Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tiểu luận kinh tế vĩ mô 2: Tác động của đại dịch COVID 19 đến việc làm và ứng phó cúa các quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.71 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***---------

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN
VIỆC LÀM VÀ ỨNG PHĨ CỦA CÁC QUỐC GIA

Lớp tín chỉ: KTE402.3
GV hướng dẫn: Nguyễn Minh Thủy
Nhóm: 06
Khóa: 57+58

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Nguyễn Thị Thu Huyền

1914410098

2

Nguyễn Hoàng Khánh Lâm

1811110308



3

Phùng Thị Mai Linh

1811110360

4

Lê Thu Phương

1914420068

5

Nguyễn Ngọc Trâm

1914420091

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ COVID-19 VÀ VIỆC LÀM .................................................... 4
1.1. Lao động và vai trò của lao động ........................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm về lao động, thị trường lao động, thất nghiệp ............................................. 4
1.1.2. Vai trò của lao động đối với nền kinh tế ....................................................................... 4
1.2. Diễn biến của dịch COVID-19 và các biện pháp kiềm chế dịch bệch lây lan .................... 5
1.2.1. Diễn biến lây lan của dịch COVID-19 .......................................................................... 5
1.2.2. Các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh ........................................................ 6
1.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp kiềm chế dịch đến nền kinh tế .................................... 6
CHƯƠNG 2- TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 TỚI VIỆC LÀM .................................................. 8
2.1. Tác động đến tính trạng thất nghiệp toàn cầu và thiếu việc làm ........................................ 8
2.1.1. Số lượng việc làm (gồm cả thất nghiệp và thiếu việc làm) ........................................... 8
2.1.2. Chất lượng công việc ................................................................................................... 10
2.2. Tác động đến lao động trong một số lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng dễ bị tổn thương 12
2.2.1. Những lĩnh vực có nguy cơ cao nhất .......................................................................... 12
2.2.2. Lao động trong khu vực phi chính thức ..................................................................... 17
CHƯƠNG 3- ỨNG PHÓ CỦA CÁC QUỐC GIA, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ...................... 20
3.1. Các chính sách ứng phó của các quốc gia trong thời gian qua ......................................... 20
3.1.1. Australia ....................................................................................................................... 20
3.1.2. Liên minh Châu Âu (EU) ............................................................................................ 23
3.1.3. Hoa Kỳ .......................................................................................................................... 26
3.1.4. Việt Nam ....................................................................................................................... 28
3.2. Kiến nghị giải pháp ............................................................................................................... 31
3.2.1. Giải pháp ngắn hạn ..................................................................................................... 31
3.2.2. Giải pháp dài hạn ......................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 36

2


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06


LỜI MỞ ĐẦU
Sự bùng phát đột ngột của COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới. Để làm
chậm sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, các chính phủ đã thực thi các hạn chế nghiêm
ngặt về giãn cách xã hội (tức là "tạm trú tại chỗ" và "ở tại nhà"), đã đóng cửa một số các
doanh nghiệp và sa thải cơng nhân trong các công việc và ngành được coi là không cần
thiết và làm giảm nghiêm trọng nhu cầu đối với các doanh nghiệp khác.
Các biện pháp phong tỏa đã một phần hay toàn diện hiện đang tác động tới 2,7 tỉ
người lao động, chiếm khoảng 81% lực lượng lao động trên toàn thế giới. Trong bối
cảnh hiện tại, các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh tế phải hứng chịu những tổn thất
nặng nề, đe dọa đến hoạt động và khả năng thanh khoản của họ, đặc biệt là các doanh
nghiệp có quy mơ nhỏ. Trong khi đó, hàng triệu người lao động cũng có nguy cơ mất
thu nhập và bị sa thải. Tác động đối với các hoạt động tạo ra thu nhập là đặc biệt nghiêm
trọng đối với những người lao động không được bảo vệ và các nhóm dễ bị tổn thương
nhất trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Việc thu hẹp việc làm đã bắt đầu diễn ra trên quy mơ lớn (chưa từng có tiền lệ) ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, các
ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại có tỉ lệ cao người lao động lao động phi chính
thức và người lao động ít được tiếp cận các dịch vụ y tế và an sinh xã hội. Nếu khơng
có các biện pháp phù hợp, người lao động có nguy cơ cao sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và
phải đối diện với những thách thức lớn hơn để có được sinh kế trong giai đoạn phục hồi.
Thực tế là, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới hay bất cứ lĩnh vực nào, cuộc khủng
hoảng cũng đang gây ảnh hưởng nặng nề đối với lực lượng lao động toàn cầu. Phản ứng
chính sách cần tập trung hỗ trợ tức thì cho người lao động và doanh nghiệp nhằm đảm
bảo sinh kế và sự sống còn của các doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện để phục hồi nhanh
chóng và tạo nhiều việc làm. Vì vậy nhóm đã chọn đề tài “Tác động của đại dịch
COVID-19 đến việc làm và ứng phó của các quốc gia” làm đề tài nghiên cứu, nhằm
tìm hiểu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới thị trường lao động và các chính sách
phản ứng của các quốc gia để từ đó nêu ra các kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục cho
tình trạng này.


3


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ COVID-19 VÀ VIỆC LÀM
1.1. Lao động và vai trò của lao động
1.1.1. Khái niệm về lao động, thị trường lao động, thất nghiệp
a) Lao động:
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo
ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất,
cịn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ
khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao
động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền cơng chính
là mức giá của lao động.
b) Thị trường lao động:
Thị trường lao động được hiểu theo một cách đơn giản là nơi thảo luận trao đổi
hàng hóa đặc biệt giữa một bên là người thuê sức lao động và một bên là người sử dụng
sức lao động, là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường vì lao
động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao đổi trên thị
trường lao động là việc làm được trả cơng.
1.1.2. Vai trị của lao động đối với nền kinh tế
a) Vai trò hai mặt trong nền kinh tế:
Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào
khơng thể thiếu của q trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số,
những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho đến

cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
b) Vai trò đối với tăng trưởng kinh tế:
Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số
lượng lao động, trình độ chun mơn, sức khỏe người lao động và sự kết hợp lao động
với các yếu tố đầu vào khác. Các chỉ tiêu này được thể hiện tập trung thông qua mức
tiền công của người lao động. Khi tiền công của người lao động tăng có nghĩa chi phí
sản xuất tăng, phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền công tăng
4


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu
của người tiêu dùng tăng. Ở các quốc gia đang phát triển, mức tiền cơng của người lao
động nói chung tương đối thấp, có thể thấy ở những quốc gia này lao động chưa phải là
động lực mạnh cho sự phát triển. Để nâng cao vai trò của người lao động trong phát
triển kinh tế cần thiết có các chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời
tạo ra các nguồn lực khác một cách đồng bộ.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 hiện nay đang là mối nguy cơ hàng đầu đối với
nhiều quốc gia trên thế giới, gây ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống xã hội cũng như
kinh doanh sản xuất, khiến nền kinh tế thế giới suy giảm mạnh mẽ, cần có biện pháp
phịng dịch và kiểm sốt dịch nhanh chóng, kịp thời.
1.2. Diễn biến của dịch COVID-19 và các biện pháp kiềm chế dịch bệch lây lan
1.2.1. Diễn biến lây lan của dịch COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 02/06/2021 (giờ Việt
Nam), tồn thế giới đã ghi nhận 172.915.874 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh
COVID-19, trong đó số ca nhiễm hiện tại là 13.743.948 ca, số ca tử vong là 3.589.985.


Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 610.436 ca tử vong
trong tổng số 34.136.738 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 335.114 ca tử vong trong số
28.306.833 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 465.312 ca tử vong trong số 16.625.572 bệnh
nhân.
5


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

Theo giới chức y tế Ấn Độ, làn sóng gây nhiễm thứ hai của đại dịch COVID-19
tại nước này đang lắng xuống và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp diễn ngay cả khi các hạn
chế được nới lỏng đáng kể. Tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tổng số xét
nghiệm đã tiếp tục giảm xuống còn 8,36%, ở dưới ngưỡng 10% trong ngày thứ 7 liên
tiếp.
Tại Việt Nam, tổng số ca nhiễm từ ngày tính đến ngày 02/06/2021 có 7.572 ca
nhiễm và hiện đang điều trị cho 4.477 ca, số ca tử vong là 48. Tỉnh Bắc Giang, Bắc
Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh là những nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm mới nhất trong
đợt dịch này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giãn cách xã hội toàn thành
phố 15 ngày từ 0h ngày 31/5/2021 và hiện vẫn đang truy lùng các nguồn lây F0.
Có thể thấy, tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam tương đối
thấp và ổn định so với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia châu Âu và Âu Mỹ.
Song, cũng khơng thể vì lý do đó mà chủ quan trước dịch bệnh đang diễn ra phức tạp
khi xuất hiện nhiều biến chủng mới với nguy cơ lây lan nhanh, khả năng mắc bệnh cao.
1.2.2. Các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh
Đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp và khó lường, tâm dịch liên tục thay
đổi, đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới. Tổ chức y tế thế
giới (WHO) cảnh báo thế giới đang bước sang giai đoạn mới và nguy hiểm hơn… với
sự lây lan nhanh và nghiêm trọng ở trên 200 nước trên thế giới, đại dịch này đã làm gián

đoạn mọi hoạt động kinh tế thế giới.
Trong tình cảnh “sống chung với lũ” biện pháp phổ biến nhất mà chính phủ nhiều
nước triển khai thực hiện đó là giãn cách xã hội, đóng cửa các đường bay, trường học,
trung tâm thương mại, cho phép người dân làm việc tại nhà hoặc luân phiên làm việc tại
cơ quan,... để ngăn ngừa tối đa nguy cơ lây lan của SARS-CoV-2. Đồng thời đẩy mạnh
tuyên truyền cách phòng chống dịch và bảo vệ để nâng cao ý thức phịng dịch cho người
dân thơng qua truyền hình, báo chí và mạng xã hội.
1.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp kiềm chế dịch đến nền kinh tế
Dịch Covid-19 gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng
tới nguồn cung lao động. Cơng suất sử dụng máy móc thiết bị giảm do tình trạng đóng
cửa nhà máy. Dịch Covid-19 cịn ảnh hưởng tới kinh tế thế giới do sự giảm sút về nhu
cầu tiêu dùng, đầu tư và thu nhập của người tiêu dùng.
6


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

Theo đó, các biện pháp giãn cách xã hội tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ tại các quốc gia, đặc biệt là đối với ngành du lịch, hàng khơng, dịch
vụ giải trí và bán lẻ do các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, mặc dù nhu cầu mua sắm
trực tiếp có thể phần nào bù đắp thiệt hại này.
Thu nhập của người lao động giảm mạnh, dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng. Giá trị tài sản bằng chứng khốn của các hộ gia đình và doanh
nghiệp sụt giảm do sự lao dốc của thị trường chứng khoán. Giá dầu sụt giảm mạnh ảnh
hưởng lớn tới nguồn thu và cầu của các nước xuất khẩu dầu mỏ và nhu cầu đầu tư giảm
mạnh khi rủi ro đầu tư gia tăng.
Nói cách khác, các biện pháp phong tỏa, cách ly và giãn cách xã hội để chống
dịch dù ngắn hay dài, ở phạm vi quốc gia hay quốc tế đều làm tăng sự đứt gẫy các chuỗi

cung ứng, làm thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, giảm sút động lực tăng trưởng, nguồn
thu ngân sách Nhà nước, tiền lương… Đồng thời, dịch Covid-19 còn làm giảm tổng cầu
thị trường dầu mỏ thế giới, làm tăng nạn thất nghiệp và đổ vỡ các hợp đồng kinh tế; thu
hẹp hoặc làm mất đi cơ hội kinh doanh vi mô và vĩ mô, tăng rủi ro cho cổ phiếu và trái
phiếu của cả các doanh nghiệp to, nhỏ ở cả nước phát triển hay nước đang phát triển,
không phân biệt thể chế chính trị và mơ hình kinh doanh.
Ngân hàng Thế giới (WB) trong dự báo tháng 6/2020 về triển vọng kinh tế toàn
cầu cũng khẳng định, năm 2020 nền kinh tế Thế giới sẽ tăng trưởng âm tới -5,2% và đây
sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thu nhập
bình quân đầu người sẽ giảm 3,6% và khiến 100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo
đói cùng cực (riêng Mỹ có 45,7 triệu người đã nộp đơn xin thất nghiệp). Nếu đại dịch bị
đẩy lùi thì tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng trở lại mức 4,2% vào năm 2021 và triển vọng
này cũng rất không chắc chắn. Chính phủ các nước phải tăng cường chất lượng dịch vụ
y tế song song với chú trọng hỗ trợ khu vực tư nhân và trợ cấp tiền mặt cho những người
bị ảnh hưởng trực tiếp.

7


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

CHƯƠNG 2
TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 TỚI VIỆC LÀM
2.1. Tác động đến tính trạng thất nghiệp tồn cầu và thiếu việc làm
2.1.1. Số lượng việc làm (gồm cả thất nghiệp và thiếu việc làm)
a) Trên toàn thế giới:

Những gián đoạn nghiêm trọng về kinh tế do khủng hoảng COVID-19 gây ra

đang tác động tới 3,3 tỷ người lao động trên toàn thế giới. Việc cắt giảm mạnh và hồn
tồn khơng được lường trước của các hoạt động kinh tế dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về
việc làm – cả về số lượng việc làm và tổng số giờ làm việc. Ở nhiều quốc gia, hoạt động
kinh tế ở tất cả các lĩnh vực đều đã và đang bị cắt giảm mạnh dẫn đến sự sụt giảm trong
các luồng doanh thu của doanh nghiệp. Ngày càng nhiều nơi áp dụng biện pháp phong
tỏa một phần hay toàn diện, dẫn đến việc hạn chế hoạt động của doanh nghiệp và hạn
chế việc di chuyển của phần đông người lao động. Với nhiều người lao động và doanh
nghiệp, điều này có nghĩa là họ khơng thể tiếp tục làm việc, trong khi đó những người
khác phải thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc. Các biện pháp can thiệp này đã ảnh
8


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

hưởng nặng nề tới nhiều hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trong khi lĩnh vực sản xuất
thì bị gián đoạn trong dọc chuỗi cung ứng và nhu cầu hàng hóa giảm mạnh.
Đại dịch COVID-19 gây nên những tác động rộng khắp, sâu sắc và chưa từng có
tiền lệ đối với việc làm. Việc điều chỉnh quy mô việc làm thường chỉ được thực hiện khi
kinh tế suy giảm do một số yếu tố cản trở (chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp tăng sau cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2009). Trong cuộc khủng hoảng hiện tại này, việc
làm bị tác động trực tiếp do việc áp dụng các biện pháp phong tỏa và các biện pháp khác
và ở mức độ lớn hơn dự đoán ban đầu khi đại dịch mới xuất hiện.
Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2020,
số liệu ước tính cho thấy số giờ làm
việc của quý II giảm khoảng 6,7%,
tương đương với 195 triệu người lao
động làm việc toàn thời gian (giả
định người lao động làm việc 48 giờ

một tuần). Điều này hàm ý rằng
nhiều người trong số họ sẽ phải đối
diện với việc mất thu nhập và trở nên
nghèo hơn, ngay cả khi họ có thể tìm
được các cơng việc thay thế (chẳng
hạn như quay lại làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp ở khu vực nơng
thơn). Các quốc gia có thu nhập
trung bình cao sẽ phải chứng kiến
mức suy giảm lớn nhất, nhưng tác động đều nghiêm trọng đối với tất cả các nhóm thu
nhập.
b) Tại Việt Nam:
Một đánh giá mới đây do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
thực hiện trên 46 tỉnh thành cho thấy 76% doanh nghiệp được khảo sát đã giảm số giờ
làm của người lao động theo nhiều cách khác nhau, từ việc áp dụng thời giờ làm việc
linh hoạt cho tới biện pháp cuối cùng là sa thải lao động.
9


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

Theo đánh giá của ILO, khoảng 25,8 triệu lao động tại Việt Nam hiện đang làm
việc trong các lĩnh vực có nguy cơ phải đối diện với sự suy giảm đáng kể về sản lượng
kinh tế (mức trung bình hoặc cao).
ILO ước tính đến cuối quý II năm 2020, cuộc khủng hoảng có thể tác động tới
sinh kế của 4,6-10,3 triệu lao động thông qua giảm số giờ làm việc, giảm lương hoặc
mất việc làm.
2.1.2. Chất lượng công việc

a) Nguồn cung lao động đang giảm do các biện pháp kiểm dịch và sự sụt giảm
các hoạt động kinh tế:
Tại thời điểm này, một ước tính sơ bộ (tính đến 10 tháng 3) cho thấy rằng những
người lao động bị nhiễm bệnh đã mất gần 30.000 tháng làm việc, và hệ quả là họ mất
thu nhập (đối với những người lao động khơng được bảo vệ). Các tác động về tình hình
việc làm dẫn tới tổn thất thu nhập lớn của người lao động. Tổng thiệt hại của thu nhập
lao động dự kiến trong khoảng từ 860 đến 3.440 tỷ USD. Sự tổn thất của thu nhập lao
động sẽ chuyển hóa thành sụt giảm các chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, tác động xấu
tới khả năng duy trì kinh doanh liên tục của các doanh nghiệp và sự đảm bảo rằng các
nền kinh tế có khả năng phục hồi.
• Tại Việt Nam:
Lực lượng lao động là 53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu người so với quý trước
(quý I năm 2020, 55,3 triệu, tỉ lệ tham gia lao động là 75,4%) và giảm 2,4 triệu người
so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục của lực lượng lao
động từ trước đến nay.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,8 triệu người, giảm 2,1 triệu
người so với quý trước (quý I năm 2020 là 48,9 triệu) và giảm 2,2 triệu người so với
cùng kỳ năm trước.
Số liệu về lực lượng lao động của quý II năm 2020 cho thấy, ước tính tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động đạt 72,3%, giảm 3,1% so với quý I (75,4%) và 4,1% cùng kỳ
năm trước.

10


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

b) Lao động nghèo cũng có khả năng tăng đáng kể:

NHĨM THU NHẬP
Thu nhập từ lao động (tỷ USD)

THẤP
-860

TRUNG
BÌNH
-1720

CAO
-3440

Lao động cùng cực và nghèo trung bình (triệu người)
Trung bình thế giới

8,8

20,1

35,5

Thu nhập thấp

1,2

2,9

5,0


Thu nhập trung bình thấp

3,7

8,5

14,8

Thu nhập trung bình cao

3,6

8,3

14,5

Bảng Ước tính sụt giảm thu nhập của người lao động và gia tăng tình trạng lao động
nghèo cùng cực và nghèo trung bình (<3,2 USD/ngày, tính theo ngang giá sức mua), 2020

Tác động tiêu cực tới thu nhập do suy giảm các hoạt động kinh tế sẽ khiến những
người lao động gần hoặc dưới chuẩn nghèo bị ảnh hưởng nặng nề. Các tác động của
virus lên sự tăng trưởng được sử dụng cho các ước tính thất nghiệp ở trên cho thấy số
lao động nghèo sẽ tăng thêm 8,8 triệu người trên tồn thế giới so với ước tính ban đầu
(nghĩa là tổng thể giảm 5,2 triệu lao động nghèo trong năm 2020 so với mức giảm 14
triệu được ước tính trước khi có COVID-19). Theo kịch bản trung bình và cao của diễn
biến dịch, có thêm từ 20,1 triệu đến 35 triệu người lao động nghèo so với ước tính cho
năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát.
c) Những đối tượng lao động dễ bị tổn thương:
• Thanh niên – những người vốn đã luôn phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp và thiếu
việc làm cao hơn – giờ đây trở nên dễ bị tổn thương hơn với sự sụt giảm cầu lao động,

như trong các cuộc khủng khoảng tài chính trước đây. Những người lao động cao tuổi
cũng dễ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương.
• Phụ nữ chiếm số lượng cao hơn trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều hoặc trong
các ngành nghề đang ở tuyến đầu đối phó với đại dịch. 58,6 % phụ nữ làm việc trong
ngành dịch vụ trên toàn thế giới, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 45,4 %. Phụ nữ cũng
ít có khả năng tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội và sẽ chịu gánh nặng nhiều hơn
đối với các việc liên quan đến chăm sóc, trong trường hợp trường học hoặc hệ thống
chăm sóc sức khỏe phải đóng cửa.
11


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

• Những người lao động không được bảo vệ, bao gồm lao động tự làm, lao động
làm việc không thường xuyên và làm các cơng việc tạm thời, có khả năng phải chịu thiệt
thịi nặng nề từ loại virus này, vì họ không được tiếp cận với các cơ chế nghỉ phép hoặc
nghỉ ốm, và ít được bảo vệ bởi các cơ chế an sinh xã hội thông thường và các hình thức
làm mềm lợi nhuận (income smoothing).
• Lao động di cư đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID-19, điều
này sẽ hạn chế cả khả năng tiếp cận nơi làm việc của họ ở các quốc gia tiếp nhận và khả
năng trở về với gia đình.
2.2. Tác động đến lao động trong một số lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng dễ bị
tổn thương
Những gián đoạn lớn về kinh tế và tác động tới số giờ làm việc do khủng hoảng
COVID-19 gây ra đang ảnh hưởng tới khoảng 3,3 tỉ lao động trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, cú sốc đối với thị trường lao động giữa các lĩnh vực là khơng giống nhau. Trong
đó, có một số lĩnh vực cụ thể đang phải đối diện với những gánh nặng do sự sụp đổ của
hoạt động kinh tế.


Lao động trong nhóm rủi ro cao, tình trạng phi chính thức và an sinh xã hội
2.2.1. Những lĩnh vực có nguy cơ cao nhất
a) Người đang làm việc ở tuyến đầu chống dịch:
Trong số những người vẫn đang tiếp tục công việc, đặc biệt là nhân viên y tế,
nhiều người lao động hiện đang làm việc ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống virus
và đảm bảo nhu cầu cơ bản của người dân đều được đáp ứng, gồm có lao động
12


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

trong lĩnh vực vận tải, nông nghiệp và các dịch vụ cơng thiết yếu. Trên tồn cầu
hiện có 136 triệu người lao động đang làm các cơng việc chăm sóc sức khỏe con
người và công tác xã hội bao gồm điều dưỡng, bác sỹ và các nhân viên y tế khác,
nhân viên làm việc tại các cơ sở phục vụ khu dân cư và nhân viên công tác xã hội,
cũng như người lao động làm các công việc hỗ trợ như nhân viên giặt là, lau dọn. Họ
là những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc. Phụ nữ
đảm nhiệm khoảng 70% công việc trong lĩnh vực này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết từ đầu dịch
COVID-19 tới nay đã có ít nhất 115.000 nhân viên y tế tử vong do dịch bệnh này, theo
Hãng tin AFP. Gần 18 tháng qua, các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe khắp thế
giới đã đứng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết. Họ đã cứu vơ số mạng sống và chiến
đấu vì những người khác.
b) Những lĩnh vực thâm dụng lao động:
Tình trạng việc làm
Thu nhập
Lĩnh vực kinh tế


Mức độ
tác động

Tỉ trọng
Số lượng trong việc
việc làm

làm tồn
cầu (%)

trung bình
tháng theo

Tỉ lệ

ngành/tổng thu nữ (%)
nhập bình
quân)

Giáo dục
Y tế và các hoạt động xã
hội

Thấp

176560

5,3


1,23

61,8

Thấp

136244

4,1

1,14

70,4

Thấp

144241

4,3

1,35

31,5

Thấp

26589

0,8


1,07

18,8

880373

26,5

0,72

37,1

257041

7,7

1,03

7,3

Quản lý cơng và quốc
phịng, an ninh xã hội bắt
buộc
Dịch vụ tiện ích
Nơng, lâm, ngư nghiệp
Xây dựng

Thấptrung bình
Trung
bình


13


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2 - KTE402.3
Hoạt động tài chính và
bảo hiểm
Khai thác mỏ
Nghê thuật, vui chơi, giải
trí và các dịch vụ khác
Vật tải, kho bãi và truyền
thơng

Trung

52237

1,6

1,72

47,1

21714

0,7

1,46

15,1


179857

5,4

0,69

57,2

204217

6,1

1,19

14,3

Cao

143661

4,3

0,71

54,1

Cao

156878


4,7

0,97

38,2

Cao

463091

13,9

0,95

38,7

Cao

481951

14,5

0,86

43,6

bình
Trung
bình

Trung
bình- cao
Trung
bình- cao

Dịch vụ lưu trú và ăn
uống

Nhóm 06

Bất động sản, hoạt động
kinh doanh và hành
chính
Sản xuất
Bán bn và bán lẻ, sửa
chữa

Nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt được xác định sẽ phải hứng chịu sự sụt giảm
mạnh trong sản lượng đầu ra, trong đó bao gồm các dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất,
thương mại bán buôn và bán lẻ, bất động sản và các hoạt động kinh tế. Đây là những
lĩnh vực thâm dụng lao động và tuyển dụng hàng triệu người lao động, thường là được
trả lương thấp, với trình độ kỹ năng thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn
uống và bán lẻ. Những người lao động trong những lĩnh vực này sẽ đặc biệt cảm nhận
rõ những khó khăn do rủi ro về kinh tế mang lại.
Những lĩnh vực này sử dụng 1,25 tỷ lao động trên toàn thế giới, chiếm gần 38%
lực lượng lao động toàn cầu. Tùy thuộc vào thực trạng của mỗi quốc gia, những người
lao động này đang phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh mẽ và tồi tệ về số giờ làm việc,
cắt giảm tiền lương và bị sa thải.
• Thương mại, bán bn và bán lẻ:
Trong số các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất, phân ngành thương mại

bán buôn và bán lẻ có tỷ trọng lao động bị ảnh hưởng lớn nhất. Họ vốn thường là
những người được trả lương thấp và khơng được bảo vệ. Nhóm 482 triệu lao động này
14


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

gồm có nhân viên thu ngân, nhân viên kho bãi, nhân viên bán hàng và các cơng việc
khác có liên quan. Trong các lĩnh vực đó, những người lao động làm các cơng việc được
xét là thiết yếu (ví dụ như giao đồ ăn) vẫn có thể tiếp tục làm việc nhưng họ phải đối
diện với nhiều hơn với rủi ro về sức khỏe nghề nghiệp. Lao động làm việc trong các
lĩnh vực kinh doanh khơng thiết yếu thì phải đóng cửa trên diện rộng và phải đối mặt
với tình trạng sụt giảm mạnh về việc làm và số giờ làm việc.
Tại Anh, khi không ra khỏi nhà, người tiêu dùng khơng có nhu cầu mua quần áo.
Tình trạng phong tỏa kéo dài đã thúc đẩy việc chuyển doanh số từ các cửa hàng vật lý
sang kinh doanh trực tuyến, khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa và làm mất gần
125.000 việc làm trong ngành bán lẻ.
• Dịch vụ lưu trú và ăn uống:
Các dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động tới
144 triệu lao động. Ở một số quốc gia, lĩnh vực này hầu như phải đóng cửa hồn tồn,
cịn ở những nơi vẫn có thể hoạt động thì phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh về nhu
cầu dịch vụ. Hơn một nửa số lao động này là phụ nữ.
Ireland là quốc gia gắn liền văn hóa quán rượu và gần 8% lao động nước này
làm việc trong ngành dịch vụ ăn uống. Sau khi các nhà hàng và quán bar ở đây đóng
cửa 2 tháng vì phong tỏa, Hiệp hội Nhà hàng Ireland thống kê có khoảng 120.000 người
đã mất việc.
• Sản xuất:
Một số phân ngành trong lĩnh vực sản xuất (hiện đang sử dụng 463 triệu lao động)

đã bị ảnh hưởng nặng nề do người lao động phải ở nhà, nhà máy đóng cửa và các chuỗi
cung ứng tồn cầu bị ngừng trệ. Các biện pháp kiểm dịch, đóng cửa các cửa hàng bán
lẻ, hủy các đơn hàng và giảm lương khiến cho nhu cầu trong các ngành công nghiệp
then chốt như ô tô và dệt may, may mặc và da giày giảm xuống.
Tại châu Á-Thái Bình Dương, khu vực có khoảng 65 triệu công nhân may mặc,
các đơn đặt hàng từ các khách hàng lớn phương Tây đã giảm tới 70% trong nửa đầu
năm nay. Điều này đã khiến người lao động chịu thiệt hại trung bình từ 2 - 4 tuần
lương. Khoảng 40% công nhân bị cho nghỉ việc tạm thời hoặc bị sa thải do cuộc khủng
hoảng dịch COVID-19.
15


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

• Vận tải, kho bãi và truyền thông:
Lĩnh vực vận tải, kho bãi và truyền thông tạo 204 triệu việc làm trên tồn thế giới
gồm có phi cơng và phi hành đoàn, nhân viên bưu điện và người lao động làm các dịch
vụ chuyển phát khác cũng như những người làm việc trong nhà xưởng hỗ trợ lĩnh vực
vận tải và các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi nhiều người trong số họ bị tác động
một cách tiêu cực (chẳng hạn như ngành hàng không), những người khác lại vẫn tiếp
tục làm việc, để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong mảng bán lẻ trực tuyến.
Các hãng hàng không Mỹ bắt đầu q trình cho thơi việc hàng nghìn nhân viên
từ ngày 1/10/2020. Số nhân viên nghỉ việc nhiều nhất tập trung ở hai hãng hàng không

lớn trong ngành hàng không Mỹ là American Airlines, United Airlines với số nhân
viên bị buộc thôi việc ở mức hơn 32.000 nhân viên, trong đó, khoảng 19.000 nhân
viên của American Airlines, 13.000 nhân viên của United Airlines đứng trên bờ vực
mất việc.

• Nơng nghiệp:
Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp, là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất ở các
nước đang phát triển, chưa cảm nhận được những tác động về kinh tế, nhưng rủi ro về
an ninh lương thực bắt đầu phát sinh do các biện pháp kiềm chế dịch bệnh bao gồm cả
do đóng cửa biên giới. Chẳng bao lâu nữa, người lao động trong lĩnh vực này có lẽ
cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, đặc biệt là khi virus lây lan đến các vùng nơng thơn.
Phân tích theo lĩnh vực kinh tế cho thấy không phải tất cả các lĩnh vực và khơng
phải tất cả các nhóm lao động đều bị ảnh hưởng như nhau. Nhiều người lao động làm
việc trong những lĩnh vực chịu tác động lớn nhất vốn đã là những người bị trả lương
thấp và ít thuộc diện bao phủ của an sinh xã hội.
Theo con số ước tính, lệnh hạn chế xuất/nhập cảnh vì virus SAR-CoV-2 có thể là
rào cản ngăn 60.000 lao động thời vụ đến Anh hàng năm làm việc trong các nông trại.
Bên cạnh đó, nguồn cung người làm trong nước dự báo cũng sẽ giảm mạnh.
c) Tại Việt Nam:
ILO ước tính tại Việt Nam với 2 kịch bản diễn biến dựa trên mức độ nghiêm
trọng của dịch COVID-19 như sau:

16


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

Theo kịch bản có mức tác động lớn hơn sẽ có 3,8 triệu lao động trong lĩnh vực
sản xuất; 2,6 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn và bán lẻ, sửa chữa và
1,4 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng.
Kịch bản có mức tác động thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến 1,8 triệu lao động trong
lĩnh vực sản xuất; 0,9 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn và bán lẻ và
0,9 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp hiện đang sử dụng tổng cộng
18,9 triệu lao động được đánh giá là lĩnh vực có nguy cơ thấp, nhưng các phân ngành
phục vụ xuất khẩu cũng có thể phải đối diện với nhiều thách thức.

Mức độ nghiêm trọng của tình hình suy giảm sản lượng kinh tế và quy mơ việc làm
có nguy cơ bị tác động tương đương tại Việt Nam
2.2.2. Lao động trong khu vực phi chính thức
❖ Khu vực kinh tế phi chính thức: Đối tượng này bao gồm những người lao động
làm công ăn lương không được hưởng bảo hiểm xã hội hoặc khơng có các thỏa thuận
chính thức khác trong các doanh nghiệp thuộc cả khu vực chính thức và phi chính thức,
lao động tự làm như người bán hàng rong, và giúp việc gia đình.
Khoảng 2 tỷ người lao động đang làm việc một cách phi chính thức, họ đa phần
ở các nước mới nổi và đang phát triển. Ở nhiều nước có thu nhập thấp và thu nhập trung
bình, khu vực này đóng vai trị kinh tế then chốt. Tuy nhiên, người lao động làm việc
trong khu vực kinh tế phi chính thức khơng được hưởng sự bảo vệ cơ bản như khi làm
17


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

những cơng việc chính thức, bao gồm cả chế độ an sinh xã hội. Họ thường chịu thiệt
thòi khi tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế và khơng được hưởng trợ cấp thu nhập nếu
họ bị ốm phải nghỉ làm. Người lao động phi chính thức làm việc ở thành thị thường làm
việc trong các lĩnh vực kinh tế khơng chỉ có nguy cơ lây nhiễm cao mà cịn có khả năng
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biện pháp phong tỏa.

Biểu đồ lao động phi chính thức dưới tác động của lệnh phong tỏa và các
biện pháp kiềm chế dịch khác

Đại dịch COVID-19 hiện đã tác động đến hàng chục triệu lao động phi chính
thức. Ở Ấn Độ, Nigeria và Brazil, khá nhiều lao động trong khu vực phi chính thức bị
ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa và các biện pháp kiềm chế dịch bệnh lây lan khác. Ở Ấn
Độ, nơi gần 90% người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, khoảng
400 triệu lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức đang đứng trước nguy cơ rơi
vào tình trạng nghèo đói nghiêm trọng hơn trong khủng hoảng. Những biện pháp phong
tỏa ở Ấn Độ thuộc nhóm trên cùng trong Chỉ số mức độ nghiêm ngặt của các chính sách
ứng phó dịch COVID-19 của chính phủ do Đại học Oxford thực hiện đã và đang tác
động đáng kể đến những nhóm lao động này, buộc nhiều người trong số họ phải quay
trở về các vùng nông thôn.
Những nước đang nằm bên bờ sụp đổ, phải trải qua xung đột kéo dài và thiên tai
tiếp diễn hay tị nạn bắt buộc sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng chồng chất do đại dịch.
Họ ít được trang bị để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19 do việc tiếp cận với
18


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

các dịch vụ cơ bản, đặc biệt là y tế và vệ sinh, cịn hạn chế; do chưa có việc làm thỏa
đáng, an sinh xã hội và an toàn trong lao động; do các thể chế còn thiếu năng lực, đối
thoại xã hội yếu kém hoặc không tồn tại.
❖ Tại Việt Nam:

Việc làm phi chính thức trong năm lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Việt Nam
Hàng triệu người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt
Nam khơng được bảo vệ sức khỏe về khía cạnh tài chính. Trong năm 2019 có 38,1 triệu
người đang làm các cơng việc phi chính thức. Trong số đó, gần 13 triệu lao động làm
việc trong các lĩnh vực phải đối diện với cú sốc kinh tế nặng nề nhất.

Lao động phi chính thức lại phải gánh chịu những tác động kinh tế của các biện
pháp giãn cách xã hội. Họ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ thị trường nội địa
cũng như hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, thương mại bán buôn
và bán lẻ, vận tải và kho bãi, như đã đề cập ở trên, cũng là các lĩnh vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất do cuộc khủng hoảng.

19


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

CHƯƠNG 3
ỨNG PHÓ CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ KIẾN NGHỊ
GIẢI PHÁP
3.1. Các chính sách ứng phó của các quốc gia trong thời gian qua
3.1.1. Australia
a) Kích thích nền kinh tế và việc làm:
• Chính sách tài khóa tích cực:
Gói hỗ trợ kinh tế 259 tỷ USD của Chính phủ thể hiện sự hỗ trợ về tài khóa và
bảng cân đối kế tốn theo ước tính tương lai là 13,3% GDP hàng năm. Các biện pháp
tài khóa trực tiếp tương đương với khoảng 6,9% GDP.
Phản ứng kinh tế của Chính phủ được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong
việc quản lý các thách thức về dòng tiền trong ngắn hạn, hỗ trợ các cá nhân, cộng đồng
và khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời đảm bảo dịng tín dụng liên tục trong
nền kinh tế Úc.
• Chính sách tiền tệ phù hợp:
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã triển khai một gói tồn diện nhằm giảm áp lực
lên chi phí vay vốn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, bao gồm hạ mục tiêu lãi suất

tiền mặt xuống 0,25% và cung cấp cơ sở cấp vốn có kỳ hạn để giảm chi phí cho tồn bộ
hệ thống ngân hàng.
RBA đang mở rộng và bổ sung cho việc cắt giảm lãi suất bằng cách thực hiện
các bước tích cực nhằm mục tiêu lợi suất 0,25% đối với Chứng khoán Chính phủ Úc kỳ
hạn 3 năm.
Chính phủ sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán được hỗ trợ bằng tài sản thơng qua
Văn phịng Quản lý Tài chính Australia, đầu tư 15 tỷ đơ la vào thị trường tài chính có
cấu trúc được sử dụng bởi các tổ chức cho vay nhỏ hơn. Điều này hỗ trợ các bên cho
vay nhỏ hơn duy trì khả năng tiếp cận nguồn vốn và hỗ trợ cạnh tranh trên thị trường
cho vay.
20


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

• Cho vay và hỗ trợ tài chính cho các lĩnh vực cụ thể bao gồm lĩnh vực y tế
Gói y tế tồn diện trị giá 2,4 tỷ đơ la của Chính phủ để bảo vệ tất cả người dân
Úc, bao gồm cả các nhóm dễ bị tổn thương do COVID-19:
Tài trợ để thúc đẩy và hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi: Chính phủ đã cơng bố gói
hỗ trợ COVID-19 mới trị giá 205 triệu đô la cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
người cao tuổi.
Tài trợ và Hỗ trợ cho lĩnh vực khuyết tật: Chính phủ cung cấp thêm 90,7 triệu đô
la để hỗ trợ những người bị khuyết tật để giúp đỡ về việc làm và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Hỗ trợ chăm sóc và giáo dục mầm non: Chính phủ đang cung cấp 1,6 tỷ đơ la để
hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc trẻ em vẫn mở sau COVID-19 và cung cấp cho các gia đình
cần dịch vụ này quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc.
Gói cứu trợ giáo dục đại học: Gói Cứu trợ Giáo dục Đại học mang lại cho các
trường đại học và các nhà cung cấp giáo dục đại học khác một dịng tiền có thể dự đốn

được và đáng tin cậy với các động lực để tiếp tục giảng dạy sinh viên, bao gồm cả những
người lao động bị thay thế bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 để nâng cao kỹ năng hoặc
đào tạo lại.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm, thu nhập:
Chính phủ đang tạm thời giảm bớt các yêu cầu rút tiền tối thiểu về hưu bổng đối
với lương hưu dựa trên tài khoản và các sản phẩm tương tự xuống 50% cho giai đoạn
2019-20 và 2020-21.
• Hỗ trợ cho các khu vực và cộng đồng:
Chính phủ dành 1 tỷ đô la để hỗ trợ các khu vực và cộng đồng bị ảnh hưởng nặng
nề nhất bởi COVID-19. Các quỹ này sẽ có sẵn để hỗ trợ trong thời gian bùng phát và
phục hồi.
• Thực hiện các biện pháp duy trì việc làm:
Hỗ trợ người học nghề và thực tập sinh: Chính phủ đang hỗ trợ các doanh nghiệp
nhỏ để giữ chân những người học nghề và thực tập sinh của họ. Chương trình cung cấp

21


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

cho người sử dụng lao động khoản trợ cấp 50% cho tiền lương trả cho mỗi người học
nghề đủ điều kiện từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2020.
• Cung cấp tài chính / thuế và các khoản hỗ trợ khác cho doanh nghiệp:
Thúc đẩy dịng tiền: Chính phủ đang cung cấp hỗ trợ dịng tiền tạm thời cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận. Điều này sẽ được thực hiện thơng
qua hai bộ tăng dịng tiền từ ngày 28 tháng 4 năm 2020, từ 20.000 đến 100.000 đô la,
được phân phối thơng qua các khoản tín dụng trong hệ thống báo cáo hoạt động của Văn
phòng Thuế Úc.

Cứu trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính: Chính phủ đã tạm thời
tăng ngưỡng mà tại đó các chủ nợ có thể đưa ra yêu cầu theo luật định đối với một công
ty và bắt đầu các thủ tục phá sản đối với một cá nhân cũng như tạm thời tăng thời gian
các công ty và cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu theo luật định mà họ nhận được.
Tăng xóa tài sản tức thì: Chính phủ đã tăng ngưỡng xóa tài sản tức thời từ 30.000
đô la lên 150.000 đô la và mở rộng khả năng tiếp cận để bao gồm các doanh nghiệp có
tổng doanh thu hàng năm dưới 500 triệu đô la (tăng từ 50 triệu đô la) cho đến ngày 30
tháng 6 năm 2020.
c) Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc:
• Tăng cường các biện pháp an tồn lao động:
Để giữ an toàn cho người lao động và hạn chế sự lây lan của COVID-19, Chính
phủ khuyến nghị người sử dụng lao động nên làm những việc sau:
-

Cho phép công nhân làm việc tại nhà, nếu có thể

-

Đảm bảo giữ khoảng cách ít nhất 1,5 mét giữa mọi người

-

Khuyến khích tất cả cơng nhân thường xun rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà
phịng hoặc chất khử trùng tay có cồn.

-

Đảm bảo công nhân không đến làm việc nếu họ không khỏe.

-


Đảm bảo nơi làm việc của bạn thường xuyên được làm sạch và khử trùng
22


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3
-

Nhóm 06

Có biển báo và áp phích xung quanh nơi làm việc để nhắc nhở công nhân và
những người khác về các nguy cơ của COVID-19 và các biện pháp cần thiết để
ngăn chặn sự lây lan của nó.

• Ngăn ngừa phân biệt đối xử và loại trừ:
Tất cả người dân Úc, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, nền tảng văn hóa và
tơn giáo, đều có quyền cảm thấy an tồn và được tôn trọng trong xã hội. Phân biệt
chủng tộc ở Úc là bất hợp pháp.
• Cung cấp quyền truy cập sức khỏe cho tất cả mọi người:
Sức khỏe tinh thần và phúc lợi: Chính phủ đang cung cấp một gói sức khỏe và
phúc lợi trị giá 74 triệu đơ la để hỗ trợ sức khỏe tâm thần và phúc lợi của những
người Úc đang đối mặt với những thách thức của COVID-19. Chính phủ cũng đã mở
rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa để đảm bảo rằng mọi người có thể tiếp tục
tiếp cận các dịch vụ điều trị sức khỏe tâm thần của họ bằng hội nghị truyền hình hoặc
điện thoại.
• Mở rộng quyền truy cập vào chế độ nghỉ có lương:
Nghỉ phép đại dịch khơng lương và nghỉ phép hàng năm: Lịch trình tạm thời
mang lại cho nhân viên 2 tuần nghỉ phép không lương và khả năng được nghỉ phép hàng
năm gấp đôi với mức lương bằng một nửa bình thường của họ nếu chủ của họ đồng ý.
3.1.2. Liên minh Châu Âu (EU)

a) Kích thích nền kinh tế và việc làm:
• Chính sách tài khóa tích cực:
Vào ngày 27 tháng 5 năm 2020, Ủy ban Châu Âu EC đã đưa ra ba hành động
quan trọng để phục hồi châu Âu từ những hậu quả kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19
bao gồm việc tăng mức trần của Khung tài chính nhiều năm 2014-2020 ; đề xuất về một
khn khổ tài chính nhiều năm được củng cố cho giai đoạn 2021-2027; Công cụ phục
hồi khẩn cấp của châu Âu (được gọi là "Thế hệ tiếp theo của EU").
Vào ngày 17 tháng 9 năm 2020, EC đã trình bày các bước tiếp theo cho Cơ sở
phục hồi trị giá 672,5 tỷ euro trong Chiến lược tăng trưởng bền vững hàng năm năm
2021. Chương trình nghị sự tăng trưởng mới giúp xây dựng sự phục hồi xanh, kỹ thuật
23


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

số và bền vững. Bốn khía cạnh bền vững về mơi trường, năng suất, công bằng và ổn
định kinh tế vĩ mô là những nguyên tắc chỉ đạo của chiến lược này làm cơ sở cho các kế
hoạch phục hồi và chống chịu của các Quốc gia Thành viên EU cũng như các cải cách
và đầu tư quốc gia của họ.
• Chính sách tiền tệ phù hợp:
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện các biện pháp để đảm bảo
đủ thanh khoản cho các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình, tăng khả năng cho vay
của các ngân hàng. Một thành phần quan trọng của chiến lược ECB là chương trình mua
hàng khẩn cấp tạm thời cho đại dịch (PEPP). Theo phạm vi của mình, ECB sẽ mua
chứng khốn tư nhân và cơng khai với khối lượng 750 tỷ euro trong suốt năm 2020 (và
lâu hơn, nếu cần). Các hành động khác của ECB bao gồm cung cấp các hoạt động tái
cấp vốn dài hạn, các biện pháp nới lỏng tài sản thế chấp và cung cấp cho các ngân hàng
khả năng thanh khoản trong khoảng thời gian dài hơn.

b) Hỗ trợ doang nghiệp, việc làm, thu nhập:
• Bảo trợ xã hội và duy trì việc làm:
Ủy ban Châu Âu đã đề xuất một cơng cụ tài chính mới tạm thời cho “Hỗ trợ giảm
thiểu rủi ro thất nghiệp trong trường hợp khẩn cấp (SURE). Hỗ trợ tài chính được cung
cấp thơng qua cơng cụ SURE là để hỗ trợ việc tạo ra hoặc mở rộng các chương trình
làm việc trong thời gian ngắn và các biện pháp tương tự khác, bao gồm cả đối với lao
động tự do, dựa trên năng lực quốc gia.
Vào ngày 24 và 25 tháng 8 2O2O, Ủy ban Châu Âu đã trình bày đề xuất lên Hội
đồng Châu Âu để cấp hỗ trợ tài chính trị giá 87,3 tỷ Euro cho 16 Quốc gia Thành viên
EU theo SURE.
Ngày 4/3/2021, EC đã trình bày Khuyến nghị về Hỗ trợ Tích cực Hiệu quả cho
Việc làm sau cuộc khủng hoảng COVID-19 (EASE). Khuyến nghị này cung cấp hướng
dẫn cụ thể cho các Quốc gia thành viên các biện pháp chính sách, được hỗ trợ bởi khả
năng tài trợ của EU, để từng bước chuyển đổi giữa các biện pháp khẩn cấp được thực
hiện để duy trì việc làm trong cuộc khủng hoảng hiện tại và các biện pháp mới cần thiết
để phục hồi việc làm.
24


Tiểu luận Kinh tế vĩ mơ 2 - KTE402.3

Nhóm 06

• Hỗ trợ kinh doanh:
EC hợp tác với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) đã đồng ý mở khóa tài chính
trị giá 8 tỷ euro bằng cách cung cấp 1 tỷ euro từ ngân sách EU làm bảo lãnh cho Quỹ
Đầu tư Châu Âu (EIF). Điều này hỗ trợ nhu cầu thanh khoản của khoảng 100.000 doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu và vốn hóa trung bình nhỏ trị giá 8 tỷ euro.
Ngoài ra, EIB Group đã quyết định tạo ra một quỹ bảo lãnh toàn châu Âu trị giá
25 tỷ Euro, dự kiến sẽ cung cấp 200 tỷ Euro tài chính cho các cơng ty tập trung vào các

doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Việc làm cho lao động trẻ:
Ngày 1/7, EC đã thơng qua gói Hỗ trợ Việc làm cho Thanh niên, đề xuất tăng
cường giáo dục đào tạo nghề, học nghề, khuyến khích việc làm và khởi nghiệp trong
ngắn hạn, và hỗ trợ cho các mạng lưới doanh nhân trẻ trong trung hạn.
Ngày 28/10/2020, EC đã đề xuất Chỉ thị của EU về tiền lương tối thiểu, nhằm
đảm bảo rằng người lao động ở EU được bảo vệ bằng mức lương tối thiểu phù hợp cho
phép họ có cuộc sống tốt ở bất kỳ nơi nào họ làm việc.
c) Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc:
• An tồn lao động:
EU hỗ trợ các hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia và mua sắm thiết bị thiết yếu
thông qua Công cụ hỗ trợ khẩn cấp mới (khoảng 2,7 tỷ euro) và năng lực thiết bị y tế
rescEU (300 triệu euro).
Cơ quan An toàn và Sức khỏe Châu Âu, đã cung cấp các công cụ hướng dẫn để
đảm bảo tơn trọng, an tồn và sức khỏe trong đại dịch Covid-19, bao gồm “trở lại nơi
làm việc - Thích nghi nơi làm việc và bảo vệ người lao động ”.
Vào ngày 3 tháng 6, Ủy ban Châu Âu đã cập nhật chỉ thị về tác nhân sinh học để
bảo vệ tốt hơn sức khỏe và sự an toàn của người lao động ở EU.

25


×