Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

báo cáo thực tập hiện trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác thu gom và vận chuyển rác thải tại xã hưng chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.61 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
Tr
ang

Mở đầu …………………………………………………………......…………...…3
Chương I: Tổng quan tài liệu ……………………………………........…….…....5
1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt…………………………………........……..….5
1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt…………………………………….........….…...5
1.1.2. Đặc tính của rác thải sinh hoạt…………………………………..........….…...7
1.1.3. Tác động của rác thải sinh hoạt…………………………….......…………..11
1.2. Đánh giá một số mơ hình thu gom và vận chuyển rác thải đã có trên địa bàn
tỉnh Nghệ An………………………………………………….................…………12
1.2.2.1. Mơ hình quản lý nhà nước……….…………………………..........…….12
1.2.2.2. Mơ hình quản lý dân lập...……………………………………...........…..18
1.3. Lợi ích kinh tế, xã hội do mơ hình thu gom và vận chuyển rác thải mang
lại……………………………………………………………………….........…...20
1.4. Tổng quan về xã Hưng Chính, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An…………........……..21
1.4.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………….........….……..21
1.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội………………………………….........…….……22
Chương II: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ……….....…….25
2.1. Đối tượng nghiên cứu…......…………………………..........………………...25
2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………..........……………….25
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………..........…………...25
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận …………………........……...26
3.1. Hiện trạng hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại xã Hưng
Chính, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An……………………………......................……...26
3.1.1. Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh………………………..26
Khoa Sinh học


1

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.1.2. Hiện trạng hoạt động thu gom và vận chuyển ……………………......…...27
3.1.2.1. Hoạt động thu gom…………………………………………..…………..27
3.1.2.2. Hoạt động vận chuyển……………………………………...…………...31
3.1.3 Các ảnh hưởng của hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đến môi
trường………………………………………………………………………..…...31
3.1.4. Những vấn đề khó khăn, tồn tại trong hoạt động thu gom và vận chuyển rác
thải………………………………………………………………………………..35
3.1.5. Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt…………………………………….….36
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt tại xã Hưng Chính, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ
An…………………………………………………..………………………….36
3.2.1. Các biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân và xã hội……..
………………36
3.2.1.1. Hình thức tuyên truyền…………………………………………….…36
3.2.1.2. Xây dựng các mơ hình hợp tác hố trong khâu thu gom và vận chuyển rác
thải………………………………………………………………………………..37
3.2.2. Xây dựng hệ thống đồng bộ trong hoạt động quản lý, thu gom và vận chuyển
rác thải…………………………….……………………………………………….37
3.2.3. Tăng cường sử dụng các biện pháp về chính sách và kinh tế…………..…38
Kết luận và kiến nghị ………………………….………………………………41

Khoa Sinh học


2

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Danh mục các chữ viết tắt
1. TP Vinh: Thành Phố Vinh
2. MTĐT: Môi trường đô thị
3. Sở TN & MT: Sở Tài nguyên và môi trường
4. Sở TC: Sở Tài Chính
5. Sở GTVT: Sở Giao Thông Vận Tải
6. Sở KH – ĐT: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư
7. QL: Quản Lý
8.QĐ: Quyết Định
9. UBND: Ủy Ban Nhân Dân
10. RTSH: Rác thải sinh hoạt
11. CTSH: Chất thải sinh hoạt
12. CNH – HĐH: Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
13. TCCP: Tiêu chuẩn cho phép

Danh mục bảng
Bảng 3.1: Thành phần rác thải xã Hưng Chính
Bảng 3.2: Thống kê công cụ, dụng cụ trong khâu thu gom
Bảng 3.3: Thống kê số lượng xe hiện có của Cơng ty Mơi trường đơ thị
Bảng 3.4: Thành phần khí thải khi đốt 1kg nhiên liệu
Bảng 3.5: Lượng khí thải của xe chở rác

Khoa Sinh học


3

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Danh mục hình
Hình 1.1: Mơ hình quản lý dân lập
Hình 1.2: Mơ hình quản lý rác thải thành phố Vinh
Hình 3.3: Quy trình thu gom rác thải tại xã Hưng Chính
Hình 3.4: Tuyến vận chuyển rác thải tại xã Hưng Chính
Hình 3.5: Tổng hợp các tác động trong quá trình thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt

Khoa Sinh học

4

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỞ ĐẨU
Giải quyết hài hoà vấn đề môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề
nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam nói chung và ở mơi trường
trên địa bàn Nghệ An nói riêng đang bị ơ nhiễm và suy thối nghiêm trọng. Ngồi ơ
nhiễm do hoạt động cơng nghiệp, nơng - lâm - ngư nghiệp thì ơ nhiễm do chất thải

sinh hoạt đang có xu hướng gia tăng và đang là vấn đề nan giải không những ở
thành phố mà cịn ở các vùng nơng thơn. Nằm trong thực trạng chung đó, hiện nay
xã Hưng Chính đã bị ô nhiễm môi trường đến mức báo động do ý thức của một bộ
phận người dân chưa thực sự quan tâm đến cơng tác bảo vệ mơi trường, tình trạng
rác thải vứt bừa bãi, cống rãnh thoát nước bị tù đọng… Dân cư chủ yếu là công
thương, một phần nhỏ làm nơng nghiệp nên các loại bao bì, và lượng rác thải khác
được thải rất lớn. Tình trạng nhiễm bệnh lao, ung thư máu, ung thư phổi cũng xuất
hiện. Trước những vấn đề bức bách này xã Hưng Chính đã xây dựng mơ hình phụ
nữ tự nguyện thu gom, vận chuyển rác thải. Mơ hình nhận được sự quan tâm, ủng
hộ, tạo điều kiện của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và các ban nghành liên quan,
cho nên mơ hình được duy trì và hoạt động có hiệu quả thiết thực về các mặt:
- Về nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các tổ chức,
ban, nghành cũng như các tầng lớp phụ nữ, cộng đồng dân cư phần lớn được nâng
cao và chuyển biến mạnh mẽ.
- Môi trường địa phương được trong sạch, lành mạnh hơn, làm cho cảnh
quan môi trường luôn sạch đẹp.
- Tạo thêm việc làm cho số chị em phụ nữ trong lúc nơng nhàn, khó khăn về
việc làm, thu nhập và số người mắc bệnh ngày càng giảm xuống.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý, thu gom và vận chuyển rác thải trên địa
bàn xã còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết nên hiệu quả đạt được chưa cao.
Do đó, em đã chọn đề tài “ Hiện trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý công tác thu gom và vận chuyển rác thải tại xã Hưng Chính, TP Vinh,
tỉnh Nghệ An” với các mục tiêu: Bằng những số liệu được nghiên cứu sẽ đưa ra
những đánh giá về hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển và quản lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn xã; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn địa
phương, là cơ sở khoa học cho cơ quan quản lý.

Khoa Sinh học

5


Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt (RTSH)
Hiện nay đang có rất nhiều ý kiến khác nhau về RTSH, sau đây là một số
khái niệm:
Rác thải là một thuật ngữ dùng để chỉ các chất thải thông thường ở dạng rắn
được phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất và hoạt động khác của con
người[1].
Trong quá trình sinh hoạt của con người, một bộ phận vật chất khơng cịn
hoặc khơng có giá trị sử dụng nữa gọi là RTSH[3].
Rác (còn gọi là chất thải rắn) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống,
sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật[2].
Qua đó, ta thấy chất thải sinh hoạt (CTSH) được dùng để chỉ tất cả các loại
chất thải từ hoạt động của con người hằng ngày trong cuộc sống, như rác quét nhà,
đồ gỗ cũ hay các phương tiện đi lại bị thay thế... Vậy để phân biệt rác thải và chất
thải nói chung thì ta phải dựa vào nguồn gốc tạo ra chúng[3].
Chất thải sinh ra từ hoạt động công nghiệp gọi là chất thải công nghiệp.
Chất thải được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người được gọi là rác
thải.
Chất thải phát sinh ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được gọi là chất
thải nông nghiệp.
Chất thải phát sinh từ hoạt động dịch vụ gọi là chất thải dịch vụ...

Cần chú ý rằng trong nhiều trường hợp chất thải dịch vụ là rác thải.
Tuy nhiên các khái niệm trên chỉ đúng trên quan điểm tĩnh, cịn quan điểm
động thì sao? Để giải thích rõ vấn đề này ta xem xét một ví dụ sau: Khi để một túi
lẫn lộn giữa các thành phần hữu cơ, chai lọ, gỗ thì đó là rác thải. Nhưng khi để riêng
Khoa Sinh học

6

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

biệt từng loại đó vào mỗi túi khác nhau thì đó chưa hẳn đó là rác thải mà có thể là
nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Vậy từ chỗ ta phải chi phí cho vệ sinh
mơi trường thì ta lại thu được lợi ích từ việc bán các nguyên liệu[3].
Vậy, ta thấy quan điểm động có tính lịch sử thì rác thải còn bị hạn chế bởi
nhiều yếu tố quản lý... quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quan điểm phát triển
bền vững và sự khan hiếm tài nguyên[3].
Xét về mặt môi trường, người ta quan tâm chủ yếu vào nguồn gốc chất thải
gây ra ô nhiễm môi trường và cách thức gây ơ nhiễm của chất thải đó. Đặc biệt
người ta quan tâm đến các chất thải gây ra hậu quả lâu dài hoặc các chất thải phải
mất một thời gian dài sau khi thải mới gây ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi
các chất thải sinh hoạt đã có từ thời tiền sử, nó là nguồn gốc của các dịch bệnh từ
trước đến nay trên thế giới[3].
1.1.2. Đặc tính của rác thải sinh hoạt
RTSSH là một bộ phận của chất thải nói chung nên nó có đầy đủ các đặc tính
của chất thải:
Đặc tính lý học, hố học, sinh học:
CTSH tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí và ta có thể xác định

khối lượng, thể tích rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như
nhiệt, phóng xạ, bức xạ... Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ơ nhiễm của
chất thải là do các thuộc tính về lý học, hoá học, sinh học của chúng. Trong đó,
thuộc tính hố học là quan trọng nhất. Bởi vì trong những điều kiện nhất định các
chất hố học có thể phản ứng với nhau hoặc tự chuyển đổi sang dạng khác để tạo ra
chất mới và dĩ nhiên là có thể hình thành những chất gây ơ nhiễm. Nghiêm trọng
hơn có thể gây ra hiện tượng cộng hưởng ơ nhiễm sẽ là rất nguy hiểm[3].
Đặc tính tích luỹ dần:
Nguyên nhân là do các hoá chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ một
lượng nhỏ vô hại qua thời gian nó tích luỹ thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy
hiểm. Ví dụ như các kim loại nặng As, Hg, Zn... chúng có thuộc tính tích luỹ nên
ban đầu với một lượng nhỏ ảnh hưởng không đáng kể, qua thời gian chúng tích luỹ
dần trong cơ thể sống[3].

Khoa Sinh học

7

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dần dần do đặc tính khó phân huỷ nên nó tích luỹ nhiều dần và đã ảnh
hưởng rất nhiều đến cơ thể sống. Chẳng hạn như việc áp dụng rộng rãi thuốc trừ cỏ
với tỉ lệ ít đã mang lại hiệu quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu
thường xuyên sử dụng loại thuốc này với hàm lượng cao, khơng có sự kiểm sốt sẽ
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người[3].
Đặc tính sinh lý:
Một số chất thải rắn, lỏng và khí cịn có đặc tính sinh học nên thơng qua các

quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà
biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh, nhất là các vùng có điều kiện
khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp[3].
1.1.3. Tác động của rác thải sinh hoạt
RTSH là nguồn gây ơ nhiễm tồn diện đối với mơi trường sống: khơng khí,
nước, đất.
- Gây hại cho sức khoẻ: RTSH có thành phần hữu cơ cao, là mơi trường tốt cho các
vectơ gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột, chó, mèo...Qua các trung gian truyền
nhiễm, bệnh có thể phát triển thành dịch. RTSH gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ người dân và công nhân vệ sinh[2].
- Gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Chất thải rắn không được thu gom, thải thẳng vào kênh rạch, sông hồ làm cho
nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi chúng. Rác nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu
thông của nước. Rác thải nhỏ, nhẹ lơ lững lam đục nguồn nước. Rác kích thước lớn
và nhẹ như giấy vụn, túi nilông... nổi lên trên bề mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi
ôxy của nước với khơng khí, làm mất mỹ quan thành phố. Chất hữu cơ trong rác
thải bị phân huỷ nhanh tạo các sản phẩm trung gian và sản phẩm bốc mùi hơi
thối[2].
+ Nước rị rỉ hình thành trong các hố chơn lấp do nước đi vào hố chơn từ phía trên
(nước mưa thấm xuống) hay độ ẩm của rác, độ ẩm của vật liệu phủ, nước thấm từ
đất vào hố chôn. Nước rác từ các trạm trung chuyển và nước rò rỉ trong hố chơn lấp
rác có hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng rất cao: Chỉ tiêu COD từ 7.000 ÷
45.000 mg/l, gấp 140 ÷ 900 lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Chỉ tiêu BOD 5
từ 5.000 ÷ 30.000 mg/l, gấp 250 ÷ 1.500 lần so với TCCP. Hàm lượng Phốtpho tổng
Khoa Sinh học

8

Đại học Vinh



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

số từ 5 ÷ 100mg/l, gấp 1,25 ÷ 25 lần so với TCCP, hàm lượng NH 4+ từ 2.000 ÷
9.000mg/l, gấp 2.000 ÷ 9.000 lần so với TCCP. Ngồi ra, nó cịn có nhiều loại vi
trùng nếu khơng được thu gom xử lí triệt để thì sẽ thấm vào đất gây ơ nhiễm tầng
nước ngầm hay chảy vào các dịng sơng, hồ gây ơ nhiễm nguồn nước mặt sinh hoạt
của các hộ dân[2].
+ Gây ô nhiễm khơng khí:
- Bụi phát thải vào khơng khí trong q trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ơ nhiễm
khơng khí[2].
- Rác có thành phần dễ phân huỷ sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ
và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân huỷ hiếu khí và kị khí sinh
các khí độc hại và có mùi hơi khó chịu gồm CO2, CO, CH4, H2S, NH3... ngay từ khâu
thu gom, vận chuyển đến chơn lấp. Khí mêtan có khả năng gây cháy nổ, nên rác
cũng nguồn sinh chất thải thứ cấp nguy hại[2].
- Gây ơ nhiễm đất:
Nước rị rỉ từ bãi rác mang nhiều chất gây ô nhiễm và độc hại khi không
được kiểm sốt an tồn, thấm vào đất gây ơ nhiễm đất. Thành phần các kim loại
nặng trong nước rác gây độc cho cây trồng và sinh vật trong đất[2].
1.2. Đánh giá một số mơ hình thu gom và vận chuyển rác thải đã có trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
1.2.1 Mơ hình quản lí nhà nước:

Khoa Sinh học

9

Đại học Vinh



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

UBND Tỉnh

Sở GTVT

UBND Phường

Sở TN & MT

Công ty MTĐT

Cộng đồng dân cư, tổ dân
phố

Sở KH – ĐT
Sở TC

Ban QL vốn

Các đơn vị thu gom và vận

chuyển rác
( Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An)
Hình 1.2: Mơ hình quản lý rác thải thành phố Vinh

Ở Việt Nam mơ hình quản lý nhà nước được áp dụng phổ biến nhất, hoạt
động dưới dạng các doanh nghiệp cơng ích, chịu sự quản lý của các sở, ban nghành,
UBND địa phương. Hoạt động với mục đích là đạt hiệu quả xã hội trong việc thu

gom và vận chuyển rác thải.
Về tổ chức quản lý:

Khoa Sinh học

10

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Sở Tài nguyên và môi trường thường là sở chủ quản: với nhiệm vụ xây dựng và
triển khai các chương trình kế hoạch, chính sách cho hoạt động thu gom, vận
chuyển...
- UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp quy, đầu tư thiết bị công nghệ.
- Các sở liên quan:
Sở Giao thông vận tải
Sở Tài chính
- Cơng ty Mơi trường đơ thị:
+ Ký kết hợp đồng vận chuyển
+ Hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo
+ Xây dựng mức đơn giá và tiêu chuẩn kỹ thuật của cơng tác thu gom, vận chuyển,
trình cơ quan hữu quan phê chuẩn thực hiện.
- Các xí nghiệp thành viên MTĐT: Với nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
* Ưu điểm của mơ hình:
- Các quy định, chính sách của nhà nước được phổ biến kịp thời do có sự quản lý
thống nhất từ trên xuống.
- Có sự phối hợp chặt chẽ và khá đồng bộ giữa khâu thu gom và vận chuyển, giữa
các đơn vị thu gom và các đơn vị vận chuyển và xử lý.

- Có sự quản lý thống nhất chặt chẽ từ trên xuống. Mọi hoạt động trong quy trình
đều được thực hiện theo quy định của UBND địa phương, của nhà nước.
- Hạn chế được các biến cố bất thường xảy ra như sự tồn đọng, những sự cố về
nhân sự và phương tiện thu gom. Trong hoạt động nếu một đơn vị, xí nghiệp gặp sự
cố thì có thể huy động sự tương trợ của các đơn vị khác.
- Việc sửa chữa, bảo dưỡng được đảm bảo bởi các xí nghiệp thành viên do đó mức
độ an tồn cho người lao động cao hơn nhiều.
* Nhược điểm của mơ hình:

Khoa Sinh học

11

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Mơ hình quản lý cồng kềnh với sự chồng chéo của các cơ quan chủ quản, các cơ
quan liên nghành cho nên mọi phương án đưa ra dù có tính khả thi thì sau một thời
gian dài mới được thực hiện, gây nên sự chậm trễ.
- Hạn chế tính tích cực trong cạnh tranh vì mơ hình này hoạt động mang tính độc
quyền.
- Nhiều hoạt động mang tính hình thức.
- Vì là doanh nghiệp cơng ích nên khơng tránh khỏi sự ỷ lại, trơng chờ vào ngân
sách địa phương, ngân sách nhà nước.
- Ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước sẽ phải đầu tư khá lớn vào khâu thiết
bị, phương tiện cho hoạt động. Đây là một khó khăn lớn vì hiện nay đất nước đang
cần nguồn đầu tư cho các lĩnh vực khác.
1.2.2. Mơ hình quản lý dân lập (hay mơ hình quản lý tư nhân):

Mơ hình này được thực hiện trên hạch toán kinh doanh độc lập với mục tiêu
là đạt được lợi ích trong hoạt động thu gom và vận chuyển RTSH. Tuy nhiên, cần
phải giám sát kết quả đạt được trong thu gom và vận chuyển rác thải của các đơn vị
đó.
Vậy những đơn vị như thế nào thì được gọi là dân lập? Đó là tổ thu gom rác
dân lập, hợp tác xã thu gom vận chuyển...

Khoa Sinh học

12

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

UBND XÃ

Phịng mơi trường thành
phố

Hộ dân, đối tượng
khác

Tổ thu gom rác dân
lập

( Nguồn: Báo cáo cơng tác vệ sinh mơi trường TP Vinh)
Hình 1.1: Mơ hình quản lý dân lập


Để xem mơ hình hoạt động có phù hợp với địa phương hay khơng thì ta cần
phân tích xem ưu điểm và nhược điểm của mơ hình.
*Ưu điểm của mơ hình:
- Huy động được nguồn vốn đóng góp trong dân và tạo việc làm cho người dân
địa phương. Dần dần tiến tới xoá bỏ bao cấp trong khâu thu gom, vận chuyển bởi
ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương. Với phương châm “người hưởng dịch
vụ phải trả chi phí cho người cung cấp” sẽ giảm bớt được ngân sách nhà nước, địa
phương đầu tư vào lĩnh vực môi trường, để sử dụng nguồn vốn này đầu tư vào các
hoạt động cấp thiết khác. Người sử dụng dịch vụ ngày càng đòi hỏi người cung cấp
cần phải cung cấp với chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn. Do vậy, chất lượng môi
trường sẽ được cải thiện hơn.
- Tăng tỷ lệ thu gom rác thải trong các ngõ, xóm, hạn chế tình trạng mất vệ sinh
trong các khu dân cư, hạn chế được việc người dân xả rác xuống sông, ao, hồ.

Khoa Sinh học

13

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương tạo điều kiện để
người dân thực sự làm chủ và có trách nhiệm đối với mơi trường sống của mình.
- Do huy động được nguồn vốn từ dân nên nhà nước khơng phải bỏ kinh phí ban
đầu mua sắm thiết bị thu gom, vận chuyển.
- Thực hiện được nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền – PPP ( Polluter Pays
principle ) trong thu gom, vận chuyển tức lấy thu bù chi các chi phí của hoạt động.
- Giảm bớt được chi phí quản lý bởi quản lý dân lập có bộ máy quản lý tinh gọn,

giảm bớt được chi phí quản lý trung gian. Điều này phù hợp với chính sách tinh
giảm biên chế của nhà nước.
- Phát huy được tính cạnh tranh tích cực trong cơ chế thị trường.
* Nhược điểm của mơ hình:
- Vì lợi nhuận nên thường khơng thực hiện đầy đủ các quy trình thu gom, vận
chuyển: như cắt bớt công đoạn, các xe chở q tải, mua xe cũ có chất lượng thấp
khơng đảm bảo an tồn giao thơng.
- Nếu quản lý thiếu chặt chẽ và kết hợp không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lộn
xộn trong khâu thu gom, vận chuyển: như thu không đúng giờ, tập kết không đúng
điểm, để rác tồn đọng qua ngày...
- Cần phải có những quy định bắt buộc các tổ chức và cá nhân đảm bảo công tác
thu gom, vận chuyển rác thải trong những dịp lễ, tết, những ngày mưa bão, đảm bảo
chống các hiện tượng để rác tồn đọng qua ngày, bốc mùi hôi thối, tạo môi trường
cho dịch bệnh lây lan.
- Không phổ biến kịp thời được các quy định của nhà nước, của nghành cho đối
tượng lao động.
- Khâu quản lý tài chính dễ sai sót.
Những mơ hình điển hình:
=> Mơ hình xã Hưng Chính, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Thực hiện chỉ thị 36/TW ngày 25/6/1998 và Nghị Định số 41 năm 2004 của
Bộ chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kì CNH – HĐH
đất nước. Chỉ thị số 43/ CT UB ngày 25/12/1996 của UBND tỉnh Nghệ An về
“Tăng cưịng cơng tác quản lý nhà nước trong về bảo vệ môi trường”. Quyết định số
Khoa Sinh học

14

Đại học Vinh



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

74/2007/ QĐ UBND của UBND tỉnh Nghệ An về “Quyết định ban hành và chương
trình số 02 CTr/TU ngày 03/11/1998 của Tỉnh Uỷ Nghệ An về chương trình thực
hiên chỉ thị 36 CT/TW của Bộ chính trị”. Bảo vệ mơi trường là vấn đề sống còn của
đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ đã có tính xã hội sâu sắc.
Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi
trường. Hoạt động bảo vệ môi trường ở các địa phương trong cả nước bước đầu đã
đạt được những kết quả khởi sắc.
Trước những vấn đề môi trường gây bức xúc, lo lắng và ảnh hưởng đến cộng
đồng dân cư. Hội liên hiệp phụ nữ xã Hưng Chính đã xây dựng mơ hình phụ nữ tự
nguyện quản lý, thu gom và vận chuyển rác thải bảo vệ môi trường tại xã Hưng
Chính. Nơi đây cũng là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Vinh cách trung tâm
thành phố 1,5 km.
Phân cấp quản lý:
Lãnh đạo xã, xóm đã trực tiếp khảo sát và chọn địa điểm tập trung rác thải là
tại gần sân bóng xã, sát đường quốc lộ 46. Vì rác được chun chở ra bãi rác Đơng
Vinh hằng ngày nên không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Mục tiêu đặt ra
của dự án là:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, học tập nâng cao kiến thức về luật bảo vệ môi
trường, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước về công tăng cường công tác
bảo vệ mơi trường trong thời kì CNH - HĐH đất nước cho toàn thể cán bộ, hội
viên hội phụ nữ xã nói riêng cũng như nhân dân trong tồn xã nói chung.
- Xây dựng mơ hình phụ nữ tự nguyện thu gom, quản lý, vận chuyển ở xã gồm có
16 thành viên.
- Hình thức thu gom: hằng ngày tại các khu dân cư thu gom và vận chuyển ra bãi
tập kết.
Phương thức hoạt động kinh doanh:
Lấy thu bù đắp chi phí sản xuất và có lợi nhuận.
Các nguồn thu gồm:

- Hỗ trợ từ sở Tài nguyên và môi trường
- Tiền thu phí vệ sinh mơi trường
Khoa Sinh học

15

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Thu từ xử phạt vệ sinh mơi trường
Ngồi xã Hưng Chính, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh tất cả các phường xã
đều đã xây dựng mơ hình này.
=> Mơ hình Phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Phường Quang Trung là phường nằm giữa thành phố Vinh, song mấy năm
gần đây trình độ dân trí mới được cải thiện, có đến 60% dân cư là công nhân lao
động phổ thông. Thu nhập bình qn đầu người cịn thấp là
315.000đồng/người/tháng[4].
Việc khơng đủ điều kiện xây dựng các cơng trình vệ sinh đúng quy định nên
dân vẫn tuỳ tiện thải chất thải ra đường giao thơng và các cơng trình cơng cộng.
Trước tình hình đó, vào năm 2002, Ban cán sự, Ban chi uỷ được sự chỉ đạo
của Đảng Uỷ, UBND phường và đặc biệt sự giúp đỡ của sở Tài nguyên và môi
trường (lúc này đang là Sở Khoa học công nghệ và môi trường) tỉnh, cho thực hiện
đề án “Hỗ trợ cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường khu dân cư” nhằm tạo điều kiện
cho cộng đồng dân cư trong phường có mơi trường sống trong lành hơn[4].
* Những kết quả đạt được:
- Đã tổ chức giải toả được các tụ điểm rác gây ô nhiễm môi trường
- Khảo sát, thiết kế và xây dựng 3 đoạn mương thoát nước bẩn trong khối.
- Tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật và các kiến thức về bảo vệ môi trường.

- Huy động thanh thiếu niên tổng vệ sinh thơn xóm mỗi tuần một lần vào sáng chủ
nhật.
- Lúc mới thành lập mỗi ngày đã giải quyết được 15 tấn rác thải tồn đọng từ trước
đó[4].
* Những khó khăn tồn tại:
- Việc dân trí thấp, thu nhập bình qn đầu người thấp nên huy động vốn trong dân
gặp nhiều khó khăn.
- Việc chỉ đạo, tiếp nhận đề án khi mới được triển khai cịn lúng túng, thiếu kinh
nghiệm[4].
Một số mơ hình khác:
Khoa Sinh học

16

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Mơ hình 100% vốn nước ngồi
- Mơ hình liên kết liên doanh
1.3. Lợi ích kinh tế, xã hội do mơ hình thu gom và vận chuyển rác thải mang
lại
Hoạt động thu gom vận chuyển rác thải đã mang lại những lợi ích lớn, khơng
chỉ về mặt mơi trường mà cịn cả về kinh tế và xã hội.
- Doanh thu từ việc thu phí mơi trường
- Lợi ích trong việc thu gom phế liệu. Nó vừa làm giảm một phần khối lượng rác
cần vận chuyển vừa mang lại thu nhập cho người thu gom rác.
- Lợi ích tiềm năng từ việc thu khí gas. Nếu lượng rác thu gom được chơn đúng
quy trình sẽ thu về một lượng khí Gas rất lớn[5].

- Lợi ích từ việc tiết kiệm tài nguyên. Lượng phế liệu được thu gom sẽ là nguyên
liệu đầu vào cho các nghành tái chế rác thải. Đồng nghĩa với nó là chúng ta đã tiết
kiệm được một lượng tài nguyên thiên nhiên khá lớn từ việc khai thác mỏ[5].
- Giảm bớt được tỷ lệ người mắc các căn bệnh ung thư và các căn bệnh khác do ô
nhiễm môi trường[5].

1.4 Tổng quan về xã Hưng Chính, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Hưng Chính là một xã nằm về cuối phía Tây Nam TP Vinh, tỉnh Ngệ An.
Xã Hưng Chính cách trung tâm thành phố Vinh 1,5 km, với tổng diện tích đất là
454,79 ha. Trung tâm xã nằm cạnh đường Quốc lộ 46, là tuyến giao thông huyết
mạch. Với vị trí như trên xã Hưng Chính có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển về các mặt kinh tế và xã hội.
Hưng Chính có ranh giới hành chính chung các xã như sau:
Phía Bắc giáp xã Hưng Tây của huyện Hưng Nguyên
Phía Nam giáp xã Hưng Mỹ của huyện Hưng Ngun
Phía Đơng giáp phường Đơng Vĩnh của TP Vinh

Khoa Sinh học

17

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phía Tây giáp với thị trấn huyện Hưng Nguyên
Khí hậu, thời tiết xã Hưng Chính mang đặc trưng chung của khí hậu Nghệ
An và Bắc Trung Bộ. Trong năm có hai mùa rõ rệt:

Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 10, tháng nóng nhất là vào tháng 7 với nhiệt
độ cao tuyệt đối là 400c. Thời kỳ đầu là gió Tây Nam gây nắng nóng, nhiệt độ trung
bình là 23,6o C.
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đơng Bắc mang gió
lạnh gây mưa dầm gió rét, trời âm u. Nhiệt độ bình quân là 19 độ C, nhiệt độ thấp
tuyệt đối là 5,7o C.
Số giờ nắng trong năm trung bình là 1637 giờ, bức xạ mặt trời là 74,6
KcaL/Cm2.
Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1587mm. Trong năm lượng mưa phân
bố không đều, chủ yếu tập trung vào tháng 3 và các tháng 8, 9, 10. Lượng mưa thấp
nhất vào tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành.
Gió mùa Đơng Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường
mang theo giá rét.
Gió Phơn Tây Nam (gió lào) thổi từ tháng tư đến tháng 9, có năm gây khơ
hạn kéo dài.
Độ ẩm trung bình 86% cao nhất là 90% từ tháng 12 đến tháng 2, thấp nhất là
70% từ tháng 6 đến tháng 10. Lượng bốc hơi bình quân/năm là 943 mm, lượng bốc
hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm (tháng 5 đến tháng 9), lượng bốc hơi
trung bình của những tháng mưa là 61 mm (tháng 9 đến tháng 11).
Đặc trưng của khí hậu Hưng Chính là: Biên độ nhiệt giữa các tháng trong
năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng vào mùa bão, mùa nắng nóng có gió Phơn Tây
Nam khơ nóng, mùa lạnh có gió mùa Đơng Bắc giá hanh biểu hiện rõ bản chất nóng
ẩm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiềm năng nhiệt lượng phong phú có tác dụng đến
q trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật ni. Song đó là ngun nhân
chính gây khơng ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân sinh. Với đặc điểm khí
hậu và thời tiết nêu trên, cần bố trí tập đồn cây trồng, cơ cấu thời vụ thích hợp, né
tránh các yếu tố bất thuận.
Khoa Sinh học


18

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Xã Hưng Chính là một vùng khá cao so với TP Vinh và huyện Hưng Ngun
nên ít phải chịu sự ngập úng. Địa hình xã Hưng Chính nghiêng dần từ Bắc xuống
Nam, dọc theo hai bên kênh nhà Lê, kết hợp với mạng lưới giao thông, thủy lợi
phân cách đồng ruộng thành nhiều vùng.
1.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
* Về kinh tế:
Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước nhất là từ
năm 2000 đến nay kinh tế, xã hội xã Hưng Chunhs có bước chuyển biến đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau đều cao hơn năm trước, tốc độ tăng
trưởng bình quân năm thời kỳ 2000 – 2005 đạt 15,9%.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng: Năm 2006, tỷ trọng nghành nơng nghiệp giảm cịn 40,1%; tỷ trọng
nghành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 19,1%; tỷ trọng nghành dịch vụ,
thương mại đạt 40,8%.
* Về xã hội
Xã Hưng Chính, TP Vinh, tỉnh Nghệ An với số dân là 2278 hộ, có 9569 nhân
khẩu với mật độ dân số là 720 người/km2.
Lực lượng lao động về cơ bản đều có việc làm. Hàng năm có một lượng nhỏ
lao động đi làm việc ngoài xã như: Đi xuất khẩu lao động, đi làm nghề phụ ở các
huyện trong và ngoài tỉnh…
Đội ngũ lao động qua đào tạo chưa nhiều, trình độ dân trí khơng đồng đều.
Tỷ lệ tăng dân số thời gian qua có giảm, tỷ lệ tăng dân số năm 2006 là 1%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 7,125 triệu đồng/năm. Đời sống
vật chất của người dân ngày càng được nâng cao. Mức sống hộ gia đình tăng lên và

đạt tỷ lệ như sau:
Năm 2009 có 2278 hộ
Trong đó: Số hộ giàu: 2,5%
Số hộ khá: 50%
Số hộ trung bình: 42,5%
Số hộ nghèo: 5%

Khoa Sinh học

19

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khơng có hộ đói (theo tiêu chí mới)
Hộ có tivi là: 99%
Hộ có nước sạch là: 75%

CHƯƠNG II:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thu gom, vận chuyển và quản lý RTSH
tại xã Hưng Chính,TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải tại
xã Hưng Chính. Từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý công tác này.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra nghiên cứu thực địa
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp phỏng vấn

Khoa Sinh học

20

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Hiện trạng hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại xã
Hưng Chính, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
3.1.1 Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh
Hiện nay xã Hưng Chính có số dân là 9569 nhân khẩu. Lượng rác thải phát
sinh mỗi ngày tại xã Hưng Chính là 10525 kg. Như vậy, bình quân mỗi người một
ngày thải ra 1,1 kg.
Thành phần rác thải tại xã Hưng Chính được thể hiện tại bảng dưới đây:

Thành phần


Tỷ lệ %

Giấy

2,62

Nhựa

3,1

Kimloại

0,9

Chất hữu cơ: thức ăn thừa, lá cây, cỏ

51,88

Đất, đá, sứ

6

Vải sợi

1,8

Que, gỗ vụn, da, cao su

1,32


Thuỷ tinh

0,5

Thành phần khác

32

Khoa Sinh học

21

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tổng

100

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An)
(Bảng 3.1: Thành phần rác thải xã Hưng Chính )

Qua bảng 3.1 ta thấy chất hữu cơ chiếm 51,88% là một tỷ lệ khá cao. Với đặc
tính dễ phân huỷ nên trong quá trình thu gom, vận chuyển không được để tồn đọng
lâu ngày sẽ gây ô nhiễm mơi trường trầm trọng. Cịn các thành phần như giấy,
nhựa, kim loại, thuỷ tinh có thể tái chế, tái sử dụng được
3.1.2 Hiện trạng thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt
3.1.2.1 Hoạt động thu gom

* Quy trình thu gom rác thải
Quy trình thu gom được tính từ nguồn phát sinh tới điểm tập kết rác và bốc
lên xe.
Đặc thù của xã Hưng Chính là có tuyến đường Quốc lộ 46 chạy qua. Công
tác thu gom, vận chuyển rác trên tuyến đường này được thực hiện bởi các công
nhân của công ty Môi trường đô thị Vinh. Trong đề tài này chỉ xét đến công tác thu
gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn xã do nhóm cơng nhân được thành lập bởi
các phụ nữ tình nguyện của xã. Vào thời gian 15h – 19h, các công nhân mơi trường
dùng 16 chiếc xe chở rác (ở 8 xóm của xã) đi dọc đường trục, thu gom rác thải tại
các điểm quy định sẵn. Các công nhân thường ken thêm gỗ quanh xe đẩy để chứa
được rác nhiều hơn. Điều này vừa có lợi cũng vừa có hại. Có lợi ở chỗ là khối
lượng rác thải/1 xe sẽ nhiều hơn, giảm được thời gian thu gom do phải đi nhiều
chuyến. Có hại là rác thường rơi ra trong quá trình di chuyển của xe. Đây là
phương pháp thủ cơng nhưng nó phù hợp với điều kiện địa phương như xã Hưng
Chính.

Khoa Sinh học

22

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tích rác tại hộ
gia đình

Tích rác tại các
cơ quan


Thùng rác tại điểm
tập kết rác

Bãi đổ thành phố

Rác thu ở các
trục đường

(Nguồn: Ban quản lý môi trường xã Hưng Chính)
Hình 3.3: Quy trình thu gom rác thải tại xã Hưng Chính
Thu gom rác hai bên lề đường lớn là cơng việc khó khăn, nguy hiểm và ảnh
hưởng đến giao thơng, đến người dân đi đường. Vì vậy công việc này thường được
tiến hành lúc chập tối, khi mật độ giao thông đã thưa.
Trên thực tế, thời gian thu gom rác thải là 2 ngày/lần vì phụ thuộc nhiều vào
thời gian của công nhân vệ sinh. Do vậy, một lượng lớn rác thải để tồn đọng qua
ngày, phân hủy và bốc mùi hôi thối. Đặc biệt là vào các thời điểm thuộc mùa vụ của
nhà nộng.
* Công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động thu gom rác thải
Số công nhân phục vụ công tác thu gom và vận rác thải trên 8 xóm của xã là
16 người.
Để thực hiện hoạt động thu gom thì cơng nhân phải dùng các công cụ sau:

Dụng cụ cho 16 Số lượng sử Đơn giá
Khoa Sinh học

23

Thành tiền


Công cụ
Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

người

dụng/1 năm

Quần áo bảo hộ

32

65.000

2.080.000

Bảo vệ lao động

Xẻng

16

25.000

400.000

Xúc rác lên xe


Vét

16

20.000

320.000

San

Cào

16

25.000

400.000

Cào rác



16

25.000

400.000

Bảo vệ lao động


Găng tay + khẩu 64
trang

15.000

960.000

Bảo vệ lao động

Chổi

144

3000

432.000

Quét

Xe gom

8

2.500.000

20.000.000

Thu gom rác

(Nguồn: Ban quản lý mơi trường xã Hưng Chính)

Bảng 3.2: Thống kê công cụ, dụng cụ trong khâu thu gom:

Nguồn kinh phí để mua cơng cụ, dụng cụ sử dụng ban đầu trong khâu thu
gom chủ yếu do Sở Tài nguyên và môi trường hỗ trợ.
Cơ chế cấp dụng cụ này đã gây lãng phí trong việc sử dụng. Bởi lẽ, cứ theo
đầu người, theo thời gian mà cấp thì khơng sát thực tế, với nhu cầu, làm cho công
nhân không có ý thức giữ gìn dụng cụ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng.
3.1.2.2 Hoạt động vận chuyển
*Tuyến vận chuyển
Trước khi sát nhập vào thành phố Vinh, sau khi rác thải được thu gom sẽ
được xe công nông vận chuyển ra bãi chôn lấp rác của xã tại xóm 1, kích thước của
hố chơn là 10m×5m×2,5m. Khi lượng rác thải đã đầy hố rác và vào mùa hè các
công nhân vệ sinh sẽ nạo vét và đốt rác thải.
Hiện nay hoạt động vận chuyển rác thải trên địa bàn xã Hưng Chính được
thực hiện bởi Cơng ty mơi trường đô thi Vinh.

Khoa Sinh học

24

Đại học Vinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Để vận chuyển rác thải từ xã Hưng Chính đến bãi rác của thành phố Vinh rác
được vận chuyển theo con đường:

Điểm tập kết rác của xã Hưng
Chính


Đường Nguyễn
Trãi

Cầu Cửa Tiền huyện
Hưng Nguyên

Đườn Lê Lợi. TP
Vinh

Đường quốc lộ 1 TP Vinh

Đường Quang
Trung. TP Vinh

Bãi rác Đơng Vinh

(Nguồn: Cơng ty Mơi trường đơ thị Vinh)
Hình 3.4: Tuyến vận chuyển rác thải sinh hoạt xã Hưng Chính

Khoảng cách từ điểm tập kết rác của xã Hưng Chính đến bãi rác Đông Vinh
khoảng 7,5km.
* Các phương tiện tham gia hoạt động vận chuyển rác thải
Sau khi rác thải đã được các cơng nhân mơi trường xã Hưng Chính thu gom,
cùng với khối lượng rác thải thu gom được trên tuyến đường quốc lộ 46 do các công
nhân của công ty Môi trường đô thị sẽ được tập trung tại bãi tập kết gần sân vận
động xã. Với số lượng, chủng các phương tiện tham gia vận chuyển như sau:

TT


Kiểu xe

Khoa Sinh học

Năng lượng sử Sức chở bình Số lượng xe
dụng
quân (tấn/xe)
(chiếc)

25

Đại học Vinh


×