Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn giám sát và đề xuất hệ thống quản lý chất lượng toàn diện cho tổ chức tư vấn giám sát xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----XW-----

BK

TP.HCM

TRẦN ANH TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ ĐỀ XUẤT
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN
CHO TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LN

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :……………………………………………………...
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày. . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

Bộ môn quản lý chuyên ngành


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
---oOo---

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 26 tháng 12 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: TRẦN ANH TUẤN

Giới tính : Nam

Ngày tháng năm sinh : 17-12-1985

Nơi sinh : Lâm Đồng

Chuyên ngành

MSHV

: Công nghệ và Quản lý Xây dựng

: 10080307

TÊN ĐỀ TÀI:

I.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT

VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN CHO TỔ CHỨC
TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG.
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Khảo sát, phân tích nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư

vấn giám sát xây dựng
Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng toàn diện cho tổ chức tư vấn giám sát xây
dựng Việt Nam
III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

06-02-2012

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

26-12-2012

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Tiến sĩ PHẠM HỒNG LUÂN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

QL CHUYÊN NGÀNH

TS. PHẠM HỒNG LUÂN TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

KHOA QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được dùng lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hồng Luân, người đã quan
tâm, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn, làm
lời mở đầu cho luận văn này. Và tôi xin gửi lời cám ơn các thầy cô giảng dạy ngành
Công Nghệ và Quản lý Xây Dựng, trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo tơi trong suốt khóa học.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tơi, những người đã
hỗ trợ và đóng góp cho tôi nhiều lời khuyên quý giá, những người đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu
Tôi xin mượn trang giấy này bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ, vợ, anh, em và cả con tôi
nữa, những người đã hy sinh những niềm vui riêng, chung vai gánh vác giúp đỡ và
động viên tơi để tơi tồn tâm tồn ý hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2012

HVTH: TRẦN ANH TUẤN



LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

ABSTRACT
Project quality management, including supervision consultant is a significant
important to the quality of the project. Therefore, it needs to have consultants
professional supervising. To do that, it needs to assess the current construction
supervising consultants to come up with appropriate solutions.
The author conducts research the main factors affecting the quality of construction
supervision consultants. After reference to many researches and experts, 35 main
factors have been surveyed. Questionnaires are sent and 125 valid responses are
collected for analysis data. The analysis results show that no differences in evaluating
factors between groups (Owner / Project Management Board, Design Consultant and
Contractor/ Supervising Consultant). Analyzed 10 factors that rank highest.
A total quality management system have been proposed for the supervision
consulting companies to enhance capacity of supervision consulting companies,
supervisors, limiting factors affecting quality of construction supervision consultants.
The author hopes that the quality management system proposed will help the
construction supervision consultants company to shorten the referred time, and to be
available to apply immediately. The engineers taking part in the construction
supervision consultant in the first time will catch the works easily base on the specific
process from the beginning to the end of the project and the accompanying form.

HVTH: TRẦN ANH TUẤN


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

MỤC LỤC:
CHƯƠNG I:
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 5

Giới thiệu chung: .................................................................................................................. 5
Xác định vấn đề nghiên cứu:................................................................................................. 6
Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................. 6
Đóng góp kì vọng của nghiên cứu: ....................................................................................... 6
Kết luận:............................................................................................................................... 7

CHƯƠNG II:

TỔNG QUAN ....................................................................................................... 8

2.1. Các khái niệm và định nghĩa: ................................................................................................ 8
2.1.1.
Định nghĩa về công tác tư vấn giám sát: ........................................................................ 8
2.1.2.
Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình ............................................... 9
2.1.3.
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi cơng xây dựng cơng trình ........................ 9
2.1.4.

Định nghĩa chất lượng................................................................................................. 12
2.1.5.
Định nghĩa chung về quản lý chất lượng ..................................................................... 13
2.2. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện................................................................................ 16
2.2.1.
Định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng toàn diện ....................................................... 16
2.2.2.
Bản chất TQM ............................................................................................................ 17
2.2.3.
Các nguyên tắc cơ bản của TQM ................................................................................ 18
2.2.4.
Nội dung cơ bản của TQM.......................................................................................... 19
2.3. Các nghiên cứu trước đây ................................................................................................... 23
2.4. Kết luận.............................................................................................................................. 25
CHƯƠNG III:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 27

3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................................... 27
3.1.1.
Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập số liệu ..................................................................... 28
3.1.2.
Xác định số lượng mẫu: .............................................................................................. 28
3.2. Các công cụ nghiên cứu :.................................................................................................... 29
3.3. Kết luận.............................................................................................................................. 30
CHƯƠNG IV:
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG ............................................................................................... 31
4.1. Nội dung bảng câu hỏi ........................................................................................................ 31
4.1.1.

Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng công tác tư vấn giám sát xây dựng ........................ 31
4.1.2.
Các vấn đề liên quan đến CĐT, cơ quan quản lý nhà nước: ......................................... 31
4.1.3.
Các vấn đề liên quan đến TVGS ................................................................................. 32
4.1.4.
Các vấn đề liên quan đến nhà thầu thi công ................................................................. 35
4.1.5.
Các vấn đề liên quan đến TVTK ................................................................................. 36
4.1.6.
Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng .......................................................................... 37
4.1.7.
Thông tin chung .......................................................................................................... 39
4.1.8.
Khảo sát thử nghiệm (pilot test) .................................................................................. 39
4.2. Phân tích số liệu ................................................................................................................. 42
4.2.1.
Qui trình phân tích số liệu ........................................................................................... 42
4.2.2.
Thống kê mơ tả: .......................................................................................................... 42
4.2.3.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo tổng thể: .................................................................. 45
4.2.4.
Kiểm định ANOVA một yếu tố: ................................................................................. 47
4.2.5.
Đánh giá tương quan hạng các yếu tố .......................................................................... 50
4.2.5.1. Trị trung bình và xếp hạng các yếu tố. ........................................................................ 50
4.2.5.2. Sự tương quan về xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giữa các nhóm............. 54
4.3. Kết luận.............................................................................................................................. 55
HVTH: TRẦN ANH TUẤN


1


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

CHƯƠNG V:
ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN CHO TỔ
CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG ................................................................................... 56
5.1. Giới thiệu chung: ................................................................................................................ 56
5.2. Cam kết của lãnh đạo về chất lượng.................................................................................... 57
5.3. Sơ đồ tổ chức công ty tư vấn giám sát xây dựng ................................................................. 58
5.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty ................................................................................................. 58
5.3.2. Qui trình làm việc cơng ty tư vấn giám sát .................................................................. 58
5.4. Quy trình thực hiện cơng việc: ............................................................................................ 60
5.4.1. Giai đoạn nắm bắt dự án: ............................................................................................ 60
5.4.2. Giai đoạn giám sát thi công xây dựng: ........................................................................ 62
5.4.3. Qui trình đào tạo. ........................................................................................................ 69
5.4.4. Qui trinh hỗ trợ: .......................................................................................................... 71
5.4.5. Qui trinh đánh giá, khắc phục phòng ngửa, cải tiến, Kaizen: ....................................... 73
5.4.6. Quy trình 5S: .............................................................................................................. 75
5.4.7. Mơ hình nhóm chất lượng QCC: ................................................................................. 79
5.4.8. Qui trình giám sát chi tiết ( một số cơng tác chính): .................................................... 81
5.5. Kết luận:............................................................................................................................. 90
CHƯƠNG VI:

CÁC BIỂU MẪU ............................................................................................ 91


CHƯƠNG VII:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 93

7.1 Kết luận.............................................................................................................................. 93
7.1.1 Kết quả nghiên cứu thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác TVGS ..... 93
7.1.2 Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng toàn diện ............................................................ 93
7.2 Kiến nghị ........................................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 95

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

2


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng ................................................................................... 38
Bảng 4.2: Trị trung bình, độ lệch chuẩn các yếu tố ....................................................... 40
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố ảnh hưởng ........................ 41
Bảng 4.4: Vị trí cơng tác của người được phỏng vấn ..................................................... 43
Bảng 4.5: Đơn vị công tác của người được phỏng vấn .................................................. 43
Bảng 4.6: Số năm kinh nghiệm của người được phỏng vấn ........................................... 44
Bảng 4.7: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn các yếu tố A1….A35 ................................. 46
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’ Alpha ................................................................................. 47
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phương sai ...................................................................... 49
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa các nhóm theo phân tích One

way ANOVA và Kruskal Wallis ................................................................................... 50
Bảng 4.11: Xếp hạng và trị trung bình các yếu tố .......................................................... 51
Bảng 4.12: Xếp hạng 10 yếu tố có hạng chung cao nhất................................................ 52
Bảng 4.13: Hệ số tương quan giữa các nhóm khảo sát. ................................................. 54
Bảng 5.1: Các nhân tố lý thuyết TQM ảnh hưởng đến công ty tư vấn xây dựng ............ 57
Phụ lục 1: Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố One way ANOVA và Kruskal Wallis 98
Phụ lục 3: Số liệu khảo sát ......................................................................................... 106

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các bên trong xây dựng cơng trình .................................... 8
Hình 2.2: Quản lý chất lượng theo PMBOK ................................................................. 14
Hình 2.3: Các mơ hình hệ thống chất lượng .................................................................. 14
Hình 2.4: Mơ hình cải tiến liên tục bằng các công cụ thống kê ...................................... 20
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu ............................................................................ 27
Hình 4.1: Qui trình phân tích số liệu ............................................................................. 42
Hình 4.2: Tỉ lệ vị trí cơng tác của người được phỏng vấn .............................................. 43
Hình 4.3: Tỉ lệ đơn vị cơng tác của người được phỏng vấn ........................................... 44
Hình 4.4: Tỉ lệ về số năm kinh nghiệm của người được phỏng vấn ............................... 45
Hình 5.1: Sơ đồ tổ chức cơng ty tư vấn giám sát xây dựng ............................................ 58
Hình 5.2: Qui trình làm việc công ty tư vấn giám sát xây dựng ..................................... 59


HVTH: TRẦN ANH TUẤN

4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Giới thiệu chung:
Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn so với các ngành nghề khác trong tổng thu

nhập quốc dân. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là sử dụng nhiều lao động với chi phí
sản xuất cao, cần nhiều thời gian để tạo ra sản phẩm. Tuổi thọ của công trình xây dựng
lớn, và là những sản phẩm đơn chiếc và khơng cho phép có phế phẩm.Với tính chất đặc
trưng như vậy, một sản phẩm xây dựng bị sai lỗi phải làm lại sẽ tốn nhiều chi phí, nhân
cơng và thời gian. Hơn nữa với những sản phẩm xây dựng dùng cho mục đích sử dụng
cơng cộng, thì vấn đề chất lượng cơng trình ảnh hưởng đến tính mạng của rất nhiều
người.
Khơng ít hội nghị đã được tổ chức để xác định nguyên nhân, tìm giải pháp nâng cao
chất lượng thi công. 07/2011, Bộ GT-VT đã tổ chức hội nghị chuyên đề về tư vấn, giám
sát [1], một trong những khâu quan trọng trong xây dựng cơng trình: ở một số hạng mục
cơng trình, kể cả cơng trình lớn xuất hiện hư hỏng ngay khi vừa hoàn thành: Quốc lộ 91
(Cần Thơ), quốc lộ 53 (Vĩnh Long), quốc lộ 48 (Nghệ An), một số đoạn trên quốc lộ 1A,
quốc lộ 27B, tuyến tránh Phú Yên... Tại Hà Nội, hai dự án quan trọng được đem ra mổ
xẻ, rút kinh nghiệm là thảm mặt cầu Thăng Long và Đại lộ Thăng Long. Tại dự án thảm
mặt cầu Thăng Long, tư vấn giám sát chưa kịp thời phát hiện và kiểm soát được những

vấn đề kỹ thuật khó nảy sinh trong quá trình thi cơng. Theo Cục QLXD&CLCTGT [2],
lực lượng tư vấn giám sát tuy đông nhưng vẫn yếu và thiếu so với nhu cầu, đặc biệt là
thiếu chuyên gia giỏi. Chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ chuyên gia tư vấn, giám sát còn
bất cập, nhất là khi so với tư vấn, giám sát nước ngoài. Lực lượng này chủ yếu từ các
trung tâm tư vấn, giám sát của viện, trường… Cán bộ tư vấn giám sát hầu hết làm việc
theo chế độ hợp đồng thời vụ, nên việc ràng buộc trách nhiệm cịn hạn chế.
Năm 2011, có gần 50.000 cơng trình trên cả nước. Trong đó, nhiều nhất là các cơng
trình dân dụng (51%), cơng trình giao thơng chiếm 19%, công nghiệp 11%, thủy lợi thủy điện chiếm 9% và hạ tầng kỹ thuật chiếm 10% [3]. Số lượng cơng trình tăng mạnh,
nhưng hiện chưa kiểm sốt chặt chẽ được chất lượng cơng trình xây dựng, nhất là các dự
án của tư nhân.
Quản lý chất lượng cơng trình, trong đó tư vấn giám sát là một mắt xích có ý nghĩa
quyết định đến chất lượng cơng trình. Do vậy, phải có đội ngũ tư vấn giám sát thật sự
HVTH: TRẦN ANH TUẤN

5


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, cần phải đánh giá tồn diện lực lượng hiện tại để
đưa ra được giải pháp thích hợp.
1.2.

Xác định vấn đề nghiên cứu:
 Với những phân tích nêu trên cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm xây dựng. Muốn vậy cần phải quản lý một cách đúng đắn toàn
bộ các yếu tố, quá trình xây dựng. Do vậy cần xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng công tác giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, công ty tư

vấn giám sát xây dựng cần có một hệ thống quản lý chất lượng của mình.
 Trong đề tài này tác giả định hướng nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng toàn
diện (TQM), nhằm nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả công việc. TQM là
một lý thuyết về quản lý chất lượng mới định hình ở Việt Nam trong vài năm
gần đây và đã được đưa vào triển khai nhiệm vụ cấp bộ trong 2 năm (20082009).

1.3.

Phạm vi nghiên cứu:
 Thời gian: từ tháng 02/2012 đến 12/2012.
 Địa điểm: nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Lâm
Đồng.
 Tính chất đặt trưng của đối tượng nghiên cứu:
Các công ty tư vần giám sát xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Các cơng ty xây dựng được chọn dựa trên tương đồng nhất định.
Các kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà quản lý chất lượng làm việc trong lĩnh vực xây
dựng.
 Quan điểm phân tích: là nghiên cứu thăm dị hệ thống TQM dành cho cơng ty tư
vấn giám sát xây dựng.

1.4.

Đóng góp kì vọng của nghiên cứu:
 Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công
tác tư vấn giám sát là cơ sở để các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi cơng, tư vấn
giám sát… làm căn cứ để có các biện pháp quản lý ngay từ giai đoạn đầu của
quá trình thi cơng xây dựng.

HVTH: TRẦN ANH TUẤN


6


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng toàn diện cho tổ chức tư vấn giám sát nhằm
đảm bảo tốt hơn chất lượng tư vấn giám sát xây dựng
 Về mặt học thuật: sử dụng các công cụ thống kê, các phép kiểm định để đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng. Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng toàn diện cho tổ
chức tư vấn giám sát xây dựng. Mở ra hướng nghiên cứu mới về phương pháp
đánh giá và phát triển mơ hình TQM trong tương lai
1.5.

Kết luận:
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, ở chương II, tác giả trình bày những khái niệm

về công tác tư vấn giám sát xây dựng, chất lượng cơng trình, các khái niệm về hệ thống
quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Đồng thời, tác giả trình bày sơ lược nội dung một
số nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề tư vấn giám sát xây dựng và áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng toàn diện trong xây dựng.

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

7


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

TỔNG QUAN
2.1.

Các khái niệm và định nghĩa:

2.1.1. Định nghĩa về công tác tư vấn giám sát:
Giám sát xây dựng:là các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của
những người tham gia cơng trình. Dựa vào:
-

Hoạt động của hạng mục cơng trình xây dựng làm đối tượng

-

Pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, qui chuẩn, hợp đồng làm chỗ dựa

-

Tiến độ, thực hiện, hiệu quả, chất lượng công việc làm mục đích

Việc giám sát thi cơng xây dựng cơng trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về
chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh mơi trường trong thi cơng
xây dựng cơng trình. [4]
Quan hệ giữa kỹ sư giám sát với các bên trong xây dựng cơng trình.

Hình2.1: Mối quan hệ giữa các bên trong xây dựng cơng trình
Chủ đầu tư xây dựng cơng trình phải th tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ
điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.

Người thực hiện việc giám sát thi cơng xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát
thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp cơng trình.
Việc đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề được quy định theo thông tư 12/2009/ TT-BXD
[5]

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

8


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ)
hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại
màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành
nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

-

Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở
lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi cơng xây dựng ít nhất 5 cơng trình
được nghiệm thu bàn giao.

-

Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng cơng trình từ 3 năm trở lên (áp dụng

đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành).

-

Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với
loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận
cấp;

2.1.2. Yêu cầu của việc giám sát thi cơng xây dựng cơng trình
Việc giám sát thi cơng xây dựng cơng trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện ngay từ khi khởi cơng xây dựng cơng trình;
2. Thường xun, liên tục trong q trình thi cơng xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng cơng trình
Tư vấn giám sát xây dựng cơng trình có các quyền sau đây:
-

Nghiệm thu xác nhận khi cơng trình đã thi cơng bảo đảm đúng thiết kế, theo
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;

-

Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;

-

Bảo lưu các ý kiến của mình đối với cơng việc giám sát do mình đảm nhận;

-


Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

-

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tư vấn giám sát xây dựng cơng trình có các nghĩa vụ sau đây:
-

Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết;

-

Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ
thuật theo u cầu của thiết kế cơng trình;

-

Từ chối nghiệm thu khi cơng trình khơng đạt u cầu chất lượng;

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

9


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-


CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng cơng trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp
thời sửa đổi;

-

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

-

Không được thông đồng với nhà thầu thi cơng xây dựng, với chủ đầu tư xây
dựng cơng trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;

-

Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi
công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng cơng trình hoặc
người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của
mình gây ra;

-

Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung giám sát chất lượng cơng trình theo Điều 21 NĐ 209/2004/CP [6]:
a) Kiểm tra các điều kiện khởi cơng cơng trình xây dựng theo quy định tại Điều 72
của Luật Xây dựng [4];
b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình với hồ

sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
-

Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng
trình đưa vào cơng trường;

-

Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng cơng
trình;

-

Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có u cầu an tồn
phục vụ thi cơng xây dựng cơng trình;

-

Kiểm tra phịng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm
xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng
trình.

c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào cơng
trình do nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình cung cấp theo u cầu của thiết kế, bao
gồm:
-

Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của
các phịng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của
các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận đối với vật liệu,


HVTH: TRẦN ANH TUẤN

10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình trước khi đưa vào
xây dựng cơng trình;
-

Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào cơng
trình do nhà thầu thi cơng xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra
trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào cơng trình xây dựng.

d) Kiểm tra và giám sát trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, bao gồm:
-

Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình;

-

Kiểm tra và giám sát thường xun có hệ thống q trình nhà thầu thi cơng xây
dựng cơng trình triển khai các cơng việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều
phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

-


Xác nhận bản vẽ hồn cơng;

-

Tổ chức nghiệm thu cơng trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị
định 209/2009

-

Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu cơng việc xây dựng, bộ phận
cơng trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hồn
thành từng hạng mục cơng trình xây dựng và hồn thành cơng trình xây dựng;

-

Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu
thiết kế điều chỉnh;

-

Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận cơng trình, hạng mục cơng trình và
cơng trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

-

Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong thi công xây dựng cơng trình.




Nội dung giám sát khối lượng:
-

Xác nhận khối lượng thi cơng hồn thành theo thời gian, giai đoạn; có đối
chiếu với khối lượng thiết kế.



Xác nhận phát sinh, chịu trách nhiệm về khối lượng và thời gian xác nhận.

Nội dung giám sát về tiến độ:
-

Theo dõi, bàn bac, đôn đốc, chỉ đạo về tiến độ.

-

Kiểm tra sự sai lệch tiến độ, nguyên nhân.

-

Đề xuất điều chỉnh tiến độ.

-

Đề xuất thưởng, phạt tiến độ.

HVTH: TRẦN ANH TUẤN


11


LUẬN VĂN THẠC SĨ



CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Nội dung giám sát về an toàn:
-

Kiểm tra các biện pháp an toàn thi cơng

-

u cầu cơng khai biện pháp an tồn, nội quy; những bảng hướng dẫn, cảnh
báo tại những vị trí cần thiết.



-

Giám sát nhắc nhở về an tồn.

-

Đình chỉ thi cơng khi vi phạm nghiêm trọng về an toàn

-


Kiểm tra nhà thầu đào tạo, hướng dẫn, phổ biến an toàn cho cơng nhân.

-

Kiểm tra an tồn của thiết bị, bảo hộ lao động, an tồn lao động của cơng nhân.

-

Báo cáo khi có sự cố về an tồn lao động.

Nội dung giám sát về môi trường:
-

Kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường của nhà thầu thi công chống bụi,
chống ồn, xử lý phế thải, thu dọn vệ sinh công trường và môi trường xung
quanh

-

Kiểm tra, nhắc nhở thực hiện mơi trường của nhà thầu thi cơng

-

Đề xuất CĐT đình chỉ thi công khi nhà thầu thi công không tuân thủ các quy
định về bảo vệ môi trường.

2.1.4. Định nghĩa chất lượng
Có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về chất lượng:
-


Theo TCVN ISO 8402 [7]: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể
tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.

-

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thơng: chất lượng là tổng thể những tính chất,
thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt
với sự vật (sự việc) khác.

-

Theo K. Ishikawa (chuyên gia quản trị chất lượng của Nhật): Chất lượng là khả
năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất.

-

Theo W.Edwards Deming: chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu khách hang.

-

TheoJ.M.Juran: chất lượng lại là sự thích hợp để sử dụng.

-

Theo Philip B.Crosby: chất lượng là làm đúng theo yêu cầu.

Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng chất lượng khơng chỉ là việc thỏa mãn
những quy cách kỹ thuật hay một yêu cầu cụ thể nào đó mà là sự thỏa mãn khách hàng về
HVTH: TRẦN ANH TUẤN


12


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

mọi phương diện. Chính vì vậy, hoạt động quản lý chất lượng khơng phải chỉ chú trọng
đến những khía cạnh kỹ thuật thuần túy mà cịn phải quan tâm, kiểm sốt được các yếu tố
liên quan đến quá trình hình thành, sử dụng và thanh lý sản phẩm, và luôn cải tiến liên
tục để chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Chất lượng thi công xây dựng: là tổng hợp tất cả các đặc tính phản ánh cơng trình
xây dựng đã được thi cơng đáp ứng các yêu cầu trong thiết kế, các qui định của tiêu
chuẩn, qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan và các điều giao
ước trong hợp đồng về các mặt mỹ thuật, độ bền vững, công năng sử dụng và bảo vệ môi
trường được thể hiện ra bên ngồi hoặc được giấu kín bên trong từng kết cấu hay bộ phận
cơng trình. Chất lượng cơng tác thi công xây lắp được đánh giá theo những kết quả kiểm
tra thi công và theo tiêu chuẩn, quy phạm nhà nước hiện hành. ( Nguồn: Lưu Trường Văn
“bài giảng quản lý chất lượng công trường”) [8]
Chất lượng công tác tư vấn giám sát thi công: được đánh giá bằng chất lượng cơng
trình, chất lượng thi cơng xây dựng
2.1.5. Định nghĩa chung về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là điều hành và kiểm soát việc thực hiện các hoạt động tạo ra
sản phẩm theo kế hoạch lập sẵn nhằm đạt được mục tiêu về chất lượng và cải tiến liên
tục.
Quản lý chất lượng bao gồm tất cả những công việc cần thiết để đảm bảo mọi mục
tiêu chất lượng của dự án đều đạt được. (PMBOK Guide [9])
Guide to the PMBOK định nghĩa 3 khía cạnh của công tác quản lý chất lượng gồm:

hoạch định chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng.

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

13


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Hình 2.2: Quản lý chất lượng theo PMBOK
Các mơ hình hệ thống chất lượng:

Hình 2.3: Các mơ hình hệ thống chất lượng (Nguồn: Apave)
a. Kiểm tra chất lượng

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

14


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Thực hiện việc kiểm tra trên sản phẩm cuối cùng nhằm loại bỏ sản phẩm bị lỗi, sau đó
đưa ra biện pháp khắc phục.Biện pháp này khơng tìm ra được ngun nhân đích thực gây
ra lỗi, do đó biện pháp khắc phục đề ra không hiệu quả.Việc kiểm tra như vậy mất nhiều
thời gian, chi phí, nhân lực và độ tin cậy khơng cao.

b. Kiểm sốt chất lượng
Với những nhược điểm của mơ hình kiểm tra chất lượng như trên, người ta cải cách
bằng biện pháp “phịng ngừa” thay vì biện pháp “phát hiện”. Biện pháp “phòng ngừa”
được thực hiện bằng cách cơ cấu tổ chức chặc chẽ, giám sát các hoạt động bao gồm kiểm
soát theo các điều kiện cơ bản của quá trình gồm 5 điều kiện (4M và 1I) như sau:
 Kiểm soát con người (Man)
 Kiểm soát phương pháp và q trình (Method)
 Kiểm sốt nhà cung cấp (Material)
 Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm (Machine)
 Kiểm sốt thơng tin (Information)
c.Đảm bảo chất lượng.
Theo tiến trình phát triển, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao.Họ cần biết chắc
chắn rằng sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức có được kiểm sốt chất lượng hay khơng, tức là
có đảm bảo chất lượng hay không. Để tạo được niềm tin nơi khách hàng, tổ chức phải có
động thái để chứng minh rằng sản phẩm của họ đã được kiểm soát chất lượng bằng cách
trưng bày các bằng chứng .Các bằng chứng đó được thực hiện bằng văn bản như: phân
cơng rạch rịi người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, các sổ tay chất lượng, quy
trình, quy định kỹ thuật, đánh giá của khách hàng vể tổ chức kỹ thuật, kiểm nghiệm, báo
cáo kiểm tra, kiểm thử, quy định trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm…
d. Quản lý chất lượng.
Ngoài việc đạt được hiệu quả về chất lượng, mơ hình quản lý chất lượng cịn nhắm
đến mục tiêu tài chính như sau:

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

15


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

 Tối ưu hóa chi phí hoạt động bằng việc đề ra những hệ thống quy trình tiên tiến
nhất
 Tiết kiệm đến mức tối đa chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng bằng cách đề ra
những chính sách thích hợp
e. Quản lý chất lượng tồn diện:
Ngồi các biện pháp kiểm tra, kiểm sốt, đảm bảo, quản lý chất lượng, quản lý chất
lượng toàn diện còn bao gồm nhiều biện pháp khác như:
 Quản lý mối quan hệ giữa các dịch vụ cũng như giữa khách hàng và nhà cung ứng
 Thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong và bên ngoài tổ chức
 Phân tích sự kiện bằng thống kê
 Thành lập nhóm chất lượng
(Nguồn: Chung Thị Phương Yến, 2010, LVThS “Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng
tồn diện cho cơng ty tư vấn quản lý xây dựng Việt Nam trường hợp áp dụng tại
TP.HCM”) [10]
2.2.

Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

2.2.1. Định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
TQM là viết tắt của Total Quality Management hay còn gọi là quản lý chất lượng tổng
thể hoặc quản lý chất lượng toàn diện. Phương pháp TQM được bắt nguồn từ ý tưởng và
những bài giảng của Tiến sỹ Edwards Deming và Joseph Juran.Các học giả và những
người làm chất lượng đã nghiên cứu và phát triển các ý tưởng của hai ông để tạo ra một
hệ thống quản lý chất lượng tổng thể như ngày nay.Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu và cách
ứng dụng khác nhau về TQM. Hiện nay đang tồn tại một vài định nghĩa về TQM như
sau:
 Theo Giáo sư Hitoshi Kume (Nhật) [11], “TQM là một phương pháp quản trị
đưa đến thành công tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững của một tổ chức

thông qua việc huy động hết tất cả tâm trí của tất cả thành viên nhằm tạo ra
chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng”.
 Theo Giáo sư Armand V. Feigenbaun [12], TQM là một hệ thống hữu hiệu
nhằm hội nhập những nỗ lực về phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của
HVTH: TRẦN ANH TUẤN

16


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

các tổ, nhóm trong một doanh nghiệp để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ
thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của
khách hàng một cách kinh tế nhất.
 Còn theo TCVN ISO8402: 1999 [7]: TQM là cách quản lý một tổ chức tập
trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó,
nhằm đạt được sự thành cơng lâu dài, nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem
lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội.
Các quan niệm tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào sự nỗ lực
của tất cả các thành viên trong tổ chức doanh nghiệp nhằm xây dựng một hệthống quản
lý chất lượng của tổ chức, đảm bảo duy trì cải tiến chất lượng, nâng caohiệu quả quản lý
chất lượng thoả mãn nhu cầu khách hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức
mình.
2.2.2. Bản chất TQM
Như vậy có thể thấy TQM là một phương cách quản lý chất lượng đòi hỏi tất cả các
thành viên, mọi bộ phận trong tổ chức hay doanh nghiệp cùng nỗ lực phấn đấu vì mục
tiêu chung là thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cho tổ chức doanh nghiệp đó
phát triển một cách bền vững.

Thật vậy trong một tổ chức mỗi hoạt động của các bộ phận đều có ảnh hưởng đến
các hoạt động khác và ngược lại. Do đó muốn tổ chức hoạt động có hiệu quả thì mọi bộ
phận của tổ chức phải hợp tác tốt với nhau. Với bất kỳ một sự yếu kém của bộ phận
chức năng nào trong tổ chức đều dẫn đến sự yếu kém của cả tổ chức đó, hơn nữa sai
lầm thường hay nhân lên nếu có một bộ phận hoặc một lĩnh vực khác khơng đáp ứng
được u cầu thì sẽ gây khó khăn ở các nơi khác dẫn đến nhiều khó khăn hơn. Nếu mọi
người đều tìm và xử lý ngay từ đầu những sai phạm những yếu kém đó thì sẽ tạo thuận
lợi cho cả tổ chức.
Quản lý chất lượng toàn diện đòi hỏi tất cả các thành viên của các bộ phận thường
xuyên trao đổi thông tin và thoả mãn yêu cầu ngay trong một tổ chức, tạo ra một mơi
trường làm việc mà trong đó mọi thành viên mọi phận am hiểu lẫn nhau tạo thuận lợi
cho công tác quản lý chất lượng trong tổ chức từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt
động này. Chất lượng trong TQM khơng chỉ cịn là trách nhiệm của một bộ phận quản

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

17


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

lý như trước kia mà nó là trách nhiệm của tất cả các thành viên, các bộ phận trong tổ
chức.
2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của TQM
Bao gồm các nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001-2008 [13]:
 Định hướng vào khách hàng
 Sự lãnh đạo
 Sự tham gia của mọi người

 Tiếp cận theo quá trình
 Quản lý theo hệ thống
 Cải tiến liên tục
 Quyết định dựa trên sự kiện
 Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Ngồi ra TQM còn bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
 Lãnh đạo cấp cao phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng trong
tổ chức: Mặc dù chất lượng là do tất cả các yếu tố các khâu trong quy trình tạo
nên, nhưng tạo ra quyết định cơ bản ban đầu về làm chất lượng hay không lại
do lãnh đạo quyết định. Theo Juran [14] thì “80% những sai hỏng về chất
lượng là do quản lý gây ra’’. Điều này cho thấy nguyên tắc này là nguyên tắc
cơ bản và quan trọng.
 Nguyên tắc coi trọng con người: Con người luôn luôn là yếu tố trung tâm của
mọi quá trình hoạt động. Con người là yếu tố để liên tục cải tiến chất lượng. do
vậy muốn nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng thì phải coi nhân
tố con người là yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động này. Trong tổ chức phải
tạo ra được một mơi trường mà ở đó con người hoạt động một cách tích cực có
sự thơng hiểu lẫn nhau tất cả vì mục tiêu của tổ chức. Mặt khác phải coi con
người trong tổ chức vừa là “khách hàng” vừa là “người cung ứng” cho các
thành viên khác. Phát huy nhân tố con người chính là thoả mãn nhu cầu ngay
trong một tổ chức.

HVTH: TRẦN ANH TUẤN

18


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN


 Liên tục cải tiến bằng việc áp dụng vòng tròn Deming (PDCA) [15]: Để đạt
được hiệu quả và liên tục được cải tiến thì tổ chức có thể thực hiện cơng việc
của mình theo vịng trịn PDCA.
 Sử dụng các cơng cụ thống kê để cải tiến chất lượng
 Thiết lập hợp lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích dữ liệu
nhằm cung cấp cho người quản lý thông tin cần thiết cũng là một trong những
yếu tố nổi bật trong TQM.
2.2.4. Nội dung cơ bản của TQM
a. Nhóm chất lượng (QCC)
Nhóm QC (Quality Control) là một nhóm nhỏ khoảng 10 người, tham gia tự động
vào các hoạt động cải tiến chất lượng. Đây là một nhóm làm việc có hiệu quả có khả
năng khai thác tiềm năng của tất cả các thành viên với sự giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát
triển và đáp ứng các mục tiêu hoạt động của nhóm.
Theo Oakland [16] “Nếu QC làm việc có hiệu quả đúng hướng đúng mục tiêu thì sẽ
rất hiệu quả và hiệu quả đó có thể cịn hơn bất kì một phịng ban chức năng nào”
Thơng qua hoạt động của nhóm QC tất cả các thành viên cùng đóng góp ý kiến để
cải tiến liên tục, nâng cao chất lượng. Mơ hình này đã rất thành cơng ở Nhật và đưa đất
nước Nhật tiến đến như ngày nay. Để nhóm QC hoạt động có hiệu quả hơn thì định kỳ
nhóm này nên tiếp xúc với các chun gia chất lượng để học hỏi kinh nghiệm phục vụ
tốt hơn cho hoạt động của nhóm. Chính nhóm chất lượng tạo nên ý thức tự giác tinh
thần học hỏi và phát huy được những sáng kiến mới. Nó tạo ra được mơi trường văn
hố trong cơng ty.
Các bước thực hiện QCC:
 Thành lập nhóm
 Chọn đề tài
 Lên kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên
 Đăng ký với lãnh đạo công ty về đề tài này
 Thực hiện: gặp gỡ và thảo luận đề tài, đề xuất ý kiến
 Tổng kết từ những kết quả thảo luận để đề xuất ý tưởng giá trị

 Thu thập ý kiến đóng góp
 Hồn thiện từ ý kiến đóng góp
HVTH: TRẦN ANH TUẤN

19


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

b. Bảy công cụ kỹ thuật để kiểm soát, đo lường và cải tiến chât lượng (7 tools)
Quy trình thực hiện kiểm sốt và cải tiến chất lượng sử dụng 7 công cụ thống kê như

Nhà cung cấp

Đề ra giải
pháp cải tiến

Phân tích
nguyên nhân
vấn đề
-Biểuđồ nhân
quả (Cause
and Effect
Diagram)
-Biểu đồ Pareto
-Biểu đồ phân
tán (Scatter
Diagram)


Đầu vào

Phân tích
thực trạng

Xác định
vấn đề cần
giải quyết

-Phiếu kiểm tra
(check sheet)
-Biểu đồ phân
bố (Histogram)
-Biểu đồ kiểm
sốt (Control
Chart)

-Lưu đồ
(Flow
chart)

Q trình

Đầu ra

Khách hàng

hình sau:


Theo dõi
q trình
Hình 2.4: Mơ hình cải tiến liên tục bằng các công cụ thống kê.
(Nguồn: Chung Thị Phương Yến, 2010 [10])
c. Chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act):
Tất cả các quá trình đều được thực hiên theo 4 tiêu chí như sau:
 Lập kế hoạch (Plan): Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất. Kế hoạch
này phải được xây dựng dựa trên chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Nếu kế hoạch ban đầu được soạn thảo tốt thì việc thực hiện sẽ dễ dàng, và đạt
hiệu quả cao. Kế hoạch phải dự báo được các rủi ro xảy ra để xây dựng các
biện pháp phòng ngừa.
 Thực hiện (Do): Muốn kế hoạch được thực hiện tốt thì người thực hiện phải hiểu
tường tận u cầu của cơng việc do đó cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần
thiết cho họ.
 Kiểm tra (Check): Trong quá trình thực hiện phải có sự so sánh giữa kế hoạch
với thực hiện. Khi kiểm tra phải đánh giá cả hai vấn đề: Kế hoạch có được
HVTH: TRẦN ANH TUẤN

20


×