Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động nhập khẩu máy móc xây dựng tại công ty phát triển máy xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.38 KB, 49 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHẬP KHẨU
TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VINACOMA”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Đình Hịa
Sinh viên thực hiện:

Phạm Thị Hiếu

Mã sinh viên:

5073106014

Lớp:

Kinh tế đối ngoại CLC 7A

Hà Nội, tháng 6/2020


HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHẬP KHẨU
TẠI


CÔNG TY PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VIỆT NAM VINACOMA”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Đình Hịa
Sinh viên thực hiện:

Phạm Thị Hiếu

Mã sinh viên:

5073106014

Lớp:

Kinh tế đối ngoại CLC 7A

Hà Nội, tháng 6/2020


Mục Lục
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ NHẬP

KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ
1.1. Hoạt động nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu
1.1.2. . Vai trò hoạt động nhập khẩu
1.1.3. . Đặc điểm hoạt động nhập khẩu

1.1.4. Các yếu tố chung ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu

1.2. Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị
1.2.1. Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MĨC VÀ

THIẾT BỊ XÂY DỰNG TẠI CƠNG TY PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VINACOMA
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Hoạt động và lĩnh vực kinh doanh
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.4 Đối tác kinh doanh
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2019

2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị tại cơng ty
VINACOMA
2.2.1 Thị trường nhập khẩu tại Việt Nam


2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị
tại cơng ty VINACOMA

2.2.3 Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị tại cơng ty phát triển máy
xây dựng Việt Nam

2.3. Kết quả hoạt động nhập khẩu máy móc của cơng ty
VINACOMA giai đoạn 2016 – 2019.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu máy móc và thiết bị xây

dựng cũ tại cơng ty VINACOMA

2.2.4 Những kết quả đạt được
2.2.5 Những hạn chế còn tồn đọng
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
MÁY MĨC, THIẾT BỊ XÂY DỰNG TẠI CƠNG TY VINACOMA

3.1 Bối cảnh đề xuất giải pháp

3.1.1 Thị trường xuất khẩu
3.2.1 Thị trường tiêu thụ nội địa
3.2 Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2021-2025
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động nhập khẩu máy
và thiết bị xây dựng
KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy
cô khoa Đào Tạo Quốc Tế lời cảm ơn sâu sắc.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Đình Hịa đã giúp đỡ và nhiệt
tình hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới Ban giám đốc và các anh chị phòng nhập khẩu đã cung cấp
số liệu để tác giả có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Do kinh nghiệm thực tiễn của bản thân cịn hạn chế, nên trong q trình
nghiên cứu và làm bài khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong được
nhận những đóng góp từ thầy, cơ để rút kinh nghiệm và hồn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2020

Ký tên
Hiếu
Phạm Thị Hiếu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

Định nghĩa

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

PI

CIF

FOB


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng tồn cầu hóa kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế, Việt Nam đã, đang và sẽ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh khu vực Đơng
Nam Á và ra ngồi thế giới.
Từ một nền kinh tế bao cấp, lạc hậu và nghèo nàn, hiện nay, kinh tế Việt
Nam đang dần đi lên, bắt kịp xu hướng. Trong thời đại kinh tế bao cấp,
việc sử dụng máy móc hỗ trợ sản xuất còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào
sức lao động của con người nên sản lượng và hiệu quả lao động không cao
dẫn tới nên kinh tế chậm phát triển. Nhận thấy được sự quan trọng của
máy móc trong cơng nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, vai trò của
nhập khẩu thiết bị đã dần trở nên quan trọng hơn.
Nhập khẩu không chỉ đơn thuần là phát huy tối đa năng lực sản xuất mà
còn thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, khuyến khích sản xuất đi lên.
Trước tình hình đó, thực hiện đường lối về chuyển đổi kinh tế, hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương,
chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc
trang thiết bị từ nước ngồi về để phát triển và mở rộng sản xuất.
Bên cạnh nhập khẩu, xuất khẩu có vai trị hết sức quan trọng, đem lại
nguofnon thu ngoại tệ tích lũy cho đất nước.
Thực hiện tốt cơng tác xuất nhập khẩu sẽ góp phần tích cực trong
chuyển đổi kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế hiện nay. Vì
vậy nghiên cứu này nêu ra thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu tại
doanh nghiệp và đề ra những biện pháp hoàn tiện hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ quan điểm nêu trên, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp phát
triển hoạt động nhập khẩu máy móc xây dựng tại Cơng ty Phát triển máy
xây dựng Việt Nam” là đề tài cho bài nghiên cứu. Em rất mong, thông qua



những nhận xét thực tiễn và phân tích tình hình hoạt động của Công ty

VINACOMA sẽ giúp em đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện hoạt động
nhập khẩu máy móc thiết bị của Cơng ty.

2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1 Mục đích của đề tài

- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động nhập
khẩu tại Công ty Cổ phần Phát triển máy xây dựng Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc,
thiết bị xây dựng tại Cơng ty Cổ phần Phát triển máy xây dựng
Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, nhằm thúc đẩy và phát triển
hồn thiện hoạt động nhập khẩu tại cơng ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng

- Hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc, thiết bị xây dựng
của Công ty Phát triển máy xây dựng Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Thị trường nhập khẩu máy móc tại Việt Nam.
- Thời gian: Từ 2016 – 2019

4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng sự kết hợp giữa những phương pháp thu thập và phân tích
số liệu, phương pháp thống kê và phương pháp minh hoạt. Em sẽ
nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của Công ty Phát triển máy xây dựng
Việt Nam từ năm 2016 – 2019, từ đó rút ra những hạn chế và đưa ra
những giải pháp tối ưu để khắc phục hạn chế.

5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Bài nghiên cứu của em có cấu
trúc 3 phần:


Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng
tại Công ty Phát triển máy xây dựng Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng
tại Cơng ty Phát triển máy xây dựng Việt Nam.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ

NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ
1.1.

Hoạt động nhập khẩu

1.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu
Theo Luật Thương Mại 2005, văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT hợp
nhất nghị định hướng dẫn luật thương mại về hoạt động mua bán quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và q cảnh hàng hóa với nước ngồi:

“ Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn trên phạm vi quốc tế, là q trình
trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa vào nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy
tiền tệ là môi giới. Nhập khẩu là hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu trong
nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận.
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005: “ Nhập khẩu hàng hóa là việc
hàng hóa đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.”
Theo quy định của Việt Nam, các mặt hàng đặc biệt sẽ bị cấm nhập khẩu

vào trong nước với mục đích thương mại:
- Vũ khí sinh học, đạn dược, thuốc súng, pháo, vật liệu nổ.[3]
- Thiết bị tác chiến, phá sóng, gây nhiễu, các thiết bị sử dụng trong quân
sự.

[4]

Comment [81]: Thông tư số 40/2017/TT-B
ngày 23/02/2017 của Bộ trưởng BQP

- Chất gây nghiện như cần sa, ma túy, cocain...
- Thiết bị làm lạnh sử dụng mơi chất lạnh CFC
1.1.2. Phân loại các hình thức nhập khẩu

Comment [82]: Quyết định số 15/2006/QĐ
BTNMTngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Nhập khẩu trực tiếp:
Theo TS. Trần Văn Hòe, nhập khẩu trực tiếp là phương thức người

mua và người bán trực tiếp trao đổi, thỏa thuận và giao dịch với nhau các
điều kiện mua bán không qua bất kỳ người trung gian nào [1]. Bên mua và

Comment [83]: Nghiệp vụ XNK 2009. TS
Trần Văn Hòe


bên bán đàm phán giá, doanh nghiệp nhập khẩu hoàn toàn nắm quyền chủ
động và tự tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu từ lựa chọn hàng hóa,
phương thức thanh toán quốc tế và ký kết hợp đồng. Khi nhập khẩu trực
tiếp, thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu, khi tiêu thụ doanh
nghiệp phải chịu các khoản thuế lợi tức.
Các hình thức giao dịch: gặp mặt, thư hoặc trao đổi qua điện thoại.

-

Nhập khẩu gián tiếp: Nhập khẩu gián tiếp hay nhập khẩu ủy thác là

hoạt động ủy thác nhập khẩu được quy định trong nghị định hướng dẫn luật
thương mại về hoạt động mua bán quốc tế: “ đây là hoạt động nhập khẩu
giữa một doanh nghiệp trong nước có ngành hàng kind doanh mặt hàng
nhập khẩu nhưng khơng có đủ khả năng tài chính, đối tác ... nên ủy thác
cho doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu trực tiếp hàng hóa theo yêu cầu.
Người mua sẽ phải trả phí cho người đàm phán gọi là phí uru thác.
Hình thức này có đặc điểm, doanh nghiệp nhận ủy thác không phải bỏ vốn,
không cần nghiên cứu thị trường tiêu thụ. Khi nhận ủy thác, doanh nghiệp
chỉ được tính kim ngạch, khơng được tính doanh số, khơng chịu thuế doanh

thu.
-


Tạm nhập tái xuất: đây là hình thức khá quen thuộc mà các công ty

Việt Nam nhập tạm thời hàng hóa vào Việt Nam nhưng lại xuất chính mặt
hàng đó sang một quốc gia khác. Hình thức này khơng tiêu thụ mặt hàng
trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Khi
tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai loại
hợp đồng gồm: hợp đồng mua hàng với người bán và hợp đồng bán hàng
với người mua.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày kể
từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.Trong trường hợp cần kéo
dài thời gian lưu kho, doanh nghiệp phải trình đơn đề nghị gia hạn tới Chi
cục Hải quan nơi làm thông quan để xử lý, thời gian kéo dài không quá 30
ngày và không quá 2 lần gia hạn.


Trong trường hợp quá hạn, lô hàng sẽ bị tiêu hủy hoặc DN sẽ phải tái xuất
ra khỏi Việt Nam.

Hình 1.1: Sơ đồ vận động hàng hóa trong tạm nhập tái xuất các nước
Đông Nam Á[2]
(Nghiệp vụ XNK 2009)

Công ty xuất
khẩu
(Nước NK)

Cơng ty tái
xuất
(Nước tái

xuất)

Cơng ty nhập
khẩu
(Nước thứ
ba)

Các hình thức tạm nhập tái xuất:

- Cho thuê, mượn có hợp đồng có chữ ký của thương nhân Việt Nam và
người cho th tại nước ngồi.

- Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh
của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục
đích nhân đạo.

- Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất nhập khẩu theo
phương thức quay vịng.
1.1.3. Vai trò hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, nhập
khẩu tác động trực tiếp đến kinh tế.

Comment [84]: Sổ tay văn bản quy phạm
pháp luật về hoạt động XNK, ông Phan Văn
Chinh. NXB Công thương 2014


- Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo sự chuyển biến mạnh mẽ của CNH –
HĐH

- Nhập khẩu có vai trị tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao
chất lượng sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
- Bổ xung kịp thời nhu cầu trong nước, đảm bảo sự sản xuất ổn định.
- Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hóa thích hợp với giá
cả phù hợp cho sản xuất và cải thiện đời sống.
- Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền hàng nội và hàng ngoại, tạo
thúc đẩy các nhà sản xuất không ngừng phát triển công nghệ và chất
lượng hàng hóa.
- Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt về hàng hóa hiếm hoặc
quá hiện đại mà nội địa khơng có.
- Nhập khẩu là cầu nối kinh tế giữa các thị trường trong và ngoài nước.
Tạo điều kiện mở rộng thị trường và quan hệ giữa các doanh nghiệp.
1.1.4. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu
Xuất khẩu là hoạt động thương mại quốc tế cơ bản. Đây là hoạt động bán
bn đa quốc gia, có quy trình phức tạp hơn so với bn bán nội địa. Sự phức
tạp thể hiện ở chỗ:
- Thị trường quốc tế rộng mở, khó kiểm sốt được mức độ uy tín, chất
lượng sản phẩm.
- Hoạt động này bị ảnh hưởng nhiều do tình hình kinh tế, chính trị, luật
pháp của từng quốc gia.
- Phải tuân thủ theo tập quán thanh toán quốc tế của từng quốc gia, sử
dụng đồng ngoại tệ chung hoặc ngoại tệ mạnh như USD, GBP để thanh
toán đơn hàng.
- Các điều kiện giao hàng khác nhau như FOB, CIF, FCA, CNF… yêu
cầu nhà nhập khẩu phải thông thạo về các điều kiện và tập quán của
quốc gia xuất khẩu.


- Hoạt động nhập khẩu liên quan trực tiếp tới yếu tố nước ngồi, hàng
hóa được vận chuyển khối lượng lớn qua đường bộ, đường biển, đường

sắt và đường hàng khơng. Hoạt động nhập khẩu địi hỏi chi phí vận tải
cao, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5. Các yếu tố chung ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu

- Yếu tố chính trị: là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu.
Nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia bất ổn về chính trị sẽ gây cản trở

trong quá trình giao dịch, vận chuyển và thơng quan.
- Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế là những vấn đề
có tầm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu bắt
buộc phải tìm hiểu và tuân theo. Hoạt động nhập khẩu được tiến hành
giữa các chủ thể giữa các quốc gia. Các chính sách của từng quốc gia
có thể mang lại ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới nhập khẩu.

- Tỷ giá hối đoái: Nhân tố này quyết định trong xác định mặt hàng, đối
tác, chiến dịch kinh doanh và quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều loại tỷ

giá hối đoái: tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá thả nổi, tỷ giá hối đối thả
nổi có quản lý và tỷ giá thả nổi tự do.

- Hệ thống ngân hàng: có vai trị hết sức to lớn trong hoạt động quản lý
vốn, thanh toán quốc tế. Hoạt động nhập khẩu sẽ không thể thực hiện
khi hệ thống ngân hàng không phát triển. Dựa vào sự phát triển của hệ
thống tài chính ngân hàng mà có thể đảm bảo cho doanh nghiệp về mặt
lợi ích và tạo uy tín dựa các đối tác với nhau.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải: Đi liền với hoạt động xuất
nhập khẩu là logistics. Đa dạng hình thức vận tải làm khoảng cách mua
bán giữa các nước trở nên gần hơn. Cơ sở hạ tầng tốt tạo nhiều cơ hội
để phát triển nhập khẩu

1.2.

Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị

1.2.1. Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị
Sơ đồ quy trình nhập khẩu:

Comment [85]: Thanh tốn quốc tế trong
ngoại thương – GS: Đinh Xuân Trình


Nghiên cứu thị
trường

Tìm nhà cung
cấp

Hỏi giá, đàm
phán và kí hợp
đồng nhập khẩu

Thuê phương
tiện vận tải

Làm thủ tục hải
quan

Nhập hàng

Kiểm tra, đăng

kiểm

Làm thủ tục
thanh tốn
Hình 1.2.1: Sơ đồ quy trình nhập khẩu

1.2.1.1.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là hoạt động tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của
khách hàng về các loại sản phẩm. Nghiên cứu thị trường để có một hệ thống
thơng tin đầy đủ, chính xác để có cơ sở điều chỉnh những quyết định về chiến
dịch kinh doanh. Bên cạnh sự am hiểu về luật pháp, đối tác thì đơn vị kinh
doanh cần phải hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng đang là gì, mức giá mà
khách hàng sẽ chi trả là bao nhiêu.
Mục đích của việc nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu là để tìm ra các mặt hàng
đang được ưa chuộng và khách hàng đang có nhu cầu. Việc nghiên cứu này là
cơ sở để đề ra những phương án kinh doanh, lập kế hoạch cụ thể để bán được
hàng. Phương án kinh doanh cần được lập đầy đủ và chặt chẽ để đề phịng rủi
ro trong thanh tốn và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

1.2.1.2.

Giao dịch đàm phán kí hợp đồng

Sau quá trình nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, lựa chọn mặt hàng phù hợp
thì nước kế tiếp là tiến hành tiếp cận khách hàng để thực hiện giao dịch. Quá trình



giao dịch là q trình trao đổi các thơng tin về điều kiện thương mại giữa các bên
tham gia.
Quá trình giao dịch gồm các bước sau:
+ Hỏi giá (Inquiry):
Đây là bước đầu tiên của giao dịch. Hỏi giá là hành động tiếp cận người bán để tìm
giá bán và các điều kiện thương mại để mua hàng. Hỏi giá không có rằng buộc theo
quy định pháp luật, nên người mua có thể gửi u cầu hỏi giá bất kì nhà cung cấp nào
để tìm được nhà cung cấp tiềm năng và nhận báo giá. Trên cơ sở giá hàng hóa và giá

thị trường, người mua sẽ chọn nhà cung có giá cả phù hợp để giao dịch.
Hỏi giá là một hình thức thăm dị. Do vậy, đóng vai trị là một nhà nhập khẩu, khi
thực hiện thăm dò giá nhà nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ về người xuất khẩu để tránh bị
lừa cũng như về tập quán thương mại.
+ Chào hàng (Offer):
Chào hàng là một đề nghị ký hợp đồng giao dịch mua bán hàng hóa giữa bên
mua và bên bán. Chào hàng có thể do bên nhập khẩu hoặc xuất khẩu đưa ra. Nếu là
bên mua đưa ra gọi là chào mua hàng, còn ngược lại, bên bán đưa ra gọi là chào bán
hàng. Báo giá cũng là một hình thức chào hàng.
Khi chào hàng, người chào cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể như: gửi cho ai, gửi

khi nào, sản phẩm là gì, thời gian hiệu lực của chào giá và nội dung cơ bản của chào
hàng.
+ Đàm phán (Negotiation):

Khi nhận được chào hàng mà người mua thấy giá không phù hợp và không
chấp thuận chào hàng đó, người mua sẽ đàm phán với người bán mức giá mà nhà
nhập khẩu đang hướng tới. Hai bên sẽ thỏa thuận giá cho đến khi có được sự đồng
thuận của cả hai bên.



Đàm phán qua thư: Là việc đàm phán qua thư điện tử, là phương thức phổ biến dung

khi nhà nhập khẩu ở xa. Đàm phán qua email tiếp kiệm thời gian, chi phí cho cả hai
bên. Nhà nhập khẩu có thể đàm phán với nhiều nhà cung ở khắp nơi. Tuy nhiên, đàm
phán qua thư điện tử có nhược điểm là sẽ mất thời gian chờ đợi phản hồi từ đối tác.
Đàm phán trực tiếp: Đây là hình thức đàm phán tối ưu hóa cơ hội kinh doanh. Hai

bên trực tiếp gặp mặt đàm phán sẽ thúc đẩy quá trình đàm phán cũng như thành công
của giao dịch sẽ cao hơn. Hình thức này có thể thể hiện thiện chí, tạo mối quan hệ và
niềm tin giữa các bên, thường sử dụng khi giao dịch có giá trị lớn, các điều kiện cần
được giải thích chi tiết tuy nhiên, đàm phán trực tiếp yêu cầu người đàm phán phải

hiểu rõ về thị trường và mặt hàng đang đàm phán, là một người hoạt ngôn, giỏi
thuyết phục
+ Đặt hàng (Order):
Đặt hàng là lời đề nghị ký hợp đồng của người mua, trong hợp đồng cần đề cập đầy
đủ và chi tiết các nội dung cần thiết.

Thực tế, người mua thường đặt hàng với các nhà cung cấp có quan hệ mật thiết hoặc
hai bên có mối quan hệ dài hạn và đã thỏa thuận nhiều lần thì trong các giao dịch, chỉ
cần nêu điểm riêng biệt.
+ Xác nhận (Confirmation):
Sau khi hai bên cùng thống nhất về giá cả và điều kiện mua hàng, hai bên sẽ ghi nhận
cam kết. Xác nhận thường được lập thành hai bản và có chữ ký của hai bên.
1.2.1.3.

Ký kết hợp đồng

Hợp đồng giao dịch thể hiện sự rằng buộc giữa bên nhập khẩu và bên xuất
khẩu theo quy định của pháp luật. Bên bán hoặc xuất khẩu có trách nhiệm chuẩn bị

hàng, giao hàng đến nơi thỏa thuận và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.

Bên nhập khẩu có trách nhiệm thanh tốn toàn bộ số tiền theo hợp đồng.


Khi hợp đồng được lập ra coi như cả hai bên đã ký kết với nhau khi và chỉ khi người
có thẩm quyền pháp lý kí vào và có hiệu lực trước pháp luật. Nếu không, hợp đồng
không được công nhận và khơng có hiệu lực.

1.2.1.4.

Thanh tốn

Thanh tốn là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế. Do khoảng cách về
mặt địa lý và đặc điểm của giao thương với nước ngồi rất phức tạp mà phương thức
thanh tốn cần phải được cân nhắc kỹ càng để tránh gây tổn thất cho cả hai bên.
Hiện tại có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế như LC (letter credit), TT,…
Phương thức thanh toán áp dụng sẽ được ghi rõ trong hợp đồng. Doanh nghiệp phải

thực hiện thanh toán theo đúng hợp đồng quy định.
Mỗi phương thức thanh toán quốc tế đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau:
- L/C (Letter credit): thư tín dụng thương mại là một chứng thư, trong đó ngân
hàng phát hành L/C sẽ cam kết thanh tốn tiền cho người mua nếu họ xuất trình
được bộ chứng từ phù hợp với điều kiện L/C, các điều khoản được áp dụng theo

UCP 600 và tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế 681 ICC.
Các loại L/C thường gặp:
a)

L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): đây là loại thư tín dụng


sau khi phát hành sẽ khơng thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một hay toàn phần
nội dung trong thời hạn hiệu lực. L/C không thể hủy ngang là sự cam kết thanh
toán rõ ràng với ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu.
b)

L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): loại LC này sau khi phát hành,

ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà khơng cần
có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C. Phương thức này có độ tin cậy thấp nên
khơng thơng dụng.
c)

Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C): là loại thư tín khơng thể hủy

bỏ được ngân hàng xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. L/C
này được hai bên ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, do đó

Comment [86]: Giáo trình thanh tốn wuo
tế


độ an toan tồn trong thanh tốn cao. Mọi sự chỉnh sửa L/C xác đều phải có sự
đồng thuận của ngân hàng xác nhận thì sự chính sửa mới có giá trị pháp lý.
Phương thức này có điểm mạnh là đảm bảo thanh tốn cho lơ hàng, tạo niềm

tin cho cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên, khi phải sửa đổi L/C chi phí mỗi lần
sửa rất cao và người hưởng lợi sẽ lâu được nhận khoản thanh toán. Ngồi ra,
phương thức này u cầu độ chính xác của bộ chứng từ và hợp đồng, nếu có lỗi
sai, ngân hàng được quyền từ chối thanh toán cho người bán.



Hình 1.2: Mẫu L/C hàng nhập

- Thanh tốn TT (Telegraphic transfer): còn gọi là chuyển tiền bằng điện. Bên
nhập khẩu yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán bằng
phương tiện chuyển tiền (telex). Hình thức thanh tốn này gồm 2 loại:

i.

Chuyển tiền trả trước: Bên NK thanh toán tiền cho bên XK trước khi
nhận được hàng. Thường là thanh toán ngay khi XK xác nhận đã giao
hàng cho người chuyên trở.


ii.

Chuyển tiền trả sau: sau khi nhận được hàng, bên NK thanh toán tiền
cho bên XK.

Ưu điểm: Thủ tục chuyển tiền đơn giản. không yêu cầu chứng từ phức tạp.

Thời gian chuyển tiền ngắn nên bên XK sẽ sớm nhận được tiền.
Nhược điểm: Phương thức có nhiều rủi ro, khơng đảm bảo quyền lợi cho cả 2

bên.
Đối với TT chuyển tiền trước: bên NK sẽ gặp trường hợp hàng giao không
đúng, thiếu hoặc không giao hàng.
Đối với TT trả sau: XK đã giao hàng đầy đủ nhưng không được nhận tiền, trả


chậm, trả thiếu tiền.
Khi đã thanh toán, mọi nhầm lẫn rất khó điều chỉnh và thay đổi nên phương

thức này chỉ nên áp dụng khi hai bên có mối quan hệ mật thiết và tin cậy, hợp
đồng thanh toán có giá trị nhỏ.


Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC VÀ

THIẾT BỊ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VINACOMA
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty Cổ phần Phát triển Máy Xây dựng Việt Nam thành lập
tháng 9 năm 2008 là công ty chuyên cung cấp, phân phối thiết bị máy
móc nhập khẩu. Ngồi ra, VINACOMA cịn là đại lý trung gian nhập
khẩu máy xây dựng có tên tuổi tại Việt Nam.
Đến nay, cơng ty đã có 12 năm kinh nghiệm về kinh doanh máy xây
dựng, VINACOMA đã tạo sự uy tín với khơng chỉ trong nước mà cịn
trên thị trường quốc tế.
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY
DỰNG VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: VINACOMA., JSC/ VCM GROUP
Tổng giám đốc: Phan Văn Quân
Trụ sở:

-

Tầng 2, Tòa nhà Hà Nội Group, 442 Đội Cấn, Phường Liễu Giai,


Ba Đình, Hà Nội

-

G621 Tòa nhà The Manor Officetel, số 91 Nguyễn Hữu Cảnh,

phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0102935771
Ngày cấp: 25/9/2008

Loại hình cơng ty: Cơng ty Cổ phần
Website: vinacoma.com.vn
Email:


Logo công ty:

2.1.2. Hoạt động và lĩnh vực kinh doanh
Hiện tại công ty đang kinh doanh trong 3 lĩnh vực:

- Xuất nhập khẩu, phân phối các sản phẩm máy móc thiết bị xây dựng.
Công ty cung cấp máy xây dựng mới 100% hoặc đã qua sử dụng với
số lượng lớn, mẫu mã, thương hiệu đa dạng như Komatsu, TCM,

Toyota, Mitsubishi...
Các sản phẩm kinh doanh:

1. Máy xúc, máy làm đất, máy đổ bê tông, máy khoan lớn
2. Xe cẩu, xe lu
3. Xe và thiết bị nâng hạ

4. Máy khai thác đá, thiết bị cụ cầm tay
5. Máy phát điện, máy bơm nước
- Thương mại điện tử


Cùng với định hướng và chiến lược chuyên sâu về các dự án dài
hạn, mục tiêu chung là để phát triển mạnh tính chiến lược tồn ngành
và hội nhập thương trường Quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu nắm bắt thêm
cơ hội, phát triển công nghệ, marketing và đẩy mạnh sản phẩm. Công
ty đã mở dự án thương mại điện tử - sàn giao dịch máy móc trực tuyến

qua 2 website:
www.mayxaydung.vn – Sàn giao dịch máy móc trong nước
www.machinfo.com – Sàn giao dịch máy móc quốc tế
Thơng qua sàn giao dịch Thương mại điện tử, các doanh nghiệp lớn
nhỏ đều có thể đưa thơng tin và dịch vụ tới khách hàng. Đây là cơ hội
để đẩy mạnh xúc tiến bán hàng nhanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
và tiết kiệm chi phí.

- Cung cấp dịch vụ bán lẻ trên hệ thống showroom
Các dịch vụ tại hệ thống :

i.

Nhận đặt hàng và bán lẻ trực tiếp

ii.

Dịch vụ cho thuê máy xây dựng


iii.

Phân phối các sản phẩm máy xây dựng

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của cơng ty

Từ tính chất của một công ty cổ phần, quy mô công ty cỡ nhỏ
nhưng cơng ty có các bộ phận khác nhau chịu trách nhiệm và thực hiện
nhiệm vụ khác nhau, nhưng các phòng ban đều có sự liên kết và đều có
mục tiêu chung là tạo lợi nhuận. Các thành viên trong công ty đều có
vai trị nhất định và ln nỗ lực nhằm phát triển công ty ngày một lớn
mạnh. Số lượng nhân viên hiện tại 50 người với số lượng nữ 50%, nam

50%.
Các phòng ban và số lượng nhân viên được sắp xếp nhằm tối ưu hóa
thời gian và năng lực của nhân sự.
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm:

1. Hội đồng quản trị


×