Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (5 năm gần đây nhất: gần nhất đến 6 tháng năm 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 37 trang )

Nhóm 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
----------

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 1
Giảng viên bộ môn : Trần Kim Anh
Lớp học phần
: 2063MAEC0111
Lớp hành chính : K55S
Nhóm thực hiện : Nhóm 2

Hà Nội – 2020

1


Nhóm 2

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật , thế giới đã có khơng ít nước
nhảy vọt về nhiều mặt , đưa văn minh nhân loại ngày càng tiên tiến . Trong những năm
gần đây , cùng với sự đi lên của toàn cầu , nước ta đã đạt được những thành tựu nhất
định về khoa học kĩ thuật ở các ngành như du lich , dịch vụ , xuất khẩu …. Nhưng bên
cạnh những thành tựu đó , chúng ta cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm và có
những hành động để giảm thiểu tối đa như tệ nạn xã hội , thất nghiệp , lạm phát , sản
lượng dư thừa hay thiếu hụt ,…
Sản lượng hay việc làm là những vấn đề kinh niên của nền kinh tế . Bất kì quốc
gia nào dù phát triển đến đâu cũng tồn tại vấn đề thất nghiệp và sự suy giảm hay tăng


lên về sản lượng , chỉ là vấn đề này ở mức cao hay thấp mà thôi . Nền kinh tế Việt
Nam trong những năm gần đây có khơng ít khó khăn đặc biệt năm 2020 , xảy ra đại
dịch Co-vid . Với đề tài “ Phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng
và việc làm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ( 5 năm gần đây nhất : gần nhất
đến 6 tháng năm 2020 ) “ , nhóm chúng tơi hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về tác
động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm cũng như đưa ra kết luận
nhưng mặt lợi ,hại của chính sách tài khóa đem đến trên số liệu thực tế 5 năm từ 2016
– 6/2020 .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Tình hình sản lượng và việc làm trong 5
năm gần đây (2016-2020) và tác động của chính sách tài khóa .
Phương pháp nghiên cứu : thu thập số liệu ,tổng hợp, phân tích và đánh giá.
Nhóm chúng tơi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của cô Trần Kim Anh –
Giảng viên học phần Kinh Tế Vĩ Mô 1 đã đem đến kiến thức trong suốt quá trình học
tập , tìm hiểu , thảo luận đề tài . Chúng tơi mong rằng có thể nhận được những nhận
xét , đánh giá của cơ sau khi trình bày đề tài thảo luận để đề tài của chúng em được
hoàn thiện hơn .

2


Nhóm 2

MỤC LỤC

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.

3



Nhóm 2

I.

MỤC TIÊU VÀ CƠNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA

1. Mục tiêu của chính sách tài khóa


Trong ngắn hạn:

Thúc đẩy tăng trưởng của sản lượng quốc gia: Chính phủ sử dụng các cơng cụ
chính sách để tác động điều chỉnh các thành phần chi tiêu của nền kinh tế và hướng
nền kinh tế đạt được mức sản lượng mong muốn.
Giảm tỉ lệ thất nghiệp: Mục tiêu sản lượng và mục tiêu tạo việc làm luôn song
song với nhau, các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn thì cần sử dụng nhiều lao động
hơn.
Điều tiết giá cả thị trường: Tác động vào các thành phần của tổng chi tiêu sẽ tác
động đến trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa và tác động lên giá cả thị
trường.


Trong dài hạn:

Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua tác
động đến cơ cấu đầu tư của nền kinh tế.

2. Cơng cụ của chính sách tài khóa



Để thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ sử dụng hai cơng cụ là chi tiêu
của Chính phủ và thuế.

Chi tiêu của Chính phủ (G): Sự thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ ảnh
hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu của tồn xã hội, vì G là một bộ phận của tổng chi
tiêu.
Thuế (T): Là nguồn thu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Khi
Chính phủ tăng hay giảm thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập
doanh nghiệp sẽ tác động đến thu nhập của người dân, dẫn đến sự thay đổi của chi tiêu
cho tiêu dùng và đầu tư.

4


Nhóm 2

II.

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA

1. TH1: Nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp gia tăng
(dấu hiệu nền kinh tế suy thối)
Chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng nhằm thúc đẩy gia tăng sản lượng
và giảm thất nghiệp.
Công cụ được sử dụng:
+ Tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế.
+ Kết hợp vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế
Khi chi tiêu Chính phủ tăng chi tiêu (G) và giảm thuế, sẽ kích thích đầu tư tăng
và gây ra một cú sốc đến tổng cầu AD. Cụ thể khi G↑ ( T↓) làm cho AD↑


Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E 1. Lúc này thị trường
chưa có lạm phát, sản lượng đạt ở mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp bằng với
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi chi tiêu chính phủ G tăng làm điểm cân bằng E 1 dịch
chuyển sang phải đến điểm E2. Tại vị trí cân bằng E2 ta có:
+ P1 < P2
+ Y* < Y2: sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng
+ u < u* : tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Khi Chính phủ kết hợp cả tăng chi tiêu Chính phủ và giảm thuế thì tổng cầu
càng được kích thích tăng lên nhiều hơn.

5


Nhóm 2

Tổng cầu tăng, đến lượt nó khiến các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng nhiều
hàng hóa và dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên, dẫn đến sản lượng tăng.
Để tăng sản lượng, doanh nghiệp có xu hướng huy động và sử dụng nhiều nguồn lực
hơn trong đó có nguồn lao động, khiến thất nghiệp có xu hướng giảm.
→ Như vậy, việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng giúp cho nền kinh tế gia

tăng sản lượng, thất nghiệp giảm nhưng có nguy cơ gây ra lạm phát.

2. TH2: Nền kinh tế vận hành trên mức sản lượng tiềm năng, lạm phát tăng (dấu
hiệu nền kinh tế tăng trưởng nóng)
Chính sách tài khóa thu hẹp được sử dụng nhằm đưa nền kinh tế về hoạt động ở
mức sản lượng tiềm năng vầ kiểm soát mức lạm phát.
Công cụ được sử dụng:

+ Giảm chi tiêu Chính phủ, tăng thuế.
+ Vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế.
Khi Chính phủ giảm chi tiêu bên cạnh đó, Chính phủ tăng thuế (thuế tiêu dùng
hay thuế thu nhập doanh nghiệp) khiến tiêu dùng/đầu tư giảm đlàm cho tổng cầu giảm.

Lúc này trạng thái cân bằng của thị trường E 1 sẽ dịch chuyển sang trái đến điểm
E2. Tại điểm E2 sản lượng sẽ giảm từ Y * về Y2 làm giảm đi hàng còn tồn đọng trong
kho. Khi này sẽ xuất hiện một lượng nguồn lực bị thất nghiệp.
Khi Chính phủ kết hợp cả giảm chi tiêu Chính phủ và tăng thuế để tổng cầu
giảm nhanh hơn. Tổng cầu giảm khiến các doanh nghiệp giảm sản xuất, giảm giá
thành của hàng hóa dịch vụ. Nên lạm phát được kiềm chế.
6


Nhóm 2
→ Như vậy, việc sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp giúp nền kinh tế kìm hãm

được sự tăng trưởng nóng, đư ẩn lượng về mức sản lượng tiềm năng và
kiểm soát được mức giá chung của nền kinh tế.
III. Tác động của chính sách tài khóa đến tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng:
1. Tác động của chi tiêu chính phủ G:
 Với mức chi tiêu chính phủ G1, ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là AE1:

AE1 = C + I + G1 + MPC.Y
Khi nền kinh tế cân bằng AE1 = Y, lúc này ta có sản lượng cân bằng là:
 Với mức chi tiêu chính phủ G2, ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là AE2:

AE2 = C + I + G2 + MPC.Y
Khi nền kinh tế cân bằng AE2 = Y, lúc này ta có sản lượng cân bằng là:




Sự thay đổi AE: = AE2 – AE1 = G2 - G1=
Sự thay đổi sản lượng cân bằng = = = =m

Kết luận: Chi tiêu chính phủ tác động thuận chiều đến tổng chi tiêu và sản lượng cân
bằng. Khi chính phủ thay đổi chi tiêu một khoản sẽ làm thay đổi trong tổng chi tiêu
một lượng bằng và sản lượng cân bằng thay đổi một lượng bằng m . Đặc biệt sản
lượng cân bằng không gia tăng ngay lập tức đến m mà còn phải trải qua một quá trình
lan truyền nhất định, điều này rất tốn thời gian. Mặt khác, mơ hình số nhân cũng cần
thời gian để phát huy tác dụng.
2. Tác động của thuế T ( sử dụng thuế tự định):
 Với mức thuế ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là AE1

AE1 = C + I + G + MPC.(Y - )
Khi nền kinh tế cân bằng AE1 = Y, lúc này ta có sản lượng cân bằng là:
 Với mức thuế ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là AE2
7


Nhóm 2

AE2 = C + I + G + MPC.(Y - )
Khi nền kinh tế cân bằng AE2 = Y, lúc này ta có sản lượng cân bằng là:



Sự thay đổi AE: = AE2 – AE1 = MPC = -MPC
Sự thay đổi sản lượng cân bằng = =- –(-)
= = mt


Kết luận: Thuế tác động ngược chiều đến tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng. Khi
chính phủ thay đổi thuế một khoản sẽ làm giảm tổng chi tiêu AE một khoản bằng
-MPC và làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế một khoản = mt .
3. Chính sách tài khóa và các vấn đề thâm hụt ngân sách:


Khái niệm ngân sách nhà nước:
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được các cơ

quan thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiên trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng và nhiêm vụ của Nhà nước.


Về cơ cấu của ngân sách nhà nước được chia ra làm hai loại đó là thu và chi.
Đối với bên thu bao gồm:


Thu trong nước: như thu thuế sử dụng đất nơng nghiệp của người dân, thu

phí xăng dầu, xổ số kiến thiết…
• Thu từ hải quan: thu thuế xuất – nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng của hàng
nhập khẩu,..
Thu từ dầu thô: thu từ các nhiên liệu dầu mỏ
Thu từ viện trợ khơng hồn lại
Đối với bên chi bao gồm:
• Chi đầu tư phát triển
• Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội: như chi vào máy móc của ngành y






tế, chi vào cơng nghệ khoa học hiện đại…
• Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Trạng thái ngân sách chính phủ:
B=T–G
B = t.Y – G
Trong đó:
B: hiệu số giữa thu và chi ngân sách
T: thuế ròng
8


Nhóm 2

G: chi tiêu của chính phủ
t: tỷ lệ thuế
Khi thu nhập lớn hơn chi tiêu: sẽ xuất hiện ngân sách thặng dư.
Khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn mức thu nhập: ngân sách của chính phủ bị
thâm hụt.
Khi thu nhập và chi tiêu chính phủ bằng nhau: ngân sách của chính phủ cân
bằng.
Các nhà nước hiện nay đều đang phải đối mặt với bài toán xử lý nguồn thu –
chi như thế nào để không xảy ra các trạng thái thâm hụt kéo dài. Để hiểu rõ hơn về các
loại thâm hụt, ta chia ra làm ba loại sau:

a. Thâm hụt ngân sách thực tế là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế
trong thời kỳ nhất định.
VD: Trong kinh doanh thời trang, tiền mua nguyên vật liệu như vải, chỉ …ngày càng

tăng trong khi sản phẩm bán ra với mức giá bn đầu- không tăng giá, khi này sẽ xuất
hiện thâm hụt ngân sách thực tế.

b. Thâm hụt ngân sách cơ cấu là thâm hụt tính tốn trong trường hợp nếu nền kinh tế
hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng và cũng là loại thâm hụt phản ánh chủ quan
hoạt động của chính sách tài khóa.
VD: Thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm…

c. Thâm hụt ngân sách chu kỳ là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng chu kỳ
kinh doanh. Thâm hụt ngân sách chu kỳ bằng hiệu số giữa tham hụt thực tế và
thâm hụt cơ cấu đồng thời, nó cũng biến động cùng với chu kỳ của nền kinh tế
(tăng khi suy thoái, giảm khi phát triển mở rộng).
VD: Khi nền kinh tế suy thoái làm cho tỷ lệ thấy nghiệp tăng cao, thu ngân sách từ
thuế sẽ giảm trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng.

9


Nhóm 2

III.

CSTK cùng chiều, ngược chiều, CSTk và vấn đề thối lui đầu tư

1. Chính sách tài khóa cùng chiều
Chính sách tài khóa cùng chiều là chính sách mà khi mục tiêu của chính phủ là
ln đạt được ngân sách cân bằng (B=0) bất kể sản lượng có thay đổi như thế nào
Trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, nếu áp dụng chính sách tài khóa cùng
chiều tức là tăng thuế và giảm chi tiêu của chính phủ (tăng T và giảm G) thì khi đó
tổng cầu (AD) sẽ giảm và nền kinh tế ngày càng suy thoái hơn.

Trong trường hợp nền kinh tế đương nóng, nếu áp dụng chính sách tài khóa
cùng chiều tức là giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ (giảm T và tăng G) thì khi
đó tổng cầu (AD) sẽ tăng và nền kinh tế đã nóng lại càng nóng hơn, và tỷ lệ lạm phát
cũng như thế mà tăng theo.
Như vậy, ta có thể thấy rằng mục tiêu cân bằng ngân sách khơng phải là mục
tiêu chính của kinh tế vĩ mơ và chính sách tài khóa cùng chiều do vậy cũng khơng phải
là chính sách thường được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mơ.

2. Chính sách tài khóa ngược chiều
Chính sách tài khóa ngược chiều là chính sách mà khi mục tiêu của Chính phủ
là ln đạt được mức sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng (Y=Y*) và mức
việc làm đầy đủ bất kể ngân sách bị thâm hụt như thế nào.
Trong trường hợp nền kinh tế suy thối, nếu áp dụng chính sách tài khóa ngược
chiều tức là tăng thuế và giảm chi tiêu (tăng T và giảm G) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ
tăng và nền kinh tế đang suy thoái sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên, ngân sách chính phủ
thì ngày càng bị thâm hụt.
Trong trường hợp nền kinh tế đương nóng, nếu áp dụng chính sách tài khóa
ngược chiều tức là giảm thuế và tăng chi tiêu (tăng G và giảm T) thì khi đó tổng cầu
(AD) sẽ giảm và nền kinh tế đang tăng trưởng cao sẽ được kìm bớt lại. Tuy nhiên,
ngân sách chính phủ sẽ thặng dư.

1
0


Nhóm 2

3. Chính sách tài khóa và vấn đề thối lui đầu tư
Việc chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng can thiệp vào nền kinh tế
khiến cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế đó tăng theo cấp số nhân. Khi đó, nhu

cầu về tiền giao dịch trong nền kinh tế cũng tăng lên, trong khi cung tiền không thay
đổi. Điều này khiến cho lãi suất thị trường gia tăng và hoạt động đầu tư trong nền kinh
tế giảm do đầu tư nhạy cảm với lãi suất.
Mặt khác đầu tư là một thành tố quan trọng của tổng cầu.Do đó, khi đầu tư
giảm, tổng cầu của nền kinh tế cũng giảm theo và sản lượng cân bằng của nền kinh tế
giảm theo mơ hình số nhân. Kết quả là thu ngân sách giảm do thuế là một hàm của thu
nhập và là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách chính phủ.
Đó là cơ chế thối lui đầu tư và thường xuất hiện với hiện tượng thâm hụt cơ
cấu. Điều này hàm ý rằng, khi chính phủ muốn tăng chi tiêu để tăng trưởng kinh tế sẽ
dẫn đến bóp nghẹt đầu tư và giảm sản lượng, Về mặt ngắn hạn, quy mơ của thối lui
đầu tư là nhỏ, nhưng trong dài hạn quy mơ này có thể rất lớn. Để hạn chế thối lui đầu
tư cần có sự phối hợp hài hịa các chính sách khác nhau trong việc ổn định hóa nền
kinh tế.

IV.

Tác động của chính sách tài khóa mở rộng và thu hẹp

1. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng:
Sở dĩ chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng để thúc đầy gia tăng của sản
lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Có một điểm hạn chế ở đây là
khi tăng chi tiêu của Chính phủ lên quá mức có thể dẫn đến hiệu ứng thối lui đối với
đầu tư tư nhân, làm hiệu quả ngân sách bị giảm sút.

1
1


Nhóm 2


Trên đây là đồ thị minh họa cho điều này. Ban đầu nền kinh đạt trạng thái cân
bằng tại điểm E giao của đường IS-LM. Khi này, lãi suất và mức thu nhập đều đạt ở
trạng thái cân bằng r0 và Y0.
Giả sử mức thu nhập Y0 là thấp, khi này Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài
khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng sản lượng khi ấy sẽ tăng theo cấp
số nhân và từ điểm E dịch chuyển sang điểm E 1 có mức sản lượng lớn Y1 và lãi suất
vẫn giữ nguyên. Bởi thu nhập tăng lên rất cao kéo theo cầu tiền tăng, lãi suất cũng từ r 0
tăng lên đến r1 làm cho các dự định đầu tư tư nhân giảm khi này, tổng chi tiêu AE giảm
và kéo theo đó mức thu nhập giảm. Trên đồ thị lúc này, điểm E 1 sẽ dịch chuyển sang
điểm E2 với mức lãi suất r2 và mức thu nhập cân bằng mới Y 2. Sự xuất hiện của hiệu
ứng thoái lui đầu tư tư nhân xảy ra làm giảm sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất.

1
2


Nhóm 2

2. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp:

Ngoài việc làm giảm tổng chi tiêu và thu nhập của nền kinh tế khi xảy ra tình
trạng tăng trưởng nóng ra thì chính sách tài khóa thu hẹp cịn làm giảm cầu tiền và lãi
suất. Khi lãi suất giảm nó sẽ kích thích sự gia tăng đầu tư, tổng chi tiêu và thu nhập, từ
đó làm giảm hiệu quả kìm hãm tăng trưởng nóng của chính sách tài khóa thu hẹp.
Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E mới mức lãi suất và mức thu nhập
cân bằng lần lượt là r0 và Y0. Tại đay nền kinh tế đang ở mức báo động do tổng cầu
đang ở mức q cao.
Chính phủ muốn kìm hãm sự tăng trưởng nóng này nên đã sử dụng chính sách
tài khóa thu hẹp (giảm chi tiêu G hoặc/và tăng thuế T ) làm cho tổng chi tiêu giảm,
đường IS dịch chuyển sang phải đến đường IS 2, thu nhập giảm từ Y0 đến Y1 theo mơ

hình số nhân. Do thu nhập giảm nên kéo theo cầu về tiền và lãi suất giảm theo. Khi
này thu hút một lượng lớn đầu tư tư nhân kéo theo tổng chi tiêu và thu nhập tăng từ
điểm E1 đến E2. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại E 2 với mức thu nhập Y2 và
mức lãi suất r2 cùng giảm. Tóm lại chính sách tài khóa thu hẹp có thể ngăn chặn được
sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế nhưng đó là trong ngắn hạn. Trong dài hạn, việc
giảm lãi suất lâu sẽ kích thích đầu tư làm cho tổng cầu và sản lượng trở lại trạng thái
ban đầu.

1
3


Nhóm 2

B. Thực trạng sản lượng và việc làm của Việt Nam . Tác động
chính sách tài khóa
1. Năm 2016


Thực trạng về sản lượng
Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trước những biến động

lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, ẩn chứa
nhiều yếu tố bất định. Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi
Liên minh châu Âu (EU) sau một cuộc trưng cầu dân ý (Brexit) và chiến thắng của
ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ
những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh tế
của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc
dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt

6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong
phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.

Theo Tổng cục Thống kê, nơng nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong trong
ngành Cơng nghiệp khai khống được cho là ngun nhân chính dẫn tới tăng trưởng
thấp. Khu vực nơng nghiệp, vốn chiếm 11-13% GDP, nhưng ước tính mức tăng trưởng
chỉ đạt 0,72% và đóng góp được 0,09 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Trong khi
1
4


Nhóm 2

đó, tăng trưởng lâm nghiệp và thủy sản giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước khiến cả
khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 1,36%, tỷ lệ thấp nhất trong vịng 6 năm trở
lại đây.
Nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhóm ngành này đạt 11,09%, cao hơn so với 2 năm trước
(năm 2014: 8,45%; năm 2015: 10,60%).


Thực trạng về việc làm
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính 47,7

triệu người, tăng 275,9 nghìn người so với năm trước, trong đó lao động nam 25,8
triệu người, chiếm 54,1%; lao động nữ 21,9 triệu người, chiếm 45,9%. Lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 16,0 triệu người, chiếm 33,4%; khu
vực nông thôn là 31,8 triệu người, chiếm 66,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30%, trong đó khu
vực thành thị là 3,18%; khu vực nơng thơn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên

(Từ 15-24 tuổi) năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,30%; khu vực
nông thôn là 5,74%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm
2016 là 1,64%, thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,40% của năm 2014, trong đó
khu vực thành thị là 0,73%; khu vực nông thôn là 2,10%. Tỷ lệ lao động có việc làm
phi chính thức ngồi hộ nơng, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 ước tính là 55,9%, trong
đó khu vực thành thị là 47,0%; khu vực nơng thơn là 64,1%.

2. Năm 2017


Thực trạng về sản lượng
Năm 2017 khép lại, cùng với xu thế chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt

Nam tiếp tục ổn định về mặt vĩ mơ. Trong đó, tăng trưởng GDP đạt 6,81%, chủ yếu
đến từ sự đóng góp của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Lạm phát được kiềm chế ở
mức thấp dưới 4%, đến từ sự chủ động trong chính sách điều hành, kiểm sốt chặt chẽ
giá cả… Mặc dù đạt được kết quả tích cực nhưng việc duy trì được đà tăng trưởng
cũng như ổn định vĩ mơ trong năm 2018 vẫn là một thách thức lớn khi nhiều vấn đề
nội tại của nền kinh tế đang đòi hỏi cần tiếp tục được giải quyết triệt để.
1
5


Nhóm 2


Kinh tế trong nước phục hồi ấn tượng

So với năm 2016 tăng trưởng không như kỳ vọng, năm 2017, kinh tế Việt Nam
cho thấy một dấu hiệu khởi sắc hơn với mức tăng trưởng cả năm 2017 đạt 6,81%, vượt

chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Trong đó, tăng trưởng quý III và quý IV/2017 đạt mức cao
“ấn tượng” lần lượt là 7,46% và 7,65% cao nhất trong vòng 7 năm và cao hơn nhiều so
với cùng kỳ các năm trước đó.
Khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp cho thấy, sự phục hồi rõ rệt nhất khi tăng
trưởng cả năm đạt 2,90% (cao hơn đáng kể so với mức tăng của hai năm trước đó).
Trong khu vực này, ngành thủy sản và lâm nghiệp đạt mức tăng lần lượt là 5,54% và
5,14%. Trong khi đó, tình trạng mưa lũ trên diện rộng khiến nông nghiệp chỉ tăng
trưởng ở mức khiêm tốn 2,07%.
Khu vực dịch vụ cũng đóng góp lớn vào mức tăng trưởng chung của toàn nền
kinh tế, tiếp tục đà tăng trưởng từ năm 2015, với mức tăng 7,44% cả năm 2017. Trong
đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản năm 2017 đạt
mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, lần lượt đạt 8,14% và 4,07%.
Công nghiệp chế biến chế tạo như mọi năm vẫn ln là động lực chính thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế với mức tăng trưởng lên đến 14,40% trong năm 2017. Trong khi
đó, tồn khu vực cơng nghiệp và xây dựng tiếp tục cho thấy, mức tăng trưởng thấp hơn
so với hai năm trước, chỉ đạt 8%, chủ yếu đến từ sự suy giảm ngành khai khoáng. Tuy
nhiên, trong năm 2017, sự suy giảm này không làm chậm tốc độ tăng trưởng chung
của toàn nền kinh tế.


Thâm hụt ngân sách giảm

Trong nhiều năm qua, bên cạnh những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế và lạm
phát, nền kinh tế vẫn tồn tại một số hạn chế lớn có thể gây tác động tiêu cực đến ổn
định kinh tế vĩ mơ. Một trong số đó đến từ việc ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục
bội chi trong nhiều năm. Tuy nhiên, năm 2017, Bộ Tài chính đã hồn thành vượt mức
dự tốn thu NSNN. Cụ thể:
Tính đến hết ngày 31/12/2017, thu cân đối NSNN ước đạt 1.283,2 nghìn tỷ
đồng, vượt 71 nghìn tỷ đồng, vượt 5,9% so dự tốn, tăng 43,7 nghìn tỷ đồng so báo
cáo Quốc hội đạt mức động viên 25,6% so GDP; trong đó, thuế phí đạt 21% GDP.

1
6


Nhóm 2


Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh

Tính đến hết tháng 12/2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước ước đạt
213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu vẫn chủ
yếu đến từ nhóm DN có vốn đầu tư nước ngồi. Xuất khẩu khu vực này đạt 155,24 tỷ
USD, chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu khu vực trong nước cũng có sự cải thiện vượt bậc khi tăng đến 16,2%.


Thực trạng vệc làm
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2017 ước tính 48,2

triệu người, tăng 511 nghìn người so với năm trước, trong đó lao động nam chiếm
54,1%; lao động nữ chiếm 45,9%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực
thành thị chiếm 33,4%; khu vực nông thôn chiếm 66,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24%, trong đó khu
vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
(Từ 15-24 tuổi) năm 2017 là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%; khu vực
nông thôn là 5,87%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm
2017 là 1,63%, trong đó khu vực thành thị là 0,85%; khu vực nông thôn là 2,07%. Tỷ
lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nơng nghiệp16 năm 2017 ước tính là 57%,
trong đó khu vực thành thị là 48,5%; khu vực nông thôn là 64,4%.


3. Năm 2018


Thực trạng về sản lượng
Trong 9 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế nước ta tiếp tục chuyển biến tích

cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng
kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I nhưng cao hơn mức tăng 6,73%
của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. Tính chung 9 tháng năm
2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất của
9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Tốc độ tăng trưởng khẳng định tính hiệu quả trong
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, của nhân
dân.
1
7


Nhóm 2

Trong mức tăng trưởng của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung; Khu vực cơng nghiệp và
xây dựng tăng 8,89%, đóng góp 48,7%; Khu vực dịch vụ tăng 6,89%, đóng góp
42,5%.
Mức tăng trưởng năm nay của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cao nhất
trong giai đoạn 2012-2018, trong đó ngành nơng nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng
phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,78%; Ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức
tăng 6,37%,...
Cơng nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá với 9 tháng tăng 8,98%. Ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động
lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%, tuy thấp hơn mức tăng

của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng 9 tháng các năm 20122016...
Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng trưởng 6,89%, tuy thấp hơn mức tăng 7,21%
của 9 tháng năm trước nhưng cao hơn so với cùng kỳ giai đoạn 2012-2016…
Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
13,93% GDP; Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,49%; Khu vực dịch vụ
chiếm 42,54%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04% (cơ cấu tương ứng
của cùng kỳ năm 2017 là: 14,67%; 32,50%; 42,65%; 10,18%).
Từ góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,09% so với cùng
kỳ năm 2017; Tích lũy tài sản tăng 7,71%; Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
15,52%; Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,22%.


Thực trạng về việc làm
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2018 ước tính 48,7

triệu người, tăng 549,8 nghìn người so với năm trước, trong đó lao động nam chiếm
54,8% ; lao động nữ chiếm 33,6%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực
thành thị chiếm 33,4%; khu vực nông thôn chiếm 66,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu
vực thành thị là 3,1%; khu vực nông thôn là 1,74%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
(từ 15-24 tuổi) ước tính là 7,06%, trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông
1
8


Nhóm 2

thơn là 5,73%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 1,46%, trong
đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,69%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông
thôn là 1,85%

TÓM TẮT SỐ LIỆU:

Lực lượng lao
động (triệu người)
Tỉ lệ thất nghiệp
(%)

2016
47.7

2017
48.2

2018
48.7

2.3

2.24

2.19

 Nhận xét:
− Số người trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng
− Tỷ lệ người thất nghiệp có xu hướng giảm.
 Chính sách tài khóa của chính phủ: chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là
chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ
người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ

BHTN.

Số người tham gia
Số người được giải
quyết
Tổng số thu (tỷ
đồng)
Tổng số chi (tỷ
đồng)
Tổng số dư (tỷ
đồng)


2016
109.447
6.148

2017
115.389
7.065

2018
126.431
7.461

111.862

135.890

155.410


57.450

79.350

106.320

61.170

56.540

49.090

Tác động của chính sách tài khóa nên nền kinh tế Việt Nam
Chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của Chính phủ đến hệ thống thuế

và chi tiêu của Chính phủ nhằm đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh
tế, tạo công ăn việc làm, ổn định giá cả. Một chính sách tài khóa tốt phải đạt 3 mục
tiêu: Đúng lúc; Đúng mục tiêu và Kịp thời. Phương pháp để đánh giá trạng thái tài
1
9


Nhóm 2

khóa ảnh hưởng đến kinh tế có đáp ứng được các mục tiêu kể trên hay không mà hiện
nay được nhiều nhà kinh tế và Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) sử dụng là đo lường xung
lực tài khóa đối với sản lượng/GDP trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu xung
lực tài khóa dương (hay âm) hàm ý trạng thái tài khóa mở rộng (thu hẹp) hơn so với
năm trước. Khi trạng thái tài khóa thay đổi, sẽ làm thay đổi xung lực tài khóa, và làm

thay đổi chu kỳ kinh tế

4. Năm 2019


Thực trạng sản lượng
Việt Nam ghi dấu thành công của kinh tế Việt Nam năm thứ hai liên tiếp đạt và

vượt mức 12/12 chi tiêu phát triển kinh tế xã hội
Tổng kim ngạch xuất – nhập lần cán mốc 500 tỷ USD; chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
ở mức 2,79% - thấp nhất trong vòng 3 năm qua, đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%;
Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)

Tăng GDP đạt kết quả ấn tượng :
Tăng trưởng GDP đạt 7,02% vượt mục tiêu Quốc hội đề ra 6,6 – 6,8 % khẳng
định kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hàng , chỉ đạo quyết
lieejy các cấp , các ngành , các địa phương , cộng đồng doanh nghiệp cùng nổ lực thực
hiện để đạt và mục tiêu tăng trưởng .
Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01% , do hạn hán , ảnh hưởng tới
năng suất và sản lượng cây trồng , ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả
lợn châu Phi , nơng sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu
Trong đó, ngành nơng nghiệp tăng 0,61%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào
tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp và thủy sản
lần lượt tăng 4,98% và 6,3%, nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 và 0,21
điểm phần trăm
Sản xuất cơng nghiệp năm 2019 duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng giá
trị tăng thêm so với năm trước đạt 8,86%, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo giữ
vai trò chủ chốt (tăng 11,29%); sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ cho
2
0



Nhóm 2

sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; khai khống bước đầu có mức tăng nhẹ 1,29% sau
ba năm liên tiếp giảm nhờ khai thác than tăng cao bù đắp cho sự sụt giảm của khai
thác dầu thô
Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm
2011 và 7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011 - 2019, chủ yếu nhờ mức tăng
trưởng tốt của một số ngành có tỷ trọng lớn như bán bn, bán lẻ (tăng 8,82%, đóng
góp 0,96 điểm phần trăm vào mức tăng chung); tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng
8,62%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm); vận tải, kho bãi (tăng 9,12%, đóng góp 0,3
điểm phần trăm).
Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2019 tiếp tục duy trì tốc độ tăng khá, chủ yếu nhờ
đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 theo
giá hiện hành ước đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước,
tương đương 33,9% GDP và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (33 -34% GDP). Sự cải thiện
của các yếu tố kinh tế vĩ mô như môi trường đầu tư - kinh doanh được cải thiện, tăng
trưởng mạnh mẽ của xuất nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì... là
các yếu tố thúc đẩy đầu tư trong nước thời gian qua. Hiệu quả đầu tư tuy có sự cải
thiện so với giai đoạn trước
nhưng chưa thực sự rõ nét, thể hiện ở hệ số ICOR bình quân giai đoạn 2016 - 2019
thấp hơn giai đoạn 2011 - 2015, nhưng năm 2019 vẫn ở mức cao.
Tổng vốn đăng ký của các dự án FDI cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo
hình thức góp vốn, mua cổ phần năm 2019 (tính đến 20/12) đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2%
so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện tiếp tục tăng tích cực, năm 2019 giải
ngân đạt khoảng 20,4 tỷ USD (tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018).
Hoạt động xuất - nhập khẩu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh thương mại thế
giới có nhiều biến động, căng thẳng giữa Hoa Kỳ và một số các quốc gia lớn, đặc biệt
là Trung Quốc, có chiều hướng gia tăng. Nhập khẩu của cả nước trong năm 2019 đạt

253,51 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018 và tương đối thấp so với những năm gần
đây, do các mặt hàng nhập khẩu lớn như điện thoại - linh kiện, sắt thép, kim loại giảm;
nhập khẩu vải, nguyên phụ liệu dệt may tăng trưởng yếu. Xuất khẩu đạt 263,45 tỷ
USD, tăng 8,1% so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng thấp nhất từ năm 2016 trở lại
2
1


Nhóm 2

đây, do thị trường điện thoại đã bão hịa, kinh tế của các thị trường xuất khẩu lớn EU,
Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung
Quốc. Mặc dù tình hình xuất khẩu có nhiều khó khăn, song nhập khẩu giảm mạnh và
tăng trưởng thấp hơn xuất khẩu nên cán cân thương mại trong năm 2019 vẫn thặng dư
9,9 tỷ USD, tương đương 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng
khá. Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước, tăng 9,2% nếu loại trừ yếu tố
giá.
Năm 2019, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đánh dấu cột mốc 10 năm
hoạt động với mức tăng trưởng 27%/năm, đạt kỷ lục và trở thành quốc gia có mức tăng
trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Á cũng như khu vực
ASEAN+3. Quy mô thị trường TPCP ước đạt trên 25% GDP và cao gấp 12 lần so với
năm 2009. Khối lượng giao dịch bình quân đạt trên 9.000 tỷ đồng/phiên, tăng 24 lần.
Lãi suất huy động giảm trên tất cả các kỳ hạn. Khung pháp lý thị trường ngày càng
được hoàn thiện, nhiều sản phẩm mới được đưa vào giao dịch, góp phần đa dạng hóa
đầu tư và bổ sung cơng cụ phịng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư. Trên thị trường hiện
có 509 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7%
so với cuối năm 2018.


2
2


Nhóm 2

2
3


Nhóm 2



Ổn định kinh tế vĩ mơ tiếp tục được duy trì
Với những lo ngại về sự bất ổn của thị trường hàng hóa, các rủi ro trong biến

động kinh tế thế giới và điều chỉnh chính sách giá trong nước, nhiều tổ chức quốc tế và
trong nước đều cho rằng, áp lực lạm phát năm 2019 là tương đối lớn, mục tiêu kiểm
soát lạm phát ở mức 4% là khó khả thi. Tuy nhiên CPI bình qn cả năm 2019 tăng
2,79% - thấp nhất trong 3 năm qua. Lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,01% so với bình
quân cùng kỳ năm 2018 và cao nhất kể từ tháng 01/2016. Lạm phát cơ bản có xu
hướng tăng mạnh, đặc biệt trong tháng cuối năm có khả năng tạo sức ép lạm phát tăng
cao trong quý I/2020, nhất là trong bối cảnh giá thực phẩm và giá xăng dầu trên thế
giới đang có xu hướng tăng.
Mặt bằng lãi suất huy động, cho vay tiếp tục được duy trì ổn định trong năm 2019 và
có chiều hướng giảm. Lãi suất huy động VND phổ biến là 0,2 - 0,8%/năm đối với tiền
gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3 - 5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ
1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3 - 7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới

12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,6 - 7,5%/năm. Hiện lãi suất huy động USD của
các tổ chức tín dụng ở mức 0%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức
2
4


Nhóm 2

6 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,0 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho
vay USD phổ biến là 3 - 6%/năm.
Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh theo xu hướng tăng nhẹ, ở mức 23.167
VND/USD, tăng 1,5% so với cuối năm 2018; tỷ giá trung bình của ngân hàng thương
mại (tính đến ngày 30/12/2019) ở mức 23.171 VND/USD, giảm 0,5% và tỷ giá trên thị
trường tự do ở mức 23.160 VND/USD, giảm 0,76% so với cuối năm 2018. Yếu tố
chính tác động khiến tỷ giá VND/USD là: Cơ chế tỷ giá trung tâm và các công cụ điều
tiết thị trường ngoại hối phát huy được hiệu quả hạn chế hành vi đầu cơ, găm giữ
ngoại tệ; Nguồn cung ngoại tệ tương đối dồi dào do vốn FDI tăng trưởng khả quan;
Chênh lệch lãi suất VND và USD vẫn duy trì ở mức cao, dịng vốn ngoại tệ gửi ngân
hàng vẫn nghiêng về nắm giữ VND.



Thực trạng việc làm

2
5


×