Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn Thạc sĩ Chất lượng cán bộ, công chức thuộc Đề án 500 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.36 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............/............

BỘ NỘI VỤ
......../.......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ HUYỀN TRÂN

CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC
THUỘC ĐỀ ÁN 500
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............/.............

BỘ NỘI VỤ
......../.......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ HUYỀN TRÂN

CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC
THUỘC ĐỀ ÁN 500
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐĂNG MINH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong Luận văn này do tôi viết, số liệu thu thập và
các nội dung nghiên cứu, cũng như kết quả đề tài là trung thực. Những số liệu phục
vụ cho nghiên cứu được sử dụng trong đề tài do chính tác giả sưu tầm từ các nguồn
khác nhau và được trích dẫn nguồn trong phần tài liệu tham khảo./.

Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 12 năm 2017
Học viên

Trần Thị Huyền Trân


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến q thầy cơ Học viện Hành
chính Quốc gia, đặc biệt là những thầy cơ đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời
gian học tập tại học viện.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Đăng Minh đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành luận văn
tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành

chính Quốc gia, Ban lãnh đạo Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền
Trung cùng quý thầy cô trong khoa Sau Đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để
tơi học tập và hồn thành tốt khóa học.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Nội
vụ Tỉnh Quảng Nam, Thầy cơ Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam, các địa
phương và các học viên Đề án 500 đã tạo điều kiện cho tơi điều tra khảo sát
để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiết sót, rất
mong nhận được những đóng góp quý báu của quý Thầy cô và các Anh chị.
Học viên
Trần Thị Huyền Trân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ .................................. 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức cấp xã ........................ 8
1.1.1. Cán bộ, công chức ............................................................................ 8
1.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã ............................................................... 11
1.1.3. Tiêu chuẩn cán bộ công chức cấp xã .............................................. 15
1.2. Chất lượng cán bộ công chức cấp xã .................................................. 20
1.2.1. Khái niệm chất lượng cán bộ cơng chức cấp xã .............................. 20
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ................. 23
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ...... 29
3.4.1. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức xã ...... 29
3.4.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ................... 30
3.4.3. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ cơng chức xã ................ 31
3.4.4. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ công chức cấp xã ....... 32

3.4.5. Công tác đánh giá cán bộ công chức xã ......................................... 33
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ..... 34
1.3.1. Xuất phát từ vị trí vai trị của cán bộ cơng chức xã......................... 34
1.3.2. Xuất phát từ u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ....................... 35
1.3.3. Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và u cầu chuẩn hóa đội
ngũ CBCC chính quyền cấp xã hiện nay ................................................... 36
1.3.4. Xuất phát từ yêu cầu cải cách và xây dựng nền hành chính hiện đại .... 36
1.5. Một số Đề án đang được Chính phủ triển khai thực hiện ................. 37
1.5.1. Đề án 600 của chính phủ ................................................................ 37
1.5.2. Đề án 500 của chính phủ ................................................................ 39


TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................. 45
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
THUỘC ĐỀ ÁN 500 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ................. 46
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam 46
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 46
2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội .............................................................. 47
2.1.3. Khái quát chung về cán bộ, công chức thuộc đề án 500 trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................... 54
2.2.Thực trạng về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc Đề án 500 tỉnh
Quảng Nam .................................................................................................. 62
2.2.1. Đánh giá kết quả cán bộ Đề án 500 sau khi được bố trí, phân cơng
cơng tác tại địa phương ............................................................................... 63
2.3. Kết quả điều tra, khảo sát ................................................................... 65
2.3.1. Đối với lãnh đạo cơ sở.................................................................... 65
2.3.2. Đối với cán bộ, công chức là học viên các khoá ............................. 68
2.4. Đánh giá chung về kết quả bố trí, năng lực cơng tác của cán bộ, cơng
chức Đề án 500............................................................................................ 73
2.4.1. Những ưu điểm ............................................................................... 73

2.4.2. Những hạn chế ................................................................................. 77
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế về chất lượng ................................................ 78
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 81
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUỘC ĐỀ ÁN 500 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................. 82
3.1. Quan điểm định hướng nâng cao chất lượng cán bộ công chức thuộc
đề án 500 ..................................................................................................... 82
3.1.1. Quan điểm định hướng chung của Đảng và Nhà nước.................... 82


3.1.2. Quan điểm định hướng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã
của tỉnh Quảng Nam................................................................................. 83
3.2. Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thuộc
đề án 500 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ................................................... 86
3.2.1. Phát hiện, tuyển chọn ..................................................................... 86
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng ......................................................................... 88
3.2.3. Tạo động lục làm việc cho cán bộ công chức .................................. 92
3.3. Kiến nghị, đề xuất ................................................................................ 97
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................... 102
KẾT LUẬN ............................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BTS


: Base Transceiver Station
(Trạm thu phát sóng di động)

CBCC

: Cán bộ, công chức

CN-XD

: Công nghiệp-Xây dựng

CT

: Chủ tịch

CT/TW

: Chỉ thị của trung ương

CV/TU

: Công văn/Tỉnh ủy

ĐH

: Đường huyện

FAO


: Food and Agriculture Organization
(Tổ chức LHQ về lương thực và nông nghiệp)

GRDP

: Gross regional domestic product
(Tổng sản phẩm trên địa bàn)

HĐBT

: Hội đồng bộ trưởng

HD-SNV

: Hướng dẫn-Sở Nội vụ

ISO

: International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa)

Kl/TW

: Kết luận/Trung ương

KTXH-QPAN

: Kinh tế xã hội-Quốc phòng an ninh

LAN


: Local Area Network (Mạng máy tính nội bộ)



: Nghị định

NĐ-CP

: Nghị định-Chính phủ

NLTS

: Nông lâm thủy sản

NQ/TU

: Nghị quyết/Tỉnh ủy

NQ/TW

: Nghị quyết/Trung ương

NQ-HĐND

: Nghị quyết-Hội đồng nhân dân


NTM


: Nơng thơn mới

PCT

: Phó chủ tịch

PTTH

: Phổ thơng trung học



: Quyết đinh

QĐ-BNV

: Quyết định-Bộ Nội vụ

QĐ-TTg

: Quyết định-Thủ thướng

QĐ-UBND

: Quyết định-Uỷ ban nhân dân

QH12

: Quốc hội khóa 12


QL

: Quốc lộ

SL

:Sắc lệnh

THCS

: Trung học cơ sở

TT-BNV

: Thông tư-Bộ Nội vụ

UBND

: Uỷ ban nhân dân

USD

: United States Dollar ( Đồng đô la Mỹ)

WB

: World Bank (Ngân hàng thế giới)


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu 2.1: Về trình độ học vấn .................................................................... 56
Biểu 2.2: Về trình độ chun mơn ............................................................. 57
Biểu 2.3: Xếp loại học tập .......................................................................... 58
Biểu 2.4: Về cơ cấu theo giới tính .............................................................. 58
Biểu 2.6: Về thành phần dân tộc ............................................................... 59


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát chất lượng thực thi công vụ .......................... 66
của CBCC Đề án 500 .................................................................................. 66
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát chất lượng thực thi công vụ .......................... 67
của CBCC Đề án 500 .................................................................................. 67
Bảng 2.3. Kết quả phân công nhiệm vụ học viên thuộc Đề án 500 .......... 68


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, có tầm quan trọng đặc biệt,
là nơi tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện đến
từng người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Đồng thời là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính
sách đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền
tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xi”. Trong
thời gian qua, việc tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước đã làm cho chính
quyền cấp xã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với điều kiện mới.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Quảng Nam tiếp tục được bổ
sung, ổn định về số lượng, có cơ cấu đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn
chế, khuyết điểm, nhất là kiến thức quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng
nghiệp vụ hành chính, tỷ lệ cán bộ cơng chức chưa đạt 03 chuẩn vẫn cịn cao,
tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp, tinh thần trách

nhiệm, ý thức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn yếu, tỷ lệ
cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao đẳng, đại học
cịn thấp. Vì vậy, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày
30/6/2011 (khóa XX) về cơng tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng
đến năm 2020, nên việc xây dựng Đề án tuyển chọn đào tạo nguồn cán bộ chủ
chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015 (Đề án 500) là
một trong những chủ trương có tính đúng đắn trong chiến lược nguồn nhân
lực phục vụ cho cơ quan hành chính cấp xã. Do đó, việc đánh giá đúng chất
lượng cán bộ, cơng chức cấp xã thuộc đề án 500 tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong việc quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng lực lượng này
vào phục vụ nền hành chính hiện đại, đáp ứng xu thế hội nhập hiện nay. Đó là
lý do tác giả chọn đề tài “Chất lượng cán bộ, công chức thuộc Đề án 500
1


trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc sĩ. Đây được xem là
vấn đề phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay, phù
hợp với thực tiễn địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã và đang được
các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm như
- “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của
PGS.TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS. Trần Xuân Sẩm, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 2003 nghiên cứu về lịch sử phát triển của các khái niệm về
cán bộ, công chức, viên chức, phân tích, đưa ra luận cứ khoa học và nội dung
của cơng nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước, u cầu của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa với việc nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức nói chung; góp
phần lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung. Từ đó đưa ra những kiến nghị về
phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất

lượng, số lượng và cơ cấu.
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” của TS. Thang Văn
Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị người
cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng
chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng
nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta,
cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Từ đó hệ thống hóa, đánh giá đặc điểm và thực
2


trạng của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở nước ta từ
Trung ương đến cơ sở, đưa ra luận chứng cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân.
- “Pháp luật về cơng vụ, công chức ở Việt Nam và một số nước trên thế
giới” của TS.Trần Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ biên, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 2012 cung cấp cái nhìn hệ thống tồn diện về pháp luật
công vụ, công chức ở Việt Nam và chế độ công vụ một số nước trên thế giới,
những định hướng cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam đến năm
2020.
Vấn đề chất lượng cán bộ, công chức cũng được đặc biệt quan tâm trong
các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, cử nhân dưới nhiều góc độ khác nhau như
Luận văn thạc sĩ luật học “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức
chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
hiện nay” của tác giả Lê Đình Vỹ (2005); Luận văn thạc sĩ hành chính “Chất
lượng đội ngũ cơng chức xã huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội hiện nay”

tác giả Trịnh Thị Kim Loan (2011); Luận văn thạc sĩ hành chính “Nâng cao
cất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thành phố Hạ Long” của tác giả
Nguyễn Thị Tâm (2015)…Những luận văn này ngoài việc đưa ra một số khái
niệm và các tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức nói chung thì đi sâu phân
tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức xã thuộc địa bàn một số huyện, thành phố nhất định.
Qua nghiên cứu cho thấy những cơng trình, đề án nghiên cứu này đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức như khái niệm cán bộ,
công chức, một số nội dung về xây dựng cán bộ, công chức, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức và chế độ công vụ…Các công trình này
thường tiếp cận theo hướng từ nền hành chính nhà nước, dựa trên quan điểm
3


của quản lý hành chính nhà nước hoặc trên quan điểm của Luật hành chính và
thường tập trung phân tích, đánh giá về cán bộ, cơng chức nhà nước nói
chung. Vì vậy, trong đề tài luận văn này, dựa trên cơ sở khoa học quản trị
nguồn nhân lực, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu đánh giá về chất lượng của nhóm
cán bộ, cơng chức cấp xã thuộc đề án 500 – một bộ phận nhân lực quan trọng
trong đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước.
Nhìn chung, những tài liệu này cung cấp những kiến thức quý báu về cơ
sở lý luận, về kinh nghiệm xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức nhà nước. Tuy nhiên, ngồi những vấn đề chung thì mỗi địa phương
khác nhau sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với cán bộ, công chức phù
hợp với thực tiễn tình hình của địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển,
trong khi đó chưa có cơng trình nào nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công
chức cấp xã thuộc đề án 500 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy, đây
là vấn đề bức thiết cần được nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện trên cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức xã thuộc đề án 500, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về cán bộ, công chức và cán bộ công chức cấp xã thuộc đề án
500, qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc đề
án 500 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về cán bộ, công chức thuộc đề án 500.
4


- Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức thuộc đề án 500 tỉnh
Quảng Nam.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về chất lượng cán bộ,
công chức thuộc đề án 500 tỉnh Quảng Nam.
- Dựa trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thuộc đề án 500 trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là
cán bộ, công chức thuộc đề án 500
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Có nhiều cách tiếp cận và có nhiều tiêu chí để nghiên cứu
và đánh giá về chất lượng cán bộ, công chức và cán bộ, công chức thuộc đề
án 500. Trong luận văn này, chất lượng cán bộ, công chức thuộc đề án 500
được tiếp cận và xem xét chủ yếu ở các tiêu chí sau: Phẩm chất chính trị, đạo
đức, trình độ, kỹ năng và kết quả thực thi công vụ.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu chất lượng cán bộ, công chức

thuộc đề án 500 của 247 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cán bộ, công chức thuộc
đề án 500 của 247 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2011-2015
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
5


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề tài
sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp quan sát: Sử dụng các giác quan để quan sát các biểu hiện, các
hiện tượng cụ thể xảy ra trong quá trình thực hiện cơng tác cán bộ từ phía Đảng, Nhà
nước và cán bộ, công chức đề án, kết hợp với kết quả nghiên cứu từ các phương pháp
khác để đưa ra những đánh giá phù hợp đối với vấn đề đang nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được dùng để phỏng vấn
một số chủ thể có trách nhiệm trong hoạt động quản lý cán bộ, công chức xã
thuộc đề án 500, chủ yếu xoay quanh vấn đề chất lượng cán bộ, công chức
thuộc đề án hiện nay và những vấn đề cần phải thay đổi.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Dùng bảng câu hỏi được thiết kế theo
nội dung yêu cầu của đề tài đặt ra, qua đó tìm hiểu thực trạng chất lượng cán
bộ, công chức cấp xã thuộc đề án 500 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2011-2015.
- Phương pháp thống kế số liệu: Excel
- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, đánh giá tất cả các
nguồn thơng tin thu nhập được từ các phương pháp trên để hình thành báo cáo
tổng quan của đề tài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về cán bộ, công chức thuộc đề án 500 cho
các nghiên cứu về vấn đề này về sau.

6


- Kết quả phân tích thực trạng sẽ làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản
lý đánh giá thực tiễn chất lượng cán bộ, công chức thuộc đề án 500 trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.
- Những giải pháp của đề tài làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý
tại địa bàn hoặc các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương khác.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung và phần kết luận. Nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về cán bộ, công chức cấp xã và chất lượng cán
bộ công chức cấp xã
Chương 2: Thực trạng cán bộ, công chức thuộc đề án 500 trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thuộc đề án
500 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

7


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Một số khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức cấp xã

1.1.1. Cán bộ, công chức
Khái niệm “cán bộ”, “công chức” xuất hiện đầu tiên trong Sắc lệnh số
76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa quy
định quy chế cơng chức Việt Nam. Điều 1 của Sắc Lệnh ghi: “Những cơng
dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường
xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong nước hay ở nước ngồi đều là cơng
chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”.
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khái niệm “cán bộ”, “công
chức” được gọi chung là “cán bộ công chức nhà nước”. Khái niệm này được
gọi chung cho tất cả những người làm việc cho Nhà nước, khơng có sự phân
biệt rõ ràng. Đội ngũ này được hình thành từ nhiều con đường, có thể do bầu
cử, có thể do phân công sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, có thể
do tuyển dụng, bổ nhiệm…vv
Sau đổi mới năm 1986, trước u cầu cải cách nền hành chính và địi hỏi
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nuớc, khái niệm công chức được sử
dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Chính phủ. Nghị
định nêu rõ: “Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công
vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở Trung ương hay địa
phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng
lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước”.
Năm 1998, Pháp lệnh cán bộ công chức ra đời, là văn bản pháp lý cao
nhất của nước ta về cán bộ, công chức. Dưới Pháp lệnh là Nghị định số
8


95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng
chức. Nghị định đã cụ thể hóa khái niệm công chức: “là công dân Việt Nam,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người
được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được
phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chun mơn, được xếp vào một ngạch

hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc
quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp và cơng nhân quốc phịng.
Sau hai lần sửa đổi, năm 2003, Pháp lệnh cán bộ công chức cho khái
niệm cán bộ, công chức như sau:
“Cán bộ công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam
trong biên chế gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức
hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà
nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Thẩm phán Tịa án nhân dân, Kiểm sát viên kiểm sát nhân dân;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là
sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng, làm việc trong các cơ
9


quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp.
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ
trong thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư
Đảng ủy; Người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội xã,
phường, thị trấn;

- Những người được tuyển dụng, giao giữ chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã”
Mặc dù tiến bộ hơn rất nhiều so với Pháp lệnh năm 1998 và sửa đổi năm
2000, tuy nhiên Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi năm 2003 vẫn chưa phân
biệt rạch ròi giữa khái niệm “cán bộ” và “công chức”
Các khái niệm trên lần lượt được Luật cán bộ công chức của Nhà nước ta
bước đầu phân biệt rõ ràng. Khoản 1, Điều 4, Luật CBCC năm 2008, quy định
về cán bộ, công chức:
“Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cơng dân
quốc phịng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng
10


Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung
là đơn vị sự nghiệp công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật”
Như vậy, cán bộ được hiểu là những người được bầu, bổ nhiệm giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ trong tổ chức (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức

chính trị - xã hội). Công chức được hiểu là những người được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong tổ chức (Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong Quân đội nhân dân (mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng);
trong Cơng an nhân dân (mà khơng phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp); trong đơn vị sự nghiệp công lập. Ở Việt Nam, cán bộ, công chức
phải là công dân Việt Nam, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước (hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).
1.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã
Trước đây, hai khái niệm chủ yếu được sử dụng cho những người làm
việc tại cấp xã là cán bộ chuyên trách và cán bộ bán chuyên trách, khái niệm
công chức cấp xã chưa được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi
mới của sự phát triển, yêu cầu đối với hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường,
thị trấn cũng đã được đặt ra. Do đó có nhiều văn bản ra đời góp phần khẳng
định vị trí vai trị của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn trong tình hình
mới.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị
trấn: “Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành cần được sửa đổi theo hướng bao gồm
cả cán bộ, công chức cơ sở”; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của
11


Chính phủ về cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn, quy định cụ thể, rõ ràng về khái
niệm, tiêu chuẩn, quyền lợi, nghĩa vụ và việc quản lý, sử dụng công chức cấp xã.
Ngày 13/11/2008, Quốc hội ban hành Luật cán bộ, công chức số
22/2008/QH12, là văn bản pháp lý cao nhất, đã khái niệm cán bộ công chức cấp xã
như sau:
Tại Khoản 3, Điều 4, Luật CBCC năm 2008 quy định:
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã), là công

dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ trong Thường trực hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội. Như vậy, theo Luật CBCC năm 2008 thì chỉ tiêu xác định
cán bộ cấp xã gắn với cơ chế bầu cử, làm việc theo nhiệm kỳ, trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong nhà nước, trong tổ chức chính trị xã hội
ở địa phương và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, tại Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định cán bộ cấp
xã có các chức danh sau đây:
- Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
12


hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 3, Điều 4). Theo Luật CBCC
năm 2008 tiêu chí để xác định công chức cấp xã gắn với cơ chế tuyển dụng
vào ngạch, chức vụ, chức danh; có thể tuyển dụng thơng qua xét tuyển hoặc
thi tuyển; có thời gian làm việc lâu dài; trong biên chế và được hưởng lương
từ ngân sách nhà nước. Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
22/10/2009 quy định công chức cấp xã gồm 07 chức danh sau đây:
- Trưởng Công an;
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Văn phịng – Thống kê;

- Địa chính – Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường (đối với xã);
- Tài chính – Kế tốn;
- Tư pháp – Hộ tịch;
- Văn hóa – Xã hội.
Ở chính quyền cấp xã ngồi chức danh cán bộ chun trách, cơng chức
cịn có đội ngũ cán bộ khơng chuyên trách cấp xã gồm các chức danh sau:
- Khối Đảng
+ Trưởng Ban Tuyên giáo hoặc người phụ trách công tác Ban Tuyên
giáo;
+ Trưởng Ban Tổ chức hoặc người phụ trách công tác Ban Tổ chức;
+ Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra hoặc người phụ trách công tác Ủy ban kiểm tra;
+ Trưởng Ban Dân vận hoặc người phụ trách công tác Ban Dân vận;
+ Người phụ trách công tác Văn phịng Đảng ủy.
- Khối chính quyền
13


+ Phó Trưởng Cơng an (nơi chưa bố trí lực lượng Cơng an chính quy);
+ Phó Chỉ huy trưởng Qn sự;
+ Người phụ trách cơng tác văn phịng - nội vụ - thi đua - tơn giáo - dân
tộc;
+ Phó Trưởng Ban Nông nghiệp;
+ Người phụ trách công tác kế hoạch - giao thông - thủy lợi - nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm;
+ Người phụ trách công tác gia đình và trẻ em;
+ Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ;
+ Người phụ trách đài truyền thanh;
+ Người phụ trách cơng tác văn hóa - thể dục, thể thao.
- Khối Mặt trận và các đồn thể

+ Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;
+ Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ;
+ Phó Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Phó Chủ tịch Hội Nơng dân;
+ Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;
+ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
+ Chủ tịch Hội Người Cao tuổi;
Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã là những người không làm công
việc thường xuyên, liên tục, không hưởng lương từ ngân sách của nhà nước.
Những người này họ được hưởng phụ cấp hàng tháng do Uỷ ban nhân dân
tỉnh quyết định.

14


×