Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình công nghệ nuôi cấy và sản xuất đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa tại công ty TNHH nuôi trồng nấm hòa long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT - NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO

Bộ mơn: Cơng nghệ thực phẩm

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ NI CẤY VÀ
SẢN XUẤT ĐƠNG TRÙNG HẠ THẢO SẤY THĂNG HOA
Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH NI TRỒNG NẤM HỊA LONG

GVHD: Ths. Trần Thị Dun

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 17, tháng 10, năm 2020


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
………, Ngày ……, Tháng ……, Năm……
Xác nhận của đơn vị
(Kí tên và đóng dấu)

1


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Kiến thức chuyên môn
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Nhận thức thực tế
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
4. Đánh giá khác
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
5. Đánh giá kết quả thực tập
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn
(Kí, ghi rõ họ tên)

2


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH.............................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................4
LỜI CÁM ƠN.........................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY..........................................................7
1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của đơn vị sản xuất.......................................7
1.1.1 Thông tin công ty [1]................................................................................7
1.1.2 Lịch sử thành lập và phát triển.................................................................7
1.1.3 Một số giấy chứng nhận của công ty........................................................8
1.2 Địa điểm xây dựng và mặt bằng đơn vị.......................................................10
1.3 Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự........................................................................11
1.4 Các sản phẩm chính của công ty [1]............................................................11
1.5 Công tác vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an tồn lao động và phịng cháy
chữa cháy tại đơn vị...........................................................................................14
1.5.1 Vệ sinh cơng nghiệp, đảm bảo an tồn lao động trong q trình làm việc
.........................................................................................................................14
1.5.2 Cơng tác phịng cháy chữa cháy.............................................................14
CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT.......................................................15
2.1 Thành phần các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất...................................15
2.2 Nguồn cung cấp, bảo quản ngun liệu.......................................................15
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ........................................................17

3.1 Giới thiệu chung về nấm Đông trùng hạ thảo [5]........................................17
3.2 Quy trình cơng nghệ sản xuất......................................................................20
3.2.1 Sơ đồ quy trình.......................................................................................20
3.2.2 Giải thích quy trình [6]...........................................................................21
3.3 Các loại thiết bị chính, cấu tạo, nguyên lí hoạt động...................................31
3.3.1 Giới thiệu các thiết bị.............................................................................31
3.3.2: Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của một số máy móc..............................32
CHƯƠNG IV: SẢN PHẨM..................................................................................38
4.1 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm [13]...............................................................38
4.1.1 Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu...................................................................38
4.1.2 Chỉ tiêu cảm quan...................................................................................38
4.1.3 Chỉ tiêu độc tố vi nấm, hóa chất không mong muốn.............................38
4.1.4 Chỉ tiêu vi sinh vật.................................................................................38
4.1.5 Chỉ tiêu kim loại nặng............................................................................39
CHƯƠNG V: NHẬN XÉT-KIẾN NGHỊ..............................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................41

3


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, đời sống người dân ngày
càng được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các nguồn thực phẩm cao
cấp đảm bảo an tồn, có giá trị dinh dưỡng tăng cao. Một trong những loại thực
phẩm đáp ứng yêu cầu đó đã, đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là Đông trùng
hạ thảo – một sự kết hợp hồn hảo và kì diệu, chứa đựng những tinh hoa của hai
giới động thực vật trong thiên nhiên.
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Đông Trùng Hạ Thảo

chứa rất nhiều những hợp chất có tác dụng sinh học đặc biệt. Ví dụ như nó có
chứa thành phần protein, khi phân hủy sẽ tạo ra 17 loại acid amin mà cơ thể con
người khơng thể tự tổng hợp được, vitamin, khống chất, vi lượng… Đặc biệt,
các nhà khoa học dần tìm ra 2 loại hoạt chất vô cùng đặc biệt là cordycepin và
adenosine. Công dụng của đông trùng hạ thảo khô đã được giới y học cổ truyền
đánh giá rất cao, có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị sức khỏe.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà đông Trùng Hạ Thảo được mệnh danh là “vàng
mềm” của Tây Tạng. Sự quý hiếm và tác dụng vượt trội chính là lý do khiến thứ
“biệt dược tiền tỉ” này được nhiều người săn đón và ưa chuộng. Đơng trùng hạ
thảo tự nhiên rất hiếm, chỉ xuất hiện vào mùa hè, quá trình thu hoạch khó khăn
nên giá thành sản phẩm tự nhiên rất cao lên đến hàng tỉ đồng nhưng vẫn không
đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Nắm bắt được nhu cầu thị trường đó, cơ Cao Thị
4


Hồng Vân – giám đốc công ty TNHH nuôi trồng nấm Hòa Long, đã dành hết tâm
huyết, thời gian và sự hiểu biết của mình đã ni cấy thành cơng Đơng trùng hạ
thảo, từ đó gây dựng và phát triển nên thương hiệu nấm Hòa Long một chỗ đứng
vững chắc trong lịng người tiêu dùng. Cơ cùng với đội ngũ chuyên viên nhiều
năm học hỏi, nghiên cứu cùng với quy trình cơng nghệ, máy móc hiện đại đã cho
ra đời các sản phẩm từ đông trùng đáp ứng được yêu cầu khắc khe của thị trường
trong nước tao ra thành phẩm chất lượng cao, đảm bảo giá trị dinh dưỡng mà giá
thành phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.

5


LỜI CÁM ƠN
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo, nhân viên cơng ty mà chúng
em đã hồn thành tốt bốn tuần thực tập chuyên ngành. Thu nhặt được nhiều kiến

thức, kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này. Trong q trình thực tập, làm báo
cáo cịn nhiều thiếu xót mong các anh chị hướng dẫn, thầy cơ trong trường chỉ
dẫn, nhận xét để hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn công ty, quý thầy cô đã tạo cơ hội cho chúng em
được thực tập tại công ty cũng như sự hướng dẫn tận tình của mọi người!
Chúng em xin chân thành cám ơn!

6


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của đơn vị sản xuất
1.1.1 Thông tin cơng ty [1]
• Tên cơng ty: CƠNG TY TNHH NI TRỒNG NẤM HỊA LONG
• Loại hình hoạt động: Cơng ty TNHH Một Thành Viên
• Mã số thuế: 3502321651
• Đại diện pháp luật: Cao Thị Hồng Vân
• Ngày cấp giấy phép: 30/11/2016
• Ngày hoạt động: 29/11/2016 (Đã hoạt động 4 năm)
• Địa chỉ: Đường số 7, ấp Bắc 3, xã Hoà Long, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu
• Điện thoại: 0916361144
• Email:
• Website: www.namhoalong.com
1.1.2 Lịch sử thành lập và phát triển
Công ty TNHH Nuôi Trồng Nấm Hịa Long được thành lập vào ngày
30/11/2016 bởi cơ Cao Thị Hồng Vân. Với niềm đam mê loại dược liệu q Đơng
trùng hạ thảo, Cơ Cao Thị Hồng Vân đã tìm tịi, học hỏi quy trình cơng nghệ sản
xuất loại dược liệu này và từng bước xây dựng công TNHH Nấm Hòa Long ngày
một lớn mạnh.

Trải qua nhiều tháng nghiên cứu, học hỏi với sự tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật
của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, khoa công nghệ sinh học của trường
Đại Học Nguyễn Tất Thành, công ty đã thành công trong việc nuôi trồng nấm
đông trùng hạ thảo. Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo của Cơng ty TNHH ni
trồng nấm Hịa Long được sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP và được Bộ Y tế
chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thương hiệu nấm Hòa
Long cũng đã được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Công ty đã giải
quyết việc làm cho 6 lao động trực tiếp với thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng
và đội ngũ cộng tác viên bán hàng.
7


Với quy mô công xưởng ban đầu 200m 2, sau nhiều năm hoạt động công ty
quyết định đầu tư mở rộng công xưởng 600m2 nhằm nâng cao năng xuất, đáp ứng
nhu cầu của thị trường hiện nay.
Tự tạo cho mình con đường riêng biệt, Cơng ty TNHH Ni Trồng Nấm
Hịa Long tiếp cận người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm ĐƠNG TRÙNG
HẠ THẢO HỊA LONG 3 khơng: khơng chất bảo quản, không kim loại nặng,
không thuốc tăng trưởng.
1.1.3 Một số giấy chứng nhận của cơng ty

Hình 1. 1: Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp

8


Hình 1.2: Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền

Hình 1.3: Giấy chứng nhận của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng


9


Hình 1. 4: Giấy chứng nhận an tồn thực phẩm

Hình 1.4: Giấy chứng nhận an tồn thực phẩm (hình trái), giấy chứng nhận
hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
1.2 Địa điểm xây dựng và mặt bằng đơn vị
Cơng Ty TNHH Ni Trồng Nấm Hịa Long nằm tại đường số 7, ấp Bắc 3,
xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Công ty nằm gần quốc
lộ 56 – một tuyến đường quan trọng của tỉnh, rộng rãi, thuận tiện cho việc giao
thông vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu và xuất khẩu hàng hóa ra các khu vực
lân cận.
Cơng ty nằm tách biệt với khu dân cư, nguồn nước và không khí sạch, an
tồn đáp ứng u cầu khắt khe trong việc nuôi trồng nấm.

10


Với tổng diện tích phục vụ sản xuất trong giai đoạn đầu khoảng 200 m 2
bao gồm khu vực riêng biệt phù hợp với đặc tính làm việc, đáp ứng yêu cầu của
các giai đoạn trong sản xuất. Hiện nay công ty đang tiến hành nâng cấp, mở rộng
hệ thống công xưởng lên khoảng 600m 2 để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của
thị trường.
Bảng 1. 1: Diện tích các khu vực trong cơng ty
STT
Khu vực, phịng
Diện tích (m2)
1
Khu vực tiếp nhận, xử lí ngun liệu đầu vào

30
2
Phịng tạo mơi trường, hấp khử trùng
30
3
Phịng cấy giống
10
4
Phịng ươm, bảo quản giống
20
5
Phịng ni trồng
40
6
Phịng thu hoạch
15
7
Phịng xử lí, chế biến nấm sau thu hoạch
25
8
Kho bảo quản
40
11
Phòng trưng bày sản phẩm
30
1.3 Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự

Giám đốc điều
hành


Phó giám đốc

Kế tốn tài
chính

Nghiên cứu,
sản xuất

Kĩ thuật

Kinh doanh

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức nhân sự
1.4 Các sản phẩm chính của cơng ty [1]
Nhờ vào vốn hiểu biết sâu rộng, tường tận về thành phần, công dụng của
từng loại nguyên liệu, qua quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng đã cho ra đời các sản

11


phẩm chất lượng cao kết hợp giữa nấm Đông trùng hạ thảo và các nguồn nguyên
liệu có sẵn tại địa phương.
Bảng 1. 2: Các sản phẩm tiêu biểu của công ty
STT
1

Hình ảnh sản phẩm

Tên sản phẩm
Thành phần

Cordy’s
Sơi nấm Đơng trùng hạ
Đông trùng hạ thảo tươi sấy thăng hoa
thảo khô (16g)

2

Cordy’s

Sơi nấm Đông trùng hạ

Đông trùng hạ thảo tươi sấy thăng hoa
thảo khô (10g)

3

Co.Honey

Bột Đông trùng hạ thảo sấy

Đông trùng hạ thăng hoa kết hợp với mật
thảo mật ong

STT

Hình ảnh sản phẩm

Tên sản phẩm

12


ong rừng nguyên chất

Thành phần


4

CoSee
Bột

ngũ

Bột sinh khối Đông trùng
cốc hạ thảo và bột ngũ cốc 13

Đông trùng hạ loại hạt (đậu xanh, đậu đen,
thảo

đậu đỏ, đậu ngự, hạt sen,
mè đen, hạt óc chó, yến
mạch, gạo lứt, hạt chia,
hạnh nhân, nếp cẩm, bắp

5

nếp)
100% bột Đông trùng hạ

Cortab


Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa được
thảo viên nang

đóng gói trong viên con
nhộng

6

Dragon whisky Đặc sản rượu nếp Hịa
Rượu

7

Đơng Long được ngâm với 100%

trùng hạ thảo

nấm Đơng trùng hạ thảo

Club Whisky

Đặc sản rượu nếp Hịa

Rượu

Đơng Long được ngâm với 100%

trùng hạ thảo


13

nấm Đông trùng hạ thảo


1.5 Công tác vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an tồn lao động và phịng cháy
chữa cháy tại đơn vị
1.5.1 Vệ sinh cơng nghiệp, đảm bảo an tồn lao động trong q trình làm
việc
Cơng ty hoạt động với vai trị nuôi trồng, chế biến các sản phẩm từ nấm
Đông trùng hạ thảo nên yêu cầu về công tác vệ sinh cơng nghiệp ln được đặt
lên vị trí hàng đầu tránh sự nhiễm khuẩn đến các khâu quan trọng trong quá trình
ni trồng và chế biến. Ngun liệu đầu vào chưa qua xử lí được đặt ở kho riêng.
Trong q trình làm các dụng cụ luôn được lau rửa bằng cồn 70 o, sàn nhà và các
bề mặt khác của phòng ni, ươm, cấy, phịng thu hoạch, chế biến ln được sát
khuẩn bằng dung dịch muối clorin B trước và sau khi làm việc.
Trước khi làm việc, nhân viên phải mặc đồ bảo hộ lao động, sát khuẩn tay
bằng cồn 70o.
Để đảm bảo an toàn, nhân viên trước khi bắt đầu làm việc được trang bị
kiến thức về an toàn lao động, công tác vệ sinh, kiến thức về các loại hóa chất,
ngun lí làm việc của các loại máy móc được sử dụng tại cơng ty.
Máy móc, thiết bị ln được nhân viên kiểm tra định kì để đảm bảo hoạt
động và phát hiện hỏng hóc nếu có. Các loại hóa chất sử dụng tại cơng ty ln
được cất giữ riêng biệt trong tủ kính có khóa, có nhãn mác rõ ràng.
1.5.2 Cơng tác phịng cháy chữa cháy
Cơng ty hoạt động bao gồm nhiều máy móc và dụng cụ, thiết bị, hóa chất
dễ cháy nên cơng tác phịng cháy chữa cháy tại đây luôn được đặt lên hàng đầu.
Mỗi khu vực trong cơng ty ln được trang bị bình cứu hỏa cũng như nhân viên
làm việc được tập huấn kĩ năng phịng cháy chữa cháy.
Các cơng nhân viên trong nhà máy ln tn thủ nghiêm ngặt quy định về

an tồn cơng nghệ và phịng chống cháy nổ theo quy định hiện hành của nhà
nước.

14


CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1 Thành phần các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất
Bảng 2. 1: Thành phần nguyên liệu
STT Tên nguyên liệu
Yêu cầu
1
Gạo lứt huyết rồng Hạt gạo nguyên, sạch, không thuốc bảo vệ thực
2
3
4
5
6
7

Nước dừa tươi
Khoai tây

vật, khơng có thuốc chống mốc
Nước dừa mới, khơng lẫn tạp chất, chất bảo quản
Khoai tây tươi, không chất bảo quản, thuốc bảo vệ

Trứng gà

thực vật

Trứng mới, nguyên vẹn, không thuốc kháng sinh,

Mầm đậu nành

tăng trưởng
Đậu nành không bị biến đổi gen, tỉ lệ hạt nảy mầm

Nhộng tằm

tốt, không lẫn tạp chất
Nhộng tươi mới, màu vàng, phần thịt trắng ngà,

Đường glucose

cứng, không bị dập
Theo TCVN 7968:2008, đường tinh sạch, kết tinh
khơng có tinh thể nước, hàm lượng D-glucose
khơng nhỏ hơn 99,5 % khối lượng chất khô, tổng
hàm lượng chất rắn không nhỏ hơn 98% khối

8
9
10
11
12
13
14

Agar
Vitamin B1

MgSO4
KH2PO4
Peptone
Cao men nấm
Nước cất

lượng [2]
Theo TCVN 3591:1988 [3]
Các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không lẫn
tạp chất lạ

Nước cất 1 lần, không chứa bất kỳ chất nhiễm bẩn,
tạp chất nào. Tiêu chuẩn của nước cất một lần là
TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987) [4]

2.2 Nguồn cung cấp, bảo quản nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất được lấy từ những nhà
cung cấp thực phẩm đáp ứng đủ các quy định của nhà nước, phải có giấy chứng
nhận đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, mọi đầu vào của bất cứ sản phẩm tươi

15


đều phải được kiểm định và đảm bảo không bị hỏng, hết hạn sử dụng, không
chứa những chất kháng sinh hay bảo vệ thực vật…
Hóa chất được thu mua từ các nhà phân phối đạt chuẩn, có nguồn gốc, hạn
sử dụng rõ ràng.
Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được phân loại và bảo quản theo thuộc tính
sản phẩm. Đối với chất dễ cháy, hóa chất được cất riêng biệt với các nguyên liệu
khác.


16


CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ
3.1 Giới thiệu chung về nấm Đông trùng hạ thảo [5]
Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng kí sinh giữa một lồi nấm có
tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis, thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ
thể ấu trùng của các loài bướm trong chi Thitarodes. Chi nấm Cordyceps có hơn
400 lồi khác nhau, trong đó có khoảng 78 lồi đã được chọn lọc và định danh
theo loại ký chủ và hình dạng quả thể, có khoảng 36 lồi được ni trồng trong
điều kiện nhân tạo để sản xuất quả thể, tuy nhiên, hiện nay hai lồi đã được đưa
vào ni trồng nhân tạo phổ biến do có phổ thích nghi khá rộng là: Cordyceps
sinensis và Cordyceps militaris
Tên gọi “đông trùng hạ thảo” là xuất phát từ quan sát thực tế khi mùa đông
là cơn trùng, mùa hè là cây cỏ. Theo đó mùa đơng, sâu non sống trong lịng đất,
gặp bào tử nấm Cordyceps phát tán rồi bị nhiễm nấm. Nấm hút hết dưỡng chất
trong sâu khiến sâu chết. Đến mùa hè nấm phát triển và trồi lên mặt đất. Mùa
đông, cặp cá thể này giống con sâu, mùa hè trơng giống lồi thực vật.
Thành phần đông trùng hạ thảo chứa 17 loại acid amin - thành phần đạm
thực vật quý hiếm; cung cấp đầy đủ lượng đạm cần thiết, đảm bảo cân bằng dinh
dưỡng cho người lớn tuổi, là lựa chọn an tồn cho những người bệnh tiểu đường,
tim mạch, lỗng xương, … Nguồn vitamin A, C, D, E, K, B1, B2... và khoáng
chất: Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, Selen... dồi dào giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề
kháng, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ đặc biệt là Selen - chất có khả năng tăng
cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư. Các hợp chất sinh học tự nhiên đặc biệt
(cordiceptic acid, cordycepin, adenosin, nhóm hoạt chất HEAA). Đây là thành
phần đặc biệt quý giá, giúp mang lại những tác dụng kỳ diệu cho sức khoẻ con
người.
Giá trị dược liệu của Đơng trùng hạ thảo tác động tích cực đến sức khỏe,

đặc biệt trong những hệ cơ quan sau:
Hệ thống miễn dịch: Tăng cường miễn dịch tế bào, dịch thể. Giúp chống
viêm nhiễm, chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, virus.

17


Hệ tuần hồn, tim mạch, thần kinh: Đơng trùng hạ thảo chứa hàm lượng
cao Mannitol, chất làm giãn nở cơ tim và mạch máu não, làm giảm mỡ máu,
giảm cholesterol và lipo-protein hạn chế sơ vữa động mạch.
Hệ nội tiết, sinh dục: Giúp phụ nữ điều hoà nội tiết tố, cải thiện chứng lạnh
tử cung (trường hợp hiếm muộn, sảy thai), tăng cường sinh lí.
Hệ trao đổi chất: Tăng cung cấp và chuyển tải oxy, tăng lưu thông máu,
hấp thu dưỡng chất, duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Thận: Tác dụng nhanh trong việc phục hồi và làm giảm triệu chứng viêm
thận mãn, suy thận: liệt dương, di tinh, mệt mỏi, đau lưng, tê nhức các chi, khớp.
Phổi: Công dụng nhanh, mạnh với các bệnh hô hấp: ho, đàm, suyễn, viêm
phế quản, lao phổi...

Hình 3. 1: Vịng đời nấm Đơng trùng hạ thảo
1. Bướm đẻ trứng
2. Sâu non hình thành và di chuyển vào lòng đất
3. Sâu non bị nấm Cordyceps kí sinh
4. Nấm phát triển hút hết dinh dưỡng từ thân sâu, phát tán bào tử

18


Hình 3. 2: Nấm Đơng trùng hạ thảo lồi Cordyceps sincesis tự nhiên


Hình 3. 3: Nấm Đơng trùng hạ thảo lồi Cordyceps militaris ngồi tự nhiên
Lồi C. militaris có hàm lượng các hoạt chất cordycepcin, mannitol,
cordypolysaccarid, superoxide dismutise, acid amin, adenosine và các thành phần
khác tương đương, thậm chí là cao hơn lồi C. sinensis nhưng dễ dàng ni trồng
trong môi trường nhân tạo, nên được nhiều nơi và công ty sử dụng.
19


3.2 Quy trình cơng nghệ sản xuất
3.2.1 Sơ đồ quy trình
Giống gốc Cordyceps
militaris thuần chủng
Phục tráng
giống

Nhân giống cấp I, lưu trữ giống

Chọn giống

Nhân giống cấp 2

Chọn giống

Cấy giống

Giá thể

Ươm quả thể

Ni quả thể


Thu hoạch

Sinh
khối

Sấy

Phân loại, chế biến

Đóng gói, tiêu
thụ
Hình 3. 4: Sơ đồ quy trình ni trồng Đơng trùng hạ thảo

20


3.2.2 Giải thích quy trình [6]
• Chuẩn bị giống gốc Cordyceps militaris thuần chủng:
Nguồn giống gốc thuần khiết ban đầu được lấy tại Viện khoa học nơng
nghiệp Việt Nam.
• Nhân giống cấp I
Từ nguồn giống gốc thuần khiết ban đầu tiến hành nhân giống trên thạch
nghiêng.
Mục đích: Tăng nhanh sinh khối hệ sợi nấm đáp ứng yêu cầu cho giai đoạn
nhân giống sản xuất.
Sử dụng môi trường thạch nghiêng PDA (Potato Dextrose Agar) để nhân
giống cấp I từ giống gốc, tiến hành cấy truyền trong tủ cấy vô trùng và ni sợi
trong điều kiện tối hồn tồn ở nhiệt độ 18-20oC, độ ẩm 60%, kiểm tra định kì để
loại bỏ ống nghiệm bị nhiễm.

Cách tiến hành:
Bước 1: Pha môi trường (khoai tây, đường glucose, agar, MgSO 4.7H2O, K2HPO4,
nước cất).
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt hột lựu rồi đem đun kĩ. Lấy phần dịch chiết
khoai tây sau khi đun, bổ sung thêm MgSO4.7H2O, K2HPO4. Khuấy đều, đun lại
để hòa tan toàn bộ các chất trong dung dịch rồi từ từ thêm agar vào.
Bước 2: Hấp khử trùng
Hấp khử trùng các lọ thủy tinh ở nhiệt độ 121oC, thời gian 30 phút trước
khi đổ môi trường vào
Đổ môi trường đã chuẩn bị vào trong lọ thủy tinh, đậy lọ bằng nút bông
không thấm nước. Lúc này đem các lọ đi hấp khử trùng ở 121 oC, thời gian 30
phút. Sau hấp, lấy lọ ra và tiến hành tạo môi trường thạch nghiêng, để nguội.
Bước 3: Tiến hành cấy giống vào môi trường thạch nghiêng đã chuẩn bị ở trên
Dùng que cấy lấy một lượng vừa đủ giống gốc cấy vào môi trường thạch
nghiêng, mỗi lọ cấy 2 điểm, lập tức đậy lại nút bông ngay sau khi cấy xong mỗi
lọ. Bọc tồn bộ các lọ mơi trường đã cấy bằng giấy báo, đặt trong phòng tối,
nhiệt độ 18-20oC.
21


Sau 2 ngày, các lọ giống đã bắt đầu chạy tơ trắng. Sau khoảng 10 ngày, khi
hệ sợi ăn kín tồn bộ bề mặt mơi trường, lúc này q trình nhân giống cấp I đã
xong, tiến hành nhân giống cấp II.

Hình 3. 5: Lọ giống đạt chuẩn được chọn ra để nhân giống cấp II
Tuy nhiên trong quá trình làm, các lọ giống không đạt chuẩn sẽ bị nhiễm
nấm mốc hoặc khuẩn thối.

22



Hình 3. 6: Lọ giống bị nhiễm khuẩn thối (hình trái), lọ giống bị nhiễm mốc
(hình phải)
• Nhân giống cấp II (nhân giống sản xuất)
Ta tiến hành nhân giống cấp II từ giống cấp I đạt chuẩn đã chuẩn bị vào
trong mơi trường lỏng.
Mục đích: Tăng sinh số lượng tế bào nấm trên mơi trường lỏng, phục vụ
cho q trình cấy giá thể nấm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Pha môi trường (khoai tây, đường glucose, MgSO 4.7H2O, K2HPO4, nước
cất, peptone, …)
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt hột lựu rồi đem đun kĩ. Gạn lấy phần dịch
chiết khoai tây sau khi đun, bổ sung thêm MgSO 4.7H2O, K2HPO4, đường glucose,
peptone, … vào rồi tiến hành đun lại hỗn hợp để hòa tan toàn bộ các chất.
Bước 2: Hấp khử trùng
Các lọ thủy tinh để đựng môi trường lưu ý cần được hấp khử trùng ở
121oC, thời gian 30 phút, để nguội rồi mới tiến hành đổ môi trường vào.
Đổ môi trường đã chuẩn bị ở trên vào trong lọ thủy tinh, bọc nắp lọ bằng
bao nilong, cố định chặt bao bằng dây thun tránh bao bị bung khi hấp. Lúc này
đem các lọ đi hấp khử trùng ở 121 oC, thời gian 30 phút. Hấp xong để nguội rồi
chuyển môi trường vào phòng cấy.
Bước 3: Tiến hành cấy truyền từ giống cấp I vào các lọ môi trường lỏng
Chọn lọ giống có các sợi nấm trắng đều, khỏe mạnh, khơng bị nhiễm
khuẩn, mốc. Mở lớp giấy báo bọc ngoài lọ, sát khuẩn bên ngoài lọ giống bằng
cồn 70o. Tiến hành lấy tế bào nấm (5x5 mm) cấy vào trong môi trường lỏng, ngay
lập tức đậy miệng lọ lại khi cấy xong.
Bước 4: Tăng sinh
Chuyển các lọ đã cấy xong vào máy lắc. Tốc độ lắc 130 vòng/phút, từ 5
đến 7 ngày. Điều kiện nhiệt độ từ 18-20oC trong phòng tối.


23


Hình 3. 7: Nhân viên lấy các lọ mơi trường đã được hấp ra khỏi máy

Hình 3. 8: Nhân viên cấy truyền từ môi trường thạch nghiêng sang môi
trường lỏng

24


×