Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN Môn: Thành phố Hồ Chí Minh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.08 KB, 13 trang )

Truờng: Học viện cán bộ TP.HCM
Họ và tên: Nguyễn Văn Lợi
Lớp: H566
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
Mơn: Thành phố Hồ Chí Minh học
Ghi chú

Nội dung
Câu hỏi: Đồng chí hãy phân một yếu tố tạo ra nguồn lực phát triển
Tp.HCM và liên hệ thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị công tác?
A. CHỦ ĐỀ : Nguồn lực chính của TP.HCM.
B. TRỌNG TÂM VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các nguồn lực chính của TP.HCM
- Các nuồn lực tự nhiên (vị trí địa hình, khí hậu, sơng ngịi – kênh
rạch, hệ sinh thái – thổ nhưỡng).
- Các yếu tố kinh tế xã hội (yếu tố hạ tầng cơ sở, yếu tố con người
– nguồn nhân lực).
2. Nguồn lực quan trọng nhất : Con người – nguồn nhân lực
+ Với số dân đông tạo cho thành phố nguồn lao động dồi dào
+ Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, có dân số, dân cư trên hàng chục
triệu dân; Trong đó, có khoảng trên 8 triệu dân thuộc TP HCM và
khoảng trên 3 triệu dân đang nhập cư. Tỷ lệ dân số Sài Gịn – TP HCM
chiếm 10% dân số cả nước;
+ Dân số Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh thuộc dân số vàng do độ tuổi
lao động chiếm tỷ lệ 70% (Từ 16 - 17 tuổi đến dưới 60 tuổi);
+ Chất lượng dân số lao động Sài Gịn – TP Hồ Chí Minh cao.
Phần lớn được đào tạo chuyên ngành từ các Trường Trung học, Cao
đẳng, Đại học ....; Đội ngũ CB-CN kỹ thuật có trình độ chun mơn, tay
nghề cao chiếm tỷ lệ 40% cả nước;
+ Nguồn nhân lực Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh giữ vai trị, vị trí
quyết định, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững cho Nguồn nhân


lực Sài Gịn – TP Hồ Chí Minh, Nam bộ và cả nước;
+ Nguồn nhân lực Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh là tài sản vơ giá, tài
ngun thiên nhiên duy nhất động lực phát triển của TP ta.
+ Con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc cải tạo môi
trường, biến đất hoang thành đồng ruộng, thành đất ở, đất xây dựng.
+ Với số dân đông tạo cho thành phố trở thành nơi tiêu thụ lớn,
1


thúc đẩy sự phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
3. Các biện pháp cần làm để thúc đẩy và phát triển nguồn
nhân lực.
+ Nâng cao khả năng giáo dục – đào tạo các cấp từ cấp 1, 2, 3,
+ Đào tạo chuyên sâu, đi vào thực tế đối với các cấp :trung cấp
nghề, cao đẳng – đại học và sau đại học.
+ Đào tạo các sinh viên các ngành – nghề theo nhu cầu xã hội và
các ngành nghề trọng điểm.
+ Nghiên cứu, tiếp thu các biện pháp, các chương trình đào tạo
tiên tiến của nước ngoài để ứng dụng vào giáo dục Việt Nam. Đào tạo
quốc tế, cử nhân lực con người du học nước ngoài thuộc các ngành mũi
nhọn
+ Xây dựng chế độ cơ chế, chính sách đải ngộ nguồn lực: Đời
sống, lương bổng, nơi ăn, chốn ở, phân việc đúng ngành học, …
+ Tạo môi trường điều kiện làm việc bền vững.
C. Liên hệ thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị công tác

- Tiếp tục phát huy những gì đã đạt được và hạn chế những
mặt yếu kém, những mặt chưa đạt; mạnh dạn sửa chữa những sai
lầm.
- Cần tạo điều kiện và cơ chế thơng thống cho các doanh

nghiệp đầu tư, xây dựng và phát triển.
- Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, tiếp tục đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh.
- Tạo các cơ chế, chính sách đãi ngộ tốt để thu hút nguồn
nhân lực cao.
- Đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao tầm quốc tế cho
các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp nghề, nhất là đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là
phát huy đội ngũ trí thức để khoa học - cơng nghệ.
2


- Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ
tầng. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác
quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch - kiến trúc, quy hoạch
xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị.
- Tạo mơi trường thuận lợi và bình đẳng để phát triển các
thành phần kinh tế; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp Nhà nước; bổ sung cơ chế, chính sách hỗ
trợ phát triển, nâng cao chất lượng kinh tế tập thể với nòng cốt l cc
hợp tc x; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển; hỗ
trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, thông tin
công nghệ và thị trường.
- Thành phố cần quan tâm và hỗ trợ phát triển cho các tỉnh
thành trong khu vực.
Câu 2: Quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên
đất Sài Gòn diễn ra như thế nào ? Đồng chí có suy nghĩ, nhận định

như thế nào về vấn đề này ?
A. Chủ đề: Quá trình hình thành Sài Gòn – Gia Định
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
- Q trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên đất Sài
gòn.
- Suy nghĩ, nhận định của cá nhân về vấn đề này.
1. Mở đất:
- Bối cảnh lịch sử: Những nhóm cư dân bản địa (chủ nhân) của vùng
đất Đồng Nai – Bến nghé có thể là những tộc người: Mạ, Stiêng,
Mnông, Chro…
- Từ thế kỷ thứ I (sau công nguyên) đến thế kỷ thứ VII: Đồng Nai –
Bến Nghé chịu ảnh hưởng, chi phối bởi quốc gia Phù Nam và nằm trong
vùng tranh chấp giữa quốc gia Phù Nam và quốc gia Lâm Ấp (Champa).
- Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XVI, Đồng Nai - Bến Nghé chịu ảnh
hưởng, tác động một cách tương đối bởi quốc gia Chân Lạp
- Niên đại: Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI trở đi, những nhóm lưu dân
người Việt đầu tiên đến Đồng Nai – Bến Nghé lập nghiệp và sống xen
kẻ với cư dân bản địa.
- Diễn biến: Những người Việt bao gồm tầng lớp bình dân và quan lại
từ vùng đất Đàng Trong và một số từ Đàng Ngoài vượt biển ra đi và đặt
3


chân lên đất Đồng Nai - Bến Nghé tiến hành công cuộc khai phá, mở
mang bờ cõi và phát triển kinh tế – xã hội. Người Việt đến Đồng Nai –
Bến Nghé chủ yếu là vì kinh tế. Họ đi tìm vùng đất mới để làm ăn, sinh
sống và tạo dựng cơ nghiệp mới.
- Vai trò của lưu dân người Việt: Những người lưu dân Việt tiên phong
đi trước khai phá, mở mang, làm biến đổi kinh tế - xã hội, tạo ra những
tiền đề, yếu tố quan trọng cho các chúa Nguyễn sau này đến lập chính

quyền, mở mang bờ cõi đất nước
- Vai trò của phong kiến họ Nguyễn: Từ đầu thế kỷ XVII trở đi, các
chúa Nguyễn từng bước chuẩn bị những cơ sở, điều kiện để chuẩn bị lập
phủ Gia Định, đặt chủ quyền lên đất Đồng Nai – Bến Nghé.
+ Năm 1620, chúa Nguyễn lập được quan hệ mật thiết với triều đình
Chân Lạp.
+ Năm 1623, chúa Nguyễn lập trạm thuế thương chính ở Sài Gòn.
+ Năm 1679, chúa Nguyễn lập đồn dinh Tân Mỹ ở Sài Gòn.
- Ý nghĩa các mốc thời gian: Qua ngót một thế kỷ (từ cuối XVI đến
cuối XVII), người Việt đến khai phá đất Đồng Nai – Bến Nghé; sau đó
các chúa Nguyễn đến xây dựng cơ sở lập chính quyền. Cuối XVII, Sài
Gịn đã “chín mùi” cho sự ra đời một bộ máy nhà nước, đơn vị hành
chính.
2. Nguyễn Hữu Cảnh lập chính quyền tại phủ Gia Định (02/1698)
- Diễn biến: Tháng 2, mùa Xuân năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn
Phúc Chu cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Ơng
“Lấy đất Nơng Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện
Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình,
dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục để
cai trị”. Sau khi lập phủ Gia Định, chúa Nguyễn còn cho đắp chiến lũy
kết hợp các con sơng để bố phịng, bảo vệ Sài Gịn.
- Sài Gịn giữ vị trí, vai trị rất quan trọng: Sau khi phủ Gia Định được
thành lập, dinh Phiên Trấn (Sài Gòn) trở thành một trung tâm chính trị –
hành chính, trung tâm kinh tế, thương mại của cả vùng, một chiến luỹ
quân sự, có nhiều phố chợ buôn bán, một bến cảng xuất nhập khẩu lớn,
gắn bó mật thiết với sự phát triển của tồn miền Nam.
C. Suy nghĩ, nhận định của cá nhân về vấn đề này:
- Ngay từ khi di dân, khai khẩn xuống mảnh đất phương Nam, Cha ơng
ta đã có ý thức rõ ràng về tầm quan trọng về chính trị, kinh tế của nó và
có những bước xác lập để khẳng định chủ quyền Quốc Gia khi còn là

miền đất chưa có chủ.
- Trong suốt chiều dài lich sử mở mang bờ cõi, chống thù trong giặc
4


ngồi qua từng gia đoạn, Cha ơng ta đã đổ bao mồ hơi, nước mắt, xương
máu để có được như ngày hơm nay.
Vì vậy mỗi cá nhân chúng ta phải khơng ngừng học tập, nâng cao trình
độ chun mơn và vận dụng được vào thực tiễn góp phần của mình vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ một đất nước Việt Nam phồn thịnh nói
chung và thành phố hồ Chí Minh rói riêng.
Câu 3: Đồng chí hãy phân tích, đánh giá một đặc điểm nổi bật của
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ? Liên hệ thực tiễn với Đảng bộ
địa phương, cơ quan, đơn vị công tác?
A. Chủ đề: Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (03 thời kỳ với 12 đặc
điểm)
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
- Khái quát 12 đặc điểm nổi bật qua 03 thời kỳ của Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh.
- Phân tích một đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
1. Khái quát 12 đặc điểm nội bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh.
- Thành lập vào trung tuần tháng 3 năm 1930.
- Cơ sở, chỗ dựa, đảm bảo an toàn cho các cơ quan lãnh đạo của Trung
ương.
- Hồn thành vai trị là một trong những trung tâm của cách mạng Việt
Nam.
- Góp phần quyết định thắng lợi cách mạng tháng Tám-1945 ở Sài GònNam bộ.
- Đi trước, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Hồn thành vai trị là chiến trường phối hợp, góp phần thắng lợi của

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Hồn thành xuất sắc vai trị là chiến trường chiến lược, địa bàn trọng
điểm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Về đích sau cùng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước bằng chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng.
- Ln giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội.
- Xây dựng phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm kinh tế
lớn nhất nước, trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước.
- Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân.
- Xây dựng, củng cố, ngày càng hồn thiện hệ thống chính trị.
2. Đảng bộ thành phố góp phần cùng Xứ Ủy Nam Kỳ đưa quyết
định thắng lợi Cách mạng tháng tám năm 1945 ở thành phố và cả
Nam bộ.
- Q trình khơi phục lại lực lượng cách mạng sau cuộc khởi nghĩa Nam
Kỳ đã đưa đến hai hệ thống Xứ Ủy là Tiền Phong và Giải Phóng. Tuy có
những khác nhau trong xây dựng lực lượng và phương pháp cách mạng,
5


nhưng cả hai hệ thống này đã có nhiều đóng góp quan trọng vào q
trình chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền khi thời
cơ đến.
- Trong cao trào tiền khởi nghĩa trên phạm vi cả nước (sau 09/3/1945),
Sài Gòn – Chợ lớn và Gia Định đã tạo ra Thanh niên tiền phong là một
tổ chức quần chúng chính trị Cách mạng đã tập hợp và rèn luyện quần
chúng u nước hình thành nên sức mạnh vơ cùng to lớn cho cuộc khởi
nghĩa.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã đóng góp nhiều bài học có giá trị:
+ Góp phần quyết định thắng lợi hồn tồn Cách mạng Tháng Tám trên

cả Nam Bộ, góp phần quyết định thắng lợi hoàn toàn Cách mạng Tháng
Tám trên cả Nam Bộ.
+ Quyết định thắng lợi cuối cùng 3 trung tâm chính trị ở Việt nam: Hà
Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).
+ Quá trình từ tiền khởi nghĩa đến khởi nghĩa tháng tám thành cơng ở
Sài Gịn – Chợ lớn, Gia Định là q trình có ý nghĩa lịch sử đối với tiến
trình cách mạng lâu dài ớ phía Nam từ đó đến nay.
+ Cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng và nhân tố thắng lợi quan
trọng.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho thành phố và nhiều địa
phương khác trong quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc.
C. Liên hệ thực tiễn với Đảng bộ địa phương, cơ quan, đơn vị công
tác:
Câu 4: Đồng chí hãy phân tích một tính cách văn hóa nổi trội của
con người Sài Gịn – thành phố Hồ Chí Minh mà mình tâm đắc ?
Cho biết suy nghĩ của đồng chí về thực trạng đời sống văn hóa của
người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ?
A. Chủ đề: Tính cách văn hóa của người dân Sài Gịn – thành phố Hồ
Chí Minh
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
Phân tính một tính cách văn hóa nổi trội của người dân Sài Gòn –
thành phố Hồ Chí Minh: Tính cách dung hợp, hài hịa.
+ Văn hóa Sài Gòn là kết quả của sự hội tụ nhiều nền văn hóa
trong đó văn hóa dân tộc là cốt lõi. Từ đó có một tính cách văn hóa là
dung hợp hài hòa, cho phép người Sài Gòn “gạn đục khơi trong” để
chọn lọc, tiếp thu văn hóa các miền, văn hóa các nước.
+ Người Sài Gịn có phần dung hòa về lý thuyết nhưng lại thuần
nhất về hành động. Lối sống người Sài Gòn vừa chất phác, giản dị vừa
phóng khống, vừa có nét thoải mái tự do của người nông dân Nam Bộ

6


vừa có kỷ cương tơn trọng pháp luật của xã hội cơng nghiệp.
+ Dung hợp, hài hịa được hình thành phát triển vừa có căn cứ
khách quan tự nhiên, xã hội, giao lưu kinh tế, văn hóa vừa do con người
nhận thức giáo dục bồi dưỡng nên. Đây là điều kiện thuận lợi xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc, cho q trình hội nhập quốc tế. - Tính thực tế.
+ Người Sài Gịn trọng nội dung hơn trọng hình thức, trọng thực
hành nhiều hơn trọng lý thuyết. Người Sài Gịn tin vào tính thiện nên
bộc trực thẳng thắn. Khơng tính kỹ, khơng nghĩ sâu mà thấy việc là làm
ngay nhưng rõ ràng không chấp nhận loại “sọc dưa”, không chấp nhận
lối sống “sọc dưa”, “đá cá, lăn dưa”.
+ Người Sài Gòn đánh giá con người thường căn cứ việc làm,
trọng những người làm giỏi hơn là nói nhiều. Từ tính cách trọng làm
hơn trọng nói, người Sài Gịn – TP.HCM chú ý nhiều đến làm kinh tế
buôn bán, làm thợ, thủ công nghiệp, công nghiệp hơn là văn chương, lý
thuyết.
+ Tuy nhiên do trọng thực hành hơn trọng lý thuyết cho nên có lúc
người Sài Gịn khơng nghiên cứu tính tốn kỹ, khơng suy nghĩ sâu.
C. Đánh giá về thực trạng đời sống văn hóa của người dân thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay:
Đời sống văn hóa của thành phố ngày càng phong phú, đa dạng;
các truyền thống của dân tộc, những giá trị tinh thần mang đặc trưng của
nhân dân thành phố như tinh thần nhân ái, làm việc nghĩa, giúp đỡ
người nghèo, năng động sáng tạo, luôn ln tìm cái mới … khơng
ngừng được phát huy. Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết
20-NQ/TW của Bộ Chính trị “xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành
một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại”, thành phố đã tập
trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơng trình, thiết chế văn

hóa; có nhiều giải pháp, nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động xây
dựng mơi trường văn hóa đơ thị lành mạnh, văn minh, nếp sống thị dân,
tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong cơng nghiệp; đưa lối sống văn
hóa thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng khu dân cư, từng cơng
sở, doanh nghiệp.
Bên cạnh những gương sáng điển hình trong lao động – sản xuất,
gương người tốt việc tốt của đại bộ phận người dân đang ngày đêm
đóng góp cho sự phát triển của thành phố, dưới tác động của những mặt
trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng
đã xuất hiện một bộ phận khơng nhỏ người dân có lối sống lệch lạc,
sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật;
có lối sống thực dụng, đua địi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo
đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội
phạm.
7


Các phương tiện thơng tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian
qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng
của thanh niên, học sinh-sinh viên “Ngắn trước, rách sau” “Siêu mỏng”,
rồi các “Hót girls, hót boy”; truy cập các trang Web độc hại, Chát Nude,
đua xe, quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh niên, học sinh-sinh viên…đang
có chiều hướng gia tăng. Một bộ phận thanh niên nhất là giới sinh viên,
học sinh lại hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính
hưởng thụ, nhiều khi vơ bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và
hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim
Hàn Quốc đang chiếu tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Tuy vậy,
họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui
chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống
tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối

về.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X
nhiệm kỳ 2015_2020 đã xác định nhiệm vụ Phát triển văn hóa, xây
dựng con người như sau:
Xây dựng mơi trường văn hóa để con người phát triển toàn diện; nghiên
cứu, phát huy đặc trưng, tính cách con người thành phố trong đặc điểm
chung của con người Việt Nam. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng
của Nhân dân thành phố; đầu tư xây dựng một số cơng trình văn hóa
tiêu biểu; phát triển thiết chế văn hóa cơ sở; khuyến khích sáng tạo, sáng
tác và quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị tư tưởng,
nghệ thuật cao. Tích cực ngăn chặn và từng bước đẩy lùi sự xuống cấp
về đạo đức xã hội; đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi gia đình trong
giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về
xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, phát huy vai trị
gương mẫu của cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đoàn viên, hội
viên. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, nhất là ở khu vực
nơng thơn. Thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở.
Phát triển hệ thống truyền thông đại chúng theo đúng quy hoạch quản lý
báo chí, hoạt động đúng tơn chỉ, mục đích, phục vụ mục tiêu xây dựng,
bảo vệ và phát triển thành phố.

Câu 5: Đồng chí hãy phân tích, chứng minh vai trị, vị trí của nền
kinh tế thành phố Hồ Minh đối với sự phát triển kinh tế Nam bộ và
cả nước ?
A. NỘI DUNG: Vị trí, vai trị của nền kinh tế TP.HCM đối với
8



Nam Bộ và cả nước.
B. TRỌNG TÂM VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm, vai trị vị trí của nền kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh đối với Nam Bộ và cả nước.
- Nền kinh tế TPHCM có sự phát triển tồn diện, có tính phong
phú và đa dạng trên từng loại ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
- Kinh tế thành phố là nền kinh tế “mở” gắn kết chặt chẽ với khu
vực và quốc tế.
- Kinh tế thành phố là nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát
triển mạnh mẽ. Phát triển từ rất sớm, nhanh và liên tục (tốc độ tăng
trưởng kinh tế tăng liên tục trên 10%; năm 2011 tăng 10,58% cao nhất
cả nước).
- Kinh tế thành phố phát triển liên tục với nhịp độ ngày càng cao,
thời kì sau ln cao hơn thời kì trước. - Trong nền kinh tế thành phố lĩnh
vực thương mại, xuất – nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, tạo
điều kiện thúc đẩy nền kinh tế những vùng xung quanh phát triển theo.
2. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả
nước trên mọi lĩnh vực khác nhau :
- Thành phố nằm ở vị trí hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam với 8 tỉnh thành : TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
- Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của cả miền, cả nước và
khu vực : trung tâm về tài chính, khoa học cơng nghệ, văn hóa, giáo dục,
y tế, …
- Thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối quy mô
và đồng bộ : đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường khơng.
- Thành phố có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hàng
hóa.
- Thành phố có điều kiện địa lí tự nhiên hết sức thuận lợi tạo điều
kiện cho sự phát triển kinh tế : ít bão, khí hậu ơn hịa, giữa vùng Đơng

Nam Bộ giàu tài ngun và vùng Tây Nam Bộ giàu lương thực, …
- Nguồn nhân lực đa dạng và phong phú, tập trung đội ngũ lao
động có chất xám cao chiếm trên 40% cả nước.
- Thành phố có tiềm năng rất lớn về huy động các loại nguồn vốn :
vốn đầu tư từ nước ngoài FBI, vốn từ kiều bào ở nước ngoài gửi về, vốn
huy động từ trong dân qua ngân hàng, vốn từ Trung ương đầu tư lại cho
9


thành phố.
- Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh xưa nay gắn bó máu thịt với
lịch sử và vận mệnh của đất nước, là thành quả chung của cả nước, nơi
hội tụ công sức, tài năng và tâm huyết của cả dân tộc Việt Nam. Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tồn Đảng,
tồn dân, tồn qn đã u thương, tin cậy và dày cơng vun đắp cho
thành phố. Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước đến trước khi có
Nghị quyết 16-NQ/TW vừa ban hành ngày 10/8/2012, Bộ Chính trị
Trung ương Đảng đã có 2 Nghị quyết quan trọng về thành phố vào năm
1982 (khóa V) và năm 2002 (khóa IX). Qua 20 năm thực hiện Nghị
quyết 01-NQ/TW và 10 năm thực hiện NQ 20-NQ/TW của Bộ Chính trị,
vai trị vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao,
diện mạo thành phố ngày càng mang dáng vẻ đô thị hiện đại. Nghị quyết
01-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 14/4/1982 khẳng định “Thành phố
Hồ Chí Minh là trung kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du
lịch của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chính trị quan trọng
sau Thủ đơ Hà Nội”. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết đó của Bộ Chính
trị và 16 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta, thành phố đã có
bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình
quân mỗi năm trước 1982 chỉ là 2,18%; từ 1982-1986 đạt 8,17%; đến
1995 tăng 15,3%. Thời kỳ 1996-2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tài chính – tiền tệ, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức cao nhất
nước là 9,0%, đến năm 2001 tăng 9,5%, tạo đà cho sự phát triển liên tục
vào những năm sau đó. Mức sống vật chất của cư dân ngày càng được
cải thiện và không ngừng được nâng cao. GDP bình quân đầu người
năm 1985 đạt 586 USD, đến năm 2000 đạt 2.000 USD. Thành phố là nơi
khởi xướng và thực hiện đầu tiên trong cả nước các phong trào “đền ơn
đáp nghĩa”, “xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương”, “bảo trợ
bệnh nhân nghèo”, “nụ cười cho trẻ thơ”, “phụng dưỡng Mẹ Việt Nam
anh hùng” v.v… mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội rộng lớn, mang tính nhân văn cao, có sức lan tỏa
mạnh.
Trên cơ sở đó và với nhu cầu phát triển thành phố trong thập niên
đầu thế kỷ XXI, ngày 18/11/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
20-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng thành phố đến năm
2010 đã nhấn mạnh: “Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất nước
ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học cơng nghệ, đầu mối
giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước…”. So với
Nghị quyết 01-NQ/TW 20 năm về trước, NQ 20-NQ/TW đã xác định vị
trí của Thành phố Hồ Chí Minh rõ hơn, cao hơn – đó là “thành phố lớn
nhất nước”, là trung tâm lớn khơng chỉ về kinh tế mà cịn cả văn hóa,
khoa học cơng nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Đó là kết
quả của sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhân dân thành phố
10


với trách nhiệm “vì cả nước, cùng cả nước”, đã phát huy truyền thống
cách mạng kiên cường, phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, vượt qua
nhiều khó khăn thách thức, đạt những thành tựu to lớn trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh, xây
dựng Đảng. Thành phố đã phát huy vai trò trung tâm về nhiều mặt với

khu vực và cả nước, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời kỳ 2001-2005, kinh tế thành phố tăng bình quân 11%/năm,
sang giai đoạn 2006-2010 tăng 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng
trưởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hơn 1,5 lần tốc
độ tăng trưởng chung của cả nước. Ngay trong 6 tháng năm 2012, trong
bối cảnh vơ cùng khó khăn, cả nước chỉ tăng 4,38%, thì thành phố vẫn
tăng 8,10%, gấp 1,8 lần. Đạt được kết quả đó, phần quan trọng là do
trong 10 năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố đã có sự chuyển dịch đúng
hướng: tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng nhanh, từ 51,6% năm 2002, nay là
54,3%; công nghiệp – xây dựng chiếm 44,5% GDP; nơng nghiệp từ
1,7% (2002) nay cịn 1,2%. Tỷ trọng giá trị GDP các ngành dịch vụ của
thành phố so với cả nước năm 2002 là 24,1%, năm 2005 – 26,2%, năm
2010 là 29,8%. Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng
của thành phố so với cả nước năm 2002 là 21,9%, năm 2005 – 23,1%,
năm 2010 là 23,5%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tốc độ tăng trưởng kinh
tế khá cao, liên tục trong nhiều năm nên sự đóng góp của thành phố cho
khu vực và cả nước ngày càng lớn, vị trí trung tâm với động lực thu hút
và lan tỏa của thành phố ngày càng rõ nét. Đối với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa đóng vai trị hạt
nhân vừa vai trị đầu tàu, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của vùng năm
2001 là 46,85%, đến năm 2009 đã đóng góp lên đến 60,72%. Đối với cả
nước, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 17,2% vào năm 2000 đã tăng
lên 19,7% năm 2005, và đến 2010 thì chiếm 21,3%. Tỷ trọng thu ngân
sách của thành phố so với tổng thu ngân sách quốc gia năm 2005 là
26,5%, năm 2010 tăng lên 27,81%. Rõ ràng vai trị vị trí của thành phố
so với cả nước ngày càng được khẳng định, là địa phương đứng đầu
trong tăng trưởng kinh tế của cả nước. Theo đà tăng trưởng kinh tế
nhanh, mức sống vật chất của dân cư ngày càng được cải thiện và nâng

cao. GDP bình quân đầu người năm 1985 đạt 586 USD, năm 2000 đạt
2000 USD, năm 2011 đạt 3.286 USD.
3. Những việc cần làm để phát huy vị trí trung tâm kinh tế của
thành phố:
- Chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển: Đổi mới toàn diện và
mạnh mẽ hơn nữa; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng
11


cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị – xã hội; xây dựng
TP.HCM ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một trung
tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam
Á; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ chú trọng đến số lượng,
mà đặt trọng tâm vào chất lượng của tăng trưởng và phát triển. Tăng
trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội, cải thiện
mơi trường sống, bố trí lại dân cư theo quy hoạch và xây dựng đô thị
văn minh. - Thơng qua các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chuyển dịch sang
các ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có
giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu; phát triển các ngành dịch vụ cao
cấp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, nhằm tạo sự chuyển biến về chất cơ cấu
kinh tế trên địa bàn.
- Thành phố tiếp tục mở rộng đầu tư phát triển trên địa bàn theo
hướng xã hội hóa; khai thác có hiệu quả các cơng cụ và hình thức huy
động vốn thông qua thị trường vốn trên địa bàn để đầu tư phát triển.
Nguồn vốn đầu tư của ngân sách chủ yếu tập trung vào các chương trình
hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án về phát

triển đô thị và phục vụ cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đẩy
mạnh việc xã hội hóa đầu tư trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và dịch vụ
đô thị.
 Một số giải pháp lớn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời
gian tới gồm:
- Một là, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, tiếp tục đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển
theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tăng năng suất tổng hợp,
tiến bộ khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Hai là, tiếp tục thúc đẩy phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ: tài
chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi,
dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính - viễn
thơng và cơng nghệ thơng tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất
động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế;
giáo dục - đào tạo.
- Ba là, tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm
lượng khoa học - cơng nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử cơng nghệ thơng tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực
phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm
12


năng lượng, công nghiệp phụ trợ.
- Bốn là, phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền
vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập
trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng,
cá kiểng. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển. Chỉ đạo xây
dựng mô hình nơng thơn mới văn minh, giàu đẹp.
- Năm là, tạo mơi trường thuận lợi và bình đẳng để phát triển các
thành phần kinh tế; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt

động doanh nghiệp Nhà nước; bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát
triển, nâng cao chất lượng kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã;
tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển; hỗ trợ các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, thông tin công nghệ và thị
trường. Phát triển đồng bộ 5 loại thị trường chính yếu: tài chính, hàng
hóa - dịch vụ, cơng nghệ, bất động sản, lao động; đổi mới, nâng cao vai
trò, hiệu lực quản lý Nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò của thành phố trong Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam.
- Sáu là, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là
phát huy đội ngũ trí thức để khoa học - cơng nghệ thực sự là động lực
nâng cao chất lượng tăng trưởng; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên thu
hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; Phát triển
thương mại điện tử; các mơ hình phân phối, giao dịch hiện đại vào hoạt
động thương mại. Quy hoạch phát triển trung tâm hội chợ triển lãm
thương mại có tầm cỡ khu vực.
- Bảy là, tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu
hạ tầng. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy
hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch - kiến trúc, quy hoạch xây
dựng nông thôn mới, quản lý đô thị. Nâng cao chất lượng các dịch vụ đơ
thị theo hướng xã hội hóa.
- Tám là, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động
khoa học - công nghệ, gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản
xuất - kinh doanh. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao
công nghệ. Tăng đầu tư để phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng những trung tâm khoa học
cơng nghệ tiêu biểu. Có chính sách bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng các
chuyên gia khoa học - cơng nghệ trong và ngồi nước.

13




×