Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Phân tích mục tiêu và thực trạng chính sách tỷ giá của việt nam trong 3 năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.63 KB, 17 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
-----***------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Đề tài: Anh (Chị) hãy nêu khái niệm tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ
giá hối đối thực tế. Phân tích mục tiêu và thực trạng chính sách tỷ giá
của Việt Nam trong 3 năm gần đây. Chính sách tỷ giá cần có sự thích
ứng như thế nào trước bối cảnh đại dịch bệnh Covid – 19 vẫn còn diễn
biến phức tạp nhằm hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Họ và tên học viên:
Mã số học viên:
Lớp:
Giảng viên giảng dạy:

Hà Nội-2021


2

MỤC LỤC


3

1.
I. LỜI MỞ ĐẦU
2.


Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao giá trị tiền tệ giữa các nước lại

khác nhau nhiều đến như vậy chưa? Câu trả lời có liên quan khá mật thiết đến
khái niệm tỷ giá hối đoái – một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực tiền tệ. Vậy
cịn vai trị của tỷ giá hối đối đối với mỗi quốc gia thì như thế nào? Các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ra sao? Với tình trạng đại dịch bệnh Covid 19
đang hồnh hành và diễn biến phức tạp hiện nay thì Nhà nước chúng ta đang đối
mặt với thực trạng tỷ giá hối đoái gì, những chính sách tỷ giá trước đây cịn phù
hợp hay không và phải thay đổi như thế nào để thúc đẩy xuất khẩu và tăng
trưởng kinh tế ở nước ta. Đó là những lý do mà tơi lựa chọn đề tài này để trình
bày, chia sẻ những hiểu biết, quan điểm của mình.
II. NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Cơ sở lý thuyết
1.1.
3.

Tỷ giá hối đối danh nghĩa là gì?
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày

trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền
được biểu thị thơng qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức
mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
4.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (Bilateral Exchange Rate)

là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến
chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
5.


Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Effective Exchange

rate) NEER khơng phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra
một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá
danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương
ứng.
1.2.
6.

Tỷ giá hối đối thực tế là gì?

Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương

quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm


4

không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh
thương mại quốc tế.
7.

Tỷ giá thực song phương (Bilateral Real Exchange Rate - BRER) là

tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai
nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì
thế có thể xem tỷ giá thực song phương là thước đo sức cạnh tranh trong mậu
dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
8.


Tỷ giá thực đa phương (Multilateral Real Exchange Rate - MRER)

của một nước phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa đa phương (nghĩa là phụ thuộc
vào tỷ trọng của các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ quốc gia, tỷ giá danh nghĩa
song phương của các đồng tiền ngoại tệ trong rổ) và chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có đồng tiền trong rổ
ngoại tệ nước đó.
2. Phân tích mục tiêu và thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam trong

3 năm gần đây
2.1.

Năm 2018

9. Diễn
10.

biến tỷ giá trong năm 2018
Nhìn lại diến biến tỷ giá năm 2018 có thể thấy đây là năm tỷ giá

biến động nhiều. Trong năm, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng
1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với
đầu năm. Trong 7 năm qua, chỉ có năm 2015 chứng kiến tỷ giá biến động mạnh
hơn với mức tăng 5,1%.

11.

Nguồn: Ban Kinh doanh vốn và Tiền tệ BIDV.



5
12.

Trong 5 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình

lặng, thậm chí NHNN cịn mua vào được USD do thị trường dư nguồn cung.
Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh (-4% chỉ trong vòng
3 tuần) và Fed nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá
USD/VND đã rõ nét hơn. Sau đó, tỷ giá USD/VND tiếp tục chịu áp lực lớn và
chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá USD/CNY
cũng bắt đầu tạo đỉnh ngắn hạn.Từ giữa tháng 8 đến hết năm, tỷ giá USD/VND
cơ bản ổn định (xem Biểu đồ 2).
13.

Xét chung cả năm, việc VND giảm 2,7% so với USD cho thấy

VND ổn định hơn nhiều so với các đồng tiền trong khu vực. Những chuyển biến
tích cực trong bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đã phần nào triệt tiêu bớt ảnh
hưởng tiêu cực từ thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành tỷ
giá của NHNN cũng như niềm tin cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Cụ
thể, GDP năm 2018 tăng 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt mục
tiêu 6,7% mà Chính phủ đề ra. Lạm phát CPI bình qn được kiểm sốt với mức
tăng 3,8%.
14.

Ngoài ra, cán cân thương mại ghi nhận con số thặng dư ở mức kỷ

lục (khoảng 7 tỷ USD). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam tiếp tục duy trì ở mức cao bất chấp những biến động trên thị trường thế
giới. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, vốn FDI đăng ký và bổ sung cả năm ước đạt

35,5 tỷ USD (tương đương mức của năm 2017), giải ngân FDI đạt trên 19 tỷ
USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
15.

Hoạt động M&A, thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

dù khơng đạt sôi động như kỳ vọng, song cũng ghi nhận dòng vốn khoảng 2-3 tỷ
USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, dù chỉ số thị trường chứng khoán
(TTCK) giảm và nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi (khoảng 30 tỷ
USD), nhưng dòng vốn ngoại vẫn mua ròng trên TTCK Việt Nam khoảng 1,5-2
tỷ USD. Cùng với đó, kiều hối năm 2018 ước đạt khoảng 16 tỷ USD (tăng 16%
so với năm 2017), trong khi nhu cầu vay ngoại tệ giảm (do chênh lệch lãi suất
vay VND-USD vẫn khá lớn, trong khi tỷ giá trong tầm kiểm soát), cho thấy


6

quan hệ cung – cầu ngoại tệ khá ổn, tạo dư địa điều hành chính sách tỷ giá của
NHNN.
16.

Chính sách điều hành tỷ giá của NHNN

17.

Mặc dù tỷ giá năm 2018 có mức tăng khá cao so với các năm trước

nhưng xét về tổng thế, có thể nói năm 2018 vẫn là một năm thành công trong
công tác điều hành tỷ giá của NHNN. NHNN đã điều tiết tỷ giá tương đối nhịp
nhàng thơng qua 2 phương thức chính là cơ chế tỷ giá trung tâm và mua bán

ngoại tệ linh hoạt. Nhìn chung, các chính sách điều tiết tỷ giá của NHNN đã thể
hiện rõ tính chủ động, linh hoạt trước những biến động của thị trường ngoại hối
trong nước và quốc tế, với một số chính sách điều hành nổi bật trong năm.
18.

Ngay đầu năm, NHNN đã triển khai cơ chế mua ngoại tệ kỳ hạn 3

tháng ở mức tỷ giá kỳ hạn cao hơn 75 điểm so với tỷ giá giao ngay. Động thái
này nhằm 2 mục đích chính: (i) tiếp tục hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của
các NHTM; và (ii) khuyến khích NHTM bán ngoại tệ kỳ hạn nhằm giảm bớt áp
lực dư thừa thanh khoản trên thị trường tiền tệ, thông qua tạo mức chênh lệch lãi
suất VND-USD đủ hấp dẫn. Kết quả mang lại khá tích cực khi NHNN đã mua
được khoảng 10 tỷ USD từ các NHTM trong 6 tháng đầu năm.
19.

Đến giữa năm, khi tỷ giá trong nước chịu áp lực rất lớn từ diễn biến

của thị trường quốc tế (chiến tranh thương mại leo thang, Fed tăng tốc độ thắt
chặt tiền tệ, vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi), NHNN đã lần lượt thực hiện
hai điều chỉnh về yết giá bán ngoại tệ. Lần thứ nhất, yết giá bán ở mức 23.050
trong bối cảnh thanh khoản thị trường căng thẳng, chênh lệch lãi suất VNDUSD ở mức âm. Sau khi tỷ giá liên tục duy trì ở mức cao thậm chí vượt tỷ giá
bán ra 23.050, NHNN đã thay đổi giá bán ngoại tệ linh hoạt theo công thức là tỷ
giá bán ra = tỷ giá trần – 50 điểm. Nhìn chung, cả hai lần điều chỉnh này đều có
tác động tích cựcđến thị trường: (i) đưa tỷ giá về một mặt bằng mới phù hợp hơn
với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế; (ii) giải tỏa tâm lý của thị
trường sau những áp lực dồn nén liên tục trước đó. Ngồi ra, NHNN cũng thể
hiện rõ quan điểm chuyển dịch theo hướng “linh hoạt hơn”, để thị trường tự điều
tiết phù hợp với diễn biến của thị trường.



7

Cuối tháng 11, NHNN tiếp tục linh hoạt trong việc điều hành chính

20.

sách khi triển khai cơ chế mới, bán kỳ hạn có thể hủy ngang, kỳ hạn 31/1/2019 ở
mức tỷ giá 23.462, áp dụng trong hai ngày 23 và 26/11. Động thái này giúp tâm
lý thị trường ổn định hơn thông qua việc tăng nguồn cung ngoại hối tiềm năng
cho các NHTM mà không gây áp lực lên thanh khoản VND, đồng thời bảo vệ dự
trữ ngoại hối và định hình mặt bằng tỷ giá mới cho các NHTM trong thời điểm
cuối năm và trước Tết Nguyên đán 2019. Với các biện pháp thay đổi giá bán
ngoại tệ một cách linh hoạt, trong 6 tháng cuối năm, NHNN đã bơm ra thị
trường tổng cộng gần 7 tỷ USD, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá.
2.2.

Năm 2019

21.

Ổn định thị trường lãi suất, tỷ giá

22.

Trên thị trường ngoại tệ, dù có nhiều áp lực từ thị trường quốc tế

nhưng tỷ giá trong nước vẫn tương đối ổn định, đặc biệt khi so với mức độ mất
giá của các đồng tiền mới nổi và đang phát triển, thanh khoản thị trường vẫn bảo
đảm, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, các nhu cầu mua ngoại tệ hợp
pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và NHNN mua ròng ngoại tệ, bổ sung dự

trữ ngoại hối Nhà nước (DTNHNN).
23.

Về điều hành tín dụng, NHNN đã có nhiều chỉ đạo, giải pháp để

tháo gỡ khó khăn cho SXKD, tăng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế như
chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm; mở rộng tín dụng đi
đơi với an tồn, hiệu quả, tập trung vốn vào các lĩnh vực SXKD, lĩnh vực ưu
tiên; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro; kiên định
các giải pháp chính sách để giảm dần tín dụng ngoại tệ phù hợp với chủ trương
chống đơ-la hóa của Chính phủ.
24.

Điều hành CSTT cũng đã bảo đảm ổn định thanh khoản thị trường

tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất liên ngân hàng, tạo điều kiện để phát hành trái
phiếu Chính phủ với kỳ hạn dài và lãi suất thấp hơn.
25.
26.

Tận dụng cơ hội để vượt qua thách thức

Năm 2019, kinh tế thế giới dự kiến diễn biến khó lường, với những thuận
lợi và khó khăn đan xen. Với tốc độ tăng trưởng cao năm 2018, Quốc hội


8

và Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 ở mức khoảng
6,6-6,8% và đây vẫn là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu

vực. Về kiểm sốt lạm phát, có nhiều yếu tố thuận lợi để kiểm soát lạm
phát năm 2019 theo mục tiêu đặt ra.
27.

Trong bối cảnh đặt ra như vậy, định hướng điều hành chung của

NHNN năm 2019 là tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng;
phối hợp hài hịa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mơ khác, duy trì
ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn hỗ trợ cho
sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng. Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt,
phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ và yêu cầu quản lý; ổn
định thị trường ngoại tệ; tăng trưởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín
dụng; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát
việc cho vay bằng ngoại tệ; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước khi có điều kiện
thuận lợi.
28.

Về điều hành lãi suất, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và

thị trường tiền tệ, NHNN tiếp tục thực hiện linh hoạt các giải pháp về lãi suất,
kết hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác, nhằm ổn định thị trường tiền tệ,
kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ.
29.

Trong điều hành tỷ giá, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt,

phù hợp với tình hình thị trường tài chính, các cân đối vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu
chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ
các công cụ chính sách tiền tệ khác để ổn định thị trường ngoại tệ.
30.


Đối với tín dụng, NHNN điều hành các giải pháp tín dụng nhằm

kiểm sốt quy mơ tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đồng thời nâng cao
chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của
nền kinh tế. Tiếp tục tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ TCTD tăng
trưởng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu
tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Kiên định kiểm
soát cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình phù hợp.
31.

Tỷ giá ổn định trong năm 2019


9
32.

Kết thúc năm 2019, NHNN đã tăng tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt

Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) thêm 330 đồng, lên mức 23,155 đồng/USD,
tương đương tăng 1.4% so với hồi đầu năm 2019.
33.

Tỷ giá trung tâm USD/VND năm 2019

34.

35. Nguồn: VietstockFinance

36.

37.

Việt Nam đã có một năm 2019 tương đối thành cơng về mặt kinh tế,

khi duy trì được tăng trưởng bền vững trong bối cảnh suy giảm thương mại tồn
cầu và các rủi ro vĩ mơ nảy sinh và gia tăng trong suốt năm.
38.

Về điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã

chủ động sử dụng một loạt các công cụ thị trường tiền tệ như hạ lãi suất điều
hành, hạ lãi suất thông qua kênh tín phiếu/thị trường mở, hạ tỷ giá mua vào song
song với việc điều chỉnh tăng dần tỷ giá trung tâm phù hợp với diễn biến thị
trường.
39.

Tiền Đồng tiếp tục nằm trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu
vực bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế trong và
ngoài nước.

40.

Cặp tỷ giá USD/VND gần như duy trì đà ổn định xuyên suốt trong hầu hết
các tháng của 2019, thậm chí VND tăng giá so với đồng bạc xanh khi
NHNN chủ động hạ giá mua vào ngày cuối tháng 11. Cụ thể, tỷ giá
USD/VND trên thị trường liên ngân hàng trong năm chỉ dao động trong
biên độ tương đối hẹp và dao động quanh tỷ giá mua vào của NHNN ở


10


mức 23.200, sau đó là 23.175 khi NHNN hạ giá mua USD. Từ đó NHNN
cũng mua được lượng lớn ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao
kỷ lục từ trước tới nay. Đáng lưu ý, trong bối cảnh thị trường toàn cầu
chứng kiến nhiều biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ Trung có nhiều diễn biến khó lường khiến đồng Nhân dân tệ (CNY) của
Trung Quốc mất giá xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, tiền Đồng
vẫn giữ được xu hướng ổn định. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi Trung
Quốc là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh
đó, áp lực về lạm phát được kiểm sốt với mức trung bình 2,6% tính tới
thời điểm tháng 11, hạ từ mức 3,5% năm 2018 và thấp hơn nhiều so với
mục tiêu “dưới 4%” mà Chính phủ đã đề ra từ đầu năm.
2.3.

Năm 2020

41.

Năm 2020, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng thương

mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng, cộng hưởng với đại dịch COVID-19 tác
động tiêu cực đến nền kinh tế tồn cầu. Q trình “bình thường hóa” chính sách
tiền tệ (CSTT) của các quốc gia nhanh chóng đảo chiều sang nới lỏng, các
chương trình kích thích tài khóa quy mơ lớn chưa từng có khơng cứu vãn được
kinh tế tồn cầu chìm sâu vào suy thối hơn cả Đại suy thoái 1930 với mức tăng
trưởng kinh tế thế giới giảm sâu - 4,4% theo dự báo tháng 10.2020 của Quỹ tiền
tệ quốc tế.
42.

Dịch Covid-19 đã khiến tỷ giá USD/VND biến động mạnh trong 2


tuần cuối của tháng 3/2020. Tuy nhiên, tỷ giá đã quay trở lại trạng thái ổn định
với xu hướng giảm trong quý II và quý III. Theo báo cáo kinh tế vĩ mô của Viện
Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) thuộc Đại học Kinh tế (Đại học
Quốc gia Hà Nội), trong suốt quý III/2020, tỷ giá trung tâm và tỷ giá tại các
ngân hàng thương mại đều ổn định, kết thúc quý lần lượt ở mức 23.215
VND/USD và 23.270 VND/USD. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
cũng cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù một số giai đoạn chịu tác động
tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động trên thị trường quốc tế nhưng về cơ
bản, tỷ giá và thị trường ngoại tệ giữ được sự ổn định, tâm lý thị trường không


11

xáo trộn, nhất là cân đối cung cầu vẫn khá thuận lợi, thanh khoản thông suốt.
NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, cân đối
kinh tế vĩ mô, tiền tệ.
43.

Diễn biến tỷ giá USD/VND 6 tháng đầu năm 2020

44.
45.

Dấu ấn điều hành CSTT năm 2020

46.

Những kết quả nổi bật trên đây có sự đóng góp lặng lẽ, nói ít làm

nhiều của ngành Ngân hàng. Các giải pháp tiền tệ, tín dụng hỗ trợ ứng phó với

các cú sốc nêu trên đã được NHNN chủ động triển khai quyết liệt, kịp thời, góp
phần quan trọng kiểm soát lạm phát, củng cố nền tảng vĩ mơ, duy trì mơi trường
kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ đà phục hồi tăng trưởng. NHNN điều hành đồng
bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm sốt lạm phát và hỗ
trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc. Nghiệp vụ thị trường mở
(mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm
phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo
thanh khoản hệ thống. Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ
bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình
được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu
quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm sốt tiền tệ, khơng tạo ra áp lực gia tăng lạm
phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường. Nhờ đó, dù Dự trữ ngoại hối
Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm sốt chặt chẽ, bình qn 11
tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội; lạm phát cơ bản
bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành CSTT linh hoạt, đóng góp
tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung trong khi vẫn có dư
địa hỗ trợ nền kinh tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc duy trì


12

niềm tin của cộng đồng đầu tư đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, thu hút
FDI. Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành,
sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí
thấp từ NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6
tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực
ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân. Đồng thời,
chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay
hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi
suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp,

người dân vượt qua khó khăn. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một
trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%;
Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung
Quốc: -0,3%). Bên cạnh đó, NHNN thể hiện điều hành tín dụng linh hoạt, an
toàn, hiệu quả, tập trung vào SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính
phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp, người
dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh
vực tiềm ẩn rủi ro... từ đó kiểm sốt tiền tệ và lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng bền
vững. Các chương trình, chính sách tín dụng khuyến khích phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay giảm tổn thất trong nông
nghiệp, cho vay hỗ trợ nhà ở... đạt kết quả khả quan, góp phần phục hồi tăng
trưởng bền vững và an sinh xã hội.
47.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ

khách hàng, chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, cho vay hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã
được NHNN chỉ đạo triển khai kịp thời. Nhờ đó, mặc dù cầu tín dụng suy giảm
nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, nhưng từ tháng 9.2020 tín dụng
tăng trở lại, đến ngày 10.12.2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 9,02% so với cuối
năm 2019.
48.

NHNN cũng điều hành, công bố tỉ giá trung tâm biến động linh hoạt hằng
ngày, phù hợp với thị trường trong và ngồi nước, cân đối kinh tế vĩ mơ,


13


tiền tệ và mục tiêu CSTT; góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ
ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế. Đồng thời, kết hợp với
các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, điều
chỉnh tỉ giá mua/bán và sẵn sàng mua/bán ngoại tệ với TCTD để bình ổn
thị trường và kinh tế vĩ mơ.
Những kết quả tích cực trên đây về giữ vững ổn định vĩ mô, thị trường tài

49.

chính tiền tệ, tạo lập mơi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn...
đã cho thấy các giải pháp ngành Ngân hàng là đúng hướng, tác dụng thiết thực
đối với doanh nghiệp và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”
và thành tựu của đất nước. Mặc dù vậy, thị trường thế giới diễn biến bất thường,
đặc biệt đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và hệ thống ngân
hàng trong nước, nên tín dụng tăng thấp hơn dự kiến; tăng trưởng kinh tế đạt
thấp (mặc dù là số ít quốc gia có tăng trưởng dương); lạm phát vẫn chịu áp lực
khó lường từ giá cả thế giới, thiên tai, dịch bệnh, áp lực nợ xấu hệ thống ngân
hàng gia tăng từ tác động của đại dịch... là những thách thức to lớn trong thời
gian tới.
3. Chính sách tỷ giá thích ứng như thế nào trong bối cảnh đại dịch bệnh

Covid 19 hiện nay?
50.

Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2021


14
51.


52. Nguồn: SBV
53.

Với những thành tích đạt được trong năm 2020 và bộn bề công việc đặt ra

cho năm 2021, công tác điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng địi hỏi phải
bám sát diễn biến trong, ngồi nước để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực
hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021 của Quốc hội, Chính phủ. Theo đó,
điều hành CSTT phải chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mơ, tiền
tệ, tình hình dịch COVID-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các
chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng
trưởng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo
an tồn hoạt động ngân hàng, tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị
trường thuận lợi. Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất
lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên,
kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Chỉ đạo các


15

TCTD phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu hợp
pháp của doanh nghiệp, người dân góp phần thúc đẩy tài chính tồn diện.
54.

Việc điều hành tỷ giá của NHNN là kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh

tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trong
trung và dài hạn. NHNN chưa và sẽ không bao giờ sử dụng cơng cụ chính sách
tiền tệ như tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao dịch
thương mại và quốc tế. Đây là quan điểm sẽ được NHNN tiếp tục điều hành

trong thời gian tới, bao gồm duy trì sự ổn định của tỷ giá để tạo lập khuôn khổ vĩ
mô ổn định cho phát triển kinh tế bền vững sau dịch.
55.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, thực hiện mục tiêu kép

của Chính phủ “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”, đảm bảo vận
hành thông suốt và ổn định thị trường tiền tệ, cụ thể: Điều hành linh hoạt các
cơng cụ CSTT, duy trì thanh khoản hệ thống; đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín
dụng, thanh khoản góp phần ổn định thị trường và phục hồi tăng trưởng trước
các tác động khó lường của dịch Covid-19. Thanh khoản của hệ thống TCTD
thông suốt. NHNN tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh
hoạt. Thanh khoản của hệ thống TCTD thông suốt. NHNN tiếp tục điều hành
nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt.
56.

NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, công bố tỷ giá trung tâm biến

động hàng ngày, phù hợp diễn biến thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh
tế vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Thị trường ngoại tệ ổn định,
thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ,
kịp thời.NHNN đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung
Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ
nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Theo đó, những quy
định tại Thơng tư 03 đã hỗ trợ được nhiều khách hàng (doanh nghiệp) hơn trong
việc cơ cấu lại dòng tiền, phục hồi sản xuất - kinh doanh cũng như giảm áp lực
trích lập của các NHTM, từ đó NHTM có điều kiện đồng hành cùng doanh



16

nghiệp khắc phục các khó khăn do tác động của dịch Covid-19, theo đó, các
TCTD sẽ đưa ra phương án hỗ trợ khách hàng cụ thể, kịp thời hơn.
57.

Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện

tử, tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng.
58. Tiếp tục phối hợp với Bộ ngành liên quan đề xuất, triển khai chính sách

cho vay hỗ trợ trả lương cho người lao động do bị ngừng việc, gián đoạn sản
xuất cho ảnh hưởng Covid-19; Tiếp tục kiểm sốt chặt tín dụng trong lĩnh vực
tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, các dự án BOT, BT giao thơng, chứng khốn;
Chỉ đạo các TCTD tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần
hạn chế “tín dụng đen”..
III. KẾT LUẬN
59. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ (TTNT) thời gian qua được điều hành phù

hợp diễn biến kinh tế vĩ mô (KTVM), lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu
chính sách tiền tệ (CSTT). TTNT ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu
ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Các yếu tố vĩ mô như: xuất
khẩu (XK) tăng, thặng dư thương mại đang hỗ trợ cho giá trị đồng Việt Nam ổn
định và có thể mạnh lên. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của năng lực
sản xuất trong nước, sự chuyển dịch của chuỗi giá trị sản xuất vào Việt Nam,
cán cân vãng lai vẫn tiếp tục xu hướng thặng dư, thậm chí thặng dư lớn. Do đó,
áp lực lên giá VND là rất lớn. NHNN cần tiếp tục mua dự trữ ngoại hối để ổn
định đồng tiền. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho phép tỷ giá
biến động linh hoạt hơn, chấp nhận một biên độ lên giá nhất định của đồng

VND. Việc đồng VND lên giá giúp giảm nợ nước ngoài và giảm áp lực lạm phát
nhưng có tác động tiêu cực nhất định đối với hàng XK và hàng trong nước cạnh
tranh với hàng NK.
60. Duy trì ổn định vĩ mơ, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế, Chính

phủ đã điều hành lãi suất phù hợp với điều hành cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn


17

biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho
người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt
phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu chính
sách tiền tệ. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong
nước và quốc tế để điều hành tín dụng phù hợp theo hướng mở rộng tín dụng,
tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh;
định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, tập trung một số nội
dung trọng điểm: Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phục hồi sản xuất kinh doanh.
61.
62.



×