Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN nâng cao hiệu quả xuất khẩu ngành dệt may việt nam thông qua việc vận dụng các thông lệ và điều ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.6 KB, 12 trang )

Bài tiểu luận: “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
thông qua việc vận dụng các thông lệ và điều ước quốc tế”
Mở đầu
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, là một trong những biện pháp quan trọng để mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu
thì việc lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất khẩu là hết sức quan trọng. Ngành
dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, vừa cung cấp hàng hóa
tiêu dùng trong nước vừa tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều
lao động và là một trong những ngành thu được lượng ngoại tệ lớn thông qua xuất
khẩu.
Xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong hơn thập kỷ qua đã thu được kết
quả đáng kể, kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng, chủng loại hàng xuất
đa dạng, phong phú, thị trường được mở rộng, đặc biệt là những thị trường có tiềm
năng lớn và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu
(EU). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vấn đề pháp lý khiến cho việc xuất khẩu
chưa thể cất cánh mạnh mẽ và bền vững. Việc đánh giá vai trò của các điều ước,
thông lệ quốc tế cũng như hệ thống các quy định của pháp luật trong nước sẽ là
động lực, tạo nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng xuất khẩu mặt hàng này
trong tương lai. Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ
hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may. Song song với đó cũng xuất
hiện khơng ít tình trạng lừa đảo khiến doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.
Chính vì vậy, nắm vững các điều ước, thông lệ quốc tế và vận dụng hiệu quả trong
hoạt động thương mại quốc tế sẽ là cơ sở để phát triển bền vững hoạt động xuất


khẩu của doanh nghiệp, để doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ ra thị trường thế
giới.
1. Cơ sở lý thuyết của đề tài:
* Điều ước quốc tế và vai trò của điều ước quốc tế trong hoạt động thương


mại quốc tế.
Điều ước quốc tế về thương mại chính là sự thỏa thuận bằng văn bản đã
được các quốc gia (hoặc các chủ thể khác của Công pháp quốc tế) ký kết trên cơ sở
cam kế tự nguyện và thực hiện bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt
nghĩa vụ và quyền đối với nhau trong các hoạt động quan hệ thương mại quốc tế.
Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Việt Nam năm 2005 quy
định tại Khoản 1, Điều 2 như sau: “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia
nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác
của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp
định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, cơng hàm trao đổi hoặc văn
kiện có tên gọi khác” [6].
Điều ước quốc tế có vai trị hết sức quan trọng, nó được áp dụng điều chỉnh
các mối quan hệ trong quốc tế: Thực tế thì điều ước quốc tế chỉ cần thỏa thuận sau
đó được ký kết từ các chủ thể tham gia là được hình thành và được áp dụng nhanh,
từ đó kịp thời áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế. Đặc biệt, Điều
ước quốc tế đóng vai trị quan trọng trong một số nước mà luật pháp là phải từ các
chế định cụ thể (Civil law) : Bởi lẽ, khi có sự xung đột mâu thuẫn giữa pháp luật
quốc tế và pháp luật trong nước thì được ưu tiên áp dụng. Vì đối với nước có hệ
thống nguồn luật Civil law đa số luật thành văn được soạn thảo do chính cơ quan
hành pháp, cơ quan lập pháp,…theo đó hệ thống luật của quốc gia có tính khái qt


hơn và được áp dụng trong thực tiễn. Điển hình là Pháp họ quy định rõ Điều ước
quốc tế được ưu tiên và áp dụng phổ biến hơn so với pháp luật quốc gia sở tại đối
với pháp luật thành văn.Do đó, hiện nay hệ thống pháp luật hành văn được sử dụng
phổ biến, chi tiết, rõ ràng nên được áp dụng trực tiếp
Theo nguyên tắc của Điều ước quốc tế thì: “cần phải soạn thảo phù hợp với
pháp luật của quốc tế. Cùng với đó, trước khi ký kết điều ước thì hầu hết điều ước

này phù hợp với hiến pháp của quốc gia, nếu trái với quy định quốc gia thì có thể
sửa đổi hiến pháp quốc gia. Theo đó, sau khi ký kết điều ước quốc tế thì thực tiễn
có thể áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà không cần phải nghị định hướng dẫn
nào khác”. [3]. Theo một trong những nguyên tắc khi ký kết Điều ước quốc tế dựa
trên sự tự nguyện, bình đẳng và tận tâm. Nhưng thực tế vẫn có một số quốc gia
không tham gia việc ký kết nhưng vẫn thực hiện theo những quy định về nghĩa vụ
của Điều ước quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng Điều ước quốc tế được coi là cách
xử sự chung được áp dụng phổ biến.
* Thơng lệ quốc tế và vai trị của thông lệ quốc tế:
Thông lệ quốc tế (International best practices) là những quy tắc, chuẩn mực,
tiêu chuẩn… mà nhiều quốc gia hoặc tổ chức, liên minh hay cộng đồng chung trên
thế giới đã thống nhất sử dụng. Khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn
với thế giới thì hàng loạt các quy định, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý của
chúng ta đã, đang và sẽ được xây dựng theo đúng hay ít nhất là gần sát với thơng lệ
quốc tế. Có thể hiểu, thơng lệ quốc tế là những quy tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn... đã
được kiểm chứng. Trong quá trình hội nhập quốc tế, với các lĩnh vực đã có thơng lệ
quốc tế thì chúng ta (với tư cách là quốc gia đi sau) sẽ có lợi thế là khơng phải mất
q nhiều thời gian để nghiên cứu, thí điểm…
Thơng lệ quốc tế có vai trị hết sức quan trọng, thể hiện ở chỗ: “Chúng được
coi là nguồn luật không thành văn áp dụng để giải quyết các vấn đề tương tự và là


cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động xét xử”. Việc nghiên cứu thông lệ
quốc tế là một yêu cầu thiết thực của mỗi doanh nghiệp và cả những nhà làm công
tác pháp luật. Thông lệ quốc tê đóng một vai trị hết sức quan trọng, chúng khơng
những là sự tổng kết của q trình vận dụng pháp luật vào hoạt động thương mại,
xét xử tranh chấp thương mại mà còn là mà còn là phương tiện quan trọng để xác
định các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và là cơ sở vật chất cho quá trình hình thành và
phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế.
Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của

tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển, bởi lẽ do năng lực sản
xuất ngày càng lớn thì các ngành sản xuất ln ln ở tình trạng thiếu thị trường
tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và
cạnh tranh thị trường thế giới ngày càng gay gắt là tất yếu. Vì vậy, song song với
việc vận dụng và phát huy các điều ước quốc tế, tuân thủ các thông lệ quốc tế, ở
mỗi quốc gia cũng cần phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm
khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh
và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho mình.
2. Những yêu cầu pháp lý tiêu biểu trong hoạt động xuất xuất khẩu ngành
hàng dệt may khi tham gia các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas): “năm
2020, do tác động tiêu cực của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của ngành
dệt may ước đạt 35,27 tỷ USD, giảm 9,29% so với năm 2019, trong bối cảnh tổng
cầu dệt may thế giới giảm 25%”. Có thể nói đây là sự cố gắng rất tuyệt vời của
ngành dệt may nước ta, một trong những mũi nhọn chủ đạo của xuất khẩu [9]. Có
thể nói, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đặt kỳ vọng vào ngành
dệt may bằng việc tích cực và chủ động ký kết các hiệp định với các quốc gia và
khu vực để tạo động lực cho xuất khẩu dệt may.


Dệt may là một trong những mặt hàng được hưởng lợi nhiều từ các hiệp định
thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia. Hiệp định EVFTA yêu
cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để
được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải
được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may
thuộc Chương 61 và 62 của biểu thuế, EU cũng cho phép ta được sử dụng vải nhập
khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn
được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA [8]. Cùng với đó, Ngày 15/11/2020, dưới
sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước thành viên,
Hiệp định Đối tác kinh tế tồn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với ngành dệt may đã tạo
cơ hội cho Việt Nam có một thị trường rộng mở hơn ở thị trường Trung Quốc, khi
Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật
Bản cũng là một thị trường tiềm năng, tại Hiệp định RCEP, quy tắc xuất xứ lại là
một “điểm cộng” tương đối dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam. Nếu như trước
đây, hàng may mặc vào các thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu
có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN, Nhật Bản; trong khi Việt Nam nhập khẩu phần
lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc. Thì hiện tại, với việc RCEP
chấp nhận hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc
cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản,
đồng thời RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành này dễ
dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu
vực”. [1].
Có thể nói, 2 điều ước quốc tế là EVFTA và (RCEP) đã tạo nên động lực và
những lợi thế to lớn cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, tuy nhiên EVFTA cũng
là một Hiệp định toàn diện, nên đặt ra những yêu cầu pháp lý tương đối cao như:
Yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa: Do EU có thu nhập đầu người 36.000


USD/năm, cao hơn 3 lần thu nhập đầu người của Trung Quốc là 10.000 USD, nên
thị trường này hết sức khó tính, địi hỏi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp
ứng tiêu chuẩn của các quốc gia EU mới tận dụng được thời cơ của EVFTA. Thông
thường các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp
ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định. Đây là thách thức lớn đối với
các DN Việt Nam, bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ
yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước trong ASEAN.......
Một trong những vấn đề vướng mắc của ngành dệt may hiện nay đó là việc
giải quyết các tranh chấp thương mại. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được
quy định tại Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải
quyết tranh chấp (Understanding on rules and procedures governing the settlement

of dispute – DSU). Theo đó, tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO muốn
giải quyết bởi Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (AB) thì các bên phải
tiến hành thủ tục tham vấn. Đến tháng 11/2020, trong tất cả 595 vụ tranh chấp tại
WTO thì 100% các vụ tranh chấp có yêu cầu tham vấn; trong đó, có 51 thành viên
WTO đã yêu cầu tham vấn ít nhất một tranh chấp và 60 thành viên đã trả lời tham
vấn trong ít nhất một tranh chấp, 88 thành viên đã tham gia với tư cách là bên thứ
ba trong quá trình tham vấn hoặc trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO.
[4].
Việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua con đường trọng tài là một
thông lệ quốc tế và được nhiều nước trên thế giới lựa chọn. Với Việt Nam, vấn đề
này hơi khác một chút, ban đầu là sự lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngồi,
sau đó mới đến các doanh nghiệp Việt Nam. Dấu hiệu đáng mừng là dần dần các
doanh nghiệp ngày càng coi hoạt động trọng tài như một phương thức linh hoạt và
hiệu quả để giải quyết các tranh chấp, thay vì khiếu kiện tại các tòa án. Điều này
xuất phát từ nhu cầu pháp lý nội tại của doanh nghiệp. Trọng tài quốc tế thường
được các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn khi gặp những tranh chấp


đối với các hợp đồng giá trị lớn. Phán quyết của trọng tài quốc tế có hiệu lực tại
phần lớn các khu vực tài phán trên thế giới theo Công ước New York năm 1958 về
công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài (NYC).
Đa phần các nước thành viên NYC áp dụng các điều khoản NYC, các nước
công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài trong phạm vi
quyền tài phán của nước họ. Công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài
quốc tế thơng qua tịa án Việt Nam không là ngoại lệ. Như vậy, nếu không lựa chọn
thì phán quyết của trọng tài quốc tế vẫn có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam.
Hơn nữa, để phản đối việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi
khơng hề đơn giản. Trước hết, theo các điều khoản của NYC, nếu bên phải thi hành
phán quyết phản đối việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, thì bên này
cần đưa ra những bằng chứng để chứng minh cho sự phản đối của họ. Quy trình

này hết sức tốn kém. Thực tế, sau khi tham gia Công ước New York về công nhận
và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài, Việt Nam đã nội luật hóa các quy
định của Cơng ước và đưa vào Bộ luật Tố tụng dân sự, làm cơ sở pháp lý cho việc
cơng nhận phán quyết trọng tài nước ngồi.
Ngồi ra, tính đến nay Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song
phương với các nước khác về tương trợ tư pháp, trong đó đều có đề cập đến việc
cơng nhận bản án của tịa án cũng như phán quyết của trọng tài. Trong số đó, 9 hiệp
định dẫn chiếu đến Công ước New York và 4 hiệp định có quy định riêng. Cũng
giống như các nước đang phát triển khác, sự hạn chế về nguồn lực pháp luật, khó
khăn về tài chính, lo ngại về vấn đề trả đũa và sự thực thi các khuyến nghị và phán
quyết của DSB là những rào cản lớn cho Việt Nam, thể hiện thông qua việc Việt
Nam mới chỉ tham gia vào hệ thống này với tư cách là nguyên đơn trong 02 vụ
việc. thêm vào đó cịn là cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các nước khởi kiện đối với
các vấn đề mà Việt Nam quan tâm, có lợi ích. Do đó, việc tham gia của các nước


thành viên đang phát triển, trong đó có Việt Nam, với tư cách bên thứ ba là rất
thường xuyên. [5].
Có thể thấy Việt Nam cũng khá tích cực trong hoạt động này. Việc tham gia
với tư cách bên thứ ba trong các vụ kiện tranh chấp tại WTO, đặc biệt là các vụ
việc về phòng vệ thương mại, sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Việt
Nam, không chỉ trong giải thích và áp dụng các quy định của WTO mà còn là kinh
nghiệm xử lý vụ việc khi đưa ra WTO. Điều này sẽ tạo nên những tiền đề vững
chắc cho việc sử dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, bảo đảm quyền
và lợi ích chính đáng cho Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngồi những điều ước và thông lệ quốc tế, việc xây dựng một hành lang
pháp lý phù hợp cũng là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Nghị định
số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu. Có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hàng dệt may Việt Nam. Cụ thể, Nghị
định 18/2021/NĐ-CP quy định: “sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế
xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và
kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại
chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ… Sản
phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người
nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản
phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai...” [2]. Nghĩa là, doanh nghiệp nội
địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải nộp thuế
xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng thời, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm tại
chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập tại chỗ. “Như vậy, một đối
tượng hàng hóa cả 2 doanh nghiệp đều phải nộp thuế. Quy định này tạo nhiều bất
cập cho doanh nghiệp”. Một nghịch lý, quy định chỉ ưu tiên hàng nhập khẩu để gia


công xuất khẩu mà không ưu tiên các doanh nghiệp nhập để sản xuất xuất khẩu
(một hình thức mang lại giá trị gia tăng và hiệu quả cao hơn) và không ưu tiên
doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu. Như vậy, doanh
nghiệp sẽ lựa chọn hình thức gia cơng thay vì tìm cách nâng cao vị trí của dệt may
Việt Nam trong chuỗi cung ứng,… đi ngược lại chiến lược phát triển của ngành.
Điều này vơ hình chung dẫn tới việc khơng khuyến khích doanh nghiệp chủ động
làm hàng sản xuất xuất khẩu (hàng FOB), mà khuyến khích doanh nghiệp quay trở
lại làm hàng gia cơng. Đồng thời, khơng có sự cơng bằng trong hai loại hình này.
Có thể nói, đây là một trong những vấn đề nan giải cần phải tháo gỡ, bởi lẽ, mỗi
ngành nghề có tính đặc thù và chiến lược phát triển riêng, không thể áp dụng một
quy định cho tất cả các trường hợp.
3. Tầm quan trọng của việc nắm vững thông lệ và điều ước quốc tế
Việc phê chuẩn các điều ước quốc tế thông qua các hiệp định đánh dấu bước
tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo tiền đề, cơ hội lớn cho
gia tăng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời, mở ra cơ hội cho các

doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu; xây dựng môi
trường pháp lý, đầu tư minh bạch, qua đó thu hút các nhà đầu tư đến từ Liên minh
châu Âu (EU) và thế giới. Điển hình như EVFTA là một hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới, được ký kết giữa EU và Việt Nam với tư cách là một nước đang phát
triển. Đây là điều khá đặc biệt, vì trước đó, EU chỉ ký với Singapore và Hàn Quốc.
Việc thông qua Hiệp định này, trước mắt sẽ tạo thêm luồng thương mại vào Việt
Nam. Bên cạnh đó, việc thực hiện EVFTA, đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế
quan sẽ giúp Việt Nam tham gia vào một thị trường có nhiều mặt hàng bổ sung cho
trong nước, mang lại giá trị gia tăng lớn hơn cho Việt Nam đối với các thị trường
khác[7].
“Tuy nhiên, đi liền với cơ hội xuất khẩu, cịn có những thách thức, như vấn
đề liên quan đến thuế xuất - nhập khẩu, hoặc từ những điều kiện ngặt nghèo đi kèm


theo Hiệp định có thể dẫn đến tình trạng mở cho họ vào nhưng ta lại không vào
được thị trường của họ”. Thực hiện EVFTA sẽ khiến Việt Nam gặp thách thức,
nhưng cũng là cơ hội để cải thiện đời sống người lao động, bởi những điều kiện
ngặt nghèo đi kèm của EVFTA liên quan đến điều kiện về môi trường làm việc,
giới, lứa tuổi…. Một vài yêu cầu khác nữa như u cầu thành lập tổ chức cơng
đồn độc lập ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ khiến Việt Nam phải
nghiên cứu, xem xét để giám sát phù hợp, đảm bảo cam kết nhưng không để xảy ra
bất lợi về chính trị, xã
Ngành Dệt May - Da giày là hai trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam
đem lại giá trị xuất khẩu cao. Vì vậy, Chính phủ rất chú trọng và tạo điều kiện
thuận lợi để hai ngành này tiếp tục duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Chính phủ cũng đưa ra các giải pháp
nhằm khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém cịn tồn tại.
Chính vì vậy, ngay từ sân nhà , chúng ta cần tạo nên một hành lang pháp lý
thơng thống, rõ ràng sẽ tạo ra một mơi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu
tư nước ngoài. Đặc biệt cần quan tâm là tích cực cải tiến những thủ tục hành chính,

chấm dứt gây khó khăn cho các doanh nghiệp, xây dựng quy trình làm thủ tục hiện
đại, nhanh chóng và thuận tiện cho người dân cũng như doanh nghiệp.
Ngồi những chính sách nhằm hồn thiện khung pháp lý kể trên, cần phải
củng cố bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng các văn bản pháp luật. Điều này được
xem như những chính sách khuyến khích sáng tạo cho các doanh nghiệp, mặc dù
chỉ với quy mô doanh nghệp vừa và nhỏ như hiện nay. Bên cạnh đó, khơng qn
khuyến khích thành lập và phát triển các Hiệp hội, điển hình như Hiệp hội ngành
Dệt may, Hiệp hội ngành Da giày, những định chế hay điều luật hiệp hội được
Chính phủ ban hành sẽ là những kim chỉ nam cho sự tăng cường tác động của
những hiệp hội này trong việc liên kết thúc đẩy phát triển ngành Dệt May - Da giày
nói chung và các doanh nghiệp trong hiệp hội nói riêng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Cơng thương (2020), Chính thức ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế
tồn

diện

khu

vực

RCEP,

truy

cập

ngày


20/6/2021

tại

/>[2]. Chính phủ (2018), Nghị định 18/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, Điều 3, tr.02
[3]. Phạm Vĩnh Hà và Lê Thị Ngọc Mai (2018) Hiệu lực pháp lý của điều
ước Quốc tế đối sánh với văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam truy cập ngày
20/6/201

tại />
uoc-quoc-te-doi-sanh-voi-van-ban-quy-pham-phap-luat-o-viet-nam
[4]. Nguyễn Mai Linh (2021), Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế của WTO và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam sau 26 năm phát triển, truy cập ngày
18/6/2021 tại />[5]. Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngồi - Cục
Quản lý cạnh tranh Bộ Cơng Thương (2019), Tham gia giải quyết tranh chấp tại
WTO

với



cách

bên

thứ


ba,

truy

cập

ngày

18/6/2021

tại

/>[6]. Quốc hội (2005) Luật số 41/2002/QH11, ngày 14/6/2005. Luật ký kết,
gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
[7]. Thơng tấn xã Việt Nam (2020), Tham gia các điều ước quốc tế tạo điều
kiện

thúc

đẩy

hội

nhập

kinh

tế,


truy

cập

ngày

19/6/2021

tại


/>[8]. Tổng cục thống kê (2020), EVFTA: cơ hội và thách thức đối với xuất
nhập khẩu Việt Nam – EU, truy cập ngày 20/6/2021 tại />[9]. Phan Trang (2020), Dệt may Việt Nam 2020 Sụt giảm chưa từng có và
“cú

ngược

dịng”

để

đứng

vững,

truy

cập


ngày

20/6/2021

/>
tại



×