Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn 22 xã, thị trấn của huyện tĩnh gia ngoài khu kinh tế nghi sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.62 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập 2011

Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Thị Phương đã hướng dẫn và tạo
điềuu kiện thuận lợi cùng những ý kiến góp ý sâu sắc để em hoàn thành tốt đề
tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Ngô Sĩ Học cùng các anh chị
Phịng Cơng nghệ của Trung tâm quan trắc Mơi trường, Sở Tài ngun Mơi
trường Thanh Hố đã giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Sinh,
Trường Đại học Vinh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
quá trình học!
Xin chân thành cảm ơn!

1


Báo cáo thực tập 2011

MỤC LỤC
1.1.
1.2.

PHẦN I MỞ ĐẦU
6
Lí do chọn đề tài..................................................................................6
Mục đích yêu cầu nghiên cứu.............................................................7

PHẦN II TỔNG QUAN
8
2.1. Các khái niệm môi trường và những thách thức mơi trường


tồn cầu................................................................................................8
2.1.1. Các khái niệm......................................................................................8
2.1.2. Những thách thức................................................................................9
2.2. Tình hình phát sinh và quản lí CTR trên thế giới và Việt Nam..........11
2.2.1. Trên thế giới.......................................................................................11
2.2.2. Tại việt Nam......................................................................................15
2.3. Hiện trạng CTR sinh hoạt....................................................................18
2.3.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt........................................................18
2.3.2. Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt...................................................18
2.3.3. Hiện trạng xử lí CTR sinh hoạt.........................................................19
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu...............................................21
3.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................21
3.3. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.................................................21
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
22
4.1. Điều kiện tự nhiên xã hội huyện Tĩnh Gia..........................................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................22
4.1.2. Điều kiện xã hội ...............................................................................23
4.2. Hiện trạng công tác thu gom, quản lí CTR sinh hoạt..........................25
4.2.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần..................................................25
4.2.2. Khối lượng........................................................................................26
4.2.3. Hiện trạng công tác phân loại, thu gom và vận chuyển....................27
4.2.4. Dự báo phát sinh CTR sinh hoạt trong tương lai..............................30
4.3. Đề xuất các phương án........................................................................31
2


Báo cáo thực tập 2011


4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.3.5.
4.3.6.
4.3.7.
4.3.8.

Phương án lựa chọn công nghệ xử lí.................................................31
Phương án phân loại tại nguồn..........................................................34
Phương án thu gom, vận chuyển và quản lí......................................35
Phương án lựa chọn các khu xử lí tập trung......................................36
Phương án thu phí.............................................................................40
Phương án tổ chức quản lí thu gom vận chuyển...............................41
Phương án nâng cao năng lực quản lí...............................................41
Phương án thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư......................42

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
44
5.1. Kết luận...............................................................................................44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................44
Tài liệu tham khảo.......................................................................................46

3


Báo cáo thực tập 2011

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lí CTR tại Nhật Bản
Sơ đồ 2.2: Hệ thống tổ chức quản lí CTR của một số đô thị ở Việt Nam
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt
Sơ đồ 4.2: Phương án thu gom vận chuyển CTR
Sơ đồ 4.3: Hệ thống quản lí thu gom CTR
Bảng 2.1: Khối lượng CTR đô thị trên thế giới
Bảng 2.2: Khối lượng CTR của các đô thị miền Bắc từ năm 2000
Bảng 2.3: Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt của các đô thị lớn
Bảng 4.1: Quy mô dân số trên địa bàn 22 xã thị trấn ngoài KKT Nghi
Sơn.
Bảng 4.2: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn 4 xã thị trấn
Bảng 4.3: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh đến năm 2020
Bảng 4.4: Tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chơn lấp
Bảng 4.5: Các tiêu chí KT-XH
Bảng 4.6: Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn BCL hợp vệ sinh
Bảng 4.7: Đánh giá lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR cấp vùng liên
tỉnh

4


Báo cáo thực tập 2011

DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT
BCL
BYT
CN
CTR
CTRNH

GTDSTN
HĐND
KCN
KKT
NTTS
NXB
TCXDVN
TNHH
TNMT
UBND

Bảo vệ môi trường
Bãi chôn lấp
Bộ Y tế
Công nghiệp
Chất thải rắn
Chất thải rắn nguy hại
Gia tăng dân số tự nhiên
Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Nuôi trồng thủy sản
Nhà xuất bản
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Tài nguyên môi trường
Ủy ban nhân dân

PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của xã hội và đô thị hoá, lượng chất thải rắn sinh
hoạt cũng gia tăng nhanh chóng. Nguy cơ ơ nhiễm mơi trường và tác động tới
sức khoẻ cộng đồng do CTR sinh hoạt gây ra đang trở thành một trong những
vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nhiều địa phương nói

5


Báo cáo thực tập 2011

chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng. Công tác quản lý, xử lý CTR nơi đây
đang đứng trước các vấn đề sau:
- Ơ nhiễm mơi trường cục bộ do CTR sinh hoạt gây ra tại một số khu
vực đang gây bức xúc trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là khu vực thị trấn và
một số xã ven biển như Hải Hòa, Hải Thanh...
- Khung pháp lý, nguồn lực và cơ sở hạ tầng cho việc quản lý và xử lý
CTR trên địa bàn huyện còn thiếu và yếu. Do đó, việc xã hội hóa cơng tác
BVMT trên địa bàn chưa đạt hiệu quả.
- Việc tuân thủ và tham gia công tác bảo vệ môi trường từ các hộ dân
còn hạn chế.
- Hiện nay, trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận đã hình thành đơn vị
thu gom, vận chuyển và xử lý so bộ CTR, công việc đã đi vào nề nếp. Tuy
nhiên, còn bất cập về những điểm trung chuyển, sức chứa và vị trí xây dựng
các bãi rác tạm cũng như thiếu cả về quy trình kỹ thuật và thiết bị xử lý. Do
đó, địa bàn thu gom bị hạn chế, hiệu suất thu gom thấp.
- Việc đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR tập trung trên địa bàn đã
được chú trọng, tuy nhiên một số thông tin cơ bản về khối lượng và thành
phần CTR chưa được điều tra cụ thể, chính thức. Do đó, việc xác định quy mô
đầu tư cho phù hợp với nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài còn gặp nhiều
lúng túng.

Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần đề xuất một số giải pháp cho công
tác quản lý, xử lý rác thải tại địa phương, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý CTR
sinh hoạt trên địa bàn 22 xã, thị trấn của huyện Tĩnh Gia ngồi khu kinh
tế Nghi Sơn”.
1.2. Mục đích, u cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
- Điều tra hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 22 xã thị trấn của
huyện Tĩnh Gia.
- Đánh giá thực trạng về quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt.

6


Báo cáo thực tập 2011

- Đề xuất một số giải pháp để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững cơ sở pháp lý về vấn đề quản lý chất thải rắn.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn nghiên cứu.
- Các giải pháp đưa ra đáp ứng yêu cầu của thực tế.

PHẦN II TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm MT và những thách thức mơi trường tồn cầu
2.1.1. Các khái niệm
Mơi trường: Theo điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005,
môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
7



Báo cáo thực tập 2011

nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Ơ nhiễm mơi trường: Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng suy giảm chất
lượng môi trường qua một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng
mơi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sinh vật.
Theo luật bảo vệ mơi trường 2005: Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
Chất thải rắn: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất
thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt là chất thải có liên quan đến các
hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt
có thành phần bao gồm cả kim loại, giấy vụn, sành sứ…
Quản lý môi trường: Quản lý mơi trường là sự tác động liên tục, có tổ
chức và hướng đích của chủ thể quản lý mơi trường lên cá nhân hoặc cộng
đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và
khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ
hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp
luật và thông lệ hiện hành.
Xử lý chất thải rắn: Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải
pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại
hoặc khơng có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các
thành phần có ích trong chất thải rắn.
Thu gom chất thải rắn: Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp,

phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom
tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2.1.2. Những thách thức mơi trường toàn cầu do rác thải
8


Báo cáo thực tập 2011

a. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe con người
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường là do
rác thải đô thị. Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý, rác thải đô
thị sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
- Tác động lên môi trường
Các bãi rác đổ đống ngồi trời và các bãi chơn lấp có thể gây ơ nhiễm
khơng khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác.
Trong quá trình phân hủy, một số chất tạo ra các loại khí độc sẽ gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe con người, động vật và cây cối xung quanh.
Các bãi rác đổ đống ngồi trời và các bãi chơn lấp rác không được xây
dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc
biệt là nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm
vào nguồn nước, gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái quanh
khu vực.
Rác thải cũng có nguy cơ cao gây ơ nhiễm đất. Các khu vực được sử
dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến mất đất canh
tác. Những thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn
đến sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái.
Đốt rác dẫn đến ô nhiễm mơi trường khơng khí do trong q trình đốt có
thể chứa các chất độc hại như đioxin, khói từ nơi đốt rác có thể làm giảm tầm
nhìn, nguy cơ gây cháy nổ và nguy cơ gây hỏa hoạn những vùng lân cận.
Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đơ thị đó là các loại túi chất dẻo

tổng hợp, những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây
chết những động vật ăn phải.
- Tác động lên sức khỏe con người
Các mối nguy cơ gây ơ nhiễm khơng khí, nước, đất nói trên cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt của dân cư quanh
khu vực có chứa rác thải.

9


Báo cáo thực tập 2011

Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn: các chất ơ
nhiễm có trong đất, nước, khơng khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con
người: rau, động vật… qua lưới và chuỗi thức ăn; những loại chất ô nhiễm
này tác động xấu tới sức khỏe con người.
Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ,
thương hàn… Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và
các loại gặm nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở những nơi có chứa rác thải.
Các bãi chơn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng
đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm
cũ… có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải
hoặc bị cào xước vào tay chân. Các loại hóa chất độc hại, và nhiều chất thải
nguy hại khác cũng là mối đe dọa rất lớn đối với những người làm nghề này.
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng
đến mỹ quan và tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.
b. Rác thải - vấn đề chung của cả thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội thì lượng rác thải con người thải bỏ ra
mơi trường ngày càng nhiều. Nếu khơng có các biện pháp quản lý và xử lý
một cách hiệu quả thì đây sẽ thực sự là một hiểm họa môi trường, ảnh hưởng

đến cuộc sống của chính con người chúng ta. Vì thế, rác thải vẫn đang là một
vấn đề nan giải của toàn cầu, ngay cả đối với các nước tiên tiến trên thế giới.
Nếu như các chính phủ dù sao vẫn có những biện pháp nhằm khắc phục
vấn đề rác thải trên lãnh thổ của mình thì trên các đại dương, đặc biệt là tại
những hải phận quốc tế, tình hình cịn nguy ngập hơn nhiều. Theo một nghiên
cứu của Tổ chức “Greenpeace”, được triển khai theo đơn đặt hàng của Trường
Đại học Exeter (Anh), đại dương trên khắp thế giới đã trở thành một bãi rác
khổng lồ chứa đựng gần 6,5 triệu tấn rác thải. Nơi có mật độ rác cao nhất
được ghi nhận ở Địa Trung Hải, vùng biển được các chun gia sinh thái
mệnh danh khơng chính thức là “Biển chất dẻo”. Ước tính có tới 1/2 số rác
trên đại dương là những bao bì chất dẻo hay túi ni lông. Thống kê cho thấy
10


Báo cáo thực tập 2011

chỉ có khoảng 15% số rác trên đại dương được sóng đưa vào bờ, 70% chìm
dưới đáy biển, cịn 15% ln ở tình trạng trơi nổi trên mặt nước.
2.2. Tình hình phát sinh và quản lý CTR trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
a. Tình hình phát sinh
Trong một vài thập kỷ vừa qua do sự phát triển của khoa học kỹ thuật
dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự bùng nổ dân số, vấn đề chất
thải gây ô nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các
nước trên thế giới.
Vào ngày 13/08/2009, dân số trên trái đất được đo bởi Cục điều tra dân
số của Mỹ là 6,777 tỉ người. Nếu tính bình qn mỗi người mỗi ngày thải ra
khoảng 0,5 kg chất thải thì mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 3,4 triệu tấn rác và
hàng năm có hàng tỷ tấn rác thải được đưa vào môi trường.
Tùy theo mức sống mà rác thải cũng khác nhau ở mỗi nước. CHLB Nga

là 300 kg/người/năm và mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn; Ở Pháp là 1
tấn/người/năm và một năm có khoảng 35 triệu tấn rác.
Ở đây mới chỉ đề cập đến lượng rác thải trong quá trình sinh hoạt bình
thường của con người chứ chưa nói đến lượng chất thải rắn trong q trình
sản xuất của các nhà máy chế biến đồ hộp, các loại nơng hải sản, các nhà máy
bia, bánh kẹo, hóa chất…
Với một lượng chất thải hàng ngày lớn như vậy, việc xử lý chất thải sinh
hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn mà phạm
vi hoạt động của các cơng ty này có tầm cỡ quốc gia. Ở Mỹ có cơng ty Waste
Management Inc đã chiếm lĩnh thị trường Trung cận đông, công ty Browning
- Feris Industris Inc có cơ sở hoạt động ở rất nhiều nước trên thế giới. Ở Anh
công ty Attwood PIC, Biffa (BET PLC). Ở Pháp có cơng ty Cie Lyonaise dé
Eaxu… những công ty này hàng năm mang lại thu nhập rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nước trên thế giới tình trạng rác thải khơng
được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vẫn đang còn rất phổ biến. Đặc biệt là
11


Báo cáo thực tập 2011

những nước đang và chậm phát triển. Do đó, vấn đề xử lý rác thải, đặc biệt là
rác thải sinh hoạt là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh
tế và bảo vệ mơi trường của mỗi quốc gia.
b. Tình hình quản lý
Hàng năm lượng chất thải thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại
trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Năm
2004, tổng lượng thu gom trên thế giới ước tính khoảng 1,2 tỷ tấn. Con số này
thực tế chỉ gồm các nước OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) và khu
đô thị mới nổi và các nước đang phát triển.
Bảng 2.1: Khối lượng CTR đô thị trên thế giới

Khu vực
Khối lượng thu gom (triệu tấn)
Các nước thuộc tổ chức OECD
620
Cộng đồng các quốc gia độc lập
65
Châu Á (trừ các nước OECD)
300
Trung Mỹ
30
Nam Mỹ
86
Bắc Phi & Trung Đông
50
Châu phi cận Sahara
53
Tổng số
1.204
(Nguồn: Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007)
Quản lý chất thải là một công việc hết sức phức tạp bởi rác thải có biến
động rất lớn về thành phần và tính chất. Nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện
như: khả năng kinh tế, thói quen, khả năng cơng nghệ của khu vực… tùy
thuộc vào tính chất của rác thải mà lựa chọn nhiều biện pháp thích hợp, đạt
hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Cơ cấu quản lý lĩnh vực chất thải rắn của Nhật:
Bộ Môi
trường

Sở Quản lý chất
thải và tái chế


Phịng Hoạch định
chính sách

12
Đơn vị quản
lý chất thải

Phịng Quản lý chất
thải công nghiệp


Báo cáo thực tập 2011

Sơ đồ 2.1 Tổ chức quản lý CTR tại Nhật Bản
Bộ Mơi trường có rất nhiều phịng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải
và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử
dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích
hợp với quan điểm là bảo tồn mơi trường sống và sử dụng một cách có hiệu
quả nguồn tài ngun thiên nhiên.
Ngồi ra, có tổng cộng 7 văn phịng mơi trường đặt tại các địa phương
của đất nước. Những văn phòng này như là chi nhánh của Bộ Mơi trường có
nhiệm vụ sau:
- Quản lý chất thải và tái chế tại địa phương.
- Quản lý hoạt động bảo tồn môi trường.
- Bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên.
- Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã.
Tại Nhật, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm
xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của Nhà
nước: Luật quản lý rác thải và giữ vệ sinh công cộng (1970); Luật quản lý rác

thải (1992); Luật thúc đẩy sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế
(1991); Luật tái chế vỏ hộp và bao bì (1996); Luật tái chế thiết bị điện (1998).
Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với
dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý ngun
liệu theo mơ hình 3R (reduce, reuse, recycle).
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân
chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể
13


Báo cáo thực tập 2011

cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến
nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế
không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng;
rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu
cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải
tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám
sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem
các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào khơng phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi
thì ban giám sát sẽ báo lại với công ty và ngay hơm sau gia đình đó sẽ bị cơng
ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ
lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi
ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không
cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chơn sâu trong lịng đất. Cách xử lý
rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.
Theo số liệu của bộ Môi trường, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu

tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng
số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36%
được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt,
hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác.
Ở Hà Lan, người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế được
tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng
trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ như kính,
thủy tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh
sống thường đặt 2 thùng rác màu khác nhau, một loại chứa rác có thể phân
hủy và một loại chứa rác không phân hủy. Các thùng này được thu gom bằng
những xe rác khác nhau, và được xử lý khác nhau.
14


Báo cáo thực tập 2011

Ở Mỹ, Viện nghiên cứu nông nghiệp Beltvile (Mỹ) đã áp dụng phương
pháp ủ thành đống có thổi khí lần đầu tiên. Rác được ủ thành đống cao 2 2,5m phía dưới có hệ thống phân phối khí, nhờ hệ thống phân phối khí mà
q trình chuyển hóa xảy ra nhanh hơn, nhiệt độ đống ủ được ổn định và phù
hợp với sự phát triển của nhiều nhóm sinh vật. Năm 1985, Feinstein đã nhận
thấy nếu ủ và có bổ sung nước tạo độ ẩm chất ủ thì rút ngắn thời gian xử lý, tỷ
lệ mùn hữu cơ cũng như chất lượng mùn tạo thành cao.
2.2.2. Tại Việt Nam
a. Tình hình phát sinh
Theo số liệu thống kê năm 2002 cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt
bình quân ở nước ta khoảng từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao
động từ 0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã
tăng tới 0,9 - 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 - 0,65
kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ.
Theo báo cáo “ Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn” thì

hầu hết các loại CTR phát sinh tập trung chủ yếu ở các đô thị. Ở hầu hết các
đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60 - 70% tổng lượng CTR đơ thị.
Một số đơ thị có đến 90% là CTR sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu năm
2005 của bộ Xây dựng về lượng phát sinh CTR ở các đô thị cho thấy tổng
lượng RTSH phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10 16% mỗi năm.
Số liệu quan trắc tại một số tỉnh thành phía Bắc (Bảng 2) cho thấy trong
thực tế lượng CTR phát sinh hàng năm ở các đô thị lớn như Hà Nội tăng khá
nhanh nhưng ở một số đô thị nhỏ như Thái nguyên, Nam Định và Lào Cai thì
tăng khơng nhiều, do tốc độ đơ thị hóa ở các nơi này không nhanh, đặc biệt là
ở vùng núi.
Bảng 2.2: Khối lượng CTR của các đô thị miền Bắc từ năm 2000 2004. (Đơn vị: tấn/ngày)

15


Báo cáo thực tập 2011

Hải
Nam
Thái
Lào
Phòng**
Định*
Nguyên*
Cai***
Năm
PS
TG
PS
TG

PS TG PS TG PS TG
2000
1.478 1.075 667 504 165 110 106 55 76 46
2001
1.656 1.250 732 556 170 112 112 59 80 48
2002
1.800 1.440 785 572 177 124 116 64 84 54
2003
2154
1640 810 585 155 124 120 69 88 58
2004
2.540 2.080 920 690 160 127 132 76 88 58
Trung bình
1.926 1.497 783 581 165 119 117 65 83 53
Tỷ lệ TG (%)
80
70
70
60
60
(Nguồn: Số liệu quan trắc hàng năm của TTKTMTĐT&KCN, Đại học
Hà Nội*

xây dựng Hà Nội và Báo cáo của Bộ Xây dựng, 2005)
Ghi chú: PS: Lượng phát sinh trung bình (tấn/ngày); TG: Lượng được thu
gom trung bình theo thực tế (tấn/ngày).
* Bao gồm các quận nội thành; ** Bao gồm 5 quận nội thành và thị xã Đồ
Sơn; *** Bao gồm thị xã Lào Cai và thị trấn Sapa.
Theo báo Lao Động số 63 ngày 19/03/2007 thì tỷ lệ các thành phần
nylon, cao su, kim loại, thủy tinh trong CTR đô thị ngày càng tăng. Trong khi

đó, tỷ lệ thu gom RTSH mới đạt tối đa là 80%, rác thải y tế đạt trên 90%, tỷ lệ
thu gom đối với CTR nguy hại còn thấp. Công tác phân loại tại nguồn, tái chế,
tái sử dụng cịn bất cập, xã hội hóa quản lý CTR cịn ở tình trạng manh mún
với tỷ lệ chơn lấp CTR quá lớn.
b. Tình hình quản lý
Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp cho các hoạt
động mơi trường trong đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý CTR. Khung
pháp lý này còn được hỗ trợ bởi hai chiến lược là: Chiến lược quản lý CTR tại
các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam (1999) và Chiến lược Bảo vệ Môi
trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003). Ngoài
ra, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) là các địa phương có lượng phát sinh
chất thải công nghiệp và nguy hại lớn nhất cũng đã triển khai thực hiện những
quy định tạm thời của địa phương mình về quản lý chất thải nguy hại. Hầu hết
16


Báo cáo thực tập 2011

các tỉnh cịn có quy hoạch tổng thể xây dựng bãi chôn lấp cho các đô thị cấp
tỉnh, một số tỉnh cịn có quy hoạch tổng thể cấp huyện trong đó có nội dung
về xây dựng bãi chôn lấp chất thải cho các thành phố, thị xã.
Tỷ lệ rác thải được thu gom phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức và
quản lý của các địa phương. Tỷ lệ này dao động trong một khoảng lớn, từ
45% ở Long An đến cao nhất là 90% ở Thừa Thiên Huế (năm 2003). Nhìn
chung, tỷ lệ thu gom rác thải đô thị trong cả nước tăng dần, từ 65% năm 2000
lên 71% năm 2003. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000
người có tỷ lệ thu gom đạt 76%, trong khi đó tỷ lệ này là 70% với các thành
phố có dân cư từ 100.000 đến 350.000 người.
Nhìn chung, cho đến nay tỷ lệ thu gom CTR còn thấp, đa số các tỉnh

thành phố chưa có quy hoạch xử lý; các bãi chơn lấp CTR chưa theo đúng
quy cách đảm bảo vệ sinh mơi trường. Vì vậy, chất thải rắn và nước rỉ từ các
bãi chôn lấp rác đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa
phương, có thể xem đây là một vấn nạn về môi trường.
Những năm gần đây, tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt tại các địa
phương đã được chú ý hơn trước, nhưng cơ bản về hình thức và nội dung vẫn
chậm đổi mới. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của hệ thống tổ
chức quản lý chất thải rắn được thể hiện ở sơ đồ sau:

17


Báo cáo thực tập 2011

Bộ TN&MT

Bộ xây
dựng

UBND thành
phố

Sở GTCC
Sở TN&MT
Công ty Môi
trường đô thị

UBND các
cấp dưới


Chất thải rắn
Sơ đồ 2.2 Hệ thống tổ chức quản lý CTR ở một số đô thị lớn ở Việt Nam
(Nguồn: Nghiên cứu dự báo diễn biến môi trường do tác động của đô thị
và công nghiệp, năm 2003)
Hiện nay, việc phân loại rác thải tại nguồn đã được một số đô thị lớn áp
dụng. Tại Hà Nội, người dân được tuyên truyền để hiểu về lợi ích của việc
phân loại rác và sẽ áp dụng thực hiện trong gia đình mình. Đây là một trong
những hoạt động thuộc dự án “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp
phần phát triển xã hội bền vững” do công ty môi trường đô thị Hà Nội
(URENCO) là chủ dự án với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản.
Tại TP. Hồ Chí Minh để khuyến khích người dân tham gia thực hiện
phân loại rác tại nguồn, TP đã hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 2 thùng rác kèm với
các túi chứa rác (2 túi/ngày) và cho trường học là các thùng 240 lít trong thời
gian 6 tháng. Thùng màu xanh chứa thực phẩm dư thừa (bao gồm cả rác vườn
và xác súc vật, côn trùng) và thùng màu xám chứa các chất thải còn lại có khả
năng tái chế. Nếu mỗi người dân đều có thói quen phân loại rác ngay tại nhà
thì sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên, tiết kiệm được sức người.

18


Báo cáo thực tập 2011

2.3. Hiện trạng CTR sinh hoạt ở tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có 33 đơ thị, gồm 1 thành phố, 2 thị
xã (Bỉm Sơn và Sầm Sơn) và 30 thị trấn. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt chủ
yếu từ các khu dân cư; các trung tâm dịch vụ, thương mại; các công sở,
trường học, công trình cơng cộng...
2.3.2. Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt

Tại các đơ thị lớn gồm Thành phố Thanh Hóa và 2 thị xã Bỉm Sơn và
Sầm Sơn.
Bảng 2.3: Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt tại các đô thị lớn
Khối lượng
Khối lượng
Hiệu
Dân số đô
chất thải
chất thải thu
TT
Đô thị
suất
thị (người)
phát sinh
gom
(%)
(tấn/ngày)
(tấn/ngày)
1 TP. Thanh Hoá
204.190
163,2
130,6
80
2 TX. Sầm Sơn
32.484
96
86,4
90
3 TX. Bỉm Sơn
40.532

61
49,5
80
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2009)
Nhìn chung công tác thu gom CTR ở khu vực này đã được triển khai bài
bản và được các Công ty Cổ phần môi trường chịu trách nhiệm thu gom, xử
lý. Hiệu suất thu gom ở khu vực này đạt khoảng 80 - 90%. Các đơn vị được
trang bị phương tiện thu gom chuyên dụng với số lượng công nhân hàng trăm
người. Tuy nhiên, do còn nhiều yếu tố như thiết bị, máy móc đã được đầu tư
nhưng khơng đáp ứng được nhu cầu thu gom hiện tại hơn nữa kinh phí cho
cơng tác thu gom, vận chuyển đang cịn khá thấp...
2.3.3. Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt
Hiện tại, hình thức xử lý chủ yếu ở các đô thị vẫn là chơn lấp ở bãi lộ
thiên khơng có sự kiểm sốt. Ngồi ra, cịn kết hợp cả biện pháp thiêu đốt thủ
công nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải phải chơn lấp. Tuy nhiên đây là
những hình thức xử lý khơng an tồn.

19


Báo cáo thực tập 2011

Theo thống kê, thì tính riêng trên khu vực đơ thị có đến 33 bãi chứa rác
thải, tuy nhiên chưa có bãi chơn lấp hợp vệ sinh. Các đơ thị lớn như TP.
Thanh Hố, Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn có quy hoạch bãi chứa nhưng tất cả các
bãi chứa này đều đang quá tải, cần có bãi mới đủ khả năng tiếp nhận khối
lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Các đơ thị cịn lại đã có bãi chứa chất thải
nhưng với quy mơ nhỏ hơn và không đảm bảo khoảng cách vệ sinh, an toàn.
Hầu hết các bãi chứa rất gần với khu dân cư, cách khu dân cư gần nhất từ 500
- 1000m; gần đất canh tác, thậm chí có bãi chứa cịn nằm sát bờ sơng (như

khu vực Thiệu Hố, Ngọc Lặc...). Về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm.

20


Báo cáo thực tập 2011

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu: CTR sinh hoạt
b.Phạm vi nghiên cứu: 22 xã, thị trấn của huyện Tĩnh Gia(ngoài KKT
Nghi Sơn): Thị trấn Tĩnh Gia, xã Hải Châu, xã Thanh Thuỷ, xã Thanh Sơn, xã
Triêu Dương, xã Hải Ninh, xã Anh Sơn, xã Ngọc Lĩnh, xã Hải An, xã Hùng
Sơn, xã Các Sơn, xã Tân Dân, xã Hải Lĩnh, xã Định Hải, xã Phú Sơn, xã Ninh
Hải, xã Nguyên Bình, xã Hải Nhân, xã Hải Hồ, xã Bình Minh, xã Hải Thanh
và xã Phú Lâm.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, xã hội
- Hiện trạng rác thải sinh hoạt
- Thực trạng và đánh giá công tác quản lý CTR sinh hoạt
- Đề xuất một số giải pháp để quản lý và xử lý rác CTR sinh hoạt trên địa
bàn nghiên cứu.
3.3. Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu
a. Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập số liệu từ Trung tâm QTBVMT óa, sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Thanh Hóa, phịng Tài ngun
và Mơi trường huyện Tĩnh Gia, UBND huyện Tĩnh Gia, sách báo, internet…
b. Phương pháp diều tra khảo sát: Điều tra, khảo sát thực tế các nguồn
lực phát triển; tổng lượng, hiện trạng thu gom và nguồn phát sinh chất thải rắn
trên địa bàn nghiên cứu nhằm cung cấp số liệu làm cơ sở đề ra các phương án
quản lý phù hợp.

c. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện bằng cách
theo sát các chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn nghiên cứu, tham khảo ý kiến của
các chuyên gia, cán bộ đầu ngành, các nhà quản lý…

21


Báo cáo thực tập 2011

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên xã hội của huyện Tĩnh Gia
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình
Tĩnh Gia là một huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hố, với tổng diện tích
tự nhiên là 45.733,61 ha. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đơng giáp biển,
phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp huyện Nơng Cống và Như
Thanh. Nơi đầy là sự hội tụ cả ba vùng sinh thái: vùng biển, vùng đồng bằng,
miền núi và trung du. Địa hình của Tĩnh Gia khá phức tạp và đa dạng, có thể
chia thành 3 khu vực:
Phía Tây Nam huyện địa thế khá cao, được bao trùm bởi một dãy núi chạy
dài, tạo nên địa hình bán sơn địa rõ nét, trong đó có các xã Phú Lâm, Phú Sơn,
Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn có địa hình đồi núi và bán sơn địa - rừng, đi lại rất
khó khăn.
Độ cao của huyện có xu hướng thấp dần về phía Đơng Bắc. Tại đây địa
hình khá bằng phẳng và hình thành khu vực địa hình đất đai màu mỡ với nhiều
con sông rạch chạy qua. Khu vực đồng bằng bao gồm địa phận các xã: Triêu
Dương, Ngọc Lĩnh, Thanh Thuỷ, Bình Minh, Hải Nhân, Nguyên Bình…
Khu vực phía Đơng của huyện là các xã giáp biển, địa hình thấp nghiêng
ra biển hình thành các khu vực kinh tế biển nuôi trồng thuỷ sản và du lịch. Khu
vực miền biển bao gồm các xã như: Hải Thanh, Hải Hoà, Hải Châu, Hải An, Hải

Ninh, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải.
b. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu Nam Bắc bộ và Bắc Trung
bộ. Nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 420C đến 430C, nhiệt độ thấp nhất có thể
xuống tới 100C. Độ ẩm trung bình từ 85% - 86%.
Khu vực này có số giờ nắng tương đối cao, trung bình năm khoảng 277
ngày. Trong đó tháng VII có số giờ nắng cao nhất.

22


Báo cáo thực tập 2011

Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều, cường độ mưa khá lớn. Lượng mưa
trung bình năm khoảng 1.290mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng V - X, chiếm
84% tổng lượng mưa cả năm.
Vùng này thường chịu ảnh hưởng trực tiếp các đợt bão, mạnh nhất là ở
phần ven biển.
4.1.2. Điều kiện xã hội
a. Dân số
Theo số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia, tính đến 31/12/2009 tổng dân
số trung bình trên địa bàn huyện là 215.167 người, trong đó khu vực thành thị
chiếm 21,9%, nơng thơn chiếm 78.1%. Tỷ lệ tăng dân số bình qn tồn
huyện từ năm 1999 - 2009 là -0,17%; mật độ dân số là 469 người/km2.
Trên địa bàn nghiên cứu, dân số trung bình là 145.349 người (chiếm
62,9% dân số cả huyện); 185 thơn, xóm, tiểu khu với 36.377 hộ dân sinh sống.
Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.1: Quy mô dân số trên địa bàn 22 xã, thị trấn ngoài KKT Nghi Sơn
TT


Tên xã

Dân số TB
(người)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Thị trấn
Hải Nhân
Bình Minh
Hải Hịa
Hải Thanh

Ninh Hải
Ngun Bình
Thanh Sơn
Thanh Thủy
Ngọc Lĩnh
Anh Sơn
Các Sơn
Hùng Sơn
Phú Sơn
Phú Lâm
Định Hải
Hải Lĩnh
Tân Dân
Hải An

4.503
8.853
6.156
6.609
15.209
5.159
8.815
7.829
6.609
6.099
4.847
8.107
4.259
4.618
3.441

2.949
6.125
4.857
5.545

Tỷ lệ
GTDSTN
(%)
0,44
0,712
0,829
0,923
1,065
0,962
0,59
0,805
0,318
0,886
1,486
0,716
1,268
1,018
1,047
1,763
0,866
1,463
0,559

23


Số thôn/
tiểu khu

Số hộ GĐ

7
10
10
8
7
8
9
11
9
9
6
11
7
5
9
9
12
8
5

1.339
2.142
1.300
1.933
3.701

1.229
2.046
1.829
1.500
1.471
1.143
2.055
1.114
1.056
1.408
734
1.431
1.468
1.423


Báo cáo thực tập 2011

20
21
22

Triêu Dương
Hải Ninh
Hải Châu
Tổng

3.561
11.692
9.507

145.349

0,646
1,069
0,116

6
9
10
185

950
2.979
2.126
36.377

(Nguồn: Báo cáo thống kê huyện Tĩnh Gia tính đến 31/12/2009)
b. Định hướng phát triển
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
+ Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa các cơ sở chế biến thủy
hải sản hiện có. Triển khai xây dựng mới nhà máy chế biến thủy sản xuất
khẩu quy mô 2.500 - 3.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất muối tinh tại Hải Châu
15.000 tấn/năm…
+ Hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Cụm công
nghiệp vừa và nhỏ Đồng Chẹm xã Nguyên Bình; CCN xã Tân Dân; CCN Chợ
Kho (Hải Ninh) với các ngành nghề chính: sửa chữa cơ khí, sửa chữa điện dân
dụng, may mặc, mộc gia dụng và hàng tiêu dùng…
+ Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở các xã như: sản
xuất nước mắm: Hải Thanh, Hải Châu; sản xuất muối: Hải Châu,phát triển
ngành nghề mây tre đan tại các xã vùng bán sơn địa.

- Nông nghiệp - lâm nghiệp:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn từ kinh tế thuần
nông sang kinh tế Nông - Công nghiệp - Dịch vụ; Phấn đấu tốc độ tăng
trưởng (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2015 là 5,5 - 6,0%.
+ Chăn nuôi: Đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 35% năm 2010 và 40%
năm 2015 trong tổng GTSX ngành nông nghiệp.
+ Khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng mới (rừng ngập mặn, rừng chắn
sóng, chắn cát ven biển), phát triển trang trại nông lâm kết hợp.
- Thủy sản:
+ Đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện đánh bắt, tập trung chính vào
các tầu đánh bắt dở lộng dở khơi, đưa số lượng tầu đánh bắt có cơng suất từ
60 CV đến 90 CV lên 300 chiếc.
24


Báo cáo thực tập 2011

+ Phát triển đồng bộ các cơ sở chế biến, hậu cần phục vụ kinh tế thủy
sản: Xây dựng cảng cá Hải Châu, các nhà máy chế biến thức ăn NTTS, xây
dựng cơ sở sửa chữa tầu thuyền, cơ sở sản xuất và cung ứng giống.
+ Sản xuất muối: Tập trung thâm canh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
đồng muối, đến năm 2015 đạt 15.000 tấn (trong đó muối sạch chiếm 50%).
- Dịch vụ:
+ Tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới thương mại gắn với quy hoạch thị
trấn, thị tứ. Xây dựng các chợ nông thôn, điểm bán và thu mua sản phẩm cho
nông dân ngay tại các cụm dân cư, các vùng sản xuất.
+ Đầu tư công nghệ, trang thiết bị chế biến các sản phẩm xuất khẩu có
giá trị kinh tế cao, có ưu thế cạnh tranh thị trường.
- Xúc tiến triển khai nhanh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng Hải
Hòa, Ninh Hải.

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải, vật tư, bưu điện, tài
chính, ngân hàng tại trung tâm thị trấn huyện, các trung tâm cụm xã; khuyến
khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ tư nhân, tổ
hợp tác, liên doanh, liên kết làm dịch vụ cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
4.2. Hiện trạng cơng tác thu gom quản lí CTR sinh hoạt
4.2.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần
CTR sinh hoạt phát sinh hàng ngày ở các khu dân cư, thơn xóm, khu du
lịch, trường học, công sở; khu chợ, nhà hàng, khách sạn, khu kinh doanh dịch
vụ; thương mại… các chất thải phát sinh từ hộ gia đình có thành phần hỗn tạp
(từ các chất hữu cơ đến hợp chất kim loại, da, vải vụn..); chất thải rắn phát
sinh từ chợ bao gồm các phần rau, củ quả và các loại bao bì, gói hàng. Chất
thải đường phố bao gồm chất thải từ các hộ gia đình, phế thải xây dựng và
cành, lá cây… Nhìn chung tại thị trấn và các xã điều tra tỷ lệ chất thải
hữu cơ dao động trong khoảng 70 - 80%, tỷ lệ các chất thải có thể tái
sử dụng (giấy, gỗ, nhựa, nilon, thuỷ tinh, kim loại…) khoảng 5 - 10%.
Các chất thải vô cơ, chất trơ (sành, sứ, cao su, vải…) còn lại chiếm tỷ
lệ 15 - 20%, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 12% - 25% chất
thải vô cơ, chất trơ bao gồm ắc quy hỏng, đèn neon, dầu mỡ, giẻ chứa dầu mỡ...
25


×