Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.42 KB, 100 trang )

Bộ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Trí Tuệ Và Phát Triển

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

MỘT SÔ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐÀU
Tư TRựC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC KHU
CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ
HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Trần Quang Thắng

Sinh viên thực hiện

: Vũ Thị Lan

Khóa

:I

Ngành

: Kinh tế

Chuyên ngành


: Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI - NĂM 2014

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của em.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thục, xuất phát từ tình hình
thục tế tại đon vị em thục tập.
Hà Nội-Năm 2014
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Lan

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.........................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
5. Ket cấu của khóa luận.............................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CƠNG NGHIỆP VÀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI....................................................................................4
1.1. Một số vấn đề lý luận về khu công nghiệp............................................4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu cơng nghiệp......................................4

1.1.2. Vai trị của khu cơng nghiệp..........................................................5
1.2. Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................6
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngồi......................6
1.2.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài..............................8
1.2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội........................................................................................................11
1.3. Quan hệ giữa FDI với sự phát triển khu công nghiệp.........................12
1.3.1. FDI là nguồn vốn chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp Việt
Nam................................................................................................................12
1.3.2. Khu công nghiệp là nơi thu hút FDI............................................14
1.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thu hút FDI vào các KCN và bài
học rút ra.............................................................................................................14
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế...................................................................14
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước.............................................................16
1.4.3. Bài học rút ra cho các KCN ở Hà Nội.........................................20
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI......................................................................................................................... 22


2.1. Những lợi thế và tiềm năng đầu tư của Hà Nội..................................22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................22
2.1.2. Điều kiện văn hóa xã hội.............................................................23
2.1.3. Điều kiện kinh tế.........................................................................24
2.2. Tổng quan về Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội..25
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ban Quản lý.......................25
2.2.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Ban Quản lý.....................26
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý.................................................28
2.2.4. Tình hình hoạt động của Ban Quản lý trong những năm gần đây .30
2.2.5. Định hướng phát triển Ban Quản lý trong tương lai....................32

2.3. Phân tích tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN
trên địa bàn thành phố Hà Nội.............................................................................33
2.3.1. Tổng quan về 08 KCN đang hoạt động ở Hà Nội........................33
2.3.2. Tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành
phố Hà Nội.....................................................................................................37
2.4. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội thời gian qua.53
2.4.1. Các kết quả đạt được..................................................................53
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.......................................63
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TÀNG
CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................68
3.1. Dự báo về tình hình thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội giai đoạn 2015
- 2020..................................................................................................................68
3.2. Định hướng phát triển các KCN ở Hà Nội đến năm 2020..................70
3.2.1. Quan điểm phát triển các KCN ở Hà Nội đến năm 2020.............70
3.2.2. Định hướng phát triển các KCN ở Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020.71
3.3. Định hướng thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội đến năm 2020.......72
3.3.1. Định hướng thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội theo ngành.....72

IV


3.3.2.

Định hướng thu hút vốn FDI vào KCN Hà Nội theo đối tác đầu tư
73
3.3.3. Định hướng thu hút vốn FDI vào KCN ở Hà Nội theo hình thức
đầu tư.............................................................................................................. 73
3.4.
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội

trong thời gian tới...............................................................................................74
3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách........................................74
3.4.2. Nhóm giải pháp hồn thiện quy hoạch KCN..............................79
3.4.3. Nhóm giải pháp về hồn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ trong và
ngoài KCN......................................................................................................81
3.4.4. Nhóm giải pháp về thu hút FDI...................................................83
3.4.5. Nhóm giải pháp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao................................................................................................................... 86
KẾT LUẬN.....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................90

IV


STT

Viết tắt

1

ANTT

2

ASEAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ tiếng Anh
Viết đầy đủ tiếng Việt
An ninh trật tự

Association of Southeast
Asia Nations

3

BCC

Business Cooperation

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Họp đồng họp tác kinh doanh

Contract
4

BOT

5

BQL

6

BTO

Build - Operate - Transíer

Xây dụng - Kinh doanh Chuyển giao
Ban quản lý


Build - Transíer - Operate

Xây dụng - Chuyển giao Kinh doanh

7

BT

Build - Transíer

8

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại
hóa

9

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

10

CTCP

Cơng ty cổ phần


11

ĐTNN

Đầu tu nuớc ngoài

12

ĐTTTNN

Đầu tu trục tiếp nuớc ngoài

13

FDI

14

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tu

15

GPMB

Giải phóng mặt bằng

16


HĐND

Hội đồng nhân dân

17

IMF

18

KCN

Foreign Direct Investment

International Monetary
Fund

Xây dụng - Chuyển giao

Đầu tu trục tiếp nuớc ngoài

Quỹ tiền tệ quốc tế

Khu công nghiệp

6


19


KCN&CX

Khu công nghiệp và chế xuất

20

KCX

Khu chế xuất

21

KKT

Khu kinh tế

22

NICs

23

NSNN

Ngân sách nhà nuớc

24

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

25

TNCS

Thanh niên cộng sản

26

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

27

UBND

ủy ban nhân dân

Newly industrializing
countries

7

Nuớc công nghiệp mới


DANH MỤC BANG
Bảng


Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Hà
Nội (2010-2013)

38

Bảng 2.2

Tăng trưởng của vốn đăng ký đầu tư nước ngồi (2010 2013)

39

Bảng 2.3

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi của từng KCN ở Hà
Nội (lũy kế đến ngày 31/12/2013)

40

Bảng 2.4

Quy mô trung bình của một dự án FDI trong các KCN Hà
Nội (2010-2013)


43

Bảng 2.5

Quy mơ trung bình một dự án FDI của từng KCN ở Hà

44

Nội (lũy kế đến ngày 31/12/2013)
Bảng 2.6

Cơ cấu vốn FDI vào các KCN Hà Nội phân theo ngành
(lũy kế đến ngày 31/12/2013)

48

Bảng 2.7

Cơ cấu vốn FDI vào các KCN Hà Nội phân theo quốc gia
đầu tư (lũy kế đến ngày 31/12/2013)

49

Bảng 2.8

Doanh thu của doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Hà Nội 56
(2010-2013)

Bảng 2.9


Nộp NSNN của các doanh nghiệp FDI trong KCN Hà Nội
(2010-2013)

Bảng 3.1

Bảng 3.2

Dự báo tình hình thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội giai
đoạn 2015 -2020
Các quốc gia mục tiêu trong thu hút FDI vào các KCN ở
Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020

8

60

68

73


Biểu đồ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung

Trang

Biểu đồ
2.1


Bộ máy tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp và
chế xuất Hà Nội năm 2013

29

Biểu đồ
2.2

Tỷ lệ giải ngân của từng KCN trên địa bàn thành phố Hà
Nội (lũy kế đến ngày 31/12/2013)

42

Biểu đồ
2.3

Cơ cấu vốn FDI phân theo các KCN (lũy kế đến ngày
31/12/2013)

45

Biểu đồ
2.4

Cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư (lũy kế đến
ngày 31/12/2013)

47


Biểu đồ
2.5

Tỷ lệ lấp đầy của các KCN Hà Nội (lũy kế đến ngày
31/12/2013)

52

Biểu đồ
2.6

Kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI trong các
KCN ở Hà Nội (2010 - 2013)

58

9


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tạo nhiều cơ hội cũng
như không ít thách thức cho sự phát triển của nền kinh tế các nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển. Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành mục
tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước trên thế giới nói
chung và các nước đang phát triển nói riêng. Theo kinh nghiệm các nước, muốn
phát triển kinh tế, Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào đều phải tìm cho mình
trọng điểm ưu tiên, trong đó có khu cơng nghiệp. Một số nước đang phát triển ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian qua đã coi việc phát triển các KCN

là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nội lực,
đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa hướng về xuất khẩu.
Ở Việt Nam, nhiều KCN đã được thành lập vào đầu những năm 90 tại các địa
phương có điều kiện thuận lợi. Đó là chủ trương kịp thời, đúng đắn, phù họp với xu
thế phát triển của thời đại và thực tiễn đất nước.
Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, mạng lưới các khu
công nghiệp (KCN) đã được xây dựng và phát triển với quy mơ ngày càng hiện đại
và hồn chỉnh. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 08 KCN đang hoạt động, với diện
tích trên 1.210 ha. Diện mạo các KCN dần được hình thành theo quy hoạch chung
của Thủ đơ và được phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu mặt
bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, số lượng dự án FDI vào các KCN
Hà Nội gia tăng đáng kể. Đặc biệt phải kể đến các dự án có cơng nghệ cao và quy
mơ lớn của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như: Canon, Toto, Daewoo Hanel, Panasonic, Sumitomo, Yamaha,... Riêng hai dự án của Canon và Orion Hanel đã có tổng vốn đầu tư đăng ký lên gần 500 triệu USD. Có thể nói, các KCN
trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực sự trở thành điểm đến của các nhà đầu tư
nước ngoài.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong nhiều năm qua, hoạt động của các KCN
Hà Nội còn nhiều mặt tồn tại và yếu kém như: về quy hoạch tổng thể, cơ chế bộ
máy quản lý, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực, cơng nghiệp hỗ trợ... Những hạn

1


chế này đã và đang cản trở việc thu hút vốn đầu tu nuớc ngoài vào
các
KCN

Nội.

Từ những vấn đề nêu trên, cần thiết phải có nghiên cứu phân tích, đánh giá
thục trạng thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội, đồng thời đua ra một số giải pháp

nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội. Vì vậy, đề tài: “Một số giải
pháp tăng cuờng thu hút đầu tu trục tiếp nuớc ngoài vào các khu công nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội” đuợc chọn để nghiên cứu.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu thực trạng và giải pháp thu
hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua.
Mục đích nghiên cứu là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KCN và FDI.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 1995 - 2013, đặc biệt chú trọng đến giai đoạn 2010 - 2013.
- Dự báo tình hình thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2015 - 2020.
- Nghiên cứu đề xuất, định hướng và một số giải pháp tăng cường thu hút FDI
vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đe tài tập trung nghiên cứu tình hình thu hút FDI của 8 KCN ở Hà Nội đang
hoạt động giai đoạn 1995 - 2013 và đặc biệt chú trọng tới 04 năm gần đây 2010 2013.
4. Phưong pháp nghiên cứu
Đe tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân loại, sao chụp tài liệu: dùng để thu thập các tài liệu trong
và ngoài nước có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê theo mẫu, biểu: được sử dụng để thu thập thông tin về
số lượng dự án FDI, số vốn đầu tư đăng ký, số vốn thực hiện, tỷ lệ lấp đầy KCN
trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2


Phương pháp xử lý thông tin

- Phương pháp thống kê: được sử dụng để nghiên cứu, phân tích các thơng tin
về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội. Phương pháp này cũng được dùng
để đánh giá về tình hình thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội. Trong đó, tập trung
phân tích 8 KCN hiện đang hoạt động và nêu rõ những kết quả đạt được cùng
những hạn chế trong thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
thời gian qua.
- Phương pháp phân tích tổng họp: được sử dụng để nghiên cứu nhằm mục
đích đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn mới trong việc tăng cường thu hút
FDI vào các KCN ở Hà Nội.
- Phương pháp so sánh: được dùng để đánh giá, so sánh dựa trên những tiêu
chuẩn, định mức về thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội, trọng
tâm là 08 KCN đang hoạt động.
5. Ket cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận được thực hiện trong 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về khu công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu thút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

3


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẦU Tư
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Một số vấn đề lý luận về khu công nghiệp
1.1.1.
Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp

Cỏ nhiều quan niệm khác nhau về KCN. Các quan niệm này được xây dựng để
thực hiện các mục tiêu nhất định như: Phát triển các KCN, quản lý nhà nước về
KCN hoặc khai thác tác động của KCN đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Theo luật Đầu tư 2005 định nghĩa “ Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ” [11].
Theo quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày
24/04/1997 của Chính phủ, khái niệm KCN được hiểu như sau: “Khu công nghiệp
là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có
dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,
trong khu cơng nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất” [6].
Trong giai đoạn tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với sự chuyển dịch
từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức, quan niệm về
KCN được mở rộng. Các giao dịch kinh tế không phải chỉ điều chỉnh bằng các quy
định pháp lý trong nước mà còn bằng cả các quy định pháp lý quốc tế. Đặc biêt, là
những nguyên tắc của WT0. WT0 cho phép thành lập các KCN với những ưu đãi
không được trái với các nguyên tắc điều chỉnh của WT0. Quá trình duy trì những
ưu đãi này thường gắn với quá trình đàm phán giữa các bên và sau khi đã trở thành
thành viên chính thức, các nước thành viên phải sửa đổi các ưu đãi “nổi trội” này để
phù hợp với những nguyên tắc tự do, minh bạch và công bằng cũng như các thông
lệ của WT0.
Qua các khái niệm được quy định trong luật và từ thực tế hình thành các KCN
trong những năm trước đây, có thể hiểu: “Khu cơng nghiệp là một vùng lãnh thổ
xác định, được phát triển có hệ thống, theo một kế hoạch tổng thể, nhằm cung cấp
địa điểm cho các ngành công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng, tiện ích cơng


cộng và các dịch vụ hỗ trợ phát triển ở mức độ khác nhau, được
hưởng

chính
sách
và cơ chế quản lý thích họp tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã
hội

mỗi
quốc gia trong từng giai đoạn cũng như mức độ hội nhập của quốc gia
đó”.

1.1.1.2. Đặc điểm về khu công nghiệp
về mặt pháp lý
KCN là một phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong
khu cơng nghiệp chịu sự điều chỉnh của nước sở tại.
Ví dụ, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp ở Việt Nam
chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm: Quy chế về khu cơng
nghiệp và khu chế xuất, Luật đầu tư nước ngồi, Luật khuyến khích đầu tư trong
nước, Luật lao động,...
về mặt kỉnh tế
KCN tập trung là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, cụ thể là:
- Huy động được các nguồn lực của nước sở tại, của nhà đầu tư nước ngồi
đóng góp vào việc phát triển cơ cấu vùng và các ngành công nghiệp ưu tiên theo
mục tiêu của nước sở tại.
- Việc phát triển kinh tế của khu công nghiệp thuận lợi hơn so với các khu vực
khác của đất nước. Đó là do các KCN được áp dụng quy chế và các thủ tục thơng
thống, hấp dẫn hơn các khu vực khác (trừ KCX).
1.1.2. Vai trị của khu cơng nghiệp
Thứ nhất, KCN phát triển thúc đẩy các vùng kinh tế mới của mỗi quốc gia, tạo
lập và thúc đẩy các mối liên kết tích cực, trực tiếp và gián tiếp giữa các cơ sở kinh
doanh trong và ngoài KCN để tạo ra những xung lực mới cho nền kinh tế. Chính sự
liên kết này đã tạo cho KCN một khả năng tận dụng các nguồn lực trong nước,

những nguồn lực được sử dụng kém hiệu quả ở nơi khác KCN sẽ là đầu tàu kéo
theo sự phát triển của vùng lân cận và các vùng khác của mỗi quốc gia. Như vậy,
KCN có tác động lan tỏa đối với các vùng lân cận và cả nền kinh tế chứ không chỉ ở
năng suất lao động, hay thu nhập của người lao động tăng cao hơn.
Thứ hai, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH - HĐH nông
nghiệp nông thôn, đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết


cấu hạ tầng trong và ngồi KCN.

Thứ ba, KCN góp phần giải quyết việc làm thông qua việc sử dụng một lục
luợng lớn lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm mới, tạo thu nhập cho nguời lao
động và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động, đào tạo kỹ năng, tay nghề cho nguời
lao động, tạo cầu cho sụ phát triển nhiều ngành nghề dịch vụ.
Thứ tư, với việc ứng dụng cơng nghệ cao, mơ hình sản xuất, quản lý khoa học
sẽ giúp nâng cao trình độ cơng nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất.
Thứ năm, vấn đề ô nhiễm môi truờng do các nhà mày sản xuất gây ra đang là
một vấn đề nhức nhối. Việc xây dụng các KCN tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi
trong việc kiểm sốt, xử lí chất thải bảo vệ mơi truờng, giảm đuợc chi phí cho việc
xử lí chất thải. Đồng thời, các KCN tập trung còn là địa điểm tốt để di dời các cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm môi truờng từ các đô thị, các thành phố lớn, phục vụ mục tiêu
phát triển công nghiệp bền vững.
1.2. Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1.
Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign
Direct Investment) được định nghĩa là “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu
dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi
ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà

đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong quản lý doanh nghiệp đặt tại nền
kinh tế khác đó [21].
Hội nghị Liên Họp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra
một khái niệm FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp
hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ
doanh nghiệp FDI. FDI bao gồm ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và
các khoản vay trong nội bộ công ty.
Tổ chức Họp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc khơng có tư
cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường


hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tu trục tiếp là
chủ
định
thục
hiện
quyền kiểm sốt cơng ty”. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia nào
đều
sử
dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thục tế, có những truờng
họp
tỷ
lệ
sở
hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tu nhỏ hơn 10% nhung họ
vẫn
đuợc
quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn

nhung
vẫn
chỉ
là nguời đầu tu gián tiếp [21].

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tu trục tiếp
nuớc ngoài nhu sau: “Đầu tu trục tiếp nuớc ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà
đầu tu ở một nuớc khác đua vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó
để có đuợc quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thục thể kinh tế tại
quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hố lợi ích của mình” [21].
1.2.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, chủ đầu tu nuớc ngoài trục tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành
dụ án đầu tu tùy theo tỷ lệ vốn góp.
Các chủ đầu tu nuớc ngồi phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nuớc để giành
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tu. Luật các nuớc
thuờng quy định không giống nhau về tỷ lệ này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%,
Pháp và Anh là 20% - mức cơng nhận cho phép nhà đầu tu nuớc ngồi tham gia
thục sụ vào quản lý doanh nghiệp.
Thứ hai, nuớc tiếp nhận đầu tu có thể tiếp thu cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến,
kinh nghiệm quản lý hiện đại.
FDI thuờng kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nuớc tiếp nhận đầu tu.
Thơng qua hoạt động FDI, nuớc chủ nhà có thể tiếp nhận đuợc công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
Thứ ba, FDI chủ yếu là đầu tu tu nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi
nhuận.
Theo cách phân loại ĐTNN của UNCTAD, IMF và OECD, FDI là đầu tu tu
nhân. Các nuớc nhận đầu tu, nhất là các nuớc đang phát triển cần luu ý điều này khi
tiến hành thu hút FDI, phải xây dụng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và
các chính sách thu hút FDI họp lý để huớng FDI vào phục vụ mục tiêu phát triển



kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho
mục
đích
tìm
kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

Thứ tư, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh
doanh và kết quả đạt được.
Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu
tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như cơng nghệ cho mình. Do đó, sẽ tự
đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi
cao, khơng có những ràng buộc về chính trị, khơng để lại gánh nặng nợ nần cho nền
kinh tế của nước nhận đầu tư.
Lợi nhuận của nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế
thu nhập và các khoản đóng góp khác cho nước sở tại, nó mang tính chất thu nhập
kinh doanh chứ khơng phải lợi tức.
1.2.2.
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.2.1. Phân theo bản chất đầu tư
- Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó cơng ty mẹ đầu tư
mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình
thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
- Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể
đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngồi) mua lại một doanh nghiệp có

vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này khơng nhất thiết dẫn tới tăng khối
lượng đầu tư vào.
1.2.2.2. Phân theo tỉnh chất dịng vốn
- Vốn chứng khốn
Nhà đầu tư nước ngồi có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do
một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các
quyết định quản lý của công ty.


- vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
- Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể
cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
1.2.2.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
- Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi
dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá
thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm
mục đích khai thác các tài sản sẵn có thưong hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm
du lịch nổi tiếng). Nó cũng cịn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp
nhận. Ngồi ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước
tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện
nước, chi phí thơng tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ,
thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp lí...
- Vốn tìm kiếm thị trường

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị
đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngồi ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các
hiệp định họp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy
nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và tồn cầu.
1.2.2.4. Phân theo hình thức đầu tư
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tư
cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngồi góp 100% vốn pháp định, tự chịu
trách nhiệm hồn tồn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


- Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham
gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng kinh doanh, nhằm thục
hiện các cam kết trong họp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh, phù
họp với khuôn khổ luật pháp của nuớc nhận đầu tu.
- Hình thức họp đồng BCC
Họp đồng BCC là một văn bản đuợc ký kết giữa một chủ đầu tu nuớc ngoài và
một chủ đầu tu nuớc chủ nhà để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nuớc
chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân mới.
- Hình thức BOT và các hình thức phát sinh: BTO, BT
Họp đồng BOT là hình thức đầu tu đuợc ký giữa cơ quan nhà nuớc có thẩm
quyền nuớc chủ nhà và nhà đầu tu nuớc ngồi để đầu tu xây dụng, sau khi cơng
trình hồn thành sẽ tiến hành kinh doanh khai thác trong một thời hạn nhất định
đảm bảo thu hồi đuợc vốn và có lợi nhuận họp lý; hết thời hạn, nhà đầu tu chuyển
giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho nhà nuớc sở tại.
Họp đồng xây dụng chuyển giao kinh doanh BTO và họp đồng xây dụng
chuyển giao BT, đuợc hình thành tuơng tụ nhu họp đồng BOT nhung có điểm khác
là: đối với họp đồng BTO sau khi xây dụng xong cơng trình nhà đầu tu nuớc ngồi

chuyển giao lại cho nuớc chủ nhà và đuợc chinh phủ nuớc chủ nhà dành cho quyền
kinh doanh cơng trình đó hoặc cơng trình khác trong một thời gian đủ để hồn lại
tồn bộ vốn đầu tu và có lợi nhuận thoả đáng đối với cơng trình đã đuợc xây dụng
và chuyển giao.
Đối với họp đồng BT, sau khi xây dụng xong công trình nhà đầu tu nuớc
ngồi chuyển giao lại cho nuớc chủ nhà và đuợc chính phủ nuớc chủ nhà thanh tốn
bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tuơng xứng với vốn đầu tu đã bỏ ra và một tỉ lệ
lợi nhuận họp lí.
Ngồi ra, cịn có một số hình thức ĐTTTNN khác nhu: hình thức cho thuê bán thiết bị, hình thức tham gia quản lý các cơng ty cổ phần,...


1.2.3.
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối vói sự phát triển kinh
tế - xã hội
FDI ngày càng có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư. Cụ thể là:
1.2.3.1. Đối với nước đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở
nơi tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn
đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải
chăng. Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng
cao uy tín chính trị. Thơng qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu
thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được
hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
1.2.3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
❖ Mặt tích cực
Đối với các nước nhận đầu tư, hiện nay có 2 dịng chảy của vốn đầu tư nước
ngồi. Đó là dịng chảy vào các nước phát triển và dòng chảy vào các nước đang
phát triển.
- Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là nước phát triển

Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác động lớn trong việc giải quyết
những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp, lạm phát,... FDI cũng tạo điều
kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi
ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương
mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các
nước khác.
- Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là nước đang phát triển
Đối với các nước đang phát triển, FDI thúc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế
thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết
một phần nạn thất nghiệp ở những nước này. FDI giúp các nước này khắc phục tình
trạng thiếu vốn kéo dài. Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp
các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học - kỹ thuật mới. FDI cũng giúp các
nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hóa và đi kèm với nó là những hoạt
11


động marketing được mở rộng không ngừng. FDI giúp tăng thu cho ngân sách Nhà
nước thông qua việc đánh thuế các cơng ty nước ngồi.
Đối với Việt nam, FDI có vai trò rất quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất, giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế của đất nước.
Thứ hai, đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng những doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất dịch vụ mới làm cho tổng sản phẩm xã hội của Việt Nam
tăng lên và cho phép giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người lao động.
Thứ ba, tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế
giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách của nước ta so với thế giới.
Thứ tư, nhờ có FDI, Việt Nam sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước
mà nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như: khai thác dầu mỏ, khoáng
sản,...
❖ Mặt hạn chế
Luồng vốn FDI chỉ đi vào những nước có mơi trường kinh tế - chính trị ổn

định, môi trường đầu tư hấp dẫn.
Nước nhận đầu tư khơng có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa học dễ dẫn
tới tình trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn
kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ. Neu khơng thẩm định chặt chẽ
cịn có thể du nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu. Neu chính sách, pháp luật cạnh tranh
khơng đầy đủ cịn dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp nước ngồi chèn ép doanh
nghiệp trong nước.
1.3. Quan hệ giữa FDI vói sự phát triển khu công nghiệp
1.3.1. FDI là nguồn vốn chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp Việt
Nam
Đe phát triển kinh tế với mục tiêu cơng nghiệp hố - hiện đại hóa, dần bắt kịp
các nước cơng nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương rất đúng
đắn là cho phép ra đời các KCN. Đe phát triển các KCN, ngoài việc xây dựng cơ sở
hạ tầng thật tốt, hiện đại thì cần phải có các doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến để huy động trong các KCN đó, hay nói cách khác là lấp đầy các
KCN. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước ln ln hạn chế, phải xuất khẩu mới có

1
2


tiền để mua sắm thiết bị phát triển các KCN. Nước ta lại có kim ngạch xuất khẩu
thấp nên khả năng nhập khẩu thiết bị, máy móc, nhất là máy móc hiện đại khơng
nhiều. Nhà nước hay doanh nghiệp Nhà nước khơng thể kham nổi việc này. Chính
vì vậy, cần phải có vốn đầu tư nước ngồi.
Các nguồn vốn nước ngồi có thể vào Việt Nam qua hai con đường: đường
chính thức và đường tư nhân hoặc vay nợ nước ngồi. Hình thái chủ yếu trong con
đường chính thức là viện trợ, bao gồm viện trợ khơng hồn lại và cho vay dài hạn
với lãi suất thấp từ các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ các nước. Viện trợ khơng
hồn lại tất nhiên rất tốt cho chúng ta vì nó khơng trở thành nợ, nhưng những khoản

này thường chỉ ở quy mô nhỏ và thường giới hạn ở các lĩnh vực văn hố, giáo dục,
cứu trợ,... Ngồi ra, nguồn vốn viện trợ dành cho các nước phát triển thường kèm
theo các điều kiện cả về kinh tế lẫn chính trị. Do đó, nếu chúng ta dùng nguồn vốn
này thì sẽ phải chịu ràng buộc hay sức ép từ các nhà đầu tư cấp vốn. Còn việc vay
dài hạn với lãi suất thấp từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước thì rất dễ trở
thành gánh nợ cho nền kinh tế nếu quản lý, sử dụng không hiệu quả. Do vậy, việc
đầu tư để phát triển các KCN Việt Nam bằng nguồn vốn nước ngồi theo con đường
chính thức khơng có tính khả thi.
Nguồn vốn nước ngồi vào Việt Nam qua con đường tư nhân hoặc vay nợ
thương mại có thể từ đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), đầu tư gián tiếp hay đầu tư
chứng khoán và cho vay với lãi suất thương mại trên thị trường (vay thương mại).
Với vốn vay thương mại thì lãi suất thường cao nên nguồn vốn vay dễ trở thành
gánh nợ về nợ nước ngoài trong tương lai nếu dùng để phát triển các KCN không
hiệu quả. Đầu tư gián tiếp tự nó khơng trở thành gánh nặng về nợ nước ngoài,
nhưng sự thay đổi đột ngột trong hành động của nhà đầu tư nước ngồi (bán chứng
khốn về nước) sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường và gây biến động tới tỷ giá, mức
độ lạm phát và các mặt khác của nền kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, thị trường chứng
khốn Việt Nam cịn q non trẻ nên việc thu hút vốn qua kênh đầu tư gián tiếp để
phát triển KCN có thể có hiệu quả trong tương lai chứ khơng phải thời điểm này.
FDI cũng là hình thái khơng trở thành nợ nhưng khác với đầu tư gián tiếp, đây
là vốn có tính chất bén rễ ở nước nhận đầu tư nên không dễ bị rút ra trong một thời
gian ngắn. Điều này hết sức quan trọng cho nước ta để có thể lập kế hoạch dài hạn
cho việc phát triển các KCN ít nhất là về mặt nguồn vốn. Ngoài ra một điều đáng
13


chú ý nữa là, FDI không chỉ tiếp nhận vốn mà cịn tiếp nhận cả cơng nghệ và tri
thức kinh doanh, FDI góp phần xây dựng một đội ngũ lao động có tình độ cao hơn
nên dễ dàng thúc đẩy các KCN phát triển lên một trình độ cao hơn.
Mỗi hình thái của vốn đầu tư nước ngồi đều có những đặc tính riêng, song có

thể thấy rằng, ở giai đoạn này, cơ cấu tư bản nước ngồi có lợi nhất để phát triển
các KCN là FDI.
Như vậy, chính vì các yếu tố trên mà FDI có thể được coi là nguồn vốn quan
trọng để phát triển các KCN ở Việt Nam.
1.3.2.
Khu công nghiệp là noi thu hút FDI
về cơ bản, KCN nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư, chủ yếu là đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến gia công xuất khẩu. Theo
thống kê của Bộ Ke hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 12 năm 1999, FDI chiếm một tỷ
trọng khá lớn trong các KCN, với 41,14% tổng vốn phát triển hạ tầng; 81,13% tổng
vốn của các doanh nghiệp trong KCN; 65,3% tổng số dự án và 86,8% tổng vốn đầu
tư của các dự án trong KCN Việt Nam.
Thu hút FDI là mục tiêu quan trọng nhất của KCN. Với tính chất là "vùng
lãnh thổ" hoạt động theo một qui chế riêng trong môi trường đầu tư chung của cả
nước, KCN trở thành công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh
tế chung của cả nền kinh tế. Trong nhiều trường họp, KCN được xem như một cầu
nối trung gian để thu hút FDI vào các phần lãnh thổ khác của đất nước.
1.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thu hút FDI vào các KCN và bài
học rút ra
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.4.1.1. Kỉnh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan là một trong những quốc gia vừa đi tiên phong, lại vừa thành công
trong việc phát triển KCN và thu hút FDI vào các KCN.
Thứ nhất, công tác xây dựng quy hoạch phát triển các KCN ở Đài Loan được
tổ chức khoa học và chặt chẽ

1
4



Trước hết, Cục Công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan tiến hành khảo sát,
đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng kết họp với việc dự báo, đánh giá
về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, triển vọng thị trường đầu tư và thương
mại quốc tế. Trên cơ sở đó định hướng phát triển ngành nghề theo không gian lãnh
thổ bao gồm quy hoạch phát triển KCN chung của cả nước.
Thứ hai, chuyển đổi thu hút đầu tư vào KCN từ việc dựa trên yếu tố giá thành
sang yếu tố chất lượng dịch vụ. Chuyển từ định hướng “trọng cung” sang định
hướng “trọng cầu” việc cho thuê đất phát triển công nghiệp trong KCN sẽ dựa trên
nhu cầu thị trường và yêu cầu phát triển của các ngành cơng nghiệp.
Thứ ba, chuyển từ mơ hình phát triển các KCN tập trung sang mơ hình cơng
viên cơng nghiệp. Theo đó, sẽ chú trọng hơn cơng tác bảo vệ môi trường sinh thái,
các ngành công nghệ cao. Hình thành các KCN dựa trên các kế hoạch phát triển của
Chính quyền Đài Loan nhằm phát triển các ngành cơng nghiệp mũi nhọn như: lọc
hóa dầu, luyện kim, đóng tàu biển,...
Thứ tư, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các KCN ở Đài
Loan như: cấp phép đầu tư, hải quan, thuế,... được tiến hành theo cơ chế “một cửa”
Thứ năm, Chính quyền Đài Loan đã ban hành nhiều chính sách hấp dẫn các
nhà đầu tư FDI như: chính sách thuế, với thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp
thấp, thời gian miễn và giảm thuế dài; giá thuê đất để phát triển hạ tầng thấp, được
hỗ trợ vốn vay cụ thể: miễn 5 năm đối với tất cả các dự án đầu tư mới, được vay
vốn với lãi suất thấp (khoảng 6,2%/năm). Đối với công ty mới thành lập, sau khi hết
hạn miễn thuế 5 năm, được giảm 80% thuế lợi tức trong 1 năm tiếp theo. Bên cạnh
đó, các thủ tục hành chính được giảm thiểu và đơn giản hóa. Các doanh nghiệp
KCN được đảm bảo quyền sở hữu đối với vốn và tài sản, được chuyển lợi nhuận ra
nước ngồi,... Do đó, các KCN ở Đài Loan đã thực sự là địa điểm hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư nước ngoài.
1.4.1.2. Kỉnh nghiệm của Trung Quốc
Thứ nhất, Nè quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính
Được sự ủy quyền, phân cấp của các Bộ, ngành, các KCN ở Trung Quốc được

quản lý theo cơ chế “một cửa”. Cải cách thủ tục triệt để, đơn giản và công khai các
thủ tục hành chính, để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. KCN Tô Châu ở

1
5


Trung Quốc là một trong những KCN đi đầu ở Trung Quốc áp dụng
chế
độ
khai
báo, đăng ký thủ tục hành chính qua mạng.

Thứ hai, Nè bảo vệ môi trường
Các KCN ở Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống quản lý môi truờng theo các
tiêu chuẩn trong nuớc và quốc tế. Các KCN phải đuợc phủ xanh ít nhất 30% diện
tích.
Thứ ba, xây dụng hạ tầng kỹ thuật - xã hội - dịch vụ trong và ngồi KCN
đồng bộ
Thứ tư, Chính quyền Trung Quốc dành sụ uu tiên cho các ngành công nghiệp
sử dụng công nghệ cao và tạo giá trị gia tăng cao đuợc thuê đất, đồng thời kiểm soát
nghiêm ngặt việc thuê đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ
thông, các ngành công nghiệp bị hạn chế và kiên quyết không cho thuê đối với các
ngành công nghiệp bị cấm, gây ô nhiễm.
Thứ năm, quy hoạch phát triển KCN đuợc xây dụng có trình tụ, có trật tụ, có
lộ trình, có định huớng rõ ràng. Việc bố trí và phân khu chức năng trong KCN đảm
bảo tận dụng tối uu các nguồn lục, tài nguyên thiên nhiên. Tạo môi truờng đầu tu
thuận lợi nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tu.
1.4.2.
Kinh nghiệm trong nước

1.4.2.1. Kỉnh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lợi thế phát
triển cơng nghiệp. Cùng với kinh nghiệm của Khu Kỹ nghệ Biên Hòa thành lập năm
1963, tỉnh Đồng Nai đã chọn quy hoạch và phát triển KCN là mơ hình phát triển
kinh tế trọng điểm.
Đen nay, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Đồng Nai quy hoạch 34 KCN
diện tích khoảng 11.380 ha. Trong đó, đến năm 2011 đã có 30 KCN được cấp phép
thành lập với tổng diện tích 9.573 ha. Với sự chuẩn bị đồng bộ về quỹ đất và hạ
tầng kỹ thuật, các KCN Đồng Nai đã thu hút được trên 1.130 dự án, trong đó có 840
dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 13,9 tỷ USD, giải ngân 7,53 tỷ
USD, đạt 58% so với tổng vốn đăng ký.
Đe đạt được kết quả trên, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt các vấn đề sau:

1
6


×