Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống trầm cảm của l-tetrahydropalmatin trên mô hình stress nhẹ, kéo dài, không báo trước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.56 KB, 8 trang )

www.vanlongco.com

5

20,0

19,6

98,0

6

20,0

18,8

94,0

7

20,0

19,5

97,5

+ Kết quả định lượng luteolin trong các mẫu
vỏ lạc
Áp dụng phương pháp định lượng luteolin
đã xây dựng, tiến hành định lượng luteolin


95,6 ± 1,2%

trong 3 mẫu vỏ lạc thu mua được, kết quả thể
hiện trong Bảng 5, cho thấy hàm lượng luteolin
dao động từ 0,08 - 0,10% tính theo khối lượng
khô tuyệt đối.

Bảng 5. Kết quả định lượng luteolin trong các mẫu vỏ lạc
STT

Ký hiệu mẫu

Nơi thu mua

luteolin (%)

Hải Hậu, Nam Định

0,101 ± 0,002

VL2 (Vỏ lạc có hạt màu trắng)

Ba Vì, Hà Nội

0,093 ± 0,004

VL3 (Vỏ lạc có hạt màu trắng)

Lâm Thao, Phú Thọ


0,083 ± 0,003

1

VL1 (Vỏ lạc có hạt màu đỏ)

2
3

4. Kết luận
Đã xây dựng được phương pháp định tính,
định lượng luteolin trong vỏ lạc bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Phương pháp
định lượng luteolin trong vỏ lạc đảm bảo độ đặc
hiệu, tính thích hợp của hệ thống, độ đúng, độ

chính xác cao (RSD < 2,0%). Các mẫu vỏ lạc
thu mua có hàm lượng luteolin trên 0,08% tính
theo dược liệu khơ tuyệt đối.
Lời cảm ơn: Nghiên c u này nhận được sự hỗ trợ
kinh phí khoa học công nghệ 2013 – 2015 của Sở
Khoa học công nghệ Hà Nội.

Tài liệu tham khảo
1. Sim E. S., Lai S. Y., Chang Y. P. (2012), Antioxidant capacity, nutritional and phytochemical content of peanut (Arachis
hypogaea L.) shells and roots, African Journal of Biotechnology, 11(53), 11547-11551. 2. Daigle D. J., Conkerton E. J.,
Sanders T. H., and Mixon A. C. (1988), Peanut Hull Flavonoids: Their Relationship with Peanut Maturity, Journal of
Agricultural and Food Chemistry, 36(6), 1179-1181. 3. Gao F., Ye H., Yu Y., Zhang T., Deng X. (2011), Lack of
toxicological effect through mutagenicity test of polyphenol extracts from peanut shells, Food Chemistry 129(3), 920–924.
4. Diego A. M., Nebojsa I., Alexander P., Ilya R. (2000), Effects of Arachis hypogaea nutshell extract on lipid metabolic

enzymes and obesity parameters, Life Sciences, 78(24), 2797 – 2803. 5. Zhou P., Li L. P., Luo S. Q., Jiang H. D., Zeng S.
(2008), Intestinal absorption of luteolin from peanut hull extract is more efficient than that from individual pure luteolin,
Journal of Agricultural and Food Chemistry. 56(1), 296-300. 6. Lin Y., Shi R., Wang X., Shen H.-M. (2008), Luteolin, a
flavonoid with potentials for cancer prevention and therapy, Current Cancer Drug Targets, 8(7), 634–646. 7. Cos P., Ying
L., Calomme M., Hu J. P., Cimanga K., Van Poel B., Pieters L., Vlietinck A. J., Vanden Berghe D. (1998), Structure-activity
relationship and classification of flavonoids as inhibitors of xanthine oxidase and superoxide scavengers, Journal of Natural
Products, 61(1), 71-76.

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 (Trang 86 - 93)
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG TRẦM CẢM CỦA
l-TETRAHYDROPALMATIN TRÊN MƠ HÌNH STRESS NHẸ, KÉO DÀI,
KHƠNG BÁO TRƯỚC
Phạm Đức Vịnh, Đặng Hoài Thu, Đào Thị Vui, Nguyễn Hoàng Anh*, Đào Thị Kim Oanh
Đại học Dược Hà Nội
*Email:
(Nhận bài ngày 06 tháng 2 năm 2017)

Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác dụng chống trầm cảm của l-tetrahydropalmatin (l-THP) trên mơ hình gây trầm
cảm bằng chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước. Từ kết quả của thử nghiệm thăm dị trên chuột nhắt khơng chịu stress,
liều 0,2 mg/kg được lựa chọn cho nghiên cứu tác dụng của hoạt chất này trên mơ hình động vật được gây trầm cảm thực

86

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017


www.vanlongco.com

nghiệm. Kết quả của thử nghiệm chính cho thấy chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước đã gây ra một loạt những thay đổi

hành vi liên quan đến trầm cảm, bao gồm giảm ưa thích dung dịch saccharose, giảm hành vi chải lông, tăng trạng thái bất
động trên test treo đuôi và tăng vận động tự nhiên trên test môi trường mở. Ngoại trừ ảnh hưởng trên vận động tự nhiên, sử
dụng l-THP liều 0,2 mg/kg hàng ngày, liên tục trong 3 tuần có tác dụng đảo ngược những thay đổi hành vi của chuột thí
nghiệm gây ra bởi stress. Tác dụng này tương tự như thuốc chống trầm cảm ba vịng clomipramin. Đây có thể là nghiên cứu
đầu tiên công bố tác dụng của l-THP trên một mô hình thực nghiệm đặc hiệu cho rối loạn trầm cảm và cơ chế liên quan đến
tác dụng này của l-THP cần được làm sáng tỏ trong những nghiên cứu tiếp theo.
T kh a: l-Tetrahydropalmatin, Rối loạn trầm cảm, Chống trầm cảm, Stress nhẹ kéo dài.
Summary
Antidepressant-like Effects of l-Tetrahydropalmatine in Mice Exposed to Unpredictable Chronic Mild Stress
The present study aimed to investigate the antidepressant-like effects of l-tetrahydropalmatine (l-THP) in an
unpredictable chronic mild stress (UCMS) mouse model. Based on results from the preliminary study in which l-THP
decreased depression-like behaviours of non-stressed mice in a dose-dependent manner, the dose of 0.2 mg/kg b.w was
selected for further evaluating the antidepressant activity of this alkaloid in stressed mice. A schedule of mild psychosocial
stressors was applied in Swiss mice for 8 weeks in order to produce a depressant-like state characterized by decreasing
sucrose preference and grooming behaviour, increasing immobility in the tail suspension test and enhancing locomotor
activity. With exception of locomotor activity, these behavioural changes were reversed by oral administration of l-THP with
daily dose of 0.2 mg/kg b.w for a 3-week period, which was similar to the tricyclic antidepressant clomipramine. This may be
the first study to report the effects of l-THP on an animal model which is specific to major depressive disorder and further
studies should be conducted to elucidate possible mechanisms of these effects.
Keywords: l-Tetrahydropalmatine, Antidepressant, Major depressive disorder, Chronic mild stress.

1. Đặt vấn đề
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần nghiêm
trọng với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Theo dự
báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho đến
năm 2030, trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân
hàng đầu gây ra những gánh nặng bệnh tật và
khuyết tật nghiêm trọng cho cộng đồng [1]. Mặc
d y học đã đạt được những bước tiến lớn kể từ
khi thuốc chống trầm cảm đầu tiên được sử dụng

trên lâm sàng vào những năm 1950, hiện vẫn còn
nhiều bệnh nhân khơng có đáp ứng đầy đủ với
hầu hết các thuốc chống trầm cảm sẵn có, bao
gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức
chế monoamin oxidase và thuốc ức chế tái thu
hồi chọn lọc noradrenalin và/hoặc serotonin [2].
Mặt khác, ngay cả khi bệnh nhân có đáp ứng với
điều trị, sự cải thiện các triệu chứng trên tâm thần
thường chỉ bắt đầu sau 3-6 tuần d ng thuốc. Hơn
nữa, những tác dụng khơng mong muốn gặp
trong q trình điều trị có xu hướng làm giảm
đáng kể tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Thực tế
này đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc tìm kiếm
các thuốc điều trị thay thế hoặc bổ sung cho các
phác đồ hiện tại [3].
l-Tetrahydropalmatin (l-THP) là một alcaloid
phân lập từ nhiều loài thuộc chi Corydalis và
Stephania. Trong những năm gần đây, các tác
dụng hướng tâm thần của l-THP đã được tập trung

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017

nghiên cứu, bao gồm tác dụng an thần, giải lo âu
và cải thiện trí nhớ [4], [5]. Dựa trên mối quan hệ
gần giữa các bệnh lý rối loạn tâm thần, đặc biệt là
rối loạn lo âu và trầm cảm, cũng như kết quả từ
một vài nghiên cứu thăm dị bước đầu đã được
cơng bố [6], l-THP có thể là một thuốc chống trầm
cảm tiềm năng. Tuy nhiên, để khẳng định tác dụng
chống trầm của l-THP, cần thực hiện thêm các

nghiên cứu đặc hiệu trên các mô hình thực nghiệm
tin cậy, có giá trị dự đốn cao và ph hợp với quá
trình sinh bệnh học trên người. Do đó, nghiên cứu
này được thực hiện với mục đích đánh giá tác
dụng chống trầm cảm của l-THP, sử dụng mơ hình
động vật được gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ,
kéo dài, không báo trước.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Ngun liệu
Hóa chất: l-Tetrahydropalmatin (l-THP) đạt
chuẩn phân tích được cung cấp bởi công ty CP
Tâm Hiếu Đức (98,4%), clomipramin (Clomidep
25 mg, Sun Pharmaceutical Industries, Ấn Độ),
saccharose và tween 80 (tiêu chuẩn dược dụng).
Chuẩn bị thuốc thử: clomipramin và l-THP
được phân tán trong Tween 80 1% để thu được
hỗn dịch đồng nhất có hàm lượng thích hợp.
Động vật thực nghiệm: Chuột nhắt trắng
giống đực, chủng Swiss khỏe mạnh, cân nặng 1820 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung

87


www.vanlongco.com

cấp. Chuột được ni ổn định trong điều kiện thí
nghiệm một tuần trước khi tiến hành nghiên cứu,
cho ăn bằng thức ăn chuẩn, uống nước tự do.
2.2. Phương pháp nghiên c u
Thăm dị liều có tác dụng chống trầm cảm của

l-THP trên chuột không chịu stress
Tác dụng chống trầm cảm của l-THP được
đánh giá sơ bộ trên chuột nhắt bình thường, sử
dụng test treo đi (TST). Động vật thí nghiệm
được chia ngẫu nhiên thành 5 lô (9 con/lô), bao
gồm lô chứng, lô clomipramin (chứng dương) và
các lô thử. Lô chứng dương được uống hỗn dịch
clomipramin liều 20 mg/kg, các lô thử được uống
hỗn dịch l-THP với các mức liều 0,2, 0,4 và 0,8
mg/kg trong khi lô chứng sinh lý được uống dung
mơi pha thuốc (Tween 80 1%) với thể tích tương
đương. Thuốc đối chứng/l-THP/dung môi được
cho uống vào 8 giờ sáng hàng ngày, liên tục
trong 21 ngày. Vào ngày thứ 21, một giờ sau khi
cho động vật sử dụng thuốc, tiến hành đánh giá
hành vi của chuột trên test TST theo quy trình
được mơ tả trong phần dưới đây.
Đ nh gi t c d ng ch ng tr m c m c a l-THP
trên chu t chịu stress nh , kéo dài, không b o trươc
Động vật được chia ngẫu nhiên thành 4 lô (812 con/lô), bao gồm lô chứng sinh lý, lô chứng
bệnh, lô chứng dương và lô thử. Lô chứng bệnh,
chứng dương và lô thử được gây trầm cảm bằng
chuỗi các stress nhẹ, không báo trước trong thời
gian 8 tuần; lô chứng sinh lý được nuôi trong
điều kiện bình thường và khơng chịu stress. Bắt
đầu từ tuần thứ 6, song song với quy trình gây

stress, lơ chứng dương được cho uống
clomipramin liều 20 mg/kg trong khi lô thử được
cho uống l-THP với liều thích hợp (lựa chọn từ

thử nghiệm thăm dị). Với lơ chứng sinh lý và lơ
chứng bệnh, động vật được uống dung môi
(Tween 80 1%) với thể tích tương đương. Thử
nghiệm tiêu thụ saccharose được thực hiện hàng
tuần, trước và trong khi cho động vật sử dụng
thuốc/dung môi. Các test hành vi lần lượt gồm
test phun saccharose, test treo đuôi và môi trường
mở được thực hiện một lần tại thời điểm cuối
nghiên cứu, sau khi động vật đã được dùng thuốc
ít nhất 3 tuần.
Gây trầm bằng chuỗi stress nhẹ, k o dài,
không báo trước: Chuỗi các stress nhẹ, kéo dài với
trình tự ngẫu nhiên (khơng báo trước) được xây
dựng theo nguyên tắc chung của các nghiên cứu
trước đây [5], đồng thời có những thay đổi cho
ph hợp với điều kiện thực tế. Tổng cộng 8 tác
nhân gây stress khác nhau được áp dụng với tần
suất 1-2 tác nhân/ngày, duy trì liên tục hàng ngày
trong tồn bộ thời gian thí nghiệm (Bảng 1). Chuột
chịu stress được ni cô lập mỗi con một lồng.
Trái lại, động vật thuộc lô chứng sinh lý được nuôi
5 con/lồng và không chịu stress trong suốt nghiên
cứu. Quy trình gây stress trong tuần đầu tiên được
trình bày chi tiết trong Bảng 2. Quy trình tương tự
cũng được áp dụng cho các tuần tiếp theo nhưng
trình tự, thời điểm trong ngày và khoảng thời gian
dành cho mỗi tác nhân gây stress được thiết lập
ngẫu nhiên nhằm tránh hiện tượng thích nghi của
động vật với stress.


Bảng 1. Danh sách các tác nhân gây stress được sử dụng trong nghiên cứu
Tên tác nhân
Nghiêng lồng
Rút nước uống
Giam giữ
Trấu ẩm
Lồng ngập nước
Tiếng ồn trắng
Bỏ trấu
Chiếu sáng liên tục

Mô tả
Bỏ trấu và đặt lồng nghiêng 45o so với mặt đất trong thời gian 1-3 giờ
Bỏ bình uống nước ra khỏi lồng trong thời gian 10 -12 giờ
Giữ chuột bất động trong một dụng cụ hình trụ (8×3,5 cm) trong 30-60 phút
Làm ẩm trấu trong lồng và duy trì điều kiện này trong thời gian 10-12 giờ
Bỏ trấu và thêm nước vào lồng đến độ cao 1 cm, duy trì 20 - 40 phút
Phát tiếng ồn trắng (white noise) liên tục trong thời gian 1 - 3 giờ
Chuột được nuôi trong lồng khơng có trấu trong thời gian 12 - 24 giờ
Chiếu sáng liên tục, cường độ lớn trong thời gian 12 - 24 giờ

Bảng 2. Quy trình gây stress nhẹ, kéo dài, không báo trước trong tuần đầu tiên
Thời gian
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4

88

Các tác nhân gây stress được áp dụng

Nghiêng lồng (9 - 11 giờ); phát tiếng ồn trắng (18 - 21 giờ)
Lồng ngập nước (9 giờ - 9 giờ 30); bỏ trấu (17 giờ - 8 giờ sáng hơm sau)
Giam giữ (15 giờ - 15 giờ 30)

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017


www.vanlongco.com

Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật

Chiếu sáng liên tục (14 giờ - 8 giờ sáng hôm sau)
Rút nước uống (8 - 18 giờ); trấu ẩm (18 giờ - 9 giờ sáng hôm sau)
Nghiêng lồng (16 giờ - 17 giờ), bỏ trấu (17 giờ 30 – 8 giờ sáng hôm sau)
Tiếng ồn trắng (15 giờ - 18 giờ)

Thử nghiệm tiêu thụ saccharose: được thực
hiện để đánh giá hành vi giảm hứng thú [7]. Hai
bình uống nước giống nhau (Deluxe 80 ml), một
bình chứa nước bình thường và một bình chứa
dung dịch saccharose 1% có khối lượng xác định
được đặt cân đối vào hai bên của lồng để chuột
có thể tự do lựa chọn giữa nước và dung dịch
đường. Sau 14 giờ (từ 17 giờ hơm trước đến 7
giờ hơm sau), lấy tồn bộ bình chứa nước hoặc
chứa saccharose đem cân, từ đó xác định tỷ lệ
phần trăm khối lượng dung dịch saccharose chuột

tiêu thụ theo công thức: tỷ lệ tiêu thụ saccharose
= khối lượng dung dịch saccharose tiêu thụ ×
100/tổng khối lượng lượng dịch tiêu thụ.
Test treo đuôi: được thực hiện để đánh giá
hành vi tuyệt vọng [8]. Treo chuột lên giá bằng
cách sử dụng băng dính cố định đi chuột (điểm
treo cách điểm tận c ng đuôi 2 cm, cách mặt sàn
40 cm) trên móc treo. Ghi nhận hành vi của chuột
trong thời gian 6 phút. Tính thời gian bất động
của chuột trong 4 phút cuối thơng qua phân tích
video sau thí nghiệm.
Test phun saccharose (splash test): được thực
hiện để đánh giá hành vi tự chăm sóc [9]. Đặt chuột
vào một lồng sạch (tương tự lồng nuôi hàng ngày),
phun một thể tích xác định dung dịch saccharose
10% lên lưng chuột thơng qua bình xịt định liều.
Ghi nhận hành vi của chuột trong 5 phút để xác
định thời gian tiềm tàng (thời gian từ lúc phun
saccharose đến khi chuột có hành vi liếm lông lần
đầu) và tổng thời gian chải lông (grooming).
Test môi trường mở (OFT): được thực hiện để
đánh giá khả năng vận động tự nhiên và hành vi
khám phá [10]. Chuột nhắt được đặt vào chính
giữa mơ hình, thực hiện thử nghiệm trong 5 phút.
Ghi nhận số đường kẻ đi qua, số lần đứng bằng 2
chân, số lần vào trung tâm và thời gian lưu lại
vùng trung tâm của mỗi chuột.
Tất cả các thông số của mỗi test hành vi (trừ thử
nghiệm tiêu thụ saccharose) đều được đánh giá độc
lập bởi hai nghiên cứu viên theo nguyên tắc làm mù,

dựa trên phân tích video sau thí nghiệm.

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017

2.3. Xử lý số liệu
Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS
22.0. với mẫu liên tục, phân bố chuẩn, dữ liệu
được biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình ± sai
số chuẩn và sử dụng kiểm định ANOVA kèm hậu
kiểm LSD hoặc Dunnett’s T3 để so sánh sự khác
biệt giữa các lô. Với mẫu rời rạc hoặc không tuân
theo phân bố chuẩn, dữ liệu được biểu diễn dưới
dạng trung vị (khoảng tứ phân vị) và sử dụng
kiểm định Kruskal Wallis và hậu kiểm tương ứng
để so sánh sự khác biệt giữa các lô.
3. Kết quả
3.1. Kết quả thăm dị liều có tác dụng chống
trầm cảm của l-THP trên chuột không chịu stress
Trên chuột không chịu stress, test treo đuôi
được sử dụng để đánh giá tác dụng chống trầm
cảm của l-THP tại các mức liều khác nhau. Kết
quả được trình bày trong Hình 1.

Hình 1. Ảnh hưởng của l-THP đến thời gian bất động của
chuột không chịu stress trên test TST
* p < 0,05 so với lô chứng (Tween 1%); CLM: clomipramin;
n=9

Thuốc đối chứng clomipramin liều 20 mg/kg,
cho uống trong 21 ngày làm giảm 42,0% thời

gian bất động của chuột nhắt trắng trên test TST
(p = 0,005 so với lô chứng). Tương tự, l-THP với
các mức liều 0,2 và 0,4 mg/kg cũng làm giảm rõ
rệt thông số này so với lô chứng, với mức giảm
tương ứng là 35,0% (p = 0,018) và 29,1% (p =
0,047). Tuy nhiên, tác dụng làm giảm trạng thái
bất động trên test TST của l-THP không thể hiện
ở mức liều 0,8 mg/kg (p = 0,237 so với chứng).

89


www.vanlongco.com

3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống trầm
cảm của l-THP trên chuột chịu stress nhẹ, kéo
dài, không báo trước
Dựa trên kết quả của thử nghiệm thăm dò, liều
0,2 mg/kg (mức liều thấp nhất có tác dụng trong
khoảng liều nghiên cứu trên chuột không chịu
stress) được lựa chọn để đánh giá tác dụng chống

trầm cảm của l-THP trên chuột chịu stress nhẹ,
kéo dài, không báo trước. Kết quả thể hiện trên
các test hành vi bao gồm thử nghiệm tiêu thụ
saccharose, test phun saccharose, test treo đuôi và
test môi trường mở được trình bày trong Hình 25 và Bảng 3.
Thử nghiệm tiêu thụ saccharose

Hình 2. Ảnh hưởng của l-THP đến tỷ lệ tiêu thụ saccharose trên chuột chịu stress nhẹ, kéo dài, không báo trước;

*p < 0,05 so với lô chứng sinh lý; # p < 0,05 so với lô chứng bệnh; CLM: clomipramin

Tỷ lệ tiêu thụ dung dịch saccharose của lơ
chứng bệnh lý có xu hướng giảm dần từ tuần thứ
5 đến tuần thứ 8 của nghiên cứu. Tại tuần thứ 7
và 8, tỷ lệ tiêu thụ dung dịch saccharose của lơ
chứng bệnh thấp hơn có ý nghĩa so với lô chứng
sinh lý. Sử dụng clomipramin liều 20 mg/kg hoặc
l-THP liều 0,2 mg/kg giúp đảo ngược xu hướng

giảm tiêu thụ dung dịch saccharose gây ra bởi
chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước. Sau 3
tuần dùng thuốc, tỷ lệ tiêu thụ saccharose của lô
clomipramin và lô l-THP tăng rõ rệt so với lô
chứng bệnh, với mức tăng tuyệt đối tương ứng là
17,6% (p = 0,035) và 21,2% (p = 0,009).
Test phun saccharose

Hình 3. Ảnh hưởng của l-THP đến hành vi của chuột chịu stress nhẹ, kéo dài, không báo trước trên test phun saccharose;
*p < 0,05 so với lô chứng sinh lý; # p < 0,05 so với lô chứng bệnh; CLM: clomipramin

Chuột ở lơ chứng bệnh có xu hướng giảm hành
vi tự chăm sóc, thể hiện thơng qua tăng rõ rệt thời
gian tiềm tàng (p = 0,018) và giảm tổng thời gian
chuột dành để chải lông (p < 0,001) so với lô chứng
sinh lý. Sử dụng clomipramin liều 20 mg/kg làm
giảm 57,9% thời gian tiềm tàng (p = 0,012) và tăng

90


50,8% tổng thời gian chải lông (p < 0,001). Tương
tự, l-THP liều 0,2 mg/kg cũng có tác dụng rút ngắn
thời gian tiềm tàng (67,7%, p < 0,001) và kéo dài
tổng thời gian chải lông (53,9%, p < 0,001) so với
chuột chịu stress không được điều trị.
Test treo đuôi (TST)

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017


www.vanlongco.com

Hình 4. Ảnh hưởng của l-THP đến thời gian bất động trên test TST của chuột chịu stress nhẹ, kéo dài,
không báo trước; CLM: clomipramin; *p<0,05 so với chứng sinh lý; # p<0,05 so với chứng bệnh

Gây stress liên tục trong thời gian 8 tuần làm tăng
đáng kể trạng thái bất động của chuột trên test TST
(tăng 41,8% thời gian bất động, p = 0,045). Ngược lại,
sử dụng clomipramin liều 20 mg/kg hoặc l-THP liều

0,2 mg/kg đều làm giảm trạng thái bất động của chuột
chịu stress, với mức giảm tương ứng (so với chứng
bệnh) là 44,5% (p = 0,005) và 21,3% (p = 0,032).
Test môi trường mở (OFT)

Bảng 3. Ảnh hưởng của l-THP đến hành vi của chuột chịu stress nhẹ, kéo dài, không báo trước trên OFT

Chứng sinh lý (n = 8)
Chứng bệnh (n = 12)
CLM 20 mg/kg (n =11)

l-THP 0,2 mg/kg (n = 11)

Số d ng k đi
qua

Số lần đứng lên bằng
hai chân sau

Số lần vào
trung tâm

Thời gian lưu lại
v ng trung tâm

88,5 (33,25)
119 (34)

18 (13,25)
29 (11)*

8,5 (8,5)
7 (5)

17,5 (15,5)
11 (6)*

114 (42)
123 (42)

17 (8)#

28 (19)

6 (4)
7 (7)

9 (9)
13 (7)

Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung vị (khoảng t phân vị); * p < 0,05 so với ch ng sinh lý; # p < 0,05 so với ch ng
bệnh; CLM: clomipramin.

Gây stress nhẹ, kéo dài, không báo trước có xu
hướng làm tăng vận động của chuột theo chiều
ngang (số dòng kẻ đi qua, p = 0,076 so với chứng
sinh lý) và tăng rõ rệt vận động của chuột theo
chiều dọc (số lần đứng lên bằng hai chân sau, p =
0,037 so với chứng sinh lý). Ngoài ra, chuột chịu
stress cũng giảm đáng kể thời gian dành để khám
phá vùng trung tâm. Clomipramin liều 20 mg/kg
không ảnh hưởng đến vận động theo chiều ngang
nhưng có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của stress
đến vận động của chuột theo chiều dọc (p = 0,013
so với lô chứng bệnh). Trái lại, l-THP liều 0,2
mg/kg không ảnh hưởng đến vận động theo chiều
ngang và chiều dọc của chuột chịu stress. Cả
clomipramin và l-THP tại các mức liều nghiên cứu
đều không làm thay đổi số lần và thời gian chuột
dành để khám phá vùng trung tâm của mơ hình.
4. Bàn luận
Những nghiên cứu trước đây của chúng tôi

cho thấy các tác dụng hướng tâm thần của l-THP
phụ thuộc liều. Trên chuột nhắt trắng, l-THP thể

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017

hiện tác dụng giải lo âu trong khoảng liều từ 0,1
đến 1 mg/kg, trong khi tác dụng an thần chiếm ưu
thế ở các mức liều cao hơn [10], [4]. Trong
nghiên cứu hiện tại, tác dụng chống trầm cảm của
hoạt chất này được đánh giá ở các mức liều khác
nhau từ 0,2 đến 0,8 mg/kg trên chuột nhắt không
chịu stress. Kết quả cho thấy tác dụng chống trầm
cảm của l-THP, thể hiện thông qua giảm trạng
thái bất động trên test treo đuôi, cũng phụ thuộc
vào liều theo hướng giảm dần tác dụng khi sử
dụng các mức liều cao (0,8 mg/kg). Do đó, mức
liều 0,2 mg/kg đã được lựa chọn để tiếp tục
nghiên cứu tác dụng của l-THP trên động vật
được gây trầm cảm thực nghiệm.
Test treo đi sử dụng trong nghiên cứu thăm
dị là mơ hình đánh giá hành vi trầm cảm dựa trên
stress cấp tính. Cụ thể, khi cho động vật phơi với
tác nhân gây stress ngắn hạn, khơng thể trốn
thốt (treo đi), động vật có xu hướng rơi vào
trạng thái bất động. Trái lại, một thuốc có tác
dụng chống trầm cảm sẽ làm giảm trạng thái bất

91



www.vanlongco.com

động của chuột trên test treo đuôi. Test hành vi
này đã được sử dụng phổ biến với mục đích sàng
lọc các thuốc chống trầm cảm mới nhờ quy trình
tiến hành đơn giản và giá trị dự đoán cao [11].
Tuy nhiên, test này có hạn chế là khơng tạo ra
được trạng thái bệnh lý tương tự trên người do
những thay đổi hành vi của động vật thí nghiệm
chỉ có tính tạm thời. Ngoài ra, sự khác biệt về xu
hướng đáp ứng với thuốc chống trầm cảm cũng
như tính tương đồng kém về nguyên nhân gây
bệnh đòi hỏi phải thực hiện thêm các nghiên cứu
sâu hơn trên các mơ hình động vật được gây trầm
cảm bệnh lý [12]. Mơ hình gây trầm cảm bằng
chuỗi stress nhẹ, kéo dài, khơng báo trước có khả
năng mơ phỏng tương đối chính xác q trình
sinh bệnh học của rối loạn trầm cảm trên người,
dựa trên các bằng chứng cho thấy stress kéo dài
là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bệnh lý
trầm cảm. Đặc biệt, mơ hình này cũng có khả
năng tái hiện những triệu chứng then chốt của
trầm cảm, bao gồm giảm hứng thú (anhedonia),
trạng thái tuyệt vọng và các rối loạn hành vi có
liên quan khác (lo âu, hành vi tình dục, tăng/giảm
cân...) [13]. Phù hợp với các nghiên cứu đã được
công bố, áp dụng một chuỗi các tác nhân stress
nhẹ theo một trình tự ngẫu nhiên trong nghiên
cứu này đã gây ra một loạt những thay đổi hành
vi kiểu trầm cảm: giảm tiêu thụ dung dịch

saccharose, giảm hành vi chải lông (grooming)
khi có kích thích, tăng trạng thái bất động trên
test treo đuôi, tăng vận động tự nhiên và giảm
hành vi khám phá. Trong đó, giảm tiêu thụ dung
dịch saccharose trên động vật gặm nhấm đã được
chấp nhận rộng rãi là hành vi giảm đáp ứng với
phần thưởng (đồ uống ưa thích), biểu hiện của
giảm hứng thú - một trong hai triệu chứng quan
trọng nhất theo tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (DSM-5) [14].
Tương tự như thuốc đối chứng clomipramin, sử
dụng l-THP với mức liều 0,2 mg/kg giúp đảo
ngược xu hướng giảm đáp ứng của động vật thí
nghiệm với đồ uống ngọt. Tác dụng này bắt đầu
thể hiện sau hai tuần (tuần 7) nhưng chỉ rõ rệt sau
3 tuần dùng thuốc. Xu hướng đáp ứng này hoàn
toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây cũng
như đặc tính lâm sàng của các thuốc chống trầm

92

cảm ba vòng. Điều này gợi ý rằng tác dụng chống
trầm cảm của l-THP cũng thông qua trung gian
các hệ dẫn truyền liên quan đến trầm cảm như
serotonergic hay adrenergic. Một số nghiên cứu
về cơ chế phân tử của l-THP, trong đó hoạt chất
này thể hiện ái lực với một số receptor alphaadrenergic và serotonergic, cũng góp phần củng
cố nhận định này [15], [16].
Ngoài việc đảo ngược ảnh hưởng của stress
đến xu hướng tiêu thụ dung dịch saccharose, lTHP cũng thể hiện tác dụng làm tăng hành vi tự

chăm sóc và giảm hành vi tuyệt vọng của chuột
chịu stress. Đây là những hành vi thường được sử
dụng để mô phỏng trạng thái trầm cảm trên động
vật thí nghiệm và có giá trị ngoại suy nhất định đối
với các triệu chứng trầm cảm trên người. Mặc dù
l-THP không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa so
với clomipramin trong hầu hết các test hành vi
được sử dụng, chuột chịu stress có xu hướng đáp
ứng tốt hơn với l-THP trên các test đánh giá hành
vi giảm hứng thú với hoạt động ưa thích (đồ uống
ngọt) hoặc các hoạt động thường ngày (hành vi
chải lơng); ngược lại, đáp ứng với l-THP có xu
hướng kém hơn trên hành vi tuyệt vọng (test treo
đuôi) hoặc vận động tự nhiên (test mơi trường mở).
Do đó, ngồi những điểm tương đồng, tác dụng
của l-THP có thể có những điểm khác biệt so với
những thuốc chống trầm cảm hiện tại như
clomipramin và cần được nghiên cứu thêm.
Theo tổng quan y văn của chúng tôi, tác dụng
chống trầm cảm của l-THP mới chỉ được đề cập
hạn chế ở công bố của Lee B. và cộng sự [6]. Tuy
nhiên, những thay đổi hành vi gây ra bởi một
chuỗi các stress đơn trong nghiên cứu này được
đánh giá trong thời gian tương đối ngắn (7 ngày),
tương ứng với rối loạn stress hậu sang chấn và ít
đặc hiệu đối với rối loạn trầm cảm. Mặt khác,
liều có tác dụng giảm các hành vi trầm cảm và lo
âu trong nghiên cứu này lên tới 50 mg/kg, cao
hơn rất nhiều so với nghiên cứu hiện tại của
chúng tơi. Sự khác biệt này có thể liên quan đến

nguồn nguyên liệu l-THP được sử dụng giữa hai
nghiên cứu như đã được chỉ ra trong các nghiên
cứu trước đây [4]. Tóm lại, mặc dù l-THP là một
hoạt chất đã được nghiên cứu rộng rãi cho nhiều
tác dụng hướng tâm thần kinh khác nhau, nghiên

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017


www.vanlongco.com

cứu này đã cung cấp những bằng chứng mới về
tác dụng chống trầm cảm, một tác dụng cịn ít
được biết đến của hoạt chất này.
5. Kết luận
l-THP đã thể hiện tác dụng làm giảm hành vi
trầm cảm của chuột không chịu stress trên test
treo đuôi tại các mức liều 0,2 và 0,4 mg/kg. Trên
chuột chịu stress nhẹ, kéo dài, không báo trước,

sử dụng l-THP liều 0,2 mg/kg trong 3 tuần giúp
đảo ngược ảnh hưởng của stress đến các hành vi
liên quan đến trầm cảm bao gồm giảm thích thú
với dung dịch saccharose, giảm hành vi chải lông
và tăng trạng thái bất động trên test treo đuôi. Để
làm sáng tỏ cơ chế liên quan đến tác dụng chống
trầm cảm của l-THP, cần thực hiện thêm các
nghiên cứu về dược lý phân tử của hoạt chất này.

Tài liệu tham khảo

1. Mathers C., Fat D. M., Boerma J. T. (2008), The global burden of disease: 2004 update, World Health Organization,
Geneva. 2. Yan H. C., Cao X., Das M., Zhu X. H., Gao T. M. (2010), Behavioral animal models of depression, Neuroscience
Bulletin, 26(4), 327-37. 3. Rosenzweig-Lipson S., Beyer C. E., Hughes Z. A., Khawaja X., Rajarao S. J., Malberg J. E.,
Rahman Z., Ring R. H., Schechter L. E. (2007), Differentiating antidepressants of the future: efficacy and safety,
Pharmacology & Therapeutics,. 113(1), 134-53. 4. Lê Doãn Trí, Đỗ Văn Quân, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Quốc Huy,
Nguyễn Hoàng Anh (2014), Đánh giá tác dụng giải lo âu trên động vật thực nghiệm của l-tetrahydropalmatin, Tạp chí Dược
học, 54(464), 64 - 68. 5. Qu Z., Zhang J., Yang H., Huo L., Gao J., Chen H., Gao W. (2016), Protective effect of
tetrahydropalmatine against D-galactose induced memory impairment in rat, Physiology & Behavior, 154, 114-125. 6. Lee B.,
Sur B., Yeom M., Shim I., Lee H., Hahm D. H. (2014), L-tetrahydropalmatine ameliorates development of anxiety and
depression-related symptoms induced by single prolonged stress in rats, Biomolecules & Therapeutics (Seoul) 22(3), 213-22.
7. Gronli J., Murison R., Fiske E., Bjorvatn B., Sorensen E., Portas C. M., Ursin R. (2005), Effects of chronic mild stress on
sexual behavior, locomotor activity and consumption of sucrose and saccharine solutions, Physiology & Behavior, 84(4),
571-7. 8. Steru L., Chermat R., Thierry B., Simon P. (1985), The tail suspension test: A new method for screening
antidepressants in mice, Psychopharmacology, 85(3), 367-370. 9. Frisbee J. C., Brooks S. D., Stanley S. C., d’Audiffret A. C.
(2015), An unpredictable chronic mild stress protocol for instigating depressive symptoms, behavioral changes and negative
health outcomes in rodents, Journal of Visualized Experiments, 106(12), doi: 10.3791/53109. 10. Phạm Đức Vịnh, Nguyễn
Thu Hằng, Đỗ Văn Quân, Lê Ngọc Quỳnh Giao, Nguyễn Hoàng Anh (2016), Nghiên cứu tác dụng giải lo của ltetrahydropalmatin trên động vật thực nghiệm được gây lo âu bằng phương pháp ni cơ lập, Tạp chí Dược liệu, 21(1+2),
106 - 110. 11. Krishnan V., Nestler E. J. (2011), Animal models of depression: molecular perspectives, Current Topics in
Behavioral Neurosciences, 7, 121-47. 12. Frazer A., Morilak D. A. (2005), What should animal models of depression
model?, Neuroscience & Biobehavioral Reviews, 29(4-5), 515-23. 13. Willner P. (2005), Chronic mild stress (CMS)
revisited: consistency and behavioural-neurobiological concordance in the effects of CMS, Neuropsychobiology, 52(2), 90110. 14. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition
(DSM-5), American Psychiatric Association, Arlington. 15. Liu G. Q., Algeri S., Garattini S. (1982), D-Ltetrahydropalmatine as monoamine depletor, Archives Internationales de Pharmacodynamie et de Therapie, 258(1), 39-50.
16. Liu X. P., Yang Z., Li R. P., Xie J., Yin Q., Bloom A. S., Li S. J. (2012), Responses of dopaminergic, serotonergic and
noradrenergic networks to acute levo-tetrahydropalmatine administration in naive rats detected at 9.4 T, Magnetic Resonance
Imaging, 30(2), 261-70.

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 (Trang 93 -98)
KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA BỘT CHIẾT SÂM VIỆT NAM TRỒNG
TRÊN TỔN THƯƠNG OXY HÓA TẾ BÀO NÃO GÂY BỞI STRESS CƠ LẬP
Nguyễn Hồng Minh1, Nguyễn Thị Thu Hương1,*,

Dương Hồng Tố Quyên2, Nguyễn Minh Đức3,4
1
Trung tâm Sâm và Dược liệu tp. Hồ Chí Minh; 2Bệnh viện Y Học Cổ truyền tp. Hồ Chí Minh;
3
Khoa Dược, Đại Học Y Dược tp. Hồ Chí Minh; 4Khoa Dược, Đại Học Tơn Đức Thắng tp. Hồ Chí Minh
*Email:
(Nhận bài ngày 14 tháng 3 năm 2017)
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác dụng của bột chiết sâm Việt Nam trồng 6 tuổi trên tổn thương oxy hóa tế bào
não gây bởi stress cô lập. Bột chiết nhân sâm trồng 6 tuổi và majonosid R2 (hoạt chất chính trong sâm Việt Nam) được sử
dụng như chất đối chiếu. Kết quả cho thấy stress cơ lập gây tổn thương peroxy hóa tế bào não và việc cho uống bột chiết sâm
Việt Nam trồng ở 2 liều thử nghiệm 200 mg/kg và 500 mg/kg trong 14 ngày làm giảm hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA)

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017

93



×