Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số kinh nghiệm về phương pháp lồng ghép tích hợp để nâng cao chất lượng môn học làm quen với toán trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.76 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. PLEIKU
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP
LỒNG GHÉP TÍCH HỢP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC LÀM QUEN VỚI TOÁN
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
MÃ SKKN: 3TO
Họ và tên: Phạm Thị Chiến
Đơn vị: Trường Mầm non 1-6
- Thành phố Pleiku
NĂM HỌC 2009-2010
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. PLEIKU
1
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP
LỒNG GHÉP TÍCH HỢP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC LÀM QUEN VỚI TOÁN
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
MÃ SKKN: 3TO
NĂM HỌC 2009-2010
Đề tài :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP
LỒNG GHÉP TÍCH HỢP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC LÀM QUEN VỚI TOÁN
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I. Đặt vấn đề
Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục ở lứa tuổi Mầm non theo các chủ
điểm và tổ chức hoạt động mang tính tích hợp đang là xu thế chung của giáo
dục Mầm non ở nước ta. Xuất phát từ việc nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý
lứa tuổi ở giai đoạn mẫu giáo, trẻ mẫu giáo là người tham gia tích cực vào sự
2


phát triển của bản thân chúng vào việc học. Học và phát triển liên quan đến cấu
trúc, nhận thức của trẻ. Nhận thức và cấu trúc của trẻ được tăng lên cùng với
thực hành. Chính vì vậy trẻ mẫu giáo cần được trải nghiệm, khám phá, giao tiếp
và bắt chước để thoả mãn tính tò mò của trẻ.
Để thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non trong giai đoạn
hiện nay, việc chăm sóc và giáo dục trẻ luôn đi song song với nhau nhưng việc
dạy tri thức cho trẻ là nhiệm vụ chính của cô. Là một giáo viên Mầm non lâu
năm, để thực hiện phương pháp lồng ghép tích hợp vào các môn học trong
chương trình mẫu giáo đã là rất khó, càng khó hơn khi lồng ghép tích hợp ở
môn làm quen với Toán, vì : môn Toán là một môn học khô khan, cứng nhắc
với những con số đơn điệu. Muốn làm cho trẻ học môn Toán một cách hứng
thú, hấp dẫn, đạt chất lượng cao là một điều hết sức khó. Phải tổ chức như thế
nào đây? Với hình thức, phương pháp gì? Đồ dùng trực quan phải như thế nào
để lôi cuốn trẻ, gây hứng thú cho trẻ?
Là một giáo viên có tình yêu nghề, mến trẻ, năng nổ nhiệt tình, biết tìm
tòi sáng tạo và ham học hỏi. Tôi đã nghiên cứu kỹ tài liệu, khai thác tình huống,
tạo ra nhiều đồ dùng cho cô và cháu. Tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn
trẻ, không phải theo quan niệm của một tiết học riêng lẻ mà phải theo quan
niệm lồng ghép tích hợp vào trong các môn học để tiến tới đổi mới toàn diện
mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục Mầm non.
Dựa vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ
chức giáo dục trẻ mẫu giáo. Tài liệu đã thiết kế nội dung giáo dục theo hệ thống
chủ điểm, tiếp cận với quan điểm giáo dục mới. Cụ thể là quan điểm lồng ghép
tích hợp các hoạt động, quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Qua nhiều năm bản thân tôi được phân công dạy chương trình đổi mới
hình thức tổ chức giáo dục mới, tôi vô cùng băn khoăn lo lắng vì chương trình
này là chương trình đã trải qua giai đoạn thử nghiệm và đang thực hiện đại trà
mặc dù đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nhưng trong thực tế vẫn còn gặp
không ít khó khăn.
Khó khăn

Kinh nghiệm về phương pháp lồng ghép tích hợp chưa nhiều.
Tài liệu nghiên cứu tham khảo còn quá ít.
Phòng học hẹp không đủ không gian để tổ chức sắp xếp góc chơi cho trẻ.
Trình độ học sinh không đồng đều, 1/3 trẻ lần đầu tiên đi học.
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của trẻ.
Kinh phí làm đồ dùng, đồ chơi không có.
Thuận lợi
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bên cạnh những khó khăn trên bản
thân tôi còn có sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường đã
taọ điều kiện thuận lợi cho tôi dạy kiến tập trường, kiến tập cụm để tiếp cận
nhiều hơn với chương trình ĐMHTTCGD trẻ.
Là giáo viên nhiệt tình, cần cù chịu khó tìm tòi, sáng tạo nên tôi đã làm được
nhiều đồ dùng đẹp phục vụ cho việc dạy và học. Tôi đã áp dụng những trò chơi
3
với nhiều hình thức sáng tạo phù hợp với trẻ để nâng cao kết quả dạy học cho
trẻ.
II. Những biện pháp giải quyết vấn đề:
Mặc dù là giáo viên nhiều năm trong ngành, tôi luôn dạy tốt các bộ môn.
Với bộ môn làm quen với Toán tôi vẫn chưa hài lòng với kết quả đạt được trên
trẻ. Chính vì điều băn khoăn lo lắng ấy, tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi
đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, nắm vững kế hoạch phân phối chương trình,
nắm vững mục đích yêu cầu chính của từng tiết học trong từng chủ điểm khác
nhau để lên kế hoạch soạn giảng riêng cho bản thân mình.
Tôi đã sưu tầm nghiên cứu các trò chơi trên truyền hình như : “Chiếc
nón kỳ diệu”, “ở nhà chủ nhật”, “vườn cổ tích”. Từ đó cải biên áp dụng thành
trò chơi có nội dung phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo và đạt kết quả rất tốt.
Qua nghiên cứu kỹ tâm lý, sinh lý lứa tuổi, hiểu được hoạt động chủ đạo
của trẻ là vui chơi để có phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp tạo cho trẻ
một sân chơi bổ ích, năm nay tôi mạnh dạn bổ sung thêm trò chơi “Tam sao that
bản” phần “Hiểu ý đồng đội” thành hiểu ý cô. Tôi đã áp dụng từ đầu năm đến

giờ, kết quả thật bất ngờ. Tôi mạnh dạn bổ sung vào sáng kiến này trò chơi
“Tam sao thất bản” để các bạn cùng tham khảo.
Bản thân tận dụng nguyên vật liệu phế thải, những đồ dùng vật dụng
của gia đình và nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên. Nghiên cứu sáng tạo ra
nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, đảm bảo an toàn phục vụ cho trẻ trong tất
cả các chủ điểm.
Liên hệ với phụ huynh để phụ huynh giúp mình chuẩn bị đồ dùng, đồ
chơi cho cháu ở nhà cũng như ở lớp.
Bố trí xắp sếp đồ chơi đồ dùng ở các góc chơi sao cho trẻ dễ thấy dễ
lấy, đồ chơi phải thay đổi phù hợp với từng chủ điểm khác nhau.
Chọn đề tài, nội dung của từng tiết học để lồng ghép tích hợp một cách
thích hợp những môn học trong chương trình vào tiết dạy toán sao cho lôgích,
sinh động, sáng tạo, phù hợp với từng chủ điểm.
Thông qua các môn học khác, tôi cũng lồng ghép tích hợp kiến thức của
môn toán để cháu tiếp thu và củng cố kiến thức của môn toán một lần nữa.
A. Việc lồng ghép tích hợp các môn học khác vào hoạt động chung
của tiết học Toán:
Tùy theo từng tiết học, từng chủ điểm khác nhau mà cô chuẩn bị đồ
dùng, đồ chơi khác nhau. Sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp khác
nhau để lồng ghép tích hợp vào các môn học có nội dung khác nhau sao cho phù
hợp với nội dung yêu cầu của tiết học và chủ điểm mình đang thực hiện.
Ví dụ 1 : Chủ điểm trường Mầm non.
Đề tài : Ôn số lượng 4, nhận biết chữ số 4. Ôn nhận biết hình vuông, hình
chữ nhật, hình tam giác.
Với hình thức tổ chức và phương pháp đã thực hiện trước kia theo
chương trình cải cách, khi lên lớp cô chuẩn bị rất đơn giản, cô và cháu mỗi
người chỉ có 4 hình chữ nhật, 4 hình vuông và 4 hình tam giác với các số 2, 3, 4.
4
Trong suốt cả tiết học cô chỉ sử dụng ba loại hình đã chuẩn bị, ngoài ra
không có đồ dùng nào khác. Khi dạy bài mới cô là người chủ động làm mẫu

trước, cháu chỉ là người làm theo yêu cầu của cô. Cháu không được phát huy
tính tích cực của mình, tiếp thu bài một cách thụ động, uể oải kết quả trên trẻ
thấp không đồng đều.
Sau khi nghiên cứu chương trình ĐMHTTCGD và kế hoạch phân bố
chương trình tôi biết được : đề tài toán số 4 ở trong chủ điểm trường Mầm non.
Tôi đã nghiên cứu kỹ tài liệu, nắm vững mục đích yêu cầu chính của chủ điểm
và tiết học. Tôi đã chuẩn bị đủ đồ dùng, đồ chơi để miêu tả về trường mầm non
phù hợp với tiết học mà tôi đang thực hiện.
Phần chuẩn bị của cô :
Mô hình 4 lớp mẫu giáo xếp bằng các hình chữ nhật, hình tam giác có vẽ
cửa sổ là hình vuông, cửa chính là hình chữ nhật.
Đồ chơi của trường là những cầu trượt, xích đu, bập bênh có số lượng
trong phạm vi 4 (4 xích đu, 3 bập bênh, 2 cầu trượt).
Tập cho 4 trẻ đóng vai cô hiệu trưởng, cô giáo, cô cấp dưỡng và cô bảo
vệ. Trước khi tiến hành giờ dạy, trước giờ đón trẻ tôi đàm thoại với trẻ về tên
gọi, chức vụ và công việc của các cô CBCNV trong trường.
Tổ chức cho cháu chơi lễ khai giảng năm học mới.
Ơû các góc chơi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, an toàn và phù
hợp bằng những đồ dùng, đồ chơi cô tự làm phục vụ cho môn học và cho chủ
điểm trường Mầm non.
Đồ dùng, đồ chơi đã chuẩn bị chu đáo, tôi tự tin vào tiết dạy. Mạnh dạn
áp dụng phương pháp lồng ghép tích hợp để tổ chức trò chơi cho trẻ với hình
thức tổ chức lễ khai giảng năm học mới.
Vào đầu tiết học, tôi giới thiệu với các cháu : “ Hôm nay lớp mình tổ
chức lễ khai giảng năm học mới. Các cháu hãy cùng cô hát về trường của mình
nhé!”. Cô và cả lớp cùng hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non”. Qua
bài hát tôi đã tích hợp môn GDÂN vào tiết dạy, trẻ đã hiểu được cháu dang học
ở trường mầm non. Để dẫn dắt cháu vào tiết học, tôi đã giới thiệu khéo léo với
trẻ các cô CBCNV và giáo viên trong trường cùng đến dự lễ khai giảng với lớp
mình, lúc đó các cháu đóng vai cô hiệu trưởng, cô giáo, cô cấp dưỡng, cô bảo vệ

lần lượt xuất hiện trước lớp. Các cháu tự giới thiệu : tên mình là gì? Giữ chức
vụ gì? Làm công việc gì? Khi cả 4 cô tự giới thiệu xong tôi đặt câu hỏi : “ Đố
các cháu biết hôm nay về dự khai giảng có tất cả bao nhiêu cô?”. Trẻ đếm và trả
lời : “Tất cả có 4 cô”. Tôi đặt câu hỏi tiếp : “Cháu có nhớ tên các cô không?”.
Trẻ trả lời : “thưa cô có”. Cháu lần lượt nêu tên của cô hiệu trưởng, tên của cô
giáo, tên của cô cấp dưỡng và tên của cô bảo vệ.“Bây giờ cô hiệu trưởng sẽ giới
thiệu cho lớp mình biết về sơ đồ lớp học, đồ chơi ở sân trường và các vườn hoa
cây cảnh.”
Cháu đóng vai cô hiệu trưởng tự hướng dẫn cho các bạn quan sát mô
hình cô đã chuẩn bị. Khi quan sát đến các phòng học cô chỉ vào từng phòng và
nói : “Đây là lớp nhà trẻ, đây là lớp 3 tuổi, đây là lớp 4 tuổi, còn đây là lớp 5
tuổi”. “Các cháu hãy đoán xem trường mình có tất cả mấy lớp?”. Trẻ quan sát,
5
tư duy và đếm nhẩm để trả lời cho cô : “thưa cô co ùtất cả 4 lớp”. Cô cùng cả
lớp đếm lại để kiểm tra. Cô đặt câu hỏi tiếp : “trong mỗi lớp có mấy cửa sổ? có
mấy cửa chính? Cửa sổ hình gì? Cửa chình hình gì? Mỗi hình có bao nhiêu
cạnh?”. Trẻ quan sát tư duy và trả lời chính xác mỗi lớp có 2 cửa sổ là hình
vuông có 4 cạnh, một cửa chính là hình chữ nhật có 4 cạnh (hai cạnh dài bằng
nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau), mái ngói hình tam giác có 3 cạnh.
Quan sát xong cô dẫn dắt cháu tới tham quan sân trường để cháu nhận
biết và đếm được số lượng xích đu, cầu trượt và bập bênh. Khi đến vườn hoa cô
hỏi trẻ có những loại hoa gì để trẻ kể tên : hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Cô
hỏi tiếp : “mỗi loại hoa có bao nhiêu cây?”. Trẻ tự đếm và nói được hoa hồng có
4 cây, hoa cúc có 3 cây và hoa đồng tiền có 2 cây.
Qua việc cho cháu tham quan và giới thiệu sơ đồ của trường cô đã lồng
ghép môn (làm quen với môi trường xung quanh) vào tiết học một cách logic,
sinh động. Tôi lại dẫn dắt trẻ giới thiệu cô giáo với trẻ và nói cho trẻ biết : cô
giáo sẽ trực tiếp hướng dẫn các cháu học. Cháu đóng vai cô giáo sẽ ra hướng
dẫn cho trẻ chơi trò chơi (thi xem ai nhanh và đúng).
Cách chơi : 3 tổ thi đua mỗi tổ xếp 4 ngôi nhà bằng các hình chữ nhật, tam

giác. Khi xếp xong trẻ tự đếm đã đủ 4 ngôi nhà chưa, tổ nào xong trước và đúng
thì thắng cuộc và sẽ được thưởng 4 bông hoa.
Cuối buổi học cô và cháu cùng đọc bài thơ (cô giáo). Qua bài thơ trẻ biết
được những công việc của cô đối với trẻ, tình yêu của cô dành cho trẻ để giáo
dục lồng ghép trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn.
Kết thúc tiết học trẻ toả ra các góc chơi, tham gia chơi một cách hứng thú.
Trẻ chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị qua đó tái tạo lại công việc của cô giáo, cô
cấp dưỡng, cô bảo vệ một cách tự nguyện hứng thú.
Trò chơi tổ chức lễ khai giảng đã kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của
trẻ. Trẻ thích được làm người lớn vì vậy tất cả các cháu đều hăng hái, phần khởi
tham gia hoạt động. Các cháu tự nguyện sắm vai CBCNV và giáo viên của
trường bằng ngôn ngữ, bằng hành động, bằng sự hiểu biết và tính bắt chước của
mình, trẻ đã diễn đạt và tiếp thu kiến thức của tiết học một cách thoải mái và
sáng tạo.
Ví dụ 2 : Về chủ điểm gia đình
Đề tài : Ôn số lượng trong phạm vi 5, nhận biết số 5.
Ơû chương trình cải cách với hình thức phương pháp trước đây, phần
chuẩn bị của cô rất đơn giản :
Tôi chỉ chuẩn bị cho mình 5 hình tam giác, 5 hình vuông, 5 hình chữ nhật
và các số từ 1 đến 5. Đồ dùng của cháu cũng như cô.
Khi thực hiện tiết dạy, cô luôn làm mẫu trước và yêu cầu cháu làm theo
đúng trình tự các bước của một tiết học với một số đồ dung đơn giản. Chính vì
thế tiết học trầm lắng ít sôi nổi, trẻ tiếp thu bài một cách thụ động không phát
huy được tính tích cực của trẻ.
Cũng với tiết học trên, khi thực hiện ở chương trình ĐMHTTCGD, tôi đã
nghiên cứu kỹ kế hoạch, nắm được đề tài nằm trong chủ điểm gia đình. Tôi đã
nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, nắm vững mục đích yêu cầu trọng tâm của tiết
6
học. Tôi suy nghĩ tìm tòi nguyên vật liệu và sáng tạo làm đồ dùng chuẩn bị cho
tiết học như :

Phần chuẩn bị của cô rất phong phú :
Tập cho trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình.
Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ gia đình, số lượng trong phạm vi 5 (mũ,
dép, quần áo, khăn len, vải vụn).
Sưu tầm tranh ảnh về gia đình đông con, ít con.
Chuẩn bị bài hát (cả nhà thương nhau), bài hát (tập đếm).
Mỗi cháu chuẩn bị một trang giấy có in hình gia đình 3 người, gia đình 4
người, gia đình 5 người.
Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi phù hợp hấp dẫn trẻ như : góc
bán hàng phục vụ gia đình như : 5 cái áo, 5 cái mũ, 5 đôi dép…
Góc học tập trưng bày vở vẽ, giấy màu, kéo, màu tô, vở làm quen với
toán…
Góc nghệ thuật bày những bức ảnh gia đình, cảnh sinh hoạt của gia đình .
Vào tiết dạy : trước khi vào bài mới cô cùng trẻ hát bài : “Cả nhà thương
nhau”. Bằng phương pháp lồng ghép tích hợp, môn âm nhạc giúp trẻ nhận biết
được gia đình đoàn kết, hạnh phúc thương yêu nhau, những gia đình ấy là
những gia đình gương mẫu sẽ được tham gia hội thi ở nhà chủ nhật. Xin giới
thiệu với các cháu 3 gia đình có mặt trong hội thi ngày hôm nay (cô là người tổ
chức hướng dẫn, các cháu là người đóng vai các thành viên trong 3 gia đình
đông con và ít con). Còn các cháu khác đóng vai khán giả.
Cô giới thiệu về đề tài thi hôm nay để các cháu thể hiện mình.
Phần thi ứng xử : các gia đình tự giới thiệu về thành viên trong gia đình
mình : tên của mình, sở thích, công việc làm ở nhà.
Ví dụ : Cháu An giới thiệu bằng ngôn ngữ của riêng mình : “ Xin chào
các bạn, tôi tên là Việt An, tôi học lớp mẫu giáo 4 tuổi, sở thích của tôi là hát
múa và vẽ. Tôi rất thích giúp mẹ tôi dọn bàn ăn và vẽ những người thân trong
gia đình.” v.v…
Sau khi cả 3 gia đình giới thiệu xong cô đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ và trả
lời một cách chính xác theo yêu cầu của cô.
Hôm nay về dự thi ở nhà chủ nhật có mấy gia đình?

Mỗi gia đình có mấy người?
Gia đình nào là gia đình ít con? Vì sao?
Gia đình nào là gia đình đông con? Vì sao?
Khi được nghe câu hỏi trẻ sẽ quan sát, tri giác, tư duy để trả lời : “ Thưa
cô có tất cả 3 gia đình về dự thi. Trẻ đếm nhẩm và trả lời được số người trong
mỗi gia đình là: 3 người, 4 người, 5 người”.
Trẻ nhận thức và trả lời được gia đình 3 người, 4 người là gia đình ít con
bởi vì mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Còn gia đình đông con là gia đình có
5 người vì gia đình này có tới 3 con.”
Để biết được số người trong mỗi gia đình là bao nhiêu ta phải đặt những số
tương ứng nào? Mỗi gia đình cử một người lên lấy số tương ứng với số người
của gia đình mình để báo cho khán giả biết.
7
Phần thi giới thiệu kết thúc tiếp theo là phần thi tay nghề của các bà mẹ.
Các cháu đóng vai bà mẹ sẽ giới thiệu sản phẩm của mình làm ra .
1. Mẹ của gia đình 1 con nói với khán giả : “Xin giới thiệu với khán giả
gia đình tôi chỉ có 1 con nên tôi có nhiều thời gian chăm sóc con và làm những
công việc tôi thích. Tôi làm nghề thợ may, tôi đã may được nhiều quần áo đẹp.
Hôm nay tôi đem đến hội thi 4 cái áo đẹp nhất để tặng cho gia đình của bạn có
số người tương ứng với số áo của tôi. Vậy xin một bạn khán giả sẽ lên tặng 4
cái áo cho gia đình có số người tương ứng với số áo của tôi.”. Một bạn khán giả
lên chuyển số áo cho gia đình có 4 người (gia đình có 2 con).
2. Gia đình có 2 con nhận quà và cám ơn sau đó cháu đóng vai mẹ giới
thiệu với khán giả : “ Tên tôi là Hồng, mẹ của hai cháu Lê và Na. vì chỉ có 2
con nên tôi dành nhiều thời gian chăm sóc các cháu và làm những việc tôi thích,
ngoài giờ làm việc và chăm sóc con cái tôi thích đan len. Hôm nay tôi đem đến
hội thi 5 cái khăn len. Xin nhờ một bạn khán giả lên tặng cho gia đình nào có số
người tương ứng với số khăn của tôi”. Một cháu lên tặng khăn cho gia đình có 5
người.
3. Sau khi nhận quà và cám ơn mẹ của gia đình có 3 con giới thiệu với

khán giả : “ Tôi tên là Hiền, là mẹ của 3 con tôi. Gia đình tôi đông con vì vậy
tôi rất vất vả, đời sống kinh tế khó khăn. Tôi phải làm rất nhiều việc không có
thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc các con. Tôi làm nghề đan len, sản phẩm của
tôi không đủ nuôi các con ăn học cho nên tôi đem đến hội thi chỉ có 3 cái mũ,
tôi xin tặng cho gia đình bạn nào có số lượng người bằng số lượng mũ của tôi.
Tôi xin nhờ một bạn khán giả chuyển món quà này tới gia đình bạn tôi”. Một
cháu đóng vai khán giả tự nguyện lên chuyển 3 chiếc mũ tặng cho gia đình có
3 người.
o Phần luyện tập : Phần luyện tập là phần thi đua xem ai giành giải nhất.
Mỗi gia đình đứng trước một giá treo những bức ảnh về những gia đình đông
con và ít con cùng một số đồ dùng dụng cụ của gia đình có số lượng trong phạm
vi 5 cùng với một số rổ nhỏ đựng các chữ số từ 1 đến 5.
Luật chơi : Khi lên gắn số tương ứng với các số lượng trong bức ảnh, các thành
viên trong gia đình phải nhảy qua 5 chướng ngại vật. Như vậy tôi đã tích hợp
được môn thể dục vào tiết học một cách lôgích. Các cháu hăng hái tham gia
luyện tập và gắn đúng theo yêu cầu của cô. Gia đình nào gắn đúng số lượng với
số tương ứng được nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc và được thưởng 5 cái ly.
Cuối tiết học tôi lồng ghép môn tạo hình bằng cách nói với trẻ : “Trong
mỗi bức tranh của các cháu đều có hình ảnh của những gia đình đông con và ít
con. Cháu thuộc gia đình nào, hãy tô màu vào bức tranh đó cho thật đẹp”. Khi
trẻ tô màu cô quan sát và gợi hỏi trẻ : “Gia đình cháu có mấy người, là gia đình
đông con hay ít con?” để giáo dục dân số cho trẻ.
Để củng cố về số lượng 5, cuối tiết học cô cùng các cháu hát và múa
minh hoạ bài hát : Tập đếm.
Thông qua trò chơi : “Ở nhà chủ nhật” tôi đã tạo cho trẻ một sân chơi bổ
ích, khích lệ tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Tất cả trẻ trong lớp đều hăng hái
tham gia hoạt động. Các cháu tự nguyện sắm vai chơi, tự đặt câu hỏi, tự trả lời
8
theo suy nghĩ, sự hiểu biết tư duy ngôn ngữ của mình. Trẻ hoạt động độc lập,
không thụ động, không phụ thuộc vào cô. Trẻ tự quan sát lẫn nhau, giao tiếp với

nhau để bổ sung cho nhau từ đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách thoải mái phấn
khởi, không gò ép. Khi tham gia chơi trẻ không biết là mình đang học bởi vì tôi
đã dùng phương pháp lồng ghép tích hợp các môn học (giáo dục âm nhạc, làm
quen môi trường xung quanh, thể dục, tạo hình) một cách thích hợp lô gích giúp
cho trẻ phát huy được tính tích cực của mình. Trẻ tham gia hoạt động một cách
tự nguyện, phấn khởi và say mê. Trẻ được ca hát, được vận động, được tìm
hiểu, được tự tay mình làm cho những bức tranh của gia đình đẹp hơn. Từ kết
quả đó chứng tỏ rằng việc tổ chức trò chơi ở nhà chủ nhật lồng ghép tích hợp
vào môn học làm quen với Toán thật sáng tạo đã lôi cuốn được tất cả trẻ tham
gia.
Ví dụ 3: Chủ điểm “Thế giới động vật”
Đề tài: đếm đến 8, làm quen chữ số 8
Tổ chức cho trẻ chơi: “Chiếc nón kỳ diệu
Chuẩn bị:
01 bảng lật có gắn 3 nhóm con vật có số lượng là 8
01 bảng: “Bé vui đếm. Bé vui học” có vẽ các nhóm con vật, số lượng (01
nhóm 6, 01 nhóm 7, 03 nhóm 8 và các chữ số: 01 số 7, 01 số 6, 03 số 8)
01 bàn quay có số có gắn lôtô các con vật nuôi trong nhà
Mỗi cháu có 3 nhóm con vật số lượng 8 và các chữ số 6,7,8.
Hình thức tổ chức: Cô giới thiệu với cháu: hôm nay Đài truyền hình
VTV3 về lớp mình tổ chức trò chơi “Chiếc noun kỳ diệu” với đề tài “Đếm đến 8
và nhậ biết chữ số 8”. Cô mời cả lớp cùng tham gia trò chơi, cô sẽ làm chú
Long Vũ để hướng dẫn chương trình, mời 1 bạn làm chị Hằng để lật bảng. Mỗi
tổ sẽ cử 3 bạn chơi, còn các cháu khác làm khán giả. Trò chơi gồm có 3 vòng
quay và một phần dành cho khán giả.
Vòng 1:
Chọn 3 cháu ở 3 tổ lên chơi
Yêu cầu: mỗi cháu quay 1 lần. Cháu quay vào con vật nào thì giả tiếng
kêu của con vật đó để chị Hằng lật bảng lật tất cả các con vật đó cho cả lớp xem
và cháu sẽ trả lời có tất cả mấy con vật. Để biết được đúng hay sai thì cả lớp

kiểm tra bằng cách đếm lại. Nếu đúng thì được thưởng 01 con thú nhồi bông.
Ví dụ: cháu quay vào con gà, cháu sẽ giả tiếng gáy ‘ò ó o”. khi ccs con gà
đợc lật ra cháu sẽ đoán là 8 con gà. Cả lớp đếm lại xem có đúng là 8 con gà hay
không. Cháu thứ 2 và cháu thứ 3 cũng quay số và làm tương tự.
Kết thúc vòng 1 mời 3 cháu khác lên chơi tiếp.
Vòng 2:
Yêu cầu: cháu quay vào con vật nào thì đọc một câu đố về con vật đó và
lấy chữ số tương ứng gắn phía bên phải các con vật đó để cả lớp nhận xét, nếu
đúng thì tặng một con thú.
Ví dụ: cháu quay vào con vịt thì true phải đọc câu đố: “Con gì kêu cạc
cạc, có mỏ bẹt màu vàng, hai chân lại có màng, bước đi lạch bạch lạch bạch”.
9
Và cháu lấy chữ số 8 gắn bên phải 8 con vịt. Cháu thứ 2 thứ 3 cũng làm tương
tự.
Kết thúc vòng 2 là phần thi dành cho khán giả
Vòng thi dành cho khán giả
Yêu cầu: khán giả (tất cả các cháu) lấy các con vật trong rổ xếp thành
hàng ngang giống như các con vật trên bảng lật. Sau đó đếm lại và lấy chữ số
tương ứng gắn bên phải. Cô kiểm tra bằng cách hỏi true: trong rôt cháu có
những con gì? Mỗi loại có mấy con? Cháu gắn số mấy tương ứng?
Sau khi kiểm tra xong cô cho true cất lần lượt từng nhóm con vật vào rổ,
vừa cất vừa đếm. Phần thi khán giả kết thúc là đến vòng đặc biệt.
Vòng 3:
Trên bảng “Bé vui đếm. Bé vui học” có các nhóm con vật có số lượng
khác nhau và các chữ số tương ứng khác nhau.
Yêu cầu: cháu quay vào con vật nào sẽ nói tên con vật đó và nối số lượng
con vật với chữ số tương ứng.
Ví dụ: cháu quay vào con lợn thì nói tên con lợn và tìm nhóm 8 con lợn
nối với chữ số 8 tương ứng. Nối xong cả lớp kiểm tra, nếu đúng được thưởng
cho 01 con thú bông.

Sau khi kết thúc 3 vòng thi, tổ nào được nhiều thú bồng thì thắng cuộc.
Cả lớp haut tặng một bài haut “Con cua đá”
Qua việc tổ chức trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” sôi động và hấp dẫn đã thu
hút được tất cả các cháu tham gia chơi. Cháu đã phát huy được tinh chủ động
tích cực của mình. Các cháu say sưa hoạt động vì cháu tưởng tượng mình là
người chơi, là khán giả đang tham gia trò chơi chứ không phải là cháu đang học.
Kết quả: 100% cháu hiểu bài
Ví dụ 4: chủ điểm: phương tiện giao thông (trò chơi “Tam sao thất
bản”)
Đề tài: đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng
Yêu cầu:
- Cháu nhận biết đếm đúng số ;ượng 9
- Các phương tiện giao thông có số lượng 9
- Củng cố phép đếm trong phạm vi 9
Chuẩn bị:
- 9 loại tranh về phương tiện giao thông: tàu hoả, ô tô, máy bay, xe đạp,
xe máy, ca nô, thuyền, tàu thuỷ, bè (mỗi loại phương tiện 2 tranh: 1 tranh số
lượng 9, 1 tranh số lượng 8)
- 3 bảng: 1 bảng treo tranh các phương tiện giao thông ở 2 phía (2 phía
đều có số lượng tranh giống nhau); 2 bảng để 2 bên cho 2 đội gắn tranh trẻ lấy
được.
Cách chơi: phần “Hiểu ý đồng đội”
Cô và 1 trẻ nhanh nhẹn dẫn chương trình, mỗi đội chơi có 9 cháu
Luật chơi: đội nào có nhiều tranh đúng ý bạn là thắng cuộc.
10
Tiến hành: Khi gắn tranh phải bật chụm chân về phía trước, đội thua phải
cò 1 vòng quanh lớp.
Cô hỏi: hôm nay các cháu học toán số mấy (thưa cô số 9). Các cháu đã
biết tên các phương tiện giao thông và đếm thành thạo trong phạm vi 9. bay giờ
cô tổ chức trò chơi: “Tam sao thất bản” phần “Hiểu ý đồng đội” để củng cố

phép đếm trong phạm vi 9, các cháu có thích không?
Cô sẽ mời 2 đội lên chơi (1 đội xanh, 1 đội đỏ) mỗi đội 9 bạn.
Trên bảng cô treo 9 loại phương tiện giao thông mỗi loại phương tiện có
2 tranh (1 tranh có số lượng 8 và 1 tranh có số lượng 9). Yêu cầu mỗi lần chơi
có 2 bạn (mỗi đội 1 bạn), thay phiên nhau mỗi đội yêu cầu 1 lần.
Khi nghe bạn yêu cầu lấy tranh 9 phương tiẹn giao thông nào thì cả 2
cháu phải lấy tranh về phương tiện giao thông đó có số lượng là 9 như bạn yêu
cầu treo về phía kệ của đội mình sau đó về 1 phía. Tiếp tục 2 bạn khác ở 2 đội
lên chơi, cứ như vậy cho đến hết bạn.
Cả lớp quan sát nhận xét theo sự hướng dẫn của cô. Lớp đếm xem mỗi tổ
lấy được mấy tranh và tổ nào có nhiều tranh đúng là thắng cuộc.
- Cụ thể:
2 cháu 2 đội lên chơi
Lần 1 cháu độ xanh nói: 9 tầu hoả – 2 cháu chơi phải đến xem tranh tàu
hoả nào có số lượng là 9 thì lấy treo về kệ của mình, sau đó đứng về 1 phía.
Lần 2 cháu tiếp theo lên, cháu đội đỏ nói: 9 ô tô – cả 2 cháu lấy tranh có 9
ô tô gắn về kệ của mình. Cứ tiếp tục như vậy đến hết.
Cô hỏi lớp: Đội xanh (đội đỏ) lấy được tất cả mấy tranh? Cho cả lớp đếm
số tranh của tổ xanh (cô cho trẻ đếm), số tranh của đội đỏ (cả lớp đếm). Cô hỏi:
Tranh 1: 9 tàu hoả đúng hay không? Cả lớp đếm nhẩm và trả lời. Tranh 2: 9 ô tô
đúng hay không? Cả lớp đếm (nếu tranh nào không đúng sốâ lượng hoặc không
đúng phương tiện giao thông thì bị loại). Cuối cùng đội nào có nhiều tranh đúng
hơn là thắng cuộc. Đội thua phải cò cò một vòng quanh lớp.
Kết quả: qua trò chơi này trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia trò chơi, trẻ
học sôi nổi hào hứng. 100% trẻ tích cực chủ động tiếp thu bài tốt.
Qua 4 ví dụ cụ thể của môn làm quen với Toán ở hai chủ điểm khác
nhau, so sánh giữa việc thực hiện hai hình thức tổ chức học tập trước kia và bây
giờ, cho ta thấy kết qủa trên trẻ cao hơn nhiều
B. Học Toán thông qua các môn học khác
Phương pháp lồng ghép tích hợp làm quen với Toán thông qua các môn

học khác để củng cố kiến thức toán học mà trẻ đã được học càng chứng tỏ
phương pháp lồng ghép tích hợp là phương pháp đạt kết quả cao nhất.
Tuỳ theo kế hoạch phân bố chương trình tiết Toán ở chủ điểm nào, thời
gian nào để nghiên cứu sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, chọn nội
dung kiến thức phù hợp để có hình thức tổ chức và phương pháp lồng ghép tích
hợp sao cho hấp dẫn trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhiều nhất.
1. Học Toán thông qua môn làm quen với môi trường xung quanh
Ơû chủ điểm : một số nghề.
Đề tài: Một số nghề phổ biến trong xã hội.
11
Căn cứ vào mục đíùch yêu cầu chính của đề tài cô giáo phải chuẩn bị
những đồ dùng đồ chơi miêu tả về các sản phẩm, các công cụ lao động và hình
ảnh của những nghề chính trong xã hội.
Thông qua việc tìm hiểu môi trường xung quanh trẻ biết được tên gọi của
các ngành nghề, công cụ lao động của các ngành nghề đó và những sản phẩm do
ngành nghề đó tạo ra. Việc cho trẻ quan sát đàm thoại bằng tranh ảnh, bằng đồ
chơi đã giúp trẻ củng cố kiến thức Toán học mà trẻ đã được học.
Ví dụ : Cô cho trẻ kể tên một số ngành nghề quen thuộc : nghề xây dựng,
nghề giáo viên, nghề nông, nghề may, nghề lái xe…Khi trẻ kể đến tên nghề nào
cô treo tranh các nghề đó lên cho trẻ quan sát để trẻ trả lời câu hỏi của cô :
“Trong xã hội có những nghề nào? Có tất cả bao nhiêu nghề?”. Trẻ sẽ trả lời
được tên các nghề trong xã hội và đếm có tất cả bao nhiêu nghề. Cô cùng trẻ
đếm lại để củng cố phép đếm cho trẻ.
2. Học Toán thông qua môn làm quen văn học:
Ơû chủ điểm : Thế giới động vật.
Đề tài : Thỏ bông bị ốm.
Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu chính của tiết học và các nội
dung tích hợp tôi chuẩn bị 4 tranh vẽ nội dung câu chuyện. Búp bê làm bác sĩ,
và 2 rối tay thỏ, bảng và đất để trẻ nặn củ cà rốt. Sau khi học thơ : “Thỏ bông bị
ốm”, ngoài việc dạy trẻ thuộc thơ đọc diễn cảm và giáo dục trẻ biết vâng lời cha

mẹ, ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi còn giúp trẻ củng
cố kiến thức toán học bằng cách cho trẻ đếm số lượng các nhân vật trong bài thơ
(bài thơ có mấy nhân vật? Gia đình thỏ có mấy mẹ con?). Thông qua việc nặn
củ cà rốt tặng thỏ trẻ sẽ nói được cháu nặn được mấy củ cà rốt, củ cà rốt có màu
gì.
3. Học Toán thông qua môn hoạt động tạo hình
Ơû chủ điểm : Thế giới động vật.
Đề tài : Nặn các con vật gần gũi.
Ngoài việc giúp trẻ phát triển về thẩm mỹ, về tư duy trí nhớ, trí tưởng
tượng, óc sáng tạo của trẻ, giúp trẻ rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và sự khéo léo
của đôi tay sự linh hoạt của các khớp ngón tay, cô còn củng cố kiến thức Toán
học cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát tranh ảnh về các con vật gần gũi để trẻ
đếm số lượng các con vật trong gia đình là bao nhiêu. Đếm số chân của các con
vật thuộc nhóm gia cầm (có 2 chân), con vật thuộc nhóm gia súc (có 4 chân).
Khi nhận xét sản phẩm, hỏi tự cháu nặn con gà bằng những hình gì? Nặn
con mèo bằng những hình gì?
Việc lồng ghép tích hợp để dạy Toán ở trên tiết học cũng như thông qua
các môn học khác đều đạt kết quả cao.
C. Học Toán ở mọi lúc mọi nơi
Chúng ta không nên quên rằng việc lồng ghép tích hợp trẻ học Toán ở
mọi lúc mọi nơi. Việc ghi nhật ký hằng ngày, việc liên hệ với phụ huynh cũng
là một hình thức đạt kết quả không nhỏ.
Tuỳ từng thời điểm, từng thời gian, từng tiết học khi vận dụng thời gian
đón trả trẻ, việc cho trẻ đi dạo tham quan và liên hệ với phụ huynh mà cô đặt
12
câu hỏi, hướng dẫn gợi ý cho trẻ những kiến thức trẻ đã học và những kiến thức
trẻ sắp học.
Ví dụ : Chủ điểm phương tiện giao thông.
Khi trẻ đến lớp cô niềm nở đón trẻ, trò chuyện với trẻ. Cô hỏi trẻ : “Hôm
nay ai đưa cháu đến lớp? Thưa cô mẹ cháu. Mẹ cháu chở bằng xe gì? (xe máy,

xe đạp, xe ô tô).
Nhà cháu có những xe gì? Có bao nhiêu cái xe? Cháu có biết xe máy, xe
đạp có mấy bánh? Xe ô tô có mấy bánh? Xe máy, xe đạp, xe ô tô là phương tiện
giao thông gì? Từ đó trẻ tư duy suy nghĩ trả lời cho cô được chính xác : xe máy,
xe đạp có 2 bánh, xe ô tô có 4 bánh. Cả ba loại xe đều là phương tiện giao thông
đường bộ.
Khi trả trẻ cô trò chuyện với phụ huynh, thông báo cho phụ huynh nội
dung bài dạy ngày mai, nhờ phụ huynh chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi hoặc sưu tầm
tranh ảnh về các phương tiện giao thông để cháu mang tới lớp.
Ví dụ : Chủ điểm gia đình.
Khi đón trẻ, cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ về địa chỉ gia đình, số nhà,
số điện thoại, số người trong gia đình, các hình thức sinh hoạt của gia đình để
trẻ suy nghĩ trả lời bằng ngôn ngữ của mình.
Khi trả trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập vui chơi cũng
như sức khoẻ của cháu, qua đó nói rõ mục đích của mình yêu cầu phụ huynh về
nhà chuẩn bị cho cháu một tấm hình của gia đình có đầy đủ các thành viên trong
gia đình (bố, mẹ và các con), hoặc (ông, bà, bố mẹ và các con). Sưu tầm hình
ảnh nói về các sinh hoạt của gia đình cho cháu mang đến lớp trưng bày ở góc
chơi. Nhờ phụ huynh may giúp quần áo, mũ, dép của búp bê hoặc mua cho cháu
một số đồ chơi nấu ăn bằng nhựa để cháu chơi ở nhà cũng như ở lớp. Cùng với
sự phụ giúp của phụ huynh, bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo nhiều đồ
dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ để trưng bày trong các góc
chơi đủ cho tất cả các chủ điểm.
Ví dụ : chủ điểm thế giới thực vật.
Khi đi dạo tham quan vườn trường, cô hướng dẫn trẻ đếm số cây với
đúng màu sắc của hoa. So sánh (cao hơn thấp hơn), (to hơn nhỏ hơn) giữa hai
cây. Thông qua việc cho trẻ đi dạo, đi tham quan trẻ cũng học được toán và
củng cố kiến thức của bộ môn Toán. Ví dụ như : khi tham quan hồ cá trẻ sẽ
củng cố kiến thức Toán về hình dạng của hồ cá là hình tròn, về trên dưới (cá
sống ở dưới nước, bèo sống trên mặt nước). Khi tham quan vườn trường, trẻ sẽ

củng cố phép đếm số lượng cây ở sân trường, so sánh cây cao hơn, cây thấp
hơn, cây to hơn, cây nhỏ hơn. Khi cho trẻ chơi cầu trượt, xích đu trẻ sẽ phân
loại đếm xích đu cầu trượt mỗi loại có số lượng là mấy.
D. Học Toán thông qua hoạt động góc
Hoạt động góc cũng là một hoạt động nhằm giúp trẻ củng cố những kiến
thức đã lĩnh hội được trên tiết học. Thông qua hoạt động góc trẻ phát triển một
cách toàn diện, thoã mãn được tính tò mò, ham hiểu biết, phát triển tư duy ngôn
ngữ, óc sáng tạo nơi trẻ qua việc bắt chước người lớn thích làm những việc
người lớn làm.
13
Ví dụ : khi chơi ở góc phân vai (bé tập làm người lớn), trẻ tự sắm vai, tự
phân vai chơi, tự phân công việc làm, tự thoả thuận chơi. Để từ đó trẻ phát huy
tư duy trí nhớ của mình, củng cốâ lại kiến thức Toán học trẻ đã được lĩnh hội.
Ví dụ : ở chủ điểm gia đình:
Trẻ tự sắm vai các thành viên trong gia đình, tự phân vai ai là bố, ai là
mẹ, ai là con, ai là ông, ai là bà…và phân công công việc cho từng người. Qua
việc sắm vai từng thành viên trong gia đình trẻ sẽ biết được gia đình mình có
mấy người.
Qua trò chơi tổ chức sinh nhật cho bé 4 tuổi, trẻ sẽ biết chuẩn bị 4 ngọn
nến cắm trên bánh, 4 bông hoa để tặng bạn, trẻ sẽ biết mời những bạn thân đến
dự sinh nhật, trẻ biết chuẩn bị cho bao nhiêu bạn là bấy nhiêu cái ly để bạn uống
nước…
Qua trò chơi ở góc xây dựng trẻ biết dùng những khối gỗ hình chữ nhật,
hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình trụ …để xếp được những ngôi nhà
cho bé, xếp được xe máy cho bố mẹ, hoặc xây cho ông bà một bồn hoa, một ao
cá…
Khi vui chơi, trẻ tham gia hoạt động hết mình vì : hoạt động vui chơi là
hoạt động chủ đạo của trẻ. Khi chơi trẻ phát triển cả về tâm sinh lý, trẻ lĩnh hội
kiến thức bằng tất cả các giác quan, củng cốâ kiến thức sâu sắc hơn.
Thông qua việc ghi nhật ký hàng ngày, bản thân tôi đã ghi nhận từng

hoạt động của trẻ trong từng tiết học. Ghi cụ thể, chi tiết, chính xác kết quả trẻ
đạt được của mỗi môn học nhất là môn Toán. Từ đầu năm đến cuối năm, kết
quả trẻ lĩnh hội tri thức ngày càng cao hơn, đồng đều hơn.
II. Kết quả và việc phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn:
- Kết quả:
Thông qua các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trước đây và
hiện nay, tôi đã áp dụng thực tế vào đối tượng học sinh 4 tuổi lớp tôi chủ
nhiệm. So sánh kết quả giữa hai hình thức tổ chức và hai phương pháp áp dụng
của hai thời điểm khác nhau kết quả đạt trên trẻ ở hình thức phương pháp trước
kia chỉ đạt 70%. Khi áp dụng hình thức phương pháp lồng ghép tích hợp vào
các môn học, Kết quả trên trẻ đã đạt được 95-97%. Điều đó chứng tỏ cô đã biết
vận dụng tình huống, lồng ghép tích hợp được nhiều môn học như (âm nhạc,
môi trường xung quanh, tạo hình) một cách lôgích, sáng tạo hấp dẫn trẻ. Đã tạo
được điều kiện cho tất cả các cháu thể hiện mình, phát huy hết khả năng của
mình diễn đạt được những suy nghĩ, hiểu biết của mình vào việc lĩnh hội kiến
thức theo mục đíùch yêu cầu của tiết học mà mình đang thực hiện.
Khi khảo sát cuối năm, với hình thức tổ chức lồng ghép tích hợp như hiện
nay lấy cháu làm chính, cháu đóng vai trò chủ động, cháu trực tiếp tham gia
hoạt động, cô chỉ là người chuẩn bị sân chơi, đồ dùng học tập và hướng dẫn, gợi
ý cho trẻ. Chính vì vậy đã phát huy được tính tích cực của trẻ, tất cả trẻ đều
phấn khởi, tự nguyện hăng hái tham gia hoạt động, tiếp thu bài một cách thoải
mái, không gò ép. Trẻ được tìm tòi khám phá, trẻ được hành động để thoả mãn
tính tò mò, ham hiểu biết và tính bắt chước của trẻ.
14
Có được kết quả như trên, bản thân phải thực sự cốâ gắng, tìm tòi học
hỏi, mạnh dạn áp dụng phương pháp lồng ghép tích hợp vào trong các môn học
và vào môn làm quen với Toán, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ xin
phép được nêu ra cùng chị em tham khảo.
- Bài học kinh nghiệm
Cô phải là người thật sự yêu nghề mến trẻ, có trình độ năng lực chuyên môn

vững vàng, chịu khó tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho tất cả các chủ điểm.
Làm đồ dùng đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn trẻ, phù hợp với từng tiết học, từng
chủ điểm và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cô phải nghiên cứu kỹ kế hoạch, mục đích yêu cầu chính của từng tiết học,
từng bộ môn, từng chủ điểm để chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, tổ chức sân chơi cho
phù hợp.
Biết sưu tầm, cải biên các trò chơi trên truyền hình, trong dân gian, tạo cho
trẻ một sân chơi phù hợp với lứa tuổi.
Biết tận dụng cơ hội tình huống để dạy trẻ học.
Nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi để khích lệ tạo điều kiện cho tất cả trẻ tham
gia hoạt động.
Có các hình thức trao đổi thông tin với phụ huynh để phụ huynh chuẩn bị
phương tiện và đồ dùng cho trẻ ở lớp cũng như ở nhà.
Biết lồng ghép tích hợp một cách thích hợp các môn học và bộ môn làm
quen với Toán và trong tất cả các hoạt động của trẻ trong ngày.
Mỗi giáo viên phải có một quyển nhật ký riêng theo dõi, ghi chép thật đầy đủ
tất cả những hoạt động của trẻ, kết quả đạt được trên trẻ đối với các tiết học trên
lớp nhất là môn Toán.
Ngoài những phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân, một
kinh nghiệm hết sức quan trọng, kinh nghiệm quý báu nhất là được sự quan tâm
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của ban giám hiệu nhà trường đã giúp đỡ tôi
hoàn thành nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho tôi dạy kiến tập và góp ý cho
tôi thường xuyên. Ban giám hiệu đã bố trí cho tôi được dự giờ của các đồng
nghiệp trong và ngoài nhà trường để bổ sung kiến thức cho bản thân. Bên cạnh
đó là sự động viên, khích lệ, đóng góp chân tình của chị em đồng nghiệp, tôi đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trên đây là môt số kết quả đã đạt được và một vài kinh nghiệm của bản
thân tôi đã làm được trong thời gian qua, mặc dù là rất nhỏ nhưng tôi không thể
diễn đạt hết những việc mình đã làm. Tôi mạnh dạn nêu ra đây kính gửi các

đồng chí lãnh đạo ngành cùng toàn thể chị em đồng nghiệp tham khảo góp ý bổ
sung cho tôi để tôi có thêm kinh nghiệm và phương pháp mới thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ của mình dạy môn học làm quen với Toán chương trình đổi mới hình
thức tổ chức giáo dục đạt kết quả tốt hơn.
15
16

×