Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận tư tưởng HCM độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.29 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tên đề tài:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN
LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN
DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên : Ngơ Thị Hồi Phúc
Chun ngành: Sư Phạm văn
Khoá học

: 2017

Đắk Lắk, ngày 25 tháng 8 năm 2021
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tên đề tài:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN
LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN
DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



Sinh viên

: Ngơ Thị Hồi

Phúc
Chun ngành: Sư Phạm Văn
Giảng viên

: Lý Thị Mỹ Hạnh


Đắk Lắk, ngày 25 tháng 8 năm 2021


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh.................................3
Hình 2. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh.................................6
Hình 3. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh.................................9
Hình 4. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh...............................14

4


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản và cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển

sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng ta của
dân tộc ta mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi.

Hình 1. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.Con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới

Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã liên tiếp đứng
lên đấu tranh chống lại kẻ xâm lược với sự lãnh đạo của các sĩ phu, các nhà
yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng đều thất bại do khơng
có đường lối cách mạng đúng đắn.
Với mục đích, lý tưởng, khát vọng và ham muốn tột bật Người đã khẳng
định rằng: “ Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính vì vậy,
Nguyễn Ái Quốc đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội. Với
5


kỳ công của Người, chủ nghĩa Mác – Lê Nin kết hợp với phong trào yêu nước
và phong trào công nhân Việt Nam chuyển hóa thành một tất yếu đưa đến một
sự kiện trọng đại 1930. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, sự kiện này là mốc
son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng. Vì vậy con đường cứu nước của
Hồ Chí Minh chính là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, đây là
một sự lựa chọn hợp quy luật khách quan của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng
hàng ngàn đời của nhân dân ta.
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)


6


II. PHẦN NỘI DUNG

2.1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa
Xã Hội

2.1.1 . Mục đích, lý tưởng, khát vọng của Hồ Chí Minh và tiến lên Chủ
Nghĩa Xã Hội
Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã giành trọn cho nhân dân, cho đất
nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần
lao, thốt khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh
phúc. Cũng chính vì vậy mà vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong
cách mạng Việt Nam đã được Người quan tâm, nung nấu suốt cả cuộc đời.
Vấn đề cấp thiết cần giải quyết là vấn đề dân tộc ở Việt Nam – một
nước thuộc địa nửa phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập
cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hịa bình và thống nhất đất nước.
Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí
Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam và nó được thể
hiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặc lịch sử.
Tiêu biểu năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta,
khi nói chuyện với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
phải cương quyết dành được độc lập”.
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc

bằng không quân và hải qn, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo
dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số
thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng
sợ! Khơng có gì q hơn độc lập tự do.”
7


Vấn đề tiếp theo sau khi dành độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm giải phóng con người, phải phóng xã
hội, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc
cho mọi người, mọi dân tộc.

Hình 2. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Xuất phát từ hồn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước nông nghiệp nghèo nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại rất
nặng nề nên Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân
dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có
thuốc, già khơng lao động thì được nghỉ, nhưng phong tục tập quán không tốt
dần dần được xóa bỏ... tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng
tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.”
Trên con đường tìm đường cứu nước, Người nhận thấy chủ nghĩa
Mác – Lê Nin chung đúc tất cả lý tưởng mà Người đang tìm – lý tưởng giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Cũng chính vì vậy
mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền với chủ nghĩa
xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là mục tiêu
chiến lược trong sự nghiệp cách mạnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam suốt hai
phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.

8



2.2.

Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã hội

2.2.1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là tiền đề để tiến lên thực hiện

mục tiêu Chủ Nghĩa Xã Hội

Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý giá nhất của
người Việt Nam, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự
lập, tự cường Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước, đã từng phải chiến đấu với nhiều kẻ thù xâm lược đến từ
nhiều phương, chính q trình lịch sử đó đã hun đúc ở nhân dân ta ý chí đấu
tranh bất khuất để bảo vệ độc lập dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn:
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai
đoạn ấy không có bức tường ngăn cách, mà gắn bó chặt chẽ với nhau.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có hai nhiệm vụ chiến lược:
chống thực dân xâm lược và chống địa chủ phong kiến. Nhiệm vụ dân tộc và
dân chủ quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc dặt
lên trước hết, trước hết nhiệm vụ dân chủ cần thực hiện từng bước và phải
phục tùng sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Để tạo cơ sở, tiền đề cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đối với Việt
Nam, một địi hỏi có ý nghĩa sống còn là độc lập dân tộc phải gắn liền với
thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cúa đất nước. Nước Việt Nam là
một, dân tộc Việt Nam là một, Bắc – Trung là một khối thống nhất không thể
phân chia, đồng bào Kinh, Mường, Thái, Êđê,... đều là con dân nước Việt, là
con Rồng cháu Tiên. Đó là quan điểm nhất quán, mang tính nguyên tắc của
Hồ Chí Minh. Khơng duy trì và phát triển được khối thống nhất đó thì khơng

thể có độc lập dân tộc, càng khơng thể nói đến việc tạo cơ sở tiền đề để tiến
lên chủ nghĩa xã hội.
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi độc lập dân tộc phải đi tôi với tự
do hạnh phúc của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh: “nếu nước được độc lập mà
người dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có ý nghĩa
gì.”
9


2.2.2.

Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo vệ và phát triển thành quả của
độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mới quan hệ giữa

mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Hai mục tiêu ấy quan hệ chắt chẽ với
nhau. Không thể đi đến mục tiêu cuối cùng nếu không thực hiện được mục
tiêu trước mắt. Chỉ thực hiện được mục tiêu cuối cùng mới bảo vệ và phát
triển những thành quả của mục tiêu trước mắt. Vì vậy, nếu độc lấp dân tộc tạo
cơ sở, tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tốt nhất để giữ vững và
phát triển lên một tầm cao mới – thành quả của độc lập dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh,
ai củng có cơng ăn, việc làm, các dân tộc trong nước bình đẳng đồn kết, giúp
đỡ lẫn nhau. Về mặt phân phối sản phẩm lao động thì chủ nghĩa xã hội là ai
làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai có sức lao động mà khơng làm
thig không hưởng. Những người già, đau yếu, tàn tật và trẻ em thì xã hội và
cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc ni dưỡng. Trong chủ nghĩa xã hội, văn
hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị và kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được quan tâm và ngày một nâng cao. Về mặt đối ngoại, chủ nghĩa
xã hội là hịa bình, hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước. Chủ Nghĩa xã hội

với những đặc trưng đó khơng chỉ bảo vệ những thành quả của độc lập dân
tộc mà cơ bản tạo nên sự phát triển mới về chất. Hồ Chí Minh khẳng định chỉ
có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới bảo đảm cho nền độc lập dân tộc
chân chính, mới giải phóng các dân tộc một cách thực sự, hoàn toàn.
2.3.

Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập gắn liền

với chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội xuất hiện từ năm 1920, khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lê Nin, và nó
được thể hiện rõ nét từ năm 1930. Sự thể hiện tư tưởng của Người về độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có thể phân thành 3 thời kỳ chủ yếu.

10


Hình 3. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Thời kỳ 1930 – 1945:
Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí
Minh thời kỳ này thể hiện rõ trong những Văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo
được hội nghị hợp nhất thông qua. Chánh cương vắn tắt của Đảng chỉ rõ Đảng
chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địc cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản”. Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp giari phóng dân tộc ở
Việt Nam được thực hiện bằng con đường cách mạng vơ sản: “muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách
mạng vơ sản”.Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh điều đó có ý nghĩa là:
Đối tượng của cuộc đấu tranh là thực dân đế quốc và bọn tay sai
chống lại độc lập dân tộc. Ở trong nước lực lượng cách mạng bao gồm công
nông là gốc và tất cả những ai có lịng u nước, thương nịi.

Về lực lượng cách mạng ngồi nước trong thời kì này Hồ Chí Minh
nhấn mạnh sự ủng hộ của Quốc tế Cộng sản, Liên bang cộng hịa xã hội chủ
nghĩa xơ viết, giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động chính quốc, các dân
tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Nhân tốc quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
là sự lãnh đạo của Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

11


+ Thời Kỳ 1945 – 1954:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ này được thể
hiện ở những chủ trương, đường lối chiến lược do Hồ Chí Minh khởi xướng
“vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “kháng chiến đi đôi với kiến quốc”,
“kháng chiến văn hóa, văn hóa kháng chiến”.
Kháng chiến tức là bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống sự xâm lược lần
thứ hai của thực dân Pháp theo phương châm trường kỳ kháng chiến nhất định
thắng lợi.
Kiến quốc theo Hồ Chí Minh là xây dựng, củng cố nhà nước dân chủ
nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, xây dựng đời sống mới, xây dựng những
cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội.
+ Thời kỳ 1954 – 1969:
Ở thời kỳ này độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư
tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua chủ trương: một Đảng cộng sản lãnh đạo
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền: xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến
tới thống nhất Tổ Quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một
sáng tạo đạo lý của Hồ Chí Minh.
Ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh qua đời. Theo chỉ dẫn của Người, nhân
dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Với chiến dịch lịch sử mang

tên Hồ Chí Minh, mục tiêu của thời kỳ này được hồn thành ngày 30/04/1975.
2.4. Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam
Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng phải
được giữ vững, củng cố và tăng cường. Xuất phát từ quan điểm xây dựng chủ
nghĩa xã hội là một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh đổi đế quốc, phong kiến, Hồ
Chí Minh khẳng định trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng phải
mạnh hơn bao giờ hết.
12


Thứ hai, phải khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh cơng –
nơng – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố và mở rộng. Hồ
Chí Minh ln địi hỏi Đảng, nhà nước và mỗi người dân cần nêu cao trách
nhiệm trong việc làm cho “rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết trái và gốc
rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp tồn dân, và nó có một cái tương lai ‘trường
xuân bất lão’”.
Thứ ba, sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hịa bình, dân
chủ và tiến bộ trên thế giới được giữ vững và phát triễn. Để làm được việc đó,
ngay từ năm 1947, Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ trương: “làm bạn với tất cả
mọi nước dân chủ và khơng gây thù ốn với một ai”.
Ba nhân tố trên luôn được giữ vững và tăng cường, tác động qua lại,
liên quan chặt chẽ với nhau là điều kiện đảm bảo cho sự thắng lợi của mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2.5. Định hướng vận dụng trong giai đoạn hiện nay

Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Khơng
giành được độc lập dân tộc thì khơng có điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Độc lập dân tộc thật sự địi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc này
với dân tộc khác, gắn liền độc lập dân tộc với tự do, bình đẳng, hạnh phúc của
nhân dân, do đó chỉ có thể gắn liền với sự phát triển xã hội chủ nghĩa. Chính
nhờ sự kiên định nội dung tư tưởng đó mà Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên một lịch sử Việt Nam anh hùng với
những mốc son chói lọi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến thắng Điện
Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đúng đắn, hợp quy luật, hợp lịng dân đó đã
được Đảng quán triệt xuyên suốt trong cả tiến trình cách mạng, đặc biệt là
trong quá trình đổi mới.
Đại hội lần thứ VI (12/1986) của Đảng mở đầu thời kỳ đổi mới đất
nước đã khẳng định: “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đồn kết một lịng,
13


quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ chiến
lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục
nhấn mạnh: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là
bài học xun sướt q trình cách mạng nước ta”.
Tiếp tục dòng chảy xuyên suốt và thống nhất đó, Báo cáo chính trị
được thơng qua tại Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định bài học quan trọng đầu
tiên đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Giữ vững mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác –
Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX (4/2001) – Đại hội đàu tiên của thế
kỷ XXI, đại hội của dân chủ, trí tuệ, đoàn kết và đổi mới đã tiếp tục khẳng
định: “Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ

Chí Minh”. Như vậy, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trên thực tế đã trở thành dòng chủ lưu, là tư tưởng xuyên suốt, được quán triệt
và đề cao trong sự nghiệp đổi mới mà tồn dân ta đang tiến hành.
Chính nhờ sự kiên định đầy quyết tâm dối cùng với sự lãnh đạo tài
tình của Đảng mà nhân dân ta đã đứng vững và tiếp tục kiên trì mục tiêu chủ
nghĩa xã hội trong khi Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đơng Âu đã
lâm vào thối trào, tan rã; tạo cơ sở khẳng định vị thế và sức mạnh của cách
mạng Việt Nam trên trường quốc tế. Niềm tin đối với Đảng trong lòng nhân
dân ngày càng được củng cố, tăng cường, tạo đà cho sự phát triển mạnh hơn,
cao hơn, triệt để hơn của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, trước tình trạng nhiều vấn đề xã
hội bức xúc và gay gắt được giải quyết tốt như nạn thiếu việc làm, sự phát
triển của tệ nạn xã hội, sự khó khăn về đời sống của một bộ phận nhân dân,
bốn nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh cáo là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa, tụt hậu xa hơn về kinh tế, “diễn biến hịa bình” và tệ quan liêu tham
14


nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức vẫn tồn tại và diễn biến
phức tạp thì việc giữ vững định hướng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa càng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Suốt 80 năm chiến đấu và trưởng thành, Đảng ta đã hoàn thành được
một phần sứ mệnh lịch sử; đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ
nghĩa. Song con đường phía trước khơng hồn tồn bằng phảng, trơn tru. Sự
đan xen sâu sắc giữa những thời cơ và thách thức mà thời đại đặt ra, buộc dân
tộc ta, Đảng ta và bản thân mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải “lớn” hơn
ngày hơm qua. Trên bệ phóng của những thành công rực rỡ mà cha ông ta đã
xây dựng, thế hệ trẻ Việt Nam khát khao được là người kế nghiệp xứng đáng.
Để khát khao ấy được thắp sáng, điểm xuất phát trước hết phải là sự trung
thành đối với Tổ quốc, với lý tưởng của Đảng và của nhân dân, kiên định lập

trường cách mạng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong điều kiện mới, đặc biệt là nhất quyết thực hiện sứ mệnh: bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

III.PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, đổi
mới và sáng tạo. Trung thành và vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những thử
thách to lớn, đặc biệt là vào thời điểm chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và
Đông Âu sụp đổ. Đảng và nhân dân ta luôn kiên định con đường độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội ngay trong lúc sóng to gió cả; nghiêm túc học tập bạn
bè, những nước đi trước, những kinh nghiệm hay và phù hợp nhưng không
sao chép, dập khuôn, đã xác định đường lối đổi mới với các bước đi thích
hợp. Thắng lợi của 17 năm đổi mới là thắng lợi của việc vận dụng sáng tạo và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết trong việc xác định đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, trong giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên.
15


Hiện nay trong thời kỳ đảy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhanh chóng, trên cơ cở những
quan điểm có tính ngun tắc, tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta hơn bao giờ
hết, càng phải phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo
của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đáng tin cậy
của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát
triển. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, chúng ta đang tận dụng
mọi khả năng để thu hút ngày một nhiều hơn các nguồn lực bên ngoài, nhưng
cần khẳng định rằng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết là sự nghiệp của
bản thân nhân dân ta, do trí tuệ và sức lực của dân ta. “Cơng nghiệp hóa, hiện

tại hóa phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập
tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao
hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp với nội lực với ngoại lực thành nguồn tổng
hợp để phát triển đất nước”.

Hình 4. Giao diện tải xuống của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần
vận dụng tinh thần cách mạng và khoa học của Người để giải quyết tốt những
vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới hiện nay, luôn luôn gắn lý luận với thực
16


tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong phú thêm lý luận, trước hết
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta và công tác xây dựng Đảng
trong tình hình mới.

17


2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu

2.

toàn quốc lần thứ IV – NXB Sự thật.
Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh – Bộ giáo dục và đào tạo – NXB Chính

3.


trị quốc gia - 2005.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội –

4.
5.

Nguyễn Bá Linh – NXB Chính trị quốc gia – 6/2005
Hồ Chí Minh tồn tập.
Mạnh Quang Thắng (2019) – Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – Trường
đại học Thủy Lợi

18


ĐÁNH GIÁ
TT
Tiêu chí
1 Nội dung
2 Hình thức trình bày

Điểm
8
2
10

Tổng điểm
Bằng chữ:

Điểm chấm


Buôn Ma Thuột, ngày 25 tháng 8 năm 2021
Giảng viên chấm
(Ký và ghi rõ
họ tên)

19


20



×