản xuất nông nghiệp, cung
cấp nước sinh họat và nước sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp.
- Sơng Sàigịn: diện tích lưu vực 5.000km2, bắt nguồn từ Tây Ninh
chảy qua 04 tỉnh, dài 256km, đọan chảy tỉnh Bình Dương dài 143km, lưu
lượng trung bình 85m3/s, độ dốc 0,7%. Sơng có gía trị lớn về mặt giao thơng,
vận tải, thủy sản, khống sản, du lịch, cung cấp nước sinh họat, công nghiệp,
nông nghiệp;
- Sơng Bé: diện tích lưu vực là 7.170km2, đoạn chảy qua lãnh thổ
Bình Dương dài 80km, bắt nguồn từ cao độ 800m, lịng sơng hẹp, lưu lượng
khơng đều nên ít có giá trị về giao thơng vận tải, khơng có tiềm năng khống
sản, chỉ có gía trị về mặt thủy lợi, nguồn nước bổ sung cho nước ngầm;
- Sông Thị Tính là một nhánh nhỏ của sơng Sài Gịn, bắt nguồn từ
vùng đồi cao thuộc huyện Bến Cát và đổ vào sơng Sài Gịn tại xã Tương Bình
Hiệp -thị xã Thủ dầu Một, lịng sơng hẹp, khơng đều, thường xun gây ngập
úng hai bên bờ, đóng vai trị cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cho khu
vực trung tâm và phía bắc tỉnh Bình Dương, có tiềm năng khống sản tuy
khơng cao;
Ngồi ra cịn một số hồ, đập như hồ Dầu Tiếng, đập Mỹ Phước, đập
Bông Trang … Nguồn nước mặt khá phong phú, bổ cập thường xuyên cho
nước dưới đất.
I.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI
Bình Dương nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía nam, tiếp
giáp với các trung tâm lớn như Tp.HCM, Đồng Nai. Từ năm 1990 Bình
Dương bắt đầu phát triển với tốc độ khá cao. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch
theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Nhiều khu cơng nghiệp hình
thành, hàng loạt khu dân cư, đô thị được nâng cấp hoặc xây mới. Giá trị sản
lượng công nghiệp tăng dần và chiếm hơn 60% trong cơ cấu kinh tế. Sản xuất
công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, thu hút lao động tập trung cao,

kéo theo q trình đơ thị hóa tăng nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật (
đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước,..), cơ sở hạ tầng xã hội
(bệnh viện, trường học, khu văn hóa,…) rất kém, chưa đáp ứng nhu cầu thực
tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) năm 1996 là
3.010,7 tỷ đồng. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 42.536 tỷ
đồng, chiếm 69,1% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong đó, riêng ngành cơng
n dựng năm 1996 là 1.994 tỷ đồng, năm 2005 là ** tỷ đồng.
Do đó, nhu cầu khai thác tài nguyên làm vật liệu phục vụ xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong tương lai là rất lớn.

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

21


CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG
II.1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG
II.1.1. Tài ngun cát lịng sơng
Cát lịng sơng là một loại tài ngun được hình thành từ các vật liệu
trầm tích bở rời nằm ở đáy sơng, có thành phần khống vật chủ yếu là thạch
anh và fenpast, cỡ hạt từ 0,15-2mm.
Cát được sử dụng chủ yếu làm vật liệu xây dựng hoặc vật liệu san lấp
tùy thuộc vào tỷ lệ thành phần khống vật và kích cỡ hạt.
- Tiêu chuẩn sử dụng
+ Cát xây dựng là cát có thành phần khống chủ yếu là thạch anh,
fenpast >70%, kích cỡ hạt từ 0,45mm-1mm, tỷ lệ hữu cơ <3-5%, có tính chất
gắn kết tốt với ximăng.(Trích Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 1770

năm 1986). Tuỳ theo mục đích sử dụng người ta cịn phân loại thành cát
bêtơng, cát xây - tơ hoặc làm lớp đệm,... Trong cát bêtông cũng phân thành
nhiều loại nhằm đạt độ bền và hiệu quả sử dụng cao nhất.
+ Cát san lấp là cát không đủ các tiêu chuẩn để làm cát xây dựng,
chẳng hạn như : cát quá mịn, cát có tỷ lệ hữu cơ cao,....
- Tiêu chuẩn phân loại cát xây dựng
+ Tiêu chuẩn cát dùng làm bêtông nặng: dựa vào modul độ lớn, khối
lượng thể tích xốp, lượng hạt nhỏ hơn 1,14mm và đường biểu diễn thành
phần hạt, cát dùng cho bêtông nặng được chia thành 04 loại: to, vừa, nhỏ và
rất nhỏ .
Biểu 01: Tiêu chuẩn phân loại cát dùng cho bêtông nặng
Mức theo nhóm cát
To(mm) Vừa(mm) Nhỏ(mm) Rất nhỏ(mm)
1 - <2
0,7 - <1
1. Mơ đun độ lớn (kích thước hạt)
>2,5 - 3,32 - 2,5
2. Khối lượng thể tích xốp, Kg/m3, khơng nhỏ hơn
1.400
1.300
1.200
1.150
3. Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, tính bằng % khối
lượng cát , không lớn hơn
10
10
20
3.5
Tên các chỉ tiêu


- Tiêu chuẩn phân loại cát dùng làm bêtông theo mác: cát bảo đảm các
chỉ tiêu thuộc nhóm to và vừa cho phép sử dụng cho bê tơng tất cả các mác,
cát nhóm nhỏ được phép sử dụng cho bêtông mác tới 300, cịn cát nhóm rất
nhỏ được phép sử dụng cho bê tông mác tới 100.

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

22


Biểu 02 : Tiêu chuẩn phân loại cát theo mác bêtông
Mức theo mác bêtông
<100
150-200 >200
1.Sét , á sét , các tạp chất ở dạng cục
Không Không
Không
2. Lượng hạt trên 5mm, tính bằng % khối lượng cát , khơng lớn hơn
10
10
10
3.Hàm lượng muối gốc Sunfat, sunfit, tính ra SO3, tính bằng % khối
lượng cát , không lớn hơn
1
1
1
Tên các chỉ tiêu

4.Hàm lượng mica tính bằng % khối lượng cát, khơng lớn hơn
1,5

1
1
5
3
3
5.Hàm lượng bùn, bụi, sét tính bằng % khối lượng cát , không lớn hơn
6.Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so mẫu , mẫu
của dung dịch trên cát không sẫm hơn
mẫu số 2mẫu số 2 mẫu chuẩn
Hàm lượng bùn , bụi , sét của cát dùng cho bêtông mác 400 trở lên , không lớn hơn

+ Tiêu chuẩn cát dùng làm vữa xây dựng
Biểu 03 : Tiêu chuẩn phân loại dùng làm vữa tính theo mác

Tên các chỉ tiêu

Tên các chỉ tiêu
Nhỏ hơn 75 Lớn hơn hoặc bằng 75
0,7
1,5
Không
Không
Không
Không

1. Môđun độ lớn , không nhỏ hơn
2. Sét , á sét , các tạp chất ở dạng cục
3. Lượng hạt lớn hơn 5mm
4.Khối lượng thể tích xốp , tính bằng kg/m3, khơng nhỏ
hơn

5.Hàm lượng bùn, bụi, sét tính bằng % khối lượng cát ,
khơng lớn hơn
6.Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, tính bằng % khối lượng
cát , khơng lớn hơn
7. Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so
màu , màu của dung dịch trên cát không sẫm hơn
mẫu 2

2

1

10

3

35

20
mẫu chuẩn

+Tiêu chuẩn cát dùng làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ô tô:
Tiêu chuẩn cát dùng làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ơ tơ
phải có khối lượng thể tích xốp lớn hơn 1.200kg/m3, hàm lượng hạt nhỏ hơn
0,14mm và không vượt q 10% khối lượng cát.
II.1.2. Mỏ cát lịng sơng
Mỏ cát lịng sơng là nơi tập trung cát dưới dạng cồn nổi hoặc ngầm,
phân bố ở các khu vực khúc uốn, đây là các trầm tích hiện đại thường xuyên
di chuyển - cịn gọi là thân khống biến động, nguồn cung cấp chủ yếu là vật
liệu vụn từ thượng nguồn hoặc từ hai bên bờ.

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài ngun cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác cát

23


II.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUN CÁT LỊNG SƠNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG
II.2.1. Phương pháp đánh giá
Các mỏ cát lịng sơng thường bị biến động liên tục nên việc khảo sát
thăm dò phải tiến hành nhiều bước và sử duụg nhiều phương pháp để tính
tốn đến tất cả các yếu tố tác động một cách đầy đủ. Cách thức chung là khảo
sát đo đạc ngoài thực địa bằng các thiết bị hiện đại kết hợp với tính tốn trong
phịng thơng qua các phần mềm chuyên dụng, cho kết quả có độ chính xác
cao. Có thể khái qt như sau:
Bước 1. Thu thập tài liệu liên quan
Công tác thu thập tài liệu liên quan bao gồm thu thập các dữ liệu về
điều kiện tư nhiên, kinh tế-xã hội vùng khảo sát, báo cáo của các đơn vị, cơ
quan quản lý chuyên ngành, các số liệu kế toán thống kê sản lượng đã khai
thác của đơn vị được cấp phép khai thác, các báo cáo của đơn vị cho cơ quan
quản lý nhà nước,....
Bước 2. Khảo sát thực địa
Công tác khảo sát thực địa thường được tiến hành đồng bộ một số
phương pháp chun ngành như lập bản đồ địa hình đáy sơng nhằm xác định
diện tích bãi cát, kết hợp với khoan và lấy mẫu phân tích để xác định độ dày
lớp cát và thành phần hạt của mẫu:
+Công tác trắc địa - lập bản đồ địa hình đáy sơng (bản đồ đẳng
độ cao đáy sông) phải dựa trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 của Cục đo
đạc bản đồ nhà nước đã được số hóa, sau đó dùng máy GPS xác định tọa độ
điểm đo và máy đo hồi âm xác định độ sâu tại điểm đo, sau đó xử lý tin học
bằng phần mềm Surfer trên cơ sở bản đồ địa hình trên.

* Xác định tọa độ các điểm đo : Sử dụng máy định vị GPS
để xác định tọa độ của các điểm. Máy GPS được sử dụng hiện nay là máy PG50 do hãng FURUNO của Nhật sản xuất, máy GPS cho tọa độ địa lý B,L của
các điểm đo siêu âm được thể hiện là độ, phút và phần thập phân của phút,
phần thập phân đến 0,001 phút (tương ứng với sai số mặt phẳng ±18m). Tọa
độ do máy xác định có sai số vị trí điểm trung bình là ±10m. Sai số này được
thể hiện thường xuyên thông qua chỉ số HDOP của máy , biến động từ 1-3 .
Trong quá trình khảo sát thường xuyên đối chiếu với tọa độ trên bản đồ của
một số điểm chuẩn ngoài thực tế và lấy số trung bình của 3 lần đọc trên máy
để nâng cao độ chính xác .
* Đo độ sâu : Sử dụng máy đo hồi âm F-840 do Nhật sản
xuất, máy cho biết độ sâu tại điểm đo và tự ghi trên giấy dưới dạng đồ thị,
máy đo có sai số ±0,01m.

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài nguyên cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

24


+Công tác khoan địa chất : Công tác khoan lấy mẫu trong tầng
cát sơng có độ chặt thấp là cơng việc rất phức tạp, nhất là đối với các mẫu bở
rời mới được bồi lắng do khai thác thường xuyên .
Công tác khoan, lấy mẫu được thực hiện bằng thiết bị khoan làm
việc theo nguyên lý “air-lift” do ngành địa chất Việt Nam chế tạo. Khi cột
nước trong ống khoan được trộn với khơng khí, tại đáy của ống khoan (được
nối với lưỡi khoan ) áp lực bên ngòai - xung quanh lưỡi khoan, trong tầng cát
sơng bão hồ nước - sẽ lớn hơn áp lực bên trong ống khoan. Chênh lệch áp
suất này làm cho hỗn hợp nhẹ nước - khí bị đẩy vọt ra ngồi ống khoan kéo
theo các sản phẩm bở rời của đầu lưỡi khoan. Các cột địa tầng của các lỗ
khoan được đưa vào xử lý tin học, từ đó xác định được độ dày tối thiểu và tối
đa của lớp cát bằng phần mềm Surfur for windows, ưu điểm của phương pháp

này là tính được trữ lượng đến các độ sâu khác nhau.
Phân tích mẫu vật từ các hố khoan về thành phần độ hạt , thành
phần hoá học, kết quả trọng sa, kết quả đầm nện, thành phần khoáng vật theo
các cỡ hạt nhằm đánh giá chất lượng cát.
Bước 3. Tính tốn trữ lượng bằng các phầm mềm chuyên dụng
Dựa trên các số liệu khảo sát thực địa đã được xử lý, tiến hành
+ Khoanh ranh giới diện tích tính trữ lượng theo bản đồ địa hình
đáy sơng, bỏ đi phần diện tích cách bờ 50m trên tồn lưu vực; vẽ vị trí, hình
th và tính diện tích bằng phần mềm Surfer for Windows và phần mềm
Mapinfo.
+ Xác định chiều dày lớp cát : dựa vào tài liệu lỗ khoan lập bảng
tổng hợp chiều dày lớp cát và chiều sâu của lớp cát tính từ mực nước sơng ở
từng khu vực .
+ Phương pháp tính : phương pháp khối thể tích, các số liệu tính
trữ lượng đều được thực hiện trên máy bằng phần mềm Surfer for windows.
(Xem bản đồ 1 – Bản đồ khu vực nghiên cứu tài ngun cát lịng sơng )

Nghiên cứu , đánh giá tiềm năng tài nguyên cát lịng sơng tỉnh Bình Dương và vấn đề mơi trường trong hoạt động khai thác cát

25


×