Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

van de thuc hanh quyen cong to

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.02 KB, 25 trang )

Phần thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Quá trình hình thành và phát triển.
Nằm trên trục đường Đại lộ Lê Nin-Thành phố Vinh-Tỉnh Nghệ An, với vai trị
là cơ quan thực hành quyền cơng tố và thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt
động tư pháp trên địa bàn tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã và đang
hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Từ khi
được thành lập đến nay, trải qua hơn mấy chục năm cùng với những giai đoạn
biến thiên của lịch sử dân tộc, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã không
ngừng phấn đấu trưởng thành về mọi mặt, không những trên phương diện cơ
cấu tổ chức hoạt động mà cịn ở việc thực hiện chức năng chính trị-xã hội to lớn
của mình. Hiện nay, tầm vóc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có thể
được nhìn nhận dưới những góc độ sau đây:
1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy.
Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có:
- Viện trưởng: Ơng : Nguyễn Văn Thơng
- 04 Phó viện trưởng: - Ơng: Phạm Văn Nhượng
- Ơng: Tơn Thiện Phương
- Ơng: Tăng Ngọc Tuấn
- Bà: Hồng Thị Liên
- Chánh văn phịng: Ơng : Phan Qúy Hương
- Phó văn phịng: Ơng: Nguyễn Văn Lương
- Phó văn phịng tổng hợp: Ơng : Trần Mai Châu
- 13 phịng chun mơn nghiệp vụ trực tiếp thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Bao gồm các phòng:
1. Phòng 1 : Phòng Kiểm sát án kinh tế - chức vụ
2. Phòng 1A: Phòng kiểm sát án trật tự xã hội
3. Phòng kiểm sát Dân Sự
4. Phịng kiểm sát Hành chính
5. Phịng kiểm sát An ninh Ma túy
1




6. Phòng kiểm sát Phúc thẩm
7. Phòng Thống kê
8. Phòng kiểm sát Tạm giữ, tạm giam
9. Phòng kiểm sát Thi hành án
11. Phòng Tổng hợp
12. Phòng Tổ chức
13. Phòng Kế tốn
Ngồi ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An cịn là tập hợp cua đơng
đảo đội ngũ các chức đang quản lý, kiểm sát viên, cán bộ, nhân viên văn phòng
và lao động dạng hợp đồng giúp việc cho Viện kiển sát tỉnh.
2. Chức năng, nhiệm vụ
Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Nghệ An có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật, góp phần cho pháp luật được tiến hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
có nhiệm vụ góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của
nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tạp thể, bảo vệ tính mạng, tài sản,
sức khỏe, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, đảm bảo để mọi hành vi
xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiên chức năng, nhiệm vụ bằng những
công tác sau đây:
1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc
điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra thuộc công an tỉnh và các
cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ
đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm trên đia bàn tỉnh.
2. Thực hành quyền công tố và kiểm sat việc tuân theo pháp luật trong

hoạt động xét xử của tòa án trên địa bàn tỉnh.

2


3. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, hành
chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật của
Tòa án nhân dân tỉnh.
4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết
định của Tòa án nhân dân tỉnh
5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản
lý, giáo dục người bị kết án đang thi hành án phạt tù tại trại giam Công an tỉnh
Nghệ An.
6. Viện kiểm sat nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhân và giải quyết kịp
thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của
pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận các tin báo, tố giác
tội phạm do các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang và các cá nhân
chuyển đến.
7. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm thống kê tội phạm trên toàn
tỉnh. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố
tụng khác của tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
trong việc thực hiện nhiện vụ này.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các văn bản đó.
3. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển trong cơng tác của
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An.
3.1 Thuận lợi:

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đóng gần các cơ Nghệ An quan chính
quyền của tỉnh Nghệ An nên thường xuyên nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn
của cơ quan cấp trên, qua đó góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Đội ngũ cán bộ của viện đại đa số đều tốt nghiệp đại học Luật, phẩm
chất và năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu của công việc kiểm sát.
3


- Đội ngũ lãnh đạo có trình độ lý luận cao cấp, hậu phương gia đình ổn
định.
- Cơ quan đóng trên địa bàn có phong tào văn hố mạnh, trình độ dân trí
khá cao, ln nhận được sự giúp đỡ của nhân dân nên cũng tạo sự thuận lợi
trong công tác hoạt động.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có trụ sở làm việc, phương tiện
trang thiết bị tương đối đầy đủ nên cũng giúp cho cán bộ, nhân viên của Viện
thuận lợi trong công tác giải quyết cơng việc.
3.2. Khó khăn.
- Địa bàn tỉnh Nghệ An rộng có diện tích 16.498,5 km2 được chia thành 22
quận huyện với 01 thành phố trực thuộc tỉnh, 03 thị xã và 18 huyện. Với dân số
vào khoảng trên dưới 3,4 triệu người bao gồm nhiều thành phần dân tộc, tôn
giáo khác nhau nên tình hình tội phạm diễn biến khá phức tạp, gây khó khăn cho
cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.
- Trình độ dân trí của người dân nhiều địa phương còn hạn chế nên tội
phạm đã lợi dụng và thực hiện các hành vi phạm tội gây khơng ít khó khăn cho
hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
3.3. Hướng phát triển trong công tác.
- Chủ động nắm chắc tình hình tội phạm, tội phạm trên địa bàn, phối hợp
với các cơ quan phân loại điều tra xử lý kịp thời. Đảm bảo tất cả các tội phạm
đều được xử lý.
- Phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra,

kiểm sát xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng pháp luật, không để xảy ra oan
sai.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu tố,
công tác kiểm sát thi hành án hình sự, xét giảm thời gian thử thách án treo. Đảm
bảo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của ngành.
- Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các đơn vị đóng
trên địa bàn nếu có yêu cầu.

4


- Bố trí cán bộ, Kiểm sát viên dự hội nghị tổng kết công tác do ngành
kiểm sát tổ chức, tập trung triển khai xây dựng kế hoạch công tác năm. Thực
hiện tốt việc học tập tại chức tại cơ quan, nhất là học chuyên môn nghiệp vụ,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ.
- Quản lý chặt chẽ phương tiện, vật tư, tài chính phục vụ tốt các hoạt động
của cơ quan.

5


Phần thứ hai
NỘI DUNG BÁO CÁO TH ỰC TẬP
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự là
một trong những khâu công tác hết sức quan trọng mà Nhà nước chỉ giao cho cơ
quan duy nhất là Viện kiểm sát nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải
được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, không để lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội; Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng thực hành quyền

công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (TTHS) là
một yêu cầu bức thiết mà Đảng và nhân ta đang đặt ra cho ngành kiểm sát.
Trong mấy năm gần đây, ngành kiểm sát nói chung, Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Nghệ An nói riêng đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực
hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được thì vẫn cịn một số tồn tại cần được khắc phục, sửa
chữa nhằm làm tốt chức năng thực hành quyền công tố đang là một yêu cầu
khách quan đối với Viện kiểm sát nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN và đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hienj
nay.
Từ yêu cầu trên và với hi vọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp ở Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Nghệ An em quyết định chọn đề tài: “Vấn đề thực hành quyền công tố,
kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự sơ thẩm các loại tội phạm
xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2009-2012” để làm
chun đề thực tập cho mình.
II. Q TRÌNH TÌM HIỂU, THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời gian thu thập.
Từ ngày 10/03/2013 đến 05/04/2013
2. Phương pháp thu thập.
2.1. Những vấn đề lý luận
6


Thực hành quyền công tố, kiểm sát tuân theo pháp luật là nghiệm vụ,
chức năng mang tính chất hiến định và pháp định của Viện kiểm sát nhân dân.
Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về “Một số
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới” đã nêu rõ: “Viện
kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay

từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt
tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những
sai phạm của người tiến hành, nâng cao chất lượng cơng tố của kiểm sát viên
tại phiên tịa…”. Như vậy, việc làm tốt chức năng thực hành quyền công tố là
một yêu cầu khách quan đối với Viện kiểm sát nhân dân.
Về mặt nguyên tắc, cứ có tội phạm xảy ra là do địi hỏi quyền cơng tố
được hoạt động. Nhưng để có cơ sở hoạt động cơng tố, địi hỏi phải có giai đoạn
kiểm sát viên (KSV) thu thập tài liệu, tiếp cận xác minh tin báo tố giác về tội
phạm, tiến hành các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra (CQĐT). CQĐT có
trách nhiệm phát hiện người phạm tội, thu thập đầy đủ các chứng cứ để chứng
minh tội phạm và người phạm tội. Quyền công tố lúc này được VKS thực hiện
bằng việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT trong việc khởi tố bị can,
kiểm sát hoạt động điều tra và một loạt các hành vi TTHS khác (khám xét, tạm
giữ, tạm giam, v.v…) được quy định tại các Điều 64-71, 90-92, 97, 104, 115124, 137-141 Bộ luật TTHS. Sau khi kết thúc hoạt động điều tra, thì CQĐT phải
ra quyết định trong từng trường hợp tương ứng theo các quy định của Bộ luật
TTHS để gửi cho VKS: làm Bản kết luận điều tra đề nghị VKS truy tố (Điều
138) hoặc là ra quyết định đình chỉ điều tra (Điều 139). Thực hiện tốt chức năng
kiểm sát các hoạt động điều tra không những là điều kiện quan trọng nhằm loại
trừ các vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực hiện một loạt các
hành vi TTHS của CQĐT (như khởi tố và hỏi cung bị can, lấy lời khai người
làm chứng, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản, v.v…), mà còn là cơ sở đảm bảo
cho việc truy tố được khách quan, đúng tội, đúng người và đúng pháp luật.

7


Sau khi nhận được hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra, VKS ra
quyết định đúng trong từng trường hợp tương ứng (như truy tố bị can trước Tòa
án bằng bản cáo trạng, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ vụ án) – thực hiện một loạt các hành vi TTHS được quy định tại các Điều

142-143b Bộ luật TTHS. Sau khi quyết định truy tố bị can trước Tòa án, VKS
phải đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định của Bộ luật TTHS
để: Giao bản cáo trạng cho bị can, cho người bào chữa đọc bản cáo trạng, ghi
chép nội dung và đề xuất yêu cầu (đoạn 3 khoản 1 Điều 142); Gửi hồ sơ và
quyết định truy tố đến Tòa án trong thời hạn ba ngày kể từ khi ra quyết định truy
tố bị can (khoản 3 Điều 142); Sao cho nội dung của bản cáo trạng phù hợp với
quy định của pháp luật (Điều 143). Thực hiện tốt chức năng này không những là
điều kiện quan trọng nhằm loại trừ các vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong q
trình VKS chuyển vụ án sang Tòa án để xét xử, mà còn là cơ sở đảm bảo cho
việc buộc tội của VKS đúng hành vi, đúng người và đúng pháp luật trong giai
đoạn tiếp theo.
Nội dung thứ ba và là chủ yếu nhất của quyền công tố mà VKS nhân danh
Nhà nước thực hiện trong quá trình xét xử tại phiên tịa đó là chức năng buộc
tội. Chức năng này được thể hiện thơng qua các hình thức chủ yếu là: cơng tố
quyết định truy tố bị can trước tịa án bằng bản cáo trạng, quyết định của VKS
liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm tại các phiên tòa, KSV là người đại diện cho VKS nhân dân và phải chịu
trách nhiệm thực hiện và bảo vệ các quyết định của VKS. Theo quy định tại
Điều 206 Bộ luật TTHS, trước khi tiến hành xét hỏi, KSV phải công bố quyết
định truy tố của VKS và trình bày những ý kiển bổ sung, nếu có. Do vậy cáo
trạng là một trong những quyết định bắt buộc vì nó có vai trị rất quan trọng đối
với quá trình giải quyết vụ án hình sự, hay nói cách khác là xác định vai trị của
VKS nhân dân trong xét xử vụ án hình sự.
Tại phiên tòa, sau khi đọc phần cáo trạng của KSV là trình tự xét hỏi của
hội đồng xét xử. KSV giữ quyền cơng tố nhà nước tại phiên tịa, là đại diện cho
VKS tham gia vào việc điều tra tại phiên tòa, hỏi những người tham gia tố tụng,
8


nghiên cứu các vật chứng, tranh luận v.v… nhằm làm rõ sự thật khách quan của

vụ án, chứng minh những nội dung được đề trong bản cáo trạng. Từ đó tạo cơ sở
cho việc kết tội bị cáo, mặt khác gián tiếp cho hội đồng xét xử và luật sư bào
chữa cho bị cáo biết nội dung truy tố của mình là đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật. Góp phần làm cho q trình xét xử của Tịa án được tiến hành theo
đúng các trình tự do luật định, đảm bảo sự bình đẳng của các bên tranh tụng,
cũng như tính cơng khai và dân chủ của quyền tư pháp trong giai đoạn xây dựng
nhà nước pháp quyền. Mặt khác tham gia xét hỏi tại phiên tòa cũng là một trong
những hình thức đề cao vai trị, trách nhiệm của KSV khi thực hành quyền công
tố một cách đúng nghĩa, đồng thời làm tiền đề cho việc luận tội và tranh luận tại
phiên tòa.
Theo Điều 17 Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2002, luận tội là bước tiếp
theo tại phiên tòa sau khi kết thúc việc xét hỏi. Do đó, KSV thực hiện việc luận
tội đối với bị cáo thực chất là bảo vệ quyết định của VKS nhân dân nhằm buộc
tội bị cáo, đề xuất việc áp dụng hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện
pháp tư pháp khác nếu có, cũng có thể ra quyết định rút truy tố hoặc định tội
danh nhẹ hơn. Lời luận tội hoặc phát biểu của KSV phải căn cứ vào những tài
liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiên của bị cáo, người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự và những người tham gia tố tụng
khác tại phiên tịa. Thơng qua luận tội nhằm khẳng định có đủ chứng cứ buộc tội
đối với bị cáo hay khơng từ đó sẽ thực hiện bước tiếp theo là tranh luận với bị
cáo, luật sư bào chữa cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Tranh luận tại phiên tịa có thể nói đó là sự “đấu trí” cơng khai từ phía
“buộc tội” và “gỡ tội” nhằm giúp hội đồng xét xử tìm ra sự thật khách quan của
vụ án. Do đó, KSV phải theo giõi chặt chẽ giai đoạn thẩm vấn tại phiên tịa,
trong q trình tranh luận KSV phải tập trung tư tưởng, lắng nghe, ghi chép đầy
đủ ý kiến phát biểu của luật sư và những người tham gia tố tụng để phê phán,
bác bỏ những quan điểm, lập luận sai trái. KSV tham gia tranh luận tại phiên tịa
phải đảm bảo ngun tắc “tơn trọng quyền bào chữa của bị cáo, sự bình đẳng
trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng cứ”.
9



Thực hiện tốt chức năng này không những là điều kiện quan trọng nhằm
loại trừ các vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong q trình xét xử của Tòa án,
mà còn là cơ sở đảm bảo cho việc Tòa án xét xử đúng tội, đúng người và đúng
pháp luật để tuyên một bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật thực sự cơng
minh, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục đối với công luận.
Ba chức năng đã nêu trên đây của quyền công tố trong luật TTHS mà
VKS nhân danh Nhà nước thực hiện luôn ln có mối quan hệ chặt chẽ và hữu
cơ, thống nhất và biện chứng với nhau, mà nếu không thực hiện tốt bất kỳ một
chức năng nào, thì sẽ dẫn đến tình trạng khơng đồng bộ, thiếu sự nhất qn và
do đó, quyền cơng tố sẽ khơng thể đạt được hiệu quả và mục đích cao cả của nó.
2.2. Phương pháp cụ thể.
Xuất phát từ nội dung đề tài đang được đề cập đến cũng như để đạt được
mục đích như mong muốn, người viết đã sử dụng một hệ thống các phương pháp
nghiên cứu, cách thức tiếp cận vấn đề, trong đó phương pháp tổng hợp là
phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất, nhưng vẫn nằm trong mối tương quan
hài hòa, sự phối hợp thống nhất với những phương pháp khác, thông qua việc
nghiên cứu hồ sơ vụ án, các vụ điển hình, tham dự phiên tịa…Từ những số liệu
cụ thể có được trong q trình thu thập, người viết đã triển khai tư duy lôgic
tổng hợp một cách linh hoạt khiến cho những con số khô khan trở nên biết nói,
khái quát được thực tế thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp của VKS
tỉnh Nghệ An. Tất nhiên, để làm được điều đó, với khả năng có hạn của bản thân
và sự bỡ ngỡ khó tránh khỏi, người viết chắc chắn khơng thể làm được. Sự tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của lãnh đạo Viện, KSV, cán bộ trong Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An chính là điều kiện tiên quyết để người viết có
thể hồn thành được mục đích đề ra…Thực tế trải nghiệm đã giúp cho người
viết biết cách nghiên cứu hồ sơ vụ án, biết cách lưu hồ sơ, biết được một hồ sơ
vụ án bao gồm những gì, thủ tục tố tụng bắt đầu từ đâu và như thế nào? Bên
cạnh đó, quy trình, thủ tục tiến hành một phiên tòa cũng đã được người viết tiếp

cận dưới góc độ thực tiễn thơng qua sự giúp đỡ và hướng dẫn của KSV.

10


Phương pháp nghiên cứu hồ sơ cũng đã được vận dụng hợp lý và khá hiệu
quả, giúp người viết hiểu được quy trình lập hồ sơ một vụ án hình sự, quá trình
KSV trình bày bản luận tội như thế nào. Qua thực tế xét xử tại phiên tòa người
viết thấy rằng, việc chuẩn bị thực hiện quyền công tố tại phiên tòa như: giám sát
và kiến nghị các thủ tục về phiên tịa, chuẩn bị trình bày cáo trạng, chuẩn bị đề
cương thẩm vấn, xem xét những nội dung, lý do, căn cứ kháng cáo, vấn đề tranh
tụng với luật sư và bị cáo…nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng thì chất lượng kiểm sát
xét xử sẽ tốt hơn.
Ngồi ra người viết còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, nắm bắt
được tình hình tội phạm hằng năm tăng, giảm như thế nào, VKS truy tố bao
nhiêu vụ và thực hiện quyền cơng tố ra sao. Qua đó thấy được thực trạng an
ninh- trật tự tại địa phương diễn biến theo chiều hướng nào, đồng thời đánh giá
được tính hiệu quả trong công tác phối hợp hoạt động giữa VKS và các cơ quan
hữu quan khi cùng thực hiện mục tiêu chung: bảo đảm tính nghiêm minh của
hiến pháp và pháp luật.
Tóm lại, cùng với sự vận dụng và kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả
những phương pháp nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn tận tình của lãnh đạo
Viện, KSV, cán bộ VKS nhân dân tỉnh Nghệ An đã giúp người viết thu thập tài
liệu một cách hiệu quả, chính xác và hồn thành chun đề đúng như mục đích
đề ra.
3. Nguồn thu thập.
Cùng với phương pháp tiếp cận vấn đề phù hợp thì nguồn thu thập cũng
đóng một vai trị hết sức quan trọng, đem đến cho bài viết những luận điểm, luận
cứ có nội dung phù hợp với yêu cầu của đề tài. Với chuyên đề thực tập đã chọn,
người viết đã tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng nhiều nguồn, tài liệu, văn bản khác

nhau như: Hiến pháp sửa đổi năm 2001; Bộ luật TTHS năm 2003; Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02 tháng 01
năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp
trong thời gian tới; Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Nghệ An các năm 2009, 2010; Hồ sơ vụ án các năm 2009; 2010; 2011;
11


2012; Tạp chí kiểm sát các năm 2009; 2010; 2011; 2012; Quy chế tạm thời về
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; Quy chế tạm thời về công tác kiểm sát tạm giữ, tạm
giam quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Hồ sơ kiểm sát bắt, tạm
giữ hình sự năm 2010; Tham dự thực tế các phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án
hình sự; Học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các KSV, cán bộ kiểm sát tại
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An …
Trong q trình thu thập tài liệu, người viết ln được các KSV và cán bộ
VKS nhân dân tỉnh Nghệ An tạo điều kiện tiếp cận và hướng dẫn kỹ năng tìm
hiểu, phân tích các văn bản liên quan đến ngành kiểm sát, các thống kê, báo cáo
hằng năm, làm cơ sở việc nghiên cứu và xử lý thông tin, tư liệu một cách chính
xác, nhanh chóng, hiệu quả và khoa học.
Tuy nhiên những hạn chế, khó khăn trong q trình thu thập và tổng hợp
nguồn tài liệu là không thể tránh khỏi: Đó là thời gian thực tập và thu thập tài
liệu không nhiều, trong khi khối số lượng tài liệu là khá nhiều, nội dung tài liệu
đôi khi chưa cụ thể, thậm chí mang tính học thuật dẫn đến khơng ít khó khăn
trong việc tìm hiểu. Mặt khác, do khối lượng lượng công việc phải giải quyết là
khá nhiều cho nên sự hướng dẫn và giúp đỡ của lãnh đạo Viện, KSV và cán bộ
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đối với người viết cũng cịn có những hạn
chế nhất định.
III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN.
1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, xử lý tin báo tố

giác tội phạm, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Năm 2009:
Tổng số tin báo tố giác tội phạm năm 2009 mà phòng của phòng thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự xâm
phạm trật tự xã hội (phịng 1A) là 84 tin báo, trong đó có 45 tin báo có giấu hiệu
tội phạm. Trong cơng tác nắm, xử lý tin báo, tố giác tội phạm chủ yếu vẫn qua
cơ quan điều tra (82 tin), qua báo chí (2 tin), nguồn tin qua đơn thư tố cáo của
nhân dân đều là các tin đã báo cho cơ quan công an.
12


Năm 2009, phòng 1A đã tiến hành kiể sát khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi 82 vụ. Đã thống nhất việc xử lý của cơ quan điếu tra, thống
nhất khởi tố hình sự 45 vụ, giải quyết xử lý hành chính, dân sự 28 vụ việc và
tiếp tục xác minh 9 vụ việc.
Năm 2010:
Xác định đay là khâu công tác quan trọng, lãnh đạo phịng đã phân cơng
một đồng chí kiểm sát viên có tringf độ năng lực thực hiện việc tiếp nhận,xử lý
tin báo. Khi tiếp nhận tin báo đã phối hợp tốt với cơ quan cảnh sát điều tra phân
loại xử lý kịp thời chính xác, Lập hệ thống sổ sách ghi chép cập nhật đầy đủ, …
Do làm tốt khâu công tác này nên đã phối hợp với ba ngành xác định được 2 vụ
án trọng điểm, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 10 bị can, số lượng tin báo tiếp
nhận là 59 tin, trong đó khởi tố 49 tin, khơng khởi tố 10 tin.
Công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi 75 vụ trong đó
có 49 vụ xác định là án giết người. Với đặc thù công việc tiếp xúc với tử thi độc
hại, hiện trường vụ án xảy ra khắp nơi trên tồn tỉnh, việc di lại gặp nhiều khó
khăn, vất vả,đặc biệt ở vùng sâu vùng xa khi tiếp cận để thực hiện nhiệm vụ thì
xác chết đã phân hủy, có trường hợp phải khai tử thi trong điều kiện không
được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nhưng khi được lãnh đạo phân công các
kiểm sát viên xác định làm tốt công tác khám nghiệm tử thi để phục vụ cho công

tác xử lý án sau này nên đều nhiệt tình làm hết trách nhiệm, khơng để xảy ra sai
sót, hồn thành tốt nhiệm vụ.
Năm 2011:
Năm 2011, phòng đã tiếp hận, thụ lý kiểm sát 85 tin báo, tố giác về tội
phạm (tăng 25 tin so với cùng kỳ năm 2010). Phối hợp với cơ quan cảnh sát điều
tra phân loại xử lý 85 tin (đạt tỉ lệ 100%), trong đó khởi tố hình sự 70 tin,
chuyển nơi khác xử lý 10 tin, đang điều tra xác minh 05 tin. Do làm tố khâu
công tác này nên đã phối hợp ba ngành xác định được 04 vụ án điểm, yêu cầu cơ
quan điều tra khởi tố 02 vụ án và 01 bị can.
Cũng trong năm này, phòng đã cử kiểm sát viên tham gia giám sát khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi 89 vụ (tăng 14 vụ so với cùng kỳ năm
13


2010). Trong đó có 55 vụ giết người, 10 vụ chết người do tự sát, 01 vụ chết
người do điện giật, 01 vụ chết người do sử dụng ma túy, 03 vụ chết trôi, 01 vụ
nghi giết con mới đẻ, 06 vụ tai nan giao thơng.
Năm 2012:
Trong năm 2012, phịng đã tiếp nhận, thụ lý kiểm sát 73 tin. Đã phối hợp
với cơ quan cảnh sát điều tra phân loại xử lý 67 tin (đạt tỉ lệ 92%), trong đó
khởi tố hình sự 64 tin, chuyển đi nơi khác xử lý 02 tin, ra quyết định không khởi
tố 01 tin, đang xác minh 06 tin. Phòng đã tham mưu cho lãnh đạo Viện tổ chức
thành công Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 01/QCPHLN
ngày 14/04/2011 của Viện kiểm sát; Tòa án; Bộ đội biên phòng; Cục hải quan;
Chi cục kiểm lâm; Thanh tra; Cục thuế; Chi cục quản lý thị trường Nghệ An về
công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi:
Phòng đã cử kiểm sát viên tham gia khám nghiệm 71 vụ. Đối với những
vụ chưa xác định được đối tượng gây án, án truy xét, phức tạp thì Lãnh đạo
phịng trực tiếp tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Công

tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được tiến hành theo đúng quy
định của BLTTHS.
Như vậy, trước tình hình tội pham xâm phạm trật tự xã hôi ngày một diễn
biến phức tạp,ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý tiếp nhận, thụ lý
tin báo, tố giác tội phạm, công tác khám nghiêm hiện trường, khám nghiệm tử
thi Lãnh đạo phòng 1A đã chú trọng xây dựng và phối hợp thực hiện có hiệu quả
khâu quan trọng này. Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý án sau này.
2. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.
Năm 2009:
Phịng đã thụ lý tổng số 121 vụ với 193 bị can; trong đó có 14 vụ với 16
bị can năm trước chuyển qua, án mới thụ lý trong năm là 43 vụ với 75 bị can, án
nơi khác chuyển đến là 64 vụ với 102 bị can; chuển đi nơi khác điều tra 35 vụ
với 39 bị can; án còn lại là 88 vụ 152 bị can.

14


Đã xử lý: 76 vụ với điều tra 139 bị can. Trong đó: Đề nghị truy tố 70 vụ
với 134 bị can; đình chỉ điều tra 01 vụ 01 bị can; tạm đình chỉ điều tra 05 vụ, 04
bị can. Tỉ lệ án đã xử lý đạt 86%. Còn lại chưa kết thúc điều tra 12 vụ 15 bị can.
Năm 2010:
Tổng số án thụ lý là 123 vụ với 209 bị can.Trong đó: 17 vụ với 41 bị can
là án năm trước chuyển qua; án mới thụ lý trong năm là 40 vụ 74 bị can; án nơi
khác chuyển đến 62 vụ 94 bị can.
Tổng số án đã xử lý là 102 vụ với 169 bị can (đạt tỉ lệ 83%). Trong đó:
chuyển nơi khác điều tra 31 vụ 26 bị can; kết thúc điều tra 65 vụ 137 bị can; tạm
đình chỉ điều tra 06 vụ 06 bị can; còn lại chưa kết thúc điều tra 21 vụ 40 bị can.
Năm 2011:
Trong năm 2011, tổng số án thụ lý laf136 vụ 308 bị can. Trong đó: án cũ
năm 2010 chuyển qua là 22 vụ 49 bị can; án thụ lý mới là 114 vụ 259 bị can; án

nơi khác chuyển đến 59 vụ với 113 bị can.
Đã giải quyết: 117 vụ 276 bị can (đạt tỉ lệ 86,3%); án chuyển nơi khác
tiếp tục điều tra là 29 vụ 70 bị can; đề nghị truy tố 82 vụ 199 bị can; tạm đình
chỉ điều tra 05 vụ 06 bị can; đình chỉ điều tra 01 vụ 01 bị can (lý do:bị can chết).
Năm 2012:
Tổng số án thụ lý là 129 vụ 287 bị can. Trong đó: án cũ năm 2011 chuyển
qua 19 vụ 42 bị can; án mới thụ lý 110 vụ 236 bị can (giảm 04 vụ 23 bị can so
với cùng kỳ năm 2011); chuyển nơi khác điều tra 36 vụ 79 bị can; còn lại phải
kiểm sát điều tra 93 vụ 199 bị can.
Đã giải quyết: 74 vụ 169 bị can (đạt tỉ lệ 80%); đề nghị truy tố 70 vụ 168
bị can; tạm đình chỉ điều tra 04 vụ 01 bị can; còn lại chưa kết thúc điều tra 19 vụ
30 bị can.
3. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự.
Năm 2009: Tổng số vụ kiểm sát xét xử sơ thẩm là 64 vụ 96 bị cáo. Trong
đó: số vụ từ năm 2008 chuyển sang là 08 vụ 14 bị cáo; số vụ mới thụ lý là 56 vụ
82 bị cáo. Tòa án đã đã xét xử 53 vụ 81 bị cáo; đình chỉ 01 vụ 01 bị cáo. Trong
15


đó, Tịa án tun phạt tử hình 01 bị cáo, phạt tù chung thân 04 bị cáo, phạt tù có
thời han 68 bị cáo, phạt tù cho hưởng án treo 10 bị cáo, cải tạo không giam giữ
02 bị cáo; còn lại chưa xét xử 12 vụ 14 bị cáo. Trong tháng 11 Tòa tiếp tục mở
phiên tòa xét xử 07 vụ 07 bị cáo, còn lại 05 vụ 07 bị cáo. Tỉ lệ án đã ét xử đạt
92%.
Nhìn chung, trong công tác tiến hành tố tụng, kiểm sát xét xử tại các
phiên tòa sơ thẩm, các kiểm sát viên được giao đã có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ
hồ sơ, chuẩn bị đề cương xét hỏi, bản luận tội, dự kiến các nội dung tranh luận
với luật sư bào chữa tại phiên tịa. Kết quả là khơng có có vụ án nào bị Tịa án
tun khơng phạm tội, khơng có vụ án nào bị tịa phúc thẩm xử hủy qua công tác

kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Năm 2010:
Tổng số thụ lý kiểm sát xét xử là 71 vụ 130 bị cáo, Trong đó: Số thụ lý cũ
là 09 vụ 29 bị cáo; số thụ lý mới là 62 vụ 104 bị cáo.
Tổng số đã thụ lý là 57 vụ 115 bị cáo. Trong đó: chyển đi 01 vụ 01 bị
cáo; Tòa án đã xét xử 56 vụ 114 bị cáo. Trong đó, phạt tù chung thân 04 bị cáo;
phạt tù có thời hạn 92 bị cáo; phạt tù cho hưởng àn treo 12 bị cáo; phạt tiền 05 bị
cáo; miễn chấp hành hình phạt tù 01 bị cáo. Cịn lại chưa xét xử 14 vụ 15 bị cáo.
Ngoài ra, phịng cịn tham gia xét xử lưu đơng 05 vụ 07 bị can.
Do làm tốt công tác kiểm sát xét xử, thực hiện chỉ thị 03 ngày 19/06/2008
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc
thẩm, phòng đã tăng cường kiểm sát các bản án chặt chẽ, do làm tốt công tác
kiểm sat xét xử nên khơng có vụ nào bị kháng nghị.
Năm 2011:
Trong năm 2011, tổng số thụ lý 87 vụ 180 bị cáo. Trong đó: số án đã thụ
lý tù năm trước chuyển sang là 12 vụ 13 bị cáo; số án thụ lý mới là 75 vụ 167 bị
cáo (tăng 04 vụ so với cùng kỳ năm 2010). Đã xử 76 vụ 149 bị cáo, trong đó xét
xử luu động 12 vụ 14 bị cáo. Tỉ lệ án xét xử đạt 88%. Còn lại 11 vụ 31 bị cáo.

16


Kết quả xét xử: Phạt tù có thời hạn 110 bị cáo, trong đó cho hưởng án treo
27 bị cáo; phạt tù chung thân 04 bị cáo; tử hình 05 bị cáo; cải tạo không giam
giữ 03 bị cáo.
Năm 2012:
Tổng số là 73 vụ 161 bị cáo. Trong đó: Số đã tụ lý từ năm trước chuyển
sang là 11 vụ 32 bị cáo; số án thụ lý mới là 62 vụ 129 bị cáo.
Tòa án đã giải quyết là 65 vụ 147 bị cáo (đạt tỉ lệ 89%) Trong đó: đã xét
xử 63 vụ 173 bị cáo; tạm đình chỉ xét xử 01 vụ 09 bị cáo (bị cáo bỏ trốn); đình

chỉ xét xử 01 vụ 01 bị cáo; cịn lại chưa xét xử 08 vụ 14 bị cáo
Kết quả xét xử: Phạt tù có thời hạn 134 bị cáo trong đó cho hưởng án treo
23 bị cáo; phạt tù chung thân 02 bị cáo; cải tạo không giam giữ 01 bị cáo.
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét.
1.1. Về thành tựu, kết quả đạt được.
Trong quá trình thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tØnh NghÖ An, người
viết nhận thấy, nhìn chung cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của VKS đã được thực hiện tốt, có
nhiều tiến bộ so với năm sau tốt hơn năm trước. Cơng tác đấu tranh, phịng
chống tội phạm đã mang tính chủ động hơn; Các quyết định pháp lý được ban
hành kịp thời và chính xác; Việc chống oan sai cũng như chống bỏ lọt tội phạm
đã được Lãnh đạo phịng 1A coi trọng hơn. Sự thận trọng, chính xác trong việc
áp dụng và phê chuẩn bắt tạm giam, tạm giữ luôn được tuân thủ, không xảy ra
trường hợp nào VKS đình chỉ điều tra do bị can khơng phạm tội và VKS truy tố
Tịa án tun khơng phạm tội; Tiến độ giải quyết án được đẩy nhanh trong khi
chất lượng giải quyết án được nâng cao. Một số vụ án lớn, án điểm, phức tạp đã
được điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đáp ứng ngày càng tốt u cầu của cơng
cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới.
VKS đã phối hợp với CQĐT, Tòa án xây dựng và ban hành quy chế phối
hợp trong cơng tác giải quyết án hình sự, Thường kỳ có bàn giao cơng tác; Bám
sát chỉ thị và quy chế nghiệp vụ của VKS nhân dân tối cao thực hiện kiểm sát
17


chặt chẽ trong TTHS do vậy chất lượng giải quyết án đã được nâng lên, án trả
điều tra bổ sung đã giảm nhiều. Cũng thơng qua đó, đã rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm trong công tác phối hợp để đảm bảo việc giải quyết án hình sự
đúng quy định pháp luật
1.2. Những hạn chế, thiếu sót.

Tuy nhiên, so với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là yêu cầu của cải
cách tư pháp, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong TTHS của VKS nhân dân tỉnh Nghệ An vẫn không tránh khỏi những
hạn chế, yếu kém:
Thứ nhất: Thực tế là hoạt động cơng tố nhiều khi cịn “xa rời” hoạt động
điều tra và hoạt động điều tra có khuynh hướng “thốt ly” khỏi hoạt động công
tố, làm giảm hiệu quả của VKS trong cơng tác kiểm sát q trình điều tra, tình
trạng trả điều tra bổ sung đã giảm hẳn nhưng vẫn cịn, năm 2010 là 3 vụ.
Thứ hai: Do khơng đủ quyền năng và điều kiện nắm hết tình hình tội
phạm xảy ra, không quản lý được kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
nên hoạt động của VKS trong việc chống bỏ lọt tội phạm vẫn cịn khơng ít hạn
chế.
Thứ ba: KSV, cán bộ được phân công thụ lý kiểm sát điều tra chưa phát
huy hết tinh thần trách nhiệm của mình, chưa chủ động bám án, còn thụ động
chờ hồ sơ kết thúc rồi mới nghiên cứu hồ sơ dẫn đến không kịp thời phát hiện vi
phạm trong quá trình điều tra, khi phát hiện vi phạm thì lại thiếu kiên quyết
trong xử lý.Mặt khác, năng lực và nvhận thức pháp luật của KSV và của cán bộ
điều tra chưa được thống nhất và chưa có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu.
Trong giai đoạn kiểm sát xét xử, trường hợp KSV bị động trong việc xét
hỏi hoặc xét hỏi nhưng thiếu kiên quyết, khơng hiệu quả do trước khi tham gia
phiên tịa nghiên cứu chưa kỹ hồ sơ vụ án, không nắm chắc nội dung vụ án và
chứng cứ vẫn còn diễn ra. Một số KSV lập hồ sơ kiểm sát đôi khi cịn thiếu tính
chi tiết nên dễ dẫn đến lúng túng khi tranh luận với luật sư tại phiên tòa. Một số
hồ sơ vụ án khi chuyển sang Tòa án để xét xử cịn có những thiếu sót do lỗi của
KSV: chưa kiểm tra đầy đủ về thủ tục tố tụng như thiếu thủ tục luật sư bào chữa
18


đối với những vụ án có bị cáo vị thành niên (điểm b Khoản 2 Điều 57 Bộ luật
TTHS).

1.3 Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất: Bản thân những quy phạm pháp luật có liên quan cịn có những
điểm bất hợp lý dẫn đến những bất cập khó tránh khỏi khi áp dụng vào thực tế
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp của VKS.
Thứ hai: Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan bảo vệ
pháp luật nói chung, VKS nhân dân nói riêng cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu.
Thứ ba: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học- kỹ thuật đã khiến cho
tội phạm diễn ra với tính chất phức tạp hơn trước, thực tế này đã làm giảm chất
lượng thực hành quyền công tố của VKS nhân dân trong TTHS.
* Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Nhận thức và trách nhiệm của KSV đối với tầm quan trọng của
hoạt động tranh luận tại phiên tòa chưa được sâu sắc và đầy đủ.
Thứ hai: Công tác rèn luyện, tu dưỡng và không ngừng nâng cao nghiệp
vụ, hiệu quả công tác của đội ngũ KSV nhiều khi khơng được chú trọng đúng
mức dẫn đến tình trạng nhiều khi KSV không nắm bắt kịp những thay đổi phức
tạp trong q trình thực hành quyền cơng tố và kiểm sát tư pháp.
Thứ ba: Công tác chỉ đạo và điều hành chưa thật sát sao, quyết liệt…, sự
phối hợp giữa VKS nhân dân tỉnh Nghệ An các cơ quan hữu quan vẫn cịn
khơng ít hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa như mong muốn.
2. Một số kiến nghị.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, và để đáp ứng
yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Xuất phát từ thực trạng công
tác thực hành quyền công tố, kiểm sát tuân theo pháp luật của VKS nhân dân
tỉnh Nghệ An, người viết xin nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng,

19



hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong TTHS của VKS.
2.1. Nâng cao năng lực nghiệp vụ kiểm sát của KSV.
* Nâng cao trình độ chun mơn.
Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của KSV là yêu cầu cần thiết của
ngành kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. KSV
phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức và có trình độ chun mơn, nghiệp
vụ vững vàng, đồng thời phải có kinh nghiệm thực tế, kiến thức xã hội sâu rộng.
* Nâng cao kỹ năng, phương pháp nghiệp vụ.
Cán bộ KSV phải thường xuyên rèn luyện, học tập rút kinh nghiệm, nâng
cao trình độ nghiệp vụ. Cần tập huấn về các quy trình và các phương pháp
nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các hoạt động thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử án hình sự sơ thẩm: phương pháp nghiên cứu
hồ sơ, phương pháp chuẩn bị đề cương thẩm vấn, xét hỏi…
* Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, KSV.
Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém trong
công tác thực hành quyền cơng tố để tìm biện pháp khắc phục, đồng thời kiên
quyết xử lý những cán bộ vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sèng để xây dựng
ngành kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, xây dựng và hoàn thiện các
quy định về quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ KSV, qua đó hạn chế khả
năng xảy ra tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ.
* Tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn.
Với vai trị, chức năng và để thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật, lãnh đạo các đơn vị cần thiết định kỳ tham dự các phiên tòa
để đánh giá kết quả và rút ra những tồn tại, yếu kém của KSV, kịp thời chỉ đạo
và rút kinh nghiệm chung về công tác thực hành quyền công tố trong từng đơn
vị cũng như giữa cấp trên với cấp dưới. Đây là việc làm cần thiết nhằm phát hiện
và khắc phục những non kém trong phương pháp nghiệp vụ của KSV.


20


2.2. Qn triệt và thực hiện có hiệu quả cơng tác thực hành quyền công tố.
Các KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát tư pháp trong TTHS xét xử
phải nắm vững các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS, các quy định
khác đề cập đến trình tự, thủ tục trong TTHS.
Trong cơng tác kiểm sát điều tra án hình sự, KSV cần tích cực, chủ động
hơn nữa, bám sát diễn tiến, quá trình điều tra. Khi phát hiện ra hiện tượng vi
phạm pháp luật cần kiên quyết xử lý theo đúng thẩm quyền luật định
KSV trước khi tham gia phiên tòa phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm
vững các chứng cứ buộc tội, gỡ tội đối với bị cáo, xây dựng hồ sơ kiểm sát với
đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ tốt cho việc thực hành quyền cơng tố cho phiên
tịa. Tại phiên tịa, KSV đảm bảo vai trị của mình, thực hiện chức năng xét hỏi,
luận tội đối với bị cáo một cách chủ động, linh hoạt. Khi tranh luận, KSV phải
có thái độ đúng mực, bình tĩnh, khách quan, tôn trọng quyền của người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác.
Khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa, KSV phải chuẩn bị kỹ bản
luận tội theo mẫu quy định của VKS nhân dân tối cao, tập trung vào các vấn đề:
phân tích, đánh giá chứng cứ, tính chất, mức độ vi phạm, vị trí, trách nhiệm của
bị cáo và đề nghị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS.
2.3. Tăng cường mối quan hệ giữa VKS với tòa án và các cơ quan tiến
hành tố tụng khác.
Vấn đề tăng cường mối quan hệ giữa VKS với Tòa án và các cơ quan tiến
hành tố tụng khác phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành theo
quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc xét xử nghiêm minh, kịp thời, đúng
pháp luật.
VKS cần chủ động phối hợp với các cơ quan cơng an, Tịa án và các cơ
quan khác đấu tranh có hiệu quả hơn với các loại tội phạm xâm pham phạm an
ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, buôn lậu, ma túy, các tội phạm có tổ

chức và những vụ án gây bức xúc trong dư luận nhân dân; Bảo đảm việc điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án kịp thời, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội.
21


Phần thứ ba
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập tại VKS nhân dân tỉnh Nghệ An, tôi xin chân
thành cảm ơn cơ giáo hướng dẫn thực tập, các đồng chí lãnh đạo, các KSV, cán
bộ kiểm sát VKS nhân dân tỉnh Nghệ An đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi thực
hiện chuyên đề này.
Như vậy, việc làm tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát tuân
theo pháp luật trong hoạt động tư pháp đang là một yêu cầu khách quan đối với
VKS nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
đáp ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 1992 sử đổi bổ sung năm 2001 của NXB Chính trị quốc
gia.
2. Bộ luật hình sự năm 1999 của NXB Lao Động.
3. Bộ Luật tố tụn hình sự năm 2003 của NXB Lao Động.
4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 của NXB Chính trị
quốc gia.
5. Nghị Quyết số 08/ND/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới.
6. Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Nghệ An trong các năm từ 2009 đến 2012.
7. Hồ sơ vụ án các tội xâm phạm trật tự xã hội của phọng 1A trong các
năm từ 2009 đến 2012.
8. Tạp chí Kiểm sát các năm từ 2009 đến 2012.
9. Quy chế tạm tời về thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án hình
sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10. Quy chế tạm thời về công tác giam giữ, tạm giam quản lý và giáo dục
người chấp hành hình phạt tù.
11. Hồ sơ kiểm sát bắt, tạm giữ hình sự trong các năm từ 2009 đến 2012
và nhiều tài liệu quan trọng khác.

23


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KSV

: Kiểm sát viên

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS

: Viện kiểm sát

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


CQĐT

: Cơ quan điều tra

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

Phịng 1A

: Phịng thực hành quyền cơng tố, kiểm sát điều tra,

kiểm sát xét xử sơ thẩm, án hình sự xâm phạm trật tự xã hội

24


MỤC LỤC
Trang

Đề tài: “Vấn đề thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng hình sự sơ thẩm các loại tội phạm xâm phạm trật
tự xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2012”.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×