Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường khởi kiện hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.57 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Trang


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
A. LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, bước vào giai đoạn hội
nhập.Thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đi vào giai đoạn phát triển quá độ. Điều
đó mang lại rất nhiều yếu tố tích cực cho xã hội: Chất lượng cuộc sống được nâng lên,
con người được tiếp thu nhiều kiến thức hiện đại. Nhưng bên cạnh đó mặt trái của giai
đoạn đổi mới này cũng là một vấn đề không nhỏ mà con người đang phải đối mặt:
Quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức xung đột lẫn nhau, mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh để
từ đó gây ra các tranh chấp. Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án dân sự,
hành chính, hình sự ngày càng gia tăng, trong đó số vụ án có liên quan đến tranh chấp
quyền sử dụng đất chiếm một số lượng không nhỏ.
“Tấc đất, tấc vàng”, xưa nay đất đai vốn là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng
trong đời sống xã hội. Chính vì giá trị đặc biệt của đất đai rất to lớn nên những tranh
chấp liên quan đến vấn đề này phát sinh một cách phổ biến trong xã hội. Tranh chấp
đất đai để lại những hậu quả khó lường về mối quan hệ giữ các bên tranh chấp, về thiệt
hại tài sản, và ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình an ninh chính tri khu vực cũng như
quốc gia. Tình trạng này xảy ra càng rõ nét ở những vùng dân cư đơ thị hóa. Các dạng
tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế chủ yếu có hai loại: Các tranh chấp đất mà
trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp và
tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp chỉ
pháp sinh trong q trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Có thể liệt kê rất nhều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đât đai như: việc quản
lý đất đai cịn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng
không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị
nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí nhiều nơi nhiều lúc giá đất tăng đột biến.
Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết tranh


chấp đất đai đó là hệ thống pháp luật về đất đai cịn nhiều hạn chế, bất cập. Và hơn
nữa, việc tranh chấp xảy ra nhiều và liên tục là do sự hiểu biết của người dân về quyền
liên quan đến đất đai của mình cịn hạn chế, chưa thể sử dụng để giải quyết tranh chấp
nên dễ bị lợi dụng, lừa dối. Việc giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai sẽ
giúp cho các bên giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn
định cho xã hội.
2


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
Tại Văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên, những vụ việc tranh chấp đất đai mà
khách hàng yêu cầu Văn phòng trợ giúp pháp lý chiếm số lượng lớn. Theo báo cáo
hoạt động của Văn phịng trong q 1 năm 2015, có tới 10 vụ tranh chấp đất đai trong
tổng số 13 vụ việc mà Văn phòng tiếp nhận trong quý 1, chiếm 76,9%. Là loại tranh
chấp phức tạp về tính chất, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nên rất nhiều người quan tâm.
Và việc giải quyết mỗi tranh chấp của Văn phòng đều có những phương pháp khác
nhau
Với mong muốn hiểu biết nhiều hơn về cách giải quyết tranh chấp đất đai nên
em đã chọn nghiên cứu đề tài “ Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai bằng con
đường khởi kiện hành chính”tại văn phịng luật sư Dương Đức Tun.
Đề tài được viết dựa trên những kiến thức mà em đã tiếp thu được trong quá
trình học tập tại khoa luật trường Đại hoc Vinh, quá trình thực tập tại văn phong luật
sư Dương Đức Tuyên, được trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tiếp xúc và làm việc
với môi trường pháp lý thực tiễn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, giữa lý thuyết và
thực tiễn có những điểm khác nhau, q trình nhận thức của bản thân còn hạn chế nên
bản báo cáo thực tập của em cịn có nhiều thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong
được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


3


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
B. NỘI DUNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
1.1. Giới thiệu cơ sở thực tập
Văn phòng Luật Sư Dương Đức Tuyên được thành lập và đi vào hoạt động
ngày 11 tháng 1 năm 2011 đã trở thành một thương hiệu thật sự uy tín trong lĩnh vực
pháp lý. Văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên do Luật sư Dương Đức Tuyên sáng lập,
văn phòng được thành lập và hoạt động dưới hình thức Văn phịng luật sư do một luật
sư sáng lập, trưởng văn phòng là luật sư Dương Đức Tuyên thuộc đoàn luật sư tỉnh
Nghệ An. Là một văn phòng luật sư tư vấn tổng hợp các vấn đề về pháp lý, tham gia tố
tụng và giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, bao gồm bào chữa
cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự; bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và
nghĩa vụ liên quan trong các vụ án tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hơn nhân và gia đình,
kinh doanh thương mại, lao đông và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện tư vấn pháp luật; đại diện trong và ngoài tố tụng cho khách hàng để thực
hiện các công việc; thực hiện dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.
Trụ sở đặt tại số 276 – đường Phong Định Cảng - thành phố Vinh – tỉnh Nghệ
An. Ln duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơng ty, văn phịng luật đồng nghiệp
hàng đầu trong nước nhằm đa dạng hóa các dịch vụ và khả năng cung cấp để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Với nhiệt huyết, tận tâm và cẩn trọng trong cơng việc, Văn
phịng luật sư Dương Đức Tun được đánh giá là một trong những văn phịng luật có
uy tín tại Nghệ An nhờ khả năng cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, hiệu
quả. Với kinh nghiệm dày dạn, có kiến thức pháp luật chuyên sâu, kỹ năng hành nghề
chuyên nghiệp cao cùng với đạo đức nghề nghiệp đã luôn tạo được ấn tượng tốt, niềm

tin nơi khách hàng.
Luật sư Dương Đức Tuyên với nền tảng kiến thức luật pháp vững chắc và đã
trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, bên cạnh kiến thức chuyên sâu trong lĩnh
vực mình phụ trách cịn có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khác, các giải pháp phục
vụ khách hàng, do vậy, thoả mãn các yêu cầu một cách tồn diện và mang tính ứng
dụng thực tiễn cao.

Trong q trình hoạt động, văn phịng đã giải quyết được rất

nhiều yêu cầu của khách hàng về các mối quan hệ hơn nhân gia đình, các vụ án hình
4


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
sự, tư vấn về các loại bảo hiểm xã hội, và nhiều nhất trong số đó là tranh chấp về
quyền sử dụng đất.
1.2. Nhiệm vụ được giao
Trong quá trình thực tập tại văn phịng Luật sư Dương Đức Tun, được sự tín
nhiệm của luật sư em được giao những nhiệm vụ sau:
-

Tiếp nhận hồ sơ vụ việc, nghiên cứu và tìm quy phạp pháp luật điều chỉnh

liên quan tới vấn đề đó.
- Tiếp xúc và tư vấn cho khách hàng trong một số trường hợp: ví dụ khách
hàng tới xin tư vấn về ly hơn, tư vấn về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp, tư vấn
về kiện đòi tài sản, tư vấn về mua bán nhà đất…
- Viết đơn, hợp đồng cho khách hàng: Như viết đơn khiếu nại, đơn khởi kiện,
đơn tự nguyện thi hành án, đơn yêu cầu thi hành án, đơn ly hôn, hợp đồng mua bán tài
- sản, hợp đồng dịch vụ pháp lý.

- Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ, việc: Đi sao chép hồ sơ địa
chính, đi tịa để lấy số liệu…
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trước tiên cho em gửi lời cám ơn chân
thành nhất tới tất cả các quý các thầy cô tại khoa luật trường Đại học Vinh đã giúp
chúng em có một nền kiến thức vững chắc trong lĩnh vực chuyên ngành và tiếp đến em
xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới luật sư Dương Đức Tuyên đã tạo cho em cơ
hộiđược tiếp xúc với các vụ án thực tế, hiểu biết thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn,
nâng cao kỷ năng mền…

5


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
PHẦN II: QÚA TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này là những hướng giải quyết các yêu
cầu của khách hàng về tranh chấp đất đai. Cụ thể, trong bài viết này, đi sâu vào nghiên
cứu phương thức giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua khởi kiện vụ án hành chính.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là tổng hợp những phương thức, biện pháp mà người
nghiên cứu sử dụng trong quá trình nghiên cứu để triển khai và làm rõ đề tài.
Để có kết quả cao trong q trình làm báo cáo thực tập em đã sử dụng và kết
hợp nhiều phương pháp thu thập thơng tin. Trong đó phương pháp nghiên cứu định
tính được sử dụng và áp dụng nhiều vì đây là phương pháp tiếp cận có thể mơ tả, phân
tích được đặc điểm của vấn đề mà ta đang muốn làm rõ, nó phản ánh bản chất của sự
việc.trong các phương pháp nghiên cứu định tính thì phương pháp liệt kê được sử
dụng trong việc lấy các số liệu thống kê, phương pháp phỏng vấn được áp dụng trong
các buổi trao đổi với luật sư, khách hang của văn phịng. Ngồi ra phương pháp so
sánh và tổng hợp cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ. Tất cả các
phương pháp trên đều đước kết hợp rất hài hịa nên có tác dụng lớn trong q trình thu

thập thơng tin, tài liệu để viết báo cáo.
2.3. Phân tích thực trạng
Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên quý
1 năm 2015 số việc thực hiện là 13 vụ. Trong đó, số vụ tham gia tố tụng là 5 vụ, số vụ
tư vấn là 8 vụ..Trong 13 vụ đã nhận thì chỉ có hai vụ tư vấn về hơn nhân gia đình, một
vụ kinh doanh thương mại. Cịn lại là những vụ về đất đai chiếm 76,9% trong tổng số
vụ việc mà văn phòng giải quyết. Trong 10 vụ liên quan đến đất đai thì có 3 vụ tranh
chấp khởi kiện ra tịa hành chính.
Như vậy, từ những số liệu trên có thể đưa ra một số nhận xét và kết luận sau: Số
vụ việc liên quan đến đất đai do khách hàng yêu cầu Văn phòng luật sư Dương Đức
Tuyên giải quyết chiếm số lượng lớn về số vụ và lớn cả về tỷ lệ so với tổng số những
vụ việc mà văn phịng thực hiện. Từ đó, cho thấy tình trạng tranh chấp đất đai tại thành
phố Vinh nói riêng và tại tỉnh Nghệ An nói chung rất đáng báo động. Và, nhu cầu cần
đến luật sư để giải quyết là rất cao.

6


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
2.3.1. Những phương thức giải quyết yêu cầu của khách hàng về tranh chấp
đất đai tại văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên.
Luật sư là những người có hiểu biết sâu rộng về pháp luật, có kỹ năng hành
nghề đã được qua đào tạo chính quy, có kinh nghiệm tiếp nhận và giải quyết tranh
chấp. Chính vì vậy mà quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (một bên trong quan
hệ tranh chấp đất đai) sẽ được bảo đảm. Tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh chóng
hơn và bằng phương pháp hiệu quả nhất. Bởi vậy, luật sư là nhân tố tích cực thúc đẩy
quá trình giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.
“Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại
diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác”. Theo đó, luật sư
không chỉ tham gia giải quyết tranh chấp đất đai trong hoạt động tố tụng mà trước đó

và ngồi ra, luật sư còn tham gia tư vấn các quy định của pháp luật về tranh chấp đất
đai, đưa ra hướng giải quyết và hướng đi có lợi đối với khách hang. Tại văn phòng luật
sư Dương Đức Tuyên, điều này được thể hiện rất rõ trong các hợp đồng tư vấn pháp
lý. Hoặc trong hoạt động ngoài tố tụng như hoạt động đại diện khách hàng tham gia
khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính cũng được sử dụng.
Dưới đây là những phương thức giải quyết yêu cầu của khách hàng về tranh chấp đất
đai tại văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên:
 Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai là quá trình tương tác giữa luật sư và khách
hàng. Trong đó, luật sư sử dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình giúp khách
hàng thấu hiểu hồn cảnh của mình và đưa ra những lời khuyên, định hướng để tự giải
quyết vấn đề tranh chấp của khách hàng.
Tại Văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên tư vấn được xem là một phương pháp
giải quyết tranh chấp đất đai. Tư vấn luôn đặt ra là một q trình có sự tương tác và
thấu hiểu để đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho khách hàng.Để đưa ra lời tư vấn tốt
nhất luật sư luân phải đặt mình vào hồn cảnh của khách hàng, ln nắm chắc các quy
định của pháp luật và biết quy định nào là có lợi nhất cho khách hàng.
 Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hòa giải
Hòa giải để giải quyết tranh chấp đất đai là một hình thức để giải quyết tranh
chấp đất đai, trong đó người có vai trò trung gian (luật sư) bằng kiến thức và kỹ năng

7


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
của mình thuyết phục các bên tranh chấp tự dàn xếp, cùng nhau tìm tiếng nói chung, đi
đến giải quyết vụ việc tranh chấp trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận.
Hòa giải tranh chấp đất đai là một thủ tục tiền tố tụng, được áp dụng cho cả giải
quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án và giải quyết bằng con đường hành chính.
Chỉ khi được hồ giải theo Điều 202 Luật Đất đai mới là một trong những cơ sở, điều

kiện để Tòa án hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thụ lý hoặc tiếp
nhận giải quyết. Tuy nhiên, có những vụ việc trong q trình khởi kiện hay khiếu nại
giải quyết thì đã được giải quyết bằng hòa giải – tự hòa giải, hòa giải cấp cơ sở hoặc
hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Và, ở đó ln có sự tham gia của luật sư (khi đã
có yêu cầu của khách hàng và giấy ủy quyền).
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của
khách hàng tại Văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên. Đây là một phương thức có sự
linh hoạt vì kết hợp được ý chí, sự thỏa thuận của các bên.Khơng phải bất kỳ vụ việc
tranh chấp nào cũng được giải quyết thành cơng khi hịa giải.Tuy nhiên, đây vẫn là
phương thức được áp dụng phổ biến tại Văn phịng mà chúng tơi thực tập. Tuy nhiên,
để giải quyết tranh chấp đất đai thành cơng thì địi hỏi luật sư khơng những vững chắc
kiến thức về pháp luật mà còn là người biết cách điều tiết mâu thuẫn, nhìn nhận bản
chất sự việc và lợi ích của các bên, có cách giải quyết thấu tình đạt lý.
 Giải quyết tranh chấp đất đai bằng phương thức khởi kiện dân sự
Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự hiện hành thì “tranh chấp về quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai”là loại
tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể, Tịa kinh tế sẽ có thẩm
quyền thụ lý và giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục Tố tụng dân sự.
Tại Văn phòng luật sư Dương Đức Tuyên, phương thức khởi kiện dân sự để giải
quyết tranh chấp đất đai được áp dụng khi có những điều kiện sau: Một là, đã có sự
bàn bạc và được sự cho phép của khách hàng; Hai là, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án
không phát hiện thấy quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính sai phạm. Dạng
kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản là nhà ở gắn liền với đất theo thủ tục
tố tụng dân sự thường được áp dụng khi hai bên tranh chấp là cá nhân sử dụng đất
trong trường hợp lấn chiếm đất, thay đổi ranh giới đất, mua bán quyền sử dụng đất…
Phương pháp khởi kiện dân sự để giải quyết tranh chấp đất đai có ưu điểm là
người thắng kiện sẽ đạt được mục đích. Vì Tịa án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng ghi
8



Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
nhận trong bản án là thửa đất sẽ được giao cho ai và ai sẽ được quyền sử dụng thửa đất
đó, điều này khác với khởi kiện hành chính vì quyết định cuối cùng của Tịa hành
chính là tun hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tuyên hủy quyết định
hành chính sai; Điểm hạn chế của phương pháp này là tiền án phí mà người thắng kiện
phải nộp là rất cao.
 Giải quyết tranh chấp đât đai bằng con đườngkhiếu nại tại các cơ quan
hành chính
Khiếu nại là việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng
chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đây cũng là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai tại văn
phòng luật sư Dương Đức Tuyên. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này khơng cao
vì một số lý do như: việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường khiếu nại tại cơ
quan hành chính chưa hiệu quả vì khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành
chính là khiếu nại chính người giải quyết khiếu nại. Vì vậy rất khó để đảm bảo tính
khách quan khi giải quyết khiếu nại bằng con đường này; giải quyết tranh chấp đất đai
tại cơ quan hành chính thường mất nhiều thời gian hơn khi thời hạn giải quyết được
quy định rõ ràng nhưng phải mất thời gian kiểm tra thanh tra nữa; giải quyết tranh
chấp đất đai tại cơ quan hành chính chỉ được thực hiện khi thỏa mãn việc các bên tranh
chấp khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy
định tại khoản Điều 100 Luật đất đai trong khi trường hợp này hiếm khi xảy ra. Vì vậy,
việc sử dụng phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính thường
được sử dụng như một phương pháp để lấy những quyết định giải quyết của cơ quan
hành chính nhằm khởi kiện tại tịa hành chính.
 Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường khởi kiện hành chính
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường khởi kiện hành chính là việc một
hoặc các bên tranh chấp đất đai tiến hành khởi kiện quyết định hành chính, hành vi

hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, cá nhân trong cơ quan hành chính Nhà
nước xâm hại tới quyền và lợi ích của cơng dân đối với một thửa đất nhất định theo
quy định của Luật Tố tụng hành chính.
9


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
Bên cạnh các phương pháp Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, Hòa giải tranh
chấp đất đai, Khiếu nại tại các cơ quan hành chính, Giải quyết tranh chấp đất đai tại
tịa án dân sự thì phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường khởi kiện
hành chính được áp dụng nhiều nhất tại Văn phòng Luật sư Dương Đức Tuyên. Ưu
điểm của phương pháp này là đơn giản, tốn ít thời gian, và tiết kiệm chi phí.
2.3.2. Lý luận về tranh chấp quyền sử dụng đất và phương thức giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua khởi kiện vụ án hành chính.
-

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất

giữu hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (khoản 24 Điều 3 luật đất đai 2013).
-

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,

tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết
địnhvề một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng
một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (khoản 1 Điều 3 luật TTHC 2010).
-

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ


chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc
khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ theo quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 3 luật
TTHC 2010)
-

Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ

chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu tịa án có thẩm quyền
bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc…”
Từ điển Luật học cũng đưa ra định nghĩa tương tự như vậy: “vụ án hành chính
là vụ án phát sinh tại Tịa án hành chính do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện ra tòa
án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
-

Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức u cầu Tịa

án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại bởi những quyết định
hành chính hoặc hành vi hành chính của cở quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm qyền trong cơ quan hành chính nhà nước theo thủ tục do pháp luật quy định.
-

Khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là một mảng trong khởi

kiện vụ án hành chính. Nó mang đầy đủ các đặc điểm của khởi kiện vụ án hành chính,
nhưng các đặc điểm này chỉ xoay quanh đến khởi kiện trong vấn đề đất đai.
2.3.3. Thực tiễn áp dụng
10



Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng khởi kiện hành chính là việc một hoặc các
bên trong tranh chấp đất đai khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính Nhà nước, cá nhân trong cơ quan hành chính Nhà xâm hại tới
quyền và lợi ích của cơng dân đối với một thửa đất nhất định theo quy định của Luật
Tố tụng hành chính.
Cơ sở pháp lý của việc khởi kiện hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai là:
Thứ nhất: Được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 103 luật đất đai 2013
Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai mà đương sự lựa chọn
hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy
ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
“3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu khơng đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”
Thứ 2: Được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 204 luật đất đai 2013
“Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất
có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản
lý đất đai”
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
Thứ 3: Được quy định tại điều 7 luật khiếu nại

“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái
pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu
nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người
11


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của
Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu
hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khiếu nại
lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền
khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là
Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành
chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành
chính.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì
người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi
kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại

lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu
nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý
ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố
tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của
Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành
chính.”
Thứ 4: Được quy định tại khoản 1 điều 103 luật tố tụng hành chính
12


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
“1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc trong
trường hợp khơng đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định
của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải
quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.”
Như Vậy, theo quy đinh của Luật đất đai, Luật tố tụng hành chính, Luật khiệu
nại thì chỉ cần có quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức
đó ban hành mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân mà cụ thể là xâm
hại đến quan hệ quyền sử dụng đất hợp pháp của công dân. Điều này là một trong
những thuận lợi lớn của đương sự, đương sự có thể khởi kiện một tranh chấp đất đai
phức tạp thành một vụ án hành chính đơn giản hơn, thiết thực hơn khi chỉ cần một điều
kiện cần rất dễ thực hiện, bởi vậy mà phương pháp này ln được văn phịng Luật sư
Dương Đức Tuyên ưu tiên sử dụng. Ưu điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp
đất đai bằng con đường khởi kiện hành chính thể hiện khá rõ ràng so với các phương
pháp khác.

Một là, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường khởi kiện hành chính là
phương pháp tiết kiệm chi phí tối đa mà hiệu quả vẫn cao. Căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ
phí Tịa án của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27 tháng
02 năm 2009, tại danh mục mức án phí, lệ phí Tịa án kèm theo pháp lệnh quy định về
mức án phí hành chính sơ thẩm và hành chính phúc thẩm là 200.000 đồng. Trong khi,
án phí phải nộp nếu khởi kiện dân sự kiện đòi tài sản là đất đai có thể mất đến hàng
trăm triệu thậm chí hàng tỉ đồng nếu diện tích đất tranh chấp lớn và giá đất cao. Một số
tiền lớn như vậy là vấn đề quan tâm không nhỏ của người đi kiện. Vấn đề này được
giải quyết hiệu quả bằng con đường kiện hành chính. Mặt khác, đây cũng là phương
thức mà luật sư dễ dàng thu được phí luật sư theo hợp đồng pháp lý nhất (hốn đổi phí
luật sư bằng tiền tạm ứng án phí của khách hàng, sau đó giải quyết phần chênh lệch).
Bởi vì, rất khó để lấy được và lấy đủ tiền của khách hàng khi họ được luật sư hoàn
thành dịch vụ pháp lý- bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.Trong khi khả năng
thanh toán và điều kiện kinh tế của khách hàng là có hạn và khơng phải ai cũng đủ
điều kiện thanh toán.
13


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
Hai là, tính chất của khởi kiện hành chính đối với đương sự ít nghiêm trọng hơn
so với khởi kiện đòi tài sản là đất đai- kiện dân sự. Vì, bị đơn khơng phải là người
đang tranh chấp đất đai với khách hàng mà chính là cơ quan hành chính Nhà nước.
Nếu, khởi kiện dân sự bị đơn và nguyên đơn đều là người sử dụng đất thường có quan
hệ gần gủi với nhau về địa lý và cả quan hệ gia đình. Trong khởi kiện hành chính
người có quyền và lợi ích liên quan thường là bị đơn trong vụ án dân sự.
Ba là, khởi kiện hành chính được xem là “đi tắt đón đầu” so với khởi kiện dân
sự khi giải quyết tranh chấp đất đai. Bởi trong trường hợp một hoặc cả hai bên tranh
chấp đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cùng một thửa đất tranh
chấp.Nếu khởi kiện hành chính thì kết quả thường là “tun hủy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất” của bên sai. Như vậy, bên thắng kiện sẽ có cơ sở và căn cứ để yêu

cầu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Còn, đối với khởi kiện dân sự thì Tịa án phải đưa ra quyết định giao đất cho một bên
nhất định nào đó thì trước đó phải có quyết định tun hủy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất- công việc này cần một thời gian thẩm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ví dụ điển hình là vụ án tranh chấp đất đai của ơng Lê Văn Truyền trú tại Xóm
3 - xã Nghi Ân – huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An, Luật sư Dương Đức Tuyên sau khi
nghiên cứu hồ sơ, đã hướng dẫn ông Truyền thực hiện khởi kiện hành chính đối với
quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 666242 đối với thửa đất số 330
với diện tích là 1490 m2 đang tranh chấp với bà Đặng Thị Hường. Đợi có bản án của
Tịa án nhân thành phố Vinh tuyên hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho bà Hường thì tiếp tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho ông Truyền vì ơng Truyền có đầy đủ chứng cứ chứng
minh đó là thửa đất của nhà ông đã sử dụng lâu đời do bà cố để lại.
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động của mình, Văn phịng Luật sư Dương Đức
Tun đã áp dụng triệt để những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất
đai bằng con đường khởi kiện hành chính tại tịa án. Thực tế chứng minh phương pháp
này đạt hiệu quả cao khi áp dụng.Điểm thú vị ở chỗ là hầu như tranh chấp nào cũng có
thể giải quyết bằng phương pháp này. Vì hiểu một cách đơn giản là đa số tranh chấp về
quyền sử dụng đất đều phát sinh sau khi có các quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính Nhà nước, cá nhân trong cơ quan hành chính Nhà nước
14


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
xâm hại tới quyền và lợi ích của cơng dân. Và, phương pháp khiếu nại tại cơ quan
hành chính đã trình bày ở trên mục đích cũng chỉ là một bước đệm, một cầu nối để
Luật sư tại Văn phòng Luật sư Dương Đức Tun có thể sử dụng quyết định hành
chính đó nhằm khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính tại Tịa.
2.3.4. Các vụ án điển hình

• Trích hồ sơ tranh chấp của ơng Vũ Thành Trung
Ơng Vũ Thành Trung trú tại xóm Xuân Sơn – xã Nghi Thạch – huyện Nghi Lộc
– Nghệ An. Năm 1988 được chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc và UBND xã Nghi Kim
cấp cho 187 m2 đất làm nhà ở có chiều dài 17 m, chiều rộng 11 m. Phía Đơng giáp nhà
anh Lê Xn Bình, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Bắc giáp nhà anh Nguyễn Văn
Thanh, phía Nam giáp đường vào Xăng dầu. Ông đã nộp tiền cho UBND xã Nghi
Kim. Trước năm 1984 là đất ruộng, gia đình ơng đã mở qn nước sau đó cho ơng
Nguyễn Văn Tùy mượn quán từ năm 1986 đến 1989. Thời gian đó, ông Trung đi làm
ăn xa và ở tại quê vợ. Ngày 20/6/2005 UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số
552/QĐ-UB.ĐC cho Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh (nay là công ty xăng dầu Nghệ An)
thuê đất tại Xã Nghi Kim. Đồng thời, ngày 23/12/2005 Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh
đã ký hợp đồng thuê đất số 132/HĐ-TĐ với Sở tài ngun và mơi trường tỉnh Nghệ
An.
Ơng trung đã nhiều lần yêu cầu giải quyết tranh chấp. Ngày 30/5/2011 UBND
xã Nghi Kim tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai và lập biên bản làm việc nhưng chưa
đúng quy định vì thiếu thành phần Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Ngày 05/7/2011 UBND
tỉnh Nghệ An có văn bản số 839/UBND.KT giao Chủ tịch UBND thành phố Vinh
kiểm tra hồ sơ. UBND thành phố Vinh có văn bản số 2468/UBND-TTr ngày 20/7/2011
cơng nhận 187 m2 đất của ơng Trung có giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều
50 Luật Đất đai. Ngày 23/8/2011 UBND xã Nghi Kim tổ chức hịa giải nhưng khơng
thành. Ơng Trung ủy quền cho Văn phòng Luật sư Dương Đức Tuyên khởi kiện tại
Tòa án nhân dân thành phố Vinh yêu cầu hủy Quyết định số 552/QĐ-UB.ĐC và hợp
đồng thuê đất số 132/HĐ-TĐ. Trả lại diện tích 187 m 2 đất cho ơng, đồng thời yêu cầu
bên đang sử dụng đất trả tiền thuê đất cho ông Trung trong thời gian từ khi sử dụng.
Ngày 10/8/2012 Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã tổ chức cuộc đối thoại
giữa các đương sự và thống nhất đề nghị UBND thành phố Vinh cấp 1 lô đất khác
tương đương cho ông Vũ Thành Trung và làm đơn xin giao đất gửi Sở tài nguyên môi
15



Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
trường. Công ty Xăng dầu Nghệ An hỗ trợ 30% tiền sử dụng đất mới mà ông Trung
phải nộp. Đồng thời ông Trung rút đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh.
• Trích hồ sơ tranh chấp đất đai của ông Lê Văn Truyền và bà Đặng Thị
Hường
Ông Lê Văn Truyền địa chỉ: Xóm 3 – xã Nghi Ân – Thành phố Vinh – Nghệ
An.
Nội dung tranh chấp như sau:
Theo hợp đồng chuyển ngượng quyền sử dụng đất được UBND xã Nghi Ân xác
nhận ngày 07/9/2002, ông Truyền chuyển nhượng cho bà Đặng Thị Hường 200 m 2 đất
ở và 1290 m2 đất vườn, là đất cha ông để lại thuộc thửa đất số 330 – tờ bản đồ số 4;
Bản đồ đo đạc năm 1996 tại xóm 3 – xã Nghi Ân, ông Truyền được UBND huyện
Nghi Lộc cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất số 963 ngày 30/3/1999. Bà Hường
được UBND huyện Nghi Lộc cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất số W 666242
ngày 14/5/2003 diện tích là 1490 m2. Năm 2008 bà Hường tách thửa cho anh Nguyễn
Tuấn Anh 500m2 và ông Đặng Văn Châu 500m 2. Nay thể hiện trên Bản đồ đo đac năm
2012: ông Châu bán lại cho 2 người khác tại là thửa 141 - diện tích 165,1 m 2 và thửa
số 142 - diện tích 164,9 m2, cịn lại thửa số 140 - diện tích 165 m2 mang tên ơng Châu;
thủa số 127 – diện tích 501,3 m 2 ghi tên anh Tuấn Anh – con trai bà Hường. Thửa số
127 ghi tên bà Hường – diện tích 1211,8 m2 bao gồm cả đường đi 70,82 m2 mà bà
Hường mua thêm chia cho hai gia đình: ơng Lê Văn Nhi - bà Nguyễn Thị Nhân và ông
Lê Văn Lâm – bà Lương Thị Chương ngày 10/01/2003 nên diện tích ghi tên bà Hường
là 1140,98 m2. Tổng diện tích đất bà Hường, Tuấn Anh, ông Châu là 2137,28 m 2 tăng
647,28 là đất của ông Truyền. Việc bà Hường chuyển nhượng đất cho Tuấn Anh và
ơng Châu ngày 22/4/2008 trong đó có 647,82 m 2 đất chưa được cấp giấy chứng nhận
của ơng truyền là chưa đúng pháp luật. Do đó đã xảy ra tranh chấp diện tích đất. Ngày
20/11/2012 UBND xã Nghi Ân đã hịa giải khơng thành, UBND thành phố Vinh đã có
cơng văn số 341/UBND – Tr ngày 18/1/2013 và công văn số 4663/UBND TTr ngày
07/12/2012 về các thửa đất mà ơng Truyền khiếu nại.
Sau khi có cơng văn cuat Thành phố Vinh, Văn phòng luật sư Dương Đức

Tun đã hướng dẫn ơng Truyền khởi kiện hành chính UBND thành phố Vinh về việc
ra quyết định cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất tại các thửa 127, 140, 141, 142 –

16


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
tờ bản đồ số 4, thuộc xóm 3 – xã Nhi Ân – thành phố Vinh. Tòa án đã tuyên hủy các
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Hường, ông Châu và ơng Tuấn Anh.
Văn phịng luật sư Dương Đức Tun lại hướng dẫn ông Lê văn truyền yêu cầu
cơ quan đăng kí quyền sử dụng đất cấp lại giấy chứng nhận qun sử dụng đất cho ơng
theo đúng diện tích thực tế là 2137,28 m2.
2.4. Đánh giá chung (Thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện
nhiệm vụ được giao)
Trong thời gian thực tập ngoài sự phấn đấu nỗ lực học hỏi của bản thân cùng
với sự giúp đỡ tận tình của luật sư Dương Đức Tuyên và sự hướng dẫn của giảng viên
hướng dẫn thạc sĩ Đinh Văn Liêm cùng tồn thể các thầy cơ trong khoa đã giúp em
hồn thành q trình thực tập. Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng qua quá trình thực
tập đã giúp em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân từ đó cố
gắng hồn thiện kiến thức pháp luật cũng như kiến thức xã hội cho bản thân.Với vốn
kiến thức thực tiễn còn hạn chế, cho nên trong qua trình thực tập gặp khơng ít những
khó khăn.
2.4.1. Thuận lợi trong q trình thực tập tại văn phịng luật sư Dương Đức
Tuyên.
Trong quá trình thực tập tại văn phịng, luật sư Dương Đức Tun đã tận tình
chỉ bảo cho những thiếu sót của em trong q trình học tập, luật sư truyền đạt những
kinh nghiệm thực tế, dạy cho em cách tiếp cận hồ sơ vụ việc, giao tiếp với khách hàng,
viết đơn,áp dụng pháp luật một cách có lợi nhất, cho nên thời gian thực tập tuy ngắn
nhưng giúp em hồn thiện tốt bản thân.
Được văn phịng tạo điều kiện tốt trong quá trình thực tập. Trong quá trình thực

tập luật sư tạo điều kiện cho em và các bạn trong nhóm được tiếp xúc với thực tế,
thường xun cho nhóm đi theo trong qua trình thu thập tài liệu, chứng cứ để bổ sung
vào bài bảo vệ, được tiếp xúc xúc với các cơ quan hành chính như ủy ban nhân dân các
cấp…và đi tới tịa án để dự các phiên tòa xét xử mà luật sư là người bào chữa hoặc
người bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự, để từ đó đúc rút được nhiều kinh
nghiệm thực tế.
Được luật sư tín nhiệm và giao cho thực hiện một số công việc như: Góp ý dự
thảo bộ luật dân sự, tư vấn cho khách hàng trong một số trường hợp, viết đơn khiếu nại
, đơn ly hôn, đơn yêu cầu tự nguyện thi hành án cho khách hàng, tìm hiểu các quy định
của pháp luật liên quan đến vụ việc mà văn phòng đang đảm nhiệm
17


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
Địa điểm thực tập tại trung tâm thành phố, gần tòa án , viện kiểm sát nên việc đi
lại để thực tập là rất thuận lợi. Cơ sở vật chất tại văn phòng tốt, có phịng riêng cho
nhóm thực tập học tập và nghiên cứu hồ sơ.
Trong thời gian làm báo cáo thực tập luật sư tạo điều kiện cho em và cả nhóm
có thể sử dụng những hồ sơ vụ việc mà văn phòng đã nhận , được sử dụng tài liệu tại
văn phòng cũng như xin phép mang về nghiên cứu, được sao chép tài liệu và số liệu
của văn phòng theo sự đồng ý của luật sư để hoàn thành tốt báo cáo thực tập.
Lịch thực tập cụ thể theo trường và của khoa cố định từ ngày 2/3/2015 tới ngày
26/4/2015, luật sư tạo điều kiện cho nhóm có lịch thực tập phù hợp có thể linh hoạt
việc đi lại. Có thể xin nghỉ nếu có lý do chính đáng.
2.4.2. Khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao
Trong quá trình thực tập tại văn phong luật sư cùng với những thuận lợi như
trên vẫn có những khó khăn nhất định.
Do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khi tiếp xúc vụ việc cịn chưa nhanh
nhẹn. Đơi khi giữa lý thuyết với thực tiễn lại khác nhau, mà trên thực tế vụ việc rất
phức tạp nên khi tiếp xúc với vụ việc thì cịn bở ngỡ và lung túng, đơi lúc cịn phụ

thuộc vào tài liệu và luật sư.
Khó khăn trong việc tư vấn và giải thích với khách hàng. Với vốn kiến thức có
được tại khoa luật trường Đại học Vinh em đã được văn phòng tín nhiệm và giao tư
vấn cho một số vụ việc của khách hàng, hiểu pháp luật và ngôn ngữ chuyên ngành
nhưng khi truyền đạt lại cho khách hàng, những người khơng rõ về pháp luật là một
việc rât khó khăn.
Qúa trình thu thập tại liệu khơng dễ dàng. Như khi nhóm thực tập về Uỷ ban
nhân dân xã xin sao chép hồ sơ địa chính thì rất khó có thể xin được, đơi khi cịn bị bắt
bẻ…khi đó chúng em phải nhờ tới sự giúp đở của cán bộ hướng dẫn tai văn phịng
thực tập thì mọi việc mới dễ dàng.
Khi gặp các vấn đề như các lỗi phát sinh trong quá trình làm việc thì lúc túng
trong việc xử lý.

18


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
PHẦN III: KẾT QUẢ THU NHẬN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
3.1. Kết quả thu được
Trong thời gian thực tập hai tháng từ ngày 2/3/2015 đến ngày 26/4/2015 tại Văn
phòng luật sư Dương Đức Tuyên, em đã học được nhiều kinh nghiệm thực tiễn về
công việc liên quan đến ngành học của mình và đặc biệt những kiến thức thực tiễn liên
quan trong lĩnh vực đất đai…
-

Rèn luyện kỹ năng mền khi tiếp xúc với khách hàng, tự tin hơn khi tư vấn

khách hàng. Quá trình tư vấn khách hàng đó là: Nghe khách hàng trình bày để nắm bất
tồn bộ sự việc, lắng nghe, ghi chép và nắm được nội dung chính của vấn đề. Sau đó
yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ việc cần tư vấn, xem xét

vấn đề, xác định luật điều chỉnh, tham khảo các tài liệu liên quan để chắc chắn xác
định giải quyết sự việc của khách hàng theo hướng chính xác nhất. từ đó đưa ra những
giải pháp cho khách hàng và định hướng giải pháp đó, đề nghị giải pháp tối ưu.
-

Được tiếp xúc với các cơ quan hành chính nhà nước như UBND các cấp, cơ

quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát... Biết rõ hơn cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của
từng cơ quan, khơng cịn bở ngở khi về các cơ quan thu thập tài liệu hay học hỏi kinh
nghiệm
-

Biết cách sắp xếp hồ sơ vụ, việc mà văn phòng ký hợp đồng thực hiện dịch

vụ pháp lý: Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự thời gian, theo diễn biến vụ việc, phân loại quan
hệ tranh chấp (liên quan đến quan hệ pháp luật nào). Từ đó có thể hiểu rõ vụ việc và
tìm căn cứ pháp luật phù hợp để giải quyết vụ việc
-

Biết được vai trị và q trình giải quyết các vụ, việc khi có luật sư tham gia.

Đặc biệt là q trình giải quyết trình giải giải quyết tranh chấp đất đai. Vai trị của Luật
sư trong q trình giải quyết tranh chấp đất đai: Luật sư có vai trị tích cực nhất trong
quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, điều này được thể hiện ở một chuổi các hoạt
động như nghiên cứu hồ sơ, tìm ra hướng giải quyết phù hợp, đưa ra nhờ tư vấn, viết
đơn khiếu nại, đơn khởi kiện cho khách hàng, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho khách hàng tại Tịa án. Hoạt động của luật sư trong quá trình tham gia giải
quyết tranh chấp đất đai nâng cao chất lượng của kết quả giải quyết và rút ngắn được
thời gian tranh chấp kéo dài.


19


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
-

Hiểu biết thêm các phương thức giải quyết yêu cầu của khách hàng về tranh

chấp đất đai văn phòng Luật sư, đặc biệt là phương thức khởi kiện vụ án hành chính
trong lĩnh vực đất đai mà em chọn làm đề tài báo cáo thực tập.
-

Trong q trình học tập tại văn phịng em viết được kỹ năng viết đơn khởi

kiện, đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn ly hôn, hợp đồng dịch vụ pháp lý.
-

Trong q trình thực tập có một số kinh nghiệm riêng như: Rèn luện kỹ

năng làm việc nhóm cũng như làm việc cá nhân, đưa ra ý kiến cá nhân và bảo vệ được
ý kiến cá nhân của mình cũng như lắng nghe ý kiến của người khác. Học được cách
làm việc chuyên nghiệp của Luật sư và nhiều kỹ năng thực tiễn. Khi làm việc cá nhân
biết triển khai sắp đặt cơng việc để hồn thành cơng việc được công việc được giao
3.2. Những tồn tại và giải pháp, kiến nghị.
3.2.1. Những tồn tại
• Đối với hệ thống pháp luật
-

Lĩnh vực quản lý đất đai tạo ra những tranh chấp, khiếu kiện là do xuất phát


từ nguồn gốc sâu xa tại chính sách đất đai của nhà nước ta trải qua nhiều thời kỳ,
những quy định khác nhau đi kèm với nó chính là các giai đoạn hướng dẫn đường lối
giải quyết khác nhau, sự không thống nhất về đường lối giải quyết khiếu kiện trong
lĩnh vực đất đai đã đưa đến hệ quả là các vụ án hành chính trong lĩnh vực này ln
phức tạp, mất rấy nhiều thời gian, công sức và hoạt động xử án hành chính trong lĩnh
vực hành chính chủ yếu là về lĩnh vực đất đai. Khi tranh chấp đất đai khơng cịn có thể
xử lý, khơng cịn thuộ thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền xét xử hành
chính nữa thì các vụ án hành chính này người dân cũng không biết phải trông cậy vào
ai. Phần đông dân chúng mất niền tin vào các cấp chính quyền xét xử và tình trạng tồn
đọng án cứ kéo dài mãi.
-

Có thể nói rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tranh chấp

hành chính về đất đai gay gắt trong giai đoạn vừa qua là do Luật Đất đai cũ có quá
nhiều bất cập trong việc thu hồi, định giá, đền bù, hỗ trợ tái định cư...và luật đất đai
2013 đang cố gắng khắc phục những nhực điểm này.
-

Quy định của pháp luật của pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập, ngồi ra

việc người dân cịn thiếu ý thức pháp luật cần thiết trong vấn đề giải quyết các khiếu
nại, tố cáo, khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến vấn đề đất đai. Các quy định
pháp luật bất cập như các văn bản quy phạp pháp luật về đất đai vừa quy định về nội
20


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
dung quản lý đất đai, vừa quy định về khiếu nại và khởi kiện vụ án hành chính dẫn đến
chồng chéo với quy định với quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tố tụng

hành chính về trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính. Có khơng ít quy
định của pháp luật đất đai và những quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
liên quan đến đất đai không được thực thi hoặc thực thihinh thức.
-

Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải quyết

một số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận
dụng khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.
-

Từ chỗ pháp luật cơng nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy

định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có
đầy đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và
người dân hạn chế, việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và
quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc
ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất
nước thiếu đồng bộ và cịn chồng chéo, thiếu cơng bằng, người hưởng chính sách sau
được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây
ì, khơng chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó
dẫn đến so bì, khiếu kiện.
-

Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu đồng bộ.

Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai có các quy định khơng thống nhất trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể
về mối quan hệ trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa cơ quan hành chính và Tồ
án nhân dân, giữa Bộ quản lý chuyên ngành và Thanh tra Chính phủ. Thẩm quyền giải

quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan Toà án chưa cụ thể, rõ ràng nên nhiều
trường hợp người dân phải đi lại nhiều lần giữa Toà án nhân dân và Ủy ban nhân dân
nhưng vẫn không được tiếp nhận để giải quyết.
• Đối với các cơ quan nhà nước
-

Quan hệ tranh tụng hành chính có đặc thù là tranh tụng giữa người dân với

chính quyền nên cơ quan Tòa án (nhất là Tòa án cấp huyện) thường ngại thụ lý, giải
quyết và khi thụ lý, giải quyết thì thường bị tác động của các cơ quan hành chính đang
bị khởi kiện. Người khởi kiện đa phần được xem là những người dân yếu thế, “thấp cổ
bé họng”. Trong khi đối tượng bị khởi kiện là người nắm giữ quyền lực công, là một
21


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
cơ quan nhà nước hoặc đại diện cơ quan nhà nước có uy thế, vị thế và có tầm ảnh
hưởng nhất định trong mắt mọi người, kể cả quan tòa.
-

Xét về mặt chủ quan, hiện vẫn tồn tại tình trạng thẩm phán nể nang, ngại va

chạm với chính quyền, tâm lý lo sợ khơng được tái bổ nhiệm khiến nhiều Tịa án,
Thẩm phán “ngại” ngay từ khâu thụ lý vụ án hành chính, hoặc buộc phải thụ lý thì
“kiểu gì cũng phải xử bác đơn” để được “an toàn”. Dường như với cơ chế hiện nay, bổ
nhiệm thẩm phán có một quy trình bắt buộc là phải xin ý kiến cấp ủy, mà cấp ủy thì
bao giờ cũng có ơng phó bí thư là chủ tịch UBND – người có quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính bị kiện – khơng ít thẩm phán khó xử là vì lẽ đó.
-


Nguồn nhân sự giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai còn

nhiều hạn chế. Trong cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống cơ quan
Tịa án, nguồn nhân sự giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai có
nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Ở nhiều địa phương, trong bộ máy tham
mưu giải quyết khiếu nại về đất đai còn thiếu những cán bộ, cơng chức vừa có chun
mơn về lĩnh vực đất đai, lại vừa có chun mơn, kỹ năng về giải quyết khiếu nại hành
chính. Đối với Ngành Tịa án, số lượng thẩm phán hành chính cịn mỏng và số thẩm
phán đáp ứng được các yêu cầu vừa có năng lực chun mơn như những thẩm phán
khác, lại phải vừa có trình độ chun sâu trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai
cịn ít hơn. Những hạn chế về nguồn nhân lực này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả điều chỉnh pháp luật giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.
• Về trình tự, thủ tục giải quyết
Cả thủ tục giải quyết bằng con đường hành chính và con đường tư pháp cũng
vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải được tiếp tục khắc phục, hoàn thiện,
cụ thể như: Thủ tục giải quyết bởi cơ quan hành chính nhà nước cịn mang “tính khép
kín”, thực tế phát sinh những trường hợp cần phải xem xét lại, kể cả khi đã có bản án
có hiệu lực của Tịa án, nhưng lại khơng có quy định về những trường hợp này; thủ tục
tư pháp khắc phục được hạn chế trên của thủ tục hành chính nhưng lại có nhược điểm
là rườm rà, kéo dài thời gian, nhiều trường hợp gây bức xúc trong dư luận.
3.2.2. Một số kiến nghị
Trên cơ sở thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua khởi kiện
vụ án hànhchính, những hạn chế bất cập về cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện
22


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
hành chính hiện nay, em đề xuất hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện
hành chính theo hướng: Tiếp tục hồn thiện pháp luật về đất đai và ban hành quyết
định hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành

chính trong lĩnh vực đất đai. Chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của của Thủ trưởng
các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết kiếu nại hành chính, nhất là
trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị
khiếu nại ; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện theo hướng khách quan, công khai, minh bạch,
dân chủ, bảo đảm sự tham gia của luật sư và để người khiếu nại , người bị khiếu nại và
những người có liên quan được đối thoại, tranh luận trong quá trình giải quyết khiếu
kiện.
• Tiếp tục hồn thiện pháp luật về đất đai và ban hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực đất đai, cụ thể:
Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai: Luật Đất đai năm 2013 mới vừa
có hiệu lực thi hành, dó đó, cần hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, tránh áp dụng
tùy tiện vấn đề thu hồi đất theo hướng khẳng định rõ và rất hạn chế các trường hợp
được coi là “thật sự cần thiết” mới được thu hồi, theo đúng tinh thần của Hiến pháp
năm 2013. Đồng thời, cần làm rõ hơn vai trò của Hội đồng nhân dân như là tiếng nói
của cử tri trong việc kiểm sốt những quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cùng
cấp. Về xác định giá đất, cần quy định thành phần bắt buộc trong hội đồng thẩm định
giá đất, khơng chỉ có Ủy ban nhân dân, đại diện ban, ngành liên quan, tổ chức cung
cấp dịch vụ định giá đất độc lập, mà còn cần tới nhiều thành viên là các chuyên gia cao
cấp về định giá đất như các chuyên gia định giá từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,
khu vực doanh nghiệp định giá, hiệp hội định giá. Với thành phần như vậy mới đảm
bảo việc định giá đất có cơ sở khách quan. Về lâu dài, cũng cần tính đến việc sửa đổi,
bổ sung Luật Đất đai để luật hóa nội dung nói trên cho thực sự phù hợp với những yêu
cầu chung và với tình hình thực tế.
Hai là, ban hành Luật Ban hành quyết định hành chính và hướng dẫn xác định
rõ các hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai: Để có cơ sở pháp lý đầy đủ, vững
chắc cho việc ban hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai và cũng để
kiểm soát chặt chẽ việc ban hành quyết định hành chính, cần phải có Luật Ban hành
quyết định hành chính. Hiện nay, Dự án Luật này đã được đưa vào Chương trình xây
23



Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ XIII (năm 2011- 2016) của Quốc hội. Luật Ban hành
quyết định hành chính được ban hành khơng chỉ thuận lợi cho phía chủ thể quản lý, mà
cịn tạo thuận lợi cho người dân, vừa bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, vừa bảo đảm
tính quyền uy, quyền lực phục tùng, được xem là bản chất của các quan hệ hành chính.
Theo đó, Luật phải làm rõ những gì được coi là quyết định hành chính cũng như thẩm
quyền, căn cứ ban hành, các nguyên tắc về tính hợp pháp của nội dung và hình thức
của quyết định hành chính. Đồng thời, với việc ban hành Luật Ban hành quyết định
hành chính, Chính phủ và Tịa án nhân dân tối cao cần phải hướng dẫn xác định rõ các
hành vi hành chính là đối tượng của tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo
những yêu cầu và tính chất đặc thù của hoạt động quản lý này, làm cơ sở cho người
dân đưa ra các yêu cầu và chính quyền giải quyết các tranh chấp với người dân.
• Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai
Một là, đổi mới về mơ hình tổ chức bộ máy giải quyết tranh chấp hành chính
trong lĩnh vực đất đai: Cần tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan
hành chính nhà nước bằng các biện pháp: Xác định rõ chế độ trách nhiệm của thủ
trưởng cơ quan hành chính nhà nước là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tăng
cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại; chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý nghiêm những người vi phạm,
thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời, bảo đảm, tăng cường
tính độc lập, khách quan của Tòa án trong việc xét xử các vụ án hành chính, các cấp
Tịa án cần được bố trí theo khu vực, vùng, khơng theo cấp hành chính lãnh thổ nhằm
bảo đảm tính độc lập khi xét xử các vụ án hành chính của Tịa án.
Hai là, hồn thiện về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính trong
lĩnh vực đất đai: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức đối
thoại; luật sư tham gia q trình giải quyết khiếu nại; cơng khai, minh bạch các tài
liệu, chứng cứ của các bên; tăng cường việc “tranh tụng” để phá vỡ tính “khép kín”
trong q trình giải quyết khiếu nại. Đồng thời, quy định thẩm quyền, căn cứ, thủ tục

xem xét lại khiếu nại trong một số trường hợp cụ thể khi phát hiện việc giải quyết
khiếu nại có vi phạm pháp luật; các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài... Song song
với giải pháp đối với trình tự, thủ tục bằng con đường hành chính, cũng cần phải đơn
giản, rút gọn một số thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính trong
trường hợp vụ việc đơn giản, rõ ràng, có căn cứ để phán quyết và bảo đảm, tăng cường

24


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Liêm
hiệu lực xử vụ án hành chính của Tịa án, thơng qua việc nghiên cứu có cơ chế hữu
hiệu thi hành bản án hành chính.
Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự giải quyết tranh chấp hành chính
trong lĩnh vực đất đai: Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, cần xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu
nại theo hướng chuyên nghiệp, am hiểu lý luận và thực tiễn, giỏi về áp dụng pháp luật
đất đai và các pháp luật có liên quan, có kỹ năng thành thạo khi giải quyết khiếu nại,
phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu
nại của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp trong quản lý về đất đai.
Đối với Ngành Tòa án, phải từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tại cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngồi, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên
môn và bổ túc kinh nghiệm xét xử. Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị,
hội thảo tổng kết, rút kinh nghiệm, đặc biệt là những khóa bồi dưỡng riêng về cơng tác
xét xử án hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai.
Có thể nói, giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai trong giai
đoạn vừa qua đã có những kết quả tích cực, nhưng vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Tiếp
tục hồn thiện pháp luật và đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh
vực đất đai, địi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời và đặt trong mối quan hệ
phụ thuộc, tác động lẫn nhau như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới tư duy
nhận thức, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bảo đảm cơ

sở vật chất cho cơng tác giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai và các
giải pháp hỗ trợ khác. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đưa ra một vài giải pháp trao đổi
cùng bạn đọc với hy vọng nâng cao hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính
về đất đai trong giai đoạn hiện nay, hướng tới mục tiêu đảm bảo cơng lý hành chính,
quyền bình đẳng của người dân với cơ quan cơng quyền, góp phần xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

25


×