Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

công tác xã hội phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.26 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một trong những ngành khoa học ứng dụng nhằm đào
tạo những nhân viên xã hội chuyên nghiệp trực tiếp làm việc với cá nhân, gia
đình, nhóm, cộng đồng có nhu cầu và cao hơn nữa là có khả năng tác động vào
xã hội ở tầm vĩ mô. Cùng với Công tác xã hội với cá nhân, Cơng tác xã hội với
nhóm... phát triển cộng đồng là một trong những chuyên nghành quan trọng,
không thể thiếu của Công tác xã hội..
Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn còn
rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong những năm gần đây nhà nước, các tổ chức xã hội
trong và ngồi nước, các cá nhân tự nguyện đã có nhiều chương trình hoạt động
kinh tế - xã hội với mục tiêu hướng vào các hoạt động hưởng lợi nhằm tạo ra
nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận với những nguồn lực hỗ trợ, giúp cộng đồng
khơi dậy những tiềm năng và từng bước giải quyết những khó khăn trong cộng
đồng.
Các dự án phát triển cộng đồng thường hướng đến những cộng đồng nghèo
có những vấn đề xã hội nổi cộm như: Tệ nạn xã hội, nghèo đói, đơng con, hay ô
nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề mà nhà nước ta đang rất quan tâm.
Thực hiện kế hoạch của nhà trường cũng như của Khoa Lịch sử, sinh viên
đã tiến hành thực hành kỹ năng Công tác xã hội tại địa bàn Bản Cằng - Xã Môn
Sơn - Huyện Con Cng - Tỉnh Nghệ An. Trong q trình thực tế tại cộng đồng
sinh viên đã có q trình tìm hiểu vấn đề nhà tiêu khơng hợp vệ sinh tại bản
Cằng. Tuy kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nhưng với sự giúp đỡ và tạo
điều kiện từ phía nhà trường, các thầy cơ giáo cùng với cộng đồng nên sinh viên
đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong chuyến thực tế vừa qua.
Thông qua bài báo cáo này, sinh viên xin gửi tới nhà trường, các thầy cơ
giáo trong tổ Cơng tác xã hội, và tồn thể các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử Trường đại học Vinh lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, sinh viên xin cảm ơn

1


sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Công tác xã hội đã trực tiếp


giúp đỡ, hướng dẫn tận tình nhóm sinh viên trong suốt q trình thực hành.
Đồng thời, sinh viên cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, chính
quyền địa phương và người dân trong Bản Cằng - Xã Môn Sơn - Huyện Con
Cuông - Tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên có thể hồn
thành tốt đợt thực tế này. Tuy nhiên do còn hạn chế về mặt kinh nghiệm nên bài
báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, sinh viên rất
mong nhận được nhưng ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn để bài
báo cáo được bổ sung và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

2


PHẦN I: NỘI DUNG
1.1. Thực trạng việc sử dụng nhà tiêu khơng hợp vệ sinh.
Như chúng ta đã biết thì huyện Con Cng là một vùng núi nằm ở phía tây
Nghệ An, giáp với biên giới Lào. Nơi đây người dân cịn gặp rất nhiều khó khăn
về mọi mặt của đời sống tinh thần cũng như vật chất.
Và bản Cằng là một bản miền núi nằm trong địa phân quản lý của xã Môn
Sơn nằm trên trục đường giao thông liên xã vì thế thuận lợi cho việc đi lại, trao
đổi lưu thơng hàng hố, tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội
trong vùng. Tuy nhiên do nhiều vấn đề nên đời sống của người dân nơi đây cịn
gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Vì khơng có
ruộng để sản xuất, trồng lúa nên công việc chủ yếu của người dân là làm nương
rẫy, chặt củi, trồng măng... ngồi ra các hộ gia đình trong bản cịn chăn ni gia
súc, gia cầm (chủ yếu là chăn thả bị) để tăng thêm thu nhập. Hiện tại thì trong
bản đang gặp rất nhiều vấn đề nổi cộm như: Thiếu nước sạch trong sinh hoạt, ô
nhiễm môi trường, nhà tiêu không hợp vệ sinh, tệ nạn xã hội, nghèo đói.
Tuy nhiên vấn đề mà em đang hướng đến ở đây là vấn đề nhà tiêu không

hợp vệ sinh. Đây đang là vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cũa
người dân nơi đây làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cũa con
người, Vệ sinh môi trường là những yếu tố liên quan tới cuộc sống của con
người và vệ sinh môi trường yếu kém cũng là một trong những nguyên nhân
gây nên nhiều bệnh tật như: bệnh tiêu chảy; tả; thương hàn; mắt hột; bệnh phụ
khoa, da ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Vì vậy các yếu tố mơi
trường ngày càng cần được quan tâm để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cũng như
điều kiện sống của con người. Vệ sinh môi trường cũng được coi như là một
trong những tiêu chí quan trọng của q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
ảnh hưởng tới cảnh quan, sinh thái. Đây là vấn đề cịn nhiều bất cập nó phổ biến
rộng rãi trong cuộc sống người dân nơi đây.

3


Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,thu nhập bình qn đầu người thấp,
có nhiều phong tục tập qn lạc hậu, nhiều thói quen vệ sinh mơi trường chậm
thay đổi nên đây vẫn là vấn đề nhà tiêu hợp vệ sinh. Với mong muốn có thể vẽ
lên một bức tranh thực tế về nhà tiêu hợp vệ sinh của vùng miền núi phía tây
Nghệ An, nên em thực hiện đề tài nghiên cứu về thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh
hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại bản Cằng- xã Môn Sơn - Huyện Con
Cuông- tỉnh Nghệ An. Nhằm giúp cho người dân nơi đây nâng cao nhận thức và
đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp để có một mơi trường xanh sạch đẹp.
Do kinh tế khó khăn, đời sống vật chất cịn nhiều thiếu thốn nên bà con
khơng có điều kiện để xây dựng nhà vệ sinh, trong bản chỉ có 20% hộ có nhà
tiêu hợp vệ sinh số cịn lại là nhà tạm bợ, đào hố để sử dụng… Để tránh gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe nên các hộ gia đình trong bản
cũng mong muốn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo điều tra của bản thân thì hiện tại bản Cằng có tổng số 156 hộ gia đình
thì có đến 38 hộ gia đình khơng có nhà tiêu.

Và trong 118 hộ gia đình có nhà tiêu, chỉ có 40 hộ gia đình có nhà tiêu hợp
vệ sinh chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có khoảng 20%, trong khi đó nhà tiêu khơng hợp
vệ sinh là nhà tiêu cầu, thùng, tro, đào chiếm tỷ lệ lớn đến 80%. Những nhà tiêu
này đều được xây dựng một cách sơ sài, sử dụng và bảo quản rất thiếu vệ sinh.
Trong tất cả các hộ gia đình có nhà tiêu, tỷ lệ nhà tiêu đạt các tiêu chuẩn hợp vệ
sinh nhìn chung rất thấp.
Và có một thực trạng đáng quan tâm là có 21% hộ gia đình sử dụng phân
người phục vụ cho nơng nghiệp, số cịn lại trả lời là không sử dụng chiếm 79%
- Tại bản Cằng xã Môn Sơn việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu
tại hộ gia đình ở đây cũng rất thấp. Chỉ có 20% hộ gia đình có nhà tiêu, vẫn cịn
80% hộ gia đình khơng có nhà tiêu.
Có 40 số hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh. Trong đó số nhà
tiêu đạt đầy đủ các tiêu chuẩn hợp vệ sinh (cả về xây dựng, sử dụng và bảo
quản) còn rất thấp.
4


Thực tế cho thấy, vấn đề xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ở đại
bàn xã Môn Sơn nói chung và bản Cằng nói riêng hiện nay cịn nhiều nan giải,
đặc biệt là ơ nhiễm mơi trường bởi phân người, phân súc vật do thói quen sử
dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh làm cho phân người bị rơi vãi, qua súc vật nuôi
và côn trùng sẽ phát tán và gây ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, tập quán sử dụng phân tươi, phân ủ không đúng kỹ thuật và
khơng đủ thời gian để bón lúa, rau màu và nuôi cá... nên các mầm bệnh trong
phân chưa bị tiêu diệt hết. Bởi vậy, việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh nhằm giải
quyết được hai mục tiêu cơ bản là diệt trừ mầm bệnh để không cho phát tán ra
mơi trường và biến chất thải thành phân bón hữu cơ để tăng mầu mỡ cho đất,
cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi sử dụng.
Để đạt mục tiêu trên, cơng trình vệ sinh phải đáp ứng được những yêu cầu
không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng; khơng có mùi hơi thối;

khơng thu hút ruồi nhặng và gia súc; tạo môi trường để phân, chất thải được
phân huỷ và diệt hết mầm bệnh; thuận tiện khi sử dụng và được người sử dụng
chấp nhận. Với một vai trò như thế, nhà tiêu hợp vệ sinh như một nguồn tài
nguyên cần phải tái sử dụng đồng thời giải quyết được những nguy cơ sức khoẻ
và mơi trường.
Bên cạnh đó, một mơ hình nhà tiêu nói chung cần phải được cộng đồng
chấp nhận bởi sự phù hợp với văn hoá, xã hội, kinh tế. Mặt khác điều kiện kinh
tế của phần lớn các hộ gia đình tại bản Cằng cịn rất khó khăn, dân trí thấp,
nhiều phong tục tập quán lạc hậu, mất vệ sinh còn tồn tại khá phổ biến. Nên việc
xử lý phân người chưa được thực hiện và gặp rất nhiều khó khăn...
Khi tìm hiểu thơng tin về vấn đề xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,
sinh viên đã có cuộc điều tra phỏng vấn sâu với một số hộ gia đình trong bản
Cằng - xã Mơn Sơn và thu được một số thông tin sau:
Chị Vi Thị Trang cho biết:“ Cuộc sống gia đình tơi cịn gặp nhiều khó
khăn, cơm khơng đủ ăn huống chi là xây nhà vệ sinh…”

5


Anh Lương văn Sỹ cũng cho biết: “Người dân ở đây cuộc sống cịn vất vả
lắm, cịn nghèo đói lắm, việc xây dựng nhà vệ sinh là rất khó khăn, kinh tế gia
đình thì nghèo khó khơng có đủ tiền để xây dựng nhà vệ sinh, nên người dân ở
đây thường đào hố rồi dựng tạm nhà vệ sinh”
1.2. Nguyên nhân
Các khác biệt lớn nhất giữa miền núi và đồng bằng ở Việt Nam chính là sự
cách biệt quá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện hưởng
thụ nước sạch, vệ sinh môi trường, khám chữa bệnh, đi lại và hưởng thụ văn
hóa, thơng tin, ... Tập quán sống dựa vào các điều kiện tự nhiên của người dân
sống ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi chưa có sự thay đổi lớn. Từ những hạn
chế này, đa phần người dân ở đây vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà tiêu

hợp vệ sinh bởi những nguyên nhân do nhận thức, tập quán, thói quen của chính
quyền và cộng đồng về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn chưa cao, đặc biệt là
người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số.
Thiếu các thơng tin về loại hình, kỹ thuật và công nghệ nhà vệ sinh phù hợp để
áp dụng. Việc quản lý và sử dụng phân không tốt dẫn tới sự ô nhiễm nguồn
nước, đất và là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy,
tả, lỵ, thương hàn, giun sán... Nhiều nơi người dân có tập quán sử dụng phân
tươi hoặc phân ủ chưa đúng kỹ thuật để bón ruộng, ni cá tạo điều kiện cho
mầm bệnh phát tán ra môi trường.
Cụ thể:
• Thu nhập thấp: Khả năng kinh tế của người dân ở bản Cằng đang còn gặp
rất thấp và nhiều khó khăn, các hộ gia đình ở đây hầu hết thuộc diện nghèo đói
hoặc cận nghèo của xã Mơn Sơn, ngồi mấy sào ruộng ra thì người dân nơi đây
k có đất đai để sản xuất, nguồn nhân lực chính trong gia đình thì thiếu bởi vì
những người đàn ơng đều đi rừng hoặc đi làm ăn xa. Ngoài ra, các hộ gia đình ở
bản Cằng thường là đơng con, nên kinh tế gia đình rất khó khăn, lại khơng có
thêm thu nhập nên dẫn đến nghèo đói. Vấn đề về ăn, mặc, ở, đi lại của người

6


dân nơi đây đang gặp khó khăn thì họ càng ít quan tâm hơn tới vấn đề vệ sinh
mơi trường.
• Chi phí làm nhà vệ sinh cao: Việc xây dựng được nhà vệ sinh đủ tiêu
chuẩn đối với đồng bào người dân bản Cằng là rất khó khăn và khó thực hiện,
bởi lẽ chi phí để xây dựng được nhà tiêu hợp vệ sinh là rất cao trong khi đó
người dân nơi đây cịn đang nghèo đói, khơng đủ ăn, đủ mặc.
• Khó khăn về nguồn nước: Bản Cằng cũng như các bản khác ở xã Môn
Sơn đều thiếu nước trong sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp, đây cũng là
một vấn đề khá bức thiết trong bản cần được giải quyết.

• Ý thức vệ sinh thấp và cho rằng nhà vệ sinh là không cần thiết: Theo
cuộc điều tra tìm hiểu của sinh viên với một số hộ gia đình khơng có nhà vệ sinh
thì họ cho rằng việc xây dựng nhà vệ sinh là không cần thiết bởi vì có thể đi vệ
sinh bất cứ nơi đâu trong vườn nhà mình mà khơng ảnh hưởng gì đến người
khác. Và có thể đại tiện trên đồng hay bên sơng, các kênh rạch…
Ngồi ra cịn chưa được sự quan tâm hỗ trợ cao của các cấp chính quyền
cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề trên.
1.3. Giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần cải thiện tình trạng vấn đề xây
dựng và sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh cho người dân tại bản Cằng xã Mơn
Sơn.
- Hỗ trợ người dân nơi đây có thêm kiến thức đề nâng cao đời sống kinh tế,
hỗ trợ giúp đỡ tìm kiếm thêm thu nhập để phục vụ cho đời sống hàng ngày.
Ngồi ra cịn chính quyền địa phương cần tham gia vào việc hỗ trợ tìm kiếm các
nguồn lực sẵn có trong và ngồi cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ người dân có thêm
nguồn vốn để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi của người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh
tật.

7


- Để giải quyết tốt vấn đề này, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận
thức của chính quyền và người dân về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thì việc
cung cấp các thơng tin, kiến thức về các loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp
với điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của địa phương là hết
sức quan trọng. Việc quản lý tốt quy trình, kỹ thuật xử lý phân sẽ góp phần hạn
chế được tình trạng ơ nhiễm mơi trường, giảm tỷ lệ mắc các bệnh, dịch liên quan
đến phân, nước, từng bước cải thiện và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

- Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010 – 2015 tập
trung xây dựng và lắp đặt các nguồn nước hợp vệ sinh, tập trung cải tiến các
nguồn nước phù hợp với nhân dân trên địa bàn như nguồn nước máng lần,
nguồn nước giếng khơi. Tư vấn và hướng dẫn cho người dân biết cách bảo quản
nguồn nước luôn trong sạch, các biện pháp xử lý cần thiết để sử dụng nguồn
nước sạch.
II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Kết luận
Qua q trình thực hành mơn Phát triển cộng đồng tại bản Cằng thuộc xã
Môn Sơn huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An, sinh viên nhận thấy rằng vấn đề mà
người dân đang gặp là đang sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân nơi đây, ngồi ra cịn gây ảnh
hưởng đến mơi trường, gây ra ơ nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí… Bên
cạnh đó với đề tài này sinh viên cũng đã chỉ ra được một thực trạng đáng lo ngại
về vấn đề người dân sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, và tìm hiểu rõ được
nguyên nhân của vấn đề. Và từ đó cũng đã đề xuất ra một số giải pháp để hỗ trợ
cho người dân nơi đây việc xây dựng và sử dung nhà tiêu hợp vệ sinh.
Hi vọng rằng từ quá trình tìm hiểu của bản thân sinh viên và những giải
pháp mà sinh viên đã đưa ra có thể đem lại hiệu quả cho việc thay đổi nhận thức
của người dân và hỗ trợ cho người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo
cho môi trường sống của người dân trong lành và sạch sẽ hơn.

8


2.2. Kiến nghị
Cần nâng cao vai trò của các tổ chức, ban ngành đồn thể của bộ máy chính
quyền địa phương vào việc triển khai và hỗ trợ cho người dân tại bản Cằng về
việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Bênh cạnh đó cịn cần quan tâm
hơn đến đời sống của người dân nơi đây.

Thường xuyên tuyên truyền các kiến thức về vệ sinh môi trường trên các
phương tiện thơng tin đại chúng sẵn có của địa phương, hướng dẫn và đưa vào
giảng dạy cách giữ gìn vệ sinh mơi trường xanh sạch đẹp từ các lớp tiểu học để
cho trẻ có kiến thức về vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường.
Sau đây là một số hình ảnh của nhà tiêu khơng hợp vệ sinh tại bản Cằng xã
Môn Sơn huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An.

9


10


11


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN I: NỘI DUNG..........................................................................................3
1.1. Thực trạng việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh...............................3
1.2. Nguyên nhân.................................................................................................6
1.3. Giải pháp.......................................................................................................7
II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................8
2.1. Kết luận.........................................................................................................8
2.2. Kiến nghị.......................................................................................................9

12




×