Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đông 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.66 KB, 35 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa
ăn hàng ngày của mọi gia đình. Rau cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần
thiết cho sự phát triển của cơ thể như: vitamin, protein, lipit,
khoáng chất, hydrat cacbon…và các chất xơ cần thiết cho sự tiêu hoá.
Rau là nguồn cung cấp vitamin rất phong phú về thành phần và hàm
lượng
lại rẻ tiền.
Thời gian gần đây, khi mà đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu cầu
con người về rau càng cao khơng chỉ là số lượng mà cịn cả chất lượng
rau. Trong khi đó, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho diện
tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp dần trong đó có cả diện tích đất trồng
rau, mặt khác chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt đô thị ảnh
hưởng mạnh tới nền nông nghiệp bền vững nói chung và an tồn thực
phẩm
nói riêng trong đó có ngành sản xuất rau.
Hiện nay, rau được bày bán tràn ngập trên thị trường các thành phố
lớn, những khu đông dân cư với số lượng khá lớn. Tất cả các hộ ở Việt
Nam đều tiêu thụ rau quả. Trong điều tra mức sống ở Việt Nam năm
1998
cho biết tất cả các hộ đều tiêu thụ rau, với mức tiêu thụ trung bình
hàng năm là 53,25 kg rau đối với một người [15]. Tuy nhiên, chất lượng
của rau trên thị trường chưa được quan tâm đúng đắn cụ thể như thực
trạng rau không sạch, nhiều tàn dư chất bảo vệ thực vật do quá lạm
dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng quá nhiều chất kích thích tăng
trưởng. Trong khi đó rau sạch bày bán trong các cửa hàng hay siêu thị
lại có giá cao mà vẫn khơng đảm bảo được chất lượng, chưa phù hợp với
thu nhập của đại đa số người dân. Rau tự trồng không chỉ đáp ứng được
nhu cầu trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày mà nó cịn là một cách
trang trí cho căn nhà của mình. Tự thiết kế cho mình một vườn rau nho


nhỏ ở sân thượng, ban công, hành lang tạo cho ta một không gian thú vị
giúp giảm stress hiệu quả. Như vậy có được những khay, thùng xốp để
trồng rau là điều mong muốn của người dân sống trong các đô thị chung
cư,…
Một giải pháp đặt ra là trồng rau trong các hộp xốp với các giá thể
trồng: xơ dừa, trấu hun, đất bột,…tốn một diện tích nhỏ, có thể đặt
trên nhiều vị trí khác nhau, tận dụng nhiều khoảng trống trong nhà,
khơng tốn nhiều kinh phí, đơn giản, tận dụng được lao động những lúc
nhàn rỗi, rau tự trồng nên an toàn và đáp ứng được nhu cầu trực tiếp
trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó thì phương thức sản xuất này


giúp người trồng có thời gian thư giãn làm giảm những stress của cuộc
sống. Trồng rau trong khay xốp tuy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa
được ứng dụng rộng rãi vào thực tế.
Rau trồng trong khay chậu sinh trưởng, phát triển và cho năng
suất cao phụ thuộc vào vật liệu làm khay chậu, tỉ lệ phối trộn giá
thể, quy trình chăm sóc hợp lí,…song ảnh hưởng của giá thể đóng vai
trị quan trọng.
Để giải pháp trên được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, tìm được loại
giá thể phù hợp nhất thì cần sự nghiên cứu của các nhà nơng học. Với
nhiệm vụ đó chúng tơi tiến hành đề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất, chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đơng 2009”
1.2. Mục đích, u cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, các yếu tố
cấu thành năng suất và chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp với
các công thức phối trộn giá thể khác nhau, xác định được công thức
phối trộn giá thể phù hợp nhất làm tăng năng suất, chất lượng dưa

chuột. Từ đó góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột
trong khay xốp phục vụ sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại
trên cây dưa chuột trồng trong khay xốp với những công thức phối trộn
giá thể khác nhau.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của dưa chuột.
- Xác định được công thức phối trộn giá thể thích hợp cho sản xuất dưa
chuột trong khay xốp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dưa chuột trồng trong khay xốp với
những công thức phối trộn giá thể khác nhau.


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây dưa chuột
Điều kiện môi trường tác động đến sinh trưởng của cây dưa, bao
gồm: khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ), thổ nhưỡng, yếu tố sinh vật
và tác động của con người. Về mặt sinh lý học cây dưa chuột phản ứng
mạnh với tác động của điều kiện ngoại cảnh.
2.1.1. Nhiệt độ:
Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá
đặc biệt là nhiệt độ thấp [2]. Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, u
cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sinh trưởng, phát triển. Dưa chuột yêu
cầu đất ấm áp để nảy mầm, nhiệt độ bình thường tối thiểu từ 10-180C.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nảy mầm là rất lớn vì vậy phải
nghiên cứu kỹ mới đi đến quyết định khi nào và ở đâu có thể gieo thẳng
dưa chuột. Nhiệt độ tối thiểu cho dưa chuột nảy mầm là 15,50C, nhiệt
độ tối đa là 40,50C, nhiệt độ thích hợp là >15,5-350C. Nhiệt độ thích
hợp cho sinh trưởng là 200C. Ở 120C cây sinh trưởng rất chậm, ở nhiệt
độ thấp kéo dài (150C) các giống sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn,

lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa. Ở 50C hầu hết các giống dưa chuột
có nguy cơ bị chết rét, khi nhiệt độ lên cao 400C cây ngừng sinh
trưởng, hoa cái không xuất hiện. Lá bị héo khi nhiệt độ trên 400C. Hầu
hết các giống dưa chuột đều phải qua giai đoạn xn hố ở nhiệt độ
20-220C [1].
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian ra hoa của cây. Nhiệt
độ thích hợp cho cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt
độ càng thấp thời gian càng kéo dài. Tổng tích ơn từ lúc hạt nảy mầm
đến thu quả đầu tiên ở các giống địa phương là 9000C, đến kết thúc là
16500C [3]
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17-240C, nhiệt độ quá
cao hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm sức sống hạt
phấn, đó chính là nguyên nhân giảm năng suất [4].
2.1.2. Ánh sáng:
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa sáng ngày ngắn, độ dài chiếu sáng thích
hợp cho cây sinh trưởng phát dục là 10-12 giờ/ngày. Phản ứng của dưa
chuột đối với ánh sáng không phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo
trồng. Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát
triển giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất
lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng 15000-17000
lux [5] [3].
Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển kém, ra hoa


cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ rụng, năng suất quả
thấp, chất lượng quả giảm, hương vị kém [1].
Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu sáng trong quá trình phát
sinh cũng khác nhau. Thí nghiệm đã kết luận rằng dưa chuột ở tuổi
20-25 ngày sau khi nảy mầm có phản ứng thuận với độ dài chiếu sáng
dưới 12 giờ [4].

2.1.3. Độ ẩm:
Dưa chuột là loại cây chịu hạn, chịu úng kém. Trong thân cây nước
chiếm 91,3%, trong quả chứa tới 93-95% nước, bộ lá dưa chuột to, hệ số
thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao, là cây đứng đầu về
nước trong họ bầu bí, độ ẩm thích hợp cho cây dưa chuột là 85-90%, độ
ẩm khơng khí: 90-95%. Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên
từ 90-100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột kém chịu hạn, nếu thiếu nước
cây khơng những sinh trưởng kém mà cịn tích luỹ chất cucurbitancin gây
đắng trong quả. Chất này thường tập trung nhiều ở phần cuối thân và
dưới lớp vỏ cây.
Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng và
cây dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra hoa, tạo quả yêu cầu lượng nước
cao nhất. Hạt nảy mầm, yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt
[6].
2.1.4. Đất và dinh dưỡng:
Cây dưa chuột ưa thích đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ
pH từ 5,5-6,8 và tốt nhất từ 6-6,5. Dưa chuột gieo trồng trên đất thịt
nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Cây dưa chuột yêu cầu độ phì trong đất rất cao. Dinh dưỡng khống
khơng đủ ảnh hưởng khơng tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Bón phân chuồng với phân khống một cách hợp lý sẽ làm tăng lượng
đường trong quả. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối
thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ làm
tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Cây dưa chuột lấy dinh dưỡng từ đất ít
hơn rất nhiều so với cây rau khác (cà chua, cải bắp). Thí dụ: nếu năng
suất dưa chuột là 30 tấn/ha thì lượng NPK do cây lấy đi từ đất là 170
kg, trong khi đó cải bắp muộn năng suất là 70 tấn/ha, yếu tố NPK cây
sử dụng là 630 kg [1].
Khi nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa chuột
thấy rằng: dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, thứ đến đạm

rồi đến lân. Khi bón N60 P60 K60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33%
lân và 100% kali. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng
lại
nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ,
đặc
biệt là phân chuồng có tác dụng rõ rệt làm tăng năng suất ruộng dưa
chuột [6].


Bên cạnh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai
trị hết sức quan trọng. Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung
dịch phân đa lượng bón cho cây sẽ thu được quả có chất lượng cao, đặc
biệt trộn hạt dưa với phân vi lượng trước sẽ làm tăng năng suất từ
50-60 tạ/ha [7].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước:
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về trồng rau trong khay chậu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu vật liệu và kích thước khay chậu dùng để trồng rau
Trồng cây trong giá thể là biện pháp trồng cây trong các giá thể tự
tạo không phải là đất. Dinh dưỡng được cung cấp cho cây thông qua phân
bón trộn trong giá thể và bón thúc. Giá thể được để trong những khay
chậu. Khay chậu có thể làm bằng gỗ, xốp, đất nung, sành, sứ, đá, kim
loại,…tuỳ vào điều kiện mà người trồng có thể chọn lựa và sử dụng theo
sở thích của mình.
Theo GS. Mary Meyer, trường Đại học Minnesota cho rằng khay chậu
cho
trồng cây trong giá thể có thể là bất cứ vật liệu gì giữ được giá thể
và thốt nước, có thể lựa chọn các loại khay chậu sau:
- Khay chậu làm bằng đất nung hoặc đất sét: loại này được sử dụng từ
lâu, giúp cho sự trao đổi oxi trong khay chậu thuận lợi cho sự phát
triển bộ rễ cây trồng. Tuy nhiên loại giá thể này nặng và nhanh mất

nước.
- Khay chậu làm bằng gỗ: dễ chế tạo, có khả năng cách nhiệt tốt, phải
thay thế nếu sử dụng lâu.
- Khay chậu làm bằng kim loại: có khả năng cách nhiệt kém, có thể rất
nóng hoặc rất lạnh tuỳ theo thay đổi nhiệt độ bên ngồi, khay chậu cỡ
lớn ít bị ảnh hưởng hơn.
- Khay chậu làm bằng chất dẻo và sợi thuỷ tinh: nhẹ, giữ ẩm lâu, đặc
biệt là có rất nhiều màu sắc nên dễ nhìn và hấp dẫn.
- Khay chậu làm bằng đá: loại khay chậu này trọng lượng lớn, đắt, khó
tìm và khi trồng cây khả năng thốt nước kém.
- Khay chậu làm bằng đồ gốm tráng men: khay chậu loại này đẹp, bắt mắt
nhưng khơng thơng thống cho sự phát triển của rễ cây.
Tác giả Richard Jauron và cộng sự [23] đưa ra kích thước tối thiểu của
khay chậu và số lượng cây trồng cho một số cây như sau:
Cây trồng
Kích thước tối thiểu của khay chậu
Bắp cải 1 gallon
-

Số cây/1 khay chậu


Củ cải đường 2 gallon
1
Cà rốt 2 gallon
Dưa chuột
1 gallon
2
Cây cà 2 gallon
1

Đậu xanh
1 gallon
2-3
Rau diếp
1 gallon
4-6
Mùi tây ½ gallon
1
Ớt
2 gallon
2
Củ cải đỏ
2 gallon
Rau dền 1 gallon
Củ cải đường Thuỵ Sĩ 1 gallon
1
Cà chua Chery 1 gallon
1
Cà chua Standard
3 gallon
1
( 1 gallon= 4,546 lít ở Anh)
Tuy nhiên theo Tammy Kohleppel và Dan Lineberger [16], khay chậu
làm
bằng bất cứ vật liệu gì và kích cỡ bao nhiêu đều phải có lỗ thốt
nước. Lỗ thốt nước có thể ở đáy hoặc ở mặt bên của khay chậu. Ở bên
dưới đáy của khay chậu nên bổ sung 1 lớp sỏi thô dày 1 inch để dễ
thốt nước.
2.2.1.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể
Theo các nhà khoa học của Trung tâm nhà vườn, trường đại học

Maryland
bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu và
cách bón như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, nhu
cầu của cây, loại giá thể, loại khay chậu,… Mỗi thời kỳ sinh trưởng
của cây rau có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Vào thời kỳ nảy mầm
cây sống nhờ vào năng lượng dự trữ trong hạt, không cần lấy dinh dưỡng
từ đất, nhu cầu dinh dưỡng của cây trong giai đoạn này không cao. Sau
đó cùng với sự phát triển của rễ, thân lá sự hấp thụ dinh dưỡng trong
đất tăng lên. Và vào cuối thời kỳ phát triển các cơ quan tích luỹ dinh
dưỡng đã hồn thiện thì ở tất cả các loại rau nhu cầu dinh dưỡng giảm
mạnh. Các loại rau ngắn ngày như rau dền, rau cải…có thời gian sinh
trưởng từ lúc gieo trồng tới thu hoạch khoảng 30 ngày thì trong suốt
q trình sinh trưởng chỉ bón 1-2 lần. Cịn các loại rau dài ngày như:
cà chua, dưa chuột, ớt…thì cần phải bón nhiều hơn có thể là 2 tuần/lần
hoặc hơn. Phân bón dạng dung dịch hoặc dạng bột thì sử dụng thuận tiện
và hiệu quả vì dinh dưỡng được cung cấp nhanh chóng.
Phân bón cho cây trồng có thể chia làm 2 loại là phân chậm tan và phân
dễ tan. Theo Karen Demboski và cs., cả 2 loại phân bón này đều cần
thiết cho cây trồng trong khay chậu bởi vì hầu hết các loại giá thể
đều khơng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát
triển tốt nhất. Các tác giả cũng giới thiệu một số loại phân có thể sử


dụng như: phân chậm tan Osmocote có tỷ lệ 14-14-14, 10-10-10 hay
13-13-13, phân dễ tan như: Peter 20-20-20, Miracle Gro 15-30-15. Phân
chậm tan nên sử dụng ngay từ đầu khi phối trộn giá thể, phân dễ tan sử
dụng khi cây bắt đầu sinh trưởng cho sản phẩm với lượng 1-2 tuần/lần
[22].
Theo Bunt (1965) [21], hỗn hợp bầu gieo hạt (tính theo thể tích) 1
than bùn rêu nước + 1 cát bổ sung 2,4kg đá vôi nghiền + 0,6kg

supephotphat 20% + 285g KNOP3. Nhưng ở hỗn hợp bầu trồng cây 3
than
bùn rêu nước + 1 cát thì bổ sung 1,8kg đá vôi nghiền + 1,5kg
supephotphat 20% + 740g KNOP3 + 1,2g NH4NO3.
Lawtence và Neverell (1950) [17] cho biết ở Anh bổ sung 1,5kg đá vôi
nghiền và 3kg supephotphat 20%P2O5 vào 1m3 hỗn hợp giá thể là hợp lí.
Nhưng khi sử dụng cho hỗn hợp trồng cây là 1,5kg đá vôi nghiền + 8,5kg
phân bazơ + 12kg phân N-P-K dạng 5-10-10 cho 1m3 hỗn hợp bầu.
Theo Kaplina (1976) hỗn hợp làm bầu cho bắp cải, cải xanh và dưa chuột
được bổ sung 1g N, 4g P2O5, 1g K2O cho 1kg hỗn hợp giá thể cho cây
con
sinh trưởng, phát triển tốt hơn trồng cây trực tiếp từ hạt. Ngồi ra
tác giả cịn cho biết vai trị của chất khống có ảnh hưởng trực tiếp
đến tốc độ sinh trưởng của cây con. Có thể trộn thêm 0,5kg supelân cho
10kg hỗn hợp giá thể nhằm xúc tiến quá trình hình thành và phát triển
của hệ rễ.
2.2.1.3. Nghiên cứu về giá thể trồng rau
Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn
từ các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa,
cát, bột đá…tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thơng thống và
có khả năng giữ nước tốt.
Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than
bùn có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế
cho
đất. Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên
về nhập khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng
khai thác việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. Thực tế, mơi
trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp
bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả
năng

giữ nước và làm thống khí, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng, sạch bệnh. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều cơng
thức phối trộn, dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu có tỉ lệ
1:1:1 là cát rây + đất vườn + phân hữu cơ; đất vườn + bột xơ dừa +
phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa.[8]
Theo Lawtence; Newell (1950) [17] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp đất


mùn + than bùn + cát thơ (tính theo thể tích) có tỉ lệ 2:1:1 để gieo
hạt, để trồng cây là 7:3:2.
Theo Kaplina (1976), đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần
giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp, cái
xanh nếu thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần
phân bò và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1 gK2O thì
năng suất sớm đạt 181,7 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm than bùn 3
phần + mùn 1 phần + phân bị 1 phần và lượng chất khống như trên thì
năng suất sớm đạt 170 tạ/ha. Khơng chỉ đối với cải bắp, cải xanh mà
đối với dưa chuột cũng thế. Nếu thành phần giá thể cây con gồm 4 phần
mùn + 1 phần đất đồi và trong 1 hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5 và
1g K2O thì năng suất sớm đạt 238 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm 4
phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm đạt 189 tạ/ha.
Roe và cs. (1993) [18] việc ứng dụng sản xuất giá thể đặt nền tảng cho
việc phòng trừ cỏ dại sinh trưởng giữa các hàng rau ở các thời vụ.
Chất thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại
giá thể. Nhờ vào kỹ thuật, công nghệ mà làm tăng chất lượng cây và
giảm thời gian sản xuất. Cho thấy lợi nhuận của việc sử dụng giá thể
trên vùng đất nghèo dinh dưỡng làm tăng độ màu mỡ của đất, tăng thêm
lượng đạm trong đất và làm tăng năng suất rau.
Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau châu Á khuyến cáo việc sử dụng rêu
than bùn hoặc chất khoáng được coi như mơi trường tốt cho cây con. Ví

dụ: đối với ớt, sử dụng 3 phần than bùn + 1 phần chất khoáng. Hỗn hợp
đặc biệt bao gồm đất + rêu than bùn + phân chuồng. Trấu hun và trấu
đốt cũng được sử dụng như thành phần của hỗn hợp [19].
Masstalerz (1997) [20] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính
theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét và
mùn cát có tỉ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm
5,5- 7,7g bột đá vôi và 7,7- 9,6g supe photphat cho 1 đơn vị thể tích.
Bunt (1965) [21] sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (tính theo thể tích) 1
than bùn rêu nước + 1 cát + 2,4kg/m3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trồng
cây: 3 than bùn rêu nước + 1 cát + 1,8kg đá vôi nghiền đều cho thấy
cây con mập, khoẻ.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể
Ngô Thị Hạnh (1997),[12] Viện rau quả Hà Nội đưa ra công thức phối
trộn giá thể cho gieo cải bao trong khay gồm đất + cát + phân chuồng +
trấu hun theo tỷ lệ 3:1:1:1 và lượng NPK là 500g sunphat amon, 500g
supe photphat và 170g clorua kali trong 1tấn giá thể.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hữu Phan (2001) [13] qua thực tế cho biết:
trong nhà lưới có mái che, cứ 100kg đất than bùn thì trộn 10kg vơi
bột, 10kg supe lân và 6kg N-P-K con cị (13-8-12) và ủ 1-2 tháng rồi


đem vào khay để gieo hạt.
Theo Tạ Thu Cúc và cs., (2000) [1] cứ 10 kg giá thể gieo hạt rau trộn
thêm 0,5 kg supe lân để xúc tác quá trình hình thành và sinh trưởng
của rễ.
2.2.2.2. Nghiên cứu giá thể trồng rau
Trước đây giá thể chủ yếu sử dụng là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã
được thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng
tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lí tưởng là loại có khả năng giữ nước

tương đương với độ thống khí. Khả năng giữ nước và độ thống khí của
giá thể được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó.
Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều
nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn,
nhiều khơng khí nhưng mất nước nhanh [25].
Giá thể lí tưởng phải có những đặc điểm:
- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thống khí.
- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.
- Thấm nước dễ dàng.
- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân huỷ an tồn cho mơi trường.
- Nhẹ, rẻ và thơng dụng.
Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ
hạt đậu), đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại
vật liệu có nhiều thớ, sợi, rất được các trang trại lớn ở nước ngồi
ưa chuộng),...Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm
từng loại.
Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, Tiến sĩ Lê Thị Khánh, Trưởng bộ
môn Khoa học nghề vườn thuộc khoa Nông học, Trường Đại học Nông
lâm
Huế đã trồng thử nghiệm rau sạch trên giá thể thành cơng. Đây là mơ
hình trồng rau sạch đầu tiên tại Thừa Thiên Huế nói riêng và miền
Trung nói chung, mở ra nhiều hướng phát triển mới cho nông nghiệp.
Hiện nay, Tiến sĩ Lê Thị Khánh đã thành công trong việc tạo ra giá thể
bằng trấu hun, mùn cưa, vỏ lạc ủ, đầu tôm ủ, rơm sau khi đã trồng nấm.
Đây là những nguyên liệu sẵn có, dễ làm, không mất tiền mua, lại giải
quyết được vấn đề vệ sinh môi trường. Điều đặc biệt giá thể sau thời
gian nuôi rau sạch (khoảng 3-4 năm) trong nhà lưới, có thể dùng vào
việc bón phân cho cây cảnh [20].
Cũng sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mơ hình
trên diện rộng thành cơng, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và

dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nơng hố đưa ra
khuyến
cáo bà con nơng dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật
trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá thể sinh học
không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất


hữu cơ (OM), 1,2% đạm (N), 0,8% lân (P2O5), 0,7% kali (K2O) và các
dinh dưỡng trung và vi lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT
05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi
xốp, thống khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, khơng có tuyến trùng, hút và
giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng làm bầu
gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại
rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và thuận lợi [26].
Dòng sản phẩm đất Multi của Công ty TNHH Nguyên Nông Gino đã
được xử
lý bằng công nghệ sinh học, thích hợp khí hậu Việt Nam để trồng trong
khay, chậu, máng, bồn hay luống. Thành phần chính của hệ Multi là giá
thể hữu cơ từ bụi xơ dừa, phân trùn quế, rong biển, hệ vi sinh vật hữu
ích, bánh dầu lên men,...Đây là nguồn hữu cơ lâu dài, thân thiện môi
trường, không chất độc và vi sinh vật gây hại; hồn tồn khơng có đất
thật, khơng dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh hoá học. Hệ Multi có
11 sản phẩm riêng được phối trộn khác nhau để tạo nền dinh dưỡng cân
đối cho nhiều loại cây trồng; đồng thời có sự kết hợp liên hồn giữa
các sản phẩm với nhau. Ví dụ: đất multi tổng quát, đất cho rau ăn lá,
đất rau ăn quả và hoa, đất ăn trái, đất ginut chuyên trồng rau mầm
[27].
Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2003) [11] qua nghiên
cứu bước đầu, đã đưa ra 5 công thức phối trộn giá thể cho 5 loại cây
trồng như sau: cây hồng Đà Lạt: than bùn 76,5% + bèo dâu 13,5% + đất

10%; cây cảnh: than bùn 76,5% + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10%
đất;
hoa giống: than bùn 45% + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất; ớt:
than bùn 67,5% + 22,5% trấu hun + 10% đất và cà chua: 67,5% than bùn
+
22,5% bèo dâu + 10% đất.
Theo Tạ Thu Cúc và cs., (2000) [1] ở những vùng có điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt và đối với những giống rau quý hiếm có thể gieo cây con
trong vườn ươm. Giá thể làm bầu gồm đất bột đã phơi ải, đập nhỏ, sạch
cỏ dại chiếm 1/3 khối lượng ruột bầu, 1/3 xỉ than và 1/3 phân chuồng
hoai mục trộn đều, cứ 10kg ruột bầu (chất bồi dưỡng cây giống) trộn
thêm 0,5kg supe lân để xúc tiến quá trình hình thành và sinh trưởng
của rễ. Nếu gieo hạt vào khay thì độ dày của chất bồi dưỡng tuỳ theo
loại cây trồng, trung bình từ 5-7cm.
Nghiên cứu về giá thể để trồng rau sạch cũng đã được Trường Đại học
An
Giang nghiên cứu, với đề tài: “Nghiên cứu một số giá thể trồng cải mầm
thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao”. Nghiên cứu sử dụng giá thể và
dinh dưỡng thích hợp cho việc trồng cải mầm được thực hiện tại khoa
Nông nghiệp TNTN- Trường Đại học An Giang từ tháng 5 đến tháng 8


năm
2005 với 4 loại giá thể rẻ tiền và có sẵn tại tỉnh An Giang là trấu,
tro trấu, đất hỗn hợp với các trường hợp khơng sử dụng hoặc có sử
dụng bổ sung phân cá, dinh dưỡng thủy canh rau châu Á (Hà Nội), dinh
dưỡng MS (Murashge Skoog) tự pha chế. Qua thí nghiệm đã cho thấy sử
dụng phân cá với giá thể tro trấu + trấu cho lợi nhuận cao 23.616
đồng/kg. Từ đó có thể thấy việc trồng cải mầm bằng giá thể là khá đơn
giản, dễ thực hiện, giá thể trồng rất dồi dào và ln có sẵn, chi phí

đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao.
Theo Dương Thiên Tước (1997) [10] để nhân giống cây trong vườn dùng
chậu, bồn để giâm. Dưới đáy bồn chậu nên lót bằng than củi để dễ thốt
nước, bên trên dùng 4/5 bùn ao phơi khô, đập nhỏ và 1/5 cát vàng (hoặc
cát đen) trộn phủ một lớp tro bếp mịn.
Đánh giá về các nguồn nguyên liệu sử dụng để phối trộn giá thể, đối
với rau giống và rau an toàn thì đất phù sa sơng Hồng và sơng Cửu Long
là thành phần cơ bản của giá thể. Tuy nhiên, tỉ lệ phối trộn ở miền
Bắc và miền Nam khác nhau phụ thuộc vào chất độn hữu cơ. Miền Bắc
chủ
yếu dùng trấu hun và rơm rạ mục, miền Nam chủ yếu là xơ dừa ngồi ra
có bổ sung than bùn và phân chuồng hoai mục [9].

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trên giống dưa chuột
VC 29- giống dưa chuột vô hạn, là giống lai F1 do Viện Rau – Hoa - Quả
Hà Nội mới chọn tạo ra.
* Vật liệu nghiên cứu:
- Giá thể sử dụng để trồng dưa chuột gồm:
+ Đất: đất màu được phơi khô, đập nhỏ, sàng, rây nhằm loại bỏ đất to,
sỏi đá và các vật hỗn tạp.
+ Trấu hun: vỏ trấu đem hun khơng hồn tồn, có tính thốt nước, thơng
thống, nhẹ, xốp, khơng ảnh hưởng đến độ pH.
+ Xơ dừa: giữ nước, thơng thống
+ Phân hữu cơ vi sinh: sử dụng phân hữu cơ sinh học Sông Gianh
- Khay xốp: rửa sạch, khử trùng bằng vơi, lót nilông đen



Kích thước khay xốp: dài 45cm, rộng 25cm, cao 30cm, dày 3cm
3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
* Địa điểm nghiên cứu:
Khu thí nghiệm khoa Nơng học- Trường Đại học Nơng nghiệp Hà NộiGia
Lâm- Hà Nội.
* Thời gian nghiên cứu:
Thí nghiệm được tiến hành từ 01/ 09/ 2009 đến 15/01/2010
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đông 2009
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí trong khay xốp theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên
RCD, mỗi cơng thức có 3 lần nhắc lại, trồng 4 cây/ 1 khay.
Thí nghiệm gồm 6 cơng thức giá thể được phối trộn như sau:
CTĐC: trồng ngoài ruộng sản xuất.
CT1: 30% đất + 70% trấu hun.
CT2: 50% đất + 50% trấu hun.
CT3: 70% đất + 30% trấu hun.
CT4: 50% đất + 50% xơ dừa.
CT5: 70% đất + 30% xơ dừa.
Mỗi khay xốp trộn thêm 1kg phân hữu cơ sinh học Sơng Gianh.
Trong cùng điều kiện chăm sóc, để so sánh sự sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng dưa chuột giữa trồng trong nhà lưới với trồng
ngoài ruộng sản xuất, chúng tơi bố trí thêm cơng thức trồng dưa chuột
ngồi ruộng sản xuất làm cơng thức đối chứng.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm các CT theo kiểu RCD:
CT1 CT4 CT3
CT3 CT5 CT4
CT2 CT1 CT2

CT4 CT2 CT5
CT5 CT3 CT1
Nhắc lại lần 1
Nhắc lại lần 2
Nhắc lại lần 3

3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
● Chỉ tiêu về sinh trưởng


- Thời gian sinh trưởng (ngày):
+ Từ gieo đến ngày mọc mầm
+ Từ gieo đến xuất hiện lá thật
+ Từ gieo đến khi xuất hiện tua cuốn
+ Từ gieo đến khi xuất hiện chùm hoa đầu tiên
+ Từ gieo đến khi hoa nở (50%)
+ Từ gieo đến khi bắt đầu đậu quả
+ Thời gian từ gieo đến khi thu quả lần đầu, các lần tiếp theo và lần cuối
Tổng thời gian sinh trưởng: từ khi gieo đến khi thu đợt quả cuối cùng
(ngày).
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinh
trưởng của thân chính, theo dõi 10 cây/1CT/lần nhắc lại, định kỳ 7
ngày theo dõi 1 lần.
- Đặc điểm hình thái thân: đường kính thân cuối cùng
- Động thái ra lá: đếm số lá/thân chính, theo dõi 10 cây/1CT/lần nhắc
lại, theo dõi 7 ngày/lần.
● Chỉ tiêu về phát triển
- Vị trí xuất hiện hoa cái.
- Số hoa/cây

- Tỉ lệ đậu quả:
Số quả đậu
Tỉ lệ đậu quả (%) = × 100
Tổng số hoa cái
* Chỉ tiêu về sâu bệnh hại
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu hại
+ Đối tượng gây hại: Sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, sâu đục quả,
ruồi đục quả, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rệp.
+ Mức độ gây hại: Đánh giá theo thang điểm của Trung tâm rau thế giới –
AVRDC.
Điểm 1: Không bị sâu hại
Điểm 2: Một số cây bị hại
Điểm 3: 50% số cây, số quả, số hạt bị hại
Điểm 4: Phần lớn các cây bị hại
- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh hại
+ Đối tượng bệnh hại:
Bệnh sương mai (Eryshiphe cichoracearum D C.)
Bệnh phấn trắng: (Pseudoperonaspora cubesis Berk and Curt)
Virus: CMV, TYLCV,…
+ Mức độ gây hại: Theo dõi, đánh giá theo thang điểm của AVRDC
Điểm 0: Khơng có triệu chứng (khơng bị hại)
Điểm 1: Triệu chứng đầu tiên đến 19% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất
nhẹ)
Điểm 2: 20 – 39% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nhẹ)


Điểm 3: 40 – 59% diện tích lá bị nhiễm (bị hại trung bình)
Điểm 4: 60 – 79% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nặng)
Điểm 5: Trên 80% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất nặng)
Theo dõi tỷ lệ nhiễm do virus bằng cách tính % số cây bị hại.

* Các chỉ tiêu về năng suất
- Khối lượng TB quả
- Số quả/cây
- Số quả dị dạng/cây.
- NS cá thể (g/cây) = số quả/cây × KLTB quả
- NS khay (kg/khay) = NS cá thể × 4
- NS lý thuyết (quy ra m2)
- NS thực thu (quy ra m2)
* Các chỉ tiêu về chất lượng quả
- Cấu trúc quả:
+ Chiều dài quả
+ Đường kính quả
+ Độ dày thịt quả
Chỉ tiêu hoá sinh:
+ Dư lượng Nitrat trong quả
* Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Tổng chi = Chi phí khả biến + Chi phí lao động
Chi phí khả biến: giá thể, giống, phân bón…
Giá bán tại thời điểm thu hoạch
Tổng thu tính theo giá bán tại thời điểm thu hoạch
Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi.
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm
IRRISTAT 4.0 và EXCEL trên máy tính.
3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Thời vụ: vụ thu đơng
- Gieo trồng: gieo 4 hạt/khay vào 4 góc khay xốp và gieo hạt lên
luống. Ngoài ra, gieo hạt vào khay dùng để dặm.
- Tưới nước: tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều)
- Sau gieo 10 ngày, một số cây bị sên ăn, chúng tôi đã tiến hành dặm.

- Làm giàn: sau gieo 20 ngày khi đã xuất hiện tua cuốn thì bắt đầu làm
giàn
- Phịng trừ sâu bệnh: Theo dõi hàng ngày phát hiện cây bệnh sớm, loại
bỏ mầm mống gây bệnh ngay khi xuất hiện.
- Bón phân:
+ Phun phân bón lá Pomior p-198: pha 25ml với 8lit nước để phun.
Phun lần đầu: sau gieo 12 ngày, các lần tiếp theo phun định kỳ 1
tuần/lần.
Sau gieo 30 ngày ngừng phun phân bón lá.


+ Sau gieo 20 ngày tưới 2g đạm + 2g kali, tưới định kỳ 1 tuần/lần.
Khi dưa chuột xuất hiện quả, tưới 2g đạm + 3g kali, tưới định kỳ 1
tuần/lần và tưới sau khi đã thu quả.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng tới sinh trưởng, phát triển của cây dưa
chuột.
4.1.1. Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột.
Mọi cây trồng từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch đều trải qua các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định.
Bảng 1 trình bày thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của cây dưa chuột trên các giá thể trồng khác nhau tại vụ thu đông năm
2009.
Bảng 1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột ở
các công thức giá thể trồng khác nhau.
Đơn vị: Ngày
Thời gian từ gieo
đến…
CT Mọc mầm Xuất hiện lá thật

Xuất hiện tua cuốn
Xuất hiện
hoa Hoa
nở (50%)
Bắt đầu đậu quả Thu quả lần đầu Thu quả lần cuối
Tổng thời
gian sinh trưởng
Hoa


Đực Hoa cái Hoa đực Hoa cái
CTĐC 3
7
22
29
33
CT1 3
7
20
28
34
CT2 3
7
21
27
33
CT3 3
7
20
27

33
CT4 3
6
18
26
32
CT5 3
7
20
27
33

32
31
30
30
28
30

35
36
35
35
34
35

37
39
38
38

37
38

44
46
46
45
43
45

64
67
67
67
67
67

67
70
70
70
70
70

Qua bảng 1, chúng tôi thấy:
Thời gian từ gieo đến mọc: Hạt chỉ nảy mầm khi chúng gặp điều
kiện
sinh trưởng thuận lợi như: đất đủ ẩm, đủ oxi, nhiệt độ thích hợp, đơi
khi cần cả ánh sáng nữa. Quá trình nảy mầm bắt đầu với sự hấp thụ nước
nhờ cơ chế hút trương của hạt. Môi trường nước trong hạt cần để khởi

động bộ máy chuyển hóa vật chất, có tác dụng phân giải tinh bột,
protein, chất béo và tổng hợp nhiều nguyên liệu quan trọng cho quá
trình nảy mầm. Do đó, nước là yêu cầu tuyệt đối cho sự nảy mầm. Khả
năng giữ nước (độ ẩm) của các loại giá thể là rất quan trọng, đảm bảo
cho sự nảy mầm tốt nhất của hạt.
Chúng tôi tiến hành gieo hạt vào ngày 9, tháng 9, năm 2009, gieo trực
tiếp vào khay xốp và ngoài ruộng sản xuất. Sau đó 3 ngày thì tất cả
hạt trong các cơng thức thí nghiệm đều mọc 100%, chứng tỏ các giá thể
gieo hạt có thành phần khác nhau nhưng khơng ảnh hưởng nhiều đến thời
gian mọc của hạt, do vào thời điểm gieo hạt gặp điều kiện nhiệt độ từ
30 – 350C, cung cấp đủ nước cho hạt (tưới 2 lần/ngày) là hai yếu tố
thích hợp cho hạt dưa chuột nảy mầm thuận lợi. Tỉ lệ hạt mọc ở các
công thức là 100% chứng tỏ chất lượng hạt giống tốt.
- Thời gian từ gieo đến xuất hiện lá thật: Sau khi kết thúc giai đoạn
nảy mầm thì lá thật xuất hiện. Ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) xuất hiện
lá thật sau gieo 6 ngày, cịn các cơng thức khác sau gieo 1 tuần.
- Thời gian từ gieo đến ra tua cuốn: Giữa các cơng thức có sự sai khác
nhiều về thời gian. Thời gian ra tua cuốn của các công thức dao động
trong khoảng từ 18-22 ngày sau gieo, CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) ra tua
cuốn sớm nhất (18 ngày), CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) ra tua cuốn
muộn nhất (22 ngày), cịn các cơng thức khác xuất hiện tua cuốn sau
gieo 20-21 ngày.
- Thời gian từ gieo đến xuất hiện hoa: Việc xác định thời gian này là
rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc bố trí mùa vụ để thời gian nở
hoa tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường, bởi thời gian nở
hoa, thụ phấn thụ tinh là thời kỳ rất mẫn cảm với điều kiện môi
trường, đặc biệt là nhiệt độ, chỉ cần gặp điều kiện nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ giới hạn dưới có thể dẫn đến khơng có năng suất.
+ Thời gian từ gieo đến xuất hiện hoa đực: Thời gian xuất hiện hoa đực



có liên quan đến tỉ lệ đậu quả vì nếu xuất hiện muộn thì khả năng thụ
phấn cho hoa cái là khó dẫn đến tỉ lệ đậu quả thấp và năng suất giảm.
Trong thí nghiệm này, ở tất cả các công thức hoa đực xuất hiện trước
hoa cái, thời gian xuất hiện hoa đực dao động từ 26-29 ngày. Sau gieo
26 ngày ở CT4 bắt đầu xuất hiện hoa đực, tiếp đến là các CT2, CT3, CT5
(27 ngày), sau 28 ngày ở CT1 cũng xuất hiện hoa đực và muộn nhất là
CTĐC (29 ngày).
+ Thời gian từ gieo đến xuất hiện hoa cái: Cơng thức có thời gian ra
hoa cái muộn nhất là CT1 (34ngày), sớm nhất là CT4 (32 ngày) và các
cơng thức cịn lại ra hoa cái sau gieo 33 ngày.
- Thời gian từ gieo đến hoa nở 50%: Tức là thời gian từ gieo cho đến
khi 50% số cây trong công thức nở hoa.
+ Thời gian từ gieo đến khi hoa đực nở 50%
Khi hoa đực xuất hiện thì sau 2-3 ngày có 50% số cây trong cơng thức
có hoa đực nở, cụ thể: CT4 hoa đực nở 50% sớm nhất (28 ngày), muộn
nhất là CTĐC (32 ngày), các cơng thức cịn lại hoa đực nở 50% sau gieo
30-31 ngày.
+ Thời gian từ gieo đến khi hoa cái nở 50%
Sau gieo 34 ngày CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) hoa cái nở 50%, muộn
nhất
là CT1 (30% đất + 70% trấu hun) sau gieo 36 ngày, các cơng thức cịn
lại hoa cái nở 50% ở thời điểm sau gieo 35 ngày.
- Thời gian từ gieo đến bắt đầu đậu quả: Qua bảng 1, chúng tôi nhận
thấy thời gian đậu quả sớm nhất là CTĐC và CT4 (37 ngày), muộn nhất

CT1 (39 ngày), các cơng thức cịn lại sau gieo 38 ngày cây bắt đầu đậu
quả.
- Thời gian cho thu quả đợt đầu: Cho thu quả sớm nhất là CT4 (50% đất
+ 50% xơ dừa) ở thời điểm thu quả đợt đầu sau gieo 44 ngày, CT3 (70%

đất + 30% trấu hun) và CT5 (70% đất + 30% xơ dừa) sau gieo 45 ngày.
- Thời gian cho thu quả đợt cuối
Dựa vào thời gian cho thu quả đợt cuối và đầu có thể xác định được
thời gian cho thu quả của các công thức, đây là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá giữa các cơng thức có thành phần giá thể khác nhau. Thời gian
cho thu quả càng dài thì năng suất càng cao.
Qua bảng 1, nhận thấy đối với các cơng thức bố trí trong nhà lưới thì
thời điểm thu quả lần cuối muộn hơn (67 ngày sau gieo) so với CTĐC
trồng ngoài ruộng sản xuất sau gieo 64 ngày các cây đã cho thu quả lần
cuối.
- Tổng thời gian sinh trưởng: Được tính từ lúc gieo đến thu quả lần
cuối. Tổng thời gian sinh trưởng của CTĐC là 67 ngày, các cơng thức
cịn lại có thời gian sinh trưởng là 70 ngày.
Ở thí nghiệm này, chúng tơi thấy trong cùng điều kiện chăm sóc thì dưa


chuột trồng trong khay xốp với thành phần giá thể khác nhau được bố
trí trong nhà lưới có thời gian sinh trưởng dài hơn so với dưa chuột
trồng ngoài ruộng sản xuất.
Khi hạt mới nảy mầm, thời gian đầu cây sống chủ yếu nhờ vào dinh
dưỡng
trong hạt, do đó khơng phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng của môi trường.
Khi lá thật hình thành và rễ xuất hiện lơng hút thì dần dần chuyển qua
sống bằng khả năng quang hợp của bộ lá và khả năng hút nước, dinh
dưỡng của bộ rễ. Thành phần giá thể khác nhau đồng nghĩa với hàm
lượng
dinh dưỡng, độ tơi xốp, khả năng giữ ẩm khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởng
khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của cây.
4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể tới động thái và tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây dưa chuột

Thân cây là bộ phận chủ yếu mà các chất khoáng được lấy từ đất vận
chuyển qua và cũng là nơi mà các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp
trên lá sẽ vận chuyển đến các bộ phận của cây thông qua hệ thống mạch
dẫn. Như vậy mối quan hệ giữa bộ phận bên trên và bộ phận bên dưới của
cây được điều hòa là do thân cây, đảm bảo cho thân cây sinh trưởng và
phát triển tốt tạo tiền đề cho cây có năng suất cao và chất lượng tốt.
Chiều cao cây phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và mùa vụ trong đó lượng
chất dinh dưỡng mà cây hút được là quan trọng nhất. Thành phần của các
loại giá thể khác nhau thì lượng chất dinh dưỡng và độ tơi xốp, thơng
thống cũng khác nhau làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng cũng khác
nhau.
Chiều cao cây trồng nói chung, cây rau nói riêng được đánh giá qua
động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Theo quy luật chung của
cây trồng tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây đó là, ban đầu có tốc độ
tăng dần đạt đến tốc độ tối đa vào thời kỳ bắt đầu hình thành quả, sau
đó tốc độ lại giảm dần.
Động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có liên hệ
chặt chẽ tới năng suất cây dưa chuột, tăng trưởng một cách hợp lý theo
đúng quy luật đồng thời các điều kiện phải thuận lợi thì năng suất đạt
được là tối đa và ngược lại.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, trên cùng một đối tượng cây trồng
với chế độ chăm sóc như nhau thì giá thể khác nhau sẽ cho tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây khác nhau và trong cùng một loại giá thể nhưng
tại thời điểm khác nhau thì có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Theo dõi
q trình sinh trưởng, phát triển chiều cao cây dưa chuột ở các giá
thể khác nhau chúng tôi thu được kết quả trong bảng 2, bảng 3 và đồ
thị 1.


Bảng 2: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều

cao cây dưa chuột
Đơn vị: cm
CT
…ngày sau gieo
14
21
28
35
70
CTĐC 10.4 21.9 82.6 176.6 248.3
CT1 10.8 25.4 94.8 206.1 321.8
CT2 10.6 27.0 102.5 210.2 344.9
CT3 10.2 25.6 96.2 195.4 328.6
CT4 11.2 31.3 110.5 224.2 351.7
CT5 10.2 26.4 98.7 207.8 335.8
Bảng 3: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây dưa chuột
Đơn vị: cm/số tuần
CT
…ngày sau gieo
14-21 21-28 28-35 35-70
CTĐC 11.5 60.7 94.0 71.7
CT1 14.6 69.4 111.3 115.7
CT2 16.4 75.5 107.7 134.7
CT3 15.4 70.6 99.2 133.2
CT4 20.1 79.2 113.7 127.5
CT5 16.2 72.3 109.1 128
Qua bảng 2, bảng 3 và đồ thị 1, chúng tôi thấy:
Các cơng thức có thành phần giá thể khác nhau thì ảnh hưởng tới động
thái tăng chiều cao cây dưa chuột khác nhau.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở thời điểm sau gieo 14 ngày CT4 có thành
phần giá thể 50% đất + 50% xơ dừa đạt chiều cao cây cao nhất (11,2 cm)
so với các cơng thức cịn lại đạt chiều cao cây từ 10,2 – 10,8 cm. Đến
giai đoạn 21 ngày sau gieo, dưa chuột ở CT4 vẫn tiếp tục duy trì chiều
cao trội hơn so với các cơng thức còn lại. Tốc độ tăng chiều cao của
dưa chuột ở các công thức khác nhau thể hiện rõ hơn sau gieo 28 ngày,
cụ thể: CT2 và CT4 chiều cao cây đạt 102,5 cm và 110,5 cm, tiếp đến là
CT1, CT3, CT5 dao động từ 94,8 – 98,7 cm và thấp nhất là CTĐC chỉ đạt
82,6 cm. Đến giai đoạn sau gieo 35 ngày, kết quả cho thấy dưa chuột


trong tất cả các công thức đều tăng mạnh về chiều cao so với các thời
điểm trước đó. Chiều cao trung bình của dưa chuột tại CT4 (50% đất +
50% xơ dừa) là 224,2 cm cao nhất trong các công thức, tiếp đến là CT2
(50% đất + 50% trấu hun) với 210,2 cm, thấp nhất vẫn là CTĐC (trồng
ngoài ruộng sản xuất) chỉ với chiều cao 176,6 cm. Chiều cao cây vào
thời điểm sau gieo 70 ngày (chiều cao cây cuối cùng) ở CT4 vẫn cao
nhất 351,7 cm, các CT1, CT2, CT3 và CT5 dao động từ 321,8 – 344,9
cm,
thấp nhầt là CTĐC với chiều cao trung bình 248,3 cm.
Bảng 3 thể hiện tốc độ tăng chiều cao dưa chuột với những giá thể khác
nhau theo tuần. Sau 1 tuần kể từ ngày 14 – 21 ngày sau gieo ở các công
thức chiều cao cây tăng từ 11,5 – 20,1 cm, tăng mạnh nhất là CT4 (50%
đất + 50% xơ dừa) đạt 20,1 cm/tuần, thấp nhất là CTĐC (trồng ngoài
ruộng sản xuất) tăng 11,5 cm/tuần. Ở tuần tiếp theo chiều cao cây ở
các công thức tăng từ 60,7 – 79,2 cm/tuần. Đến thời điểm từ 28 – 35
ngày sau gieo chiều cao cây tăng mạnh nhất so với các thời điểm khác,
cụ thể: CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) tăng tới 113,7 cm/tuần, CTĐC
(trồng ngoài ruộng sản xuất) cũng tăng tới 94 cm/tuần. Tốc độ tăng
chiều cao cây 5 tuần sau (35 – 70 ngày) chỉ tăng từ 71,7 – 134,7 cm.

Dựa vào bảng 3 chúng tôi thấy, tốc độ tăng chiều cao cây ban đầu là
chậm, sau tăng dần tối đa vào giai đoạn 28 – 35 ngày sau gieo và sau
đó lại giảm dần. Do thời kỳ đầu cây có bộ rễ chưa phát triển, khả năng
hút các chất dinh dưỡng là kém nên tốc độ tăng chiều cao cây là thấp;
sau đó tăng dần là lúc đó cây đã có bộ rễ phát triển tốt nên có thể
cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển thân lá một cách mạnh mẽ;
sau đó tốc độ lại giảm do lúc này cần tập trung cho quá trình làm quả
của cây nên tốc độ phát triển thân lá giảm xuống để phù hợp với quy
luật sinh trưởng, phát triển của cây. Động thái tăng trưởng chiều cao
cây dưa chuột với những công thức phối trộn giá thể khác nhau được
biểu diễn trên đồ thị 1.
Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột.
Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển của cây thì ở CTĐC (trồng
ngồi ruộng sản xuất) ln có chiều cao trung bình thấp nhất so với
các công thức trồng trong khay xốp đặt trong nhà lưới, lí do ngồi
ruộng sản xuất gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận và lượng dinh dưỡng
mất đi do rửa trôi, do cỏ dại lấy đi nhiều hơn so với dưa chuột trồng
trong khay xốp ở trong nhà lưới.
4.1.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng tới động thái ra lá và tốc độ tăng
số lá của cây dưa chuột


Sau khi kết thúc giai đoạn nảy mầm, các lá thật xuất hiện. Các lá được
hình thành tại đỉnh sinh trưởng. Sự tăng chiều cao cây phản ánh khả
năng đồng hóa các chất dinh dưỡng từ lá về rễ. Rễ hút nước và khoáng
cung cấp cho các bộ phận trên mặt đất, còn lá cung cấp các sản phẩm
quang hợp cho hệ thống rễ sinh trưởng. Sự lớn lên của cây cũng như các
hoạt động sinh lý khác trong cây diễn ra thuận lợi đồng nghĩa với việc
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ giá thể.
Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây,

ngoài ra lá cịn có chức năng thốt hơi nước và trao đổi khí. Lá thực
hiện q trình quang hợp làm biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời
thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Như vậy, cùng
với q trình hơ hấp nó chuyển quang năng thành hóa năng, tạo ra các
hợp chất hữu cơ và vận chuyển đi khắp cơ thể duy trì sự sống và giúp
cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Cây có bộ lá phát triển
tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó khả năng tích lũy vật
chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao. Động thái ra lá
của cây đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển của bộ
rễ, các cơ quan khác cũng như tạo năng suất sau này. Kết quả theo dõi
ảnh hưởng của giá thể đến dộng thái ra lá của dưa chuột ở các cơng
thức khác nhau được trình bày tại bảng 4, bảng 5 và đồ thị 2.

Bảng 4: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra lá cây dưa chuột
Đơn vị : lá/cây.
CT
…ngày sau gieo
14
21
28
35
70
CTĐC 2.4 5.0 11.6 20.4 29.4
CT1 2.6 5.4 12.2 21.1 30.0
CT2 2.6 5.7 12.4 21.0 31.2
CT3 2.5 5.7 12.3 20.8 30.3
CT4 2.8 6.3 13.4 22.3 32.9
CT5 2.3 5.6 12.3 21.3 30.5
Bảng 5: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tốc độ ra lá cây dưa chuột
Đơn vị: lá/cây/số tuần

CT

… ngày sau gieo


14-21 21-28
CTĐC 2.6 6.6
CT1 2.8 6.8
CT2 3.1 6.7
CT3 3.2 6.6
CT4 3.5 7.1
CT5 3.3 6.7

28-35 35-70
8.8 9.0
8.9 8.9
8.6 10.2
8.5 9.5
8.9 10.6
9.0 9.2

Đồ thị 2: Động thái ra lá cây dưa chuột.
Kết quả ở bảng 4, bảng 5 và đồ thị 2 cho thấy:
Ở mọi thời điểm theo dõi các công thức phối trộn giá thể khác nhau,
trồng trong khay xốp đều có số lá trên cây cao hơn CTĐC (trồng ngồi
ruộng sản xuất).
Số lá/cây ở các cơng thức khác nhau có sự chênh lệch khơng nhiều.
+ Số lá trung bình trên cây ở các công thức vào thời điểm sau gieo 14
ngày dao động từ 2,4 – 2,8 lá/cây, sau gieo 21 ngày dao động từ 5,0 –
6,3 lá/cây. Ở giai đoạn 14 – 21 ngày sau gieo, tốc độ tăng số lá từ

2,6 – 3,5 lá/cây/tuần, tất cả các công thức đều có tốc độ tăng số lá ở
thời điểm này mạnh hơn CTĐC, trong đó tăng mạnh nhất là CT4 (50%
đất +
50% xơ dừa) với 3,5 lá/cây/tuần.
+ Sau gieo 28 ngày, số lá trên cây dao động từ 11,6 – 13,4 lá/cây, tốc
độ ra lá từ 21 – 28 ngày sau gieo tăng mạnh hơn so với giai đoạn 14 –
21 ngày sau gieo, dao động từ 6,6 – 7,1 lá/cây/tuần.
+ Thời điểm 35 ngày sau gieo, số lá/cây dao động từ 20,4 – 22,3
lá/cây, trong đó CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) đạt 22,3 lá/cây cao hơn so
với các công thức khác, trồng trong khay xốp; thấp nhất là CTĐC (trồng
ngoài ruộng sản xuất) chỉ với 20,4 lá/cây. Đến giai đoạn 28 – 35 ngày
sau gieo tốc độ ra lá tăng từ 8,8 – 9,0 lá/cây/tuần.
+ Vào thời điểm sau gieo 70 ngày, cơng thức có số lá trung bình cao
nhất là CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) đạt 32,9 lá/cây, có 31,2 lá/cây là
CT2 (50% đất + 50% trấu hun), cơng thức có số lá thấp nhất tại thời
điểm này là CTĐC với 29,4 lá/cây, cịn lại là các cơng thức có số lá
30,0 – 30,5 lá/cây. Giai đoạn 35 – 70 ngày sau gieo (5 tuần), tốc độ
ra lá chỉ tăng từ 9,0 – 10,6 lá/cây.
Động thái tăng trưởng chiều cao cây tỷ lệ với động thái ra lá của cây
vì vậy vào giai đoạn 28 – 35 ngày sau gieo tốc độ tăng số lá mạnh nhất
ở tất cả các công thức so với các thời điểm khác
4.1.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến một số đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của cây dưa chuột.
* Chiều cao cây cuối cùng: Là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh


trưởng của cây. Qua đó đánh giá được sức sinh trưởng mạnh hay yếu của
cây dưa chuột trong cùng điều kiện chăm sóc ở các loại giá thể khác
nhau, từ đó là cơ sở đánh giá, so sánh các loại giá thể, đồng thời xác
định được chiều cao cây cuối cùng để áp dụng trong kỹ thuật làm giàn

cho dưa chuột nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất.
Với các cơng thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 6, công thức
50% đất + 50% xơ dừa (CT4) cho kết quả cao nhất 351,7 cm, tiếp đến là
CT2 (344,9 cm), CT5 (335,8 cm), kết quả thấp nhất là CTĐC (248,3 cm).

Bảng 6: Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến một số đặc điểm sinh
trưởng, phát triển của cây dưa chuột.
CT
Chiều cao cây cuối cùng
(cm) Số lá cuối cùng (lá/cây)
Đường kính thân cuối cùng (mm) Số
hoa/cây Tỉ lệ hoa cái (%)
Vị trí xuất hiện hoa cái (vị trí nách lá)
Tỉ
lệ đậu quả (%)
Số hoa cái/cây Số hoa đực/cây
CTĐC 248.3 29.4 6.6 3.2 71.2 4.49 1-23 75.00
CT1 321.8 30.0 6.7 4.5 92.3 4.68 2-24 64.90
CT2 344.9 31.2 6.8 4.4 108.5 3.89 4-22 63.78
CT3 328.6 30.3 6.8 4.5 102.2 4.26 4-24 63.76
CT4 351.7 32.9 7.0 4.4 92.5 4.72 3-28 72.88
CT5 335.8 30.5 6.8 4.8 105.5 4.41 3-26 63.39
* Số lá cuối cùng: Số lá cuối cùng là số lá đếm được ở lần theo dõi
cuối cùng, là tổng số lá chết đi và số lá xanh còn lại trên cây. Số lá
cuối cùng của các công thức dao động từ 29,4 – 32,9 lá/cây, đạt lớn
nhất ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) là 32,9 lá/cây và thấp nhất ở CTĐC
(trồng ngoài ruộng sản xuất) 29,4 lá/cây. Sự chênh lệch số lá giữa các
công thức không quá lớn.
* Đường kính thân cuối cùng:
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì thân cây khơng chỉ giúp cây đứng

vững mà cịn điều hồ sinh trưởng của cả bộ phận trên và dưới của cây
trồng, đối với một số cây rau thì thân cây cịn được sử dụng làm thực
phẩm. Do vậy đo đường kính thân cây là một trong những chỉ tiêu để
đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Đường kính thân cuối cùng giữa các cơng thức khác nhau khơng có sự
khác nhau nhiều, dao động từ 6,6 – 7,0 mm, trong đó CT4 có đường kính
thân to nhất (7,0 mm), thấp nhất là CTĐC (6,6 mm).
Sự ra hoa đậu quả phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại
cảnh đặc biệt là yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ CO2 và chế độ chăm


sóc. Theo Tạ Thu Cúc, 2000, hoa cái ra nhiều và sớm trong điều kiện
nhiệt độ là 18 ± 60C, thời gian chiếu sáng là 10 – 11 giờ/ngày, nồng
độ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ, ngược lại nếu nhiệt độ cao, thời
gian chiếu sáng trên 14 giờ/ngày thì hoa cái ra muộn ở vị trí cao.
Dựa vào bảng 6, kết quả cho thấy:
* Số hoa đực/cây: Là yếu tố biến động lớn ở các công thức khoảng dao
động là 71,2 – 108,5 hoa/cây. Cơng thức có số hoa đực/cây cao nhất là
CT2 (108,5 hoa/cây), tiếp đến là CT5 (105,5 hoa/cây), CT3 (102,2
hoa/cây), các cơng thức cịn lại có số hoa đực/cây đều dưới 100
hoa/cây, trong đó thấp nhất là CTĐC (71,2 hoa/cây).
* Số hoa cái trên cây và tỷ lệ hoa cái:
- Số hoa cái/cây: Là chỉ tiêu rất quan trọng liên quan trực tiếp đến
năng suất cây, số hoa cái càng nhiều thì tiềm năng năng suất càng cao.
Số hoa cái/cây cao nhất là CT5 đạt 4,8 hoa/cây tiếp đến là CT1 và CT3
(4,5 hoa/cây), có số hoa cái thấp nhất là CTĐC (3,2 hoa/cây).
- Tỷ lệ hoa cái: Ở tất cả các cơng thức thì tỷ lệ hoa cái đều thấp,
dao động trong khoảng từ 3,89 – 4,72%. Trong đó, tỷ lệ hoa cái thấp
nhất là CT2 (50% đất + 50% trấu hun) đạt 3,89%, cao nhất là 4,72% ở
CT4 (50% đất + 50% xơ dừa), các cơng thức cịn lại tỷ lệ hoa cái từ

4,26 – 4,68%.
* Vị trí xuất hiện hoa cái:
Ở các cơng thức hoa cái xuất hiện rải rác trên thân. Đối với CTĐC
(trồng ngồi ruộng sản xuất) thì một số hoa cái xuất hiện ở ngay nách
lá thứ 1, các công thức cịn lại hoa cái có ở nách lá thứ 2, 3, 4. Vị
trí xuất hiện hoa cái cao nhất là ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) tại vị
trí nách lá 28 vẫn xuất hiện hoa cái, vị trí xuất hiện hoa cái cao
nhất ở các cơng thức còn lại dao động từ nách lá 22 – 26.
- Tỷ lệ đậu quả: Thể hiện số hoa cái phát triển thành quả, tỷ lệ này
càng cao thì số hoa cái thành quả nhiều, năng suất càng cao. Tỷ lệ đậu
quả được quyết định bởi nhiều yếu tố như giống, nhiệt độ, ẩm độ khơng
khí,…và là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến năng suất của cây.
Do phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh tương đối lớn nên việc lựa chọn
thời vụ, thời điểm trồng là vấn đề phải quan tâm nhiều.
Qua bảng 6 ta thấy: CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) có số hoa
cái/cây ít nhất (3,2 hoa/cây) so với các cơng thức khác nhưng lại có
tỷ lệ đậu quả cao nhất đạt 75%, lí do: dưa trồng ngồi ruộng sản xuất
nên q trình thụ phấn thụ tinh nhờ côn trùng ở dưa chuột diễn ra
thuận lợi nên hiện tượng hoa cái bị thui do không được thụ phấn giảm
hơn so với trong nhà lưới.
Các cơng thức cịn lại được bố trí trong nhà lưới và được thụ phấn bổ
sung song tỷ lệ đậu quả đạt 72,88% ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa), các
cơng thức cịn lại dao động từ 63,39 – 64,90%.
4.1.5. Tình hình sâu bệnh hại trên cây dưa chuột ở các công thức khác


nhau
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất
lượng
nông sản phẩm. Ngày nay khi lương thực đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu

tiêu dùng của con người thì chất lượng nơng sản ngày càng được quan
tâm, vì vậy các loại rau ngày nay đã được sản xuất theo quy trình sạch
và an tồn đối với người tiêu dùng. Những biện pháp kỹ thuật làm tăng
khả năng chống chịu sâu bệnh của cây mà không phải sử dụng đến thuốc
bảo vệ thực vật, đây là hướng đi đúng đắn cần được phát triển trong
thời gian lâu dài. Tuy nhiên ngày nay cây trồng lại bị nhiễm nhiều
loại sâu bệnh khác nhau rất đa dạng và phong phú, mức độ nhiễm bệnh
nặng hay nhẹ phụ thuộc sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh
(nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,…) và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
như: bón phân, thời vụ, mật độ trồng. Ở dưa chuột thường xuất hiện một
số bệnh phổ biến như bệnh phấn trắng, sương mai, virus,…một số loại
sâu hại thường xuất hiện và gây hại dưa chuột như sâu xám, sâu khoang,
sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn, bọ rùa, rệp,…Kết quả theo dõi về tình hình
sâu bệnh hại ở dưa chuột trên những nền giá thể khác nhau được trình
bày trong bảng 7.
Bảng 7: Tình hình sâu bệnh hại cây dưa chuột ở các công thức giá thể
khác nhau.
CT
Sương mai
Phấn trắng
Virus Rệp
Tỉ lệ cây bệnh (%)
Mức độ bị hại Tỉ lệ cây bệnh (%)
Mức độ
bị hại Tỉ
lệ cây bệnh (%) Tỉ lệ cây bệnh
(%) Mức độ bị hại
CTĐC 55.56 ++++ 44.44 +++ 13.89 33.33 +
CT1 33.33 +++ 27.78 +
CT2 11.10 +++ 36.11 ++

22.22 +
CT3 5.56 ++
27.78 +++ 25.00 +
CT4 25.00 ++
13.89 +
CT5 13.89 +
30.56 ++
5.56 19.44 +
Ghi chú: +: rất nhẹ, ++: nhẹ, +++: trung bình,
++++: nặng
Từ bảng 7, chúng tơi thấy:
* Về bệnh hại: Ở các công thức xuất hiện bệnh sương mai, phấn trắng và
virus.
- Tỉ lệ cây bệnh: CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) bị nhiễm bệnh
sương mai chiếm 55,56%, 44,44% nhiễm phấn trắng và 13,89% bị nhiễm
virus. Đây là cơng thức được đánh giá có khả năng chống chịu bệnh kém
nhất. Trong khi đó cây trồng trên giá thể trong khay xốp ở những cơng
thức khác có tỉ lệ cây nhiễm sương mai từ 0 – 13,89%, từ 25 – 36,11%


×