Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu độ bền của vữa sử dụng phụ gia polyvinyl acetate trong môi trường nhiệt ẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
*************

PHẠM NGỌC LÂN

NGHIÊN CỨU ĐỘ BỀN CỦA VỮA SỬ DỤNG
PHỤ GIA POLYVINYL ACETATE TRONG
MÔI TRƢỜNG NHIỆT ẨM

Chuyên ngành

: VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Mã số

: 60.58.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2012


Cơng trình được hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NINH THỤY
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH ĐẠI PHÚ
Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. LÊ ANH TUẤN

Cán bộ chấm nhận xét 2:



TS. TRẦN VĂN MIỀN

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày…… tháng…… năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ………………………………………………………
2. ………………………………………………………
3. ………………………………………………………
4. ………………………………………………………
5. ………………………………………………………
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA …………………….


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM NGỌC LÂN
MSHV: 10190716
Ngày, tháng, năm sinh: 07/02/1986
Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành : VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Mã số
: 60.58.80
I.

TÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU ĐỘ BỀN CỦA VỮA SỬ DỤNG PHỤ

GIA POLYVINYL ACETATE TRONG MÔI TRƢỜNG NHIỆT ẨM.
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :

- Nghiên cứu tỷ lệ thành phần nguyên vật liệu thích hợp của vữa sử dụng phụ gia
polymer để tạo hỗn hợp vữa polymer tối ưu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của polymer đến các tính chất của vữa (độ lưu động, độ
co ngót, độ bền).
- Nghiên cứu độ bền cơ học của vữa (các tính chất cơ học chủ yếu) sử dụng phụ
gia polymer trong môi trường nhiệt ẩm so với môi trường thường.
III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

tháng 6 năm 2011

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

tháng 6 năm 2012

V.


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : TS. NGUYỄN NINH THỤY
TS. HUỲNH ĐẠI PHÖ
Tp. HCM, ngày…… tháng…...năm 2012
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. NGUYỄN NINH THỤY

PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHÁNH

TRƢỞNG KHOA………………


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy, cô trường
Đại học Bách Khoa, khoa Kỹ thuật Xây dựng đặc biệt là quý thầy, cô bộ môn Vật
liệu Xây dựng đã hết lòng truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất để tác giả
hồn thành những thí nghiệm và mục tiêu của luận văn.
Tác giả xin gửi lởi cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Ninh Thụy và
TS. Huỳnh Đại Phú, với lòng nhiệt huyết cộng với một phương pháp giảng dạy và
hướng dẫn đề tài rất đặc biệt, các thầy đã chỉ cho tác giả những hướng giải quyết
để đề tài có được chiều rộng và chiều sâu, giúp đỡ tận tình, hết lịng để tác giả
hồn thành đề tài.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tác giả.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp của Ban Kế hoạch Tài chính – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, những người luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tác
giả có thể học và hồn thành Luận văn Thạc sĩ này.
Và cuối cùng, từ tận đáy lòng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất

cả những người trong gia đình, đặc biệt là ba, má, chị hai và Hoài Thu, đã ủng hộ,
động viên tinh thần giúp tác giả hoàn thành mục tiêu sự nghiệp của mình.
Mặc dù luận văn đã được hồn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên tác giả hy vọng những số liệu và
kết quả đạt được sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những đề tài nghiên cứu về
vữa sử dụng phụ gia polymer về sau.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 8 năm 2012
Học viên thực hiện

PHẠM NGỌC LÂN


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trong ngành cơng nghiệp xây dựng hiện nay vai trò của polymer ngày càng
được nâng cao, vữa sử dụng phụ gia polymer (PMM) đã được sử dụng phổ biến cho
các cơng trình xây dựng trên thế giới hiện nay nhờ sự cải thiện về cường độ, độ bám
dính, khả năng chống thấm và chống lại các tác nhân hóa học... Tuy nhiên polymer
thường khơng bền trong mơi trường nhiệt ẩm. Luận văn nghiên cứu tỷ lệ thành phần
ngun vật liệu thích hợp của PMM, từ đó chọn ra cấp phối tối ưu để nghiên cứu
ảnh hưởng của polymer đến các tính chất của vữa (độ lưu động, độ co ngót, độ bền).
Tác giả tập trung nghiên cứu cường độ của PMM trong môi trường thường và trong
chu kỳ dưỡng hộ nhiệt ẩm (12 giờ ở nhiệt độ 30 20C, độ ẩm 80 3% và 12 giờ ở
nhiệt độ 60 20C, với độ ẩm 85 3%). Cường độ của vữa được xác định ở 7 ngày,
28 ngày, 60 ngày và 120 ngày. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy cấp
phối của PMM ứng với tỷ lệ X/C = 1/3, tỷ lệ N/X = 0,4 và tỷ lệ PVAc = 0,8% sẽ
cho cường độ tốt nhất. Việc sử dụng phụ gia Polyvinyl acetate giúp cải thiện, nâng
cao đáng kể độ lưu động, độ co ngót và độ bám dính của vữa. Sau 120 ngày ảnh
hưởng của chu kỳ nhiệt ẩm đến cường độ của PMM được thể hiện rõ.
In modern concrete construction and repair works the role of polymers is
increasing day by day. Polymer-modified mortars (PMM) have recently been

widely used in construction work throughout the world because of their high
strength, excellent adhesion, waterproofness, and chemical resistance… However,
the quality of PMM is lessened over time by the hot weather and high humidity.
The Thesis studies about dosage of PMM then decide the optimal dosage to study.
The strength of PMM by Polyvinyl acetate (PVAc) in hot weather and high
humidity was the main focus in this study. This master thesis showed that the
durability of PMM depends on the polymer-cement ratio, water-cement ratio and
curing condition in in hot weather and high humidity. The specimens were cured in
cycles curing condition: 60±20C, RH 85±3% during 12 hours and at 30±20C, RH
80±3% during 12 hours. The strength of PMM was measured at the age of 7 days,
28 days, 60 days, 120 days. The study show that the ratio of C/S = 1/3, W/C = 0.4
and P/C = 0.8% is the optimal dosage for the strength of PMM. The effect of PVAc
on the flowability, drying shrinkage, adhesion of PMM is higher than normal
mortar. After 120 days, hot weather and high humidity have adverse effect to the
strength of PMM.
Keywords: Polymer-modified mortar (PMM), Polyvinyl acetate (PVAc),
compressive strength, flexural strength, hot weather and high humidity.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở nguyên vật liệu địa phương của khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh và lân cận. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung
thực, chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào. Nội dung luận văn có
tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí
và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn


PHẠM NGỌC LÂN


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN ...................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN .........................................v
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................ ix
Chƣơng I: TỔNG QUAN .........................................................................................1
1.1

Khái niệm chung ....................................................................................1

1.2

Giới thiệu về bê tông và vữa sử dụng phụ gia polymer ..........................1

1.3
Tổng quan về tình hình nghiên cứu bê tơng và vữa có sử dụng phụ gia
polymer trên thế giới ...............................................................................................3
1.4

Các nghiên cứu về vữa polymer tại Việt Nam........................................5

1.5


Biện luận đề tài, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ........................6

1.5.1

Biện luận đề tài ....................................................................................6

1.5.2

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................7

1.5.3

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................8

Chƣơng II: CƠ SỞ KHOA HỌC .............................................................................9
2.1
2.1.1
2.1.2

Quá trình rắn chắc của xi măng và sự hình thành cấu trúc đá xi măng ..9
S

.......................................................9
...........................................................................10

2.2

Cơ chế hydrat hóa của chất kết dính xi măng – polymer .....................11

2.3


Tính chất cơ học và vật lý của vữa sử dụng phụ gia polymer ..............15

2.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kết dính của polymer ..........................16

2.4.1

Khối lượng phân tử............................................................................16

2.4.2

Độ co ngót và ứng suất nội tại ...........................................................16

2.4.3

Nhiệt độ và thời gian đóng rắn hệ keo ..............................................17

2.4.4

Chiều dày màng keo ..........................................................................18

2.5

Sự phân hủy polymer ............................................................................18

2.5.1

Phân hủy hóa học ..............................................................................19


2.5.2

Phân hủy oxi hóa ...............................................................................19

2.5.3

Phân hủy quang hóa ..........................................................................20

2.5.4

Q trình cơ hóa ................................................................................20

i

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

2.5.5

Phân hủy nhiệt ...................................................................................21

2.5.6

Phân hủy dưới ảnh hưởng của những tác động vật lý .......................21


Chƣơng III: HỆ NGUYÊN VẬT LIỆU - CÁC THÍ NGHIỆM CHÍNH
TRONG NGHIÊN CỨU .........................................................................................22
3.1

Hệ nguyên vật liệu ................................................................................22

3.1.1

Các tính năng kỹ thuật cần khảo sát của xi măng .............................22

3.1.2

Các tính năng kỹ thuật cần khảo sát của cát ......................................23

3.1.3

Nước ..................................................................................................25

3.1.4

Polyvinyl acetate (PVAc) ..................................................................25

3.2

Thiết kế thành phần cấp phối cho hỗn hợp vữa ....................................27

3.3

Chu kỳ dưỡng hộ mẫu trong thiết bị tạo môi trường nhiệt ẩm .............29


3.4

Các thí nghiệm chính sử dụng cho nghiên cứu .....................................31

3.4.1

Xác dịnh độ lưu động của PMM .......................................................31

3.4.2
Xác định cường độ uốn và nén của PMM (xác định theo TCVN
3121-11:2003) ..................................................................................................33
3.4.3
Xác định độ co ngót của PMM (xác định theo ASTM C 490 – 00a và
ASTM C 596 – 96) ...........................................................................................34
3.4.4

Xác định độ bền kéo của PMM (xác định theo ASTM 2523) ..........35

3.4.5
Xác định cường độ bám dính của PMM đã đóng rắn trên nền (xác
định theo TCVN 3121-3:2003) ........................................................................36
Chƣơng IV: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA VỮA SỬ DỤNG PHỤ GIA
POLYVINYL ACETATE TRONG MÔI TRƢỜNG NHIỆT ẨM .....................37
4.1
Ảnh hưởng của Polyvinyl acetate đến độ lưu động và độ bẹt của hỗn
hợp vữa sử dụng phụ gia Polyvinyl acetate (PMM) .............................................37
4.1.1

Độ lưu động của PMM ......................................................................38


4.1.2

Độ bẹt của PMM ...............................................................................41

4.2

Cường độ chịu uốn và chịu nén của vữa sử dụng phụ gia PVAc .........43

4.2.1

Cường độ chịu uốn của vữa sử dụng phụ gia PVAc .........................44

4.2.2

Cường độ chịu nén của vữa sử dụng phụ gia PVAc .........................59

4.3

Độ bền kéo của PMM ...........................................................................68

4.4

Cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền ...............................71

4.5

Độ co ngót của PMM ............................................................................73

ii


HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................78
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................83

iii

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1 Khí hậu bình qn của Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 7
Bảng 3.1 Kết quả các chỉ tiêu thí nghiệm của xi măng................................... 23
Bảng 3.2 Kết quả các chỉ tiêu thí nghiệm của cát ........................................... 24
Bảng 3.3 Thành phần hạt và module độ lớn của cát ....................................... 24
Bảng 3.4 Kết quả các chỉ tiêu thí nghiệm của Polyvinyl acetate .................... 27

Bảng 3.5 Những ứng dụng đặc trưng và tiêu chuẩn thiết kế cấp phối của vữa
sử dụng phụ gia Polymer ................................................................................. 28
Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật của thiết bị tạo môi trường nhiệt ẩm ................. 30
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu của chất lượng vữa tươi ............................................... 31
Bảng 3.8 Các chỉ tiêu chất lượng của vữa tươi ............................................... 32
Bảng 4.1 Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến độ lưu động và độ bẹt của
PMM................................................................................................................ 37
Bảng 4.2 Thành phần cấp phối của PMM ....................................................... 43
Bảng 4.3 Cường độ chịu uốn của PMM ......................................................... 44
Bảng 4.4 Cường độ chịu nén của PMM .......................................................... 59
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến độ bền kéo của PMM ứng với tỷ lệ
N/X = 0,40 và 0,45 .......................................................................................... 68
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ bám dính của PMM đã
đóng rắn trên nền ứng với tỷ lệ N/X = 0,45 và 0,5 ......................................... 71
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến độ co ngót của PMM ứng với tỷ lệ
N/X=0,45 ......................................................................................................... 73
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến độ co ngót của PMM ứng với tỷ lệ
N/X=0,40 ......................................................................................................... 74

iv

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1 Polymer và Monomer dùng làm phụ gia cho vữa và bê tơng ............ 2

Hình 2.1 Cơ chế hydrat hóa của chất kết dính xi măng sử dụng phụ gia
polymer............................................................................................................ 12
Hình 2.2 Sự tạo thành lớp màng polymer trong quá trình hydrat hóa của xi
măng ................................................................................................................ 13
Hình 2.3 Sơ đồ minh họa phản ứng giữa polymer với nhóm carboxylate (liên
kết ester), xi măng portland và cốt liệu ........................................................... 14
Hình 2.4 SEM của cấu trúc đá xi măng sử dụng phụ gia polymer ................. 15

Hình 3.1 Thành phần hạt và module độ lớn của cát ....................................... 24
Hình 3.2 Polyvinyl acetate .............................................................................. 26
Hình 3.3 Thiết bị tạo mơi trường nhiệt ẩm ..................................................... 30
Hình 3.4 Nhiệt độ của chu kỳ nhiệt ẩm........................................................... 31
Hình 3.5 Xác dịnh độ lưu động của PMM ...................................................... 32
Hình 3.6 Xác định độ bẹt của PMM ............................................................... 32
Hình 3.7 Xác định cường độ uốn và nén của PMM ....................................... 34
Hình 3.8 Xác định độ co ngót của PMM ........................................................ 35
Hình 3.9 Xác định độ bền kéo của PMM........................................................ 35
Hình 3.10 Xác định cường độ bám dính của PMM trên nền đã đóng rắn ...... 36

Hình 4.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc và tỷ lệ N/X đến độ lưu động của PMM
......................................................................................................................... 38
Hình 4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến độ lưu động của PMM .................. 40
v

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học


GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Hình 4.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc và tỷ lệ N/X đến độ bẹt của PMM ....... 41
Hình 4.4 Độ bẹt của PMM ứng với tỷ lệ N/X = 0,50 và tỷ lệ PVAc .............. 42
Hình 4.5 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn 7 ngày của PMM
......................................................................................................................... 45
Hình 4.6 Ảnh hưởng của tỷ lệ N/X và tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn 7
ngày của PMM ................................................................................................ 46
Hình 4.7 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn 28 ngày của
PMM................................................................................................................ 47
Hình 4.8 Ảnh hưởng của tỷ lệ N/X và tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn 28
ngày của PMM ................................................................................................ 48
Hình 4.9 Mối quan hệ giữa tỷ lệ PVAc với tỷ lệ N/X của cường độ chịu uốn
28 ngày của PMM ........................................................................................... 48
Hình 4.10 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn của PMM,
N/X=0,55 ......................................................................................................... 49
Hình 4.11 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn của PMM,
N/X=0,50 ......................................................................................................... 50
Hình 4.12 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn của PMM,
N/X=0,45 ......................................................................................................... 51
Hình 4.13 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn của PMM,
N/X=0,40 ......................................................................................................... 51
Hình 4.14 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu uốn của PMM,
N/X=0,35 ......................................................................................................... 52
Hình 4.15a Cấu trúc của vữa với tỷ lệ N/X = 0,55 ở 7 ngày .......................... 55
Hình 4.15b Cấu trúc PMM với tỷ lệ N/X = 0,55 và tỷ lệ PVAc = 0,8% ở 7
ngày ................................................................................................................. 55
Hình 4.15c Cấu trúc PMM với tỷ lệ N/X = 0,55 và tỷ lệ PVAc = 1,0% ở 7

ngày ................................................................................................................. 55

vi

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Hình 4.16a Cấu trúc PMM với tỷ lệ N/X = 0,45 và tỷ lệ PVAc = 0,8% ở 28
ngày ................................................................................................................. 56
Hình 4.16b Cấu trúc PMM với tỷ lệ N/X = 0,45 và ở 28 ngày ...................... 56
Hình 4.17a Cấu trúc PMM với tỷ lệ N/X = 0,45 ở 60 ngày ........................... 56
Hình 4.17b Cấu trúc của vữa dưỡng hộ theo chu kỳ nhiệt ẩm ở 60 ngày, N/X
= 0,45 ............................................................................................................... 57
Hình 4.17c Cấu trúc PMM với tỷ lệ N/X = 0,45 và tỷ lệ PVAc = 0,8% ở 60
ngày ................................................................................................................. 57
Hình 4.17d Cấu trúc PMM với tỷ lệ N/X = 0,45 và tỷ lệ PVAc = 0,8%, dưỡng
hộ theo chu kỳ nhiệt ẩm ở 60 ngày ................................................................. 57
Hình 4.18 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén 7 ngày của
PMM................................................................................................................ 60
Hình 4.19 Ảnh hưởng của tỷ lệ N/X và tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén 7
ngày của PMM ................................................................................................ 61
Hình 4.20 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén 28 ngày của
PMM................................................................................................................ 62
Hình 4.21 Ảnh hưởng của tỷ lệ N/X và tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén 28
ngày của PMM ................................................................................................ 63

Hình 4.22 Mối quan hệ giữa tỷ lệ PVAc với tỷ lệ N/X của cường độ chịu uốn
28 ngày của PMM ........................................................................................... 63
Hình 4.23 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén của PMM, N/X
= 0,55 ............................................................................................................... 64
Hình 4.24 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén của PMM, N/X
= 0,50 ............................................................................................................... 65
Hình 4.25 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén của PMM, N/X
= 0,45 ............................................................................................................... 66
Hình 4.26 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén của PMM, N/X
= 0,40 ............................................................................................................... 66
vii

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Hình 4.27 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ chịu nén của PMM, N/X
= 0,35 ............................................................................................................... 67
Hình 4.28 Ảnh hưởng của tỷ lệ PAVc đến độ bền kéo của PMM ứng với tỷ lệ
N/X = 0,40 và 0,45 .......................................................................................... 69
Hình 4.29 Ảnh hưởng của tỷ lệ N/X và tỷ lệ PVAc đến độ bền kéo của PMM
......................................................................................................................... 70
Hình 4.30 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ bám dính của PMM đã
đóng rắn trên nền ứng với tỷ lệ N/X = 0,45 và 0,50 ....................................... 72
Hình 4.31 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến cường độ bám dính của PMM đã
đóng rắn trên nền ứng với tỷ lệ N/X = 0,45 và 0,50 ....................................... 72

Hình 4.32 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến độ co ngót của PMM, N/X = 0,45
......................................................................................................................... 75
Hình 4.33 Ảnh hưởng của tỷ lệ PVAc đến độ co ngót của PMM, N/X = 0,40
......................................................................................................................... 76

viii

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Luận văn cao học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG
LUẬN VĂN

PMM

: Polymer-Modified Mortar , vữa sử dụng phụ gia Polyvinyl acetate

SEM

: Scanning Electron Microscope

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


ASTM

: American Society of Testing and Materials

PVAc

: Polyvinyl acetate

N

: Nước

X

: Xi măng

C

: Cát

Rn

: Cường độ chịu nén

Ru

: Cường độ chịu uốn

Rbd


: Cường độ bám dính

Lk

: Độ bền kéo
: Độ co ngót
: Khối lượng riêng của xi măng
: Khối lượng thể tích của xi măng
: Khối lượng riêng của cát
: Khối lượng thể tích của cát
: Khối lượng riêng của PVAc

Sc

: Hàm lượng bụi bùn sét

ix

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Chương I: Tổng quan

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Chƣơng I: TỔNG QUAN
1.1

Khái niệm chung [1]

Vữa xây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo được hình thành do sự cứng hóa

của hỗn hợp bao gồm: chất kết dính (xi măng, vơi, đất sét, thạch cao…), nước, cốt
liệu nhỏ đặc và rỗng (cát, xỉ đập nhỏ…). Để nâng cao tính chất và cấu trúc của vữa
xây dựng người ta đưa vào các phụ gia hóa học và các thành phần khoáng nghiền
mịn. Tất cả các nguyên vật liệu được nhào trộn theo liều lượng nhất định, phù hợp
với từng yêu cầu sử dụng. Vữa xây dựng có thể coi như là một loại bê tông hạt nhỏ,
việc thay đổi thành phần hạt của pha rắn của vữa có thể chỉ bằng cách thay đổi tỷ lệ
chất kết dính và cát. Cũng giống như bê tông, vữa cũng yêu cầu có tính lưu động,
cường độ và tính bền nhất định.
Nhiệm vụ của vữa xây dựng là gắn kết các vật liệu xây như gạch, đá thành một
khối xây chỉnh thể và góp phần chịu lực, truyền lực từ lớp vật liệu xây trên xuống
lớp vật liệu xây dưới cũng như là lớp bảo vệ vật liệu xây. Do đó, khả năng chịu lực
của vữa thường kém hơn bê tông.
1.2

Giới thiệu về bê tông và vữa sử dụng phụ gia polymer [2]
Bê tông sử dụng phụ gia polymer được định nghĩa là hỗn hợp gồm: xi măng

Portland, cốt liệu trộn đồng thời với polymer hữu cơ được hòa tan hay khơng hịa
tan trong nước. Polymer hữu cơ là hợp chất phức tạp bao gồm sự kết hợp của hàng
nghìn các đơn phân tử (monomer) để tạo thành các hợp chất đa phân tử (polymer).
Phản ứng kết hợp các monomer được gọi là phản ứng trùng hợp polymer.
Chất hòa tan polymer thêm vào vữa hoặc bê tông được sử dụng nhiều năm như
là một loại phụ gia để cải thiện các tính chất sau cùng của sản phẩm và được phát
minh ở thập niên 1940 [3]. Tác dụng chủ yếu của phụ gia polymer bao gồm:


Nâng cao tính chịu kéo và khả năng chống nứt của bê tông, vữa. Một


số polymer có thể đồng thời nâng cao cường độ chịu nén của bê tông và vữa.

1

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Chương I: Tổng quan



GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Giảm tính dịn, nâng cao khả năng chống va đập, mài mịn và tính

biến dạng dẻo. Cải thiện đáng kể tính bám dính cho vữa và bê tơng.


Nâng cao độ đặc chắc và tính chống thấm nước đáng kể.

Các polymer latex thường được sử dụng trong vữa và bê tông như: acrylate,
styren - butadien, co - polymer, poly(vinylidene) clorua, epoxy, polyvinyl acetate và
poly(vinyl) ester.
Latex đàn hồi
Latex nhiệt dẻo

Polymer và
Monomer dùng làm
phụ gia cho vữa và

bê tông

Nhựa latex

Latex nhiệt cứng

Bột Polymer
phân tán

Latex bitum

Polymer tan
trong nước

Latex hỗn hơp

Nhựa lỏng
Monomer

Hình 1.1 Polymer và Monomer dùng làm phụ gia cho vữa và bê tông [4]
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu, nghiên cứu và rút ra được kết
luận về những ưu điểm của polymer khi làm phụ gia cho vữa và bê tơng như sau:


Cải tạo kết cấu lỗ rỗng.



Tính kết dính.




Cường độ.



Độ bền chống sự xâm nhập của ion clorid.



Độ bền sulphat.

2

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Chương I: Tổng quan

1.3

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Tổng quan về tình hình nghiên cứu bê tơng và vữa có sử dụng phụ gia

polymer trên thế giới
Với nhu cầu ngày càng tăng trong việc tạo ra những loại bê tông và vữa đặc
biệt, đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao, các nhà nghiên cứu đã tích cực tìm
ra những vật liệu mới đưa vào bê tơng và vữa để cải thiện và tăng cường những tính

năng cho bê tông và vữa.
Thời xưa những người Babylon, Ai Cập, Ấn Độ đã biết dùng những loại
polymer tự nhiên như nhựa đường để thêm vào vữa vôi và đất sét. Người Châu Âu
thời trung cổ đã biết dùng máu bị và trứng để làm tăng tính dai, bền của vữa vôi.
Cuối thế kỷ 15 với sự phát triển của nhựa butadiene styrene, polychloroprene và
acrylic, đã có những nghiên cứu dùng những vật liệu này như phụ gia cho bê tơng
và vữa, dùng để sửa chữa cơng trình. Sợi polymer đã được sử dụng để xây cầu và
phủ lên bề mặt garage ở Mỹ và Canada từ thế kỷ 17 [3].
Việc sử dụng xi măng kết hợp với keo đã được đã được khởi đầu từ đầu thế kỷ
20. Vào năm 1923, nhà nghiên cứu Cresson [5] người Anh đã nhận bằng phát minh
về những vật liệu lát sử dụng keo cao su thiên nhiên kết hợp với xi măng như là một
chất làm đầy. Một năm sau đó Lefebure [6] đã áp dụng những phương pháp mới về
nhựa polymer để sản xuất vữa và bê tơng có sử dụng nhựa cao su thiên nhiên.
Cũng trong năm 1932, lần đầu tiên nhựa cao su tổng hợp đã được sử dụng để
thay thế nhựa cao su thiên nhiên. Những loại nhựa tổng hợp như poly chloroprene,
polyacrylic ester, polyvinyl acetate đã được sử dụng cho vữa và bê tông từ những
năm 1940. Chúng được dùng để xây cầu, làm vật liệu lợp, vật liệu chống ăn mịn,
vật liệu bám dính, vỏ bọc boong tàu [3].
Ở Nga việc nghiên cứu và áp dụng bê tông và vữa polymer được tổ chức rộng
rãi và phát triển mạnh, mạnh nhất là vào giai đoạn cuối thập kỷ 60. Nga là một
trong những nước đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng. Phần lớn đối với
các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, việc ứng dụng bê tông và vữa
polymer cũng bắt đầu được chú ý tại các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn. Người
ta đã nghiên cứu các tính chất cơ lý, vật lý và tính chất hóa học của bê tông và vữa

3

HVTH: Phạm Ngọc Lân



Chương I: Tổng quan

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

polymer có thành phần khác nhau và xác định phù hợp với các lĩnh vực ứng dụng
tương ứng.
Ở viện nghiên cứu kỹ thuật quốc gia Phần Lan, người ta nghiên cứu bê tông
polymer trên cơ sở 2 dạng của keo fufurol axeton được chiết suất từ hạt hướng
dương. Các chỉ số về tính cơ lý và độ bền hóa học của bê tông polymer với hàm
lượng keo từ 14 17% là tương đối cao, độ bền của bê tông polymer khi sử dụng
keo polieste và keo epoxy tương ứng là Rn = 80 100 MPa và cường độ chịu uốn là
Ru = 25 37,5 Mpa, trong mọi trường hợp hàm lượng keo chiếm 15% [3].
Ở Đức bê tông polymer sử dụng keo acrilat đã được sản xuất với khối lượng
lớn trong một số các nhà máy công nghiệp vật liệu xây dựng để chế tạo các vật liệu
có độ bền hóa học cao, có thể chống lại các tác dụng ăn mòn của axit, kiềm, muối
hoặc các chất ăn mòn khác. Các sản phẩm bể chứa axit, bể chứa nước chống thấm,
các bức tường… cũng được làm từ bê tông polymer. Cường độ của bê tông polymer
khi sử dụng keo acrylat là Rn = 120 140 MPa, cường độ chịu uốn Ru = 30 35 MPa
[3].
Ngoài ra, việc nghiên cứu bê tông và vữa polymer trên cơ sở dạng keo cũng
được tiến hành ở Mỹ, Anh, Ý, Nhật Bản và nhiều nước khác.
Việc nghiên cứu ứng dụng bê tông polymer với keo epoxy được các nhà khoa
học Nga thực hiện vào thập kỷ 70 có vai trị quan trọng, nhằm mục đích sửa chữa
các vết hư hỏng mặt đường bê tông cốt thép trên đường ô tô và các bản vỡ mặt cầu
bằng bê tông cốt thép. Vật liệu nghiên cứu này có ưu điểm là dính bám rất tốt với bề
mặt bê tông cũ, thời gian đông cứng nhanh và chịu lực, khả năng chống mài mòn
cao hơn bê tơng thơng thường rất nhiều. Nhược điểm là địi hỏi phải tỉ mỉ và chuẩn
xác [3].
Ohama [4] đã nghiên cứu nguyên lý và những tính chất tiêu biểu của bê tông

và vữa sử dụng nhựa cải biến. Những nghiên cứu của Ohama cho thấy bê tông và
vữa sử dụng nhựa cải biến có sự phát triển tốt về cường độ, độ bám dính, cấu trúc
đặc chắc, độ bền nước tốt và độ bền cao trong những mơi trường ăn mịn.
Mandel và Said [7] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của polymer acrylic
khi đưa vào vữa và nhận thấy rằng những tính chất hóa học, tính chất cơ lý của vữa
4

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Chương I: Tổng quan

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

và tính bám dính giữa vữa và sợi thép được cải thiện đáng kể khi thêm vào polymer
acrylic.
Kim [8] đã nghiên cứu so sánh những tính chất của bê tơng và vữa sử dụng
phụ gia polyvinyl (với hàm lượng 2% so với khối lương của xi măng) so với bê
tông và vữa không dùng polyvinyl. Bằng phương pháp sử dụng kính hiển vi phân
cực và kính hiển vi điện tử quét để khảo sát sự chuyển hóa bề mặt phân giới và bề
mặt vết nứt, Kim nhận thấy vữa dùng polyvinyl có sự tỏa nhiệt và chống thấm tốt
hơn vữa khơng dùng polyvinyl.
Qua những phân tích trên cho thấy bê tông và vữa sử dụng phụ gia polymer
đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn là vật
liệu mới ở Việt Nam.
1.4

Các nghiên cứu về vữa polymer tại Việt Nam
ThS. Hoàng Sơn Đỉnh [9] đã nghiên cứu những nguyên nhân gây hư hỏng


của cơng trình cảng, đề xuất việc sử dụng vật liệu polymer trong sửa chữa kết cấu
bê tông cốt thép với thành phần vật liệu là epoxy và loại Polyetylen Polyamin có
hoạt tính hố học phù hợp với điều kiện thi cơng sửa chữa thực tế của nước ta là khí
hậu nhiệt đới, sửa chữa đơn chiếc và thủ công, khối lượng nhỏ nhằm phục hồi khả
năng chịu lực, nâng cao tuổi thọ của cơng trình.
Kết quả cho thấy khi nhiệt độ hiện trường vượt quá 350C, không nên tiến hành
thi cơng sửa chữa cơng trình có sử dụng vữa polymer đơn tính. Trong trường hợp
cần thiết thì phải phối hợp với phụ gia dẻo với tỷ lệ thích hợp để kéo dài thời gian
đông cứng của vữa polyme. Khi sửa chữa các phần sâu bên trong của các bộ phận
kết cấu BTCT hoặc trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao có thể tăng tỷ lệ phụ
gia dẻo từ 15 20%. Vữa polymer đơn tính thường được sử dụng có hiệu quả để sửa
chữa các vết nứt, bảo vệ và gia cường khả năng chịu lực của kết cấu BTCT. Khơng
sử dụng vữa polymer đơn tính trong các trường hợp phải chịu tác động trực tiếp của
ánh nắng mặt trời, dẫn đến sự lão hố, dịn và nguy cơ nứt vỡ.

5

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Chương I: Tổng quan

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Đề tài Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo vữa khô trộn sẵn dùng trong các cơng
trình xây dựng của sinh viên chuyên ngành Vật liệu xây dựng trường Đại học Bách
khoa Thành phố Hồ Chí Minh [10] đã kết luận:
- Độ dẻo của hỗn hợp vữa xi măng có sử dụng hỗn hợp bột polymer tăng bám

dính PVAc và tăng tính dẻo MC thì được cải thiện so với vữa thông thường,
nhưng khi hàm lượng PVAc nhiều (PVAc = 0,8% và MC = 0,4%) thì độ bám
dính tăng cộng với tính dẻo được cải thiện bởi MC nên độ lưu động giảm so
với hàm lượng phụ gia được sử dụng ít hơn.
- Cường độ chịu uốn của vữa tăng khi hàm lượng phụ gia tăng và có giá trị cao
trong khoảng PVAc = 0,6 0,8% và MC = 0,2 0,3%, có thể tăng hơn 30%
so với vữa thơng thường khơng có phụ gia. Đồng thời độ bền chịu va đập của
vữa polymer cao hơn nhiều so với vữa xi măng thơng thường.
- Vữa xi măng khi có phụ gia polymer thì cường độ chịu nén khơng bị ảnh
hưởng nhiều, nhưng với tỷ lệ tối ưu thì cường độ chịu nén có thể tăng hơn
30% so với vữa thơng thường, mác vữa xi măng polymer này là 250 KG/cm2.
1.5

Biện luận đề tài, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1

Biện luận đề tài

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu phát triển xây dựng ngày càng cao, đối với các
cơng trình xây dựng khi hoàn thiện cần một lớp vữa bao phủ bề mặt với các ưu
điểm như: chống thấm cao, có khả năng giữ nước, chống co ngót, giảm các vết nứt
nẻ trong mọi điều kiện mơi trường, có tính bám dính cao, tăng cường liên kết,
cường độ chịu uốn, chịu nén và cường độ chịu kéo cao, có tính cơng tác tốt, làm bề
mặt thi công phẳng và đẹp hơn.
Chất lượng của lớp vữa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cơng trình, nếu lớp
vữa bên ngồi khơng bám dính tốt, khả năng chống thấm nước kém sẽ xuất hiện các
vết nứt chân chim và bị co ngót, độ bền mau giảm, đặc biệt trong điều kiện môi
trường ẩm ướt ở nước ta. Khi lớp vữa bao phủ bị hư hại, hiện tượng thấm xâm nhập
vào trong bê tông sẽ gây ra hiện tượng carbonate hóa và ăn mịn bê tơng làm cho


6

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Chương I: Tổng quan

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

vữa sẽ bị hoen ố vàng và bong tróc ra ngồi, dẫn đến khối bê tơng bên trong dễ bị
ăn mịn và từ đó làm giảm tuổi thọ cơng trình.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình
với hai mùa: mùa khơ và mùa mưa. Quanh năm, nhiệt độ và độ ẩm rất cao, đặc biệt
là vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9. Cũng như lượng mưa, độ ẩm khơng khí ở
thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa khơ, 74,5%. Trung
bình, độ ẩm khơng khí đạt bình quân/năm 79,5% thể hiện tại bảng 1.1.
Bảng 1.1 Khí hậu bình qn của Thành phố Hồ Chí Minh [11]
Khí hậu bình qn của Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Trung bình
cao °C (°F)

32 33 34 34 33 32
31
32
31
31 30 31
(90) (91) (93) (93) (91) (90) (88) (90) (88) (88) (86) (88)

Trung bình
thấp °C (°F)

21 22 23 24 25 24
25

24
23
23 22 22
(70) (72) (73) (75) (77) (75) (77) (75) (73) (73) (72) (72)

Lượng mưa
mm (inch)

14
4 12 42 220 331 313 267 334 268 115 56
(0,6) (0,2) (0,5) (1,7) (8,7) (13) (12,3) (10,5) (13,1) (10,6) (4,5) (2,2)

Nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến các loại vữa sử dụng phụ gia
polymer thường được dùng làm lớp chống thấm trên mái của các tòa nhà. Chất
lượng của các loại vữa này thường bị giảm theo thời gian sử dụng do tác dụng của
mơi trường nóng ẩm.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: Nghiên cứu độ bền của vữa sử dụng phụ gia
polyvinyl acetate trong môi trƣờng nhiệt ẩm.
1.5.2
-

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tỉ lệ thành phần nguyên vật liệu thích hợp của vữa sử dụng
phụ gia polymer để tạo hỗn hợp vữa polymer tối ưu.

7

HVTH: Phạm Ngọc Lân



Chương I: Tổng quan

-

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Nghiên cứu ảnh hưởng của polymer đến các tính chất của vữa (độ lưu
động, độ co ngót, độ bền).

-

Nghiên cứu độ bền cơ học của vữa (các tính chất cơ học chủ yếu) sử
dụng phụ gia polymer trong môi trường nhiệt ẩm so với môi trường
thường.

1.5.3

Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết:
-

Nghiên cứu tình hình bê tơng và vữa có sử dụng phụ gia polymer trong
nước và trên thế giới.

-

Tìm hiểu cơ chế của phụ gia polymer trong nền vữa xi măng.


-

Tìm hiểu cơ chế, ảnh hưởng của tác động mơi trường đến đến độ bền
của vữa (các tính chất cơ học chủ yếu) sử dụng phụ gia polymer trong
điều kiện tiêu chuẩn và trong mơi trường nhiệt ẩm.

-

Tìm hiểu cấu trúc của vữa sử dụng phụ gia PVAc bằng phương pháp
kính hiển vi điện tử quét SEM.

Nghiên cứu thực nghiệm:
-

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành song song với
nghiên cứu lý thuyết.

-

Dùng các thí nghiệm để kiểm tra lại độ bền cơ học của vữa (các tính
chất cơ học chủ yếu) sử dụng phụ gia polymer trong môi trường nhiệt
ẩm, các ảnh hưởng của polymer đến vữa. So sánh độ bền của vữa sử
dụng phụ gia polymer trong môi trường thường và trong chu kỳ dưỡng
hộ nhiệt ẩm.

8

HVTH: Phạm Ngọc Lân



Chương II: Cơ sở khoa học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

Chƣơng II: CƠ SỞ KHOA HỌC
Quá trình rắn chắc của xi măng và sự hình thành cấu trúc đá xi măng

2.1

2.1.1

[12]
xi măng P

măng.
Khi gặp nước các thành phần khoáng vật của xi măng sẽ tác dụng với nước
sinh ra những thành phần mới. Tất cả các quá trình tác dụng tương hỗ của từng
khoáng với nước để tạo ra những sản phẩm mới xảy ra đồng thời, xen kẽ và ảnh
hưởng lẫn nhau. Các sản phẩm mới cũng có thể tác dụng tương hỗ với nhau và với
các khống của clinker để hình thành những liên kết mới. Do đó hồ xi măng là một
hệ rất phức tạp cả về cấu trúc và thành phần cũng như sự biến đổi.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu các chất kết
dính vơ cơ nhưng cho đến nay vẫn chưa có một lý thuyết nào được thừa nhận rộng
rãi về sự rắn chắc của xi măng Portland. Theo A.A Baicốp [12]
: hịa tan, hóa keo và kết tinh.
măng
.

u trong khi


).

y,
.

, khi

.
9

HVTH: Phạm Ngọc Lân


Chương II: Cơ sở khoa học

GVHD: TS. Nguyễn Ninh Thụy
TS. Huỳnh Đại Phú

.
Nếu duy trì trong hệ một lượng nước đầy đủ và bảo đảm độ ẩm mơi trường thì
q trình thủy hóa và rắn chắc của xi măng Portland sẽ tiến triển trong một thời gian
dài, nhưng tốc độ thủy hóa sẽ yếu dần.
2.1.2

:
2.1.2.1

50÷200Ao)


sự
lượng

,

măng
tinh,

.

.
2.1.2.2
lớn hơn khoảng 3 đến 4

vữa và bê tông.
nhau
.

10

HVTH: Phạm Ngọc Lân


×