Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Điều tra và đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801) nuôi thương phẩm tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 67 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nghề nuôi biển phát triển mạnh mẽ ở nhiều
nước trên thế giới, theo FAO 2009, sản lượng năm 2007 đạt 19.340.030 tấn,
chiếm 38,4 % tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Trong 10 năm (1998 –
2007) sản lượng tăng gấp 1,9 lần [24]. Việt Nam là một nước có tiềm năng
phát triển ni biển, theo quyết định số 1690/QĐ-TTg năm 2010 của thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam
đến năm 2020 nuôi biển sẽ trở thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công
nghiệp tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ
nội địa [7].
Cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii - Lacepède, 1801) sống ở
biển là đối tượng nuôi mới, hiện nay khi đã chủ động được nguồn giống
bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, Cá Chim vây vàng là đối tượng ni
mới và có triển vọng phát triển rất tốt, có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng
nhanh, sức kháng bệnh tốt, cho năng suất cao, có thể ni rộng rãi ở các
vùng ven biển và nhu cầu thị trường trong, ngoài nước rất lớn [2].
Cùng với sự phát triển nhanh của nghề ni biển kèm theo đó là sự
tăng nhanh về diện tích ni và đa dạng đối tượng ni thì vấn đề về dịch
bệnh trên cá biển đã bắt đầu xuất hiện như bệnh do ký sinh trùng (KST), bệnh
do nấm, bệnh do vi khuẩn và bệnh do vi rút.
Bệnh KST xảy ra tuy chưa phổ biến và gây thiệt hại chưa nhiều trên
cá Chim trắng vây vàng nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự có
mặt của các tác nhân gây bệnh là cần thiết để góp phần vào việc đưa ra các
giải pháp kiểm soát kịp thời trước mắt cũng như sự phát triển bền vững
trong tương lai.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, được sự đồng ý của
khoa Nông Lâm Ngư và Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung
1


Bộ chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra và đánh giá mức độ


nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Chim vây vàng (Trachinotus
blochii - Lacepède, 1801) nuôi thương phẩm tại Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá
Chim vây vàng(Tranchinotus blochii -Lacepède, 1801) nuôi thương phẩm
tại Nghệ An.
- Điều tra bệnh kí sinh trùng ngoại kí sinh gây ra trên cá Chim vây
vàng tại các vùng nuôi, vùng đánh bắt xung quanh khu vực nghiên cứu và
đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế nhiễm bệnh ký sinh trùng
ngoại ký sinh trên cá.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cá Chim trắng vây vàng (Trachinotus
blochii - Lacepède, 1801)
1.1.1. Vị trí phân loại:
Cá Chim trắng vây vàng (Trachinotus blochii - Lacepède, 1801)
thuộc:
Ngành: Vertebrata
Lớp: osteichthys
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidea
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
Tên tiếng Anh:Snuhnose pompano.
Tên tiếng Việt: cá Chim vây vàng, cá sịng mũi hếch.

Hình1.1. Cá Chim trắng vây vàng

(Trachilotus blochii – Lacepède,1801)

3


1.1.2. Đặc điểm về hình thái
Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi, và dưới có răng nhỏ, lưỡi
khơng có răng, rìa phía trước xương nắp mang hình cung tương đối lớn,
trên đường bên vảy khơng có gờ vây lưng thứ một hưóng về phía trước gai
bằng và có 5 đến 6 gai ngắn, cá giống giữa các gai có màng liền nhau có
dạng hình như lưỡi liềm, vây hậu mơn có một gai và 17 đến 18 tia vây phía
trước có hai gai ngắn, cá có dạng hình như lưỡi liềm, cịn vây ngực hình
như tương đối ngắn vây đi hình trăng lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần
(chiều dài ruột/chiều dài cá = 0,8), lưng màu tro bạc, mình khơng có vằn
đen, vây lưng màu ánh bạc, vây đi màu tro.
Cá có thân hình hơi dẹt, hình trứng ở chính giữa lưng hình cung, màu
sắc sáng bạc, nhưng thơng thường được phủ lớp vàng cam, đặc biệt đối với
cá thể có kích thước lớn hơn. Trên đường bên vẩy sắp xếp khoảng 135-136
cái, chiều dài so với chiều cao đầu 3,5- 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp, đầu
nhỏ chiều cao đầu lớn hơn chiều dài, môi tù về phía trước. Lỗ mũi mỗi bên
hai cái gần nhau, lỗ mũi trước nhỏ hình trịn, lỗ mũi sau to hình bầu dục.
Vây hậu môn màu cam tối và mép thùy đi có màu hơi nâu, đầu trịn ở
phía trước, vây lưng đầu tiên có 6 gai, vây thứ hai có 1 gai và 18 đến 20 tia
vây, vây hậu môn chia ra 2 mỗi bên 1 gai và 18 đến 20 tia vây, vây đuôi
phân thùy rất sâu miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi ra, hàm trên và hàm
dưới có răng nhỏ hình lơng và răng phía sau dần thối hóa.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá Chim vây vàng là loài cá biển, phân bố ở vùng nước ấm, thuộc
vùng biển Ấn Độ Dương từ bờ biển Đỏ Nam Phi đến miền Nam Australia.
Chúng sinh sống thành những nhóm nhỏ ở những nơi có rạn đá và san hơ,

4


vùng nước cạn ven bờ với độ sâu 2m đến 20m (Lieske.E&R, Myers 1994).
Theo Borut Forlan (2004), ở giai đoạn nhỏ Juvenile thường phân bố ở vùng
đáy cát hoặc cát pha bùn gần cửa sông. Ở giai đoạn này chúng thường tập
trung thành từng nhóm và sống đơn lẻ khi trưởng thành ( Bianchi, G,1985).
Cá Chim vây vàng thuộc loài cá rộng muối, chúng có thể sống ở mức
độ độ mặn từ 3ppt đến 33ppt. Ở dưới mức độ mặn 20ppt cá sinh trưởng
nhanh, trong điều kiện độ mặn cao, tốc độ sinh trưởng của cá chậm hơn.
Allen và Avault (1970) quan sát thấy cá Chim giống có thể sống ở độ mặn
5ppt ở nhiệt độ 220C -270C và độ mặn ban đầu 32ppt đến 33ppt, cá Chim
giống có thể chịu đựng độ mặn thấp 2ppt và cao tới 45ppt. Bên cạnh đó thí
nghiệm của Moe et al (1968) chỉ ra rằng cá Chim có thể thích nghi nước
ngọt bằng cách thuần hóa từ từ, sự thay đổi độ mặn đột ngột có thể gây chết
cá hàng loạt. Những biến đổi độ mặn mà thay đổi trong môi trường nhân
tạo trừ khi q và nhanh thì sẽ khơng gây hại cá Chim.
Ở mức nhiệt độ từ 16 0C đế 360C cá vẫn phát triển bình thường nhưng
sinh trưởng tốt nhất trong khoảng 220C đến 280C (Cheng S.C,1990). Moe et
al (1968) đã nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn đến cá Chim Florida
(Tranchilonus Canolinus) đã chỉ ra rằng cá Chim bắt đầu thể hiện dấu hiệu
stress ở 12ppt đến 33ppt . Ở 100C và 33ppt cá Chim hầu hết đều chết. Như
vậy sự chịu đựng nhiệt độ dường như chịu ảnh hưởng của độ mặn bởi vì
khi tăng hay giảm độ mặn từ 33ppt đều gây nên sự giảm khoảng nhiệt độ
mà cá có thể chịu đựng ( Kumpf,1971).

5


Hình1.2. Bản đồ phân bố cá Chim vây vàng

(những điểm màu vàng)
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Dinh dưỡng và thức ăn của cá phụ thuộc vào nơi sống và phân bố
của chúng ở giai đoạn ấu trùng và cá nhỏ, chúng phân bố ở vùng nước cạn
ven bờ nên thức ăn tự nhiên là động vật nổi và động vật đáy. Đến giai đoạn
trưởng thành cá di chuyển dần ra vùng nước sâu, xa bờ, sinh sống ở các
vùng rạn đá san hơ thức ăn của chúng là các lồi nhuyễn thể và động vật
không xương sống khác (Bianchi.G.1985).
Các nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ mới tập trung trên cá Chim giống
Florida pompano đã xác định được cho ăn thức ăn với 34% protein có thể
tiêu hóa và các mức lipip 4% hoặc 8% đã thể hiện sự phát triển tăng so với
các lồi cá ăn thức ăn có mức lipip cao hơn hoặc thấp hơn (Wiliams et al
1985). Cá Chim giống ăn thức ăn với 8% lipip biểu hiện sự phát triển tăng
và năng suất cho ăn tăng khi cho ăn các mức protein tăng (Lazo et al 1998).
Hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu dinh dưỡng cho cá Chim vây

6


vàng được công bố. Loại thức ăn được sử dụng để nuôi thương phẩm loại
cá này là các loại cá tạp văm nhỏ hoặc xay và sử dụng thức ăn công nghiệp
của cá da trơn, thức ăn viên của cá da trơn, cá Hồi hoặc hỗn hợp dùng cả
hai, thức ăn cá Hồi 40% protein bổ sung cá tạp được chứng minh hiệu quả
hơn so với thức ăn cá tạp trộn với đậu nành (Tatum.1972).
Nghiên cứu của Lan và nnk (2007) đã tiến hành trên hai loại thức ăn
đối với cá Chim vây vàng tại Hải Nam, Trung Quốc thí nghiệm được tiến
hành trên 4 loại lồng chìm 100m3 mỗi loại thức ăn thường lặp lại trên hai
lồng với số lượng 9600 cá trên 1 lồng, mục đích của thí nghiệm nhằm so
sánh sự sinh trưởng và FCR của cá ăn thức ăn chuẩn ASA-IM43/12, chứa
45% protein được cung cấp bởi bột cá với một loại thức ăn khác có giá trị

dinh dưỡng tương đương nhưng bột đậu nành và hàm lượng protein đậu
nành là hàm lượng protein chính, cịn bột cá chỉ cung cấp 16% protein. Kết
quả cho thấy khơng có sự sai khác về sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chim
vây vàng khi sử dụng hai loại thức ăn trên. Cá Chim vây vàng ăn thức ăn
ASA-IM 43/12 tăng từ 19g tới 608g trong 146 ngày với tỉ lệ sống >99%
trong khi cá ăn thức ăn đậu nành 43/12 tăng từ 26g tới 610g trong 146 ngày
với tỉ lệ sống > 99%. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) Trung bình tương
ứng là 2,51:1 và 2,59:1.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cũng giống như các đối tượng cá nhiệt đới khác, cá Chim vây vàng
bắt đầu mùa vụ sinh sản vào đầu mùa hè từ tháng 4 đến tháng 5 và duy trì
tới mùa thu đến tháng 9 hằng năm. Trong tự nhiên cá tham gia sinh sản lần
đầu tiên từ 3 đến 4 năm tuổi, chúng chỉ sinh sản một lần trong năm. Cá
Chim vây vàng sinh sản ở độ mặn cao 33 - 55‰ mỗi cá thể có sức sinh sản
thường từ 40 - 60 vạn trứng. Trứng sau khi phóng thích ra mơi trường
ngồi, thụ tinh và nổi theo môi trường nước và nở thành ấu trùng (Phương
Vĩnh Cường, 1996).
7


Cá Chim trắng vây vàng đẻ không theo tuần trăng, con cái thường
lớn hơn con đực. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá không sinh sản tự nhiên mà
phải sử dụng hormon sinh dục để kích thích sinh sản (Nur Muflich
Juniyannto và nnk, 2008). Theo báo cáo kết quả tiếp nhận của trường Cao
đẳng thủy sản (2008) cho thấy cá Chim vây vàng ni vỗ trong điều kiện
oxy hịa tan dao động từ 5-7mg/l, pH từ 7,6 -8,4, độ mặn từ 27-30 ‰, nhiệt
độ nước 270C - 330C, thức ăn là tôm mực, cá tạp và bổ sung vitamin E với
lượng 100-150 mg/kg thức ăn. Cho cá ăn 2 lần/ngày, với khẩu phần ăn 810% khối lượng đàn cá. Kết quả cho thấy, đàn cá thành thục đạt tỷ lệ trung
bình 84,7%, báo cáo cũng chỉ ra rằng, cá Chim vây vàng có thể ni tái
phát dục được trong điều kiện nhân tạo nếu chúng được chăm sóc và quản

lý tốt. Điều này khác với kết luận trước đây của (Phương Vĩnh Cường,
1996) trong khi tác giả này cho rằng cá Chim vây vàng chỉ thành thục 1 lần
trong năm.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng của cá
Chiều dài của ấu trùng cá Chim vây vàng mới nở 1 ngày là 2,77mm,
nỗn hồng dài trung bình 0,55-1mm có 1 giọt dầu cos chiều dài 0,2mm
đến 0,325mm nằm phía trước nỗn hồng làm cho cá mới nở nổi đầu theo
chiều thẳng đứng hay khoảng 450C so với mặt phẳng nằm ngang. Lúc đầu
sự hình thành sắc tố khơng đồng loạt, mắt ống tiêu hóa, huyệt và vây đuôi
trong suốt ba ngày sau khi nở, và hàm bắt đầu cử động, luân trùng (lotife)
đã được làm giàu làm thức ăn cho ấu trùng cá Chim vây vàng cung cấp vào
bể ương từ cuối ngày thứ hai sau khi cá nở. Quan sát thấy rằng chỉ những
cá hương khỏe mạnh giai đoạn 20 đến 30 ngày tuổi mới bơi lội tự động. Ở
giai đoạn 30 đến 60 ngày tuổi chiều dài trung bình của cá 2-5cm giai đoạn
này cá đã gần hoàn thiện các cơ quan vây lưng gai và tia vây.

8


Cá Chim vây vàng có cơ thể tương đối to, sau 24 tháng ni chiều dài
có thể đạt 45 – 60cm. Cá sinh trưởng trong điều kiện ni bình thường một
năm kích thước thương phẩm có thể đạt 0,5 – 0,7kg [19].
1.2. Tình hình phát triển ni và sản xuất giống cá Chim vây vàng
trên thế giới
1.2.1. Tình hình phát triển nuôi cá Chim vây vàng trên thế giới
Cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) phân bố
rộng ở vùng biển Ấn Độ Dương, từ biển đỏ, Nam Phi đến miền nam
Australia, vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, cá phân bố tự nhiên ở 69 nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam [2]. Cá Chim vây vàng là một trong
những đối tượng nuôi quan trọng ở các nước như Hồng Kông, Singapore,

Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia [33] và gần đây là đối tượng đang được lựa
chọn nuôi tại Indonesia [2]. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là Hồng
Kông, Singapore, Đài Loan với giá bán cá phi lê xuất khẩu vào thị trường
này từ 25 – 35 USD/kg [33].
Cá Chim vây vàng được nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau như ni
trong ao đất, ni trong lồng, nuôi ghép với tôm [21].
Trong những năm qua nghề ni tơm ở Đài Loan gặp nhiều khó khăn
do dịch bệnh bùng phát, người dân nuôi tôm đã chuyển sang ni cá Chim
vây vàng trong ao có nồng độ muối thấp và đạt hiệu quả cao. Hằng năm,
nước này sản xuất 10 triệu con giống để phục vụ cho việc nuôi thâm canh
trong ao đất [33].
Trong những thập kỷ gần đây, nghề nuôi thương phẩm cá chim vây
vàng đang phát triển nhanh, do đây là lồi cá có chất lượng thịt thơm ngon,
tốc độ tăng trưởng nhanh và có hình dáng hấp dẫn. Hơn nữa, nó cũng đang
được xác định là đối tượng thay thế cho con tôm vốn bị thất bại do dịch bệnh
bùng phát [47].

9


1.2.2. Tình hình nghiên cứu cơng nghệ sản xuất giống cá Chim vây
vàng trên thế giới
Theo Nur Muflich Juniyanto và nnk (2008), khi sử dụng kết hợp HCG
250 IU/kg và Fibrogen 50 IU/kg cá cái thành thục với tỷ lệ đực/cái là 1:1, liều
tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm cho cá cái và tiêm 2 lần/ 2 ngày thì cá
thường đẻ trứng sau khi tiêm lần thứ 2 từ 12 - 24 giờ với tỷ lệ nở đạt 60 - 70%
và đường kính trứng thụ tinh khi trương nước là 0,8 - 0,88mm [29].
Năm 1989, Đài Loan bắt đầu cho thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá
Chim vây vàng, qua 5 lần cho tiêm kích dục tố trong đó 4 lần cho đẻ trứng
thụ tinh thành cơng thu được trên 900 vạn trứng trong đó có 500 vạn trứng

được thụ tinh. Qua nhiều hình thức thực nghiệm ương nuôi với thức ăn ban
đầu là rotifer, copepoda, thức ăn tổng hợp thu được 38,6 vạn giống kích cỡ
2 - 3 cm [14], đây là lần đầu tiên cho sinh sản nhân tạo cá Chim vây vàng
thành công. Năm 1997, nước này đã có 20 trại sản xuất giống cá Chim vây
vàng và sản xuất được 38 triệu con giống.
Năm 1993, Trung Quốc cho sinh sản nhân tạo thành công cá Chim
vây vàng trên quy mô nhỏ, đến năm 1998 đã cho sinh sản nhân tạo thành
công cá Chim vây vàng trên quy mô lớn và hiện nay đã đưa đối tượng
này vào sản xuất đại trà.
Theo Trương Bang Kiệt (2001), thử nghiệm ương nuôi cá giống. Thời
kỳ đầu, cá sinh trưởng chậm. Cá có kích thước chiều dài 2,6cm; khối lượng
0,52g thì sau 192 ngày ni chiều dài đạt 9,9cm và khối lượng đạt 20,53g.
Bình quân ngày khối lượng tăng 0,6g và hệ số tăng trưởng trung bình ngày
là 1,04%. Trong điều kiện nhân tạo, cá 1 ngày tuổi có chiều dài 0,2cm thì
sau 30 – 35 ngày ương chiều dài đạt 3,4cm.
Theo Nur Muflich Juniyanto (2008), cá Chim vây vàng ở giai đoạn
cá bột được ương ở mật độ 20 con/lít. Đến thời điểm cuối của q trình
ương (35 ngày), mật độ cá giảm cịn 0,5 con/lít và kích cỡ cá đạt từ 3,4 - 3,5
cm.

10


Hiện nay, trung tâm biển Batam (Indonexia) đã cho sinh sản nhân tạo
thành công cá Chim vây vàng với tỷ lệ nở 65 - 75%, ương nuôi từ lúc mới
nở đến 22 ngày tuổi tỷ lệ sống đạt 20 - 25%, vì thế nước này đã chủ động
nguồn giống [29].
1.3. Tình hình phát triển ni và nghiên cứu sản xuất giống cá
Chim vây vàng ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình phát triển nuôi cá Chim vây vàng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cá Chim vây vàng được tìm thấy ở Vịnh Bắc Bộ, miền
Trung và miền Nam. Hiện nay, cá Chim vây vàng được nuôi ở một số nơi
như Quảng Ninh, Hải Phịng, Nghệ An, Khánh Hồ và Cà Mau [2].
Năm 2003, cá Chim vây vàng giai đoạn cá hương được Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I nhập từ Đài Loan nuôi thành cá giống [11].
Năm 2004, trong khuôn khổ dự án NORAD, Phân Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ tiến hành nhập cá Chim vây vàng giai
đoạn cá hương về nuôi. Cá tạp được sử dụng làm thức ăn, khối lượng trung
bình của cá sau 6 tháng nuôi đạt 545g/con và sau 9 tháng nuôi đạt 722g [17].
Năm 2005, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi thương phẩm và tạo đàn cá hậu
bị của 5 lồi cá biển kinh tế” trong đó có cá Chim vây vàng. Proconco được
sử dụng làm thức ăn và với cá thả có khối lượng 22g thì sau 6 tháng ni khối
lượng đạt 450g [11].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Chim vây vàng ở
Việt Nam
Nhằm đa dạng hóa đối tượng ni, góp phần tăng sản lượng cá ni
cho tồn Ngành cũng như chủ động được nguồn giống cho người nuôi, năm
2006 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng
Thủy sản và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện dự án nhập
công nghệ sản xuất nhân tạo cá chim vây vàng do Trung tâm chuyển giao

11


công nghệ Trường Đại học Trung Sơn Trung Quốc chuyển giao. Kết quả dự
án sau 2 năm thực hiện cho thấy, tỷ lệ sống từ cá hương lên giống đạt 50 62,5%, sản xuất được 165.040 con cá giống cỡ 4 - 6cm. Báo cáo đã chỉ ra
rằng, cá Chim vây vàng có thể ni tái phát dục được trong điều kiện nhân
tạo nếu chúng được chăm sóc và quản lý tốt. Điều này khác với kết luận
trước đây của Phương Vĩnh Cường (1996) trong khi tác giả này cho rằng cá

Chim vây vàng chỉ thành thục 1 lần trong năm [2].
Năm 2008 và 2009, Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc
Trung Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã cho sinh sản thành
công cá Chim vây vàng với sản lượng tương ứng 1 vạn (2008) và 20 vạn
(2009). Thực tế sản xuất cho thấy, cá Chim vây vàng sinh sản vào mùa hè khi
nhiệt độ nước khoảng 280C nhưng mùa vụ sinh sản tương đối ngắn, kéo dài
khoảng 2 tháng (tháng 5 và 6).
Năm 2009 – 2011, tỉnh Khánh Hòa thực hiện đề tài “Thử nghiệm sản
xuất giống cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại
Khánh Hòa do PGS.TS. Lại Văn Hùng (Trường Đại học Nha Trang) làm chủ
nhiệm [14].
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá trên thế giới và Việt
Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh kí sinh trùng ở cá trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên cá đã bắt
đầu từ thế kỷ XVIII và Liên Xô cũ là cái nôi đầu tiên của ngành ký sinh
trùng học. Với “Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá” xuất bản
năm 1929, viện sỹ V.A. Dogiel (1882-1955) thuộc Viện Hàn Lâm khoa học
Liên Xô đã mở ra một hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các khu hệ
ký sinh trùng trên cá và các loại bệnh do chúng gây ra. Đến năm 1962,
Bychosky đã xuất bản cuốn sách phân loại ký sinh trùng cá nước ngọt Liên
Xơ, trong đó ơng đã miêu tả 1221 loài ký sinh trùng phát hiện được. Về sau
12


Bauer O.N và Gussev A.V đã cho tái bản bảng phân loại ký sinh trùng cá
nước ngọt Liên Xô và các tác giả có bổ sung hơn 2000 lồi cho khu hệ ký
sinh trùng cá nước ngọt. Cho đến nay tài liệu này vẫn được sử dụng ở nhiều
nước trên thế giới [6].
Tại Trung Quốc, Chen Chin Leu và ctv đã tiến hành kiểm tra ký

sinh trùng trên loài cá nước ngọt ở tỉnh Hồ Bắc vào những năm 19731975. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện 382 loài ký sinh trùng, trong đó có
159 lồi ngun sinh động vật (Protozoa), 117 loài sán lá đơn chủ
(Monogenea), 33 loài sán lá song chủ (Trematoda), 10 loài sán dây
(Cestoidea), 2 loài đỉa (Huridinea), 29 loài giáp xác (Crustacea) và một
loài nhuyễn thể (Molusca) [17].
Ở Ấn Độ, năm 1965 Paperna I.L đã cơng bố 116 lồi ký sinh trùng
trên cá nước ngọt, trong đó có 20 lồi sán lá đơn chủ, 13 loài sán lá song
chủ, 43 dạng ấu trùng sán lá song chủ, 17 loại sán dây, 15 loại giun tròn và
1 loại giun đầu móc. Nghiên cứu trên 37 lồi cá nước ngọt ở Ấn Độ,
Gussev A.V. (1976) đã phát hiện 37 loài cá nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp
sán lá đơn chủ, phân loại được 57 lồi, trong đó có 40 lồi mới đối với
khoa học và chủ yếu thuộc giống Dactylogyrus. Cá bị nhiễm sán lá đơn chủ
không chỉ một lồi mà có khi gặp tới 10 - 12 loài sán trên một loài cá
(Gussev A.V, 1976) [10].
Philipin, Vaslequez C.C và Tubangui M.A là những tác giả có cơng
lao lớn góp phần làm phong phú khu hệ ký sinh trùng cá. Năm 1947, các
tác giả đã nghiên cứu và cơng bố về một số lồi ký sinh trùng mới thuộc
lớp sán lá đơn chủ, sán lá song chủ, giun trịn và giun đầu móc ký sinh trên
cá (Arthur J.R, 1996). Theo trích dẫn của Phan Văn Út (2006) [13],
Vaslequez C.C và Carmen C.V đã xuất bản cuốn sách “Sán lá song chủ
(Trematoda) ký sinh ở cá nuôi ở Philipin” năm 1975, trong đó đã mơ tả 73
lồi thuộc 50 giống, 21 họ sán lá song chủ ký sinh trên 27 họ cá.
13


Tại Thái Lan, nghiên cứu ký sinh trùng trên 149 con cá Chẽm (Lates
calcarifer) nuôi tại Băng Cốc và Songkla, Leong Tak Seng (1994) đã phát
hiện 2 loài thuộc Protozoa, 2 loài thuộc Monogenea, 6 loài thuộc
Trematoda, 1 loài thuộc Cestoidea, 2 loài thuộc Nematoda, 2 loài Isopoda,
1 loài Copepoda và 1 loài Branchiura [1].

Tại Trung Quốc, theo một điều tra bệnh KST trên cá Song nuôi tại
Quảng Đông phát hiện thấy sự nhiễm nặng một vài loài KST trong đó
Neobenedenia sp là một trong số bị nhiễm với cường độ cao và đã gây chết

từ 10-50% (Zhang.H,2001)[3]
Trong khi đó Wong và Leong (1990) [1] khi nghiên cứu bệnh kí sinh
trùng ở cá Song ( E.Malabaticus) các tác giả đã tìm thấy16 lồi Kí sinh
trùng ở cá Song ni và 11 lồi kí sinh trùng ở cá Song tự nhiên . Kết quả
nghiên cứu còn cho thấy mức độ nhiễm kí sinh trùng ở cá Song ni gấp 3
lần ở cá tự nhiên, trong đó lồi Pseudohabdosynochus epinepheli là phổ
biến nhất. Tỷ lệ cá Song nuôi nhiễm KST là 97.2% cá Song tự nhiên nhiễm
77% trong khi đó tỷ lệ nhiễm do Trematoda lồi Prosorhynchus Patificus ở
cá ni là 81%, cá tự nhiên là 72%.
Trên đối tượng cá nuôi, Leong Tak Seng (2001) cho rằng bệnh kí
sinh trùng là bệnh rất khó phịng trị và các lồi cá được ni trong lồng,
trong mơi trường rộng lớn rất khó có thể trị bệnh tốt cũng như không thể
triệt tận gốc các lồi kí sinh trùng. Do vậy cá ni lồng thường nhiễm với
tỷ lệ cao[24]. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là các lồi thuộc lớp sán lá đơn chủ
Monogeneae,Pseudohabdosynochus

epinepheli,

P.pacificus,

benedenia

monticelli[24].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh kí sinh trùng ở cá tại Việt Nam
Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nghiên cứu có quy mô và đầy đủ
nhất về ký sinh trùng trên cá là tiến sỹ Hà Ký. Từ những năm 1960-1968,

tác giả đã tiến hành điều tra ký sinh trùng trên 16 loài cá nước ngọt ở miền
14


Bắc Việt Nam, mơ tả 120 lồi thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ, 10 lớp, với 42
loài, 1 giống, 1 họ mới đối với 10 lớp, với 42 loài, 1 giống, 1 họ mới đối
với khoa học, trong đó 42 loài sán lá đơn chủ , 8 loài sán lá song chủ, 4 loài
sán dây [1].
Đến năm 1984, hai nhà ký sinh trùng học người Hungari là Moravec
F và O.Sey đã tiến hành nghiên cứu giun tròn ký sinh trên 22 lồi cá nước
ngọt ở khu vực sơng Hồng. Kết quả nghiên cứu tìm thấy 24 lồi giun trịn
ký sinh thuộc phân họ Camallanoidea và Habronematoidea, trong đó có 5
lồi mới được phát hiện và cơng bố vào thời điểm đó. [21]
Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị
Hòa đã phát hiện được 57 loài ký sinh trùng trên 20 loài cá nước ngọt [13].
Điều tra thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá vùng biển Phú Khánh,
các tác giả đã phát hiện được 80 loài ký sinh trùng thuộc 55 giống, 17 bộ, 6
lớp: Monogenea, Trematoda, Cestoidea, Nematoda, Acanthophala và
Crustacea. Trong 80 lồi này có 46 lồi sán, 18 lồi giun trịn, 7 lồi giun
đầu móc và 9 lồi giáp. [4]
Tại An Giang, Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv đã tiến hành khảo sát sự
nhiễm ký sinh trùng trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi
thâm canh. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 329 mẫu cá tra ở các vị trí
ni khác nhau: ao, bè, đăng quầng đã định loại được 19 loại ký sinh trùng
thuộc 4 ngành. Trong đó có 13 lồi thuộc nhóm ngoại ký sinh và 6 lồi
thuộc nhóm nội ký sinh. Kết quả cũng cho thấy sự xuất hiện ký sinh trùng
theo mùa. [2]
Tại khu vực miền Nam, Bùi Quang Tề và ctv đã tiến hành điều tra
nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng trên 41 loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế
tại khu vực đồng bằng Sơng Cửu Long. Đây là cơng trình nghiên cứu có

quy mơ lớn kéo dài 12 năm (1984-1996). Kết quả nghiên cứu đã phát hiện
được 157 loài ký sinh trùng, thuộc 70 giống, 46 họ, 27 bộ, 12 lớp, 8 ngành.
15


Trong số 157 loài ký sinh trùng phát hiện được có 121 lồi lần đầu tiên phát
hiện ở Việt Nam. Theo tác giả, thành phần loài ký sinh trùng ký sinh trên cá
nước ngọt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khá phong phú. Nhiều nhất
là lớp sán lá đơn chủ gặp 49 loài, lớp sán lá song chủ gặp 14 lồi và lớp sán
dây gặp 11 lồi. Trong đó trên cá Chim trắng vây vàng đã phát hiện được 6
loài KST Cornudiscoides modayensis, Lystocesstus achaesens, Polyoncho
bothrium parva, Orientocreadium siluri, Ấu trùng Contracaecum
spiculgerum, Palisentisophiocephali, gây bệnh. [10]
Theo kết quả tổng hợp của Bùi Quang Tề (2008) [12] từ các cơng
trình nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước, cho đến nay ở Việt
Nam đã điều tra nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng trên 179 loài cá nước
ngọt, nước lợ và nước mặn. Tổng hợp có 592 loài ký sinh trùng (nước ngọt
380 loài, nước lợ và nước mặn 212 loài) đã được phát hiện. Trong số này,
các tác giả đã phân loại được 81 loài ký sinh ở cá nước ngọt và 43 loài ký
sinh ở cá nước mặn, 14 giống và 1 họ mới đối với khoa học. Thành phần
giống loài ký sinh trùng ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là
giống lồi sán. Chỉ tính riêng trên cá nước ngọt, lớp sán lá đơn chủ
Monogenea gặp 103 loài thuộc 16 họ, 17 giống, còn lớp sán lá song chủ
Trematoda gặp 50 lồi thuộc 19 họ, 39 giống. [6]
Cơng trình nghiên cứu:“Thành phần kí sinh trùng kí sinh trên một số
lồi cá biển có giá trị kinh tế tại Phú Khánh( Khánh Hòa)” của Nguyễn Thị
Muội và Đỗ Thị Hòa (1978-1980). Cơng trình này đã phát hiện được 80
lồi kí sinh trùng kí sinh trên cá biển. [2]
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đã bắt đầu
phát triển tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa và Vũng Tàu với các đối

tượng ni chính như cá Song, cá Giị, cá Hồng, từ đó nảy sinh nhiều vấn
đề về dịch bệnh rất khó kiểm sốt.

16


Khi kiểm tra KST trên 3 lồi cá Song ni lồng tại vịnh Hạ Long,
Bùi Quang Tề đã xác định được 13 lồi kí sinh trùng trong đó Benedenia
thuộc lớp sán lá đơn chủ có tỷ lệ nhiễm cao 95%.[10]
Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tề và ctv (1998), trên 3 loài cá
Song mỡ, cá Song sáu sọc, cá Song chuối nuôi lồng trên vịnh Hạ Long đã xác
định được 13 lồi kí sinh trùng thuộc 12 giống,11 họ,7 bộ, 4 lớp, 3 ngành. Cá
Song mỡ gặp 12 loài kí sinh trùng, cá Song sáu sọc gặp 10 lồi kí sinh trùng,
cá Song chuối gặp 9 lồi kí sinh trùng. Trong đó nhóm sán lá đơn chủ và
nhóm kí sinh đơn bào có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao. Lớp sán lá đơn
chủ đáng chú ý nhất là Pseudohabdosynochus epinepheli, Lycloplectanum,
Diplectanum hargisi, Haliotrma sp, kí sinh ở mang tỷ lệ nhiễm rất cao
71,4% - 95,8%, tiếp đến sán lá song chủ Brosorhynchus epinepheli,
Helicometra fasciata, Magnacetabulumselari tỷ lệ nhiễm từ 26-46%, sán lá
đơn chủ Benedinia epinepheli và ấu trùng của chúng, tỷ lệ nhiễm ở da

tương đối cao từ 25-35%, cịn lại kí sinh đơn bào và giáp xác có tỷ lệ nhiễm
thấp[10]…ngồi ra cịn có những nghiên cứu khác của Bùi Quang Tề trên
cá Song nuôi lồng tại Vân Đồn( Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng). Tuy tác
giả không đưa ra con số cụ thể về tỷ lệ cá chết và mức độ thiệt hại kinh tế
do KST gây ra nhưng đã cho biết cá nuôi lồng bị nhiễm KST với cường độ
nhiễm và tỷ lệ cao.[1]
Nguyễn Thị Hằng (2003) qua điều tra bệnh trên cá nuôi cho biết cá
chết do tác nhân là KST cao, trung bình chiếm 10,6 - 20% trong tổng số cá
ni. Tỷ lệ cá chết ở Cát Bà cao hơn so với cá nuôi ở Quảng Ninh, tỷ lệ này

thấp hơn so với cá Song nuôi tại Quảng Đông ( Trung Quốc) được tác giả
Zhang Haifa thông báo (13,1 - 30%) cao hơn nhiều so với cá Song nuôi ở
Thái Lan (6,4%).[1]

17


1.5. Ảnh hưởng của bệnh ký sinh trùng tới ngành thủy sản
Nhiều loài KST là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá ở giai
đoạn sớm (cá hương, cá giống). Nguyên nhân gây bệnh cho cá do KST đã
được nhiều tác giả trên thế giới thơng báo. Nhiều lồi KST đã gây thiệt hại
cho nghề ni cá như nhóm đơn bào ngoại ký sinh, sán lá đơn chủ
(monogenea), giun sán và giáp xác (crustacea). [10]
O.N.Bauer (1969, 1977), cho biết 1 con cá mè 2 tuổi có 10.647 cá
thể Dactylogyrus, ở cá chép cỡ 3,0 - 4,5 cm, cường độ nhiễm 20 - 30
trùng/1con cá và đã làm cho cá chết. [10]
Bệnh Argulas là bệnh phổ biến của cá ở nhiều nước trên thế giới.
Theo O.N.Bauer (1977) Argulus ký sinh làm cho cá Hồi cỡ 0,7 - 1,0 kg
chết khi cường độ nhiễm 100 - 200 cá thể /1 con cá. Tỉnh Triết Giang Trung Quốc, 1955 cá mè trắng 2 - 3 tuổi nuôi ở mặt nước lớn đã bị chết
nhiều do bị nhiễm Argulus. Ở Ucraina, năm 1960 bệnh rận cá làm chết gần
1triệu con, 3 triệu con khác bị thương và chết dần. [10]
Theo Hà Ký (1961) Lernaeosis và Daclogyrosis ở cá mè hoa giai
đoạn cá hương trong một ao nhiễm bệnh 100%, khi cường độ nhiễm 210 325 cá thể/1 con cá, cá bị chết 75%. Bệnh đã làm chết 3 vạn cá hương mè
hoa và trắm cỏ Trung Quốc mới nhập vào nước ta ở trại cá Nhật Tân. [10]
Tháng 5/1969 hàng loạt cá mè trắng cỡ 12 - 15 cm ở hợp tác xã Tứ
Hiệp - Hà Nội đã bị chết do Lernea ký sinh. Năm 1982, trong 100 ao nuôi
cá của tỉnh Đắc Lắc, Bình Định cá mè, cá trắm cỏ bị nhiễm Lernaea với tỷ
lệ từ 70 - 80% và cường độ 5 - 20 cá thể/1 con cá, thậm chí 80 cá thể / con
cá. Ở miền Trung, Dactyloygrus ký sinh làm chết hàng loạt cá vàng, gây
tổn thương cho một số cơ sở nuôi cá cảnh. [10]

Năm 1979, cá Chép của một số hồ nuôi cá ở Hà Nội đã bị nhiễm
Gyrodactylus với tỷ lệ nhiễm ở da và mang 100%, cường độ nhiễm 20 - 30
trùng/thị trường kính hiển vi (TTKHV), có lamen đếm được 1125 trùng,
18


bệnh đã gây chết hàng loạt cá Chép cỡ khác nhau. Từ năm 1975 - 1984,
Myxobolosis, Thelohanellosis thường xuyên gây bệnh cho cá Chép Hungari
nhập nội nuôi ở Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Trại cá Lạng Giang
- Bắc Giang, Trại cá Tiền Phong - Quảng Ninh. Bệnh đã làm nắp mang của
cá Chép giống và gây chết cá hàng loạt [10].
Cuối năm 1996 đầu năm 1997 đầm nước lợ ở Yên Hưng, Quảng
Ninh rộng 324ha đã bị đĩa (Piscicola) ký sinh làm chết khoảng 20-25 tấn
cá Rô phi.
Tháng 6/1998 hơn hai tạ cá Trắm Cỏ hương, đưa từ trạm thủy sản hồ
Núi Cốc ra nuôi lồng ở ngoài hồ, sau 3 ngày cá chết hầu hết, nguyên nhân
chính là do cá bị nhiễm ấu trùng Centrocestus formosanus ở mang với TLN
100%, bào nang ký sinh dày đặc trên tơ mang cá. [10]

19


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- KST ngoại KS trên cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801).
- Cá Chim vây vàng (Tranchinotus blochii- Lacepède, 1801) nuôi
trong ao đất.
2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu

- Bộ giải phẩu: dùi, kéo các loại, panh các loại, dao.
- Khay, cốc thủy tinh 100ml, 200ml, 500ml.
- Cân điện tử , thước palmen đo độ chính xác 1 cm.
- Đĩa Petri, lam kính, lamen, pipet, ống eppendop.
- Kính hiển vi có gắn thước đo mm.
- Pesin.
- Dung dịch axit HCl.
- Muối Nacl tinh khiết.
- Nước cất, nước muối sinh lí 0,85%.
- Cồn và formalin.
- Máy ảnh.
- Hóa chất cần thiết:
Cồn các nồng độ Formol 4%, 10%, Axit clohydric,
Hematocylin, Fericsulfat, Carmin, Giemsa, Bạc Nitorat, Thủy ngân
clorua và một số hóa chất khác.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần giống lồi KST ngoại kí sinh trên cá Chim
vây vàng nuôi thương phẩm.
- Xác định tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng ngoại kí sinh trên cá Chim vây
vàng.
20


- Điều tra bệnh kí sinh trùng đã xảy ra trên cá Chim vây vàng ở cá
khu vực nuôi xung quanh vùng nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Sơ đồ khối nghiên cứu

CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus blochii - Lacepède, 1801)


Nghiên cứu
mẫu cá bệnh

Xác định các
yếu tố môi
trường

Điều tra bệnh
KST

Liên hệ thu
thập thông tin

Định loại
KST

Xử lý số liệu
n

Kết luận và kiến nghị

21


2.4.2. Sơ đồ định loại kí sinh trùng
Mẫu cá nghiên cứu

Đo chiều dài thân và cân khối
lượng cá


Thu mẫu KST

Quan sát KST dưới kính soi nổi,
kính hiển vi

Chụp ảnh, vẽ hình, đo
kích thước

Cố định, nhuộm, làm
tiêu bản, bảo quản

Định loại KST

2.4.3. Phương pháp thu mẫu
- Phương pháp thu mẫu cá
+ Số lần thu mẫu: Định kì 5 ngày thu mẫu/lần.
+ Số mẫu thu: 10 con/lần × 15 lần = 150 con.
+ Lần 1: 20/2/2012, Lần 2: 25/2/2012, Lần 3: 1/3/2012, Lần 4:
5/3/2012, Lần 5: 10/3/2012, Lần 6: 15/3/2012, Lần 7: 20/3/2012, Lần 8:
25/3/2012, Lần 9: 30/3/2012, Lần 10: 4/4/2012, Lần 11: 9/4/2012, Lần 12:
14/4/2012, Lần 13: 19/4/2012, Lần 14: 24/4/2012, Lần 15: 29/2/2012,

22


+ Cá sử dụng để nghiên cứu là cá sống hoặc mới chết còn tươi,
mẫu cá thu ngẫu nhiên từ các ao nuôi thương phẩm.
+ Mẫu cá bệnh được thu khi có các dấu hiệu cá yếu nổi thành đàn
trên mặt nước, bơi lờ đờ...

- Phương pháp thu mẫu kí sinh trùng ngoại kí sinh
+ Cân đo kích thước của từng cá thể cá và ghi chép lại. Mỗi mẫu
cá được đo chiều dài L1 từ đầu đến cuống đuôi cịn L2 là chiều dài tồn bộ
cơ thể.
+ Mỗi con cá được tiến hành nghiên cứu ở các bộ phận khác nhau
bao gồm các vây như vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực, vây hậu
môn, và mang, da, hốc mắt, đầu.
+ Cạo nhớt ở các bộ phận cần nghiên cứu cho lên lam kính nhỏ
thêm nước cất, mang lên kính hiển vi quan sát từ vật nhỏ nhất đến vật
lớn nhất rồi nhận dạng kí sinh trùng nếu có.
2.4.4. Phương pháp điều tra kí sinh trùng
+ Cập nhật địa chỉ và liên hệ với các hộ nuôi cá Chim vây vàng
tại Nghệ An.
+ Liên hệ với các ngư dân đánh bắt cá Chim vây vàng xung quanh
khu vực nghiên cứu.
+ Tiến hành gặp gỡ, điều tra qua những thông tin của người nuôi
và người đánh bắt.
+ Ghi chép lại những thơng tin nghe được và nhìn thấy tại nơi
điều tra đối tượng nghiên cứu.
2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
+ Định kì kiểm tra các yếu tố mơi trường thu thập trên ao khi tiến
hành thu mẫu.
+ Nhiệt độ nước đo: Bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác 1◦C.
23


+ PH đo bằng pH test Kit (CP - Thái Lan).
+ Độ trong đo bằng đĩa Sechi.
+ Oxy hòa tan (mg/l) dùng test DO.

+ Amoniac(mg/l)NH3: Dùng test so màu.
- Các cơng thức tính
Phương pháp đo ký sinh trùng
KST có kích thước lớn thì đo chiều dài bằng thước kẹp hay thước
nhựa. Cịn KST có kích thước nhỏ hơn hay một số cơ quan, bộ phận của cơ
thể KST thì đo bằng kính giải phẩu hay kính hiển vi có trắc vi thị kính.
Phương pháp đếm ký sinh trùng
Đối với KST có kích thước lớn ta có thể đếm bằng mắt thường. Đối với
KST có kích thước nhỏ hơn thì đếm bằng kính giải phẩu hay kính hiển vi.
Phương pháp tính tỷ lệ nhiễm (TLN)
Số cá bị nhiễm KST
TLN (%)

=

x 100
Tổng số cá kiểm tra

Phương pháp tính cường độ nhiễm trung bình (CĐNTB)
- Đối với KST có kích thước lớn ta đếm tồn bộ số KST trên cơ thể
cá và tính theo công thức.
Tổng số trùng trên các cá
CĐNTB (Trùng/Cá)

=
Số cá kiểm tra có KST

- Đối với KST có kích thước nhỏ ta đếm số KST trên từng lam kính
và tính theo cơng thức.
Tổng số trùng trên các lam kính

CĐNTB (Trùng/Lam) =
Số lam kính kiểm tra có KST
24


- Đối với KST có kích thước rất nhỏ khơng thể đếm hết tất cả các
lam kính được thì ta đếm trên thị trường kính (TTK) và tính theo cơng
thức.
Tổng số trùng trên các TTK
CĐNTB (Trùng/TTK)

=
Số TTK kiểm tra có KST

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu được sau khi phân loại được xử lý trên phần
mềm Microsoft Excel.
2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Phịng thí nghiệm tại Cơ sở 2 - Trường Đại
Học Vinh.
- Địa điểm thu mẫu: Trại nuôi cá Nghi Hợp thuộc Phân viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ.
- Địa điểm điều tra bệnh KST trên cá Chim trắng vây vàng tại vùng
đánh bắt cá ngoài tự nhiên tại thuộc huyện Quỳnh Lưu, xã Nghi Hương và
Nghi Xá - huyện Nghi Lộc.
- Địa điểm phân tích mẫu: Phịng thí nghiệm Bệnh động vật thủy sản
– Trung tâm thực hành thí nghiệm, Trường Đại học Vinh (cơ sở 2).
- Thời gian nghiên cứu: Từ 2/2012 - 5/2012.

25



×