Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Một số trao đổi về ứng dụng blockchain trong thực hiện quy tắc xuất xứ cho hàng hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.09 KB, 18 trang )

MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG THỰC HIỆN
QUY TẮC XUẤT XỨ CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM
SOME OPINIONS ABOUT THE BLOCKCHAIN APPLICATION IN THE
IMPLEMENTATION OF THE RULES OF ORIGIN FOR VIETNAMESE GOODS
ThS. Hoàng Hải Hà
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong thời gian qua Việt Nam đã tham gia ký kết và đàm phán 16 hiệp định thương
mại tự do (FTA). Khi thực hiện các hiệp định FTA này, phần lớn hàng hóa có xuất xứ Việt
Nam được hưởng miễn thuế nhập khẩu khi xuất sang các đối tác FTA. Và chìa khóa quan
trọng để doanh nghiệp Việt tận dụng được các ưu đãi đó là tuân thủ các quy tắc về xuất xứ
hàng hóa. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp nhận và
đáp ứng được các quy tắc xuất xứ đó.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bày một số
lý luận cơ bản về quy tắc xuất xứ trong các FTA, bàn luận về một số nhóm khó khăn mà
doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải, đồng thời đưa ra những trao đổi về việc áp dụng
công nghệ blockchain để doanh nghiệp có thể vượt qua được những khó khăn đó.
Từ khóa: quy tắc xuất xứ, blockchain, FTAs
Abstract
Over the past time, Vietnam has participated in signing and negotiating 16 free
trade agreements (FTA). When implementing these FTAs, the majority of Vietnamese
origin goods are eligible for import tax exemption when exporting to FTA partners. And
the important key for Vietnamese businesses to take advantage of these incentives is to
comply with the rules of origin of goods. However, businesses still face many obstacles in
receiving and meeting those rules of origin.
Based on the above situation, within this article, the author will present some basic
theories about rules of origin in FTAs, discuss some of the difficult groups that Vietnamese
enterprises are facing. At the same time, we will discuss about the application of
blockchain technology so that enterprises can overcome these difficulties.
Keywords: ROO, blockchain, FTAs


1. Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do
1.1. Một số lý luận cơ bản về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do
Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quy tắc xuất xứ là tập
hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa.
Theo định nghĩa ngày càng trở nên phổ biến trong các Hiệp định Thương mại Tự
do (FTA) trên toàn cầu, trong đó có các FTA mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ

1043


ưu đãi (Preferential ROO) là tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm bảo hàng hóa đó
được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng
hóa trong FTA đó.
Mục đích của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do là:
• Quy tắc xuất xứ được hiểu như “quốc tịch” của hàng hóa, giúp cơ quan hải quan
xác định được hàng hóa đến từ đâu, có “xứng đáng” được hưởng ưu đãi thuế quan hay
khơng. Quy tắc xuất xứ trong FTA nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được coi là “có xuất xứ”
trong FTA đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan và hàng hóa có xuất xứ bên ngồi FTA đó
sẽ khơng được hưởng ưu đãi thuế quan.
• Quy tắc xuất xứ giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phịng tránh
gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ đơn giản, linh hoạt, dễ áp dụng sẽ giúp
“thuận lợi hóa thương mại”. Bên cạnh đó, các tiêu chí “đơn giản, linh hoạt” hoặc “có phần
lỏng lẻo” sẽ dễ dẫn tới tình trạng “gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ chặt chẽ,
phức tạp, khơng dễ áp dụng có thể sẽ giúp việc kiểm soát và quản lý tốt hơn nhưng lại
phần nào làm giảm yếu tố “thuận lợi hóa thương mại”. Thơng qua việc quy định một bộ
“quy tắc xuất xứ” hàm chứa các yếu tố cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và
“phịng chống gian lận thương mại” có thể đo được tính hiệu quả mà FTA đó mang lại cho
những người sử dụng bộ quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan FTA.
• Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Số đo này
được tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi đến

một thị trường thành viên FTA chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu chung đến thị trường
FTA đó. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi càng cao, chứng tỏ số lượng hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất
xứ ưu đãi và được hưởng thuế quan ưu đãi càng nhiều
• Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được cấp C/O ưu đãi hoặc Tự chứng
nhận xuất xứ ưu đãi - là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để được hương ưu đãi thuế quan
FTA, từ đó sẽ kích thích việc tìm kiếm và sản xuất nguyên phụ liệu, hàng hóa trong phạm
vi FTA, kích thích đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tại các quốc gia, vùng lãnh thổ là
thành viên FTA để thụ hưởng lợi ích mà FTA mang lại.
Có 2 loại quy tắc xuất xứ chính (hình 1), được phân chia theo mục đích áp dụng và
thị trường nhập khẩu, đó là “quy tắc xuất xứ ưu đãi” nhằm mục đích được hưởng thuế quan
ưu đãi tại thị trường nhập khẩu và “quy tắc xuất xứ không ưu đãi” không nhằm mục đích
hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu mà Việt Nam khơng có FTA hoặc khơng
bị ràng buộc bởi một thỏa thuận ưu đãi thuế quan nào.

1044


Hình 1 - Sơ đồ phân loại các quy tắc xuất xứ
(Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI)
Trong đó, “quy tắc xuất xứ ưu đãi” được phân thành 3 loại: ưu đãi đơn phương, ưu
đãi đa phương và ưu đãi song phương.
• Ưu đãi đơn phương là ưu đãi thuế quan mà các nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ,
Nhật Bản, EU,...) dành cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển (Việt Nam,
Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,..). Đây là ưu đãi một chiều và không phải là kết quả của đàm
phán.
• Ưu đãi song phương là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa
thuận thương mại song phương. Việt Nam hiện đang có các FTA song phương với Nhật
Bản, Hàn Quốc, Chi-lê. FTA giữa Việt Nam và EU cũng có thể coi là một FTA song
phương giữa một bên là Việt Nam và một bên là thị trường chung thống nhất của 28 thành
viên EU.

• Ưu đãi đa phương là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa thuận
thương mại bao gồm nhiều hơn 2 Bên thành viên. TPP hoặc RCEP là những FTA đa
phương với nhiều bên thành viên tham gia đến từ các nền kinh tế có trình độ phát triển
khác nhau.
1.2. Doanh nghiệp Việt Nam và quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do
Trong thời gian qua Việt Nam đã tham gia ký kết và đàm phán 16 hiệp định thương
mại tự do (FTA) (Bảng 1). Khi thực hiện các hiệp định FTA này, phần lớn hàng hóa có
xuất xứ Việt Nam được hưởng miễn thuế nhập khẩu khi xuất sang các đối tác FTA. Và
chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp Việt tận dụng được các ưu đãi đó là tuân thủ các
quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi đáp ứng các quy tắc
xuất xứ hàng hóa là vơ cùng lớn. Thơng qua việc đạt được chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hưởng các ưu đãi thuế quan, có được lợi thế khi đưa hàng
hóa xuất khẩu sang thị trường các nước trong hiệp định.
Bảng 1: Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 02/2020
STT
1
2

FTA
AFTA
ACFTA

Hiện trạng
FTAs đã có hiệu lực
Có hiệu lực từ 1993
Có hiệu lực từ 2003

1045

Đối tác

ASEAN
ASEAN, Trung Quốc


3
4
5
6
7

AKFTA
AJCEP
VJEPA
AIFTA
AANZFTA

Có hiệu lực từ 2007
Có hiệu lực từ 2008
Có hiệu lực từ 2009
Có hiệu lực từ 2010
Có hiệu lực từ 2010

8
9
10

VCFTA
VKFTA
VN-EAEU FTA


Có hiệu lực từ 2014
Có hiệu lực từ 2015
Có hiệu lực từ 2016

11

CPTPP
(Tiền thân là TPP)

Có hiệu lực từ 30/12/2018,
có hiệu lực tại Việt Nam từ
14/1/2019

12

AHKFTA

13

14

15

16

ASEAN, Hàn Quốc
ASEAN, Nhật Bản
Việt Nam, Ấn Độ
ASEAN, Ấn Độ
ASEAN, Úc, New

Zealand
Việt Nam, Chi Lê
Việt Nam, Hàn Quốc
Việt Nam, Nga, Belarus,
Amenia, Kazakhstan,
Kyrgyzstan
Việt Nam, Canada,
Mexico, Peru, Chi Lê,
New Zealand, Úc, Nhật
Bản, Singapore, Brunei,
Malaysia
ASEAN, Hồng Kông
(Trung Quốc)

Có hiệu lực tại Hồng Kơng
(Trung Quốc), Lào,
Myanmar, Thái Lan,
Singapore và Việt Nam từ
11/6/2019
FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực
EVFTA
Ký kết vào 30/6/2019
Việt Nam, EU (28 thành
viên)
FTAs đang đàm phán
RCEP
Khởi động đàm phán tháng ASEAN, Trung Quốc,
3/2013, hoàn tất đàm phán Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn
văn kiện
Độ, Úc, New Zealand

Việt Nam - EFTA FTA Khởi động đàm phán
Việt Nam, EFTA (Thụy
tháng 5/2012
Sĩ, Na uy, Iceland,
Liechtenstein)
Việt Nam - Israel FTA Khởi động đàm phán tháng Việt Nam, Israel
12/2015
(Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI)

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp xuất khẩu nào cũng quan tâm hoặc đủ khả
năng đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định trong FTAs. Ở phần nội dung tiếp sau
đây, tác giả xin được nhắc tới một vài trở ngại mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải
đối mặt trong việc thực hiện các quy tắc xuất xứ.
1.2.1 Sự thiếu chủ động trong tiếp cận và tìm kiếm thơng tin
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
(VCCI), thời gian qua, việc thực thi 10 FTA đang có hiệu lực với 21 thị trường của Việt
Nam cho thấy chỉ khoảng 30% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng các ưu đãi
thuế quan từ các FTA này. Như vậy có thể thấy một phần lớn hàng hóa xuất khẩu đi các thị
trường dù đã có FTA nhưng vẫn phải chịu thuế thông thường mà chưa được hưởng các ưu
đãi thuế quan. Một nguyên nhân cơ bản được chỉ ra là do doanh nghiệp chưa nắm được các
yêu cầu về xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan. Tính phức tạp và số lượng lớn các quy tắc
1046


trong các FTA mà các doanh nghiệp phải tuân thủ khiến họ ngần ngại khi tận dụng các ưu
đãi từ việc áp dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa mang lại. Nhiều doanh nghiệp còn lúng
túng về các quy tắc liên quan tới xuất xứ hàng hoá, đặc biệt là ở những điểm mới về quy
định xuất xứ theo EVFTA.
Việc nắm rõ và thực hiện tốt các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa tại
các thị trường xuất khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi về thuế

trong các FTA mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trước các vấn đề phát sinh liên
quan đến xuất xứ trong hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu hiện nay còn
phải chịu sự cạnh tranh trước các hàng rào phi thuế quan ngày càng nhiều, trong đó có các
rào cản liên quan trực tiếp đến xuất xứ hàng hóa.
Chính vì vậy, việc chủ động tiếp cận với các nguồn tin cùng với việc nghiên cứu
chi tiết các yêu cầu có liên quan đến ngành nghề của mình, quyết tâm điều chỉnh quy trình
sản xuất kinh doanh, chính là điều kiện tiên quyết trong việc đáp ứng tốt các yêu cầu xuất
xứ hàng hóa trong các FTA.
1.2.2 Ngành cơng nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển.
Một nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng các yêu
cầu về quy tắc xuất xứ trong các FTA là do ngành công nghiệp phụ trợ trong nước chưa
phát triển. Điển hình với ngành dệt may, quy định xuất xứ từ sợi trong CPTPP hay quy
định xuất xứ từ vải trong AVFTA được xem là một thách thức lớn. Điều gây khó khăn cho
các doanh nghiệp dệt may trong nước là chưa chủ động sản xuất sợi và vải, nguyên liệu
này lâu nay vẫn nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc khối EU.
Trong khi đó, ngun nhân khiến ngành cơng nghiệp phụ trợ của Việt Nam khó
phát triển là do thiếu nguồn tài chính và cơng nghệ tiên tiến...
1.2.3 Nguy cơ bị giả mạo xuất xứ từ các doanh nghiệp nước ngoài
Việc tham gia các FTA đã thể hiện sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam, đem lại rất
nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho đất nước, tuy nhiên điều này cũng khiến hàng hóa Việt
Nam có nguy cơ bị giả mạo xuất xứ rất cao. Có nhiều doanh nghiệp tìm cách gian lận xuất
xứ hàng hóa, lợi dụng xuất xứ hàng hóa của Việt Nam để được hưởng ưu đãi, lợi thế
thương mại hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Việc gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa khơng đúng quy định, chuyển tải
bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn tới uy tín của hàng hóa, mơi
trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.
1.2.4 Khó khăn trong xuất trình minh chứng xuất xứ hàng hóa
Những yêu cầu của các quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc từ các FTA là động
lực thúc đẩy cũng như buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải hồn thiện quy trình sản xuất

của mình và minh bạch hóa quy trình đó nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
cũng như muốn tận dụng được các cơ hội từ các FTA. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong
quá trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam cịn gặp một số vấn đề về
chứng từ, dữ liệu, cơ sở sản xuất... không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra.

1047


Theo thống kê của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), thuộc Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, các khiếu nại từ các thị trường xuất khẩu đối với
xuất xứ hàng hóa của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Các mặt hàng bị yêu cầu thẩm
tra phổ biến là xe, lốp xe, đinh vít, quần áo, gạch men, tôm, thực phẩm, găng tay, da giày.
Trong đó thị trường EU chiếm 90%, cịn lại 10% là các thị trường khác chủ yếu là Đài
Loan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq. Nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại về xuất xứ hàng hóa
là do các đối tác nghi ngờ có việc làm giả chữ ký có thẩm quyền ký C/O và tổ chức cấp
phát C/O theo quy định pháp luật Việt Nam đối với hàng chuyển tải bất hợp pháp, hàng
không đủ tiêu chuẩn về xuất xứ Việt Nam
Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở sản xuất các doanh nghiệp
phải nâng cao nhận thức về việc quản trị chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hố. Doanh
nghiệp cần có hệ thống lưu trữ chứng từ đầy đủ để chứng minh được xuất xứ hàng hóa khi
có yêu cầu hậu kiểm, đảm bảo xác minh xuất xứ, giúp C/O được hải quan nước nhập khẩu
chấp nhận và hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan.
Chính vì thế, việc áp dụng một cơng nghệ hỗ trợ truy xuất xuất xứ có thể được áp
dụng cho mọi chuỗi cung ứng và hệ thống logistics là biện pháp thiết yếu để minh bạch về
quy tắc xuất xứ sẽ đem lại những lợi ích lớn trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, việc giải quyết những vướng mắc trên, giúp doanh nghiệp có một
điểm xuất phát lý tưởng trong cuộc đua thương mại tồn cầu khơng phải là chuyện có thể
làm triệt để ngay lập tức trong một thời gian ngắn. Để được hưởng lợi ích từ các hiệp định
thương mại quốc tế, Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải đồng hành, hỗ trợ và nỗ lực
rất nhiều. Và trong phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả xin được đề cập tới một nền

tảng cơng nghệ có thể khắc phục phần nào những khó khăn phía trên, đặc biệt là trong việc
truy xuất xuất xứ sản phẩm - công nghệ Blockchain.
2. Một số lý luận cơ bản về công nghệ blockchain
2.1. Công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain không đồng nghĩa với việc đề cập đến Bitcoin hoặc bất kỳ
loại tiền điện tử nào khác. Bitcoin chỉ đơn thuần là một trong nhiều ứng dụng của công
nghệ này. Blockchain về cơ bản là một cuốn sổ cái ảo ghi lại các giao dịch giữa các bên
khác nhau; các giao dịch có thể là tiền hoặc bất kỳ loại thơng tin nào khác.
Trong hoạt động truyền thống, để đảm bảo an ninh an tồn thì một bên thứ ba đáng
tin cậy sẽ giữ hồ sơ giao dịch giữa hai bên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bên thứ ba
có thể làm chậm hoặc hỏng giao dịch. Do đó, để phân cấp lưu giữ hồ sơ giao dịch, Satoshi
Nakamoto, người tạo ra blockchain Bitcoin, đã thiết kế một hệ thống nơi tất cả các giao
dịch đều được công khai, ghi lại và được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ
thống, thay vì có một cơ quan quản lý như nhà nước hay ngân hàng trung ương. Bất kì một
thơng tin hay giao dịch mới nào cũng cần được toàn bộ các thành viên trong mạng lưới
chấp nhận trước khi được thêm vào cơ sở dữ liệu (hình 2). Chính nhờ đặc điểm này, công
nghệ Blockchain cho phép những người khơng quen biết có thể giao dịch an tồn với nhau
mà không cần tin tưởng nhau.

1048


Hình 2 - Các thức vận hành của Blockchain
(Nguồn: Quora.com)
Theo Satoshi Nakamoto, Blockchain được định nghĩa là một loại công nghệ lưu trữ
và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian tạo
thành một chuỗi, gọi là chuỗi khối (Blockchain). Ngoài ra, tất cả các giao dịch trên
blockchain đều tuân theo một giao thức bảo mật sử dụng mã hóa để đảm bảo dữ liệu mới là
chính xác và dữ liệu được lưu trữ là không thể truy cập trái phép được.
2.2. Đặc điểm của cơng nghệ Blockchain

- Tính phân tán: thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ
sung thêm khi có sự đồng thuận phân tán của tất cả các nút trong hệ thống. Nút trong chuỗi
blockchain có thể là bất kỳ thiết bị điện tử nào được kết nối internet, chẳng hạn như máy tính
hoặc điện thoại thơng minh. Sau khi đủ các nút báo cáo rằng đã xác nhận việc thêm một khối
vào một chuỗi khối, thì khối đó đã bị đóng và rất khó để giả mạo. Mỗi khối trong chuỗi chứa
đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước và sau đó. Trong
hệ thống này, một chuỗi các máy tính và các thiết bị sẽ làm nhiệm vụ xác nhận và ghi lại
giao dịch. Các nút này khơng “quan tâm” thơng tin gì được chuyển qua mà chỉ làm nhiệm vụ
xác nhận thông tin đã được chuyển qua nó. Nhờ tính chất phân tán, ngay cả khi nếu một
phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác trong Blockchain sẽ tiếp
tục hoạt động để bảo vệ thơng tin. Có thể nhận thấy rằng Blockchain được thiết kế để chống
lại sự thay đổi dữ liệu, việc thay đổi thông tin trong chuỗi là khơng thể.
- Chi phí thấp hơn: cơng nghệ blockchain đã tạo ra một thuật ngữ mới, gọi là "hợp
đồng thông minh". Về cơ bản đây là các chương trình phần mềm tự thực hiện theo các
hướng dẫn đã được ghi trong hợp đồng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí và sự phức
tạp của các giao dịch và khả năng xác nhận các hoạt động đã thực hiện. Do đó, chỉ cần một
chi phí khơng quá cao, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng có thể triển khai
blockchain trong hoạt động của mình.
- Tốc độ nhanh hơn: khả năng đưa dữ liệu nhiều bên đồng thời vào một sổ cái
chung và đảm bảo rằng tất cả các bên có thể thấy các giao dịch được xác minh khi chúng

1049


xảy ra. Dữ liệu có thể được chia sẻ với một nhóm người dùng được chọn (bằng quyền ưu
tiên) hoặc với công chúng (không cần sự cho phép). Khi một giao dịch thơng qua các bước
cần thiết để hồn thành, mỗi bước hồn thành là bất biến, khơng có sự thay đổi. Blockchain
cho phép mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, thành thị hay vùng sâu vùng xa, tham gia vào
một giao dịch với nhiều bên và với tốc độ cao. Và như vậy làm giảm đáng kể sự nguy hiểm
của tranh chấp, sự chậm trễ và thiếu tổ chức và đẩy nhanh quá trình xác thực các giao dịch.

- Minh bạch: cơ chế đồng thuận công khai của blockchain khơng chỉ đảm bảo tính
chính xác của sổ cái giao dịch mà còn tạo ra sự minh bạch. Trong lĩnh vực thương mại
quốc tế, tính chất phân tán và kỹ thuật số của blockchain cho phép tất cả các bên tham gia
vào giao dịch xuyên biên giới biết đến, ghi lại lịch sử, xuất xứ hàng hóa từ lúc cịn là
ngun liệu thơ cho đến khi là sản phẩm hồn thiện của mỗi loại hàng hóa. Blockchain lưu
trữ tồn bộ lịch sử của tất cả những hoạt động của các bên tham gia vào nó. Do đó, nó có
thể loại bỏ các gian lận và mang lại sự minh bạch cho cả người tiêu dùng và người bán
hàng.
3. Ứng dụng công nghệ blockchain trong thực hiện quy tắc xuất xứ
Với những đặc điểm nêu trên, có thể nhận thấy người mua và người bán trong các
giao dịch xuyên biên giới hồn tồn có thể sử dụng blockchain như là các trung gian đáng
tin cậy để đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch, để đảm bảo tính minh bạch và để các bên
chịu trách nhiệm. Như đã trình bày, cơng nghệ blockchain hoạt động như một trung gian
nhưng mang tính chất phân tán, minh bạch, tốc độ nhanh, chi phí thấp nên có tiềm năng rất
lớn trong việc ứng dụng nó trên các hoạt động thương mại. Như đã đề cập ở phần đầu của
bài viết này, tác giả có nhắc đến tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững quy
tắc xuất xứ hàng hóa. Điều này dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp nước ta khơng thực
hiện tốt quy tắc này cũng như dẫn tới tình trạng bị các doanh nghiệp Trung Quốc và một số
quốc gia khác lợi dụng để gian lận nguồn gốc xuất xứ. Ở phần này của bài viết, tác giả sẽ
trình bày một số ứng dụng của công nghệ blockchain trong hoạt động thương mại quốc tế,
trình bày các dự án thí điểm đang được tiến hành liên quan đến các doanh nghiệp sản xuất
hàng hóa. Đặc biệt là ứng dụng trong việc theo dõi xuất xứ hàng hóa nhằm đáp ứng tốt hơn
quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.
3.1 Ứng dụng công nghệ Blockchain trong thực hiện quy tắc xuất xứ trên thế giới
Theo một nghiên cứu năm 2018 của tạp chí The Manufacturer
(themanufacturer.com), người tiêu dùng tồn cầu cũng như tại nước Anh đã có sự thay đổi
rất lớn về việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ khi mua sắm các sản phẩm, hàng hóa. Họ muốn
biết nguồn gốc và hành trình sản xuất ra sản phẩm của họ đã được thực hiện như thế nào.
Có đến một phần ba người tiêu dùng tại Anh hiện nay tuyên bố rất quan tâm đến các vấn
đề liên quan đến nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là khi nói đến thực phẩm, thời trang và

FMCG (Fast Moving Consumer Goods - ngành hàng tiêu dùng nhanh). Các khảo sát cho
thấy người tiêu dùng ở Mỹ và trên thế giới đang có ý thức hơn về nguồn gốc của hàng hóa
họ mua và thực phẩm họ tiêu thụ, cũng như tác động của quá trình sản xuất hàng tiêu dùng
của họ đối với môi trường và xã hội. Pew Research Center (2017) phát hiện ra rằng 75%
người Mỹ là người đặc biệt quan tâm đến môi trường và 83% nỗ lực sống theo cách bảo vệ

1050


mơi trường. Thêm vào đó, khảo sát của Nielsen (2015) cũng chỉ ra rằng gần ba phần tư số
người được khảo sát cho biết họ sẽ trả thêm tiền cho các dịch vụ bền vững và 71% mọi
người mong muốn một danh sách đầy đủ các thành phần trước khi mua sản phẩm (theo
nghiên cứu của Label Insight, 2016).
Các nghiên cứu nói trên cũng chỉ ra rằng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là mối quan
tâm tồn cầu. Với Trung Quốc, một quốc gia hàng đầu thế giới về nền công nghiệp sản
xuất, người tiêu dùng cũng thể hiện sự lo lắng về sự an toàn của thực phẩm và thuốc men.
Theo khảo sát của Pew Research Center, tỉ lệ những người được hỏi cảm thấy rằng sự an
toàn của thực phẩm và thuốc là một vấn đề rất lớn, đã tăng từ 12 và 9%, trong năm 2008
lên lần lượt là 40 và 42%, trong năm 2016. Chính vì vậy, việc ứng dụng blockchain để theo
dõi nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào và theo dõi chuỗi cung ứng với mức độ minh bạch
và chính xác khơng thể đạt được trước đây. Theo dõi nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào
cũng có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện quy trình nội bộ. Ngồi ra, các doanh nghiệp
có thể theo dõi từng bước trong lịch sử di chuyển, sản xuất của một loại hàng hóa, từ đó có
thể giúp ngăn chặn hành vi trộm cắp và duy trì giá trị thương hiệu. Đối với người tiêu
dùng, blockchain cung cấp thông tin nhiều hơn về các sản phẩm họ đang mua. Họ có thể
được thơng báo rõ hơn về nguồn gốc của hàng hóa và các hoạt động đã diễn ra trong quá
trình sản xuất.
Như đã trình bày ở trên, việc ứng dụng công nghệ blockchain, người mua và người
bán có thể theo dõi hàng hóa thay đổi các thơng tin về quyền sở hữu và quá trình tạo ra hàng
hóa đó. Từ đó, người tiêu dùng có thể khám phá nguồn gốc của một hàng hóa riêng lẻ. Việc

theo dõi này được thực hiện thông qua việc sử dụng mã thông báo kỹ thuật số do các “nút”
blockchain phát hành để xác thực các thay đổi của hàng hóa. Nói cách khác, chuỗi hành trình
của hàng hóa trong thế giới thực được tạo ra một bản sao bởi một chuỗi các giao dịch được
ghi lại trong blockchain. Mã thông báo hoạt động như một chứng chỉ xác thực trên nền tảng
blockchain, khó bị đánh cắp hoặc giả mạo hơn nhiều so với một tờ giấy thơng thường. Chính
việc này đã tạo ra thơng tin xuất xứ cho hàng hóa và cải thiện sự rõ ràng thông tin của chuỗi
cung ứng. Khơng những vậy, cơng nghệ blockchain cịn có thể làm cho q trình kiểm tốn
hiệu quả và minh bạch hơn. Vì tính chất của mình, blockchain là một cuốn sổ cái được vận
hành bởi một lượng lớn các thành viên tham gia một cách phân tán, khơng có bất cứ một
điểm nào trong chuỗi để một bên có thể nhập hoặc thay đổi thơng tin một mình. Do vậy, các
giao dịch là minh bạch cho tất cả các bên tham gia. Về nguyên tắc, blockchain có thể được
áp dụng để theo dõi thông tin xuất xứ cho hầu hết mọi mặt hàng.
Theo Gartner, đến năm 2023, 30% các công ty sản xuất có doanh thu hơn 5 tỷ USD
sẽ thực hiện các dự án blockchain. Để áp dụng các dự án blockchain chuỗi cung ứng, cần
tiết kiệm chi phí, tăng khả năng truy xuất và tính minh bạch. Điều này thực sự có ý nghĩa
đối với những gã khổng lồ như Walmart, Carrefour, Nestle và Dole, tất cả đều là một phần
của dự án phát hành Food Trust của IBM.
3.1.1 IBM ra mắt nền tảng Blockchain “Food Tracking Network”
Công ty cơng nghệ IBM của Mỹ chính thức ra mắt mạng lưới theo dõi thực phẩm
dựa trên blockchain (Food Tracking Network), Food Trust, sau 18 tháng thử nghiệm. Food
Trust được phát triển trên nền tảng Blockchain của IBM do Hyperledger Fabric cung cấp.
1051


Ngay từ khi thành lập vào tháng 8 năm 2017, IBM đã thông báo rằng nhà bán lẻ thực phẩm
lớn Carrefour đang tham gia hệ sinh thái của họ. Công ty có trụ sở tại Pháp hoạt động hơn
12 nghìn cửa hàng ở 33 quốc gia đầu tiên sẽ thử nghiệm blockchain trên các cửa hàng của
riêng họ. Theo báo cáo thơng cáo báo chí của IBM, đến năm 2022 Carrefour đang có kế
hoạch mở rộng blockchain cho tất cả các thương hiệu trên toàn thế giới. IBM Food Trust
lần đầu tiên được công bố trở lại vào năm 2016 như là một giải pháp blockchain có thể kết

nối các bên khác nhau trong ngành công nghiệp thực phẩm. Trong thời gian thử nghiệm,
bắt đầu từ tháng 8 năm 2017, công ty đã hợp tác với Nestle SA, Công ty Thực phẩm Dole,
Driscoll’s Inc.,Golden Foods, Kroger Co., McCormick và Co., Cơng ty McLane, Tyson
Foods Inc. và Unilever NV (hình 3). Đến nay mạng lưới này đã mở rộng tới hơn 80 thành
viên và đã theo dõi hơn 1300 loại sản phẩm khác nhau.

Hình 3 - Một số đối tác tham gia vào blockchain “Food Tracking Network” của IBM
(Nguồn:supplychain247.com)
Đối với IBM, ngành công nghiệp thực phẩm chỉ là một trong số nhiều đột phá vào
công nghệ blockchain. Công ty IBM hiện đang chia sẻ vị trí đầu tiên với tập đồn thương
mại điện tử Trung Quốc Alibaba về số lượng bằng sáng chế liên quan đến blockchain trên
toàn cầu. Gần đây IBM đã được trao một bằng sáng chế cho một hệ thống theo dõi dựa trên
blockchain, hệ thống này có thể giúp ngăn chặn các loại tấn công và các vi phạm an ninh
khác nhau. Theo IBM, trong thời gian thử nghiệm của mình, các nhà bán lẻ và nhà cung
cấp đã sử dụng blockchain Food Trust để theo dõi “hàng triệu đơn vị sản phẩm”. Tổng
công ty bán lẻ của Mỹ Walmart là một trong những công ty đầu tiên gia nhập IBM trong
việc thử nghiệm, vào năm 2016 bằng cách sử dụng blockchain để xác định và loại bỏ các
loại thực phẩm bị thu hồi mà khách hàng đã phàn nàn. Cùng thời điểm đó, Walmart đã
tuyên bố sẽ yêu cầu các nhà cung cấp cây xanh triển khai hệ thống theo dõi từ nông trại
đến cửa hàng dựa trên hệ thống Food Trust của IBM.
3.1.2 Walmart sử dụng công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Là một trong những đối tác đầu tiên, Walmart đã tìm đến tập đồn IBM để cho ra
một giải pháp sử dụng chuỗi khối (blockchain) nhằm quản lý an toàn thực phẩm cho chuỗi
siêu thị rộng khắp của mình. Walmart đã nhận ra vấn đề khi đa số các nhà cung cấp thường
chỉ ghi chép quy trình trong các bản viết tay. Việc này được thực hiện dễ dàng nhưng lại
gây khó khăn và tốn thời gian khi lần ra dấu vết chi tiết của những vấn đề liên quan, chẳng
hạn như việc tìm kiếm khâu nào đã để vi khuẩn tồn tại trong các loại thực phẩm. Nếu công
nghệ blockchain được thay thế và đưa vào sử dụng, hệ thống sẽ dễ dàng theo dõi hơn và
hồn tồn có thể quản lý trực tuyến. Khi đó, mỗi nút trên blockchain sẽ đại diện cho một
1052



đối tượng cung cấp một loại thực phẩm nào đó. Nếu một trong số các đối tượng này cung
cấp hàng hóa bị nhiễm khuẩn cho một địa phương cụ thể, hệ thống sẽ dễ dàng nhận biết
với độ chính xác cao. Và thực tế đã chứng minh rằng chuỗi cung ứng là lĩnh vực thích hợp
hàng đầu cho cơng nghệ blockchain.
Do đó, Walmart đã làm việc với IBM trong một thời gian dài nhằm mục đích số
hóa quy trình chuỗi cung ứng thực phẩm. Sản phẩm của IBM thiết kế riêng cho Walmart
có tên gọi Food Trust Solution. Sản phẩm này sử dụng nền tảng IBM Blockchain Platform
và công nghệ Hyperledger Fabric hoạt động trên IBM Cloud. Bằng công nghệ blockchain,
việc truy lại nguồn gốc của thực phẩm chỉ mất 2.2 giây. Trong khi đó, với cách làm thơng
thường, người ta thường mất tới 7 ngày để thực hiện điều tương tự. Việc này sẽ giúp ngăn
chặn và loại bỏ tình trạng những nguồn thực phẩm mất vệ sinh an toàn đến tay người tiêu
dùng. Dưới đây là một số trường hợp điển hình về ứng dụng thực tế của Food Trust.
3.1.2.1 Walmart truy xuất nguồn gốc thịt lợn của Trung Quốc
Nhà bán lẻ Walmart hợp tác với IBM và đại học Tsinghua để sử dụng công nghệ
blockchain trong truy xuất trực tiếp từ chuồng nuôi tới kệ hàng bán đối với thịt lợn tại
Trung Quốc. Ứng dụng công nghệ blockchain, Walmart có thể lưu trữ dài hạn các bản ghi
điện tử của các giao dịch và truy xuất các sản phẩm thực phẩm từ nơi sản xuất, xuyên suốt
chuỗi cung ứng cho tới khách hàng đã mua sản phẩm. Các thơng tin điện tử như nơi sản
xuất, lị mổ và chế biến, thông tin chi tiết về vận chuyển được kết nối trực tuyến với sản
phẩm, tất cả các thông tin này được lưu lại trong một blockchain. Các bản ghi điện tử này
về truy xuất toàn diện hàng hóa sẽ là một lựa chọn thay thế cho các hệ thống ghi chép giấy
truyền thống, vốn là lí do khiến các chuỗi cung ứng dễ gặp phải sai sót và gian lận. Các kế
hoạch thử nghiệm dự án này được thông báo vào tháng 10/2016, khi Walmart mở Trung
tâm hợp tác an toàn thực phẩm tại Bắc Kinh, với mục đích cải thiện cách thực phẩm được
truy xuất, vận chuyển và kinh doanh trên khắp Trung Quốc.
Theo Frank Yiannas, phó chủ tịch an tồn thực phẩm tại Walmart, “Do các cam kết
thúc đẩy tính minh bạch trong hệ thống thực phẩm với khách hàng, chúng tôi kỳ vọng hợp
tác với IBM và đai học Tsinghua để tìm hiểu cách cơng nghệ này có thể sử dụng như một

giải pháp hiệu quả hơn trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm”.
3.1.2.2 Walmart truy xuất nguồn gốc tôm của Ấn Độ
Walmart sẽ sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi nguồn cung tơm có nguồn
gốc Ấn Độ của mình để chọn địa điểm của các cửa hàng bán lẻ Sam’s Club ở Mỹ. Đây là
lần đầu tiên công nghệ blockchain được sử dụng để theo dõi xuất khẩu tôm từ nông dân Ấn
Độ sang một nhà bán lẻ ở nước ngoài. Chủ tịch Viện Thủy sản Quốc gia, John Connelly
cho biết: “Là một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, hải sản có
chuỗi cung ứng phức tạp và rộng khắp, khiến cho việc thử nghiệm và phát triển hơn nữa
các chương trình truy xuất nguồn gốc được hỗ trợ bởi công nghệ là một bước quan trọng.
Thật đáng khích lệ khi thấy một nhà lãnh đạo bán lẻ như Walmart tham gia thử nghiệm
blockchain hải sản.” Walmart đã làm việc với bộ xử lý hải sản Ấn Độ Sandhya Aqua để
thêm chuỗi cung ứng tôm vào nền tảng IBM Food Trust hỗ trợ blockchain để khách hàng
có thể theo dõi tôm của họ đến từ đâu.

1053


Tôm là mặt hàng xuất khẩu nông sản lớn nhất của Ấn Độ, với Mỹ đại diện cho thị
trường tôm lớn nhất, tiêu thụ 46% xuất khẩu tôm của Ấn Độ. LiveMint báo cáo rằng ứng
dụng công nghệ blockchain sẽ giúp người nuôi tôm Ấn Độ đáp ứng các tiêu chuẩn thực
phẩm nghiêm ngặt của Mỹ, do đó có được sự tin tưởng của các nhà bán lẻ Mỹ và đảm bảo
nuôi tôm là một ngành tăng trưởng dài hạn.
3.1.2.3 Nestlé triển khai công nghệ Blockchain để theo dõi thông tin về cà phê
Vào ngày 6 tháng 4, Nestlé tuyên bố rằng cơng ty đang tích hợp nền tảng cơng nghệ
blockchain IBM Food Trust vào thương hiệu cà phê Zoégas. Với việc triển khai mới này,
những người tiêu dùng sử dụng cà phê Zoégas sẽ có thể truy dấu nguồn gốc của cà phê từ các
trang trại khác nhau ở Brazil, Rwanda và Colombia. Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ có thể truy
cập một số thơng tin liên quan bao gồm thời gian và địa điểm thu hoạch, thời gian rang, chứng
nhận giao dịch cho các lô hàng cụ thể, thơng qua việc qt mã QR trên bao bì (hình 4).


Hình 4 - Qt mã QR để truy xuất thơng tin về cà phê Zoégas
(Nguồn:cointelegraph.com)
Theo thông báo này, Nestlé đã tích hợp Zgas với nền tảng IBM Food Trust thơng
qua một bên thứ ba đáng tin cậy trong lĩnh vực này, Rainforest Alliance (một tổ chức phi
chính phủ tập trung vào lâm nghiệp và nơng nghiệp bền vững). Theo đó, Rainforest
Alliance sẽ chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho phép người dùng theo dõi
hành trình cà phê đến nhà máy Zoégas ở Helsingborg. Dựa trên quan hệ đối tác giữa hai
bên, tổ chức này sẽ cung cấp thơng tin chứng nhận của riêng mình về cà phê và ghi lại dữ
liệu trực tiếp trên nền tảng blockchain của IBM Food Trust.
Đối với Nestlé, IBM Food Trust không phải là dự án duy nhất liên quan đến
blockchain mà công ty này tham gia. Nestlé cũng đã tham gia vào một dự án thí điểm
blockchain chung với WWF-Australia và BCG Digital Ventures, được thiết kế để theo dõi
sữa từ các nhà sản xuất ở New Zealand đến các nhà máy của Nestlé. Vào tháng 8/2019, dự
án Quản lý chuỗi cung ứng dựa trên blockchain của Nestlé Australia cũng được đề cử cho
giải thưởng chuyển đổi kỹ thuật số của International Data Corporation.
3.2 Ứng dụng công nghệ Blockchain trong thực hiện quy tắc xuất xứ tại Việt Nam
Năm 2018, trong tọa đàm “Phát triển ứng dụng trên nền tảng blockchain: Thời cơ
và thách thức”, nhiều chuyên gia nhận định, việc ứng dụng công nghệ blockchain vào
ngành sản xuất hàng hóa tại Việt Nam vẫn là một vấn đề đem lại nhiều cơ hội cùng với
thách thức. Tuy nhiên, với tinh thần của cách mạng công nghiệp 4.0 đang được Đảng và

1054


Chính phủ phát động một cách mạnh mẽ, đã có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp của
Việt Nam đã tham gia vào phát triển công nghệ blockchain ứng dụng trong chuỗi cung ứng
hàng hóa. Dưới đây là một số những ứng dụng tiêu biểu tại Việt Nam.
3.2.1 Agridential - công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng blockchain đối với xồi Cát Chu
của Đồng Tháp


Hình 5 - Ứng dụng Agridential trong truy xuất nguồn gốc
(Nguồn:doimoisangtao.vn)
Giải pháp công nghệ Blockchain “Agridential” (hình 5) của Cơng ty Cổ phần
Vietnam Blockchain (Vietnam Blockchain Corporation - VBC) đã được ứng dụng thực tế
trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm xoài Cát Chu, thuộc Hợp tác xã Mỹ
Xương ở Đồng Tháp. VBC tiền thân là dự án Việt Nam Blockchain Country, thuộc công ty
Infinity Blockchain Labs (IBL). Hiện tại, VBC là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp và
dịch vụ về công nghệ blockchain phục vụ các lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp, sản xuất,
chuỗi cung ứng, hậu cần, thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, công nghệ tài chính, dịch vụ
cơng và đơ thị thơng minh. VBC hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên
phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành quả từ cơng nghệ Blockchain.

Hình 6 - Trái xồi Cát Chu được gắn QR Code
(Nguồn:agridential.vn)

1055


Tại Vietnam Blockchain Summit 2018 tổ chức hồi tháng 6/2018, 500 trái “xoài Cát
Chu blockchain” của Hợp tác xã (HTX) Mỹ Xương tại Đồng Tháp đã lần đầu được giới
thiệu tới công chúng. Nhờ công nghệ blockchain ứng dụng trong việc truy xuất nguồn gốc,
khi cầm trên tay quả xoài của HTX Mỹ Xương - Đồng Tháp có gắn QR Code (hình 6),
người tiêu dùng có thể biết được q trình sản xuất, phân phối, cách sử dụng của sản phẩm,
thậm chí quả xồi đang chua ngọt thế nào, khi nào ăn thì vừa vị...
Theo thơng tin từ ơng Đỗ Văn Long - Chủ tịch, Giám đốc văn phòng Infinity
Blockchain Labs - đơn vị hỗ trợ công nghệ blockchain cho trái xoài Mỹ Xương, sản phẩm
xoài của HTX này được thu mua rất tốt. "Tới thời điểm hiện nay, HTX Mỹ Xương gần như
khơng cịn xồi để bán. Những sản phẩm sản xuất ra đều được thu mua rất tốt vì họ chứng
minh được nguồn gốc xuất xứ từ việc vận chuyển đến bảo quản trái xoài tới đâu"; "cách
chúng tôi làm là minh bạch dữ liệu trên blockchain, tất cả các khâu trái xoài đi qua đều

được lưu trữ và đưa lên hệ thống, được sự đồng thuận của các thành phần tham gia trong
chuỗi, từ HTX sản xuất đến người tham gia vận chuyển, phân phối, điểm bán hàng tới
người dùng cuối", ơng Long nói. Thơng tin một khi mở thì ln cơng khai minh bạch, từ
người tiêu thụ tới các thành viên đều biết được luồng chạy của một trái xồi một cách cơng
khai. Người tiêu dùng có thể tra cứu thơng tin xuất xứ của trái xồi, từ khâu bón phân,
phun xịt, bao trái đến khi thu hoạch và phân phối. Mỗi thông tin được ghi lại bởi từng đơn
vị riêng biệt (nhà vườn, hợp tác xã, nhà phân phối...) nên tránh được tình trạng một đơn vị
thao túng tồn bộ thơng tin. Đặc biệt, do tồn bộ thơng tin được ghi lại bằng cơng nghệ
blockchain nên khơng thể xóa sửa, thay đổi hoặc giả mạo mà không để lại lịch sử truy vết.
3.2.2 Công nghệ Blockchain từ nông trại đến bàn ăn của Te-food International
Tại Việt Nam, Te-food International là một trong những công ty đầu tiên ứng dụng
công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Te-food mang tới giải pháp
truy xuất các sản phẩm thực phẩm tươi sống từ trang trại tới bàn ăn, hỗ trợ người tiêu dùng
và chính quyền quản lý an toàn thực phẩm. Cụ thể, Te-food áp dụng nhiểu cơng nghệ
thơng dụng để tiết kiệm chi phí như QR, di động (mobility), điện tốn đám mây và những
cơng nghệ mới như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big
Data), blockchain...
Te-food đã tiến hành ký kết với Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn nhằm áp dụng hệ thống Te-food Blockchain trong quản lý đàn chăn nuôi. "Qua
thiết bị di động, cơ quan chức năng có thể biết cả nước hay tỉnh có bao nhiêu con heo, bị,
gà, bao nhiêu con nái, bao nhiêu thương phẩm để quản lý cung cầu tốt, tránh tình trạng giải
cứu", theo đại diện của Te-food. Hệ thống truy xuất kiểm soát đàn chăn ni từ lúc mới
sinh, q trình tiêm chủng, nguồn thức ăn... đã áp dụng cho gia cầm từ 2017. Te-food đang
triển khai khảo sát tại các tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa, Cần Thơ, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Cà
Mau... nhằm đề xuất phương án áp dụng cho các sản phẩm rau củ, trái cây, heo gà, trứng,
cá, tôm... Với cơng nghệ của Te-food, cơ quan chức năng có thể quản lý các loại thức ăn
và việc tiêm vắcxin phòng bệnh, quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Hệ thống mới cũng kiểm
soát truy xuất nguồn gốc tại bếp ăn tập thể nơi hay xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
Công ty cũng chuẩn bị vận hành hệ thống Te-food Blockchain truy xuất heo từ hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ tới bàn ăn tại nhiều tỉnh trên cả nước.


1056


Te-food đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), GS1, Deloitle... nhằm phát triển các ứng dụng nông nghiệp
áp dụng cho các nước đang phát triển. Hiện nay, Te-food đang thực hiện dự án truy xuất bò
tại bang Wyoming, Mỹ; gà Halal tại Anh; heo, gà, khoai tây, cà chua tại Pháp, Italia, Tây
Ban Nha, Bồ đào Nha; rượu vang tại Hungary; bia tại Canada. Công ty hiện có trụ sở tại
Đức, Hungary, Việt Nam và đại diện ở 16 quốc gia tại châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh,
Australia, New Zearland... Mới đây, công ty cũng ký kết với tập đoàn bán lẻ Auchan của
Pháp. Theo đó, trong 3 năm, Auchan sẽ sử dụng Te-food trên 17 nước mà tập dồn có
chuỗi bán lẻ.
WOWTRACE kết hợp tồn diện các cơng nghệ tân tiến như AI, Blockchain,
Cloud, Data (ABCD) vào giải pháp truy xuất nguồn gốc nhằm tăng tính minh bạch về xuất
xứ hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, WOWTRACE mang lại lợi ích đa dạng cho
người tiêu dùng và doanh nghiệp. WOWTRACE được xây dựng trên nền tảng công nghệ
Blockchain giúp tăng mức độ minh bạch, bảo mật và chính xác của thơng tin thơng qua đặc
tính chống chối bỏ cũng như chống chỉnh sửa bất hợp pháp. Ngồi ra, kỹ thuật điện tốn
đám mây (Cloud) nâng cao tốc độ xử lý và tính ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu cho các
doanh nghiệp với quy mô quản lý và sản xuất số lượng lớn.
Là một trong những startup Việt sớm đầu tư và ứng dụng nền tảng Blockchain vào
công nghệ truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng (hình 7), WOWTRACE thành cơng
trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khẳng định giá trị của thương hiệu nông sản Việt Nam
thông qua các dự án truy xuất nguồn gốc trên xoài, trái cây sấy khô, thực phẩm hữu cơ...
Hiện tại, WOWTRACE tư vấn và hướng dẫn miễn phí cho các doanh nghiệp, startup và hộ
kinh doanh nơng sản. Chương trình cung cấp thơng tin chuyên sâu về giải pháp, quy trình
cũng như tầm quan trọng của việc áp dụng truy xuất nguồn gốc vào sản phẩm nơng nghiệp.
Ngồi ra, WOWTRACE triển khai giải pháp miễn phí với số lượng 5.000 tem truy xuất
nguồn gốc và có thể tăng cao hơn tùy vào tính chất sản phẩm của doanh nghiệp.


Hình 7 - Sơ đồ hoạt động của hệ thống WOWTRACE
(Nguồn:wowtrace.io)

1057


L’indochine Chocolate, thương hiệu chocolate 100% “made in Vietnam” chuyên
xuất khẩu sang Nhật Bản và phục vụ nhóm khách hàng cao cấp, chọn WOWTRACE cho
giải pháp truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ blockchain vào hơn 150.000 sản phẩm
được phân phối trên 30 nhà hàng, khách sạn 5 sao và cửa hàng tại TP.HCM và Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Quản lý sản xuất của L'indochine Chocolate cho biết: "Bằng việc
áp dụng Blockchain cho truy xuất nguồn gốc, chúng tơi có thể chứng minh với khách hàng
nguồn gốc và chất lượng của chocolate từ L'indochine, qua đó giúp xây dựng thương hiệu
và niềm tin của L'indochine đối với khách hàng".
4. Một số trao đổi về ứng dụng blockchain trong thực hiện quy tắc xuất xứ cho hàng
hóa Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang tham gia vào rất nhiều các hiệp
định thương mại tự do. Trong đó có nhiều hiệp định có những quy định rất chặt chẽ về quy
tắc xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó
khăn trong việc thực hiện các quy tắc này như: sự thiếu chủ động trong tiếp cận và tìm
kiếm thơng tin; ngành công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển; nguy cơ bị giả mạo
xuất xứ từ các doanh nghiệp nước ngồi; khó khăn trong xuất trình minh chứng xuất xứ
hàng hóa. Với những vấn đề như này, các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều việc để làm
để có thể thực hiện được các quy tắc xuất xứ.
Thứ nhất, sẽ là không thực tế nếu mong muốn đưa ra được giải pháp cho tất cả các
vấn đề đang hiện hữu. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã tập trung vào việc tiến hành
xem xét tiềm năng ứng dụng của công nghệ blockchain trong các chuỗi cung ứng, đặc biệt
là với các chuỗi cung ứng liên quan nông sản, thực phẩm xuất khẩu. Đây là các hàng hóa
được coi là sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng là những sản

phẩm sẽ chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất khi nước ta tham gia kí kết các Hiệp định thương mại
tự do.
Thứ hai, bản chất của các quy tắc xuất xứ hàng hóa, cụ thể là đối với theo dõi xuất
xứ hàng hóa, có rất nhiều tiềm năng cho cơng nghệ blockchain phát huy những ưu điểm
của mình. Một cuốn sổ cái kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện cho sự di chuyển minh bạch thông
tin qua các giai đoạn phát triển của sản phẩm, hàng hóa. Như đã trình bày, từ các tập đoàn
lớn trên thế giới cho đến các hợp tác xã nhỏ ở Việt Nam đều đang tìm kiếm các cách thức
để theo dõi chuỗi cung ứng của chính họ nhằm truyền tải thông tin đến người tiêu dùng.
Do vậy, nhu cầu ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng quy
tắc xuất xứ đã trở nên hiện hữu. Việc ứng dụng công nghệ này không phải việc bất khả thi
đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
nước ta chưa thực sự có cái nhìn thiện chí, nhiều đơn vị vẫn có sự chưa hiểu biết rõ ràng, lo
ngại khi áp dụng những công nghệ mới như blockchain.
Thứ ba, mặc dù đã được ra đời khá lâu nhưng cơng nghệ blockchain vẫn cịn trong
giai đoạn sơ khai. Do đó, tất cả những ứng dụng đã được triển khai của blockchain trong
truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên thế giới và Việt Nam đều vẫn đang trong giai đoạn ban
đầu, mang nhiều tính thử nghiệm. Tuy nhiên, với một quốc gia có xuất phát điểm thấp hơn,
thời gian phát triển kinh tế chưa đủ lâu thì Việt Nam cần phải chủ động, tích cực đón nhận

1058


những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Công nghệ blockchain được đánh giá
là một trong những công nghệ sẽ là xu hướng của thời kì này. Chính vậy, Chính phủ Việt
Nam nên có sự cân nhắc, trong phạm vi quyền hạn của mình, đưa ra các chính sách hỗ trợ
phù hợp, nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong các doanh nghiệp nước ta.
Các nhà hoạch định chính sách nên khuyến khích hợp tác, ứng dụng công nghệ hơn nữa,
tăng cường trao đổi kinh nghiệm, thậm chí nhiều thử nghiệm và sai sót hơn.
Cuối cùng, với những gì đã trình bày ở trên, tác giả hy vọng rằng bài viết này sẽ
góp một tiếng nói của mình trong thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ blockchain

trong thực hiện quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Satoshi Nakamoto, “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System,” 2008,
/>2. Christine A. McDaniel Hanna Norberg, Can Blockchain Technology Facilitate
International Trade? January 2019,
SSRN Electronic Journal, DOI:
10.2139/ssrn.3377708
3. Dirk Holtbrügge, Blockchain Technology in International Business. Changing the
Agenda for Global Governance, January 2020, DOI: 10.1108/RIBS-06-2019-0078
4. Emmanuelle Ganne, Can Blockchain revolutionize international
/>
trade?,

5. Blockchain: the solution for transparency
/>
chains,

in

product

supply

6. Monica Anderson, “For Earth Day, Here’s How Americans View Environmental
Issues,” Fact Tank (Pew Research Center), April 20, 2017.
7. Nielsen, “Green Generation: Millennials Say Sustainability Is a Shopping Priority,”
Newswire, November 5, 2015.
8. Label Insight, “How Consumer Demand for Transparency Is Shaping the Food
Industry,” 2016
9. Pew Research Center, “Rising Concerns about the Safety of Food, Medicine,” Chinese

Public Sees More Powerful Role in World, Names U.S. as Top Threat, October 4,
2016
Các trang web Việt Nam (truy cập ngày 06/04/2020)
10. />11. />12. />13. />
1059


14. />15. o/walmart-su-dung-cong-nghe-blockchain-de-theo-doi-chuoi-cungung-tom/
16. />17. />18. />19. />20. />21. />22. />23. />24. />Các trang web nước ngoài (truy cập ngày 06/04/2020)
25. />26. />27. />28. />29. />30.
31. />
1060



×