Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(Bài thảo luận nguyên lý thống kê) VẬN DỤNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔNG HỢP THỐNG KÊ, TIẾN HÀNH TỔNG HỢP MỘT HIỆN TƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.45 KB, 21 trang )

ĐỀ TÀI NHÓM 2: VẬN DỤNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔNG
HỢP THỐNG KÊ, TIẾN HÀNH TỔNG HỢP MỘT HIỆN TƯỢNG.

THÀNH VIÊN NHĨM 2:
Phạm Quang Huy
Nguyễn Minh Huyền
Lê Hồng Lan
Lê Thị Thu Huyền
Nguyễn Thu Hương
Dương Thị Hải
Phạm Thu Hà
Nguyễn Thị Len
Ngô Long Phúc Hưng
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai
Lớp học phần: 2063ANST0211

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
Lời mở đầu....................................................................................................................3
Chương I: Phần mở đầu.................................................................................................4
Chương II: Cơ sở lý thuyết............................................................................................6
1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê..........................................6
1.1. Khái niệm................................................................................................................ 6
1.2.Ý nghĩa.................................................................................................................... 6
1.3.Nhiệm vụ.................................................................................................................6
2. Các vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê.............................................................6
2.1. Xác định mục đích của tổng hợp thống kê..............................................................6
2.2. Nội dung tổng hợp...................................................................................................6


2.3. Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp........................................................................7
2.4. Phương pháp tổng hợp............................................................................................7
2.5. Hình thức tổng hợp..................................................................................................9
2.6. Kỹ thuật tổng hợp....................................................................................................9
2.7. Trình bày kết quả tổng hợp......................................................................................9
Chương III: Vận dụng của tổng hợp thống kê vào thực tiễn........................................11
KẾT LUẬN.................................................................................................................17

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống thực tiễn, thống kê là một ngành có nhiệm vụ thu thập, xử lý và
cơng bố thông tin, thực trạng kinh tế, xã hội, tự nhiên nhằm phục vụ cho việc quản lý
các cấp, các ngành ở tầm vi mô và vĩ mô. Các hiện tượng và các quá trình kinh tế xã
hội mà thống kê học nghiên cứu thường phức tạp vì chúng tồn tại và phát triển dưới
nhiều loại hình và có quy mô, đặc điểm khác nhau. Để phản ánh được bản chất và quy
luật của hiện tượng phải nêu lên được đặc trưng của từng loại hình, từng bộ phận cấu
thành hiện tượng phức tạp, đánh giá tầm quan trọng của từng bộ phận, nêu lên mối liên
hệ giữa các bộ phận, từ đó giúp chúng ta nhận thức được đặc trưng của tồn bộ tổng
thể nghiên cứu. Đó chính là nhiệm vụ của tổng hợp thống kê.
Như vậy, tổng hợp thống kê có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều
tra nghiên cứu. Trong hoạt động thực tiễn trong từng lĩnh vực khác nhau, tổng hợp
thống kê đã phát huy được vai trị của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng trình
nghiên cứu … Để có thể vận dụng tổng hợp thống kê một cách khoa học và có hiệu
quả vào các hoạt động điều tra, nghiên cứu các hoạt động kinh tế xã hội nói chung,
chúng ta cần nắm bắt và hiểu rõ được những vấn đề cơ bản của tổng hợp thống kê.

3



CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách học phí nói riêng và tài chính đại học nói chung là một trong những
vấn đề cốt tử của giáo dục đại học, và tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân
cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia.
Chính vì vậy, xây dựng chính sách học phí là một bài tốn có nhiều tham tố và
rất cần được nghiên cứu chu đáo để đưa ra những giải pháp có tính đến lợi ích của tất
cả các bên tham gia, có tính đến khả năng của nhiều bộ phận dân cư, đến quan hệ giữa
chất lượng của nguồn nhân lực và chỉ số kinh tế tri thức, đến công bằng và ổn định xã
hội, dựa trên những quy định chính sách đã có và thực tiễn đang diễn ra trong hệ thống
giáo dục Việt Nam, đặt trong bối cảnh tồn cầu hóa và kinh nghiệm quốc tế.
Nếu muốn cải cách giáo dục thì nhất thiết phải tăng học phí cho phù hợp. Rất
nhiều người đã mâu thuẫn khi cho rằng thay vì tăng học phí nên làm điều ngược lại
nhưng chính họ cũng là người luôn phàn nàn về chất lượng giáo dục của nước ta hiện
nay. Có nâng cao chất lượng giáo dục được khơng nếu mãi duy trì cách trả lương, trả
công cho giảng viên, giáo viên theo kiểu xưa nay chúng ta làm? Có nâng cao chất
lượng giáo dục được không khi mà trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, nghiên
cứu, học tập của giảng viên lẫn học sinh, sinh viên ln thiếu và lạc hậu? Có nâng cao
chất lượng giáo dục được không khi mà các nhà trường ln khơng đủ khả năng tài
chính để mời gọi các chuyên gia, các giáo sư bên ngoài, các thầy cô giỏi, giảng viên
giỏi về giảng dạy cho sinh viên mình? Chúng ta cần chất lượng hay số lượng sinh viên
tốt nghiệp ngày càng nhiều nhưng đa số không thể làm được việc gì nếu khơng được
doanh nghiệp đào tạo lại? Rõ ràng là bất kỳ chính sách nào của Nhà nước khi ban hành
ln có tác động tiêu cực nhất định đến một nhóm đối tượng nào đó trong xã hội. Đối
với người nghèo, Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách quan tâm, trong đó có cả
chính sách đảm bảo cho họ được học hành. Đại học Thương mại có mức học phí được
xếp ở mức trung bình, tùy thuộc vào ngành học cũng như hệ đào tạo và cơ chế giảng
dạy có mức học phí khác nhau. Thơng thường những trường cơng lập có mức học phí
đúng với quy định của nhà nước và Bộ giáo dục, hàng năm sẽ có sự tăng nhẹ nhưng

đúng với quy định đưa ra, luôn đảm bảo đáp ứng đầy đủ chương trình đào tạo của nhà
4


trường. Hiện nay, khi đại dịch COVID – 19 đang diễn biến phức, hàng loạt các cơn
bão lớn liên tục đổ bộ vào miền Trung khiến cho nền kinh tế bị tổn thất nặng nề, tác
động khơng nhỏ đến chính sách học phí của trường Đại học Thương Mại nói riêng và
của cả nước nói chung. Với tính cấp thiết của vấn đề, nhóm em xin đi sâu vào nghiên
cứu đề tài: “Vận dụng những vấn đề cơ bản của tổng hợp thống kê trong thực
tiễn, ta tiến hành tổng hợp thống kê mức thu học phí sinh viên hệ chính quy
trường Đại học Thương Mại”.
2. Mục đích của nghiên cứu
- Phân tích và dự báo thống kê học phí của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Đưa ra các đánh giá, nhận xét về việc thu học phí của sinh viên Đại học
Thương Mại nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.
- Đề ra một số kiến nghị, phương án học tập hiệu quả rút ra từ việc nghiên cứu
đề tài.
- Giải pháp hỗ trợ học phí cho các sinh viên trong hồn cảnh khó khăn, trong
vùng lũ và trong đại dịch COVID – 19.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tổ
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học phí kì I của sinh viên K54HC2
- Không gian: Trường Đại học Thương Mại
- Thời gian nghiên cứu: 25/10/2020 – 2/11/2020
5. Kết cấu bài thảo luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài thảo luận gồm có hai phần:
- Cơ sở lý thuyết của tổng hợp thống kê
- Vận dụng tổng hợp thống kê trong một ví dụ cụ thể


5


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê
1.1. Khái niệm
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa
học các tài liệu thu nhập được trong điều tra thống kê của từng đơn vị tổng thể thành
tài liệu phản ánh đặc trưng chung của tổng thể.
1.2.Ý nghĩa
- Là giai đoạn trung gian của quá trình nghiên cứu thống kê.
- Giúp nhận xét, phân tích đặc trưng cơ bản hiện tượng nghiên cứu.
- Là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê.
1.3.Nhiệm vụ
- Tập trung và sắp xếp các tài liệu theo một trình tự nhất định. Nếu tài liệu điều
tra thu nhập được ở số ít các đơn vị người ta thường sắp xếp dữ liệu theo 1 trình tự nào
đó (thứ tự tăng dần về lượng biến của 1 tiêu thức số lượng nào đó hoặc theo trật tự quy
định nào đó đối với dữ liệu định tính).
- Sắp xếp các đơn vị vào các tổ nhóm theo 1 hay một vài tiêu thức đặc trưng và
tính toán các đại lượng thống kê đặc trưng cho tổ nhóm và tồn bộ tổng thể. Nhiệm vụ
này thường gặp khi tài liệu điều tra thu nhập được ở số lớn các đơn vị,khối lượng dữ
liệu nhiều.
- Trình bày dữ liệu tổng hợp dưới hình thức bảng hay đồ thị thống kê.
2. Các vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê
2.1. Xác định mục đích của tổng hợp thống kê
Mục đích của tổng hợp thống kê là khái quát hóa những đặc điểm chung, những
cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu
thống kê.
2.2. Nội dung tổng hợp
- Nội dung của tổng hợp thống kê là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức

đã được thu thập trong điều tra thống kê và được chọn lọc để phù hợp với mục đích
nghiên cứu.
- Căn cứ xác định nội dung tổng hợp: căn cứ vào mục đích tổng hợp.

6


2.3. Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp
- Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp là 1 việc làm khơng thể thiếu vì chất lượng
kết quả tổng hợp phụ thuộc vào chất lượng tài liệu dùng vào tổng hợp.
- Khi kiểm tra phải xem xét các tài liệu thu nhập được có chính xác hay khơng
(nội dung kiểm tra cụ thể như trong khâu điều tra).
2.4. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê là phương pháp phân tổ
*Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó tiến
hành phân chia các đơn vị của hiện tượng thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác
nhau.
* Ý nghĩa:
- Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê.
- Là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê ,đồng thời là
cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác.
- Quản lý KT – XH ( đơn giản,dễ vận dụng,và có tính khoa học cao).
*Nhiệm vụ:
- Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của các hiện tượng nghiên cứu (phân loại
các hiện tượng) => Phân tố phân loại
- Biểu hiện kết cấu hiện tượng nghiên cứu => Phân tố kết cấu
- Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức => Phân tố liên hệ
*Các bước tiến hành phân tổ:
Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân tổ
- Khái niệm:Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành

phân tổ thống kê
- Ý nghĩa: Phản ánh đúng bản chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu.
- Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức phân tổ:
- Dựa trên cơ sở phân tích lý luận 1 cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất
phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tính chất phức tạp của hiện tượng mà quyết
định phân tổ theo một hay nhiều tiêu thức.

7


- Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu
thức phân tổ thích hợp
Bước 2: Xác định số tổ và khoảng cách tổ
- Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: Là tiêu thức không biểu hiện bằng các con số,
các tổ được hình thành khơng phải do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức mà là
do đặc điểm,tính chất,các loại hình khác nhau.
+ Tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện: mỗi biểu hiện của tiêu thức thuộc tính có
thể chia ra thành một tổ
+ Tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện: ghép nhiều nhóm nhỏ có tính chất
giống hoặc gần giống lại với nhau thành một tổ.
- Phân tổ theo tiêu thức số lượng
+ Tiêu thức số lượng có ít biểu hiện(Khi lượng biến thay đổi ít) tức là sự biến
thiên về mặt lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhau nhiều lắm.Khi lượng biến
thay đổi ít và biến thiên rời rạc nhau => mỗi lượng biến có thể thành lập 1 tổ.
+ Tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện: Khi lượng biến của tiêu thức phân tổ
biến thiên lớn hoặc biến thiên liên tục => phân tổ có khoảng cách tổ và mỗi tổ có giới
hạn dưới và giới hạn trên.
Giới hạn dưới: là lượng biến nhỏ nhất của tổ (xi min)
Giới hạn trên: là lượng biến lớn nhất của tổ (ximax )

Trị số khoảng cách tổ : là chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của tổ
(hi )
• Trường hợp 1: Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau : áp dụng khi lượng biến
của các đơn vị thay đổi tương đối đều đặn.Trị số khoảng cách tổ :
hi =
Trong đó : n là số tổ cần chia
h :trị số khoảng cách tổ
xmax : Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ
xmin : lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ
• Trường hợp 2: Khoảng cách tổ khơng đều nhau: Sự thay đổi về lượng của các
hiện tượng KT – XH không diễn biến một cách đều đặn,bởi vì sự khác nhau về chất
của chúng cũng khơng đều nhau.

8


• Trường hợp 3: Khoảng cách tổ mở: Phân tổ mà tổ đầu tiên có thể khơng có giới
hạn dưới, tổ cuối cùng khơng có giới hạn dưới.
Bước 3: Xác định chỉ tiêu giải thích
- Chỉ tiêu giải thích là chỉ tiêu nói lên các đặc trưng của các tổ cũng như của toàn
bộ tổng thể.
- Yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu giải thích :
+ Phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu
+ Các chỉ tiêu giải thích có mối liên hệ với nhau và có mối liên hệ với tiêu thức
phân tổ.
2.5. Hình thức tổng hợp
- Tổ chức tổng hợp từng cấp: Tài liệu tổng hợp phục vụ u cầu nghiên cứu của
cấp nào đó thì do cấp đó tổng hợp,và cuối cùng mới được tổng hợp tập trung.
- Tổ chức tổng hợp tập trung: Tài liệu được tổng hợp một lần ở cấp cao nhất.
2.6. Kỹ thuật tổng hợp

- Tổng hợp thủ cơng
- Tổng hợp máy móc(phần mềm tổng hợp)
2.7. Trình bày kết quả tổng hợp
* Bảng thống kê
- Khái niệm là hình thức trình bày số liệu thống kê một cách có hệ thống, khoa
học, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng
nghiên cứu.
- Cấu tạo của bảng thống kê :
+ Về hình thức : Bảng thống kê gồm tiêu đề, các hàng ngang, cột dọc, số liệu,
nguồn số liệu.
+ Về nội dung : Gồm 2 phần
• Phần chủ đề : Trình bày các bộ phận của hiện tượng nghiên cứu hay có thể là
khơng gian hoặc thời gian
• Phần giải thích : gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên
cứu.
- Các loại bảng thống kê :
• Bảng giản đơn : là loại bảng thống kê,trong đó phần chủ đề khơng phân tổ

9


• Bảng phân tổ : là loại bảng thống kê,trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong
phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó
• Bảng kết hợp :là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong
phần chủ đề được phân tổ theo 2 tiêu thức kết hợp với nhau.
- Yêu cầu :
+ Quy mô bảng không nên quá lớn
+ Các tiêu đề,tiêu mục ghi chính xác ,gọn,đầy đủ,dễ hiểu
+ Các chỉ tiêu giải thích cần sắp xếp hợp lý,phải hợp với mục tiêu nghiên cứu
+ Có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu

* Đồ thị thống kê
- Khái niệm : là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính
chất qui ước các thông tin thống kê.
- Phân loại đồ thị thống kê
+ Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Đồ thị hình cột, đồ thị hình trịn, đồ thị đường
gấp khúc
+ Căn cứ vào nội dung phản ánh: Đồ thị phát triển, đồ thị kết cấu, đồ thị liên hệ
- Yêu cầu khi xây dựng đồ thị:
Xác định dạng và quy mơ đồ thị phù hợp với mục đích sử dụng và đặc điểm hiện
tượng

10


CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CỦA TỔNG
HỢP THỐNG KÊ VÀO THỰC TIỄN
Tổng hợp thống kê bảng học phí kì I năm 2020 của sinh viên lớp K54HC2:
Tên sinh viên
Đỗ Quốc Anh
Lê Quỳnh Anh

Học phí
9,920,000
7,440,000

Nguyễn Hồng Anh

8,928,000

Nguyễn Thị Vân Anh


9,920,000

Nguyễn Thy Anh

9,920,000

Tăng Thị Quỳnh Chi

5,952,000

Bá Thị Khánh Duyên

8,432,000

Phùng Đức Giang

7,440,000

Đoàn Việt Hà

8,432,000

Lê Hà

8,928,000

Phan Thị Thúy Hiền

5,952,000


Ngô Quốc Hiếu

5,952,000

Ngô Long Phúc Hưng

9,920,000

Phạm Quang Huy

7,440,000

Phạm Thị Thanh Huyền

7,440,000

Trần Thị Minh Huyền

10,912,000

Lê Hoàng Lan

8,928,000

Nguyễn Thị Len

9,920,000

Ðinh Chi Linh


9,424,000

Dương Thị Thùy Linh

10,416,000

Nguyễn Thị Mỹ Linh

8,928,000

Trần Phúc Lộc

9,920,000

Lưu Tuấn Long

9,920,000

Tăng Ngọc Mai

11,904,000

Nguyễn Hải Nam

8,432,000

Lương Thị Thu Ngân

8,432,000


Trần Dương Minh Ngọc

7,936,000

Hoàng Thị Như

8,928,000

11


Nguyễn Tấn Phát

11,408,000

Đặng Thị Diệu Phương

8,432,000

Nguyễn Thúy Quỳnh

9,920,000

Đỗ Tuấn Thành

8,432,000

Nguyễn Phương Thảo


9,424,000

Đỗ Trường Thọ

5,952,000

Đậu Thanh Thủy

11,408,000

Phạm Thùy Trang

8,432,000

Nguyễn Quốc Trung

7,440,000

Nguyễn Thị Hà Tú

11,408,000

Nguyễn Thị Như Vân

10,416,000

Nguyễn Thiện Văn

8,928,000


Lê Phú Vinh

7,936,000

Đỗ Thị Yến

1,488,000

Nguyễn Hải Yến

9,424,000

* Mục đích tổng hợp thống kê
Mục đích của tổng hợp thống kê là khái qt hóa mức học phí trung bình của
sinh viên của một lớp học trong trường Thương Mại trong 1 kỳ, từ đó cho thấy só
lượng tín chỉ mà sinh viên Thương Mại học trong 1 kỳ có sự chênh lệch dựa vào năng
lực và dự định tương lai của mỗi sinh viên. Cụ thể, bài làm tổng hợp mức học phí của
các sinh viên lớp K54HC2 nhằm tìm hiểu và phân tích những mức học phí khác nhau
để đưa ra đánh giá, nhận xét về học phí trung bình mà 1 sinh viên cần nộp trong 1 học
kỳ, từ đó thấy được số tín chỉ và tiến độ học của các sinh viên trong trường. Đồng thời
nhằm tóm tắt dữ liệu về mức học phí, giúp cho người nghiên cứu, người đọc nắm bắt
được những thông tin cơ bản nhất về nội dung nghiên cứu.
* Nội dung tổng hợp
- Nội dung của tổng hợp thống kê là mức học phí biểu hiện số tín chỉ sinh viên
học trong 1 kỳ đã được thu thập trong điều tra thống kê và được chọn lọc để phù hợp
với mục đích nghiên cứu. Biểu hiện cụ thể của nó là các mức học phí khác nhau, tổng

12



hợp theo từng mức học phí để biết được từng mức học phí là có số lượng bao nhiêu
sinh viên.
- Căn cứ xác định nội dung tổng hợp: mức học phí kì I năm học 2020 - 2021 của
sinh viên lớp K54HC2 trường ĐH Thương Mại.
* Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp
- Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp là một việc khơng thể thiếu vì chất lượng
kết quả tổng hợp phụ thuộc vào chất lượng tài liệu dùng vào tổng hợp. Số tiền học phí
mà sinh viên phải nộp sẽ dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đã đăng ký cho kỳ học của
mình. Số tín chỉ mà sinh viên đăng ký sẽ do phịng cơng tác sinh viên của trường quản
lý. Tiền học phí được nhân lên với số tín chỉ. Năm học 2020 - 2021, với chương trình
học đại trà thì một tín chỉ là 496.000 đồng/ 1 tín chỉ.
- Khi kiểm tra phải xem xét các tài liệu thu nhập được có chính xác hay khơng
(nội dung kiểm tra cụ thể như trong khâu điều tra).
* Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê là phương pháp phân tổ thống kê.
- Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức, cụ thể là tiêu thức mức
học phí, sau đó tiến hành phân chia các mức học phí thành các tổ, tiểu tổ có tính chất
khác nhau.
* Hình thức tổng hợp
Hình thức tổ chức được tổng hợp thống kê là tổng hợp từng cấp: Đầu tiên phịng
cơng tác sinh viên quản lý số tín chỉ mà sinh viên đăng ký. Sau khi có danh sách tổng
hợp số tín chỉ sinh viên K54HC2 đăng ký sẽ chuyển về phịng Kế hoạch Tài Chính Đại
học Thương Mại để lập danh sách tiền học phí của sinh viên.
* Kỹ thuật tổng hợp
Kỹ thuật tổng hợp: Danh sách học phí được tổng hợp bằng phần mềm tổng hợp
học phí của nhà trường.
* Trình bày và nhận xét kết quả tổng hợp thống kê
1. Phân tổ các bạn sinh viên theo tiêu thức học phí, tính tần số các tổ:
- Tiêu thức phân tổ: theo tiêu thức học phí ( tiêu thức số lượng ).
- Chỉ tiêu giải thích: mức học phí

- Xác định số tổ:

13


Áp dụng cơng thức, ta có: k = = 4,41  k = 4
- Trị số khoảng cách tổ:
Áp dụng CT, ta có: h = = = 2604000
h= 3000000
Từ số liệu học phí kì I năm 2020 của 43 sinh viên lớp K54HC2, ta chia thành 4
tổ:
Mức học phí ()
1 - 3 triệu đồng
3 - 6 triệu đồng
6 - 9 triệu đồng
9 -12 triệu đồng

Số sinh viên ()
1
4
20
18

Tần số các tổ:
Mức học phí ( triệu đồng)
1-3
3-6
6-9
9 - 12


Tần số
1
4
20
18

Tần số tích lũy
1
5
25
43

 Nhận xét:
Mức nộp học phí của kì I năm 2020 của 43 sinh viên K54HC2 là không đồng
đều. Mức học phí thấp nhất là 1-3 triệu, số sinh viên trả mức học phí này cũng ít nhất
cả lơp chỉ 1 sinh viên chiếm 2,32% số sinh viên của lớp . Mức học phí cao nhất là 9-12
triệu. Mức học phí có số lượng sinh viên nộp nhiều nhất là 6-9 triệu (có 20 sinh viên
trong lớp), số sinh viên nộp mức học phí này chiếm 46,5% tổng số sinh viên lớp
K54HC2. Số liệu này cho thấy hơn một nửa số sinh viên của lớp đang học đúng số tín
chỉ mà nhà trường đề ra. Mức học phí có số lượng sinh viên trong lớp nộp nhiều thứ 2
là 9-12tr, có 18 sinh viên, chiếm 41,8% tổng số sinh viên của lớp, cho thấy số sinh
viên này đang thực hiện chương trình học nhanh so với chương trình học của mình. Có
4 học sinh có nộp mức học phí 3-6 triệu, chiếm 9,3%. Với số liệu này có thể nói các
bạn sinh viên này đang học nhanh và sắp hồn thành chương trình học của mình.
2. Vẽ biểu đồ biểu diễn kết quả phân tổ. Nhận xét.
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn kết quả phân tổ
(Phân tổ các bạn sinh viên theo tiêu thức học phí)
14



Nhận xét: Nhìn vào hình 3.1, ta thấy đường biểu diễn mức học phí có xu
hướng tăng dần nhưng khơng liên tục, chênh lệch giữa các mức học phí mà các sinh
viên phải nộp là tương đối lớn. Cụ thể: học phí từ 3 – 6(triệu đồng) tăng 7,06% so với
mức từ 1 – 3( triệu đồng)mức học phí từ 6 – 9(triệu đồng) tăng 37,2% so với mức từ 3
– 6( triệu đồng); mức học phí từ 9 – 12( triệu đồng) giảm 4,7% so với mức từ 6 –
9( triệu đồng) và trung bình tăng 12,22%. Như vậy, có thể thấy mức học phí mà sinh
viên trong lớp cần nộp chủ yếu là từ 6 – 9( triệu đồng), mức tăng giảm chênh lệch
nhiều nhất trong khoảng từ 1 – 3( triệu đồng) đến 6 – 9( triệu đồng).
Nguyên nhân có mức chênh lệch trên là do sinh viên chủ yếu đăng ký số tín chỉ
dao động từ 14 – 20 tín chỉ ( khoảng 5 – 7 học phần), đây là sốs tín chỉ trung bình mà
sinh viên nên học trong một kỳ và cũng là mức tín chỉ mà nhà trường quy định để đảm
bảo thời gian học tập, đảm bảo mức tiền phải nộp được phân đều trong mỗi học kỳ,
hơn nữa là đảm bảo tiến độ hồn thành chương trình học trên lớp để sinh viên tốt
nghiệp đúng kế hoạch.
Kết luận: Với mức học phí đối với các sinh viên đại học chính quy học tập
theo chương trình đại trà trung bình là 15 triệu/ năm học thì kết quả của bảng phân tổ
và biểu đồ trên đã phản ánh đúng về mức học phí mà nhà trường quy định với mỗi sinh
viên là từ 6 – 9( triệu đồng) và có xu hướng tăng qua các năm, trung bình từ 5 – 10%/

15


năm, đảm bảo cho mọi sinh viên dều có thể hoàn thành được. Điều này cho thấy đa số
các sinh viên đang thực hiện đúng chỉ tiêu và kế hoạch mà nhà trường đưa ra,

KẾT LUẬN
Như vậy, qua phần phân tích mức nộp học phí học kỳ I của sinh viên K54HC2 năm
2020 ta có thể thấy rằng mức học phí trung bình 1 sinh viên phải nộp là khoảng trên
dưới 8 triệu đồng/1 kỳ/ 1 sinh viên, và mức học phí tập trung nhiều nhất trong nhóm từ
6 đến 8 triệu đồng/1 kỳ / 1 sinh viên. Mức đóng học phí thấp nhất là 1 triệu đồng với

số lượng 1 sinh viên. Trung bình mỗi năm thì mức học phí sẽ tăng khoảng từ 510%/năm đúng theo quy định về phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Từ đó, khi

16


so sánh với các trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nộita có thể nói rằng: mức
học phí của trường Đại học Thương Mại thuộc top cao trên địa bàn Hà Nội (chỉ xếp
sau mức học phí của trường Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế quốc dân). Tuy
với mức học phí được đánh giá là khá cao nhưng song song với đó, chất lượng về cơ
sở vật chất, trang thiết bị luôn được nhà trường ngày càng quan tâm, đầu tư, tạo điều
kiện học tập thoải mái, tiện ích, hiệu quả cho cơng tác dạy học của sinh viên và giảng
viên, nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể kể tới như hệ thống điều hịa trong tồn bộ
các phịng học, việc phủ sóng wifi miễn phí trong trường, khn viên cảnh quan của
trường,kiến trúc các tòa nhà học tập, thư viện, tòa nhà đa năng…, hứa hẹn sẽ là một
không gian học tập và làm việc hiệu quả, hiện đại. Khơng chỉ có vậy, hàng năm trường
luôn dành ra khoảng hơn 1000 suất học bổng, được trích từ quỹ, dành cho các sinh
viên có thành tích học tập tốt, tham gia hoạt động đồn thể trong trường, sinh sinh
nghèo vượt khó,... Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid 19 , thấu hiểu sự khó khăn của
phụ huynh học sinh và bối cảnh chung của tình hình kinh tế đất nước, Nhà trường đã
quyết định hỗ trợ 7% mức học phí của sinh viên trong giai đoạn Covid và chi trả tiền
mạng wifi phục vụ cho việc học tập trực tuyến của giảng viên và sinh viên, đồng thời
giữ nguyên mức học phí /1 tín chỉ của sinh viên năm học 2020- 2021. Đặc biệt, vừa
qua, khi đồng bào Miền Trung phải gánh chịu những khó khăn, thiệt hại bão lũ, thiên
tai tự nhiên, nhà trường đã có chính sách hỗ trợ cho những sinh viên có hộ khẩu tại 3
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khoản tiền là 10triệu đồng /1 sinh viên.
Tất cả những quyết định, chỉ đạo của nhà trường thể hiện tinh thần nhân đạo,
lòng yêu thương con người, tạo động lực mạnh mẽ, sự hứng khởi trong lịng sinh viên,
phụ huynh và giúp đỡ được những hồn cảnh khó khăn trong trường.
Từ đó ta có thể kết luận được rằng dù với mức học phí là khá cao nhưng song song với
đó, sinh viên nhận được sự quan tâm đúng mức kịp thời, có được những điều kiện tốt

nhất cho việc học tập từ nhà trường – Như vậy điều này là hoàn toàn xứng đáng và phù
hợp, khẳng định Thương Mại là một sự lựa chọn đáng phải ưu tiên, là mơi trường học
lí tưởng và hiệu quả.
Qua bài thảo luận này, sinh viên có thể bổ sung kiến thức về môn học Nguyên lý thống
kê, giúp sinh viên nghiên cứu cụ thể để có cái nhìn khách quan cũng như những đánh
giá tổng thể về mức học phí của nhà trường từ đó có thể đưa ra các phương án học tập

17


hiệu quả, phù hợp nhất. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học với
sinh viên, sự đúng đắn khi đưa môn học vào giảng dạy của nhà trường.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài thảo luận, nhóm 2 khơng thể khơng
tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót nên nhóm mong rằng sẽ nhận được những nhận
xét, góp ý từ để bài thảo luận có thể được hoàn thiện hơn.

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Học phần: Nguyên Lý Thống Kê
Lớp học phần: 2063ANST0211

I. Thời gian, địa điểm:
1. Thời gian: 9 giờ 30 phút, ngày 10 tháng 10 năm 2020.
2. Địa điểm: Họp Online
II. Thành viên:
- Sĩ số: 9/9 sinh viên nhóm 2
III. Nội dung cuộc họp:
1. Nhóm trưởng phổ biến đề tài
2.Nhóm trưởng cùng các thành viên lập ra bộ đề cương sơ lược.
3. Nhóm trưởng phân cơng cơng việc cho từng thành viên.
4. Nhóm trưởng hẹn lịch nộp bài tìm hiểu ngày 16 tháng 10 năm 2020.
5. Tổng kết buổi họp dưới sự đồng ý nhất trí của tất cả thành viên về công việc
cần phải làm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020.
Nhóm trưởng
Huy
Phạm Quang Huy

19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Học phần: Nguyên Lý Thống Kê

Lớp học phần: 2063ANST0211
I. Thời gian, địa điểm:
1. Thời gian: 21 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 10 năm 2020.
2. Địa điểm: Họp Online
II. Thành viên:
- Sĩ số: 9/9 sinh viên nhóm 4
III. Nội dung cuộc họp:
1. Các bạn nộp bài trên nhóm chat cho nhóm trưởng.
2. Nhóm trưởng kiểm tra lại phần nội dung và đưa bản word để tiến hành làm
slide.
3. Đưa ra hạn nộp powerpoint
5. Tổng kết buổi họp dưới sự đồng ý nhất trí của tất cả thành viên về công việc
cần phải làm.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020.
Nhóm trưởng
Huy
Phạm Quang Huy

20


BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM 2
Lớp học phần: 2063ANST0211
STT

Họ tên

Lớp Hành Cơng việc tham gia

10


Phạm Thu Hà

chính
K54HC1

Làm phần III

11

Dương Thị Hải

K54HC1

Thuyết Trình

12

Ngơ Long Phúc Hưng

K54HC2

Làm: Lời mở đầu và

13

Nguyễn Thu Hương

K54HC1


phần I
PowerPoint

14

Phạm Quang Huy

K54HC2

Tổng hợp Word

15

Lê Thị Thu Huyền

K54HC1

Làm phần III + hỗ trợ

16

Nguyễn Minh Huyền

K54HC1

phần IV
Làm phần III

17


Lê Hoàng Lan

K54HC2

Làm phần IV

18

Nguyễn Thị Len

K54HC2

Làm phần II

Đánh giá

Nhóm trưởng
Huy
Phạm Quang Huy

21

Điểm



×