Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của việt nam giai đoạn 2014 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.32 KB, 124 trang )

Bộ KÉ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Trí Tuệ Và Phát Triển

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đe tài:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VĨN FDI VÀO
NGÀNH CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 2020

Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Phạm Thị Quỳnh Liên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang
Khóa

: I

Ngành

: Kinh tế

Chuyên ngành

: Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI - NĂM 2014
-


MỤC LỤC


2


3


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là Khóa luận tốt nghiệp của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong Khóa luận khơng sao chép ngun văn của bất kỳ tài liệu nào. Các
số liệu và trích dẫn nêu trong Khóa luận hồn tồn trung thục. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014
Sinh viên,
Nguyễn Thị Thu Trang

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TÃT
Chữ viết tắt

Chữ tiếng anh

Chữ tiếng việt

ADB

Asian Development Bank


Ngân hàng Phát triển châu Á

BOT

Build-Operate-Transfer

Xây dụng-Hoạt động-Chuyển giao

BT

Build-Transfer

Xây dụng-Chuyển giao

BTO

Build-Transfer-Operate

Xây dụng-Chuyển giao-Hoạt động

GDP

Gross of domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

FDI

Foreign direct investment


Vốn đầu tu trục tiếp nuớc ngồi

USD

United States Dollar

Đơ la Mỹ

R&D

Research & Development

Nghiên cứu và Phát triển

Chữ viết tắt

Chữ tiếng việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNCB - CT

Cơng nghiệp chế biến chế tạo

DNNN

Doanh nghiệp nhà nưoc


KT-XH

Kinh tế xã hội

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

XD

Xây dụng

XK

Xuất khẩu

DN

Doanh nghiệp

DVk

Dịch vụ khác

ĐTNN

Đầu tu nuớc ngoài

5



DANH MỤC BANG

6


DANH MỤC HÌNH VẼ


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang giành đuợc
nhiều thành tụu to lớn và toàn diện trong phát triển kinh tế xã hội. Đầu tu nuớc
ngồi đã đóng góp quan trọng cho tăng truởng của nền kinh tế Việt Nam nói
chung và cho ngành cơng nghiệp nói riêng từng buớc trở thành nguồn đầu tu
quan trọng của quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp, nâng cao
năng lục sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cũng nhu thúc đẩy nền kinh tế Việt
Nam ngày càng năng động hơn trên thị truờng tồn cầu. Trong những năm gần
đây cơng nghiệp Việt Nam đã đạt đuợc tốc độ tăng truởng tuơng đối cao, giá trị
sản xuất công nghiệp chiếm một phần đáng kể trong cơ cấu kinh tế của Việt
Nam trong đó có đóng góp khơng nhỏ của khu vục có vốn đầu tu trục tiếp nuớc
ngoài (FDI).
Trong số các lĩnh vục thuộc ngành cơng nghiệp thì ngành cơng nghiệp chế
biến, chế tạo (CNCB - CT) là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng truởng kinh tế, bởi
đây là một ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn và có sụ đóng góp lớn nhất là 40,4%
trong giai đoạn 2011 - 2012 vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nuớc, do
đó đây là một lĩnh vục quan trọng thúc đẩy sụ tăng truởng và phát triển của nền
kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó đây là một lĩnh vục có luợng vốn đầu tu trục tiếp
nuớc ngoài cao nhất và thu hút đuợc lớn nhất sụ quan tâm của các nhà đầu tu có
đến 72% vốn FDI trong ngành CNCB - CT do vậy sụ phát triển của ngành là yếu

tố quyết định đến hoạt động đầu tu trục tiếp nuớc ngoài, hoạt động thuơng mại
quốc tế và đặc biệt quan trọng đến van đề tăng truởng của quốc gia.
Do ngành CNCB - CT đóng góp quan trọng vào phát triển ngành cơng nghiệp,
do vậy đây sẽ là yếu tố chính thúc đẩy Việt Nam cơ bản trở thành một nuớc công
nghiệp vào năm 2020. Đe làm đuợc điều này, Việt Nam cần tăng cuờng hơn nữa
hoạt động thu hút vốn FDI vào ngành CNCB - CT để tạo động lục hoàn thành mục
tiêu vào năm 2020 và thúc đẩy sụ phát triển tồn diện của Việt Nam.

Từ vấn
đềngành
đã- nêuCơng
trên tơi
chọn đề
tàibiến,
“Giảichế
pháp
thugiai
hút
FDI
vốn
vào
nghiệp
chế
tạotăng
của cường
Việt Nam
đoạn
2014

8



2020” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp để phân tích tác động tích cực và những hạn
chế của vốn FDI vào ngành CNCB - CT, qua đó đề xuất giải pháp để phát huy lợi
ích và thúc đẩy hoạt động thu hút vốn FDI vào ngành CNCB - CT.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các lý luận về chung về FDI và ngành CNCB - CT.
Phân tích vai trị, sụ cần thiết, đánh giá thục trạng thu hút và sử dụng FDI nói
chung và trong ngành CNCB - CT nói riêng tại Nam giai đoạn từ 2013 trở về truớc.
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thục tiễn về hoạt động thu hút, sử dụng FDI tại
Việt Nam, khóa luận đua ra những phuơng huớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thu hút vốn FDI trong ngành công nghiệp, chế biến chế tạo để tận dụng lợi ích
mà ngành đem lại góp phần thúc đẩy Việt Nam trở thành nuớc công nghiệp vào
năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vốn FDI vào ngành CNCB - CT tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ về không gian: thu hút và sử dụng đối với FDI tại Việt Nam.
+ về thời gian: giai đoạn 2000 - 2013.
+ về nội dung: thu hút FDI trong ngành CNCB - CT của Việt Nam.
4. Phưong pháp nghiên cứu
Trong bài khóa luận đã được nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: trong bài nghiên cứu đã sử dụng số liệu điều tra,
thống kê của Tổng Cục Thống kê và số liệu của các tổ chức quốc tế nghiên cứu về
ngành CNCB - CT Việt Nam.
Phương pháp phân tích, tổng họp: dùng để tổng họp và xử lý số liệu thống kê
theo từng mục đích nghiên cứu, tiến hành phân tích số liệu dựa trên số liệu đã được
xử lý.
Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá tác động của FDI vào ngành CNCB CT của Việt Nam; đánh giá so sánh theo thời gian, theo lĩnh vực, theo địa phương
và theo hình thức đầu tư của vốn FDI vào ngành CNCB - CT.

Phương pháp khái quát hóa: bài nghiên cứu có dựa trên các bài nghiên
cứu về
vấn đề thu hút FDI vào ngành CNCB - CT để nghiên cứu các nội dung cụ
thể.


5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận đề tài khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành
3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về FDI và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Chương 2: Tác động của vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt
Nam.
Chương
tạo
của
3:đoạn
Giải 2014
pháp -thu
hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế
Nam
giaiViệt
2020.

10


Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÈ FDI VÀ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
1.1Tổng quan về vốn FDI
1.1.1


Khái niệm về FDI

FDI là một nguồn vốn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia, đây là nguồn vốn mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp
nhận đầu tư nếu tận dụng đúng đắn, do vậy để tận dụng được lợi ích mà nguồn vốn
này đem lại cần phải hiểu rõ khái niệm cơ bản về FDI, hiện nay có rất nhiều khái
niệm, quan điểm về nguồn vốn này, dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu về vồn
FDI.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “FDI được hiểu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nhằm đạt được những lợi ích mang tính dài hạn trong một đơn vị kinh doanh hoạt
động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác kinh tế chủ đầu tư. Mục đích của chủ
đầu tư là giành quyền quản lý và chi phối doanh nghiệp đó” (1997).
Theo tổ chức Họp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “ Đầu tư trực tiếp là hoạt
động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một
doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp”.
Theo Điều 1 Khoản 2 và Điều 3 khoản 12 Theo Luật Đầu tư năm 2005 của
Việt Nam: “FDI là q trình di chuyển vốn mang tính chất dài hạn từ quốc gia này
sang quốc gia khác, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư một tỷ lệ vốn nhất định
và trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh có liên quan tới vốn mà họ đầu tư,
nhằm thu được lợi ích lâu dài khơng chỉ về mặt kinh tế mà còn liên quan tới các lợi
ích về chính trị, văn hóa - xã hội.
Như vậy có thể hiểu FDỈ là hoạt động đầu tư vốn (bằng tiền hoặc tài sản) của
cá nhân, tổ chức nước ngoài vào nước tiếp nhận vốn đầu tư, nhằm mục đích sinh
lời bằng việc tham gia điều hành và quản lý hoạt động sản xuất phù hợp với luật
pháp của nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.2

Đặc điểm của FDI



FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó, người sở hữu vốn đồng thời là
người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư. về bản chất,FDI
là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần
lớn, thậm chí là tồn bộ hay một phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc
tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng
thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả kinh doanh của dự án
đầu tư.
FDI thường được thực hiện thơng qua nhiều hình thức tùy theo quy định của
Luật đầu tư nước ngoài hoặc Luật đầu tư tạo nước sở tại và điều kiện cụ thể của
từng lĩnh vực để thành lập các khu vực đầu tư nước ngoài mà các quốc gia lựa chọn
cho phù họp với các hình thức FDI khác nhau.
Ví dụ: nhà đầu tư Nhật Bản tham gia vào thị trường tài chính thơng qua mua
bán cổ phiếu được coi là hoạt động FDI nếu sở hữu lớn hơn 10% cổ phần của công
ty đó, do đó họ có quyền tham gia vào hoạt động điều hành và quản lý doanh
nghiệp.
Hoạt động FDI vì mục đích lợi nhuận tìm kiếm được ở nước tiếp nhận đầu tư
nên vốn đầu tư được tập trung vào các khu vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi
nhuận cao cho chủ đầu tư thỏa mãn mục đích tối đa hóa lợi nhuận của họ.
Chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư nên phải tuân thủ theo
các quy định do luật pháp nước sở tại đề ra.
FDI do các chủ đầu tư quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh của mình nên hình thức này thường mang lại tính khả thi và hiệu
quả kinh tế cao.
Ví dụ: ở thị trường Nhật Bản có hạn chế về nguồn nguyên liệu đầu vào và lực
lượng lao động, do đó doanh nghiệp Nhật Bản sẽ bị giới hạn về khả năng sản xuất,
cho nên doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiến hành hoạt động đầu tư tại một quốc gia khác
nhằm loại bỏ hạn chế ở thị trường nội địa. Đe doanh nghiệp Nhật Bản được phép
hoạt động ở thị trường nước ngoài doanh nghiệp buộc phải chấp nhận và tuân thủ

các quy định luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư đề ra, do mục đích hoạt động đầu
tư tại của Nhật Bản là gia tăng khả năng sản xuất nên họ sẽ tối đa hóa lợi ích tại
nước tiếp nhận đầu tư của Nhật Bản.
Tỷ lệ góp vốn đầu tư sẽ quyết định việc phân chia quyền lợi cả nghĩa vụ giữa


các nhà đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của từng nước.


Một nước đồng thời có thể đồng thời là nước đi đầu tư cũng có thể là nước
tiếp nhận vốn đầu tư nước ngồi.
Các dự án có vốn FDI là dự án mang tính lâu dài do việc thu lại số vốn ban
đầu của một dự án FDI không dễ dàng như hình thức đầu tư gián tiếp.
FDI thường gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế và quá trình tự do hóa tài
khoản vốn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, nước tiếp nhận đầu tư có
chính sách về FDI trong đó thể hiện quan điểm mở cửa và hội nhập quốc tế đầu tư.
1.1.3

Các loại hĩnh đầu tư trực tiếp nước ngoài

a. Căn cứ vào hĩnh thức đầu tư có 3 hình thức: Đầu tư mới, Sáp nhập và Mua
lại.
Đầu tư mới: là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở
marketing hay cơ sở hành chính mới hoàn toàn, trái ngược với việc mua lại những
cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Hoạt động này đòi hỏi vốn lớn của các
doanh nghiệp, mất nhiều thời gian cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, sự hiểu
biết rộng lớn về văn hóa, luật pháp của nước sở tại để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh. Ví dụ: cơng ty SamSung đầu tư xây dựng nhà xưởng máy móc cho hoạt
động sản xuất linh kiện điện tử là hoạt động đầu tư mới.
Sáp nhập: là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai cơng ty sẽ cùng góp

vốn chung để thành lập một công ty mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến
hơn giữa các cơng ty có cùng quy mơ bởi vì họ có khả năng họp nhất các hoạt động
của mình trên cơ sở cân bằng tương đối. Sự sáp nhập qua biên giới cũng đối mặt với
nhiều thách thức do những sự khác biệt về văn hóa, chính sách cạnh tranh, giá trị
doanh nghiệp và phương thức hoạt động giữa các quốc gia. Tuy nhiên, sáp nhập có
thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa
các đối tác với nhau, tăng tính lợi ích kinh tế của quy mơ, giảm chi phí hoạt động
cho doanh nghiệp. Ví dụ cơng ty chế biến rau của quả của Nhật Bản sát nhập với
công ty chế biến thực phẩm Việt Nam không thông qua mua bán mà dựa trên sự
đồng thuận của hai bên.
Mua lại', là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạt động hay cơ sở
sản xuất kinh doanh. Ví dụ tập đồn Masan của Hàn Quốc, thơng qua các cơng ty
con, đã mua lại 40% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần
Proconco của Việt Nam năm 2012.


b. Căn cứ vào bản chất của quyền sở hữu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quyền sở hữu cho biết mức độ kiểm sốt tồn phần hay một phần đối với các
vấn đề của doanh nghiệp trong việc quyết định về các sản phẩm mới, việc mở rộng
kinh doanh và phân chia lợi nhuận.
Đầu tư trực tiếp toàn phần là hình thức đầu tu trục tiếp, trong đó nhà đầu tu
giữ quyền sở hữu hoàn toàn tài sản ở nuớc ngồi. Cơng ty mẹ nắm 100% quyền sở
hữu việc kinh doanh và có quyền kiểm sốt quản lý hồn tồn đối với các hoạt động
của doanh nghiệp. Ví dụ Honda là doanh nghiệp FDI có 100% vốn là của Nhật Bản
tại Việt Nam.
Liên doanh vốn cổ phần là một dạng của họp tác trong đó một cơng ty đuợc
thành lập qua việc đầu tu hoặc góp tài sản chung của hai hay nhiều hãng đối tác để
tạo nên một pháp nhân mới. Một đối tác trong liên doanh có thể nắm giữ phần lớn,
50-50 hoặc nắm rất ít quyền sở hữu. Rất nhiều công ty thấy liên doanh là một lụa
chọn hấp dẫn bởi vì sụ phức tạp của các thị truờng nuớc ngoài về vấn đề thâm nhập

thị truờng và văn hóa của nuớc sở tại, bên cạnh đó hình thức này làm lợi cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Ví dụ cơng ty dầu khí Việt Nhật là cơng ty có vốn của cả Việt Nam và Nhật
Bản, họ cùng tham gia vào hoạt động sản xuất của công ty.
c. Đầu tư theo hợp đồng
Khác với hình thức đầu tu vào tổ chức kinh tế, nhóm hình thức đầu tu theo
họp đồng, đầu tu vốn để kinh doanh của nhà đầu tu đuợc tiến hành trên cơ sở họp
đồng đuợc giao kết giữa các nhà đầu tu hoặc giữa nhà đầu tu với nhà. Nhà đầu tu
trục tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh với tu cách pháp lí của mình phù họp với
nội dung thỏa thuận trong họp đồng. Khi nhà đầu tu lụa chọn đầu tu theo họp đồng,
ngoài việc phải tuân thủ Luật Đầu tu, việc giao kết, thục hiện họp đồng còn phải
phù họp với các quy định chung về họp đồng trong kinh doanh, thuơng mại. Đầu tu
theo họp đồng bao gồm các hình thức sau:


Họp đồng họp tác kinh doanh (gọi tắt là họp đồng BCC) là hình thức đầu tu
đuợc ký giữa các nhà đầu tu nhằm họp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Đặc điểm quan trọng nhất của
họpđồng hợp tác kinh doanh là trong hợp đồng, các bên có thỏa thuận phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm .
Ví dụ: hai cơng ty Việt Nam và Nga sản xuất dầu khí cùng kiểm soát và vận
hành một đuờng ống dẫn dầu, do đó hai doanh nghiệp cùng kết hợp kiểm sốt một
đuờng ống dẫn dầu, mỗi bên đuợc huởng một phần tiền nhất định thu đuợc từ tài
sản và chịu một phần chi phí cho tài sản đó.
Đầu tu theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT là những hình thức đầu tu
thơng qua hợp đồng đuợc kí giữa cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền và nhà đầu tu,
sụ khác nhau chủ yếu giữa các hình thức đầu tu BOT, BTO và BT thể hiện ở thời
điểm chuyển giao quyền sở hữu cơng trình gắn với quyền quản lí, vận hành, khai
thác cơng trình của nhà đầu tu cho nhà nuớc và phuơng thức thanh toán, đền bù của
nhà nuớc cho nhà đầu tu.

Hình thức BOT sau khi xây dụng xong cơng trình, nhà đầu tu quản lí và kinh
doanh cơng trình trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tu và có lợi nhuận
hợp lí, hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tu chuyển giao khơng bồi hồn cơng trình
cho nhà nuớc.
Hình thức BTO sau khi xây dụng xong cơng trình, nhà đầu tu chuyển giao
quyền sở hữu cơng trình cho nhà nuớc; nhà đầu tu đuợc nhà nuớc dành cho quyền
kinh doanh cơng trình trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tu và có lợi
nhuận hợp lí.


Hình thức BT sau khi xây dụng xong cơng trình, nhà đầu tu chuyển giao
quyền sở hữu cơng trình cho Nhà nuớc; nhà đầu tu đuợc nhà nuớc tạo điều kiện
thục hiện dụ án khác để thu hồi vốn đầu tu và có lợi nhuận hợp lí hoặc thanh tốn
cho nhà đầu tu theo thoả thuận trong hợp đồng BT. Ví dụ: doanh nghiệp Nhật Bản
kí hợp đồng đầu tu xây dụng cơng trình giao thơng đuờng bộ với cơ quan quản lý
Việt Nam, sau khi hoàn thành xong doanh nghiệp Nhật Bản đuợc phép kinh doanh
bằng cách thu phí đuờng bộ để thu hồi vốn và có lợi nhuận, khi hết thời hạn kinh
doanh sẽ chuyển gia không bồi hồn cơng trình cho nhà nuớc, đó là hình thức BOT.
Khi doanh nghiệp Nhật Bản xây dụng xong, tiến hành chuyển giao cho nhà nuớc
Việt Nam sẽ đuợc tiến hành kinh doanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn, đó
là hình thức BTO. Việc nhà đầu tu Nhật Bản tiến hành xây dụng xong, sẽ tiến
hànhchuyển giao và sẽ được thanh toán theo hợp đồng ký kết với nhà nước Việt
Nam,
đây là hình thức BT.
1.1.4

Những nhân tố chủ yếu cẩu thành sức hút FDI

Việc thu hút FDI rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi đây là nguồn vốn bổ
sung cho sự phát triển của nước được tiếp nhận vốn. Đe thu hút được nguồn vốn

FDI, mối quốc gia cần đưa ra những lợi ích để nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt
động đầu tư, những nhân tố thu hút nhà đầu tư nước ngoài bao gồm
a. Nhóm các nhân tố về kinh tế
Nhân tố thị trường: quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong
những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và nền
kinh tế. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các MNC thường thiết lập các nhà máy
sản xuất ở các nước dựa trên chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này.
Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư.
Trong thời đại tồn cầu hóa, việc thiết lập các nhà máy ở nước ngoài được xem là
phương tiện rất hữu hiệu của TNCs trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được
thực hiện thơng qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị
trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được các
rào cản thương mại. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng
được đặt lên hàng đầu.


Nhân tố về chỉ phỉ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các doanh nghiệp đầu tư vào các nước
là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động
thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Đối với các
nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá cơng nhân cũng tăng lên, đầu tư
nước ngồi có xu hướng giảm.


Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi cho phép các cơng ty tránh
được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực
cạnh tranh, kiểm soát được các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ,
nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngồi

ra,một phần động cơ đầu tư của các TNCs nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào thuế
quan và phi thuế quan, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.
b. Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh được coi là một nhân tố khác có vai trò chủ chốt trong
quyết định đầu tư. Trong số các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh, nhân tố
nguồn nhân lực được xem là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào
tại các nước đang phát triển tạo nên sự hấp dẫn lớn cho các TNCs. Ngồi yếu tố về
chi phí lao động, thì năng suất và chất lượng lao động cũng thu hút sự quan tâm của
các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó là động cơ thái độ làm việc của người lao động cũng là
yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư.
Tài nguyên thiên nhiên: Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ là nhân tố tích
cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngồi. Đặc biệt tại các quốc gia ASEAN, khai thác
tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều TNCs trong nhiều thập kỷ
qua.
Vị trí địa lý: lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển,
dễ dàng mở rộng thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và
thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.
Cơ chế chỉnh sách: Cơ chế tài chính minh bạch, tỷ lệ tham nhũng thấp cũng
như sự chuyển đổi chính sách theo hướng tích cực là những nhân tố quan trọng
trong việc tạo lòng tin cho nhà ĐTNN, tăng cường thu hút FDI. Ngoài ra, hệ thống
cơ chế chính sách liên quan đến thuế, các yêu cầu về thời gian và quy trình thủ tục
giấy tờ tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
c. Các nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ cơng nghiệp hóa có ảnh
hưởng rất quan trọng đến dịng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa
phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, cảng biển,...) luôn tạo sức hút đối với



mọi nhà đầu tư nước ngoài.


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn bao gồm các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống
ngân hàng, các cơng ty kiểm tốn, tư vấn,...Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các
hoạtđộng này, môi trường đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả
hoạt
động của các cơ sở cơng nghiệp địa phương, có có mặt của các ngành công nghiệp
hỗ trợ, sự tồn tại của các đối tượng tin cậy để cơng ty nước ngồi có thể liên doanh
liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần được quan tâm.
Cơ sở hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người
dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra các
giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo,... cũng cấu thành nên cơ sở hạ
tầng xã hội.
Hệ thống chỉnh trị: Dịng vốn đầu tư nước ngồi vào các nước đang phát triển
không chỉ được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của
các yếu tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết họp với các ổn định về
chính trị được xem là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan
hệ chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngồi. Chính sách
cởi mở và nhất quan của Chính phủ cũng đóng vai trị quan trọng.
1.2 Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
1.2.1

Khái niệm về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Công nghiệp chế biến, chế tạo là một phân ngành kinh tế thuộc ngành công
nghiệp, gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất
liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới
hoặc thông qua các hoạt động bảo quản, cải biến nâng cao giá trị sử dụng và giá trị

của nguyên liệu bằng phương pháp công nghiệp, để sản xuất sản phẩm nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với hiệu quả kinh tế cao.


Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
ngành chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của
vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản
phẩm mới, mặc dù nó khơng thể được sử dụng như tiêu chí hoàn toàn duy nhất để
định nghĩa chế biến. Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu
thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác mỏ hoặc quặng
cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc
khơi phục lại hàng hố thường được xem xét là hoạt động chế biến. Các đơn vịtrong
ngành chế biến này bao gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất và
thiết bị máy vận hành bằng điện và máy chuyển nguyên vật liệu đặc trưng. Tuy
nhiên các đơn vị chuyển vật liệu hoặc chất liệu thành sản phẩm này bằng thủ công,
tiến hành trong nhà máy hoặc ở tại nhà của người thợ. Các đơn vị tham gia vào hoạt
động bán ra thị trường các sản phẩm, được sản xuất ngay tại nơi nhà máy như hoạt
động may mặc, làm bánh và cũng thuộc ngành này. Các đơn vị chế biến ở đây còn
bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế biến khác về
vật liệu của họ. Cả hai loại hình của các đơn vị này đều là hoạt động chế biến.
1.2.2

Phân loại trong ngành công nghiệp và CNCB - CT

a. Phân loại trong ngành công nghiệp
Do sự phân loại khác nhau trong ngành công nghiệp các quốc gia, do đó trong
phần này, việc phân loại ngành cơng nghiệp sẽ theo phân loại ngành công nghiệp
của Việt Nam, dựa trên Quyết định số 10/2007/QĐ-ttg ngày 23 tháng 01 năm 2007
của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
-


Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến
U;

-

Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng hai số theo từng
ngành cấp 1 tương ứng;

-

Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng ba số theo từng
ngành cấp 2 tương ứng;

-

Ngành cấp 4 gồm 437 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng bốn số theo từng
ngành cấp 3 tương ứng;

-

Ngành cấp 5 gồm 642 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng năm số theo
từng ngành cấp 4 tương ứng.


b. Phân loại trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo
-

Phân loại theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng: đây là hoạt động


phân chia dựa trên vị trí của ngành trong chuỗi giá trị sản xuất, để có thể xem xét
vai trị của ngành đó là là sản phẩm để tiêu thụ hay sản phẩm là sản phẩm trung gian
cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng được đưa tới tay người tiêu dùng.
Ví dụ: công ty hoạt động trong ngành chế tạo linh kiện điện tử, sản phẩm của ngành
này chính là đầu vào cho quá trình sản xuất cho ngành lắp ráp điện thoại.


- Phân loại theo ngành CNCB - CT dựa trên tính tưong tự của sản phẩm:
cách phân loại này dựa trên so sánh sự giống nhau về giá trị sử dụng của sản phẩm.
Cách phân loại này được áp dụng để phân ngành CNCB - CT ở Việt Nam. VD:
phân thành các phân ngành lớn như: ngành dệt, sản xuất trang phục và sản xuất đồ
uống.
Trong đó ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo thuộc ngành cấp 1 ký hiệu là c,
trong đó có 34 phân ngành cấp 2, 70 ngành cấp 3, 149 phân ngành cấp 4, 162 phân
ngành cấp 5. Hệ thống phân ngành cụ thể trong ngành CNCB - CT được thống kê
trong phục lục trang 83.
Việc phân loại trong ngành cơng nghiệp nói chung và CNCB - CT nói riêng
rất quan trọng nó đảm bảo cho việc xác định vai trị, vị trí của các ngành trong
ngành nền kinh tế và trong ngành công nghiệp.
1.2.3

Đặc điểm của ngành CNCB - CT

a. Tỉnh đa cấp trong ngành CNCB - CT
CNCB - CT là tập họp của hệ thống nhiều ngành như chế tạo máy, hóa chất,
thực phẩm...trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong những ngành cơng
nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức
chun mơn hóa, họp tác hóa, tổng họp hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong sản
xuất cơng nghiệp.
Do đó ngành CNCB - CT có tính đa cấp thể hiện ở các doanh nghiệp tham gia

hoạt động sản xuất trong nằm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị sản xuất ra
sản phẩm cuối cùng. Một sản phẩm có thể đơn giản như quần áo tới các sản phẩm
địi hỏi kỹ thuật cao hơn như ơ tơ, máy tính ... đều trải qua một q trình sản xuất,
bắt đầu từ nguyên liệu thô, qua các giai đoạn khác nhau cho tới khi giá trị được tích
lũy vào thành phẩm cuối cùng. Trong chuỗi giá trị này, các nhà cung cấp được phân
loại theo cấp độ, vị trí họ tham gia vào chuỗi giá trị. Trên nhất là nhà lắp ráp sản
phẩm cuối cùng. Tiếp đó là lần lượt là các nhà cung cấp các sản phẩm trung gian để
tạo ra sản phẩm cuối cùng.


Tính đa cấp của cơng nghiệp CNCB - CT dẫn tới sự phân hóa khá rõ rệt trong
các thành phần tham gia ngành CNCB - CT. Các nhà cung cấp ở các cấp khác nhau
sẽ khác nhau về quy mô vốn, quy mô sản xuất, về sở hữu, công nghệ, về quản
lý,khách hàng, mối quan hệ với khách hàng.
b. Sản xuất cơng nghiệp chế biến có tỉnh chất tập trung cao độ
Do tính chất đa cấp của ngành CNCB - CT nên tập một số lượng doanh
nghiệp lớn với các cấp độ quy mô về vốn và lao động khác nhau, số lượng các
doanh nghiệp tạo ra sản phẩm trung gian trong CNCB - CT rất lớn và đa phần các
doanh nghiệp ở cấp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ trong ngành ơ tơ để
sản xuất ra được một chiếc ơ tơ chỉnh cần có sự tham dự của rất nhiều doanh nghiệp
trong ngành CNCB - CT khác, do đó phát triển ngành CNCB - CT còn tạo điều kiện
cho phân ngành trong ngành CNCB - CT cùng phát triển.
Tính tập trung cao độ của ngành CNCB - CT thể hiện sự liên kết theo quy
trình sản xuất, theo khu vực và phụ thuộc vào ngành cơng nghiệp tạo ra sản phẩm
cuối cùng, nó được thế hiện ở khơng gian sản xuất, máy móc thiết bị và nhân công,
sản phẩm.
Không gian sản xuất: Đầu tư vào lĩnh vực CNCB - CT địi hỏi một quy mơ
lớn, tập trung nhiều ngành thành khu liên họp, tạo điều kiện liên kết giữa các doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi.
Máy móc thiết bị: trong ngành CNCB - CT là có nhiều phân ngành địi hỏi sự

phức tạp và tỉ mỉ trong hoạt động sản xuất, do đó trang thiết bị trong ngành này địi
hỏi số lượng lớn và việc vận hành phức tạp trong hoạt động sản xuất
Cơng nghệ đối với máy móc thiết bị, tại các nước đang phát triển hầu hết sử
dụng các cơng nghệ trung bình do các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi chuyển giao
lại, do vậy máy móc thiết bị đã bắt đầu có xu hướng lạc hậu so với thế giới. Tại các
nước phát triển hầu hết công nghệ đều là công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn cả, một
phần do công nghệ được phát minh tại quốc gia đó, một phần do vấn đề gia tăng
năng suất lao động. Chính sự khác biết lớn này tạo khoảng cách công nghệ lớn giữa
các quốc gia.


×