Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Chủ nghĩa bảo hộ số và các rào cản đối với thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.79 KB, 18 trang )

CHỦ NGHĨA BẢO HỘ SỐ VÀ CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI SỐ
VÀ DÒNG CHẢY DỮ LIỆU XUYÊN BIÊN GIỚI
DIGITAL PROTECTIONISM AND BARRIERS TO DIGITAL COMMERCE
AND CROSS-BORDER DATA FLOWS
PGS,TS. Nguyễn Văn Minh
Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt
Số hóa tạo ra hàng hóa và dịch vụ số mới, giúp tăng cường các dòng chảy vật lý,
cung cấp các nền tảng đóng vai trị trung gian cho sản xuất, trao đổi và tiêu thụ. Vai trò
của thương mại điện tử (thương mại số) và các dòng dữ liệu xuyên biên giới ngày càng trở
nên quan trọng hơn trong các nền kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu. Trong những năm
gần đây, chủ nghĩa bảo hộ số, với nhiều lý do khác nhau, đã xuất hiện và tăng cường ở
nhiều quốc gia trên thế giới. So sánh với chủ nghĩa bảo hộ truyền thống, chủ nghĩa bảo hộ
số có những đặc điểm khác biệt. Cách tiếp cận của các quốc gia khác nhau đối với chủ
nghĩa bảo hộ số cũng khác nhau. Các biện pháp bảo hộ số đã cản trở dòng chảy dữ liệu và
thương mại số xuyên biên giới. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO, cần có những hoạt
động hướng tới giảm thiểu chủ nghĩa bảo hộ số và tác động tiêu cực của nó đối với thương
mại số và dịng chảy dữ liệu.
Từ khóa: thương mại số, dòng chảy dữ liệu, chủ nghĩa bảo hộ số, rào cản.
Abstract
Digitization creates new digital goods and services, enhances physical flows,
provides platforms that act as intermediaries for production, trade and consumption. The
role of e-commerce (digital commerce) and cross-border data flows is becoming more and
more important in both national and global economies. In recent years, digital
protectionism, for a variety of reasons, has emerged and intensified in many countries
around the world. Compared to traditional protectionism, digital protectionism has
different characteristics. Different countries' approaches to digital protectionism also
differ. Digital protection measures have impeded the flow of data and across borders
digital commerce. International organizations, especially the WTO, need to take action
towards reducing digital protectionism and its negative impact on digital trade and data


flows.
Keywords: digital commerce, data flow, digital protectionism, barrier.

1. Đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu
Cuộc cách mạng kỹ thuật số dựa trên Internet đang tạo ra sự thay đổi cơ bản cho
nền kinh tế tồn cầu, khơng chỉ dẫn đến các phương thức truyền thông và chia sẻ thông tin
mới, mô hình kinh doanh mới và các nguồn tăng trưởng cơng việc mới, mà còn đặt ra các
câu hỏi và yêu cầu hoạch định các chính sách mới. Tồn cầu hóa đã bước vào một kỷ

239


nguyên mới được xác định bởi các luồng dữ liệu truyền tải thông tin, ý tưởng và sáng tạo
đổi mới.
Với sự ra đời của Công nghiệp 4.0 và những tiến bộ công nghệ đi kèm, phạm vi của
thương mại số đang mở rộng nhanh hơn nhiều so với những gì mọi người có thể tưởng
tượng hai thập kỷ trước. Thương mại số đang phát triển đi kèm với giao dịch truyền tải
điện tử đang phát triển nhanh chóng, đó là phân phối hàng hóa trực tuyến, ví dụ âm nhạc,
sách điện tử, phim, phần mềm và trò chơi video.
Phát triển số hóa sẽ thúc đẩy thương mại số hơn nữa vì tài nguyên cốt lõi của nền
kinh tế số như dữ liệu, phần mềm và các tệp hỗ trợ máy tính (CAD) được sử dụng trong in
3D, dữ liệu liên quan tới robotics, trí tuệ nhân tạo, Internet of things, v.v. cần được truyền
tải bằng điện tử.
Bên cạnh quá trình phát triển mạnh mẽ công nghệ số, kinh tế số và thương mại số,
xuất hiện xu hướng ngược lại, có tác động cản trở quá trình trên - chủ nghĩa bảo hộ số.
Các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ số đã bước đầu được quan tâm nghiên
cứu trên thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào về chủ nghĩa bảo hộ
số được cơng bố ở Việt Nam. Trong khi chưa có được một nghiên cứu sâu rộng và chi tiết
về vấn đề này, bài viết cố gắng đưa ra một số phác họa ban đầu về chủ nghĩa bảo hộ số và
tác động của nó tới thương mại số và dịng chảy dữ liệu xuyên biên giới trên cơ sở phân

tích các tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau: sách xuất bản và các bài viết đăng
trên các tạp chí, trên Internet.
2. Thương mại số và chủ nghĩa bảo hộ số trong thương mại quốc tế
2.1. Số hóa, thương mại số và phát triển kinh tế
Số hóa (Digitization, digitalization) là q trình chuyển đổi thơng tin thành định
dạng số (nghĩa là máy tính có thể đọc được), trong đó thông tin được tổ chức thành các bit.
Công nghệ số (Digital technology) bao gồm tất cả các loại thiết bị điện tử và ứng
dụng sử dụng thông tin dưới dạng mã số.
Dòng dữ liệu (data flow) là dòng chuyển động của dữ liệu tử bộ phận này đến một
bộ phận khác trong một máy tính, từ ứng dụng này ứng dụng khác, từ máy tính này tới máy
tính khác và từ hệ thống thông tin này tới tới hệ thống thông tin khác.
Thương mại số (Digital Commerce) là hệ quả của q trình số hóa. Thương mại số
(hay thương mại điện tử) đề cập đến việc sử dụng Internet và mạng nội bộ để mua, bán,
vận chuyển hoặc trao đổi dữ liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ [8].
Nếu các doanh nghiệp, các máy tính/hệ thống thơng tin thực hiện các giao dịch
thương mại số và trao đổi thông tin/dữ liệu với nhau nằm ở các quốc gia khác nhau, chúng
ta có thương mại số và dịng dữ liệu xun biên giới.
Sự phát triển của công nghệ số trong mấy thập kỷ gần đây dẫn tới q trình số hóa
các dịng chảy thương mại, đặc biệt là các dòng chảy thương mại xuyên biên giới.
Việc số hóa ngày càng tăng ảnh hưởng đến các luồng tài chính và dữ liệu, cũng như
sự chuyển động của con người và hàng hóa. McKinsey mơ tả ba cách chính mà cơng nghệ
số ảnh hưởng đến dịng chảy thương mại tồn cầu [6]:
240


1. Số hóa tạo ra hàng hóa và dịch vụ số mới. Công nghệ số cho phép sự đổi mới.
Bằng cách chuyển đổi và thay thế hàng hóa và dịch vụ truyền thống hoặc nhu cầu đi lại của
mọi người, các sản phẩm mới được hình thành (ví dụ: sách điện tử, văn phòng từ xa hoặc
ảo để hợp tác, điện thoại, đào tạo hoặc ngân hàng trực tuyến...).
2. Số hóa giúp tăng cường các dịng chảy vật lý, gia tăng giá trị bằng cách tăng

năng suất và/hoặc giảm chi phí và các rào cản liên quan đến dịng hàng hóa và dịch vụ
truyền thống (ví dụ: thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) theo dõi chuỗi cung ứng, tệp dữ
liệu được sử dụng trong in 3-D, ô tô tự lái, Internet vạn vật).
3. Số hóa cung cấp các nền tảng đóng vai trị trung gian cho sản xuất, trao đổi và
tiêu thụ. Nền tảng trung gian không chỉ bao gồm những nền tảng được sử dụng trong
thương mại số, mà cịn cho phương tiện truyền thơng xã hội, tài trợ đám đơng (crowd
funding), điện tốn đám mây, cơng cụ tìm kiếm, phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ chia sẻ (ví
dụ: chia sẻ xe hơi hoặc chỗ ở như Uber hoặc Airbnb) và các ứng dụng trên điện thoại di
động, hoặc các ứng dụng nói chung.
Số hóa, thương mại số có tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế.
Ngân hàng Thế giới xác định ba nhóm lợi ích có được từ việc sử dụng các cơng
nghệ số [9]: (1) Tăng cường sự tham gia, kết nối thông qua tăng khả năng tiếp cận; (2)
Tăng hiệu quả thông qua tự động hóa và phối hợp; và (3) Thúc đẩy ra đời các doanh
nghiệp dựa trên đổi mới. Các lợi ích này được mang đến cho cả các doanh nghiệp, cá nhân
và chính phủ. Các cơng ty sử dụng mạnh mẽ Internet cho thấy năng suất cao hơn và có xu
hướng mở rộng quy mơ, phát triển nhanh hơn, nhiều kỹ năng hơn và xuất khẩu mạnh hơn.
Việc tăng sử dụng Internet cũng liên quan đến sự gia tăng số lượng và giá trị của các sản
phẩm được giao dịch.
Nhìn vào thương mại số trong bối cảnh quốc tế, thương mại số xun biên giới tồn
cầu (khơng bao gồm bán hàng trong nước) ước tính chiếm 10% đến 15% tổng doanh thu
thương mại số trong năm 2014. Trong cùng năm đó, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 399,7 tỷ USD
dịch vụ số và nhập 240,8 tỷ USD, tạo ra thặng dư 158,9 tỷ USD. Các dịch vụ được cung
cấp qua kỹ thuật số chiếm hơn một nửa tổng số dịch vụ thương mại của Hoa Kỳ, theo Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (Department of Commerce Economics and Statistics Administration)
[2]. Các ước tính khác cho thấy, nếu khơng có Internet, chi phí xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ
sẽ cao hơn trung bình 26%. Ngồi ra cịn có các lợi ích bổ sung từ số hóa đối với hiệu quả
và năng suất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thị trường, cho phép khối
lượng thương mại quốc tế lớn hơn.
Các nền tảng số có thể giảm thiểu chi phí và cho phép các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) phát triển thông qua mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường hoặc tích hợp vào

chuỗi giá trị tồn cầu. Do đó, nhiều cơng ty có thể tiến hành kinh doanh trên thị trường
tồn cầu, trong khi số hóa các cơ chế kiểm soát hải quan và biên giới giúp đơn giản hóa và
tăng tốc độ giao hàng cho khách hàng.
Một nghiên cứu khác về các doanh nghiệp nhỏ và vừa ước tính rằng Internet là một cơng
cụ tạo việc làm rịng, với 2,6 việc làm được tạo ra cho mỗi công việc có thể bị thay thế bởi cơng
nghệ Internet; các cơng ty sử dụng Internet trung bình tăng gấp đơi số lượng công việc. [4]

241


2.2. Chủ nghĩa bảo hộ kỹ thuật số và các đặc điểm của nó
Cho đến nay trong giới học thuật chưa có một định nghĩa đầy đủ và thống nhất về
chủ nghĩa bảo hộ số. Để hiểu rõ về chủ nghĩa bảo hộ số, trước tiên chúng ta cần hiểu ý
nghĩa của chủ nghĩa bảo hộ. Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Đặc biệt Hoa Kỳ [5],
chủ nghĩa bảo hộ là việc thiết lập các rào cản thương mại đủ cao để khơng khuyến khích
nhập khẩu hoặc tăng giá đủ để cho phép các nhà sản xuất trong nước tương đối kém hiệu
quả cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi. Theo quan điểm này, các nhà hoạch
định chính sách sử dụng các biện pháp bảo hộ để giảm nguồn cung và/hoặc tăng chi phí
đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nhập khẩu. Các biện pháp bảo hộ làm thay đổi điều kiện thị
trường và làm méo mó thương mại theo cách có lợi cho các nhà sản xuất trong nước hơn
các đối thủ nước ngoài.
Tuy nhiên, định nghĩa nói trên đã phần nào lỗi thời, vì hiện nay chủ nghĩa bảo hộ ở tất
cả các quốc gia phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm tình trạng của nền kinh tế, tương
quan lực lượng giũa các nhóm lợi ích ủng hộ các chính sách thương mại tự do hay bảo hộ,
nhận thức cộng đồng về thương mại và sức mạnh hoặc điểm yếu của các ý tưởng bảo hộ.
Trong nhiều thế kỷ, các nhà hoạch định chính sách đã sử dụng các thỏa thuận
thương mại để thiết lập khuôn khổ luật pháp trong thương mại bằng cách bắt buộc các bên
ký kết cấm một số loại thực tiễn bảo hộ.
Nhưng các nhà hoạch định chính sách từ lâu cũng đã nhận ra rằng có những chính
sách khơng nhằm mục đích bảo hộ nhưng dẫn tới hiệu ứng làm méo mó thương mại. Vì lý

do này, các thỏa thuận thương mại thường bao gồm các “ngoại lệ”, cho phép các chính phủ
vi phạm các quy tắc để đạt được các mục tiêu chính sách quan trọng khác. Ví dụ, nhiều
chính phủ áp dụng các quy định an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị tổn
hại, mặc dù các biện pháp này có thể làm méo mó thương mại. Các quy định này có thể có
hiệu ứng bảo hộ, nhưng chúng có thể khơng có ý định bảo hộ.
Chủ nghĩa bảo hộ số về bản chất cũng giống như chủ nghĩa bảo hộ truyền thống
trong thương mại quốc tế. Các nhà hoạch định chính sách ở quốc gia A có thể sử dụng các
biện pháp biên giới hoặc chính sách trong nước như quy định hoặc trợ cấp để ưu tiên các
nhà cung cấp dữ liệu trong nước hoặc thay đổi điều kiện thị trường ở quốc gia A. Nhưng
chủ nghĩa bảo hộ trong dịch vụ nói chung, dịch vụ số nói riêng, khác với chủ nghĩa bảo hộ
trong hàng hóa, vì đối tượng của các quy định trong thương mại dịch vụ số là nhà sản
xuất/nhà cung ứng dịch vụ, thay vì là sản phẩm trong thương mại truyền thống.
Có năm đặc điểm làm chủ nghĩa bảo hộ số khác với chủ nghĩa bảo hộ truyền thống:
Thứ nhất, nhiều dịch vụ dựa vào quyền tiếp cận tới các luồng dữ liệu xuyên biên
giới. Các luồng dữ liệu này có thể liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hoặc cả hai. Hoa Kỳ và
OECD coi các bộ phim hoặc âm nhạc được tải xuống là hàng hóa. Khác với hàng hóa vật
lý, nhiều người dùng mạng có thể giao dịch hàng hóa số đó cùng một lúc. Hơn nữa, thương
mại dịch vụ số khác với thương mại các dịch vụ khác vì nhà cung cấp và người tiêu dùng
không cần phải ở cùng một địa điểm thực để giao dịch xảy ra. Với các thuộc tính này, các
nhà nghiên cứu khó có thể xác định chính xác những gì một chính phủ muốn bảo hộ và liệu
một chính phủ có hành động với mục đích bảo hộ hay khơng.

242


Thứ hai, thương mại dữ liệu khó nắm bắt và thường xun xẩy ra, và khó xác định vị
trí trên mạng thông tin phi biên giới. Giao dịch trong cùng một bộ dữ liệu có thể xảy ra lặp
lại trong vài nano giây (ví dụ: khi hàng triệu người cùng tải xuống bài hát). Các nhà nghiên
cứu và hoạch định chính sách có thể khó xác định thế nào là nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Họ
cũng cố gắng xác định liệu dữ liệu có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong nước

hay khơng (ví dụ pháp luật về sở hữu trí tuệ) và loại thực thi xuyên biên giới nào là phù hợp.
Các nhà hoạch định chính sách không thể dễ dàng xác định quyền tài phán, bởi vì dữ liệu có
thể được chuyển qua máy chủ ở nước này đến khu vực tài phán thuộc nước khác. Do đó, các
luồng dữ liệu có thể đi qua một số nước trước khi các luồng này đến đích.
Thứ ba, các nhà kinh tế thường đồng ý rằng nhiều loại dữ liệu là hàng hóa cơng
cộng, mà chính phủ nên cung cấp và điều tiết một cách hiệu quả. Hơn nữa, khi các quốc
gia hạn chế luồng dữ liệu tự do, họ sẽ giảm quyền tiếp cận thông tin (trong đó có nhiều
thơng tin khoa học, kinh tế, quản lý...), do đó có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế, năng
suất và đổi mới trong nước và toàn cầu. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của
Internet. Do đó, nếu các nhà hoạch định chính sách hạn chế các luồng dữ liệu xuyên biên
giới, họ có thể tạo ra nhiều hậu quả không lường trước được.
Thứ tư, mặc dù thương mại dữ liệu xảy ra trên một nền tảng chung (Internet), các
cơng ty, người dùng và chính phủ khơng phải ai cũng có trách nhiệm như nhau đối với sự
ổn định của nó. Các tập đồn điều hành phần lớn Internet, nhưng họ không thể phản ứng
với, hoặc nhìn thấy nhiều mối đe dọa. Trong khi đó, nhiều công ty về cơ bản là các công ty
thu thập và bán dữ liệu, họ cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng mạng để đổi lấy
việc họ sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng mạng (ví dụ: dịch vụ tìm kiếm của
Google, dịch vụ mạng xã hội của Facebook...). Trong mơ hình này, các cá nhân không hiểu
hoặc không nhận ra trách nhiệm của họ đối với an ninh và ổn định Internet. Nhận biết được
vấn đề nan giải chung này, các chính phủ phát triển các quy định riêng để bảo vệ sự an
toàn và an ninh của người dùng mạng. Một số chính sách có thể, một cách khơng chủ định,
làm méo mó thương mại đối với các luồng dữ liệu xuyên biên giới.
Thứ năm, trái ngược với những nỗ lực của các chính phủ xác định các quy định hợp
pháp cho thương mại số, khơng có mơ hình rõ ràng nào mà các nhà hoạch định chính sách
có thể sử dụng để phân biệt giữa quy định luồng dữ liệu hợp pháp hay làm méo mó thương
mại. Nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi nỗ lực nhiều hơn để tìm ra cơ sở cho các quy định phi
thương mại được thiết kế để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật. Các quy định trong nước
cho phép các quốc gia kiểm duyệt hoặc lọc Internet, hoặc sử dụng các cuộc tấn cơng DDoS
có thể ảnh hưởng không chỉ đến tiếp cận thị trường ở một hoặc nhiều quốc gia, mà cả sự
ổn định của nền tảng Internet.

3. Các rào cản đối với thương mại số và dòng dữ liệu xuyên biên giới
3.1. Các loại rào cản đối với thương mại số và dòng dữ liệu xuyên biên giới
Để hiểu sâu và chi tiết chủ nghĩa bảo hộ số, dưới đây mô tả và phân tích các rào cản
đối với thương mại số và dịng dữ liệu xun biên giới.
Có nhiều loại biện pháp điều tiết và chính sách đóng vai trị cản trở thương mại số
tồn cầu. Các biện pháp này có thể được phân loại thành hai nhóm: (1) Các biện pháp kỹ

243


thuật số đặc thù, và (2) Các biện pháp truyền thống ảnh hưởng đến các nhà cung cấp hàng
hóa và dịch vụ số.
Các biện pháp kỹ thuật số đặc thù bao gồm: Các biện pháp dữ liệu, các biện pháp
an ninh mạng công cộng và riêng tư, kiểm duyệt, và quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp
truyền thống bao gồm: các biện pháp đầu tư và các biện pháp tiếp cận thị trường.
Các biện pháp dữ liệu
- Các biện pháp bảo vệ và bảo mật dữ liệu
Các biện pháp chính sách và quy định tập trung vào bảo vệ dữ liệu và quyền riêng
tư ảnh hưởng đến tất cả các ngành cơng nghiệp. Những biện pháp này có thể hạn chế
thương mại số tồn cầu do chi phí hành chính của các cơng ty tăng lên liên quan đến việc
tuân thủ các biện pháp và tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt vốn dĩ không giống nhau ở các
quốc gia khác nhau.
- Nội địa hóa dữ liệu
Tất cả các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các luồng dữ liệu, với một nửa
toàn bộ thương mại dịch vụ toàn cầu hiện nay tùy thuộc vào quyền truy cập vào các luồng
dữ liệu xuyên biên giới. Đáp lại, số lượng các biện pháp nội địa hóa dữ liệu đã tăng lên
đáng kể trong những năm gần đây. Các biện pháp nội địa hóa dữ liệu giới hạn hoặc cấm
chuyển dữ liệu truyền qua biên giới quốc gia.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ quan ngại về các biện pháp nội địa hóa dữ liệu. Trong
một số trường hợp, các biện pháp như vậy khiến một số công ty rút khỏi một số thị trường

nhất định. Ví dụ, năm 2016, cơng ty thanh tốn trực tuyến PayPal đã đình chỉ hoạt động tại
Thổ Nhĩ Kỳ để đáp lại yêu cầu PayPal phải nội địa hóa hồn tồn hệ thống thơng tin của
mình trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Các yêu cầu nội địa hóa đó có thể đe dọa những tiến bộ
mới trong cơng nghệ thơng tin, khơng chỉ điện tốn đám mây, mà cả lĩnh vực phân tích dữ
liệu và Internet vạn vật (IoT). Khi khơng có các biện pháp nội địa hóa dữ liệu, dữ liệu
Internet được chuyển qua mạng của các công ty thông qua các quyết định được thực hiện
tự động, các bộ định tuyến (routers) chọn đường dẫn chủ yếu dựa trên hiệu quả và không
dựa trên ranh giới quốc gia. Nội địa hóa dữ liệu làm thay đổi đáng kể kiến trúc cơ bản này
của Internet.
Các biện pháp nội địa hóa dữ liệu khác nhau giữa các quốc gia phụ thuộc vào các
yếu tố về độ bao phủ của ngành, về địa lý, về các loại dữ liệu, về độ phức tạp, cường độ dữ
liệu và tác động kinh tế và một số yếu tố khác.
Các biện pháp an ninh mạng công cộng và riêng tư
- Các yêu cầu về tiết lộ mã nguồn
Một số quốc gia yêu cầu tiết lộ mã nguồn để đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch
vụ số nhập khẩu không gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hoặc an ninh mạng. Các
doanh nghiệp Hoa Kỳ coi mã nguồn là thơng tin độc quyền có giá trị (bí mật thương mại)
và tuyên bố rằng các yêu cầu công bố mã nguồn có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương do
trộm cắp bí mật và vi phạm bản quyền.
Brazil, Trung Quốc và Indonesia đã thực hiện đưa ra các u cầu đối với các cơng
ty nước ngồi phải tiết lộ mã nguồn số (như mã cơ bản của phần mềm kinh doanh hoặc
244


ứng dụng điện thoại thông minh) là điều kiện tiên quyết để hoạt động ở các quốc gia đó.
Những rủi ro gia tăng từ các quy định này có thể dẫn tới một số nhà cung cấp dịch vụ số
rút ra khỏi một số thị trường nhất định, hoặc buộc các công ty cung cấp các sản phẩm
kém chất lượng hoặc các sản phẩm hoàn toàn mã nguồn mở để giảm rủi ro trộm cắp tài
sản trí tuệ.
- Hạn chế về mật mã

Mật mã học là một phương pháp dựa trên tốn học cho phép thơng tin nhạy cảm
được truyền một cách an toàn và riêng tư. Các quy định hạn chế sử dụng mật mã khiến các
công ty không sử dụng các phương pháp nhất định để bảo mật sản phẩm của họ hoặc yêu
cầu các công ty sử dụng các tiêu chuẩn mật mã được phát triển ở thị trường nội địa của
quốc gia áp đặt các quy định. Các quy định như vậy thường được đề xuất và ban hành vì lý
do an ninh mạng hoặc an ninh quốc gia. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các hạn chế về
mật mã thực sự có thể làm tăng nguy cơ bị tấn công mạng, bảo mật và quyền riêng tư đối
với hầu hết các dịch vụ số, bao gồm xử lý dữ liệu dựa trên đám mây, IoT, truyền thông,
truyền tải nội dung và thương mại điện tử. Ngoài ra, các hạn chế về mật mã thường buộc
các công ty sử dụng các tiêu chuẩn mật mã lỗi thời có thể làm tổn hại đến bảo mật dữ liệu
và tăng thêm chi phí tuân thủ. Hạn chế về mật mã có thể cản trở dịng chảy xun biên giới
của cả dữ liệu được mã hóa và hàng hóa vật lý hỗ trợ mã hóa.
Các biện pháp kiểm duyệt
Việc một số chính phủ thực hiện việc chặn hoặc lọc hoàn toàn đối với các nền tảng
Internet và nội dung là biện pháp trực tiếp nhất cản trở thương mại số đối với nhiều công
ty, đặc biệt là các công ty Hoa Kỳ. Các trường hợp bị gián đoạn do chính phủ ủy quyền đối
với các mạng số hoặc các ứng dụng hoặc dịch vụ số cụ thể thường được giải thích với lý
do duy trì trật tự cơng cộng, đảm bảo an ninh quốc gia hoặc bảo vệ các doanh nghiệp địa
phương đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Thông thường, các quốc gia phát triển
không chặn hoặc lọc nội dung, hoặc ứng dụng Internet. Tuy vậy, có một số trường hợp
ngoại lệ. Ví dụ: một số quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Ý và Anh đã chặn các website
quảng cáo khủng bố hoặc chứa một số loại nội dung chỉ dành cho người lớn. Nhìn chung,
việc chặn một số loại nội dung nhất định được chấp nhận theo một số hiệp định thương
mại quốc tế. Ví dụ, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO cho phép
các quốc gia duy trì miễn trừ một số nghĩa vụ nhằm bảo vệ đạo đức cơng cộng hoặc duy trì
trật tự cơng cộng, bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật,
để đảm bảo tuân thủ luật pháp, bao gồm các biện pháp ngăn chặn các hành vi lừa đảo hoặc
gian lận. Tuy nhiên, các sự cố kiểm duyệt nằm ngoài các ngoại lệ này ngày càng trở nên
phổ biến.
Quyền sở hữu trí tuệ

Sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) chủ yếu ảnh hưởng đến thương mại số liên
quan đến nội dung số và thương mại điện tử. Trong một số trường hợp, các quốc gia áp đặt
nghĩa vụ trách nhiệm đối với các trung gian Internet, như các nhà cung cấp dịch vụ Internet
(ISPs) và thực thi luật bản quyền phụ trợ. Điều này dẫn đến tăng chi phí đối với các cơng
ty nước ngồi hoạt động ở thị trường quốc gia đó.

245


- Vi phạm bản quyền kỹ thuật số
Để giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền số, một quốc gia cần có đồng thời khung
pháp lý mạnh mẽ và khả năng thực thi hiệu quả. Khi mức độ thâm nhập Internet gia tăng ở
cả các nước phát triển và đang phát triển, sự vi phạm bản quyền số cũng đã tăng nhanh
trong số người dùng Internet. Theo Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPAA), vi phạm bản
quyền trực tuyến là mối đe dọa đáng kể nhất đối với công nghiệp điện ảnh nói chung và
xuất khẩu phim ảnh nói riêng của Hoa Kỳ [11]. Vi phạm bản quyền số đối với phim ảnh
tạo nên chi phí cao nhất trong tất cả các loại vi phạm sở hữu trí tuệ, ước tính số tiền phải
trả là 160 tỷ đơ la trong năm 2015. Ngành công nghiệp âm nhạc cũng tiếp tục phải chịu
một vấn đề lớn về xói mịn doanh thu do vi phạm bản quyền số.
- Trách nhiệm của các trung gian Internet đối với các vi phạm bản quyền
Hầu hết các quốc gia đều có các quy định về “thông báo và gỡ xuống” trong luật
bảo vệ bản quyền trong nước hoặc các quy định thực thi có khả năng giữ các trung gian
Internet chịu trách nhiệm về vi phạm bản quyền nếu họ tiếp tục hiển thị nội dung sau khi
có thơng báo từ chủ bản quyền. Các luật này đặt trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
lên các bên trung gian hiển thị nội dung vi phạm bản quyền trên website của họ. Đồng thời,
các luật đó nói chung cũng bao gồm các điều khoản “bến cảng an tồn” giới hạn trách
nhiệm pháp lý đó nếu như các hoạt động “thông báo và gỡ xuống” được thực hiện trơn tru.
Để giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và giữ chi phí hành chính ở mức thấp, hầu hết
các trung gian đều hành động một cách tự động theo thông báo, mà không quan tâm điều
tra xem khiếu nại có hợp pháp hay khơng. Do gánh nặng chi phí tiềm tàng, các trung gian

ngại chịu trách nhiệm rộng hơn trong việc giải quyết nội dung vi phạm bản quyền, chẳng
hạn như tìm kiếm và xóa các bản sao tài liệu vi phạm trên nền tảng của họ hoặc chặn việc
đăng các bản sao mới trong tương lai. Tuy nhiên, đại diện của ngành công nghiệp nội dung
cho rằng nếu trách nhiệm của người trung gian được xác định hẹp sẽ khuyến khích vi phạm
bản quyền nội dung trực tuyến.
- Luật bản quyền phụ trợ
Luật bản quyền phụ trợ (còn được gọi là các quyền lân cận) trao các quyền tương tự
như bản quyền cho các nhà xuất bản và nhà sản xuất (ví dụ: các tổ chức phát thanh truyền
hình, nhà sản xuất phim và âm nhạc hoặc người biểu diễn), những người có các quyền được
chuyển nhượng hoặc cấp phép từ những người sáng tạo ra tác phẩm. EU đã đi đầu trong việc
phát triển và thực thi luật bản quyền phụ trợ dành riêng cho các nhà xuất bản báo chí.
Luật bản quyền phụ trợ đã được sử dụng ở Đức và Tây Ban Nha để đáp lại các yêu
cầu thù lao (thanh toán cho nhà xuất bản các bài báo gốc) trên các công cụ tìm kiếm và nền
tảng trực tuyến cung cấp các đoạn bản tin ngắn, bao gồm các tiêu đề và trích dẫn, cho cơng
chúng. Tuy nhiên, các cơng cụ tìm kiếm và các nền tảng trực tuyến khác xem các khoản
thanh toán này cho các nhà xuất bản như một biện pháp cản trở thương mại vì họ phải trả
tiền cho các đoạn văn bản tin tức.
Các biện pháp tiếp cận thị trường
Cùng với sự phát triển của thương mại số, người ta nhận thấy sự gia tăng các ràng
buộc mà các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt. Mặc dù các sản phẩm số đi qua biên giới

246


một cách vơ hình, những hạn chế này đóng vai trị cản trở việc giao hàng hóa vật lý được
đặt hàng thông qua thương mại điện tử. Môi trường pháp lý bao gồm một số quy định và
biện pháp chính sách có liên quan có thể ảnh hưởng đến thương mại số theo một số cách.
Mức độ phổ biến nhất của các trở ngại này là ngưỡng tối thiểu thấp và các hạn chế đối với
hệ thống thanh toán điện tử. Các quy định áp đặt các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với các
sản phẩm phần cứng và phần mềm cũng có thể đóng vai trị cản trở xuất khẩu hàng hóa và

dịch vụ.
Các quy tắc mua sắm của chính phủ ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước cũng
có thể đóng vai trị cản trở xuất khẩu của các quốc gia khác.
- Ngưỡng giá trị tối thiểu
Trong thương mại điện tử, các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm tới vấn đề
ngưỡng giá trị thấp đối với lô hàng hóa bị đánh thuế quan nhập khẩu. Quy định về ngưỡng
giá trị tối thiểu yêu cầu các nhà xuất khẩu thực hiện đơn đặt hàng quốc tế phải đảm bảo
thanh tốn thuế và phải hồn thành các thủ tục giấy tờ hải quan liên quan nếu giá trị lô
hàng vượt quá một ngưỡng giá trị nhất định. Nếu ngưỡng được đặt ở mức thấp, các yêu
cầu này trở nên đặc biệt nặng nề đối với các nhà xuất khẩu nhỏ tham gia vào thương mại
điện tử thông qua các thị trường trực tuyến như eBay và Etsy. Các nhà xuất khẩu như vậy
thường khơng có nhân viên chun chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các quy định hải
quan. Do đó, nhân viên tại các cơng ty này có thể dành tới 50% thời gian để xử lý các
nhiệm vụ hành chính thay vì các nhiệm vụ khác.
Gánh nặng này trở nên nghiêm trọng hơn do sự thiếu minh bạch từ nhiều cơ quan
hải quan về quy trình tuân thủ. Có thể khơng rõ là phải điền vào mẫu nào, làm thế nào để
điền đúng và các mẫu có thể khác nhau tùy vào điểm đến. Nếu người bán mắc lỗi, lơ hàng
của họ có thể bị giữ lại. Đối với người bán nhỏ, điều này có thể dẫn đến việc mất hàng
ngàn đô la doanh thu. Họ cũng có thể bị tổn hại danh tiếng khi khách hàng quốc tế phải
chờ đơn hàng đến.
- Thanh toán điện tử
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến thương mại điện tử là các biện pháp liên quan đến
hệ thống thanh toán điện tử. Các hạn chế nặng nề nhất đối với thanh toán điện tử xuất phát
từ việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh tốn trung gian khơng phải là ngân hàng
truyền thống. Mặc dù các công ty thanh tốn khơng cung cấp dịch vụ tài chính như ngân
hàng, nhưng họ cho phép khách hàng có số dư tiền trong tài khoản của mình, khơng giống
như các tổ chức phi ngân hàng khác. Bởi vì các biện pháp quản lý vị trí trung gian này
chưa được áp dụng và vì các chính phủ muốn duy trì sự giám sát đối với các tổ chức tài
chính, các cơng ty thanh toán điện tử cuối cùng rơi vào phạm vi điều chỉnh của nhiều quy
định ngân hàng.

Một thách thức đặc biệt là u cầu các cơng ty này phải có giấy phép ngân hàng để
kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Trong thực tế, yêu cầu này có thể được sử dụng để
bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Sự thiếu minh bạch trong quy trình xem xét, giải
quyết đơn xin cấp phép mang tính quan liêu ở nhiều quốc gia đã giúp dễ dàng từ chối cấp
phép cho người nộp đơn là người nước ngoài. Các giấy phép này cũng có thể thay đổi để

247


bao gồm các hạn chế nhằm không thể thực hiện được. Chẳng hạn, năm 2016, PayPal đã
phải tạm dừng các dịch vụ đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì những thay đổi trong quy tắc cấp phép,
yêu cầu các hệ thống thanh tốn phải được bản địa hóa hồn tồn tại quốc gia [1].
Các quy định ngân hàng khác được áp dụng đối với các cơng ty thanh tốn điện tử
bao gồm quy định yêu cầu xác minh thông tin khách hàng để ngăn chặn rửa tiền, cũng như
các yêu cầu thận trọng khác nhằm duy trì khả năng thanh tốn của ngân hàng. Mặc dù mục
đích của việc yêu cầu các ngân hàng xác minh thông tin khách hàng trước khi giao dịch tài
chính là để chống lại tội phạm tài chính, tuy nhiên, quy trình thu thập dữ liệu hiện tại để
xác minh danh tính có thể khơng đầy đủ và các tài liệu nhận dạng có thể bị làm sai lệch
- Các tiêu chuẩn
Các yêu cầu thử nghiệm mang tính chất địa phương, cũng như các nỗ lực của chính
phủ mỗi quốc gia phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho phần cứng hoặc phần mềm
có thể gây trở ngại cho thương mại số toàn cầu. Các doanh nghiệp có thể khơng được biết
các u cầu mới hoặc có cơ hội nhận xét về các thay đổi đối với các yêu cầu hiện có một
cách kịp thời. Các quốc gia có thể đề xuất các yêu cầu bắt buộc sử dụng các công nghệ
hoặc sản phẩm cụ thể mà họ biện minh dựa trên lý do an ninh quốc gia hoặc các mục tiêu
chính sách cơng. Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định như vậy có thể đóng vai trị là các
biện pháp bảo hộ khơng được xác định rõ và do đó có thể gần như không thể đáp ứng
được.
Kết quả của các biện pháp này là tăng chi phí cơng nghệ mới cho cả người tiêu
dùng và doanh nghiệp. Các biện pháp này có thể tác động đến các cơng ty cung cấp trực

tiếp các dịch vụ liên quan đến Internet, hoặc các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác dựa
trên nền tảng kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ, xử lý các quy trình nội bộ hoặc di chuyển
hàng hóa qua biên giới
- Mua sắm chính phủ
Mua sắm chính phủ tạo nên một thị trường quan trọng cho các công ty kỹ thuật số
kinh doanh cả phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên, các hạn chế của mua sắm chính phủ
đối với các sản phẩm phần mềm nước ngoài tồn tại ở một số quốc gia, bao gồm Brazil,
Trung Quốc, Ấn Độ và Nigeria [12]. Nigeria, ví dụ, yêu cầu thiết kế, mua sắm, thử
nghiệm, triển khai, bảo trì và sự hỗ trợ các thiết bị và phần mềm CNTT của chính phủ
được hồn thành bởi các cơng ty CNTT của Nigeria nếu có thể, hoặc các cơng ty con khác,
hoặc các đối tác Nigeria của các công ty sản xuất CNTT quốc tế. Các quy tắc áp dụng cho
cả mua sắm của chính phủ và khu vực tư nhân. Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) của
Tổ chức Thương mại thế giới thiết lập một khung các quy tắc đòi hỏi cạnh tranh mở trong
mua sắm chính phủ giữa 47 quốc gia ký kết. Hàng hóa và dịch vụ số được bao gồm trong
GPA, miễn là chúng không bị loại trừ khỏi lịch trình cam kết của mỗi quốc gia.
Các biện pháp liên quan đến đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên quan đến kỹ thuật số chịu sự điều chỉnh của
nhiều biện pháp khác nhau tùy theo quốc gia và lĩnh vực. Những trở ngại cản trở FDI có
thể là thể chế, chẳng hạn như một bộ máy quan liêu nặng nề, luật pháp yếu kém, chất
lượng quản lý kém và tham nhũng. FDI cũng có thể bị cản trở bởi các biện pháp nhắm vào

248


các phân khúc ngành cụ thể hoặc loại hình doanh nghiệp. Những trở ngại như vậy thường
nhằm mục đích hạn chế sự xâm nhập tự do của các công ty nước ngồi, với mục tiêu bảo
vệ lợi ích và khả năng tồn tại của các doanh nghiệp trong nước. Có một số biện pháp chính
sách liên quan đến đầu tư cụ thể ảnh hưởng đến thương mại số, bao gồm hạn chế quyền sở
hữu nước ngoài, cấp phép và thuế phân biệt đối xử và hạn chế nội dung có lợi cho nội dung
địa phương.

- Hạn chế quyền sở hữu nước ngoài và tham gia cổ phần
Hạn chế sở hữu nước ngồi có thể trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh
vực, bao gồm cả kỹ thuật số. Ví dụ, Indonesia giới hạn tỷ lệ tham gia vốn cổ phần nước
ngoài ở mức 67% trong nhiều ngành. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, giới hạn sở hữu
tác động đến đầu tư vào dịch vụ kỹ thuật số mang tính đặc thù ngành, đặc biệt là liên quan
đến viễn thông. Liên doanh bắt buộc và giới hạn vốn chủ sở hữu đảm bảo rằng sự kiểm
soát doanh nghiệp thuộc về các đối tác trong nước và thường yêu cầu chuyển giao công
nghệ bắt buộc cho nước sở tại.
- Yêu cầu về nội dung địa phương
Các yêu cầu nội dung có thể mang tính chất vật lý và chương trình. Yêu cầu về nội
dung vật lý bắt buộc các cơng ty nước ngồi sử dụng một phần nhất định các thành phần
được sản xuất trong nước trong các sản phẩm mà họ tiêu thụ ở một số thị trường nhất định.
Yêu cầu nội dung theo chương trình bắt buộc các cơng ty nước ngồi cung cấp một lượng
nội dung được sản xuất trong nước trên nền tảng của họ.
Yêu cầu nội dung địa phương đã gia tăng trên khắp thế giới trong những năm gần
đây. Các biện pháp như vậy hiện đang hoạt động ở 39 quốc gia [13]. Yêu cầu nội dung địa
phương có thể cấm các cơng ty nước ngồi cung cấp dịch vụ cho thị trường sở tại trên cơ
sở xuyên biên giới; những yêu cầu như vậy cũng có thể làm gián đoạn dịng dữ liệu, làm
gián đoạn hoạt động của các cơng ty.
- Cấp phép, thuế và phí phân biệt đối xử
Trong khi các hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài là những rào cản khá rõ ràng
đối với việc gia nhập thị trường, việc cấp phép và yêu cầu về vốn rất lớn, lệ phí cao, chính
sách thuế cấm đốn và các quy trình phê duyệt nặng nề nhằm vào các thực thể nước ngồi
có thể có tác động hạn chế hoạt động của các doanh nhiệp nước ngoài, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương pháp đánh thuế mới cũng gây lo ngại. Trong những năm
gần đây, nhiều chính phủ đã nhấn mạnh những khó khăn mà họ gặp phải trong việc tăng
doanh thu thuế từ các công ty kỹ thuật số kinh doanh bằng cách cung cấp dịch vụ trực
tuyến, đặc biệt là khi cung cấp các dịch vụ đó từ nước ngồi, hoặc chỉ có sự hiện diện địa
phương tối thiểu, so với các nhà đầu tư nước ngoài truyền thống. Trong một số trường hợp,
một số chính phủ thử nghiệm các phương pháp mới để đánh thuế một số công ty hoặc loại

công ty nhất định, có thể được coi là một hình thức của chủ nghĩa bảo hộ số.
3.1 Tác động của các rào đối với thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới
Thương mại số và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới được thực hiện trong 5 lĩnh
vực: Các dịch vụ truyền thông internet, xử lý dữ liệu điện toán đám mây, nội dung số,
thương mại số và Internet vạn vật. Các biện pháp bảo hộ (các rào cản chính sách) có tác

249


động hạn chế không giống nhau đối với các lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, các biện pháp bảo
vệ dữ liệu và quyền riêng tư và nội địa hóa dữ liệu có tác động hạn chế tới cả 5 lĩnh vực
hoạt động, trong khi đó biện pháp tiếp cận thị trường - ngưỡng giá trị tối thiểu - chỉ tác
động đến thương mại sản phẩm số.
Tác động của các rào cản chính sách đối với các lĩnh vực kinh doanh số xuyên biên
giới được trình bày tổng hợp ở Bảng 1.
Bảng 1: Các rào cản chính sách và tác động của chúng đối với các lĩnh vực
kinh doanh số
Loại rào cản chính sách

Các biện pháp dữ liệu
- Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư
- Nội địa hóa dữ liệu
Các biện pháp an ninh mạng
công cộng và riêng tư
- Tiết lộ mã nguồn
- Hạn chế về mật mã
Kiểm duyệt
Quyền sở hữu trí tuệ
- Vi phạm bản quyền kỹ thuật số
- Trách nhiệm pháp lý đối với vi

phạm bản quyền
- Luật bản quyền phụ trợ
Các biện pháp tiếp cận
thị trường
- Ngưỡng giá trị tối thiểu
- Thanh toán điện tử
- Mua sắm chính phủ
- Các tiêu chuẩn
Các biện pháp liên quan đến
đầu tư
- Hạn chế quyền sở hữu nước
ngoài và tham gia cổ phần
- Yêu cầu về nội dung địa
phương
- Cấp phép, thuế và phí phân biệt
đối xử

Lĩnh vực kinh doanh số bị tác động
Các dịch vụ Xử lý dữ
Nội Thương Internet
truyền thơng liệu điện dung số mại số vạn vật
internet
tốn đám
mây
X
X

X
X


X
X

X
X

X
X

X

X
X

X
X
X

X
X

X
X

X

X

X
X


X
X

X
X

X
X
X

X
X
X

X
X
X

X
X

X
X

X
X

X
X


X
X

X
X

X
X

X

X

X

X

X

Nguồn: United States International Trade Commission, August 2017,
Global Digital Trade 1: Market

250


4. Ba tiếp cận chính về chủ nghĩa bảo hộ số
4.1. Tiếp cận của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia sáng tạo ra và sử dụng mạnh mẽ công nghệ Internet, đồng thời
có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số và thương mại điện tử vào bậc lớn nhất thế giới

(Google, Yahoo, Amazon, Facebook....), nên hơn ai hết, Hoa Kỳ có tiếp cận cởi mở nhất
đối với tự do Internet và các dòng dữ liệu, phản đối mạnh mẽ các chính sách bảo hộ số, dù
với các động cơ khác nhau, của các quốc gia khác.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ có các mục tiêu mâu thuẫn liên quan đến nền kinh tế số. Một
mặt, Hoa Kỳ muốn khuyến khích mạng Internet tồn cầu sơi động với ít rào cản gia nhập.
Mặt khác, Hoa Kỳ muốn duy trì sự thống trị Internet của mình vốn đang suy giảm rõ ràng
khi Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và các quốc gia khác phát triển sức mạnh kỹ thuật số
của quốc gia mình và thu hút ngày càng đông đảo người dùng.
Các lập luận của Hoa Kỳ chống lại chủ nghĩa bảo hộ số thường không nhất quán.
Một mặt, Hoa Kỳ từ lâu cho rằng các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư có tác dụng duy trì
niềm tin trên mơi trường Internet và các biện pháp đó là cần thiết để khuyến khích sự phát
triển của công nghệ số. Mặt khác, Hoa Kỳ nhiều lần phê phán các quốc gia khác không xây
dựng đầy đủ, hoặc không thực thi tốt pháp luật bảo vệ an ninh riêng tư, làm cản trở thương
mại số.
Ví dụ, vào năm 2014, Hoa Kỳ cho rằng rằng nhiều chính phủ đã thất bại trong việc
thiết lập mơi trường pháp lý để tạo điều kiện cho luồng thông tin tự do làm méo mó thương
mại quốc tế. Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc, Nam Phi, Thái Lan và Các tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất vì các quy tắc Internet khơng rõ ràng. Hoa Kỳ chỉ trích Nam Phi vì đã
khơng thực thi hiệu quả luật pháp trực tuyến; phản ứng quá mức đối với các nội dung cấm
trên Internet của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, lên án Pháp về các đề xuất đánh thuế hoạt động
Internet. Vào năm 2015, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã phàn nàn về
các chính sách mua sắm của Canada rằng không cho phép các công ty Hoa Kỳ đấu thầu
máy chủ đám mây cho chính phủ, mặc dù thực tế Hoa Kỳ cũng hạn chế mua sắm liên quan
đến đám mây vì lý do an ninh quốc gia [7].
Tại Hoa Kỳ, trong lĩnh vực thực thi pháp luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, ở
cấp liên bang, quyền này thuộc về Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC). Ủy ban
này có thẩm quyền rộng rãi. Tuy nhiên, Hoa Kỳ khơng có luật liên bang chung về bảo vệ
dữ liệu và quyền riêng tư hoặc cơ quan bảo vệ dữ liệu trung ương được giao nhiệm vụ đảm
bảo tuân thủ. Thay vào đó, hầu hết các quy định là ở cấp bang, vì vậy, luật sư bang nói
chung đóng một vai trị then chốt trong việc thực thi pháp luật.

Các quy định pháp luật cấp bang thường có các điều khoản chồng chéo hoặc khơng
tương thích với nhau. Ví dụ: tất cả 50 bang của Hoa Kỳ đã áp dụng luật thông báo vi phạm
dữ liệu, nhưng có sự khác biệt trong định nghĩa về dữ liệu cá nhân và ngay cả trong những
gì cấu thành vi phạm dữ liệu. Tương tự, tại ít nhất 35 bang và Puerto Rico, mỗi bang có
luật xử lý dữ liệu riêng biệt. Điều tương tự cũng đúng với luật riêng tư dữ liệu. Gần đây,
Đạo luật Bảo mật người tiêu dùng nổi tiếng của California (CCPA), được thông qua năm
2018 và bắt đầu có hiệu lực tử ngày 1.1.2020, được cho là có tiếp cận gần gũi với Quy định

251


bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh Châu Âu, đã tạo ra một làn sóng đổi mới luật
tương tự ở Maryland, Nevada, Massachusetts, Rhode Island và các bang khác.
4.2. Tiếp cận của Liên minh Châu Âu
Hoa kỳ và EU là hai khối kinh tế - thương mại lớn nhất thế giới. Các luồng dữ liệu
xuyên biên giới giữa Hoa Kỳ và EU là lớn nhất trên thế giới. Hoa Kỳ và EU chiếm gần
một nửa xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số (ví dụ: dịch vụ kinh doanh, chuyên nghiệp và kỹ
thuật) của nhau và nhiều dịch vụ này được kết hợp vào hàng hóa xuất khẩu như một phần
của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) [14].
Mặc dù có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và EU trong
cách tiếp cận luồng dữ liệu và thương mại kỹ thuật số đã gây ra mâu thuẫn trong quan hệ
kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ - EU. Nhìn chung, quan điểm đối với tự do Internet, bảo vệ
dữ liệu của EU mang tính chất chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn so với Hoa Kỳ.
Chính sách bảo vệ dữ liệu của EU lấy bảo vệ dữ liệu cá nhân (bí mật riêng tư) làm
trọng tâm. EU đưa ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với tất cả
các tổ chức và doanh nghiệp, trong và ngồi EU có liên quan đến thu thập, xử lý, lưu trữ và
sử dụng dữ liệu cá nhân của các công dân EU. Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU
(GDPR), có hiệu lực từ tháng 5 năm 2018, đã thiết lập các quy tắc cho các quốc gia thành
viên EU nhằm bảo vệ dữ liệu riêng tư của các cá nhân. GDPR là một chế độ bảo mật toàn
diện, dựa trên các quy tắc bảo vệ dữ liệu trước đây của EU. Nó cấp các quyền mới cho các

cá nhân nhằm kiểm soát dữ liệu cá nhân và tạo ra các yêu cầu bảo vệ dữ liệu mới cụ thể.
GDPR áp dụng đối với:
(1) Tất cả các doanh nghiệp và tổ chức có cơ sở ở EU xử lý (thực hiện các hoạt
động) dữ liệu cá nhân tại EU, bất kể việc xử lý dữ liệu thực sự diễn ra ở đâu;
(2) Các thực thể bên ngoài EU cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ (phải trả tiền hoặc
miễn phí) cho các cá nhân ở EU hoặc giám sát hành vi của các cá nhân trong EU.
Những biện pháp này đã làm dấy lên mối lo ngại ngoài lãnh thổ EU.
Mặc dù GDPR được áp dụng trực tiếp ở cấp quốc gia thành viên EU, các quốc gia
riêng lẻ chịu trách nhiệm thiết lập một số quy tắc và chính sách cấp quốc gia cũng như các
cơ quan thực thi. Không phải tất cả các quốc gia EU có tiến trình thực hiện như nhau, một
số quốc gia thành viên vẫn đang trong quá trình triển khai. Nhiều đại diện (đặc biệt là các
doanh nghiệp) ngoài EU đã bày tỏ lo ngại về việc thiếu rõ ràng và hướng dẫn tuân thủ quốc
gia không đầy đủ, cũng như về chi phí cao cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu cần thiết cho
việc tuân thủ. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khó khăn hơn trong việc hiểu và
tuân thủ các quy định của GDPR và có xu hướng rời khỏi thị trường EU.
EU bao gồm 27 guốc gia, giống như GDPR, các nhà hoạch định chính sách của EU
đang cố gắng mang lại sự hài hịa hơn trên tồn khu vực thơng qua Thị trường duy nhất kỹ
thuật số (DSM). DSM là một nỗ lực liên tục để thống nhất thị trường EU, tạo thuận lợi cho
thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ba trụ cột DSM xoay quanh việc tiếp cận trực
tuyến tốt hơn tới hàng hóa và dịch vụ số xuyên biên giới; môi trường pháp lý hỗ trợ đầu tư
và cạnh tranh công bằng; và thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vốn
nhân lực, nghiên cứu và đổi mới.

252


4.3. Tiếp cận của Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường Internet lớn. Vào cuối tháng 12 năm 2015, đã có 688
triệu người dùng Internet ở Trung Quốc, bao gồm 620 triệu người dùng Internet di động.
Doanh thu thương mại điện tử của Trung Quốc gần gấp đôi so với Hoa Kỳ [3].

So với Hoa Kỳ và EU, Trung quốc áp dụng các chính sách kiểm sốt chặt chẽ nhất
đối với Internet và các luồng dữ liệu xuyên biên giới. Vào tháng 12 năm 2015, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu tuyên bố rằng cộng đồng quốc tế nên
tôn trọng chủ quyền Internet của từng quốc gia trong việc chọn con đường phát triển
Internet, quản trị Internet và chính sách Internet của riêng họ. Đối với nhiều nhà quan sát,
điều này thể hiện nỗ lực ngày càng tăng của chính phủ Trung Quốc nhằm mở rộng quyền
kiểm sốt Internet ở Trung Quốc, điều này có thể gây hậu quả tiêu cực cho các công ty
nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc, cũng như cho các doanh nhân Trung Quốc.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, các chính sách bảo hộ số của Trung Quốc
mang tính chất đa mục đích: đảm bảo an ninh, ổn định chế độ chính trị, bảo vệ văn hóa dân
tộc, bảo vệ lợi ích của cơng dân và bảo hộ thương mại (ngăn cản hoạt động của các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ số nước ngoài, hỗ trợ và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trong nước). Chính phủ Trung quốc triển khai rộng rãi các giải pháp bảo hộ số,
trong đó có kiểm duyệt, lọc nội dung, “bức tường lửa vĩ đại”, tấn công từ chối dịch vụ...
Kết quả là các doanh nghiệp nước ngồi khó có chỗ đứng trên thị trường dịch vụ số và
thương mại điện tử Trung Quốc. Ví dụ, thay cho cơng cụ tìm kiếm Google được sử dụng
rộng khắp thế giới thì ở Trung Quốc có Baidu, thay cho Amazon có Alibaba, thay cho
Facebook có WeChat...
Các chính sách bảo hộ số của Trung Quốc được thể hiện qua một hệ thống các văn
bản pháp luật, mà gần đây nhất là Luật an ninh mạng (Cybersecurity law) được thông qua
tháng 11 năm 2016 và có hiệu lực từ 1 tháng 6 năm 2017 (trong đó có một số quy định
được hỗn thực thi đến cuối năm 2018).
5. Hàm ý giải pháp giảm thiểu chủ nghĩa bảo hộ số trong thương mại số và dòng chảy
số xuyên biên giới
5.1. Trong phạm vi quốc tế
Có thể nói cho đến nay, hệ thống pháp luật thương mại quốc tế, mặc dù còn cần
tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, về cơ bản đã đảm bảo phù hợp để điều chỉnh
thương mại quốc tế truyền thống. Tuy nhiên, thương mại số và các dòng dữ liệu xuyên
biên giới đặt ra một loạt vấn đề mới, vượt quá khuôn khổ của hệ thống hệ thống pháp luật
thương mại quốc tế đang tồn tại. Cách hiểu, quan điểm tiếp cận của các quốc gia đối với

thương mại số và lưu chuyển dữ liệu xuyên biên giới là rất khác nhau. Chủ nghĩa bảo hộ số
xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến đang cản trở sự phát triển kinh tế và thương mại
toàn cầu.
Các quốc gia cần cùng nhau tìm ra hiểu biết chung về những thực tiễn nào thực sự
làm méo mó thương mại số, những gì nên bị hạn chế và cấm và làm rõ các trường hợp
ngoại lệ. Trong việc xây dựng các quy tắc và luật lệ, trước tiên, những người ra quyết định
phải xác định cách thức và thời điểm chính phủ có thể kiểm sốt và hạn chế các dịng chảy
253


dữ liệu. Họ phải đảm bảo rằng các quy tắc này được quốc tế chấp nhận và minh bạch để
đảm bảo khả năng dự đốn và tính trách nhiệm. Với sự hiểu biết chung, Internet sẽ ít bị
phân mảnh hơn, nhiều người sẽ có quyền tiếp cận thơng tin hơn và các cá nhân có thể tạo
và chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
Để giải quyết những vấn đề này, các nhà hoạch định chính sách phải làm việc đa
phương trong các tổ chức khu vực và quốc tế khác nhau. Mơi trường phù hợp nhất cho
phối hợp và hài hịa chính sách là WTO. WTO cần:
1. Xem xét liệu các chính sách trong nước hạn chế dữ liệu (ngoại trừ các ngoại lệ
đối với an ninh quốc gia, quyền riêng tư và đạo đức cơng cộng) có tạo thành rào cản đối
với các luồng dữ liệu xuyên biên giới có thể bị thách thức trong tranh chấp thương mại hay
không.
2. Lập một nhóm nghiên cứu để kiểm tra các hệ quả thương mại của các cuộc tấn
công phần mềm độc hại và từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) như một phương tiện làm méo
mó thương mại. Những hành vi này nên bị cấm.
3. Theo dõi các hoạt động thương mại số của nhau trong q trình xem xét chính
sách thương mại của WTO.
4. Các nhà hoạch định chính sách nên suy nghĩ lại cách quản lý dữ liệu trong các
hiệp định thương mại. Cách tiếp cận hợp lý là dựa trên sự phân biệt giữa năm loại dữ liệu,
ai là người kiểm soát dữ liệu và nơi dữ liệu được kiểm soát. Năm loại dữ liệu là: dữ liệu cá
nhân (ngày sinh, số thẻ căn cước, số hộ chiếu...); dữ liệu bí mật của doanh nghiệp (bảng

lương, tồn kho...); dữ liệu công cộng (số liệu thống kê, dữ liệu khoa học...); siêu dữ liệu
cho AI và phân tích dự liệu; dữ liệu cho truyền thông máy-máy (IoT,...).
Cách tiếp cận mới được xây dựng dựa trên loại dữ liệu có thể cho phép các nhà
hoạch định chính sách phân biệt rõ hơn giữa các quy định được thiết kế để kiểm soát việc
sử dụng một số loại dữ liệu nhất định và quy tắc làm méo mó thương mại. Hơn nữa, nó có
thể trao quyền cho người dùng ở các nước đang phát triển. Cư dân mạng ở các nước đang
phát triển có thể là nhà cung cấp dữ liệu cá nhân. Các nước đang phát triển với dân số đơng
có khả năng áp dụng các quy định u cầu các công ty trả tiền thuê đối với dữ liệu của
cơng dân mình. Làm như vậy, họ có thể nâng cao sức mạnh thị trường của các công ty
Internet lớn. Do đó, nó có thể tạo ra những yêu cầu mới đối với thương mại như một công
cụ để điều chỉnh luồng dữ liệu.
5.2. Vấn đề đối với Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và có tỷ lệ người dùng Internet
khá cao, ước tính đạt 70% dân số (theo vnetwork.vn, tháng 1 năm 2020). Từ những năm
2010, Chính phủ đã quan tâm và xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thương mại
điện tử. Hệ thống pháp luật liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh Internet và thương mại
điện tử cũng dần được xây dựng và hoàn thiện.
Liên quan đến lĩnh vực thương mại số, Việt Nam được coi là một trong những quốc
gia đưa ra nhiều luật hạn chế thương mại số nhất, sau Trung Quốc, Nga và Brazil (theo
Công ty Luật quốc tế Gowling WLG, năm 2018). Trung Quốc là quốc gia sớm xây dựng
và triển khai một cách mạnh mẽ các rào cản thương mại số, cộng với tiềm năng mạnh mẽ

254


và tính năng động của các doanh nghiệp trong nước, Trung Quốc đã đạt được sự kiểm soát
và thống lĩnh thị trường dịch vụ số và thương mại điện tử trên thị trường nội địa, mở rộng
đáng kể ra thị trường thế giới. Ở Việt Nam, phần lớn các luật nói trên được xây dựng và
ban hành trong những năm gần đây (trong đó điển hình là Luật An ninh mạng năm 2018,
có hiệu lực từ 1/1/2019), khi thị phần lớn trường dịch vụ số ở Việt Nam đã bị chiếm lĩnh

bởi các công ty cung cấp dịch vụ số nước ngoài, đặc biệt là Google và Facebook.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, một số thương hiệu do người Việt Nam tạo lập
và phát triển như Sendo, Tiki, Thegioididong đã đạt được những kết quả khích lệ trên thị
trường, cạnh tranh ngang với các thương hiệu nước ngoài như Lazada, Shopee.... Trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ số (dịch vụ tìm kiếm, mạng xã hội, quảng cáo...) tình hình hoàn
toàn khác, các doanh nghiệp Việt Nam chiếm thị phần khá nhỏ (ví dụ, khoảng 20% thị
phần dịch vụ quảng cáo trực tuyến vào năm 2017). Lĩnh vực kinh doanh này địi hỏi nguồn
lực cơng nghệ và tài chính rất lớn và kinh nghiệm tích lũy qua thời gian, vốn dĩ không phải
là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia nhiều thỏa thuận kinh tế - thương
mại đa phương và song phương, trong đó có các thỏa thuận thế hệ mới (CPTPP, EVFTA)
đặt ra trước Việt Nam một tình thế đặc biệt liên quan đến các biện pháp bảo hộ trong lĩnh
vực thương mại số. Đó là Việt Nam phải hết sức cân nhắc trong vấn đề này, hài hịa giữa
các cam kết tự do hóa và bảo hộ. Việt Nam cần phải đảm bảo rằng các biện pháp đó được
quốc tế chấp nhận và mang tính minh bạch, dự đốn được và có trách nhiệm.
Đối với Việt Nam, con đường tốt nhất là tham gia tích cực vào các nỗ lực của
WTO, phối hợp cùng với các thành viên WTO xây dựng được các nguyên tắc nền tảng hài
hòa, thống nhất chung của Tổ chức. Trong thời gian trước mắt, cần quan tâm nghiên cứu
sâu và chi tiết hóa tiếp cận dựa trên sự phân biệt giữa năm loại dữ liệu. Tiếp cận này cho
phép phân biệt rõ giữa các quy định nhằm kiểm soát và hướng tới mục đích bảo vệ an ninh
chính trị, an tồn xã hội, quyền con người (nhất là quyền riêng tư) và đạo đức xã hội những mục đích cần thiết và mang tính phi thương mại, và và các quy định làm méo mó
thương mại, trên cơ sở đó bổ sung, hồn thiện các biện pháp chính sách và quy định pháp
luật của Việt Nam liên quan tới các vấn đề bảo hộ thương mại số.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed (PayPal Inc.), testimony before the U.S. House Ways and Means
Subcommittee hearing, “Expanding U.S. Digital Trade and Eliminating Barriers to
U.S. Digital Exports,” July 13, 2016, 7.
2. Digitally Deliverable Services Remain an Important Component of U.S. Trade, May
28, 2015, />3. E-Marketer, China Embraces Cross-Border Ecommerce, June 14, 2016, available at
Article/China-Embraces-Cross-Border-Ecommerce/1014078

4. Matthieu Pélissié du Rausas, James Manyika, and Eric Hazan, et al., Internet matters: The
Net's sweeping impact on growth, jobs, and prosperity, McKinsey Global Institute, May
2011, p. 21, />
255


5. Office of the Special Trade Representative (now USTR) (1982), A Preface to Trade,
Washington, DC: US Government Printing Office.)
6. Susan Lund and James Manyika, Strengthening the Global Trade and Investment
System for Sustainable Development: How Digital Trade is Transforming
Globalization, The E15 Initiative. McKinsey & Company., January 2016,
/>7. Susan Ariel Aaronson, Digital Protectionism? Or Label the U.S. Government Uses to
Criticize Policy It Doesn’t Like? />8. Turban et al., Electronic Commerce - A Managerial and Social Networks Perspective,
Eighth Edition, Springer.
9. The World Bank Group, World Development Report 2016: Digital Dividends, 2016,
/>10. United States International Trade Commission, August 2017, Global Digital Trade 1:
Market
11. USITC, hearing transcript, April 4, 2017, 35 (testimony of Joanna McIntosh, MPAA).
12. USITC, hearing transcript, April 4, 2017 (testimony of Leticia Lewis, BSA), 154; U.S.
Chamber of Commerce, Globally Connected, Locally Delivered, 2016, 9.
13. USITC, hearing transcript, April 4, 2017, 256-57 (testimony of Sean Heather, U.S.
Chamber of Commerce).
14. Where the Money Is: The Transatlantic Digital Market," CSIS, October 12, 2017.

256



×