Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BỆNH QUAI bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.04 KB, 3 trang )

BỆNH QUAI BỊ
I. Khái niệm
Quai bị là một bệnh nhiễm virut tồn thân cấp tính đặc trưng bởi sưng tuyến mang tai
và các tuyến nước bọt khác do một loại paramyxovirus gây nên.
Bệnh thường xuyên gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh chỉ mắc một lần. Ngoài
biểu hiện viêm tuyến nước bọt cịn có thể gặp viêm tinh hoàn, viêm tụy, viêm màng não.

II. Nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị là paramyxovirus. Virut có một lớp lõi hình xoắn ốc kín chứa
chuỗi RNA được bọc trong một lớp vỏ lipit và prôtêin. Virut quai bị có hai kháng nguyên:
+ Kháng nguyên S: xuất phát từ màng nhân
+ Kháng nguyên V: từ hemaggglutinin bề mặt. Kháng nguyên V gây bệnh và ngưng kết hồng
cầu.
Virut quai bị lây trực tiếp bằng đường hô hấp( hay viêm mạc hô hấp; màng tiếp hợp khi gần
bệnh nhân).
Là virut thuộc nhóm ARN thuộc họ Myxovirus, có hướng gây bệnh ở các tuyến ngoại tiết và
thần kinh, có sức đề kháng kém, bị bất hoạt nhanh bởi ánh sáng.
Người bệnh là nguồn gây bệnh.
Bệnh lây do tiếp xúc giữa người bệnh và người lành. Người bệnh có thể truyền bệnh từ trước
7 ngày khi chưa có triệu chứng hoặc sau 7 ngày khi xuất hiện triệu chứng.
Dịch thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đặc biệt vào tháng 4,5. Ở những nơi đông đúc như
trong nhà trẻ, trường học… Bệnh thường thấy ở lứa tuổi 10 – 19 tuổi(tuổi thanh niên), ít gặp ở
người cao tuổi.

III.Triệu chứng lâm sàng.
Có khoảng 1/3 trường hợp nhiễm virus quai bị khơng có triệu chứng.

Bệnh quai bị gồm các thời kì sau:
Thời kì ủ bệnh (nung bệnh)
Trung bình 18- 21 ngày(thay đổi từ 12 – 25 ngày).
Thời kì khởi phát: Trung bình 24 – 36h , tồn thân mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt


nhẹ, viêm họng, đau tai kéo dài vài ngày trước khi sưng tuyến mang tai.
Thời kì tồn phát:
Bắt đầu sưng tuyến mang tai, sốt giảm (chừng 38 C), đau đầu có thể có các biểu hiện
triệu chứng tại các cơ quan khác.
Biểu hiện ở các cơ quan tuyến:
* Viêm tuyến nước bọt mang tai và các tuyến nước bọt khác.
Bệnh quai bị gặp chủ yếu là viêm tuyến mang tai (tuyến nước bọt)(khoảng 70% trường hợp)
thường đột sau thời kỳ khởi phát.
Bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Với các triệu chứng
này ở giai đoạn tiên phát có thể nhầm với một số bệnh khác.
Tuyến nước bọt bị sưng to 1 – 3 ngày và giảm dần sau 7 – 10 ngày. Đầu tiên là sưng một bên,
sau một vài ngày sưng tuyến nước bọt còn lại. Đặc điểm chung của tuyến nước bọt là sưng 2
bên, thường không đối xứng(có nghĩa là một bên to một bên nhỏ hơn). Sưng cả 2 tuyến chiếm
2/3 trường hợp.
Tuyến mang tai sưng từ tai đến dưới hàng và lan ra tận gò má mất rảnh trước và sau tai, vùng
da trên tuyến khơng nóng và đỏ nhừ tuyến mang tai, nhiễm trùng, có tính đàn hồi và khơng để
lại dấu ấn ngón tay.
Ba điểm đau điển hình của bệnh quai bị là trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái
dương – hàm điểm móm xương chún và góc xương hàm dưới. Nhiều bệnh nhân vì đau nên
khó chịu và khó nuốt.

1


Hậu quả của viêm tuyến nước bọt là do virut quai bị là khơng bị hóa mủ, là đặc điểm nên chú
ý trong chản hóa bệnh.
* Viêm tinh hồn mào tinh hồn.
Thường hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và lưa tuổi trưởng thành( chiếm 20 – 30% ở nam
giới), hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Đặc điểm của viêm tinh hồn là thường xảy ra ở một bên, chỉ có 15- 25% xảy ra ở 2 bên. Sau

khi viêm tuyến nước bọt từ 5 – 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn, 2/3 trường hợp xảy ra
trong tuần lễ đầu.
Toàn thân: sốt cao từ 39- 41 độ C, ớn lạnh, nơn mửa, đau vùng bìu, đau lan lên bụng và đùi.
Thăm khám: vùng da bìu đỏ, nóng, tinh hồn xưng to gấp 3 – 4 lần bình thường, các triệu
chứng này biến mất sau 1 – 2 tuần. Gần 85% trường hợp viêm tinh hoàn là viêm mào tinh
hoàn, có 0.5% teo tinh hồn và thường là một bên, nếu bị teo hai bên thì tinh hồn có ảnh
hưởng đến tình dục và sinh sản(vơ sinh).
* Viêm tụy.
Hiếm gặp nhưng nếu gặp thì gặp ở cả người lớn và trẻ em, xảy ra vào ngày thứ 3 – 7
sau sưng tuyến mang tai. Bệnh nhân đau bụng dữ dội, vùng thượng vị, lan hạ sườn trái, sau
lưng, buồn nôn, chán ăn, sốt 39-40 độ, ỉa lỏng và hiếm khi để lại di chứng.
Viêm tuyến vú và viêm buồng trứng.
Xảy ra ở nữ sau tuổi dậy thì.
Viêm tuyến vú:(7 – 30%.
Viêm buồng trứng: 5%. Triệu chứng gồm: sốt, nôn mửa, đau bụng hố chậu, khám vùng hố
chậu thấy buồng trứng căng, biến chứng vơ sinh ít gặp.
Biểu hiện cơ quan thần kinh.
* Viêm màng não.
Gặp ở 5- 10% trường hợp quai bị, xảy ra 3 – 10 ngày sau sưng tuyến mang tai( có khi 2 – 3
tuần sau). Lâm sàng thường có một hội chứng màng não có sốt. Các triệu chứng này giảm dần
sau 3 – 10 ngày và thường khỏi hồn tồn, khơng để lại di chứng.
Dịch não tủy có những biến đổi bất thường có thể kéo dài 1 tháng, protein bình thường hoặc
tăng nhẹ, glocose bình thường, tế bào nhỏ hơn 500/mm3, đa số là lympho, có khoảng 20 –
25% Neutrophile tăng.
* Viêm não.
Viêm não quai bị ít xảy ra hoen, tần suất 0.5%, nam > nữ, xảy ra 7 – 10 ngày sau sưng tuyến
mang tai hoặc xảy ra cùng lúc.
Lâm sàng: hội chứng nhiễm trùng, hội chứng màng não và các dấu hiệu tổn thương não: dấu
thần kinh khu trú, lơ mơ, hôn mê hoặc co giật. Bệnh tiến triển có khi rất nặng và để lại di
chứng vận động hoặc tâm thần, tử vong (1,5% trường hợp).

Các biểu hiện khác:
Viêm cơ tim và màng ngoài tim, viêm khớp, rối loạn chưc năng thận... Mặc dù những bệnh
trên gặp trong quai bị là rất thấp nhưng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Quai bị ở phụ nữ có thai.
Trong 3 tháng đầu của thai kì có thể gây xẩy thai, cịn trong 3 tháng cuối có thể gây đẻ non.
Khả năng gây quái thai của virut quai bị còn chưa rõ.

IV. Chẩn đoán và chẩn đoán gián biệt.
1.Chẩn đoán.
- Ở tuyến y tế cơ sở: chủ yếu dựa vào lâm sàng và dịch tễ: Bệnh nhân có các triệu chứng
nhiễm virut, sưng tuyến nước bọt, viêm tinh hồn…trong gia đình hoặc lớp học có người đã
bị quai bị trước đó vài ngày hoặc đang bị…
- Ở tuyến tỉnh, TW: chẩn đoán dựa vào lâm sàng, dịch tễ, kết quả xét nghiệm

2


+ CTM: Trong quai bị chỉ có BC giảm nhẹ kèm tăng các tế bào lympho. Trường hợp có viêm
tinh hoàn hoặc tổn thương các cơ quan khác bạch cầu có thể tăng với đa số là bạch cầu đa
nhân trung tính.
+ Amylase máu và niệu: Tăng trong viêm tụy và viêm các tuyến nước bọt.
+ Phân lập virus: Virus có thể phân lập từ máu và chất tiết ở cổ họng, nước bọt, từ ống
Stenon, DNT, nước tiểu.
+ Test ELISA, Miễn dịch phóng xạ, Test cố định bổ thể cho phép xác định hàm lượng các
kháng thể IgM và IgG nhanh chóng và đặc hiệu.
2. Chẩn đốn gián biệt.
- Trường hợp có sưng tuyến mang tai ta cần gián biệt với viêm tuyến mang taido nhiễm các
virus khác ( coxaskievirus, virus cúm và phó cúm) hoặc vi khuẩn (có mủ chảy ra ở lỗ của ống
Stenon, thường do tụ cầu hoặc liên cầu) hoặc viêm hạch bạch huyết góc hàm do bạch cầu.
- Phân biệt viêm tinh hoàn do quai bị và một số viêm tinh hoàn do nhiễm khuẩn hay gặp là:

lậu, lao, Lepstospria, thủy đậu, Brucellose… hoặc xoắn tinh hồn.

V. Điều trị và dự phịng.
* Điều trị.
Hiện chưa có điều trị đặc hiệu tác dụng lên virus quai bị. Chủ yếu là điều trị các triệu chứng
xuất hiện trên lâm sàng:
Trường hợp chỉ có sưng tuyến nước bọt đơn thuần.
Vệ sinh răng miệng, tránh thức ăn quá chua, ăn lỏng nhẹ, giàu năng lượng.
Nghỉ ngoi tại giường đặt ra khi cịn sốt có thể dùng các thuốc Paracetamol hoặc Aspirin để
kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Tránh dùng các thuốc kháng viêm non-steoid ở trẻ em.
Có thể dùng thêm Vitamin C 1-2g/1 ngày bằng đường uống.
Trường hợp có viêm tinh hồn.
Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, chườm lạnh, mặc quần lót bó sát…
Dúng thuốc giảm đau và chống viêm như Aspirin và thuốc kháng viêm non-steoid.
Vấn đề dùng corticoid chỉ đặt ra khi có viêm não hoặc màng não quai bị hoặc có viêm tinh
hồn trầm trọng, viêm tủy.
Trong các trường hợp viêm tụy.
Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, truyền dịch, nhịn ăn, dùng các thuốc giảm đau, chống nôn.
Viêm não, màng não.
Bệnh nhân phải được điều trị tại phòng cấp cứu.

Dự phòng.
Dự phòng tập thể
Tuyên truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu nghi ngờ quai bị và cách phòng bệnh. Người
mắc quai bị phải được cách li tối thiểu 9 ngày khi lâm sàng có triệu chứng sưng tuyến mang
tai, nhất là khi bệnh nhân ở trong các tập thể như nhà trẻ, trường học, trại lính…
Tạo miễn dịch chủ động.
Vắc xin quai bị có hiệu quả bảo vệ hơn 90% trường hợp có tiếp xúc với nguồn bệnh. Vắc xin
được tiêm dưới da liều duy nhất 0.5ml, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với sởi và
Rubella( MMR: Mump, Measle, Rubella). Đối tượng chúng ngừa là trẻ >12 tháng trở đi. Trẻ

em, thanh thiếu niên và người lớn đều có thể chủng ngừa quai bị.
Miễn dịch thụ động.
Dùng globuline miễn dịch chống quai bị . Chỉ có hiệu quả trong 4 ngày đầu khi nhiêm virus.
Liều duy nhất 0.3ml/1kg cân nặng, tiêm bắp cho đối tượng tiếp xúc với người bệnh mà chưa
có miễn dịch hoặc phụ nữ có thai.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×