Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

quan hệ giữa công bằng xã hội – phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.61 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mở đầu
Trong các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây con người
đều quan tâm đến công bằng xã hội và đã có rất nhiều cách hiểu và giải quyết khác
nhau đối với vấn đề công bằng xã hội. Nhất là đối với người Việt Nam, từ xa xưa
công bằng xã hội bao giờ cũng được xem là một đạo lý sống của cộng đồng cũng
như của mỗi cá nhân :
Công bằng là đạo ở đời
Cái ta không muốn thì người chẳng ưa
Đối với 1 nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) như nước ta hiện
nay thì công bằng xã hội là một trong những mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà
Nước để đưa đất nước quá độ lên CNXH. Trong nền kinh tế thị trường còn mới và
nhiều thành phần như nước ta thì việc thực hiện công bằng xã hội trước hết là công
bằng kinh tế. Công bằng xã hội cũng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy
công bằng xã hội phải hiểu đúng như thế nào để không nhầm lẫn với “cào bằng” “
bình đẳng” ? Phát triển xã hội là gì ? Mối quan hệ biện chứng giữa chúng ra
sao ?..Thực trạng vấn đề về phát triển kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta đang
được thực hiện như thế nào?
Trong bài tiểu luận của mình , em xin trình bày những hiểu biết của mình về
công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và mối quan hệ giữa công
bằng xã hội với phát triển kinh tế , cũng như các biện pháp để phát triển kinh tế
đồng thời đảm bảo cụng bằng xã hội nước ta hiện nay.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung
I) Lý luận chung: quan hệ giữa công bằng xã hội – phát triển kinh tế:
1) Công bằng xã hội là gì ?
Thực ra công bẵng xã hội là 1 khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi
hoàn cảnh lịch sử cụ thể . Có thể nói mỗi xã hội đều có chuẩn mực riêng của mình
về công bằng xã hội do hoàn cảnh lịch sử của xã hội đó quy định.
Trong chế độ xã hội công xã nguyên thuỷ thì công bằng xã hội có nghĩa là


mọi người đều tuân theo trật tự đã được cộng đồng thừa nhận, ai vi phạm sẽ bị
trừng phạt.
Khi cá nhân tách khỏi thị tộc thì công bằng chủ yếu có nghĩa là mọi người
đều bình đẳng trong việc sử dụng các quyền và phương tiện sống.
Khi xuất hiện sở hữu tư nhân thì nội dung của khái niệm công bằng xã hội
cũng thay đổi. Sự công bằng ở đây được xem xét trong mối quan hệ với địa vị xã
hội. Theo Arixtốt, công bằng là là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã
hội. Còn sự bất bình đẳng những người không có cùng địa vị xã hội cũng được
Arixtốt coi là công bằng. Quan điểm này Arixtốt thực tế đã trở thành quan điểm
chủ đạo trong suốt lịch sử tồn tại của xã hội phân chia giai cấp.
Sự xuất hiện sở hữu tư nhân là tiền đề cho sự xuất hiện nền sản xuất hàng
hoá.Khi nền xản xuất hàng hoá ấy xuất hiện và ngày càng phát triển thì sự trao đổi
theo nguyên tắc ngang giá cũng ngày càng trở thành nguyên tắc chi phối quan hệ
trao đổi trong xã hội. Thích ứng với tình hình ấy, nội dung của khái niệm công
bằng cũng thay đổi, đặc biệt là trong chủ nghĩa Tư Bản : về mối quan hệ trao đổi
được gọi là công bằng khi chúng thực hiện theo nguyên tắc ngang giá ; còn trong
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lĩnh vực Chính trị và các quan hệ xã hội khác thì mọi người được tuyên bố là bình
đẳng trước Pháp Luật, dĩ nhiên đó là một hệ thống Pháp Luật nhằm bảo vệ trước
hết cho giai cấp thống trị đương thời.
Riêng trong CNXH, C.Mác đề cập đến trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh
Gotha ” công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối lao động.
C.Mác chỉ rõ rằng trong xã hội XHCN, sau khi đã khấu trừ đi những khoản cần
thiết nhất để duy trì sản xuất, tái sản xuất cũng như để duy trì đời sống của cộng
đồng, toàn bộ số sản phẩm xã hội còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: mỗi
người sản xuất sẽ nhận trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá
ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội (sau khi đã khấu trừ
số lao động của anh ta cho các quỹ xã hội )
Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng vì ở đây tất cả những người sản

xuất đều có quyền ngang nhau tham dự vào quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một
công việc ngang nhau.
2) Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu,
thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng. Nhưng không phải
tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi
phải thực hiện 3 nội dung sau :
- Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc
dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh
mức độ tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia trong 1 thời kì nhất định.
- Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ thể hiện ở tỷ trọng của
ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng
nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trưởng, trình độ kĩ thuật của nền sản xuất để có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng
kinh tế bền vững.
- Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng
lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế…mà mỗi người dân được
hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
3) Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội
Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội. Phát triển kinh tế là điều kiện kiên quyết và cơ bản để
giải quyết công bằng xã hội. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu để phấn đấu của
nhân loại vừa là động lực quan trọng của sự phất triển kinh tế. Mức độ ngày càng
cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội ngày càng có cơ sở bền
vững.
II) Quan hệ đó trong công cuộc đổi mới ở nước ta:
1) Thực trạng nước ta :

Trong thời kì trước đổi mới ở nước ta, chúng ta đã có cách hiểu không
đúng về công bằng xã hội: đồng nhất công bằng với bình đẳng, dẫn đến chính sách
bình quân trong phân phối làm triệt tiêu những yếu tố tích cực, năng động của xã
hội. Chính sách bình quân thực chất không phải là sự công bằng mà là sự bất công.
Chính sự bất công đó tăng dần lên đến mức người lao động thờ ơ với sở hữu xã hội,
không quan tâm đến kết quả lao động.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang đến những
tư duy mới, quan điểm mới về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội . Tất nhiên
những quan điểm đó đều bắt nguồn và dựa trên cơ sở đường lối xây dựng CNXH
của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thể hiện rõ trong cương lĩnh của Đảng. Đại hội
Đảng VIII (tháng 6 năm 1996) đề ra quyết tâm tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến
lược xây dựng CNXH và Bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá là biến nước ta thành 1 nước có
cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại. Cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuát tiến bộ,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh
thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh.
Công bằng xã hội ở nước ta gắn liền với CNXH , là 1 trong những biểu hiện
đặc trưng của CNXH. CNXH ở Việt Nam là sự thống nhất và phát triển biệng
chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải
phóng con người.CNXH sẽ tiến tới xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công và mưu
cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Đó là công bằng xã hội
lớn nhất, triệt để nhất mà chúng ta phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh”. Bằng khẩu hiểu đó Đảng và Nhà Nước phấn đấu để
người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì trở nên khá giả, người khá giả trở nên giàu
có. Chúng ta thừa nhận có 1 số bộ phận dân cư giàu lên trước, 1 số vùng giàu lên
trước là điều cần thiết, để thúc đẩy cho sự phất triển và tiến bộ chung. Đồng thời
cũng phải có những chính sách kinh tế, xã hội đặc biệt để trợ giúp người nghèo,

vùng nghèo khá dần lên.
Hiện nay , ở nước ta có tình trạng là những vùng nông thôn có nhiếu gia đình
chính sách có đóng góp cho kháng chiến và cho Cách mạng thì thì thu nhập và đời
sống của vùng đó khó khăn hơn, nghèo hơn các vùng khác, địa phương khác. Trong
những năm chuyển sang kinh tế thị trường chưa có chính sách phù hợp để giải
quyết vấn đề đó thực tế cho thấy chúng ta chưa thực hiện được sự công bằng và
hưởng thụ giữa các vùng nông thôn với nhau, giữa nông thôn với thành phố. Hàng
loạt chính sách kinh tế xã hội, nhất là chính sách phát triển giáo dục nông thôn còn
nhiều bất hợp lý, con em nông dân ít có điều kiện theo học ở các bậc học cao. Sự
mất cân bằng còn thể hiện ở chỗ những kẻ làm ăn bất chính giàu lên nhanh chóng
bằng những thủ đoạn bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, đặc quyền, đặc lợi,
gian lận thương mại, lừa đảo. Vẫn tồn tại tình trạng trong XH vẫn có những người
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hoặc cả bộ phận cùng lao động như nhau nhưng ai có lợi thế về nghề nghiệp thì có
thu nhập cao hơn nhiều so với những người lao động khác trong các lĩnh vực khác,
cao hơn hàng trăm lần so với phần đông những người lao động trong nông nghiệp.
Nhuững bất công đó đòi hỏi nhà nước phải đề ra những chính sách thích ứng để
điều tiết thu nhập, đãi ngộ thích đáng những người đã cống hiến suốt cuộc đời
mình, kể cả xương máu cho cuộc đấu tranh vì tự do độc lập.
Vấn đề quan trong và quyết định nhất hiện nay của chúng ta là giải quyết
mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo trong quan hệ đổi mới. Chúng ta cần
đánh giá thực trạng và có cách nhìn mới khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Trong hoạt động kinh tế, chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh để tạo
động lực thực sự tăng trưởng kinh tế và do đó một bộ phận dân cư nhất định sẽ giàu
lên, một bộ phận khác tương đối sẽ ở tình trạng nghèo. Hơn nữa, những mặt khiếm
khuyết, mặt trái của nền kinh tế thị trường là làm cho tình trạng thất nghiệp, tệ nạn
xã hội có xu hướng tăng lên. Vì vậy, chúng ta phấn đấu có chính sách phát triển
kinh tế theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải có chính sách
xã hội để trợ giúp người nghèo duy trì hợp lý mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và

giải quyết vấn đề xã hội.
2) Quan điểm của đảng và nhà nước
Quan điểm của Đảng ta là gắn liền tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội ngay từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội
phải thể hiện ở cả khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở việc tạo điều kiện
phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng.
Để phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, Đảng ta chủ trương phát
triển nền sản xuất hàng hoá gồm nhiều thành phần kinh tế, thừa nhận nhiều hình
thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại. Điều đó có nghĩa là về mặt kinh tế, chúng ta
thừa nhận ở một chừng mực nào đó còn tồn tại trong xã hội sự bất bình đẳng về tài
sản, về điều kiện sản xuất của thành viên do lịch sử để lại. Xoá bỏ bất bình dẳng đó
6

×