Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt (steviarebaudiana bertoni) trong khâu nhân giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.99 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự trân thành, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến Ban lãnh đạo
công ty đầu tư phát triển Stevia Á Châu, các anh chị kỹ sư của công ty đã dành sự
giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình cho chúng tơi trong suốt thời gian thực tập rèn
nghề.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Lê Thị Thúy Hà và thầy
giáo Ths. Phùng Văn Hào đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã ln động viên,
giúp đỡ để tơi hồn thành tốt q trình thực tập rèn nghề.
Bằng tất cả tấm lịng của mình tơi xin chân thành cảm ơn!

0


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, theo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì vấn đề nâng
cao chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được chú trọng, trong đó xu
hướng chính của con người là muốn quay về sử dụng những sản phẩm có nguồn
gốc từ thiên nhiên. Trong đó nhu cầu về chất ngọt là một trong những nhu cầu thiết
yếu hàng ngày của con người. Tuy nhiên, trong sản xuất thực phẩm ở quy mô cơng
nghiệp việc sử dụng chất ngọt hố học (chất ngọt tổng hợp) thay thế cho đường tự
nhiên là trình trạng phổ biết xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó là nguyên
nhân tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người như: bệnh tiểu đường
(bệnh nan y), bệnh ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các
yếu tố di truyền…Trong đó, bệnh tiểu đường đang làm đau đầu các nhà y học thực phẩm và người ta tìm kiếm nguồn chất ngọt có nguồn gốc từ thiên nhiên và
cây Cỏ ngọt đã được chú ý vì từ lá cây Cỏ ngọt các nhà kỹ nghệ đã chế biến ra


đường Rebaudiana (Reb–A), một sản phẩm có độ ngọt gấp 300 – 400 lần đường
thực phẩm người bình thường nhưng lại khơng sinh năng lượng ( No caloriies ).
Ngồi ra, Cỏ ngọt cịn có tác dụng ngăn ngừa bệnh dạ dày, chăm sóc răng miệng,
béo phì hoặc cao huyết áp, trong cơng nghiệp thực phẩm dùng để pha chế làm tăng
độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, chế rượu màu, nước hoa quả, các loại
bánh kẹo, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm, trong công nghệ chế biến mỹ
phẩm dùng để sản xuất sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, vừa có tác dụng ni
dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên tồn bộ bề mặt da, vừa
chống nhiễm khuẩn.…Vì thế, cây Cỏ ngọt là một loại thảo mộc từ thiên nhiên có
thể giải quyết được nhiều vấn đề trầm kha đang làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
con người.
Lợi thế kinh tế của cây Cỏ ngọt là rất lớn và bao hàm nhiều góc độ khác
nhau. Ở phương diện chung nhất, đây là cây trồng có chu khì thu hoạch ngắn, vốn
đầu tư ban đầu không cao, nhu cầu thị trường rộng lớn, đầu ra ổn định, điều kiện
canh tác đơn giản, hiệu quả kinh tế cao. Trung bình doanh thu cây Cỏ ngọt đạt trên
100 triệu đông/ ha/ năm. Bên cạnh đó, đặc tính sinh học của cây trồng có những
thuận lợi rất đáng lưu tâm.
Nghệ An tuy là địa phương đi sau về trồng cây Cỏ ngọt nhưng lại có lợi
thế so sánh so với các địa phương đi trước. Cây Cỏ ngọt đang chứng tỏ là phù hợp

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng ở Nghệ An. Việc chuyển đổi sang cây trồng có
hiệu quả kinh tế cao, cũng phù hợp với định hướng chỉ đạo, quy hoạch mùa màng
của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn.
Trong chiến lược phát triển của Công ty CP đầu tư phát triển Stevia Á
Châu, đến năm 2015 sẽ mở rộng vùng nguyên liệu Cỏ ngọt đạt 5000ha. Do vậy

công tác phát triển giống là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Hiện
việc nhân giống Cỏ ngọt có 3 phương pháp cơ bản: nhân giống vô tinh (giâm cành),
nhân giống hữu tính (gieo hạt), và nhân giống bằng ni cấy mơ. Phương pháp
nhân giống nhân giống hữu tính vẫn chưa áp dụng được, đối với phương pháp nhân
giống theo phương pháp ni cấy mơ, tuy có hiệu quả nhưng chi phí rất cao, chưa
áp dụng được vào sản xuất đại trà. Phương pháp nhân giống vơ tính hiện nay đang
được sử dụng phổ biến bởi có nhiều ưu điểm: nhân giống nhanh, đơn giản, cho cây
giống chất lượng cao; tuy nhiên hình thức nhân giống vơ tính chủ yếu mà cơng ty
CP đầu tư phát triển Stevia Á Châu đang áp dụng là nhân giống trên nền giá thể đất
phù sa trên mặt luống. Với cách này trong quá trình ươm giống còn chịu nhiều tác
động của điều kiện ngoại cảnh như mưa, nắng, gió, rét… và đặc biệt khả năng sống
sót của cây con rất thấp khi đưa ra trồng ngồi đồng ruộng trong điều kiện mùa
nắng nóng, gió lào đặc trưng của tỉnh nhà.
Trước những lợi thế đó việc xây dựng quy trình sản xuất giống Cỏ ngọt
(Stevia) là yêu cầu cần thiết phải đặt ra. Từ kết quả và bài học rút ra từ thực tiễn,
với những thuận lợi phân tích ở trên. Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng
của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt (Steviarebaudiana
Bertoni) trong khâu nhân giống”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Xây dựng và tìm ra cấu tạo giá thể thích hợp nhất trong nhân giống cây
Cỏ ngọt.
- Dễ ứng dụng và cho hiệu quả kinh tế cao có thể khuyến cáo cho người
dân.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi, đánh giá sức sống, khả năng sinh trưởng và phát triển của Cỏ
ngọt trong môi trường giá thể khác nhau. Tìm ra loại giá thể thích hợp nhất cho
nhân giống Cỏ ngọt.

2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở sinh vật học của Cỏ ngọt.
1.1.1. Nguồn gốc.
Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới
Braxin và Paraguay. Theo nhiều tài liệu dường như Cỏ ngọt có nguồn gốc từ các
vùng Nam Mỹ. Gosling (1901), Bertoni (1905), Hemsley (1906) đều cho biết cây
Cỏ ngọt phân bố nhiều ở Tây Nam nước Mỹ, miền Bắc Achentina, Mêhicô, Trung
Mỹ, Nam Mỹ và Cao nguyên Braxin.
Cây Cỏ ngọt thuộc chi Stevia họ cúc Asteraceae (Compositae). Trong hơn
80 lồi của chi Stevia chỉ có Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana bertoni) là chứa chất Cỏ
ngọt (Grashoff) và đựơc chuyển thành dạng cây trồng từ năm 1931.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Cỏ ngọt
* Hệ rễ: Cỏ ngọt là cây lâu năm có thân rễ khoẻ, ít phân nhánh. Rễ của cây
gieo hạt là hệ rễ cọc, ít phát triển hơn rễ từ cành giâm (hệ rễ chùm). Hệ rễ chùm lan
rộng ở đường kính 40cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp đủ ẩm.
Chính vì thế, nên điều kiện, cấu tạo giá thể ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và
phát triển của Cỏ ngọt.
* Thân cành: Cỏ ngọt có dạng thân bụi, chiều cao 60 - 70cm, thâm canh tốt
có thể đạt 80-90cm, phân cành cấp I nhiều.
* Lá: Mọc đối từng cặp hình thập tự hoặc mọc cách, mép lá có từ 12 - 16
răng cưa, lá hình trứng ngược, lá trưởng thành dài khoảng 50 - 70mm, rộng 17 20mm.
* Hoa, quả, hạt: Hoa phức, giao phấn khả năng tự thụ phấn thấp. Quả màu
nâu thẫm, năm cạnh khi chín dài 2 - 2,5mm, hạt khơng có nội nhũ. Cây con gieo từ
hạt sinh trưởng yếu, chậm.

1.1.3. Các chất chính trong lá cây Cỏ ngọt
Từ năm 1908 Resenack, năm 1909 Dieterick đã phân ly được Glucoside từ lá
cỏ ngọt. Người ta đã thu được 9 chất khác nhau từ lá Cỏ ngọt, nhưng chủ yếu gồm
bốn chất chính: stevioside (5 - 10 %), rebaudioside A (2 - 4 %), rebaudioside C (1 -

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2 %), và dulcoside A (0,5 - 1 %). Hai loại phụ là rebaudioside D và E (theo Ds
Phan Đức Bình, cây Cỏ ngọt và Steviosid).
Bảng 1.1. Thành phần chính trong lá cây Cỏ ngọt
TT

Tên chất ngọt

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Stevioside 1
Rubuoside
Stevioside 2

Rebaudioside A
Rebaudioside B
Rebaudioside C
Rebaudioside D
Rebaudioside E
Dulcoside A

Độ ngọt so với đường mía
(Sucrose=1)
100- 125
100- 120
150- 300
250- 450
300- 350
120- 500
250- 450
150-300
50-120

1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh cây Cỏ ngọt
- Yêu cầu về nhiệt độ: Cỏ ngọt có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 10-35ºC.
Nhiệt độ tốt nhất từ 20-30ºC cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Nếu nhiệt độ
30-35ºC mà đảm bảo độ ẩm tốt cây vẫn sinh trưởng và cho thu hoạch tốt. Tuy nhiên
tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mà yêu cầu về nhiệt độ của
từng thời kỳ cũng khác nhau. Với phương pháp giâm cành yêu cầu nhiệt độ từ 25 300C.
- Yêu cầu về đất và dinh dưỡng
+ Đất trồng: Cỏ ngọt có thể sinh trưởng và phát triển ở trên hầu hết các loại
đất, nhưng cho năng suất cao hơn trên nền đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, nhiều
mầu mỡ, có mực nước ngầm thấp, thành phần cơ giới nhẹ. Thích hợp là đất thịt pha
cát, độ mùn cao, độ pH 6 - 7.

+ Dinh dưỡng khoáng: Cỏ ngọt là cây cho thu hoạch nhiều lứa và phần sử
dụng chủ yếu là lá nên cây yêu cầu về dinh dưỡng khoáng lớn.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm
+ Nước: Cây Cỏ ngọt là cây sợ úng nhưng lại ưa ẩm. Nếu ruộng trồng bị úng
nước cây bị chết do bộ rễ nhanh chóng bị thối trong điều kiện thừa nước.
+ Độ ẩm: Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây Cỏ ngọt mà
yêu cầu về độ ẩm của cây cũng khác nhau. Thời kỳ nẩy mầm ẩm độ 60 - 85%. Giai
đoạn giâm cành yêu cầu độ ẩm từ 70 - 80% thì cành giâm có tỷ lệ sống cao và cây

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

con có chất lượng tốt. Cây trưởng thành độ ẩm thích hợp nhất cho cây phát triển
từ 70 - 75%. Thời kỳ thu hoạch yêu cầu độ ẩm đất 60 - 70%.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới
Ngày 4 tháng 7 năm 2008 Tổ chức luơng thực và nông nghiệp LHQ FAO
phê chuẩn và Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA cho phép vào 17/12/ 2008
về việc sử dụng cây Cỏ ngọt để chế xuất làm chất ngọt. Đường chiết xuất từ cây Cỏ
ngọt đang trở thành mặt hàng thiết yếu và an tồn, đang sử dụng để thay đường
mía.
Ngày nay, cây Cỏ ngọt được thấy trồng tại rất nhiều quốc gia như: Brasil,
Argentina, Paraguay, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Israel
và Mỹ... Nhưng đến nay vẫn chưa có thống kê cụ thể về tình hình sản xuất cây Cỏ
ngọt của các nước trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có diện tích
trồng Cỏ ngọt lớn nhất thế giới với diện tích trồng lên tới 300.000 ha. Hiện nay
theo các tài liệu đã công bố, ba nước dùng cỏ ngọt trong công nghiệp thực phẩm
nhiều nhất là Nhật Bản, Brasil và Paragoay.

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng Cỏ ngọt ở một số nước trên thế
giới
Năm
1983
1984
1985
1986
1987

Sản lượng

Nguồn lá Cỏ ngọt (tấn)

(tấn)

Nhật Bản

Hàn Quốc

Đài Loan

1000
1400
1600
1500
1700

300
200
200

200
200

30
0
0
0
0

150
200
150
150
200

Trung

Các nước

Quốc
450
1000
1200
1100
1300

khác
70
0
50

50
100

Các nước khác gồm: Paraguay, Braxin, Thái Lan, Malaixia
(Nguồn: Theo thống kê của phịng kế hoạch - cơng ty CP Stevia Ventures)
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt ở Việt Nam
Stevia rebaudiana Bertoni (biết đến dưới tên gọi Cỏ Ngọt, Cúc mật) được du
nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1990 bởi Trung tâm giống cây trồng Việt
Nga do Giáo sư Viện sỹ Trần Đình Long giới thiệu. Qua gần 20 năm, cây Cỏ ngọt

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Việt Nam chủ yếu được trồng phân tán cục bộ phục vụ mục đích tiêu thụ đông y và
làm trà thảo mộc nội địa. Đầu ra chủ yếu là các nhà máy sản xuất chế biến trà và
các tổ hợp đông y truyền thống. Hiện nay, tổng cộng diện tích cây Cỏ ngọt tồn
quốc khoảng trên dưới 50 hecta, phân bố rải rác tại các địa phương như Hồ Bình,
Bắc Kạn, Thái Bình và Hưng n. Chính vì lý do này mà mặc dù trong năm vừa
qua, các địa phương trồng cây Cỏ ngọt có thu nhập rất cao (gấp 6 lần cây lúa và
màu) nhưng cũng khơng thể nhân rộng diện tích canh tác.
Từ năm 2009 đến nay, công ty Stevia Ventures đã tiến hành nhập khẩu giống
và hợp tác với nông dân trồng thử nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Giang, Thái
Bình, Sơn Tây, Hồ Bình, Hưng n...Theo cơng ty, khi vùng nguyên liệu ổn định
và sản phẩm đạt yêu cầu, đối tác nước ngồi sẽ đầu tư liên doanh với cơng ty Stevia
Ventures xây dựng nhà máy chiết xuất đường Steviol từ Cỏ ngọt. Việc mở rộng
vùng nguyên liệu đã được nhiều địa phương hưởng ứng. Từ đầu năm 2010 đến nay,
tỉnh Bắc Giang đã xây dựng mơ hình sản xuất Cỏ ngọt làm giống và thương phẩm
với quy mô 15 ha tại các huyện Hiệp Hoà, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng và Việt

Yên…Kết quả bước đầu tại các mô hình thử nghiệm, đạt 2 - 4 lứa, sản lượng
khoảng 1,5 tạ/sào/lứa. Lợi thế của cây Cỏ ngọt là rất lớn và bao hàm ở nhiều góc độ
khác nhau.
1.2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
Đầu tháng 11/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Stevia Á Châu triển
khai dự án “Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trồng cây Cỏ ngọt làm dược liệu xuất khẩu
tại xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”. Qua trồng khảo nghiệm cây Cỏ
ngọt rất thích hợp với chất đất, khí hậu cũng như địa hình vùng đồi núi Nghi Đồng
(Xn Thơng, 2010 - Báo công an Nghệ An).
Sau gần 2 năm kể từ khi tiến hành dự án thì hiện nay diện tích trồng cây Cỏ
ngọt đã mở rộng vùng nguyên liệu ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, các xã
khác thuộc huyện Nghi Lộc. Tính đến tháng 6/2011 thì diện tích ở các huyện trong
tỉnh như sau:
Bảng 1.3. Diện tích trồng Cỏ ngọt ở các huyện trong tỉnh Nghệ An
Huyện

Nghi Lộc

Nam Đàn

6

Hưng Nguyên

Viện KHKT


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Diện tích(Sào)


135

36

64

80

(Nguồn: Phịng ngun liệu - Công ty CP đầu tư, phát triển Stevia Á Châu)
Khơng chỉ dừng lại ở đó, các huyện như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên
Thành cũng đang và sẽ đưa cây Cỏ ngọt vào sản xuất thay thế các loại cây trồng
khác.

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2 :
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian
2.1.1. Đối tượng
- Cây Cỏ ngọt (Stevia) giống M2: Cây con thu được từ các hạt giống khỏe,
trẻ và có hình thái lá trịn, răng cưa ít và đậm màu. Đặc biệt thích hợp với đặc điểm
khí hậu và thổ nhưỡng của Nghệ An.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Stevia Á Châu
Trụ sở: Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trường Tộ- Xã Nghi Kim- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ
An.
- Thời gian : Từ tháng 2/ 2012 – 4/ 2012.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Giá thể bao gồm các loại : Đất Sạch, Đất Rác, xơ dừa, cát, phân vi sinh.
- Khay nhựa đen, kích thước 50 x 70 x 10 cm, có 100 ơ, mỗi ơ đều có 1 lỗ
thốt nước.
- Bình tưới dạng phun mù, thước panme, thước đo chiều dài, khăn bơng sạch
kích thước 20 x 25 cm, kéo…
2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
Theo dõi, đánh sức sống, khả năng sinh trưởng, phát triển trong các hỗn hợp
giá thể với tỷ lệ phối trộn các thành phần khác nhau:
+ Hỗn hợp giá thể có thành phần: Đất sạch và đất rác.
+ Hỗn hợp giá thể có thành phần: Cát, đất rác và phân vi sinh.
+ Hỗn hợp giá thể có thành phần: Xơ dừa, đất rác và phân vi sinh.
2.3.2. Phương pháp thực nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hồn tồn ngẫu nhiên (CRD) với
12 cơng thức và 3 lần nhắc lại.

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Được tiến hành trên các khay nhựa đen có lỗ, được chia làm các ơ nhỏ mỗi
ơ sẽ ươm một mầm.
* Thí nghiệm với giá thể có thành phần từ đất sạch và đất rác với tỷ lệ phối
trộn khác nhau. Thí nghiệm gồm 4 công thức:
CT1:


Đất Sạch

CT2:

Đất Sach + 1 Đất Rác

CT3:

Đất Sạch +

CT4:

Đất Sạch + 3 Đất Rác

2 Đất Rác

* Thí nghiệm với giá thể có thành phần từ: Cát, đất rác và phân vi sinh. Thí
nghiệm gồm 4 cơng thức:
CT1:

1Cát + 1/5 Phân vi sinh

CT2:

1 Cát + 1 Đất rác +1/5 Phân vi sinh

CT3:

1 Cát + 2 Đất rác + 1/5 Phân vi sinh


CT4:

1 Cát + 3 Đất rác + 1/5 Phân vi sinh

* Thí nghiệm với giá thể có thành phần từ : Xơ dừa, đất rác và phân vi
sinh. Thí nghiệm gồm 4 công thức:
CT1:

1 Xơ dừa + 1/5 Phân vi sinh

CT2:

1 Xơ dừa + 1 Đất rác + 1/5 Phân vi sinh

CT3 :

1 Xơ dừa + 2 Đất rác + 1/5 Phân vi sinh

CT4 :

1 Xơ dừa + 3 Đất rác + 1/5 Phân vi sinh

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Nhằm xác định giá thể thích hợp cho việc ươm mầm trong khay, tôi tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể với thành phần không giống nhau,
tỷ lệ phối trộn khác nhau đến sức sống, khả năng ra rễ của mầm Cỏ ngọt. Việc lựa
chọn giá thể phải đảm bảo mục tiêu:
- Giá thể cho tỷ lệ thành công cao, chất lượng rễ cao, cây sinh trưởng phát
triển tốt.
-

Giá thể có hiệu quả kinh tế tối ưu nhất: Giá thể được chuẩn bị từ trước

(thành phần , tỷ lệ được phối trộn theo các công thức) sau khi trộn giá thể, làm nhỏ,
giàn ra phơi để hạn chế nấm bệnh.
3.1.1. Hỗn hợp giá thể: Đất sạch và đất rác
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng hỗn hợp giá thể: đất sạch và đất rác
đến sức sống, khả năng sinh trưởng, pháp triển rễ của mầm Cỏ ngọt.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1.và bảng 3.2
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: Đất sạch và đất rác đến sức
sống của mầm Cỏ ngọt
Chỉ tiêu

Tỷ lệ
phối
trộn

Tỷ lệ
Số mẫu

sống
(%)


CCC
(cm)

SL

CT

Đs: Đr

CT1

1:0

100

43,00%d

9,30 a

8,60 b

CT2

1:1

100

62,00%c

9,90 a


8,60 b

CT3

1:2

100

83,33%b

9,35 a

8,76 b

CT4

1:3

100

93,66%a

9,76 a

10,20 a

9,63
7,3


1,01
5,6

1,12
7,4

LSD 5%
CV%

Đặc điểm cây
giống
Cây nhỏ, lá mỏng,xanh
nhạt,sinh trưởng chậm
Cây nhỏ,lá mỏng,xanh
nhạt, sinh trưởng chậm
Cây to, lá dày, xanh,
sinh trưởng nhanh
Cây mập, lá xanh đậm,
cứng, sinh trưởng mạnh

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ thì khơng có sự sai khác về
mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: Đất sạch và Đất rác đến các
chỉ tiêu đánh giá sức sống của mầm Cỏ ngọt.

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Khi phân tích thống kê chỉ tiêu tỷ lệ
sống cho sai khác có ý nghĩa giữa các cơng thức. Cho thấy, khi tỷ lệ phối trộn thành
phần đất rác tăng thì tỷ lệ sống ở các cơng thức có xu hướng tăng theo tỷ lệ thuận.
Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở cơng thức 4 có tỷ lệ phối trộn: 1 Đất sạch + 3 Đất rác, tỷ
lệ sống thấp nhất ở công thức 1, khi không phối trộn Đất rác vào trong thành phần
giá thể.
Các chỉ tiêu: Chiều cao cây, số lá khơng xảy ra sai khác có ý nghĩa về mặt
thống kê giữa các công thức nghiên cứu.
Với các tỷ lệ phối trộn khác nhau cho cây giống có đặc điểm hình thái
khác nhau. Cơng thức 4 cho thấy cây giống: Cây mập, lá xanh đậm, cứng, cây sinh
trưởng mạnh, cây giống sinh trưởng kém dần theo chiều giảm dần thành phần đất
rác, hỗn hợp giá thể có tỷ lệ phối trộn Đất sạch : Đất rác = 1:3. Cây giống to, lá dày,
xanh, sinh trưởng nhanh và kém nhất ở công thức không phối trộn vào trong hỗn
hợp giá thể thành phần Đất rác.
Kết quả được giải thích: Chỉ tiêu chiều cao cây, số lá khơng có sự sai khác
giữa các công thức là do, thời gian ươm cây giống trên khay chỉ có 18 – 20 ngày,
trong giai đoạn này cây mầm tập trung vào quá trình phát sinh và phát triển hệ rễ,
ít có sự tăng trưởng về chiều cao cây. Số lá trên cây, cũng như chiều cao cây là do
chiều dài của mầm trước khi cấy quy định, vì vậy thay đổi tỷ lệ phối trộn không
ảnh hưởng đến chỉ tiêu chiều dài rễ, số lá.

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khi thay đổi tỷ lệ phối trộn trong hỗn hợp giá thể tỷ lệ sống tăng khi tăng
tỷ lệ phối trộn đất rác là do: khi bổ sung thành phần đất rác vào thành phần giá thể
tăng khả năng kết dính, độ xốp vì vậy giá thể có khả năng hút nước nhanh và thốt
nước tốt hơn.

Về đặc điểm hình thái của cây giống, ở CT4 với tỷ lệ phối trộn 1 Đất
sạch : 3 Đất rác cho chất lượng cây giống tốt nhất do, thành phần hỗn hợp giá thể
này tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển, hút dinh dưỡng tốt hơn vì vậy
chiều cao cây và số lá ở công thức này tăng so với CT1, CT2, CT3.
Kết luận: Trong cùng một điều kiên chăm sóc với độ ẩm khơng khí từ 65 –
90%. Độ ẩm giá thể 65 -90%, nhiệt độ 23 – 30 0C.thì giá thể thích hợp nhất với
việc ươm mầm Cỏ ngọt giống M2 trên khay là hỗn hợp giá thể 1 Đất sạch : 3
Đất rác
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: Đất sạch và đất rác đến khả năng sinh trưởng,
phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt

Tỷ lệ
phối

CT

trộn

CT1
CT2
CT3

Đs : Đr
1 :0
1:1
1:2

CT4

1:3


LSD 5%
CV%

Ngày
bắt đầu

SR (rễ)

ra rễ

CDR
(cm)

9
9
9

9,9 c
12,4 b
13,2 a

4,10 c
3,90c
5,60b

9

13,8 a


10,80a

0,80
3,5

0,902
7,9

Hình thái rễ

Trắng, nhỏ, ngắn
Trắng đục, nhỏ, ngắn
Trắng ngà, mập.
Trắng ngà, mập, có
nhiều lơng hút

Chất
lượng rễ
+
+
++
+++

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ thì khơng có sự sai khác
về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0.05

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phối trộn của hỗn hợp giá thể: Đất sach và Đất rác ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt
Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy:
Về chỉ tiêu ngày bắt đầu ra rễ, các công thức cùng thành phần giá thể với tỷ
lệ phối trộn khác nhau đều cho ngày ra rễ là 9 ngày sau cấy (thuốc kích thích ra rễ
là thuốc thương phẩm dùng cho gieo trên luống), điều này chứng tỏ, hỗn hợp giá
thể Đất sạch và Đât rác với các tỷ lệ phối trộn khác nhau không ảnh hưởng đến
thời gian ra rễ của mầm ươm. Điều này được giải thích là do giá thể là yếu tố tạo
mơi trường sống cho cây mầm, nó khơng có tác dụng kích thích q trình ra rễ
nhanh hay chậm của mầm ươm.
Giá thể có thành phần: Đất sạch và Đất rác, khi phân tích thống kê chỉ tiêu
số rễ có sự sai khác ý nghĩa giữa các CT với nhau. Số rễ đạt giá trị lớn nhất ở CT4
là 13,8 rễ, số rễ ít nhất ở CT1 đạt 9,9 rễ, kết quả trên cho thấy số rễ/ cây sẽ tăng dần
khi tăng tỷ lệ phối trộn Đất rác.
Chỉ tiêu về chiều dài rễ có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các cơng
thức nghiên cứu, cho thấy giá thể nghiên cứu có ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu này.
Ở CT1 và CT2 có sự sai khác nhau về chỉ tiêu số rễ và chiều dài rễ nhưng về hình
thái rễ và chất lượng rễ lại giống nhau: rễ trắng, nhỏ ngắn, chất lượng rễ đạt ở mức
trung bình. Vậy ta nhận thấy rằng giá thể có thành phần Đất sạch, 1 Đất sạch và 1
Đất rác cho cây giống có bộ rễ khơng đạt tiêu chuẩn.

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khi tăng tỷ lệ phối trộn Đất rác lên cao dần, các chỉ tiêu nghiên cứu đều
tăng lên. Đạt cao nhất ở CT4 có tỷ lệ phối trộn 1 Đất sạch và 3 Đất rác, chất lượng
rễ rất tốt, hình thái rễ: Trắng ngà, mập, có nhiều lơng hút.

Kết quả trên được giải thích: Q trình ươm mầm Cỏ ngọt cần hút rất nhiều
nước và khơng khí, lượng nước này chủ yếu được cung cấp qua lượng nước tưới
hàng ngày. Đặc tính của Đất sạch kết cấu có độ tơi xốp rất lớn vì vậy trong quá
trình tưới, khi tưới đậm quá rất dễ gây hiện tượng ứa nước,nhưng việc thoát nước
xảy ra quá nhanh vì vậy giá thể có độ ẩm khơng đủ để cây ra rễ và phát triển rễ.
Mặt khác, do đặc tính của Đất sạch khi được cung cấp nước liên tục sẽ tạo nên sự
dính chặt trong kết cấu làm giảm độ thơng thống của giá thể, điều này làm cho
lượng nước bị giữ lại trong giá thể cao, làm giảm mạnh lượng ôxi trong giá thể để
cung cấp cho cây nên ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây giống, cây
sinh trưởng kéo dài kéo theo đó là các chỉ tiêu: số rễ, chiều dài rễ, chất lượng rễ
thấp.
Đất rác là loại giá thể được tạo nên từ hỗn hợp rác, đã thông qua xử lý và
được khử trùng, nó có tính chất hồn tồn giống với đất mùn, giữ ẩm giá thể tốt,
khi kết hợp với một lượng ít Đất sạch sẽ tạo cho giá thể có độ kết dính giữa các
thành phần giá thể, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra rễ và phát triển rễ.
Kết luận: : Trong cùng một điều kiên chăm sóc với độ ẩm khơng khí từ 65
– 90%. Độ ẩm giá thể 65 -90%, nhiệt độ 23 – 30 0C.thì giá thể có tỷ lệ phối trộn 1
Đất sạch + 3 Đất rác tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của
rễ cây giống Cỏ ngọt.
Kết luận chung; Qua các kết quả phân tích ở trên ta thấy rằng hỗn hợp giá
thể Đất sạch và Đất rác có tỷ lệ phối trộn 1 : 3 cho cây giống có sức sống cao, khả
năng sinh trưởng phát triển của rễ tốt.
3.1.2. Hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và phân vi sinh
Nhằm tăng phổ sử dụng giá thể trong quy trình ươm giống Cỏ ngọt. Tơi tiến
hành sử dụng 3 loại nguyên liệu là: cát, đất rác và phân vi sinh với các tỷ lệ phối
trộn khác nhau tạo giá thể nền cho quá trình nhân giống.

14



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và
phân vi sinh với tỷ lệ phối trộn khác nhau đến sức sống, khả năng sinh trưởng, phát
triển của mầm Cỏ ngọt.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.3 và 3.4
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: cát, đ ất rác và phân vi sinh đến
sức sống của mầm giống Cỏ ngọt

Chỉ tiêu

Tỷ lệ phối
trộn

Số
mẫu

Tỷ lệ
sống

CCC
(cm)

CT

C: Đr; Pvs

CT1

1 : 0: 1/5


100

71,66b

8,56 a

7,00 a

CT2

1 :1 :1/5

100

79,00a

8,63 a

6,66 a

CT3

1: 2 : 1/5

100

83,66a

8,66 a


6,20 a

CT4

1: 3 :1/5

100

84,66a

8,00a

6,26 a

8,57
5,7

0,88
5,5

1,02
8,3

LSD 5%
CV%

(%)

SL


Đặc điểm cây
giống
Cây nhỏ, lá mỏng,xanh
nhạt,sinh trưởng chậm
Cây nhỏ,lá mỏng,xanh nhạt,
sinh trưởng chậm
Cây to, lá dày, xanh, sinh
trưởng nhanh
Cây to, lá dày, xanh, sinh
trưởng nhanh

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ thì khơng có sự sai khác về
mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác, phân vi sinh đến
sức sống của mầm ươm
Kết quả nghiên cứu bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy:

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các cơng thức có tỷ lệ phối trộn thành phần giá thể khác nhau, cho thấy sự
sai khác nhau về các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, đặc điểm hình thái của cây giống. Cụ thể
là:
Các CT nghiên cứu có sự biến động theo 1 quy luật chung, hỗn hợp giá thể
có tỷ lệ phối trộn Cát càng ít thì cho thấy sức sống của cây giống càng cao.
Công thức 1: Hỗn hợp của 1 Cát + 1/5 Phân vi sinh, giá thể phố trộn đơn

giản, có giá thành rẻ, cho tỷ lệ sống thấp nhất 71,66%. Cây nhỏ, lá mỏng, sinh
trưởng chậm. cây phát triển yếu, khi xuất cây phần lớn không giữa được bầu. Điều
này được giải thích là do, giá thể có thành phần Cát lớn, kết cấu rời rạc, dễ đốt nắng
về mùa hè, khi tưới nước gây hiện tượng bắt nắng lên mầm.
Cơng thức 2: Mặc dù khơng có sự sai khác tỷ lệ sống so với cơng thức 3,4
nhưng có sự sai khác chỉ tiêu này với công thức 1. Tỷ lệ sống đạt 79,00%, chiều
cao cây 8,63 cm, số lá đạt 6,66 lá, cây nhỏ lá mỏng, sinh trưởng chậm, từ kết quả
trên cho thấy: khi bổ sung thành phần đất rác vào trong hỗn hợp giá thể có hiệu quả
rõ rệt
Cơng thức 3,4: khơng có sự sai khác về các chỉ tiêu nghiên cứu cũng như
đặc điểm cây giống: Cây to, lá dài, sinh trưởng nhanh. Tỷ lệ sống ở công thức phối
trộn theo tỷ lệ 1:2:1/5 là 83,66%, công thức phối trộn theo tỷ lệ 1 :3 : 1/5 là 84,66%
cao hơn hẳn so với các CT1 và CT2. Điều này được giải thích khi thay đổi tỷ lệ Đất
rác lớn hơn Cát, giá thể Cát đóng vai trò là chất độn, do đặc điểm cấu tạo của các
hạt cát lớn hơn nhiều so với các hạt mùn trong thành phần Đất rác sẽ tạo được độ
xốp và thống khí hơn cho giá thể dẫn tới khả năng hút nước và khơng khí của hệ
rễ cây giống cũng tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của mầm giống
Cỏ ngọt.
Các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá khơng có sự sai khác ở mức có ý nghĩa
giữa các cơng thức phối trộn.
Kết luận: Trong các công thức nghiên cứu với tỷ lệ phối trộn khác nhau cho
thấy công thức 3 và 4, cây giống có sức sống cao nhất ở hỗn hợp giá thể này, do đất
rác có giá thành cao hơn so với cát phù sa nên để đảm bảo hạ giá thành ta chọn
công thức 3 tỷ lệ phối trộn: 1 Cát + 2 Đất rác

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Bảng 3.4: Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác, phân vi sinh đến khả
năng sinh trưởng, phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt

Tỷ lệ
phối

CT

trộn

Ngày

SR

CDR

(rễ)

(cm)

9

5,06 b

2,30 b

Trắng, nhỏ, ngắn

+


bắt đầu
ra rễ

Hình thái rễ

Chất lượng
rễ

CT1

Đs : Đr
1 :0

CT2

1:1

9

4,86b

2,50 a

Trắng đục, nhỏ, ngắn

+

CT3

1:2


9

6,20a

2,60 a

Trắng ngà, mập

++

CT4

1:3

9

8,73 a

3,23 a

Trắng ngà, mập

++

3,57
30,6

0,90
18,2


LSD 5%
CV%

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ thì khơng có sự sai khác
về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0.05

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn của hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và
phân vi sinh đến khă năng sinh trưởng phát triển rễ của mầm ươm
Kết quả nghiên cứu bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho thấy:
Khi sử dụng thành phần giá thể: Cát, đất rác và phân vi sinh với các tỷ lệ
phối trộn khác nhau đã cho thấy sự sai khác ở mức có ý nghĩa về các chỉ tiêu
nghiên cứu: Số rễ, chiều dài rễ, cụ thể là:
Chỉ tiêu số rễ, xét về mặt thống kê có sự sai khác giữa CT1 và CT2 so với
CT3 và CT4, ở công thức thành phần giá thể Cát + 1/5 phân vi sinh cho số rễ rất ít
5,06 rễ nó chỉ gần bằng ½ số rễ thấp nhất ở thí nghiệm hỗn hợp giá thể: Đất sạch và

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đất rác, từ kết quả trên cho thấy trong hỗn hợp giá thể có thành phần cát lớn hết
sức bất thuận cho sự phát triển của cây giống trên khay.
Chất lượng giá thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của rễ cây
giống, nó có tác dụng kích thích rễ phát triển nhanh hoặc làm cho rễ phát triển
chậm lại, dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài rễ thấp nhất ở CT1 hỗn
hợp giá thể: 1 Cát + 1/5 phân vi sinh, dù đã bổ sung 1 lượng phân vi sinh bằng 1/5
tổng lượng giá thể. Ở CT2, CT3 và CT4 khơng có sự sai khác ở mức có ý nghĩa về
chỉ tiêu nghiên cứu này, chiều dài rễ đạt cao nhất ở CT4 3,32 cm, chất lượng rễ tốt.

Kết luận:
- Chất lượng cây giống, tính hiệu quả của quá trình ươm sẽ tăng khi tăng
thành phần đất rác trong giá thể.
- Với công thức 1 cát + 1/5 phân vi sinh, các chỉ tiêu về cây giống kém,
không thấy có hiệu quả trong việc ươm mầm là do, kết cấu của cát quá rời rạc,
thấm nước và thoát nước nhanh, giá thể trong các ngày đầu sau khi gieo không giữ
được độ ẩm 80-85%. Cây mầm trong 4-5 ngày đầu chưa ra rễ, mầm hút nước từ giá
thể chủ yếu thẩm thấu qua các mô tế bào ở thân mầm vì vậy giá thể phải ln giữ
được độ ẩm cần thiết để kích thích q trình ra nốt sần tạo rễ. Mặt khác do giá thể
có thành phần chủ yếu là cát, thốt nước mạnh có thể diễn ra quá trình hút nước
ngược từ mầm cỏ ngọt sang giá thể gây héo và khô mầm.
- Với các công thức có bổ sung thêm thành phần đất rác, do đặc tính của đất
rác giữa ẩm tốt, trong thành phần của nó có các chất dinh dưỡng cần thiết kích
thích q trình ra rễ, phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt.
Kết luận chung: Kết quả nghiên cứu về sức sống, cũng như khả năng sinh
trưởng, phát triển của rễ cho thấy CT 1Cát + 3 Đất rác + 1/5 phân vi sinh là tỷ lệ
phối trộn thích hợp nhất trong việc sử dụng hỗn hợp giá thể Cát, Đất rác,
phân vi sinh để ươm giống M2 trên khay.
3.1.3. Hỗn hợp giá thể: xơ dừa, đất rác và phân vi sinh.
Do trong q trình sản xuất cây giống cịn phải sử dụng nhiều ngun liệu
được sản xuất sẵn vì vậy nó phải mua về với giá thành khá cao. Để giảm chi phí sản
xuất cây giống xuống mà vẫn đảm bảo chất lượng cây giống. Tôi chọn giá thể xơ

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

dừa là loại mua về với nguyên liệu thô ban đầu, tự xay nhỏ, ủ và được khử trùng.
Nhằm xem xét thay thế giá thể chế biến sẵn ngồi thị trường.

Thí nghiệm 3; Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: Xơ dừa, đất
rác và phân vi sinh đến sức sống, khả năng sinh trương, phát triển rễ của mầm
Cỏ ngọt
Kết quả nghiên cứu được thể hiện bảng 3.5 và bảng 3.6;
Bảng 3.5:

Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: xơ dừa, đất rác và phân vi sinh đến sức
sống của mầm giống Cỏ ngọt

Tỷ
CT

lệ

phối

trộn
Xd : Đr : pvs

Số
mẫu

Tỷ lệ
sống
(%)

CCC
(cm)

SL


CT1

1 : 0 :1/5

100

66,33a 6,83 a

4,86

CT2

1 : 1:1/5

100

67,33a 7,53 a

6,26

CT3

1 : 2 :1/5

100

65,00a 8,56 a

6,40


CT4

1 : 3 :1/5

100

67,33a 9,23 a

6,26

2,97
2,4

2,9
26,3

LSD 5%
CV%

1,81
12,0

Đặc điểm cây
giống
Cây nhỏ, lá mỏng,xanh
nhạt,sinh trưởng chậm
Cây nhỏ,lá mỏng,xanh
nhạt, sinh trưởng chậm
Cây to, lá dày, xanh, sinh

trưởng nhanh
Cây to, lá dày, xanh, sinh
trưởng nhanh

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ thì khơng có sự sai khác
về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α.

Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể: Xơ dừa, Đất rác,
phân vi sinh đến sức sống của mầm ươm
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 cho thấy:

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Kết quả phân tích thống kê giữa các CT có tỷ lệ phối trộn khác nhau trong
cùng một hỗn hợp giá thể: Xơ dừa, Đất rác, phân vi sinh khơng xảy ra sự sai khác
có ý nghĩa ở các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, chiều cao cây và số lá.
Xét chỉ tiêu tỷ lệ sống của mầm Cỏ ngọt sau khi ươm, cho thấy không có sự
sai khác giữa các CT nghiên cứu nhưng nhìn chung với hỗn hợp loại giá thể này tỷ
lệ sống của mầm thấp hơn nhiều so với hỗn hợp giá thể khác đã nghiên cứu ở 2 thí
nghiệm trên, tỷ lệ sống cao nhất ở CT2 và CT4 đạt 67,33%.
Chiều cao cây, số lá/ cây khơng có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các
CT nghiên cứu, hồn tồn đưa ra kết luận giống 2 thí nghiệm nghiên cứu về giá thể
ở trên. Tỷ lệ phối trộn giá thể không ảnh hưởng đến chiều cao cây và số lá /cây.
Khi quan sát đặc điểm của cây giống ở các CT có tỷ lệ phối trộn khác nhau
cho thấy, ở các CT có tỷ lệ Đất rác cao hơn Xơ dừa cây giống cho hình thái đẹp
hơn; cây to, lá dày, sinh trưởng nhanh. Kết quả này có thể được giải thích như sau,
trong thành phần giá thể xơ dừa đóng vai trị là chất chính (Đất rác đóng vai trị là

chất độn) do tính chất của xơ dừa có nhiều xenlulo, khá khó khăn trong việc phân
hủy chúng triệt để, khi sử dụng chúng làm giá thể ươm mầm giống Cỏ ngọt thì quá
trình phân hủy xenlulo này vẫn tiếp tục xảy ra, sự phân hủy này làm tăng nhiệt độ
của giá thể, kết hợp với quá trình tưới tắm kích thích các loại mầm mốc phát triển
làm cho cây giống sinh trưởng phát triển kém. Hỗn hợp giá thể có Đất rác đóng vai
trị là chất chính (Xơ dừa là chất độn), do đất rác có tính chất tơi xốp, giàu chất
dinh dưỡng, giữ ẩm tốt, công thêm tỷ lệ rất ít xơ dừa tạo độ thơng thống cho cây
mầm vì vậy cây có sức sống cao, cho hình thái ngồi đẹp hơn.
Kết luận: Từ kết quả phân tích ở trên ta thấy rằng, dù ở CT3 và CT4 cho
hình thái cây đẹp song chỉ tiêu tỷ lệ sống ở hỗn hợp loại giá thể này còn chưa cao.
Vì vậy, hỗn hợp này cho cây giống có sức sống chưa cao trong việc ươm mầm Cỏ
ngọt giống M2 trên khay.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể: Xơ dừa, Đát rác, phân vi sinh đến khả năng sinh
trưởng, phát triển rễ của cây giống.

Ngày
CT

Tỷ lệ phối bắt
trộn

SR

CDR

đầu ra (rễ)

(cm)

rễ


20

Hình thái rễ

Chất lượng
rễ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CT1
CT2

1 :0
1:1

9
9

6,40 a
3,13 a

2,50 a
1,13 a

Trắng, nhỏ, ngắn
Trắng ngà, mập

+
++


CT3

1:2

9

9,26 a

2,50 a

Trắng đục, nhỏ, ngắn.

+

CT4
LSD 5%
CV%

1:3

9

8,73 a
5,62
43,4

3,66 a
1,76
38,2


Trắng ngà, mập

++

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ thì khơng có sự sai khác về
mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05

Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể: Xơ dừa, Đất rác,
phân vi sinh đến khả năng sinh trưởng phát triển rễ của mầm ươm
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 cho thấy:
Tỷ lệ phối trộn khác nhau của hỗn hợp giá thể: Xơ dừa, Đất rác và phân vi
sinh khi phân tích thống kê khả năng sinh trưởng, phát triển của rễ về các chỉ tiêu
nghiên cứu khơng có sự sai khác giữa các công thức, cụ thể như sau:
Về số rễ/cây và chiều dài rễ ở cả 4 CT không xảy ra sự sai khác có ý nghĩa
về mặt thống kê, CT3 cho số rễ lớn nhất (9,26 rễ), CT4 đạt chiều dài rễ lớn nhất
(3,66 cm)
Cũng giống như sự biến thiên giữa các CT về sức sống, chất lượng rễ tốt ở
CT2 và CT4.
Kết luận chung:
- Chiều cao mầm không chịu ảnh hưởng của thành phần giá thể.
- Ở TN này cho chất lượng cây giống thấp hơn 2 TN trên, cho thấy việc sử dụng xơ
dừa trong thành phần không đạt hiệu quả mong muốn.

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Thành phần giá thể ảnh hưởng rất quan trọng trong sự sinh trưởng phát
triển và chất lượng giống Cỏ ngọt.
- Chiều cao cây, số lá không xảy ra sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa
các công thức nghiên cứu.
- Thành phần giá thể không ảnh hưởng lớn đến thời gian ra rễ của Cỏ ngọt.
- Trong các công thức nghiên cứu trên cho thấy công thức cho chất lượng
cây giống tốt nhất nằm ở thí nghiệm 1, 2 trong đó thí nghiệm 1 với CT4 cho chất
lượng giống Cỏ ngọt tốt nhất. Nếu xét qua cả 3 thí nghiệm ta thấy vai trị quan
trọng của thành phần đất rác trong giá thể đối với sinh trưởng, phát triển và chất
lượng của Cỏ ngọt.
2. Kiến nghị
- Do thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và
năng suất cây Cỏ ngọt trong giai đoạn nhân giống, do đó ảnh huởng của giá thể
trong quá trình sinh trưởng và phát triển của Cỏ đến khi thu hoạch vẫn chưa đươc
nghiên cứu, đề nghị cần có các nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể trong suốt quá
trình sinh trưởng của cây.
- Đề tài chỉ mới nghiên cứu trên 3 thí nghiệm với một số thành phần giá thể
khác nhau, vì vậy đề nghị có các đề tài nghiên cứu mở rộng hơn về thành ảnh
hưởng của giá thể đến sinh trưởng và phát triển của Cỏ ngọt, có kết quả đầy đủ hơn
góp phần đưa vào quy trình trồng cây Cỏ ngọt trên diện rộng.

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khóa luận tốt nghiệp.
2.

3.
4. />5. http:// www.Stevia Ventures.com.vn
6. Tài liệu của công ty CP đầu tư phát triển Stevia Á Châu.
7.

http://www.

rausach.com.vn/form

-

post-asp?TID=1977&litte=tm-

giongcongot
8. />9. Nguyễn Thượng Chánh,DVM - Cỏ ngọt Stevia, http//:www.npfc.vn

23



×