Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

sang kiến kinh nghiệm td lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.38 KB, 8 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Trong thời gian vừa qua, công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà
nước luôn đặt trọng tâm giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cần thiết trong q trình giảng
dạy nói chung, dạy mơn thể dục nói riêng. Địi hỏi GV phải có sự đầu tư rất lớn để tìm ra
phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả. Tuy nhiên đó khơng phải là vấn đề đơn giản
mà mỗi chúng ta cần phải góp một phần cơng sức của mình để nâng cao hiệu quả giáo
dục. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để giảng dạy ngày càng tốt hơn.
- 4cb76bbbbbbbbbcx46cb5fb7cbc7tvbt7 8tnnt5tvu6urc5ucnuvn
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng là học sinh khối 5 Trường TH Thường Thới Hậu B2 năm học 20152016.
3. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp làm mẫu và giảng giải
- Phương pháp phân đoạn hoàn chỉnh
- Phương pháp tập luyện
- Phương pháp sửa sai
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
4. Cấu trúc
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn.
Chương 3. Biện pháp.
Kết luận và kiến nghị

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1



-Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường cùng
với sự giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm.
- Người giáo viên phải yêu nghề, luôn lấy giáo dục làm trọng tâm.
- Luôn ln tìm tịi học hỏi rút ra kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề.
- Quan tâm chăm sóc, giúp đỡ các em xem các em là người thân.
- Áp dụng phương pháp dạy phát huy tính tích cực.
- Vận dụng nhiều phương pháp dạy nhằm tạo tính tích cực, hứng thú cho các em.
- Học sinh có hứng thú học mơn thể dục. Thơng qua tiết học thể dục các em được
tập luyện, vui chơi làm cho tinh thần thoải mái, hưng phấn để tham gia tốt các môn học
khác.
- Tăng khối lượng vận động, thời gian luyện tập, khi dạy chương trình mới thì phải
đổi mới phương pháp dạy cho phù hợp với nội dung chương trình, tránh sự lập đi lập
phương pháp cũ học sinh dễ nhàm chán.
- Thường xuyên tổ chức thi đua ở các nhóm, tổ, tạo sự hứng thú cho các em.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỆN
1. Khái khát về đặc điểm trường TH Thường Thới Hậu B2
- Xã Thường Thới Hậu B2 là một xã biên giới có hồn cảnh kinh tế đặc biệt khó
khăn, dân cư phân bố khơng đồng đều. Phía đơng giáp campuchia và xã Tân Hội, phía tây
giáp xã Thường Thới Tiền, nam giáp xã Thường Lạc, bắc giáp với xã Thường Thới Hậu
A. Tổng diện tích của xã là 1162 ha, gồm 4 ấp. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông,
đánh bắt thủy sản, làm thuê, buôn bán qua lại biên giới.
- Trường TH Thường Thới Hậu B2 đóng trên địa bàn của xã, rất thuận lợi cho học
sinh đi học. Năm học 2014- 2015 này trường có 15 lớp với tổng số học sinh là 387 em.
Tổng số giáo viên, công nhân viên của trường là 29 người, đáp ứng đủ cho việc phân
công giảng dạy.
2. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy đổi chân khi đi đều sai nhịp tại trường TH
Thường Thới Hậu B2
a.Thực trạng giảng dạy:

2


+ Dạy đầy đủ nội dung, đúng theo phân phối chương trình chi tiết mơn thể dục lớp
5 bậc tiểu học.
+ Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, sử
dụng đồ dùng dạy học hợp lý, giáo viên soạn giáo án và dạy theo tiết đơn
+ Giáo viên thể dục có trình độ đạt chuẩn, trong tuần dạy 10 lớp, 20 tiết/tuần.
+ Trường có cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chất lượng chưa đảm bảo, đang trong q
trình hồn thiện.
+ Đa số các em ý thức được việc học tập và rèn luyện nên đi học tương đối đầy đủ,
thái độ học tập nghiên túc thể hiện được tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của người học.
b. Tồn tại trong giảng dạy đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Khi quan sát giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát động tác hoàn thiện, mà động
tác này tương đối phức tạp do có nhịp kép và khó nhớ, lại diễn ra nhanh trong q trình đi
đều sai nhịp, nên hs khó nắm được các bước của động tác.
-Học sinh không nắm được cách rê chân như thế nào cho đúng do dộng tác kết
hợp nhiều bước rê chân khiến học sinh lúng túng.
- Học sinh biết cách rê chân thể hiện động tác đổi chân khi sai nhịp bên ngoài.
Nhưng khi sai nhịp thật sự thì khơng thể đổi chân khi sai nhịp do nhịp hô bước đi trong
hàng ngũ nhanh hơn tốc độ thực hiện động tác riêng lẻ.
- Học sinh biết cách thực hiện động tác đổi chân khi sai nhịp nhưng khôngbiết kết
hợp khi sai nhịp như thế nào để đổi chân cho phù hợp.
- Do các em chưa hình dung động tác đổi chân khi sai nhịp nên mỗi khi sai nhịp
các em co thói quen đứng lại và nhìn người phía trước đi để đổi theo. Làm theo cách ấy,
một số học sinh nhanh ý vẫn đổi chân được nhưng sẽ ảnh hưởng tốc độ đi đều của các bạn
khác đi sau. Khiến cho hàng ngũ lộn xộn, không đẹp mắt.
Đầu năm 2013-2014 khảo sát lớp 5A với sĩ số là: 20 em tôi nhận thấy:
Số học sinh


Tổng số

%

Số học sinh thực hiện được

6

30

Số học sinh chưa thực hiện được

14

70
3


Với những khó khăn và kết quả ban đầu như trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng
dạy, bằng những kinh nghiệm tích lũy được tơi đưa ra một số giải pháp như sau:
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP
I. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để đạt hiệu quả bài dạy học động tác thể dục: đổi chân khi đi đều sai nhịp ở lớp 5
thì người giáo viên cần kết hợp vận dụng nhiều phương pháp khác nhau.
1. Phương pháp làm mẫu và giảng giải: khi làm mẫu và giảng giải động tác này,
tôi nhận thấy do động tác khá nhanh và có nhịp kép nên hs khó nhận biết được động tác,
do đó sau khi thực hiện hồn thiện động tác. Lần 2 tôi thực hiện thật chậm, và lưu ý các
em nhịp kép phải rê chân như thế nào.Và tôi nhân thấy để tránh tình trạng các em biết
động tác đổi chân khi sai nhịp nhưng lại không biết ứng dụng khi sai nhịp thật sự nên khi
làm mẫu, tôi làm hồn chỉnh bằng cách cho các em xem tơi đang đi sai như thế nào và

vừa đi vừa đổi cho đúng như thế nào chứ không làm mẫu riêng một động tác đổi chân khi
sai nhịp.
2. Phương pháp phân đoạn hoàn chỉnh: do đây là động tác khá phức tạp , một
nhịp hơ có thể phải làm hai cử động và phải biết ứng dụng khi sai chân trong q trình đi
đều. Như trên tơi đã nói do đó muốn hs nắm được động tác, giáo viên cần phân đoạn
động tác.Ví dụ: nhịp 1 bước sai qua chân phải, nhịp 2 bước sai qua chân trái, nhịp 1 trở lại
không bước chân phải lên nữa mà bước rê mũi chân phải vào gót chân trái sau đó đưa
chân trái lên, giáo viên lưu ý học sinh chú ý nhịp kép này, và nhịp 2 các em bước chân
phải lên như vậy động tác đã được đổi trở thành đúng. Sau khi đã phân đoạn động tác như
thế, giáo viên cho học sinh tập từng phân đoạn của động tác. Và quan sát theo dõi các em
thực hiên.
Sau khi đã phân đoạn tập luyện giáo viên cần có bước hồn chỉnh động tác bằng
cách hô ba lần 12-12-12 để học sinh hoàn chỉnh động tác giáo viên lưu ý, nhịp 1 -2 đầu là
các em đi sai, nhịp 1-2 tiếp theo là các em thể hiện đổi chân khi sai nhịp, nhịp 1-2 tiếp
theo là các em đã đi đúng sau khi đã đổi chân. Nhắc nhở các em Sau khi đã đổi chân khi
sai nhịp mà mình vẫn thấy mình sai thì tiếp tuc rê chân thực hiện động tác đổi chân khi sai
4


nhịp. Sau khi đã giúp học sinh nắm được các bước và thực hiện được hoàn thiện động tác
qua phương pháp giảng giải làm mẫu và phân đoạn hoàn chỉnh, làm thế nào để các em
ứng dụng khi đổi chân khi sai nhịp ko bị lúng túng và chậm? Tôi có đề xuất phương pháp
3.
3. Phương pháp tập luyện: Tuy các em đã nắm được và thực hiện được động tác,
nhưng phải rèn luyện cho hs trở thành kỹ năng thi khi đổi chân sai nhịp các em thể hiện
sự thành thục và không châm nhịp, không lúng túng. Không còn cách nào khác các em
phải tập luyện nhiều.. Do đó giáo viên chú ý cho các em tập luyện bằng nhiều hình thức
như: tập thể , chia tổ và cá nhân. Giáo viên và cán sự cố tình hơ sai nhịp và cho hs tập đổi
chân nhiều lần và lúc đầu nhịp hô của giáo viên ở mức độ chậm, sau đó khi các em đã
quen thì hơ nhanh để các em tập luyện. Tập luyện cá nhân cũng nên chú ý vì tuy mất thời

gian nhưng rất hiệu quả để giúp giáo viên nhận biết kết quả tập luyện của các em. Thời
gian trên lớp có hạn , giáo viên nên chú ý nhắc nhở các em luyện tập đổi chân khi đi đều
sai nhịp ở nhà.
4. Phương pháp sửa sai: trong quá trình tập luyện phải kịp thời sửa sai mỗi khi
các em thực hiện có sai sót động tác, có thể cho học sinh nhận xét động tác của bạn, nếu
học sinh không nhận xét được, giáo viên phải trực tiếp nhận xét, sửa sai.
Chú ý giúp đỡ hs yếu với tấm long yêu thương tận tụy.
Ngồi ra trong q trình luyện tập chỗ nào học sinh chưa nắm có thể giảng giải và
nhắc nhở cách phân đoạn trở lại, vận dụng cả 4 phương pháp trên đan xen, nhuần nhuyễn
để đạt hiệu quả cao nhất.
II. KẾT QUẢ
Hiện tại với những kinh nghiệm và các biện pháp trên tơi thấy rất có hiệu quả khi
áp dụng trong từng tiết dạy và học đổi chân khi sai nhịp. Giờ học khơng cịn căng thẳng
cho giáo viên và cả học sinh, tiết học trở nên nhẹ nhàng, mà kết quả thể hiện rất cao, phần
lớn học sinh lớp 5A đã biết đổi chân khi đi đều sai nhịp. và thực hiện động tác như yêu
cầu tiết học mong muốn.
1/Kiểm tra giữa kỳ 1: Tổng số 20 học sinh.
5


Số học sinh

Đầu năm

Giữa học kỳ 1

Tổng số

%


Tổng số

%

Số học sinh thực hiện được

6

30

15

75

Số học sinh chưa thực hiện được

14

70

5

25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Muốn nâng hiệu quả giảng dạy đổi chân khi sai nhịp khi đi đều cho học sinh lớp 5
ta cần vận dụng giảng giải làm mẫu rõ ràng và có sự kết hợp trước khi đổi chân, khi đổi
chân và sau khi đã đổi chân để trở thành đi dều đúng nhịp, phân đoạn động tác để giúp
học sinh thực hiện dễ dàng động tác kép phức tạp và hoàn chỉnh động tác, chủ động giúp

học sinh rèn luyện tích cực bằng nhiều hình thức tập thể, cá nhân, nhóm, tổ và tuân thủ
nguyên tắc từ chậm đến nhanh, dễ đến khó để tạo thành kỹ năng thuần thục cho học
sinh.Quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, và học hỏi để vận dụng các phương pháp dạy học.
Trên đây là những kinh nghiệm và biện pháp khắc phục khi hướng dẫn học sinh
lớp 5 học và thực hiện động tác: đổi chân khi đi điều sai nhịp mà tôi đã đúc kết được .
Mong các đồng nghiệp đọc và góp ý kiến giúp tơi có nhiều sáng kiến kinh nghiệm mới
hơn để việc dạy và học môn thể dục hiệu quả ngày một nâng cao thêm. Tôi xin chân thành
cảm ơn !
2. Kiến nghị
Đối với nhà trường:
- Phải quan tâm hơn nữa về sinh hoạt, đời sống của đội ngũ giáo viên, tạo điều kện
thuận lợi cho giáo viên có thời gian đầu tư vào công tác giảng dạy.
- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học,
tranh ảnh, chiếu phim để các em tìm hiểu và giúp có được vốn kiến thức để vận dụng kiến
thức đó vào thực tế.
Đối với giáo viên
- Người giáo viên phải ln ln tìm tịi học hỏi, trau rồi kinh nghiệm để nâng cao
trình độ nghiệp vụ.
- Phải ln ln đổi mới phương pháp dạy đồng thời phải kết hợp nhiều hình thức
dạy học như: trị chơi, đố vui... phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Đối với học sinh
6


- Đi học đúng giờ và thường xuyên đặc biệt trong những ngày có học thể dục
- Cần lập kế hoạch học tập thích hợp
- Nên tăng cường thực hành các bài tập mà giáo viên dặn về nhà thực hiện.
- Đối với học sinh yếu chậm tiếp thu thì nên liên hệ với ban cán sự hoặc lớp trưởng
để giúp đỡ.


……………………, ngày …. tháng …..năm 20….
NGƯỜI VIẾT

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
1. Ưu điểm chính
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tồn tại cần khắc phục
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
7


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Kết quả thực hiện tại đơn vị
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Hướng phát triển
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
5. Xếp loại
A  ; B  ; C  ; KXL  ; Sao chép 
………………, ngày …… tháng … năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Sf A,.VVVVV

8



×