Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

biện pháp: “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước cho trẻ 45 tuổi trường mầm non Sông Âm thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp: “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện,
nước cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Sông Âm thông qua các hoạt động
mọi lúc, mọi nơi.”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội; nhóm/lớp 4 - 5 tuổi
được áp dụng tại trường Mầm non Sông Âm
Người thực hiện: Mai Thị Thủy, trường mầm non Sông Âm- Ngọc Lặc
I. Lí do chọn biện pháp.
Như chúng ta đã biết! điện, nước đóng vai trị vơ cùng quan trọng không
chỉ đối với con người mà đối với cả mọi sinh vật trên Trái Đất.
Tuy nhiên Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn điện trong
tương lai. Nguồn nước thì ngày càng ơ nhiễm, cạn kiệt ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống con người và nền kinh tế.
Do đó, việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước
cho trẻ mầm non mà đặc biệt là trẻ 4 -5 tuổi vào các hoạt động giáo dục để giúp
trẻ nâng cao ý thức và kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước là vấn đề rất cần
thiết. Bởi vì, ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, trẻ mầm non
dễ tiếp thu những giá trị mới.
Việc dạy trẻ có ý thức và kỹ năng sử dụng điện, nước an toàn, tiết kiệm
trong sinh hoạt hằng ngày, góp phần đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt và giữ
gìn nguồn năng lượng cho tương lai, đồng thời giảm được chi phí đáng kể cho
nhà trường.
Vì vậy tơi ln trăn trở lựa chọn các biện pháp để giáo dục trẻ các kỹ
năng sử dụng tiết kiệm điện, nước hiệu quả nhất. Trước tiên tôi đã lựa chọn biện
pháp: “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước cho trẻ 4-5
tuổi trường mầm non Sông Âm thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi”
với mong muốn nâng cao ý thức, kỹ năng về sử dụng điện, nước an toàn tiết
kiệm cho trẻ, góp phần cho sự phát triển bền vững trong tương lai.


II. Nội dung biện pháp
1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
1.1. Thuận lợi
- Về cơ sở vật chất: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện (thiết bị, tài liệu về giáo dục
về sử dụng tiết kiệm năng lượng…) nhằm phát huy sự sáng tạo của giáo viên.
- Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường được
trang bị đầy đủ nên việc chăm sóc giáo dục trẻ được nhiều thuận lợi.
- Phần lớn số phụ huynh đã quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong phong trào
của lớp, phối hợp với giáo viên trong vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ.
1.2. Khó khăn:
- Hằng ngày trẻ vẫn sử dụng điện, nước nhưng theo bản năng và thói
quen, trẻ chưa có ý thức tiết kiệm khi sử dụng. Trẻ nhỏ chưa tự ý thức được thế
nào là hành vi sử dụng điện, nước an toàn, tiết kiệm.


2
- Giáo viên chưa chú trọng lồng ghép kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện,
nước vào các hoạt động.
1.3. Kết quả khảo sát.
Từ thực tế đó, đầu năm học tơi đã khảo sát trẻ 4 - 5 tuổi lớp tôi về một số
nhận thức và kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước ngay từ đầu năm học, kết quả
đạt được như sau:
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
TT
Nội dung
KS
Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ

Trẻ biết một số dụng cụ, thiết
1
30
20
67%
10
33%
bị sử dụng điện, nước.
Trẻ biết ích lợi của năng
2
30
19
63%
11
37%
lượng điện, nước.
Trẻ biết tắt thiết bị điện khi
3
khơng sử dụng: bóng đèn,
30
15
50%
15
50%
quạt điện, ti vi
Trẻ biết sử dụng tiết kiệm
4
điện, nước trong sinh hoạt
30
15

50%
15
50%
hằng ngày
Nhận ra hành vi sử dụng điện,
5
nước tiết kiệm và sử dụng
30
17
57%
13
43%
không tiết kiệm.
Biết tỏ thái độ khi người xung
6
quanh sử dụng điện, nước
30
16
53%
14
47%
khơng tiết kiệm.
Có ý thức khi sử dụng điện
7
30
16
53%
14
47%
nước đảm bảo an toàn.

Từ thực trạng trên tơi đã đi sâu tìm hiểu ngun nhân, tìm hiểu kỹ về đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp để lựa chọn một số biện pháp giáo dục kỹ năng tiết
kiệm điện, nước cho trẻ 4-5 tuổi. Biện pháp đầu tiên mà tơi lựa chọn đó là.
2. Biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước cho
trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Sông Âm thông qua các hoạt động mọi lúc,
mọi nơi.
2.1. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước hiệu quả
thơng qua trị chơi.
Trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi mà học”. Thơng qua các trị chơi trẻ
được trải nghiệm, khám phá với các dạng năng lượng xung quanh trẻ. Vì vậy
giáo viên cần tạo mọi cơ hội cho trẻ được chơi, trải nghiệm về các dạng năng
lượng nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức và thực hành những kỹ năng về sử
dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày.
Trong một ngày, thời gian chơi của trẻ được tổ chức qua: Giờ đón trẻ, trả
trẻ, hoạt động ở các góc, chơi ngồi trời, chơi buổi chiều … từ đó giáo viên có
thể tổ chức các hoạt động giáo dục.
Ví dụ: Trị chơi giúp trẻ rèn kỹ năng bật, tắt các tiết bị điện (tổ chức ở


3
hoạt động góc hoặc rèn kỹ năng buổi chiều).

Hình ảnh: Trẻ chơi rèn kỹ năng bật, tắt các thiết bị điện
Trò chơi sử dụng vật thật như: cho trẻ chơi lặp đi lặp lại các động tác: Vặn
công tắc theo chiều kim đồng hồ là mở quạt và vặn công tắc ngược lại chiều kim
đồng là tắt quạt, bấm nút đỏ trên điều khiển là mở ti vi hoặc tắt ti vi.
Ngồi ra tơi cịn cho trẻ bật cơng tắc, điều khiển, … để trẻ bật / tắt điện,
sử dụng điều khiển để tắt / mở máy, … hoặc vặn núm theo kim đồng hồ là bật
đèn. … trên cơ sở đó củng cố kiến thức và kỹ năng trẻ đã được thu nhận.
Ví dụ: Trị chơi giúp trẻ nhận biết các hành vi sử dụng tiết kiệm điện,

nước. (tổ chức trong hoạt động học hoặc hoạt động góc).

Hình ảnh trẻ chơi nhận biết các hành vi đúng sai khi sử dụng điện, nước.


4
Trẻ chơi trò chơi “Nhanh mắt nhanh tay” Chọn mặt cười gắn vào hành vi
bé cho là đúng (đồng ý) hoặc mặt mếu gắn vào hành vi bé nghĩ là chưa đúng
(khơng đồng ý) giải thích vì sao?
Ngồi ra tơi còn cho trẻ chơi trò chơi “Ai chọn nhanh” bằng yêu cầu trẻ
quan sát và chọn hành vi tiết kiệm năng lượng điện/nước hoặc khoanh trịn chiếc
bóng điện nào tiết kiệm điện nhất.
Từ đó trẻ nhận ra được nên sử dụng tiết kiệm điện, nước để không bị thiếu
điện, nước.
2.2. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm nước thơng qua
hoạt động làm thí nghiệm.
Đây là hoạt động tạo cơ hội cho trẻ được học qua thực tế, qua khám phá,
tìm tịi. Trẻ rất hứng thú khi được tham gia vào các hoạt động làm thí nghiệm vì
nó kích thích tính tị mị, thích khám phá của trẻ. Càng được trải nghiệm nhiều
thì kiến thức và kỹ năng của trẻ càng được củng cố, mở rộng.
Ví dụ: Làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của nước lên cây
xanh:
Cơ cho trẻ trực tiếp làm thí nghiệm:
+ Lấy hai chậu cây giống nhau, đặt cạnh nhau, chậu A được tưới nước
hằng ngày, chậu B không được tưới nước, sau hơn một tuần cho trẻ quan sát
nhận xét về sự phát triển của hai chậu cây.
+ Cây trong chậu A và chậu B khác nhau như thế nào?
+ Vì sao lại có sự khác nhau như thế?
+ Nước có tác dụng gì đến cây xanh?
Từ đó trẻ sẽ biết được lợi ích của nước đối với cây xanh


Hình ảnh: Làm thí nghiệm reo hạt
Ví dụ: Thí nghiệm: Làm thí nghiệm về nước sạch – nước bẩn
Cho trẻ thả cá vào hai chậu giống nhau, chậu A được thay nước hằng
ngày, chậu B không được thay nước trong khoảng 1 tuần.
Cho trẻ quan sát nhận xét về nước và cá ở hai chậu:


5
+ Các con thấy cá và nước ở chậu A như thế nào so với cá và nước ớ chậu
B?
+ Vì sao ở chậu A vẫn bơi khỏe, cá ở chậu B lại khơng bơi nữa? (vì nước
ở chậu A được thay hàng ngày, còn nước ở chậu B bẩn nên cá sẽ yếu và dần sẽ
chết.
- Từ đó trẻ nhận biết ảnh hưởng của môi trường nước đến sức khỏe của cá
cũng như các lồi vật khác.
- Cơ giáo dục trẻ biết tầm quan trọng của nước sạch và giữ gìn nguồn
nước sạch.

Hình ảnh: Làm thí nghiệm nước sạch, nước bẩn
- Ngồi những thí nghiệm trên, cơ hướng dẫn trẻ làm nhiều thí nghiệm
khác ở góc khám phá khoa học: trẻ làm các thí nghiệm về cây xanh và nước, pha
màu nước, đong nước.
Từ những thí nghiệm trẻ được thực hành, sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn về vai
trò của điện, nước. Biết cách sử dụng điện an toàn, sử dung tiết kiệm nguồn
nước và giữ gìn vệ sinh nguồn nước.
2.3. Lồng ghép giáo dục kĩ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước thông
qua hoạt động rèn kĩ năng vệ sinh cho trẻ
Trẻ sử dụng nước để vệ sinh hằng ngày vì vậy đồng thời với việc rèn kỹ
năng vệ sinh cần rèn cho trẻ kỹ năng sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt

Ví dụ: Dạy trẻ cách tiết kiệm nước khi vệ sinh cá nhân.
Cho trẻ thực hành các kĩ năng vệ sinh cá nhân: Rửa tay, đánh răng, rửa
mặt... đồng thời rèn cho trẻ kĩ năng sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
+ Cô hỏi trẻ: con rửa tay như thế nào để tiết kiệm nước? (Vặn vòi nước
vừa phải, rửa xong vặn chặt vòi nước, rửa gọn gàng khơng làm vung bắn ra
ngồi máng nước, sử dụng vừa đủ xà phịng để khơng phải xả nhiều nước, …).


6

Hình ảnh trẻ rửa tay dưới vịi nước chảy
Cơ thường xuyên theo dõi, nhắc nhở trẻ thực hiện các kĩ năng sử dụng tiết
kiệm nước, khen ngợi những trẻ có hành vi tiết kiệm nước, kịp thời nhắc nhở,
uốn nắn những hành vi chưa tốt, đảm bảo các kĩ năng tốt lặp đi lặp lại sẽ trở
thành thói quen tốt trong sinh hoạt.
3. Hiệu quả của biện pháp "Lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết
kiệm điện, nước cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Sông Âm thông qua các
hoạt động mọi lúc, mọi nơi.”
Qua một thời gian học hỏi, đầu tư, nghiên cứu thử nghiệm, tôi đã thành
công trong việc thực hiện “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm
điện, nước cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Sông Âm thông qua các hoạt
động mọi lúc, mọi nơi”.
* Đối với trẻ:
Sau khi áp dụng biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện nước,
tôi thấy trẻ tiến bộ rõ rệt: Trẻ có những hiểu biết ban đầu về ích lợi của điện,
nước; trẻ biết một số dụng cụ, thiết bị sử dụng điện, nước và trẻ đã có thói quen
tắt đèn khi ra khỏi phịng, tắt quạt khi khơng dùng và tắt ti vi khi không xem. Trẻ
biết sử dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ biết nên tận
dụng nguồn năng lượng sạch của tự nhiên như: gió, ánh nắng mặt trời để tiết
kiệm điện. Trẻ nhận ra hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và sử dụng không

tiết kiệm, đồng thời biết thể hiện thái độ không đồng tình khi người xung quanh
sử dụng điện nước khơng tiết kiệm. Đặc biệt hơn trẻ đã có ý thức tránh xa các
thiết bị điện khơng an tồn và các nguồn nước có thể gây nguy hiểm.
* Đối với bản thân: Hiểu sâu sắc hơn về lợi ích của việc sử dụng tiết
kiệm điện nước trong sinh hoạt hằng ngày cũng như tầm quan trọng của việc
giáo dục kĩ năng sử dụng tiết kiệm điện, nước cho trẻ 4-5 tuổi.


7
- Các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ được thay đổi linh hoạt
phù hợp để kích thích hứng thú khám phá trải nghiệm của trẻ, đồng thời tích lũy
được thêm vốn kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Đối với phụ huynh:
- Nhận thức ra được tầm quan trọng của việc dạy trẻ sử dụng có hiệu quả
nguồn năng lượng điện, nước thông qua các hoạt động.
Phụ huynh đã quan tâm chú trọng đến việc phối hợp với nhà trường, tạo
điều kiện giáo dục, hướng dẫn trẻ kĩ năng sử dụng các thiết bị dùng điện, thiết bị
sử dụng nước và ý thức sử dụng tiết khiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày
4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện
pháp
* Kết quả minh chứng trên trẻ
Kết quả đầu năm
Kết quả cuối năm
Số
Chưa
Chưa
Đạt
Đạt
trẻ
đạt

đạt
TT
Nội dung
khảo
Số Tỉ
Số Tỉ Số
Số Tỉ
sát
Tỉ lệ
trẻ lệ trẻ lệ trẻ
trẻ lệ
Trẻ biết một số
1 dụng cụ, thiết bị sử 30
20 67% 10 33% 30 100%
dụng điện, nước
Trẻ biết ích lợi của
2 năng lượng điện, 30
19 63% 11 37% 30 100%
nước.
Trẻ biết tắt thiết bị
điện khi không sử
3
30
15 50% 15 50% 29 97% 1 3%
dụng: bóng đèn,
quạt điện, ti vi.
Trẻ biết sử dụng
tiết kiệm điện,
4
30

15 50% 15 50% 30 100%
nước trong sinh
hoạt hằng ngày.
Nhận ra hành vi sử
dụng điện, nước
5 tiết kiệm và sử 30
17 57% 13 43% 29 97% 1 3%
dụng không tiết
kiệm.
Biết tỏ thái độ khi
người xung quanh
6 sử dụng điện, nước 30
16 53% 14 47% 29 97% 1 3%
khơng tiết kiệm.
Có ý thức khi sử
7 dụng điện nước 30
16 53% 14 47% 29 97% 1 3%
đảm bảo an toàn.


8
III. Kết luận.
Qua kết quả đạt được trong quá trình giáo dục kỹ năng tiết kiệm điện,
nước cho trẻ 4-5 tuổi. Tôi rút ra bài học sau:
- Để trẻ tiếp thu và thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng, giáo viên cần
phân chia thời gian hợp lý, không chú ý đến mặt nào và cũng không coi trọng
mặt nào.
- Việc dạy trẻ tiết kiệm năng lượng phải được tiến hành đồng bộ, thường
xuyên, mọi lúc,mọi nơi đặc biệt chú ý đến những việc làm của mình khi sử
dụngnăng lượng để trẻ noi gương theo.

- Sử dụng các phương tiện và biện pháp phù hợp cho nên các kết quả đưa
lại mang tính khách quan và đảm bảo thời gian nên đề tài thực hiện một cách
nghiêm túc và có hiệu quả cao.
IV. Cam kết.
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo biện pháp của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyệt Ấn, ngày 02 tháng 12 năm 2020
Xác nhận của Hiệu trưởng
Người thực hiện

Mai Thị Thủy
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….



×